Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đề tài ''''thu hút fdi tại trung quốc và kinh nghiệm với việt nam''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.16 KB, 61 trang )

LUẬN VĂN
THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC VÀ
KINH NGHIỆM VỚI VIỆT NAM
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Sau hơn 20 năm (từ 1979 đến nay) thực hiện chính sách cải cách mở cửa, kinh tế Trung
Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, thu hút sự chú ý của cả thế giới. Kim ngạch ngoại
thương hai chiều của Trung Quốc đã tăng từ 28 tỷ USD năm 1982 lên 510 tỷ USD năm 2001.
Năm 2001, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu đứng thứ bẩy thế giới (266,3 tỷ USD) và là
nước nhập khẩu đứng thứ 8 trên thế giới (243,7 tỷ USD). Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ,
nền kinh tế Trung Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Vị thế và ảnh hưởng của
Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt. Nhiều nhà kinh tế nhận định rằng, từ nay đến hết thập niên đầu thế
kỉ XXI vẫn là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc.
Một trong những yếu tố tạo nền sự phát triển mạnh mẽ kinh tế của Trung Quốc trong hơn 20 năm
qua là sự thành công trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Từ năm 1992 đến nay,
Trung Quốc liên tục đứng đầu các nước đang phát triển và đứng trong tốp đầu trên thế giới về thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và thậm chí đã vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2002 với 52,7 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài trở thành động lực của sự phát triển kinh tế Trung Quốc và chính nó
là yếu tố then chốt để nước này thực hiện công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Quan trọng hơn,
nó là cơ sở chủ yếu để Trung Quốc thực hiện bước chuyển từ một nước nông nghiệp, khai thác tài
nguyên, xuất khẩu nguyên liệu là chính sang thành nước sản xuất và xuất khẩu chủ yếu các mặt
hàng công nghiệp chế tạo. Nhờ có đầu tư trực tiếp nước ngoài mà đất nước Trung Quốc đã thay
da đổi thịt. Nếu như trước khi mở cửa, Trung Quốc được ví như một hành tinh chết, không sinh
sôi, không nảy nở, phát triển thì sau 20 năm mở cửa, một đất nước Trung Quốc lớn mạnh đang
hình thành, tạo nên một trong những “điều thần kỳ kinh tế vĩ đại nhất của thế kỷ”.
Việt Nam tiến hành cải cách mở cửa sau Trung Quốc 8 năm nên việc tham khảo kinh nghiệm
trong lĩnh vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh
tế là cần thiết.
Về mặt lý luận, nó giúp ta có thêm dữ liệu để hiểu kỹ bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài,
vừa là điều kiện để đánh giá chuẩn xác hơn sự tác động của loại hình kinh tế này đối với quá trình
phát triển kinh tế ở Việt Nam. Về thực tiễn, Trung Quốc phát triển kinh tế thành công một phần


lớn là nhờ đã triệt để tận dụng những ưu thế của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bài học thiết thực
được đúc kết là nước nào có năng lực thu hút và biết sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài
thì kết quả đạt được trong quá trình phát triển tương đối thành công.
Chúng ta tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốc chính là cơ sở để học hỏi những thành công và
né tránh những điều chưa hợp lý mà Trung Quốc đã vấp phải. Vì đầu tư trực tiếp nước ngoài
không phải là “chìa khoá vạn năng”, nó cũng có những mặt trái nên trong khoá luận này, tôi xin
đề cập cả những bài học thành công cũng như chưa thành công của Trung Quốc. Tham khảo một
cách có chọn lọc những bài học kinh nghiệm là yêu cầu cần thiết, bổ ích cho hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận chia thành 3 chương:
Chương I: Thực trạng thu hút FDI tại Trung Quốc.
Chương II: Những bài học kinh nghiệm trong thu hút FDI tại Trung Quốc.
Chương III: Vận dụng kinh nghiệm trong hoạt động thu hút FDI của trung quốc ở Việt Nam.
Do trình độ và thời gian có hạn nên khoá luận này không tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô và các bạn.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Bùi Thị Lý, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong
việc hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003.
Người viết
Học viên Nguyễn Thị Thu Hảo
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC
Năm 1979 đánh dấu việc Trung Quốc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kể
từ đó đến nay, tình hình thu hút FDI tại Trung Quốc đã có những biến chuyển mạnh mẽ. Có thể
tóm tắt quá trình thu hút FDI tại Trung Quốc thành bốn giai đoạn.
I. THU HÚT FDI TẠI TRUNG QUỐC QUA CÁC GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn thăm dò (1979 - 1985)
Do Trung Quốc có một thời gian dài đóng cửa bài ngoại nên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung
Quốc trong giai đoạn đầu này chỉ mang tính thăm dò, mức độ chậm chạp, quy mô không lớn. Chủ
yếu là các dự án đầu tư vào vùng duyên hải của các nhà tư bản vừa và nhỏ ở Hồng Kông, Ma Cao.
Các nhà đầu tư chủ yếu đầu tư vào các công trình nhà hàng, khách sạn thu lợi tương đối cao. Hầu

hết các hạng mục quy mô nhỏ, kỹ thuật thấp, kỳ hạn quay vòng vốn ngắn. Tính tới cuối năm
1985, Trung Quốc đã thu hút được 6.321 hạng mục, với số vốn đầu tư thực tế là 4,72 tỷ USD. Hầu
hết các hạng mục sử dụng nhiều lao động vào những ngành gia công cấp thấp hoặc trung bình.
Mục đích của nhà đầu tư lúc đó là lợi dụng sức lao động rẻ ở Trung Quốc.
2. Giai đoạn phát triển ổn định (1986 - 1991)
Đầu năm 1986, Trung Quốc có sự điều chỉnh. Chiến lược thu hút FDI được cựu Tổng bí thư Đảng
CS Trung Quốc Triệu Tử Dương gọi là “lưỡng đầu tại ngoại”, tức là dựa vào bên ngoài cả về
cung đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Với chiến lược này, Trung Quốc quyết định lấy mục tiêu kinh
tế loại hình hướng ra bên ngoài là kết hợp công thương, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ, lấy
trọng điểm từ việc trải ra kinh doanh chuyển hướng cơ bản sang nắm sản xuất, nâng cao trình độ
để đạt hiệu quả kinh tế. Đây là quyết định có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển kinh tế ở Trung
Quốc. Chính sách này rất khác so với chính sách của nhiều nước công nghiệp hoá mới (NICs) là
thu hút FDI vào sản xuất thay thế nhập khẩu. Đặc điểm của Trung Quốc là đồng thời chuyển đầu
tư nước ngoài từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu đồng thời vẫn thực hiện công
nghiệp hoá. Đặc điểm này đã làm cho các nhà đầu tư chú ý.
Các nhà đầu tư từ trên 60 nước và khu vực, chủ yếu là từ Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Nhật
Bản và các nước phát triển phương Tây đã đến Trung Quốc. Họ chủ yếu đầu tư vào các ngành
năng lượng, thông tin, chế tạo máy, điện tử, dệt, công nghiệp nhẹ, hoá chất, nông nghiệp, lâm
nghiệp, chăn nuôi, đánh cá, xây dựng và ngành bất động sản. Những dự án được chấp thuận ở các
tỉnh và thành phố duyên hải chiếm 80% tổng số của cả nước. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có sự
chuyển hướng từ các ngành kinh doanh dịch vụ sang các ngành công nghiệp chế tạo, chủ yếu là
các ngành công nghiệp tập trung nhiều lao động, sản phẩm được tái xuất qua Hồng Kông phù hợp
với chiến lược sử dụng vốn nước ngoài cho mục đích xuất khẩu của Trung Quốc, đã làm tổng sản
lượng công nghiệp tăng lên.
Năm 1991, Trung Quốc đã thông qua việc khống chế vĩ mô, kết hợp chặt chẽ chính sách ưu đãi
trong thu hút vốn nước ngoài và chính sách ngành nghề của đất nước, khuyến khích có trọng điểm
đầu tư nước ngoài vào các hạng mục theo hướng phù hợp với chính sách ngành nghề, các hạng
mục phải có quy mô tương đối lớn và có kỹ thuật tiên tiến. Đầu tư nước ngoài ngày càng phát
triển vững chắc hơn. Theo báo cáo điều tra của Cục mậu dịch Hồng Kông, từ năm 1979 - 1991,
Trung Quốc đã phê chuẩn 12.100 hạng mục vốn nước ngoài, kim ngạch ký kết theo hiệp định là

