Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Môn giao tiếp báo chí họp báo về việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng covid 19 cho trẻ em từ 12 17 tuổi tại thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.19 KB, 11 trang )

MƠN: GIAO TIẾP VỚI BÁO CHÍ
HỌP BÁO VỀ VIỆC TRIỂN KHAI TIÊM CHỦNG VACCINE
PHÒNG COVID-19 CHO TRẺ EM TỪ 12-17 TUỔI TẠI THÀNH

PHỐ HÀ NỘI

1

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, trên tinh thần và phương
châm “chống dịch như chống giặc”; “bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết,
trước hết”, Chính phủ có sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, bằng những giải
pháp sát tình hình thực tiễn, sớm đề ra chiến lược tiêm chủng vacxin
Covid-19 cho người dân. Đến nay nước ta từng bước khống chế được phạm
vi tác động của dịch bệnh nhưng do nguồn cung cấp và sản xuất vacxin còn
hạn chế nên các đối tượng có nguy cơ cao, tuyến đầu chống dịch được tiêm
trước. Theo như tìm hiểu thì được biết trẻ em, thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi
cũng thuộc nhóm chính để đạt được tỉ lệ bao phủ tiêm chủng 70% tại thành
phố Hà Nội. Mới đây vào đầu tháng 11 vừa qua, chính phủ đã triển khai kế
hoạch tiêm vacxin Covid-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ đủ 12-17
tuổi để giảm nguy cơ mắc và truyền nhiễm. Với tình hình như hiện nay, để
các em sớm được đến trường thì quyết định tiêm vắc xin phòng COVID-19
cho trẻ em, thiếu niên từ 12-17 tuổi là thực sự cần thiết. Đây cũng chính là
lí do chọn đề tài của nhóm với tiêu đề cuộc họp báo là: “Triển khai tiêm
chủng vaccine phòng Covid 19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại thành phố Hà
Nội” giúp mọi người thấy rõ được một số vấn đề.

Trong quá trình triển khai cuộc họp báo để làm sáng tỏ một số vấn
đề, thì nhóm có xây dựng kịch bản như sau:

Tên cuộc họp báo: Triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid 19
cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại thành phố Hà Nội.



Thời gian: 20/11/2021

2

Địa điểm tổ chức: Hội trường trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông
Hà Nội

Người chủ trì: Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà
Nội ông Chu Ngọc Anh

Đại biểu tham dự: TTƯT. PGS. TS. Bs Nguyễn Thị Kiều Anh (Phó
giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HN),

Nội dung cuộc họp báo:

MC: Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, kính thưa các nhà báo, phóng
viên. Hơm nay, UBND TP Hà Nội tổ chức buổi họp báo về việc triển khai
tiêm chủng vaccine phòng Covid 19 cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại thành phố
Hà Nội bắt đầu từ ngày 23/11/2021. Thay mặt ban tổ chức tôi xin trân trọng
giới thiệu tham dự và chủ trì cuộc họp báo hơm nay có các đồng chí: ơng
Chu Ngọc Anh - Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và bà
Nguyễn Thị Kiều Anh (Phó giám đốc Trung tâm kiểm sốt bệnh tật tp HN).
Cùng tồn thể các tổ chức ban ngành và các nhà báo, phóng viên đang có
mặt tại đây. Sau đây xin mời đồng chí Chu Ngọc Anh Phó bí thư Thành ủy,
Chủ tịch UBND TP Hà Nội lên phát biểu, xin trân trọng kính mời.

Ơng Chu Ngọc Anh: kính thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan,
các vị đại biểu cùng các anh chị nhà báo, Chúng ta biết rằng, trẻ em và
thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi đều có thể lây, nhiễm virus.


Chiến lược tiêm chủng tồn cầu được cơng bố gần đây có nêu, thanh
thiếu niên (trẻ em 12 tuổi trở lên) cũng là nhóm chính để đạt được tỉ lệ bao
phủ tiêm chủng 70%. Do đó, một khi tất cả các nhóm nguy cơ cao được

3

tiêm chủng đầy đủ thì có thể thực hiện tiêm chủng cho trẻ vị thành niên (từ
12 tuổi trở lên) để giảm nguy cơ mắc.