121,5 tỷ USD, vốn lợi dụng thực tế đạt 79,6 tỷ USD.
Nhìn chung, giai đoạn 1984 - 1991, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc phát triển ổn
định, có sự tăng trưởng cao. Đặc điểm chủ yếu của đầu tư là các hạng mục mang tính sản xuất
ngày càng tăng, (riêng năm 1991 chiếm trên 90%). Các hạng mục mang tính kỹ thuật tiên tiến và
thuộc loại hình xuất khẩu ngày càng nhiều.
3. Giai đoạn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ (1992 - 1993)
Bước sang thập kỷ 90, sau chuyến đi thị sát của Đặng Tiểu Bình ở các tỉnh phía Nam, tại Đại hội
XIV năm 1992, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định đẩy nhanh tốc độ kinh tế thị trường. Cả
nước đã hình thành kết cấu mở cửa đối ngoại bao gồm 339 huyện thị với diện tích hơn 50 vạn
km2 và hơn 300 triệu người. Trung Quốc tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư ngày càng phù hợp
với yêu cầu và đòi hỏi của kinh tế thị trường, mở rộng thêm các lĩnh vực đầu tư, quyết định đẩy
nhanh sự phát triển của ngành nghề thứ ba và đặc biệt là mở rộng thị trường nội địa. Các nhà đầu
tư đã nhìn thấy thị trường nội địa rất tốt, tiềm lực rất lớn, do vậy họ đã đầu tư ồ ạt vào thị trường
trong nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc tăng trưởng cao chưa từng thấy. Số lượng đầu tư của
thương gia nước ngoài tăng theo cấp số nhân. Năm 1992, tổng số hạng mục đầu tư của thương gia
nước ngoài ký kết trên cả nước là 48.764 hạng mục, tăng 3,75 lần so với 1991. Nó vượt quá cả
tổng số hạng mục thời kỳ 1979 - 1991 là 42.027 hạng mục. Kim ngạch ký kết theo hiệp định là
58,12 tỷ USD, tăng 4,85 lần so với 1991, vượt qua tổng kim ngạch ký kết thời kỳ 1979 - 1991, là
52,54 tỷ USD. Kim ngạch sử dụng thực tế là 11,01 tỷ, tăng 2,52 lần so với năm 1991. Năm 1993,
số dự án đầu tư của thương gia nước ngoài lên tới 83.437 hạng mục, tăng 71,1% so với năm 1992.
Kim ngạch ký kết theo hiệp định là 111,44 tỷ USD, tăng 149,95% so với năm trước. Đồng thời nó
cũng nhiều hơn tổng kim ngạch ký kết 14 năm trước đó (1987 - 1992) là 110,46 tỷ USD. Mức sử
dụng thực tế đạt 27,52 tỷ USD, tăng 2,49 lần so với năm 1992 và tương đương 80% tổng kim
ngạch 14 năm trước đó.
Nguồn FDI trong 2 năm đến từ hơn 120 nước và khu vực. Tốc độ tăng trưởng của các nước
phương Tây tăng nhanh. Trong đó các công ty xuyên quốc gia (TNCs), các nhà tư bản từ 3 cường
quốc Mỹ - Nhật - EU ngày càng tăng cường số lượng đầu tư vào Trung Quốc.
TNCs và các nhà tư bản lớn phương Tây đầu tư vào Trung Quốc mang theo một số loại hình đầu
tư mới, quy mô đầu tư lớn, khởi điểm kỹ thuật cao, sản phẩm cao cấp hoá. Các dự án mang tính

sản xuất trong kết cấu ngành nghề giảm xuống. Các dự án mang tính phi sản xuất phát triển tương
đối nhanh. Đặc biệt là ngành bất động sản tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong số các dự án và tỷ lệ
trong số vốn của hiệp định từ 9,3% và 31% năm 1992 lên đến 13,57% và 39,28% năm 1993.
Do đầu tư tăng cao đã gây nên những cơn sốt đầu tư, gây ra tình trạng rối loạn về bất động sản, về
mở khu chế xuất, khu khai thác kinh tế kỹ thuật. Đầu tư tăng cao đã làm cho nền kinh tế trở nên
quá nóng. Năm 1992, kinh tế tăng trưởng 12%, năm 1993 tăng 13,4%. Tốc độ tăng trưởng này đã
kéo theo rối loạn về tài chính tiền tệ, tổng cung và tổng cầu mất cân bằng ảnh hưởng đến lạm
phát.
Năm 1992, 1993, tuy đầu tư tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng kim ngạch sử dụng thực tế trong kim
ngạch hiệp định mỗi năm là 18,9% và 24,7%, thấp hơn so với mấy năm trước đó. Tình trạng này
xẩy ra một phần do ở nhiều địa phương đã mù quáng đưa các hạng mục đầu tư mà tiền vốn đồng
bộ trong nước kèm theo không đủ, thiết bị cơ sở hạ tầng không theo kịp, nguyên liệu, nhiên liệu,
cung ứng không đủ.
Nhìn chung, FDI những năm 1992 - 1993 tăng trưởng với tốc độ cao ở Trung Quốc. Đặc trưng cơ
bản của nó là mở rộng khu vực đầu tư, mở rộng ngành nghề, mở rộng quy mô dự án, cải thiện kết
cấu đầu tư, kết cấu ngành nghề có sự chuyển biến cao cấp hoá.
4. Giai đoạn điều chỉnh (1994 đến nay)
Trước tình trạng FDI tăng trưởng quá nóng trong giai đoạn 1992 - 1993, từ năm 1994, Chính phủ
Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược thu hút FDI theo hướng:
+ Đưa tiền vốn vào từ công nghiệp gia công thông thường chuyển sang các ngành nghề cơ sở,
ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật.
+ Từ tiếp nhận những hạng mục nhỏ chuyển sang tiếp nhận những hạng mục lớn và vừa.
+ Từ thu hút tiền vốn ngành nghề chuyển sang thu hút tiền vốn lưu thông quốc tế.
+ Từ xây dựng doanh nghiệp mới là trọng tâm chuyển sang cải tạo những doanh nghiệp cũ.
+ Từ việc đưa đầu tư vào đối tượng bị động chuyển sang đưa vào đối tượng chủ động, có lựa
chọn, chú trọng hơn đến chất lượng của đầu tư.
Chính sách điều chỉnh đã làm dịu tình trạng kinh tế quá nóng của Trung Quốc trong 2 năm 1992 -
1993. Trong 6 tháng đầu năm 1994, những cơn sốt về mở khu chế xuất và bất động sản đã dịu
xuống. Số lượng dự án mở khu chế xuất, khu phát triển kỹ thuật ở các tỉnh Giang Tô, Triết Giang,
Sơn Đông, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hà Bắc đã giảm từ hơn 1.200 khu

xuống chỉ còn 200 khu. Kim ngạch dịch vụ kinh doanh bất động sản tăng 143,5% trước đây chỉ
còn tăng 43,9%. Ở khu vực duyên hải - điểm nóng mà thương gia nước ngoài đầu tư ngoài
Thượng Hải - tăng một chút 1,5%, với kim ngạch tăng 14,2%, các tỉnh và thành phố khác đều có
xu thế giảm đi, trong đó, Giang Tô giảm 55,5%, Sơn Đông giảm 50%.
Nhờ điều chỉnh mà đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đã có sự chuyển biến rõ rệt từ số
lượng sang chất lượng. Từ năm 1994 đến nay, mặc dù kim ngạch hiệp định có xu hướng giảm đi
nhưng kim ngạch sử dụng thực tế tăng lên. Thượng Hải và Bắc Kinh từng nơi tăng trưởng 2,1 lần
và 2,7 lần. Sơn Đông tăng ít nhất cũng đạt 17%. Tính chung cả nước trong năm 1994, số hạng
mục đầu tư được Trung Quốc phê chuẩn là 47.490, giảm 43,09% so với năm 1993. Số kim ngạch
đầu tư ký kết theo hiệp định là 81,41 tỷ USD, giảm 26,95%. Song số kim ngạch sử dụng thực tế là
33,75 tỷ USD, tăng 22,78%, chiếm 41,5% trong tổng kim ngạch đầu tư ký kết theo hiệp định. Vốn
FDI thực tế vào Trung Quốc trong hai năm tiếp theo 1995, 1996 cũng vẫn tăng đều đặn với mức
10%/ năm.
Tuy nhiên, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 mà luồng vốn
FDI vào Trung Quốc có sụt giảm trong hai năm 1998, 1999. Kim ngạch thực tế trong hai năm này
lần lượt chỉ đạt 43,7 tỷ USD và 40,3 tỷ USD, giảm 1% và 7% so với những năm trước đó. Cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ làm giảm thực lực kinh tế của các nước trong khu vực như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài loan, Hồng Kông, vốn là những đối tác đầu tư chủ yếu của Trung Quốc
(chiếm hơn 75% tổng vốn FDI). Các nước này phải giải quyết những khó khăn nội tại nên giảm
đầu tư ra nước ngoài nói chung và vào Trung Quốc nói riêng. Trung Quốc đã tiến hành một loạt
các biện pháp nhằm tăng cường sức hấp dẫn của môi trường đầu tư như: duy trì ổn định tỷ giá
đồng NDT, duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế, tiếp tục đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng,
lựa chọn những hạng mục đầu tư có hiệu quả cao, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật của các
hạng mục. Nhờ vậy, từ năm 2000, FDI vào Trung Quốc bắt đầu phục hồi trở lại mức 40,77 tỷ
USD, 46,87 tỷ USD vào năm 2001, và tăng lên con số kỷ lục là 52,7 tỷ USD vào năm 2002 và
theo dự đoán trong năm 2003 sẽ đạt 60 tỷ USD. Hiện nay, có hơn 400.000 doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài thuộc 180 nước và vùng lãnh thổ đang hoạt động ở Trung Quốc.
II. ĐẶC ĐIỂM FDI TẠI TRUNG QUỐC
1. Ngun vn u t
Vi th trng tiờu th khng l v mụi trng u t thun li, Trung Quc l mt mnh

t mu m i vi cỏc nh u t nc ngoi. Nh Lord Powell, Ch tch ca China - British
Council tuyờn b: ng ph Trung Quc khụng c dỏt vng. Nhng Trung Quc ti nay ó
thu hỳt nhiu vn FDI hn bt c quc gia no, tr M, v thu hỳt c mt lng FDI ln gp
10 ln lng FDI vo n .
Lng vn FDI vo Trung Quc ngy cng nhiu. Ch riờng trong giai on 1996 -
1999, FDI vo Trung Quc t 126 t USD, gp 6 ln FDI vo Nht Bn. Nu nh nm 1991,
Trung Quc ch ng th 13 th gii v th 3 trong cỏc nc ang phỏt trin v thu hỳt FDI thỡ t
nm 1992 - 1998, Trung Quc liờn tc ng u cỏc nc ang phỏt trin v ng trong tp u
ca th gii v thu hỳt FDI. Tuy nhiờn, nm 1999, FDI gim t mc 48 t USD (1998) xung cũn
40,4 t USD (1999). õy l ln u tiờn lung FDI vo Trung Quc cú s gim sỳt k t khi
Trung Quc ci cỏch kinh t v m ca t 1979. T nm 2000, FDI ó khi sc tr li mc 40,7
t USD, tng lờn 46,8 t USD vo nm 2001 v tng lờn con s k lc l 52,7 t USD vo nm
2002.
Hỡnh 1: 13 nc thu hỳt FDI hng u th gii nm 2000 v 2001
n v : t USD
Ngun: UNCTAD World Investment Report 2002.
Tớnh ti cui nm 2001, tng kim ngch ký kt theo hip nh t 731,9 t USD, trong ú vn
thc hin t 395,192 t USD. Riờng nm 2001, Trung Quc ó phờ chun 26.140 hng mc, vi
s vn ký kt theo hip nh l 69,19 t USD, s vn s dng thc t t 46,87 t USD.
Nh vy mc dự s kin 11 thỏng 9 cú lm st gim u t ton cu nhng nh vic Trung Quc
gia nhp WTO (thỏng 11 / 2001), nờn u t trc tip nc ngoi vo Trung Quc vn gia tng.
3
6
4
9
7
32
13
23
25

15
27
67
32
185
47
41
50
52
51
246
53
43
54
117
124
301
0 50 100 150 200 250 300 350
Na Uy
Phần Lan
Đan Mạch
Thuỵ Điển
Mêhicô
Canada
Đức
Trung Quốc
Hà Lan
Bỉ và Lux
Pháp
Anh

Mỹ
2000
2001
Với 46,84 tỷ USD tiếp nhận được, Trung quốc đã chiếm 23% vốn FDI vào các nước đang phát
triển và chiếm 6,4% vốn FDI toàn cầu.
2. Đối tác đầu tư
Hình 2: Đầu tư chủ yếu của MNCs và Tư bản Hoa kiều (expatriates)
giai đoạn 1983 - 1997
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Guha, Ashok and Ray, Amit S. (2000), “Multinational vs Expatriate FDI: A comparative
Analysis of the Chinese and Indian experience”, New Delhi.
Ngay từ khi mới mở cửa, Trung Quốc đã huy động tối đa tiềm năng của người Hoa ở nước ngoài
phục vụ cho hoạt động thu hút đầu trực tiếp nước ngoài. Người Hoa ở nước ngoài không những
đã trở thành lực lượng hùng hậu tiến hành việc tuyên truyền, quảng bá chính sách, vận động, làm
môi giới đầu tư trực tiếp nước ngoài cho Trung Quốc mà họ còn là những nhà đầu tư chủ yếu
trực tiếp chuyển vốn về nước thực hiện các dự án đầu tư. Theo thống kê của nhiều chuyên gia
kinh tế Trung Quốc, có tới 70 - 80% số dự án và trên 65% tổng vốn FDI vào Trung Quốc là của tư
bản Hoa kiều.
Trong tổng vốn đầu tư của tư bản người Hoa và Hoa kiều đầu tư về Trung Quốc đại lục, đầu tư
của Hoa kiều ở Hồng Kông, Đài loan, Ma Cao chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này giải thích tại sao
Hồng Kông, Đài Loan luôn nằm trong danh sách những đối tác đầu tư lớn nhất của Trung Quốc.
Bảng 1: Mười nhà đầu tư lớn nhất Trung Quốc năm 2001
Đơn vị: tỷ USD
STT Nước Số hạng mục
Kim ngạch
theo hiệp định
Tỷ
trọng
Kim ngạch
thực tế

Tỷ trọng
1 Hồng Kông 8.008 20,69 30% 16,72 36%
2 Mỹ 2.606 7,51 11% 4,43 9%
3 Nhật Bản 2.019 5,42 8% 4,35 9%
4 Đài Loan 4.214 6,91 10% 2,98 6%
5 Hàn Quốc 2.909 3,49 5% 2,15 5%
6 Singapore 675 1,98 3% 2,14 5%
7 Đức 280 1,17 2% 1,21 3%
8 Vương quốc Anh 269 1,52 2% 1,05 2%
9 Hà Lan 114 0,97 1% 0,78 2%
10 Pháp 151 0,57 1% 0,53 1%
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Bảng 1 cho thấy bức tranh đầu tư theo các đối tác đầu tư tại Trung Quốc. Ta thấy Hồng Kông là
đối tác lớn nhất với 36% vốn FDI, tuy nhiên đang có xu hướng giảm dần. Nếu như trong giai đoạn
1979 - 1997, lượng vốn đầu tư của Hồng Kông vào Trung Quốc đại lục đạt khoảng 111 tỷ USD,
chiếm 53% thì năm 2001, vốn đầu tư thực tế của Hồng Kông chỉ còn chiếm 36%, với 8.008 dự án
và vốn đăng ký đạt 20,68 tỷ USD.
Đầu tư của Đài Loan vào Trung Quốc thoạt nhìn chiếm con số rất khiêm tốn là 2,98 tỷ USD vốn
thực hiện, đứng thứ 4 trong số 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc và thậm chí có người còn
cho rằng trong những năm qua, tầm quan trọng của các nhà đầu tư Đài Loan đang giảm dần.
Trong giai đoạn 1992 - 1998, FDI của Đài Loan chiếm 8,5% nhưng trong 3 năm gần đây, tỷ trọng
FDI của Đài Loan luôn dao động trên dưới 6%. Nhưng những con số thống kê chính thức này
chưa phản ánh hết tiềm lực vốn khổng lồ của các nhà đầu tư Đài Loan. Trong thực tế, vốn đầu tư
của Đài Loan về Trung Quốc đại lục vượt xa cả Mỹ và Nhật Bản, chỉ đứng sau Hồng Kông về
quy mô.
Nguyên nhân là Chính phủ Đài loan, vì lý do chính trị, đưa ra những quy định hạn chế lượng FDI
tối đa mỗi doanh nghiệp Đài Loan được đầu tư vào Trung Quốc và cấm một số ngành công
nghiệp không được đầu tư về đại lục nên các doanh nghiệp Đài Loan đã tìm mọi cách “lách luật”
bằng cách thành lập công ty mới ở một nước trung gian như Hồng Kông, Singapore, British
Virgin Islands…để thông qua đó chuyển vốn đầu tư về Trung Quốc. Do vậy, đầu tư của “True

Taiwan - một Đài Loan thực sự” lớn hơn con số thống kê rất nhiều. Tuy nhiên , từ tháng 1 / 2001,
Chính phủ Đài Loan đã bãi bỏ quy định về mức trần 50 triệu USD mà mỗi cá nhân được đầu tư về
Trung Quốc nội địa và quyết định sẽ cấp phép tự động cho các dự án dưới 20 triệu USD, cùng với
việc Trung Quốc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo quy định của WTO, các công ty Đài Loan sẽ
được chuyển vốn trực tiếp về Trung Quốc chứ không phải thông qua một nước trung gian nữa.
Đầu tư của Đài Loan về Trung Quốc trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng. Tính đến hết năm
2001, đã có 40.000 công ty Đài Loan tại đại lục, là nguồn đóng góp chủ lực cho ngân sách và tạo
ra công ăn việc làm cho 10 triệu lao động.
Từ tháng 9 / 1993, Bộ hợp tác kinh tế đối ngoại của Trung Quốc cho phép các công ty xuyên quốc
gia được đến Trung Quốc và mở rộng hơn phạm vi kinh doanh với các công ty này, nhiều công ty
xuyên quốc gia và tập đoàn tài chính lớn trên thế giới đã dồn dập đầu tư vào Trung Quốc với hy
vọng sẽ có chỗ đứng lâu dài trong thị trường có tiềm năng khổng lồ này. Với phương châm “Lấy
thị trường đổi lấy kỹ thuật”, “Lấy thị trường đổi lấy vốn”, “Lấy thị trường để phát triển”, Trung
quốc thực thi các biện pháp linh hoạt để mở rộng thị trường nội địa, thiết lập và cải tiến cơ chế
cạnh tranh trên thị trường, cải thiện môi trường đầu tư nên số lượng các công ty xuyên quốc gia
đã tăng lên nhanh chóng. Đáng chú ý là từ năm 1994, trong khi vốn đầu tư cam kết từ Hồng
Kông, Ma Cao, Đài Loan giảm thì đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức lại tăng lên ở
những mức độ khác nhau. Quy mô trung bình của mỗi dự án đều cao gấp đôi so với các dự án đầu
tư từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan vì hầu hết đây là những công ty lớn.
Theo số liệu mới nhất của UNCTAD năm 2001, hơn 400 trong số 500 TNCs lớn nhất thế giới đã
đến Trung Quốc đầu tư. Từ năm 1995 đã có 30 nhà doanh nghiệp nổi tiếng của các công ty Nhật
Bản và Đức đã đầu tư xây dựng ở Trung Quốc với tổng cộng 231 doanh nghiệp, trong đó chỉ có
25 doanh nghiệp được thành lập vào những năm 80, còn lại 80% số doanh nghiệp chỉ đến năm
1993 mới được xây dựng. Như vậy, đa số các doanh nghiệp có đầu tư của TNCs được thành lập từ
sau 1993. Tính tới cuối năm 1996, 18 trong số 20 công ty lớn nhất của Mỹ, 17 trong số 20 công ty
lớn nhất của Nhật Bản, 8 trong số 10 công ty lớn nhất của Đức, 16 trong 20 công ty lớn nhất của
Hàn Quốc đã có mặt tại Trung Quốc.
Mỹ là đối tác đầu tư lớn thứ hai ở Trung Quốc sau Hồng Kông, với vốn FDI tăng từ 354 triệu
USD (1990) lên 4,4 tỷ USD năm 2001. Cùng với Hồng Kông, cửa ngõ của Trung Quốc với thế
giới, Trung Quốc ngày càng trở thành địa chỉ đầu tư ưa thích của các công ty Mỹ. FDI của Mỹ