Theo như thơng báo thì chiến dịch tiêm vắc xin ngừa Covid 19 cho
trẻ từ 12- 17 tuổi sẽ được triển khai từ tháng 11, và loại vaccine được Bộ
phê duyệt là Pfizer. Theo kế hoạch thì sẽ tiêm cho trẻ từ 16-17 tuổi trước,
sau đó sẽ lùi dần độ tuổi và dự kiến là đến cuối năm nay sẽ hoàn thành tiêm
mũi 1 cho trẻ từ 12- 17 tuổi, bao gồm trẻ đang học tập và sinh sống tại Hà
Nội, có chỉ định của Bộ Y tế.

Theo dự kiến, sẽ có 791.921 trẻ em trong diện dự kiến tiêm chủng, cụ
thể trẻ từ 12 đến dưới 16 tuổi: 519.547 em; trẻ từ 16 đến dưới 18 tuổi:
272.374 em.

Trước hết thành phố sẽ thực hiện tiêm mũi 1 cho trẻ em từ 15-17 tuổi
đang học tập, sinh sống trên địa bàn TP. Hà Nội theo lộ trình giảm dần độ
tuổi; có tiêm trả mũi 2 cho trẻ em từ 15-17 tuổi sau khi đã tiêm hết mũi 1
trên địa bàn, đảm bảo khoảng cách giữa 2 mũi ít nhất là 3 tuần.

Thời hoàn thành tiêm chủng đợt này trước ngày 25.11. Triển khai
tiêm theo hình thức giảm dần độ tuổi, cuốn chiếu theo từng trường.

Địa điểm tiêm tại các trường học đối với trẻ em đang đi học và tại

trạm y tế đối với trẻ k đi học. Tôi xin hết.

MC: Xin cảm ơn phần trình bày của đồng chí. Sau đây chúng tơi xin
mời các nhà báo đặt câu hỏi cho các cơ quan ban ngành về những thắc mắc
của mình để đc giải thích rõ hơn.

4

Các câu hỏi của các phóng viên:

Câu 1: Thưa ơng, ơng có thể cho chúng tơi biết nguy cơ mắc
COVID-19 ở trẻ em cũng như sự cần thiết phải tiêm phòng cho trẻ trong
bối cảnh dịch bệnh như hiện nay? (Phóng viên báo Dân Trí)

Ông Chu Ngọc Anh: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúng ta biết rằng, ở
mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm và truyền virus. Tuy nhiên, bằng chứng
đang phát triển cho thấy trẻ nhỏ thì ít bị mắc hơn và ít tử vong sau khi mắc
COVID-19 hơn so với các nhóm tuổi khác.

Chiến lược tiêm chủng toàn cầu được cơng bố gần đây có nêu, trẻ em
trên 12 tuổi cũng là nhóm chính để đạt được tỉ lệ bao phủ tiêm chủng 70%.
Do đó, một khi tất cả các nhóm nguy cơ cao được tiêm chủng đầy đủ thì có
thể thực hiện tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để giảm bị lây nhiễm khi
xuất hiện biến thể mới.

Câu 2: Bộ Y tế Việt Nam chính thức cho phép tiêm vắc xin phòng
COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, trước mắt sẽ tiêm trước cho lứa tuổi từ
16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi, hiện nay Hà Nội cũng đang bắt đầu thực hiện
chiến dịch tiêm chủng này. vậy ơng có nhận xét gì về quyết định này
khơng? tại sao chúng ta phải tiêm theo hướng hạ dần độ tuổi như vậy?

(Phóng viên báo Thanh Niên)

Ông Chu Ngọc Anh: Bạn biết đấy, Trong bối cảnh nguồn cung vắc
xin phòng COVID-19 còn hạn chế, WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin một
cách có chiến lược và từng bước mở rộng nhóm tiêm chủng thì tơi cho rằng
đó là điều vơ cùng hợp lý và chúng ta cần phải triển khai như vậy.