vào Trung Quốc và Hồng Kông (2000) lên con số kỷ lục 4,4 tỷ USD - tăng 4% so với năm 1999
và chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp của Mỹ ra nước ngoài. Năm 2001, kim ngạch đầu tư theo
hiệp định của Mỹ đạt 7,5 tỷ USD, kim ngạch thực tế đạt 4,43 tỷ USD, chiếm 10% tổng lượng FDI
thực hiện của Trung Quốc. Đầu tư của Mỹ tập trung vào những ngành sản xuất tạo giá trị gia tăng
cao (thiết bị điện tử, viễn thông), dịch vụ (bảo hiểm, tài chính, phân phối) và dầu khí.
Nhật Bản xếp hạng thứ ba, sau Mỹ trong danh sách 10 nhà đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc năm
2001 với 2.019 dự án và vốn sử dụng thực tế đạt 4,3 tỷ USD, chiếm 9%. Nếu tính chung cả giai
đoạn 1979 - 1997 thì đầu tư của Nhật Bản trội hơn của Mỹ. Năm 1995 và 1996 là hai năm đánh
dấu lượng đầu tư rất lớn của Nhật Bản. Trong hai năm này, các công ty Nhật Bản đã ký rất nhiều
dự án đầu tư vào Trung Quốc. Năm 1995 có 2.946 hợp đồng với tổng số vốn ký kết đạt 7,59 tỷ
USD, và năm 1996 là 1.742 hợp đồng với 5,8 tỷ USD. Năm 1997, đầu tư của Nhật Bản đạt mức
4,33 tỷ USD, cao hơn gần 1 tỷ so với mức đầu tư thực tế của Mỹ. Tuy nhiên năm 1997 cũng đánh
dấu sự chững lại của đầu tư Nhật Bản, chủ yếu do sự đình trệ của nền kinh tế Nhật, nên đến năm
1998 lượng đầu tư của Nhật chỉ bằng một nửa lượng đầu tư của Mỹ, hạ vị trí của Nhật xuống
hàng thứ ba, sau Mỹ, trong số các nhà đầu tư lớn nhất tại Trung Quốc.
Ngoài Hàn Quốc và Singapore (chiếm 5% lượng vốn đầu tư thực hiện), các nước còn lại trong 10
nước dẫn đầu về đầu tư trực tiếp tại Trung Quốc chiếm tỷ trọng rất nhỏ, từ 1-2%. Các nước châu
Âu chỉ mới thực sự gia tăng đầu tư vào Trung Quốc trong mấy năm gần đây và việc đầu tư chủ
yếu được thực hiện qua các công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc gia nhập
WTO tháng 11 / 2001, đầu tư của các nước này trong tương lai gần chắc chắn sẽ tăng.
3. Qui mô của các dự án đầu tư
Bảng 2: Quy mô bình quân một dự án giai đoạn 1985 - 2001
Đơn vị: triệu USD
Năm Bình quân dự án Năm Bình quân dự án
1985 1,930 1994 1,714
1986 1,892 1995 2,403
1987 1,661 1996 3,0
1988 1,071 1997 2,5
1989 0,969 1998 2,54
1990 0,907 1999 2,6

1991 0,923 2000 2,78
1992 1,192 2001 2,64
1993 1,336

Nguồn: Tổng hợp từ Niên giám thống kê Trung Quốc 2001
Qua bảng trên, ta thấy quy mô đầu tư vào mỗi hạng mục đầu tư nước ngoài biến động không đều
qua các năm. Thời kỳ đầu mở cửa, quy mô dự án nhỏ. Giữa thập kỷ 80, quy mô dự án khá cao,
xấp xỉ 2 triệu USD một dự án. Tuy nhiên, quy mô này lại giảm vào những năm cuối của thập kỷ
80 và xu hướng tăng lại bắt đầu từ năm 1992 trở lại đây, từ mức 1,2 triệu USD/dự án lên 3 triệu
USD/dự án.
Khoảng thời gian đầu, do đầu tư của thương gia nước ngoài còn mang tính thăm dò, nên các dự án
có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh. Giữa thập kỷ 80, do đa số các dự án tập trung vào
xây dựng các công trình cơ sở nên quy mô đầu tư của hạng mục tương đối lớn, lên tới gần 2 triệu
USD/dự án. Từ năm 1986, mục tiêu kinh tế chuyển sang sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong cả nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, chính phủ khuyến khích đầu tư vào chế biến hàng xuất
khẩu và những ngành thâm dụng nhân công. Để tận dụng những ưu đãi, các nhà đầu tư đã chú
trọng vào những ngành như: may mặc, sản xuất đồ điện tử thứ cấp, là những ngành không cần vốn
đầu tư lớn. Do vậy, quy mô đầu tư giảm xuống dưới 1 triệu USD /dự án.
Nghiên cứu kỹ hơn, ta sẽ nhận thấy quy mô đầu tư của tư bản người Hoa ở Hồng Kông, Đài Loan,
Ma Cao luôn nhỏ hơn mức bình quân trong giai đoạn đầu thập kỷ 90 trở về trước. Điều này quyết
định tới quy mô nhỏ các hạng mục đầu tư nước ngoài vì Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan luôn là
những đối tác đầu tư chủ yếu của Trung quốc. Quy mô một hạng mục của Ma Cao chỉ có 1,17
triệu USD, của Đài Loan đạt 0,844 triệu USD. Nguyên nhân là đầu tư của tư bản người Hoa và
Hoa kiều mang tính truyền thống gia tộc là chính. Đầu tư của họ chủ yếu là vào những xí nghiệp
vừa và nhỏ, ít vốn, phân tán, quản lý rời rạc, phương thức kinh doanh theo kiểu truyền thống.
Theo số liệu điều tra của Trung Quốc năm 1992, những doanh nghiệp quy mô đầu tư dưới 1 triệu
USD thường là những doanh nghiệp gia công vừa và nhỏ, loại hình tập trung nhiều lao động. Đối
với những doanh nghiệp quy mô trên 1 triệu USD, thì có trên 80% tập trung vào ngành tập trung
nhiều lao động như dệt may, giầy da, quần áo, đồ thể thao.
Từ năm 1993, chính sách khuyến khích TNCs phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế thị trường ngày

càng lôi kéo nhiều TNCs đầu tư vào Trung Quốc. Điểm nổi bật của các hạng mục đầu tư của
TNCs là quy mô lớn hơn của tư bản Hoa kiều rất nhiều. Đặc biệt, các hạng mục kỹ thuật cao, mới
của các khu khai thác kinh tế kỹ thuật ven biển đã nâng cao từ 10% mấy năm trước lên 30% vào
năm 1994, quy mô mỗi hạng mục tăng từ 1,8 triệu USD năm 1993 lên 2,4 triệu năm 1995. Ở
Quảng Đông, Bắc Kinh và Thượng Hải, các hạng mục đầu tư quy mô lớn tăng lên rõ rệt. Trong
năm 1993, ở Quảng Đông có tới 738 hạng mục được phê chuẩn trên 10 triệu USD, tăng 527 hạng
mục so với trước. Cũng cùng năm đó ở Bắc Kinh có 202 hạng mục trên 10 triệu USD, trong đó có
tới 49 hạng mục đầu tư trên 50 triệu USD. Ở Thượng Hải có 146 công ty xuyên quốc gia, đầu tư
281 hạng mục, vốn ký kết theo hiệp định là 3,722 tỷ USD, bình quân mỗi hạng mục là 13,5 triệu
USD. Đặc biệt, trong những năm gần đây đã xuất hiện những dự án có số vốn kỷ lục như: khu
công nghiệp Tô Châu - Singapore, tổng đầu tư 20 tỷ USD, khu khai thác kinh tế Dương Phố - Hải
Nam, tổng đầu tư 130 tỷ USD.
Quy mô các hạng mục đầu tư nước ngoài tăng mạnh đã làm cho FDI có sự chuyển biến từ số
lượng sang chất lượng. Đây là đặc điểm nổi bật của hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Trung
Quốc trong những năm gần đây. Đó là lý do tại sao từ 1994 đến nay, mặc dù FDI ký kết theo hiệp
định giảm nhưng FDI thực tế ngày càng tăng.
4. Hình thức đầu tư
Bảng 3: FDI tại Trung Quốc theo hình thức đầu tư năm 2001 và 2000
Đơn vị: triệu USD
TT Hình thức đầu tư
Kim ngạch ký kết Kim ngạch thực hiện
2001 2000
%
tăng
2001 2000
%
tăng
1 Liên doanh 17.540 20.030 -12 16.250 14.590 11
2
Hợp tác kinh doanh trên

cơ sở hợp đồng
8.310 8.050 3 6.060 6.500 -7
3
DN 100% vốn nước
ngoài
42.980 34.010 26 23.550 19.140 23
4
DN cổ phần đầu tư
nước ngoài
330 210 57 460 110 31,8
5 Các hình thức khác 30 350 -91 530 440 20,4
Tổng cộng 69.190 62.650 10 46.850 40.770 15
Nguồn: China Statistical Yearbook 2001
Số liệu ở bảng 3 cho thấy hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp “ba vốn”, tức
là các doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp chung vốn (còn gọi là
doanh nghiệp liên doanh) và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Năm 2000, doanh nghiệp hợp
tác kinh doanh, doanh nghiệp chung vốn và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lần lượt chiếm
12,7%; 32% và 54% vốn đăng ký và 16%; 35%; 46% tổng vốn đầu tư thực hiện. Năm 2001, tỷ
trọng này lần lượt là 12%; 25%; 62% tổng vốn đăng ký và 13%; 34,7% và 50,3% vốn đầu tư thực
hiện.
Doanh nghiệp hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là doanh nghiệp kiểu hợp đồng, chủ đầu tư
là nước ngoài cung cấp tiền vốn, thiết bị, kỹ thuật, Trung Quốc cung cấp tiền vốn, địa điểm, nhà
xưởng hiện có, cơ sở trang thiết bị, sức lao động và các dịch vụ lao động. Tỷ lệ bỏ vốn của phía
nước ngoài không thấp hơn 25% vốn đăng ký. Hai bên cùng nhau hợp tác hoạt động hoặc cùng
hợp tác sản xuất kinh doanh. Hình thức này khác với doanh nghiệp liên doanh ở chỗ hai bên
không thành lập pháp nhân mới. Khi chấm dứt hợp đồng, tài sản của doanh nghiệp trở thành sở
hữu không bồi hoàn của phía Trung Quốc. Hình thức này rất phát triển trong giai đoạn đầu khi
Trung Quốc đang xây dựng các đặc khu kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng vì nó đáp ứng yêu cầu
về mặt thời gian, không mất nhiều thời gian đàm phán. Tuy nhiên, do đây là hình thức hợp tác
giản đơn nên có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng lẫn tiến độ thực hiện. Vốn đầu tư thực tế theo

hình thức này năm 2001 chỉ đạt 6 tỷ USD, giảm 7% so với mức 6,5 tỷ USD năm 2000.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp hợp doanh kiểu cổ phần. Nó là phương thức chủ yếu để
thu hút đầu tư nước ngoài. Nó do các công ty, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác hoặc cá
nhân nước ngoài cùng đầu tư, cùng kinh doanh, cùng chịu lỗ lãi, rủi ro với các công ty doanh
nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế khác của Trung Quốc. Hình thức trách nhiệm của nó là công ty
trách nhiệm hữu hạn. Vốn góp của hai bên là vốn pháp định (25%), còn lại là vốn vay. Vốn vay
này do công ty liên doanh đứng ra vay và có trách nhiệm hoàn trả. Doanh nghiệp liên doanh trong
thời gian liên doanh không được giảm bớt tiền vốn đăng ký kinh doanh của mình. Các bên chung
vốn phân chia lợi nhuận, gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ đầu tư. Ở thời kỳ đầu cải cách mở cửa, hình
thức chiếm tỷ trọng chủ yếu vì được ưu đãi nhiều nhất về thuế xuất nhập khẩu hải quan so với các
hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp hợp tác kinh doanh và vì Trung
Quốc không cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Tuy
nhiên, hiện nay với việc Trung Quốc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ theo khuyến nghị của WTO,
hình thức này đang có xu hướng giảm sút, nhường chỗ cho hình thức doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài. Vốn đăng ký theo hình thức doanh nghiệp liên doanh năm 2001 chỉ đạt 17,54 tỷ
USD, giảm 12% so với mức 20,03 tỷ USD năm 2000. Tỷ trọng của doanh nghiệp liên doanh cũng
giảm từ 32% vốn đăng ký năm 2000 xuống còn 25% năm 2001.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp mà toàn bộ vốn đầu tư do chủ đầu tư nước
ngoài đầu tư, xây dựng ở Trung Quốc theo luật pháp Trung Quốc, không kể những cơ cấu chi
nhánh trên lãnh thổ Trung Quốc và các tổ chức kinh tế khác. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
là pháp nhân Trung Quốc. Loại doanh nghiệp này phát triển rất mạnh mẽ ở Trung Quốc trong thời
gian gần đây. Năm 2001, có tới 62% vốn FDI, tương đương 42,98 tỷ USD đăng ký theo hình thức
này. Tỷ trọng của hình thức này trong tổng vốn thực hiện cũng đạt mức cao nhất so với các hình
thức khác: 46% năm 2000 và 50% năm 2001. Hình thức này được các nhà đầu tư nước ngoài ưa
chuộng vì họ được toàn quyền quyết định việc quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ năm 1992 - 1993, bên cạnh tiền vốn ngành nghề vào Trung Quốc theo doanh nghiệp “ba vốn”
còn có tiền vốn lưu thông quốc tế theo các nhà đầu tư phương Tây vào Trung Quốc. Tiền vốn lưu
thông này do các loại quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, cung cấp. Nó trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua
các công ty đầu tư, công ty chứng khoán vào Trung Quốc, dưới các phương thức mua bán chứng
khoán, lưu thông tiền vốn cổ phần, xây dựng quỹ tham gia cổ phần, đưa tiền vốn vào Trung Quốc

nhằm thu lợi. Những tiền vốn lưu thông này không tự mình lưu thông mở xưởng, làm hoạt động
sản xuất thương mại mà nó theo đuổi tỷ suất cổ tức cố định, lâu dài, rủi ro tương đối nhỏ, tính lưu
động tiền vốn cao, giá thành trực tiếp quản lý kinh doanh tương đối thấp.
Doanh nghiệp cổ phần đầu tư nước ngoài năm 2001 thu hút được 330 triệu USD vốn đăng ký
(chiếm 0,5% vốn đăng ký), tăng gấp rưỡi năm 2000 và 460 triệu USD vốn thực hiện (chiếm gần
1% tổng vốn thực hiện), tăng 31,8% so với năm 2000. Đặc điểm của hình thức này là toàn bộ tiền
vốn do những cổ phần mức bằng nhau tạo thành, các chủ đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, cổ
phần trưng tập tới các nhà đầu tư khác. Những cổ phiếu này có thể lưu thông trong giao dịch
chứng khoán hoặc chuyển nhượng trên thị trường trong nước và ngoài nước. Mục đích là để thu
hút nhiều nhà đầu tư tăng vốn mở rộng cổ phần hơn nữa và tham gia vào cải cách doanh nghiệp
quốc doanh. Tính đến cuối năm 1996, có 86 công ty Trung Quốc trong danh sách các công ty bán
cổ phiếu B (cổ phiếu phát hành bằng NDT ở Thượng Hải và bằng HKD tại Thâm Quyến chỉ dành
cho các nhà đầu tư nước ngoài). 86 công ty này bán cổ phiếu thu được gần 3 tỷ USD. Đầu năm
1997, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước công bố thêm danh sách 33 doanh nghiệp được phát hành
cổ phiếu B.
Từ 1995 đến nay, các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng cổ phần và tham gia vào thị trường
chứng khoán Trung Quốc. Điều này đánh dấu hoạt động đầu tư của nước ngoài đã bắt đầu dựa
vào thị trường vốn. Hoạt động đầu tư nước ngoài cũng bước vào giai đoạn đầu tư quy mô lớn, hệ
thống hoá. Hình thức doanh nghiệp cổ phần chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
5. Lĩnh vực đầu tư
Tính đến năm 1995, trong tổng vốn FDI vào Trung Quốc có 57,1% được đưa vào các ngành công
nghiệp, 36% vào các ngành dịch vụ, 5% vào các ngành nông nghiệp, nghề rừng, chăn nuôi gia
súc, nghề cá, bảo vệ nguồn nước. Như vậy, các ngành công nghiệp nhìn chung vẫn thu hút được
đa số vốn FDI.
Thời kỳ đầu, song song với quy mô đầu tư nhỏ thì đầu tư cũng chỉ tập trung vào những ngành
dịch vụ, chủ yếu là kinh doanh khách sạn, điểm vui chơi giải trí, xây cao ốc, vì những lĩnh vực
này dễ thu hồi vốn. Từ năm 1986, Trung Quốc ban hành “Những quy định ưu đãi dành cho nhà
đầu tư nước ngoài” trong đó ban hành nhiều ưu đãi nếu các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào
những lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy, đầu tư vào công nghiệp đã tăng lên nhanh
chóng. Nếu như năm 1986, công nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ bé 27,7% trong tổng vốn FDI