5

Cụ thể, thì sẽ có 3 bước; bước 1 sẽ tiêm chủng có mục tiêu cho tất cả
nhân viên y tế, người cao tuổi và các nhóm nguy cơ cao ở mọi lứa tuổi ở
mọi quốc gia.

Bước 2 tiêm chủng rộng rãi cho tồn bộ nhóm tuổi trưởng thành ở
mọi quốc gia.

Bước 3, tiêm chủng rộng rãi cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để giảm gánh
nặng bệnh tật và nguy cơ xuất hiện biến thể mới bằng cách giảm lây truyền
virus.

Và theo tơi, để các em sớm được đến trường thì quyết định tiêm vắc
xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi là thực sự cần thiết.

Câu 3: Thưa bà Kiều Anh bà có thể cho chúng tơi biết tại sao Việt
Nam lại lựa chọn vaccine Pfizer là vaccine dùng để triển khai tiêm chủng
phòng covid 19 cho trẻ em từ 12 -17 tuổi? (Phóng viên báo Dân Trí)

Bà Nguyễn Thị KIều Anh: Cảm ơn câu hỏi của bạn. Bộ Y tế đã lựa
chọn vaccine Pfizer để tiêm cho nhóm tuổi từ 12-17, vì đây là loại vaccine
đã được thử nghiệm và nghiên cứu cho thấy có độ an tồn và tính sinh miễn

dịch tốt cho trẻ. Nếu có mắc bệnh thì giảm tỷ lệ tử vong, đặc biệt là trẻ
bệnh nền.

Vì vậy vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tiêm chủng
cho trẻ em và đã được nhiều nước sử dụng. Hiện nay, các nước ở châu Âu
và đông nam á cũng đã lựa chọn, chỉ định tiêm vaccine này cho trẻ em.

6

Câu 4: Có thơng tin tiêm vaccine COVID-19 có nguy cơ gây vơ sinh
khiến bố mẹ rất lo lắng khi quyết định có nên cho con tiêm hay không. Xin
hỏi bà thực hư thơng tin này như thế nào? (Phóng viên báo Thanh Niên)

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh: Về nguy cơ vơ sinh thì chúng ta đều biết là
virus xuất hiện mới được 2 năm, vaccine cũng mới được tiêm hơn một
năm, vaccine trên trẻ em cũng chỉ mới được triển khai tiêm bắt đầu mùa hè.

Những dữ liệu ban đầu thì chưa thấy có ảnh hưởng đến sức khỏe lâu
dài, sức khỏe sinh sản. Các kết quả này là tương tự với vaccine Pfizer.

Câu 5: Theo tôi được biết, trẻ sau tiêm vaccine có thể bị sốt. Vậy
trong trường hợp nào sốt là bình thường, cha mẹ khơng cần lo lắng?
Trường hợp nào cần cho trẻ đến viện ngay? (Phóng viên Báo Dân Trí)

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh: Vaccine là một kháng nguyên, khi đi vào
cơ thể gặp hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch, từ đó
gây các biểu hiện sốt và giãn mạch.

Trong đó, sốt thì nhìn thấy ngay được, thường có các biểu hiện đi
kèm như đau người, ớn lạnh… Trong trường hợp này, có thể cho con uống

thuốc giảm đau như paracetamol.

Với tình trạng sốt cao, trên 38,5 độ C, uống thuốc hạ sốt nhưng đáp
ứng kém trong 4-6 tiếng. Những trường hợp này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
gần nhất.

Ngoài ra, nếu trẻ sốt đồng thời xuất hiện một số triệu chứng như đánh
trống ngực, mệt mỏi, cũng cần đưa cháu đến cơ sở y tế ngay. Nhìn chung,

7

chúng ta cần xem xét cháu xuất hiện đơn lẻ một triệu chứng hay nhiều triệu
chứng đi kèm, để từ đó có cách xử lý phù hợp. Trẻ sau tiêm nên theo dõi
sát từ 3-7 ngày.