thì đến năm 1990 đã tăng lên 84,4%. Năm 1992 và 1993, tỷ trọng này có giảm đi nhưng vẫn giữ ở
mức cao là 55,3% và 45,9%. Thời kỳ này, đa số đầu tư tập trung vào những ngành công nghiệp
gia công tập trung nhiều lao động, kỹ thuật thấp hoặc trung bình, sản phẩm chủ yếu để tái xuất
hoặc xuất khẩu như: công nghiệp thực phẩm, đồ uống, dệt, may mặc, giầy da, đồ chơi, xà phòng,
thuốc tẩy, chế tạo vỏ container Công nghiệp nhẹ và công nghiệp gia công lần lượt chiếm 58,34%
và 30,54% đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp. Do kết cấu như trên nên sức cạnh tranh
của các doanh nghiệp liên doanh thời kỳ 1986 - 1991 còn bị hạn chế.
Năm 1994, chính phủ Trung Quốc có sự điều chỉnh kết cấu ngành nghề, khuyến khích đầu tư
nhiều hơn vào lĩnh vực dịch vụ và các ngành cơ sở nên lĩnh vực đầu tư được mở rộng, tuy nhiên,
công nghiệp vẫn giữ vị trí chủ đạo. Trọng điểm ngành nghề đã được Trung Quốc chuyển từ công
nghiệp gia công sang các ngành tập trung nhiều tiền vốn và kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài
hợp lý, từng bước có lựa chọn về mặt kỹ thuật cao. Các dự án theo quy định ưu tiên trong chính
sách ngành nghề của Nhà nước về tái thiết và phát triển các ngành điện tử, máy móc, cơ khí và
hoá dầu được hưởng nhiều ưu đãi.
Nhờ chính sách điều chỉnh, FDI vào các ngành dịch vụ ngày càng tăng. Trung Quốc khuyến khích
đầu tư vào những hoạt động tư vấn, bảo hiểm, lưu thông tiền tệ, ngoại thương, du lịch, thương
nghiệp bán lẻ. Tới cuối năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập 148 cơ quan tài chính tiền
tệ có vốn nước ngoài, 18 liên doanh bán lẻ, 2 liên doanh về mậu dịch đối ngoại. Hoạt động của
các ngân hàng và các công ty bảo hiểm cũng đã phục vụ đắc lực cho mục tiêu thu hút vốn nước
ngoài của Trung Quốc. Tính đến cuối năm 1995, tổng số vốn các ngân hàng này huy động được
đã lên tới 3 tỷ USD tiền gửi và đã cho vay gần 30 tỷ USD, trong đó trên 90% là cho vay trong
nước. Trung Quốc cũng cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tiền tệ và ngoại thương.
Đầu tư vào bất động sản tăng cực kỳ nhanh, tỷ lệ so với tổng số từ 6,9% năm 1986 lên 30,6% và
39,3% trong các năm 1992 và 1993. Trong năm 1994, nhiều dự án bất động sản phải chịu thua lỗ
nặng nề. Đến nửa đầu năm 1995, tỷ lệ vốn đầu tư vào ngành này chỉ còn 26 %.
Nông nghiệp thu hút được ít vốn đầu tư nhất với mức tỷ lệ bình quân trên tổng lượng FDI là dưới
3%. Gần đây, nhờ những chính sách khuyến khích đầu tư nhiều hơn vào nông nghiệp mà tỷ trọng
đầu tư vào ngành này có xu hướng tăng lên, đạt 5% vào năm 1995.
6. Địa bàn đầu tư
Thời kỳ đầu, FDI tại Trung Quốc chủ yếu đến từ tư bản người Hoa và Hoa kiều ở Hồng Kông,

Đài Loan, Ma Cao nên địa điểm lý tưởng nhất cho đầu tư của họ là vùng ven biển Đông Nam. Nơi
đây giao thông thuận tiện, được chính phủ Trung Quốc ưu tiên chọn làm trọng điểm đầu tư và
quan trọng hơn, nơi đây chính là quê hương của phần lớn bà con Hoa kiều. Trong vùng này, 5 tỉnh
thành gồm Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Sơn Đông và Thượng Hải có mức độ tập trung
cao nhất. Năm 1992, 1993, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào 5 tỉnh thành này chiếm 70,8% và
66,2% FDI cả nước. Cho đến nay, những thành phố ven biển vẫn là nơi tập trung FDI lớn nhất.
Năm 1998, lượng vốn FDI vào 14 thành phố ven biển chiếm tới 88% tổng lượng FDI của cả nước.
Khu vực rộng lớn nhưng lại thu hút lượng FDI ít hơn cả là vùng sâu trong nội địa. Trong nhiều
năm, tỷ trọng FDI vào vùng này chỉ chiếm trên dưới 10% trong tổng lượng FDI cả nước. Nhằm
hạn chế bớt sự chênh lệch về phân bố đầu tư giữa các vùng, gần đây, chính phủ đã áp dụng nhiều
biện pháp nhằm tăng sự hấp dẫn hơn nữa của miền Trung và miền Tây đối với nhà đầu tư nước
ngoài. Nhờ có những cố gắng như vậy mà gần đây, đầu tư nước ngoài đã vươn tới những tỉnh nằm
sâu trong nội địa. Bằng Tường, một tỉnh nghèo thuộc biên giới Tây Nam, chỉ trong vòng 5 năm
1992 - 1997 đã thu hút được 21 xí nghiệp “ba vốn” với lượng vốn đầu tư trị giá 33,6 triệu USD.
Đầu tư nước ngoài cũng có sự phát triển nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Hồ Nam của khu vực
Nam Trung Bộ, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam. Kế tiếp theo là bốn tỉnh, khu: Cam Túc, Tân
Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải của vùng Tây Bắc. Đến cuối năm 1993, 4 tỉnh, khu này đã cho phép
thành lập số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 823, 570, 264, 67 triệu USD. Kim
ngạch ký kết theo hiệp định lần lượt là: 0,467; 0,352; 0,102 và 0,028 tỷ USD. Kim ngạch sử dụng
thực tế lần lượt đạt: 12,7; 53; 15,42; 3,92 triệu USD.
III. NHỮNG NHÂN TỐ TẠO NÊN SỨC HẤP DẪN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI TRUNG QUỐC:
Trung Quốc là một mảnh đất đầu tư mầu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì những lí do sau
đây:
1. Kinh tế tăng trưởng mạnh
Trung Quốc là một thị trường đầy tiềm năng, đặc biệt khi các thị trường Châu Âu và Bắc Mỹ đã
tương đối bão hoà. Tính theo ngang giá sức mua PPP, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên
thế giới, chỉ sau Mỹ và người ta dự đoán quy mô của thị trường này sẽ vượt Mỹ vào năm 2020.
Theo tạp chí Econosystem số ra ngày 23 / 7 / 2001, Trung Quốc duy trì được mức tăng trưởng
GDP bình quân một năm khá cao 10,1% trong suốt mười năm từ 1991 đến 2000 và mức tăng

trưởng trung bình là 9,7% kể từ 1980. Cho đến nay, tương ứng với các thời kỳ, Trung Quốc vẫn
dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng.
Bảng 4: Tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2000
Đơn vị: phần trăm (%)
Bình quân giai đoạn
1991-2000
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002*
10,13 10,5 9,6 8,8 7,8 7,1 8,0 7,0 7,1
Nguồn: tạp chí Econosystem số 23 / 7 / 2001. (2002*: số liệu ước tính)
Năm 2001, trong bối cảnh suy giảm chung của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc là nền kinh tế
duy nhất duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%.
Theo “Kế hoạch năm năm lần thứ 10” (2001 - 2005) về phát triển kinh tế xã hội của Quốc hội
Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Trung Quốc sẽ được duy trì ở mức
7%/năm. Với mức tăng trưởng này, đến năm 2005, GDP của Trung Quốc sẽ đạt 15.500 tỷ NDT,
tương đương 1.870 tỷ USD, mức GDP bình quân đầu người sẽ đạt 9.400 NDT (1.140 USD).
2. Tiềm lực thị trường to lớn
Với số dân đông nhất thế giới (1,3 tỉ người), Trung Quốc là một thị trường to lớn đầy hấp dẫn đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài lợi thế là một thị trường tiêu dùng khổng lồ, Trung Quốc
còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: Hiện nay, tài nguyên khoáng sản của Trung
Quốc đứng thứ 3 trên thế giới, chủng loại phong phú và số lượng rất lớn. Trung Quốc là một trong
những nước giàu nhất thế giới về các nguồn khoáng sản quan trọng như than, quặng sắt, kim loại
màu: mangan chiếm 10% trữ lượng thế giới, vonfram chiếm 90% trữ lượng thế giới, molipden chỉ
kém có Mỹ, antimoan chiếm khoảng 75-80% trữ lượng thế giới. Trong những năm gần đây, sản
phẩm mang tính tài nguyên tăng nhanh. Than nguyên khai, xi măng, bông, vải bông, nguyên liệu
dầu, đứng đầu thế giới. Lượng phát điện và sản lượng thép đứng thứ 4 thế giới, sản lượng dầu thô
đứng thứ 5 thế giới.
3. Giá thành lao động và giá thành đất đai thấp
Với hơn 1,3 tỷ dân, hàng năm Trung Quốc cung cấp một nguồn lao động dồi dào cho sản xuất và
lưu thông. Hơn nữa, giá thành lao động lại rẻ. Tiền lương bình quân ở Trung Quốc bằng 1/10 các
nước NICs và bằng 1/30 của Nhật, Mỹ và một số nước tư bản phát triển. Bên cạnh giá lao động