Câu 6: Thưa bà, Những trẻ em nào chống chỉ định tiêm vaccine
COVID-19 mà Bộ y tế đã chỉ định? (Phóng viên báo Thanh Niên)

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh: Theo tôi, Chống chỉ định duy phất với
vaccine Pfizer là tình trạng phản ứng phản vệ với chính vaccine tiêm.
Trong q trình sàng lọc cần lưu ý tình trạng trì hỗn tiêm khi đang có bệnh
cấp tính, mãn tính tiến triển như sốt vì các ngun nhân khác thì tạm thời
hỗn tiêm; hay hội chứng thận hư đang có đợt cấp thì cũng tạm thời hoãn.

Với tình trạng khác thì thận trọng như có tiền sử phản vệ với bất kỳ
tác nhân nào đó, trẻ có bệnh mãn tính cũng cần chú ý thận trọng. Vì thế
nhóm này cần tiêm tại bệnh viện.

Bệnh nền là bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh hay thiếu hụt bẩm sinh
về não, bệnh mãn tính như bệnh gan, thận, kể cả trẻ tự kỷ - nhóm này cần

thận trọng, nên tiêm ở bệnh viện viện để bác sĩ và điều dưỡng theo dõi sát
hơn.

Thời gian qua, Bộ Y tế có chỉ đạo sát sao giữa bệnh viện và y tế dự
phịng để khi có tình huống xảy ra thì có người chăm sóc phù hợp.

Câu 7: Thưa bà, Sau khi tiêm vaccine phòng covid 19 cho trẻ em, thì
các bậc phụ huynh cần phải chú ý những gì? (Phóng viên báo Dân Trí)

8

Bà Nguyễn Thị Kiều Anh: Theo tôi, Tham khảo tài liệu từ Tổ chức
thế giới (WHO) cũng như ghi nhận từ nhà sản xuất và một số nước đã,
đang triển khai tiêm chủng cho thấy, các phản ứng có thể gặp ở trẻ tương tự
người lớn. với những biểu hiện như là đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị
trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng đỏ tại vị trí tiêm., ở mũi thứ hai sau khi
tiêm, trẻ thường có phản ứng nhiều hơn mũi thứ nhất,…

Chính vì vậy, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút, tiếp
tục theo dõi 28 ngày tại gia đình (đặc biệt là 7 ngày đầu sau tiêm). Trong 3
ngày đầu, trẻ phải có gia đình, bố mẹ và người giám hộ luôn bên cạnh để
hỗ trợ, theo dõi tình hình sức khỏe. Phụ huynh cần yêu cầu con tránh vận
động mạnh, hoạt động thể thao quá mức ít nhất 3 ngày sau tiêm.

MC: Xin cảm ơn phần giao lưu trả lời các câu hỏi của nhà báo và các
vị đại biểu đang có mặt ở đây. Như vậy buổi họp báo của chúng ta đến đây
là kết thúc. Cảm ơn sự tham gia của các vị đại biểu, các vị khách mời cũng
như toàn thể các bộ ban ngành và các anh chị nhà báo đã đến tham gia buổi
họp hôm nay. Hy vọng trong thời gian tới, Hà Nội có thể tiến hành bao phủ
vaccine covid 19 cho trẻ em trong độ tuổi từ 12 -17 tuổi trên địa bàn tồn

thành phố một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất. Xin chân thành
cảm ơn.

Phân vai các thành viên trong nhóm thực hiện buổi họp báo:

Hoàng Kim Chi: MC dẫn chương trình buổi họp báo

Trần Thị Hồng Diệu: Phó bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND
TP Hà Nội ông Chu Ngọc Anh

9

Trần Thị Diệu Thúy: TTƯT. PGS. TS. Bs Nguyễn Thị Kiều Anh
(Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HN),

Nguyễn Thảo Nguyên: Phóng viên báo Dân Trí
Lê Thị Thu Thảo: Phóng viên báo Thanh Niên

10

Họ và tên Phân công Điểm
Hoàng Kim Chi Làm kịch bản, làm báo cáo 9
Trần Thị Hồng Diệu Làm kịch bản, làm báo cáo 9
Lê Thị Thu Thảo Làm kịch bản, edit video 9
Nguyễn Thảo Nguyên Làm kịch bản, làm thơng cáo báo chí 9
Trần Thị Diệu Thúy Làm kịch bản, làm báo cáo 9

11



×