rẻ, giá cả đất đai để sử dụng xây dựng nhà máy, doanh nghiệp ở Trung Quốc cũng rất rẻ, chỉ bằng
1/30 ở Đài Loan. Giá thành lao động và giá đất đai thấp giúp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức
cạnh tranh, thu được nhiều lợi nhuận, kích thích các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào Trung
Quốc.
4. Trung Quốc gia nhập WTO
Tháng 11 / 2001, sau một quá trình đàm phán kéo dài trong khuôn khổ WTO, Trung Quốc đã trở
thành thành viên chính thức của WTO, một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ hệ thống thương
mại toàn cầu. Sự kiện này là hồi chuông mới nhất và vang xa nhất báo hiệu sự xuất hiện của
Trung Quốc với tư cách một cường quốc kinh tế và chính trị đang lên.
Sự kiện này làm diễn ra một số thay đổi nhất định trong toàn bộ hệ thống quan hệ kinh tế thế giới.
Hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong 15 năm qua đã tăng 9 lần còn nhập khẩu tăng 5 lần. Về
kim ngạch ngoại thương, Trung Quốc hiện đứng thứ 7 thế giới và dự kiến nước này sẽ nắm vị trí
cao hơn nữa.
Tác động quan trọng của việc Trung Quốc gia nhập WTO là việc củng cố tiềm lực kinh tế của
Trung Quốc. Trước hết, xuất khẩu của nước này sẽ tăng mạnh nhờ việc giảm thiểu các biện pháp
phân biệt đối xử đối với hàng hoá Trung Quốc, đảm bảo cho Trung Quốc được hưởng quy chế
Tối Huệ Quốc trong quan hệ với các đối tác trong tổ chức này. Theo số liệu của Viện Hàn Lâm
KHXH Trung Quốc, kim ngạch mậu dịch của Trung Quốc sẽ tăng từ 509,8 tỷ USD/2001 lên 600
tỷ USD năm 2005. Theo tính toán của ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế, GDP của Trung
Quốc sẽ tăng 2-3%/ năm. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng việc này sẽ làm tăng GDP của
Trung Quốc lên 2,9% hay 24 tỷ USD/ năm và tạo ra 10 triệu việc làm mới.
Việc mở rộng thị trường và cải thiện môi trường đối với hoạt động kinh doanh sẽ làm tăng mạnh
nguồn vốn FDI. Theo số liệu của Viện hàn lâm KHXH Trung Quốc, FDI của Trung Quốc sẽ tăng
lên 100 tỷ USD/năm vào năm 2005. Việc cơ cấu lại doanh nghiệp và toàn bộ các ngành dịch vụ
như WTO khuyến nghị sẽ làm tăng hiệu quả phân phối lại các nguồn lực, tăng tiềm lực kinh tế
của Trung Quốc.
Việc gia nhập WTO sẽ giúp Trung Quốc tăng cường định hướng thị trường trong hoạt động kinh
tế của mình. Trung Quốc sẽ phải thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế về mậu dịch hàng hoá, mậu dịch
dịch vụ và trong các lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Trung Quốc sẽ có những thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Trong những năm

qua, Trung Quốc đã dành quy chế Tối Huệ Quốc đối với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
Trung Quốc thông qua các công ty trong nước. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn có phân biệt đối xử
đối với các công ty nước ngoài, ví dụ các yêu cầu về tỷ trọng sản phẩm trong giá thành sản phẩm
cuối cùng, cam kết xuất khẩu và hạn chế bán hàng trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong
tương lai, Trung Quốc sẽ không thể áp dụng các biện pháp mâu thuẫn với các quy định của WTO.
Trung Quốc sẽ phải đảm bảo chỉ được đối xử quốc gia với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài
và xóa bỏ ưu đãi đối với các công ty trong nước.
Những thay đổi trong quản lý đầu tư sẽ dẫn đến những thay đổi cơ cấu FDI. Dự báo vốn FDI vào
khu vực dịch vụ sẽ tăng mạnh. Trong thập kỷ qua, 60% FDI tập trung vào công nghiệp. Sau khi
Trung Quốc gia nhập WTO, việc phi điều tiết các khu vực tài chính, viễn thông, phân phối và dịch
vụ nghề nghiệp sẽ góp phần làm tăng FDI vào các lĩnh vực này.
Ngoài ra, với môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống pháp lý không ngừng được bổ sung, cơ
sở hạ tầng không ngừng được hoàn thiện, Trung Quốc sẽ tiếp tục là địa điểm đầu tư lý tưởng cho
các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
CHƯƠNG II NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THU HÚT FDI
TẠI TRUNG QUỐC
Hơn hai mươi năm qua, Trung Quốc đã thực hiện đường lối mở cửa khuyến khích thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm phục vụ cho chiến lược cải cách kinh tế: chuyển từ nền kinh tế tập trung sang
nền kinh tế thị trường XHCN “mang màu sắc Trung Hoa”. Với những biện pháp và phương cách
độc đáo chỉ có ở Trung Quốc, chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã
đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có ý nghĩa rất lớn đối với
nền kinh tế Trung Quốc.
I. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC
1. Tác động tích cực
1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Từ 1979 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã tăng lên rất nhanh. Nếu mức tăng
trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 1979 mới đạt 3% thì đến giữa thập niên 90, tốc độ tăng
trưởng đạt trên 10% và hiện duy trì ở mức trên 7%. Đạt được thành tựu kỳ diệu như vậy phải kể
đến sự đóng góp không nhỏ của FDI. Tính đến hết năm 2002, Trung Quốc có hơn 420.000 xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp ngày càng lớn cho thu nhập quốc dân, từ mức 3,1%

năm 1980 lên 19,6% năm 1999 và tăng vọt lên mức 32,3% GDP vào năm 2000. Thời kỳ kế hoạch
5 năm lần thứ 8 (1991 - 1995), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giá trị sản lượng công
nghiệp của các doanh nghiệp “ba vốn” là 95,6%, dường như mỗi năm tăng lên 1 lần, trong khi các
doanh nghiệp công nghiệp nhà nước chỉ tăng 7,1%, doanh nghiệp công nghiệp tập thể tăng 28%.
Năm 1998, tổng giá trị sản lượng công nghiệp của doanh nghiệp “ba vốn” chiếm 17,86% tổng giá
trị sản lượng công nghiệp của cả nước (xem bảng 5).
Bảng 5: Tỷ lệ các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài trên tổng số công nghiệp của
Trung Quốc
Đơn vị: phần trăm (%)
Lĩnh vực
Số doanh
nghiệp
Tổng tài
sản
Giá trị
tăng thêm
Doanh thu Thuế
Tổng cộng 9,15 17,53 17,86 20,52 17,26
Công nghiệp nhẹ 12,71 25,37 24,79 28,15 18,89
Công nghiệp nặng 5,81 13,45 13,2 15,1 16,16
Nguồn: Chỉnh lý từ Niên giám thống kê Trung Quốc năm 1998.
Bên cạnh đó, kết quả xuất khẩu nổi bật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngoại thương Trung Quốc. Các doanh nghiệp này có lợi
thế hơn các doanh nghiệp trong nước trong việc xuất khẩu sản phẩm của mình, các lợi thế đó bao
gồm: công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý và kiểm tra chất lượng tốt hơn, sản phẩm có danh tiếng
hơn và có hệ thống tiêu thụ quốc tế rộng lớn hơn. Mức đóng góp gia tăng xuất khẩu của khu vực
này năm 1988 là 18%, năm 1995 tăng lên 38,81% và năm 1997 lên tới 42%. Khu vực ĐTNN
không chỉ thúc đẩy tăng trưởng tổng lượng xuất khẩu mà còn thúc đẩy việc cải thiện cơ cấu và
nâng cấp sản phẩm xuất khẩu. Tuyệt đại bộ phận sản phẩm xuất khẩu của khu vực này là sản
phẩm công nghiệp, tỷ trọng trung bình các năm đều hơn 90%. Tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp

chế biến tăng từ 74,4% năm 1990 lên 83,7% năm 1994, tỷ trọng sản phẩm sơ cấp hạ từ 22,5%
xuống còn 16,3%, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm cơ điện tăng từ 17,9% lên 26,4%. Kết cấu hàng
hoá ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc tham gia ngày càng sâu vào
mậu dịch thế giới.
Có thể nói, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành bộ phận có sức sống nhất, là
điểm tăng trưởng mạnh nhất trong nền kinh tế Trung Quốc những năm qua. Theo đánh giá của các
chuyên gia kinh tế Trung Quốc, trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hàng năm của Trung Quốc có
khoảng 4-5% thuộc về tiền vốn bên ngoài, điều này có nghĩa là tiền vốn của thương gia nước
ngoài chiếm khoảng 3% tổng số tiền vốn trong nước, đã đóng góp hơn 30% cho sự tăng trưởng
kinh tế của Trung Quốc.
1.2. Bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đất nước
Trước khi mở cửa, Trung Quốc là một nước chậm phát triển với GDP năm 1978 là 358,8 tỷ NDT,
thu nhập bình quân đầu người khu vực đô thị là 316 NDT, tích luỹ đầu tư hầu như không có. Để
có được nguồn vốn, Trung Quốc đã áp dụng chính sách “thắt lưng buộc bụng” và mở cửa thu hút
ĐTNN. Kể từ đó đến nay, nguồn vốn FDI đã có tác dụng bổ sung ngày càng lớn cho vốn đầu tư ở
Trung Quốc.
Giai đoạn 1985 - 1995, vốn FDI thực tế bình quân một năm ở Trung Quốc đạt 11,7 tỷ USD,
chiếm 6,4% vốn đầu tư cơ bản hàng năm của Trung Quốc. Tỷ lệ này tăng mạnh lên mức 14,6%
vào năm 1997 rồi sau đó giảm nhẹ vào các năm 1998, 1999 và 2000, lần lượt chiếm 12,9%;
11,3% và 10,5% tổng vốn đầu tư cơ bản. FDI trong đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc như
vậy là khá cao so với mức bình quân 6,8% của thế giới.
Theo các số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp của thương gia nước ngoài ước tính có tới 70% trở
thành vốn đầu tư cố định, 30% trở thành vốn đầu tư lưu động. FDI đã trở thành nguồn vốn chủ
yếu bù đắp vào chỗ thiếu trong tài sản cố định toàn xã hội của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, thuế thu được của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là khoản đóng góp
đáng kể cho nhu cầu chi tiêu, đầu tư của chính phủ. Năm 1992, tiền thuế liên quan đến hoạt động
kinh tế đối ngoại của Trung Quốc là 10,7 tỷ NDT, chiếm 2,1% số thuế tài chính cả nước, con số
này năm 1995 là 65,96 tỷ NDT và chiếm13,2%.
Như vậy, FDI đã trở thành nguồn quan trọng bù đắp sự thiếu hụt trong tài sản cố định toàn xã hội
của Trung Quốc và bổ sung cho nguồn thu nhập tài chính của Nhà nước.

1.3. Tạo điều kiện cho Trung Quốc phát triển công nghệ, tiếp thu kinh nghiệm quản lý
Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn mà còn mang đến kỹ thuật và cơ
chế quản lý hiện đại. Thông qua việc xây dựng các xí nghiệp “ba vốn”, Trung Quốc đã thu hút
được một loạt kỹ thuật tiên tiến, bù vào chỗ thiếu của một số doanh nghiệp và ngành nghề của
Trung Quốc. Trong đó tương đối nổi bật là những tiến bộ kỹ thuật như đường dây cáp quang, thiết
bị thông tin, máy khí cụ tự động hoá, tivi mầu, thang máy, đường điện thống nhất quy mô lớn,
máy điện cỡ nhỏ, ô tô con, vật liệu xây dựng loại mới, dược phẩm. Cùng với dòng chảy vào của
FDI, những kinh nghiệm tổ chức và quản lý doanh nghiệp tiên tiến hiện đại cũng vào theo, thúc
đẩy sự chuyển dịch cơ chế kinh doanh theo hướng thị trường của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Hiện nay, nhờ những chính sách hợp lý của chính phủ trong việc thu hút công nghệ cao, các
doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang có sự chuyển hướng sang các ngành công nghệ sinh học, vật
liệu mới, đồ điện tử, công nghệ thông tin. Theo công bố chính thức của Viện Hàn lâm Trung
Quốc, năm 2001, các doanh nghiệp này đã thành lập 124 trung tâm nghiên cứu và phát triển công
nghệ cao (Hi-tech R&D centers) tại Trung Quốc. Phần lớn các TNCs đều thành lập ít nhất một
trung tâm R&D. Điển hình là các công ty Mỹ. Nếu như năm 1997, họ đầu tư 35 triệu USD cho
hoạt động R&D tại Trung Quốc thì năm 1999, con số này đã tăng lên 305 triệu USD (tăng 771%),
trong đó 292 triệu USD là của các hãng chế tạo còn 26 triệu USD còn lại là của các hãng dược
phẩm đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.
Mức độ thu hút công nghệ nguồn vào Trung Quốc ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Cục
Thương Mại Mỹ, năm 1997, chỉ có 13% doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc áp dụng
những công nghệ hiện đại nhất của công ty mẹ vào Trung Quốc. Năm 2001, tỷ lệ này đã tăng lên
41% và ước tính năm 2002 lên mức 50%. FDI thực sự đã mang đến những kỹ thuật, công nghệ
hiện đại và kỹ năng quản lý mới cho Trung Quốc.
1.4. Thúc đẩy sự hình thành thị trường các yếu tố sản xuất
Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc mang lại
những phương thức hoạt động, những kinh nghiệm quản lý thị trường cho Trung Quốc, tạo điều
kiện cho Trung Quốc dần hình thành thị trường các yếu tố sản xuất: thị trường kỹ thuật, thị trường
vật tư, thị trường tiền vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai.
Thứ nhất, FDI thúc đẩy hình thành thị trường nhà đất. Từ năm 1987, Trung Quốc đã bắt đầu thực
hiện nhượng bán quyền sử dụng đất của nhà nước cho các thương gia nước ngoài khai phát kinh

doanh. Tính tới cuối năm 1990, khu vực ven biển nhượng bán tổng cộng 19,8 km2, thu về 19,5 tỷ
NDT, trong đó, Thâm Quyến nhượng bán 6,5 km2, giá hợp đồng là 780 triệu NDT.
Thứ hai, FDI thúc đẩy sự hình thành thị trường vốn. Để có một thị trường tiền vốn, Trung Quốc
đã từng bước xây dựng cơ sở và bộ phận chủ yếu của thị trường vốn, đó là thị trường chứng
khoán, trong đó lại chia ra xây dựng thị trường cổ phiếu, trái khoán và thị trường quỹ tiền vốn.
Thị trường cổ phiếu được chính thức thành lập ở Thâm Quyến và Thượng Hải năm 1992. Việc
phát hành cổ phiếu loại B (cổ phiếu dành riêng cho thương gia nước ngoài) đã đánh dấu sự đột
phá quan trọng trong thể chế tiền tệ của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc còn phát hành cổ
phiếu bằng ngoại tệ ở nước ngoài, chẳng hạn như cổ phiếu N được niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán New York, cổ phiếu H được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông.
Với sự phát triển trên, thị trường ở Trung Quốc ngày càng mở rộng. Nó thúc đẩy các loại nguồn
vốn lưu thông, kết hợp các yếu tố sản xuất, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển.
Ngoài ra, FDI còn tạo công ăn việc làm cho một bộ phận đông đảo người lao động Trung Quốc,
thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa Trung Quốc với Hồng Kông, Ma Cao, góp phần cân bằng thu chi
giữa Trung Quốc với quốc tế.
Bên cạnh những tác động tích cực, FDI cũng gây một vài ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế Trung
Quốc.
2. Những tác động tiêu cực của FDI đối với nền kinh tế Trung Quốc
2.1. Kết cấu ngành nghề của FDI còn chưa hợp lý, ảnh hưởng tới kết cấu ngành nghề chung của
Trung Quốc
Trong tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, phần lớn đầu tư vào ngành công nghiệp
trong khi đầu tư vào nông nghiệp và ngành dịch vụ vẫn còn khiêm tốn. Trong công nghiệp, phần
lớn đầu tư vào ngành tập trung nhiều lao động, còn đầu tư ít vào ngành tập trung nhiều kỹ thuật và
vốn, dẫn đến tình trạng Trung Quốc phải nhập phần lớn nguyên liệu để gia công lắp ráp, còn ít
những hạng mục cao và mới. Ngành gia công thì tăng nhanh, trái lại ngành kỹ thuật cao thì tăng
chậm, điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
2.2. Quá trình thu hút FDI tạo ra sự phát triển chênh lệch giữa các vùng của Trung Quốc
Thời gian qua, FDI vào khu vực miền Trung và miền Tây chiếm tỷ trọng rất nhỏ và hầu như
không đáng kể trong tổng luồng vốn FDI vào cả nước. Trong khi đó, các tỉnh, các thành phố ven
biển lại là nơi tập trung chủ yếu của FDI. Theo tạp chí “The Taipei Times” ra ngày 12 / 1 / 1999,

chỉ riêng tỉnh Quảng Đông thu hút được 26,5% tổng vốn FDI vào Trung Quốc năm 1998, trong
khi cả miền Tây nội địa rộng lớn chỉ thu hút có 3%. Điều này gây ra sự phát triển mất cân đối
giữa khu vực ven biển với miền Trung, miền Tây nội địa. Theo tài liệu thống kê của Trung Quốc
trong hai chục năm qua, tổng giá trị sản xuất quốc nội ở khu vực miền Trung từ 31% xuống còn
27,5%, khu vực miền Tây từ 16,5% giảm còn 14,1%, khu vực miền Đông thì từ 52,5% nâng lên
58,3% so với cả nước. Năm 2000, thu nhập sau thuế trung bình trên đầu người là 6.280 NDT/ năm
ở các thành phố ven biển trong khi ở các thành phố nội địa chỉ đạt 2.253 NDT. GDP/người ở
thành phố ven biển cao gấp gần 3 lần khu vực nội địa.
2.3. FDI tăng cao ảnh hưởng đến kinh tế quá nóng
Có những giai đoạn FDI đổ vào Trung Quốc quá nhiều gây nên những cơn sốt đầu tư. Chẳng hạn
như giai đoạn 1992 - 1993, do quá coi trọng việc đưa tiền vốn bên ngoài vào, các địa phương đua
nhau theo đuổi tiền vốn nước ngoài, thậm chí đem việc thu hút FDI đánh đồng với phát triển kinh
tế. Họ đua nhau miễn giảm thuế thu nhập, hạ thấp giá cả sử dụng đất đai, hình thành nên những
“cơn sốt” cổ phiếu, nhà đất, khu khai phát, lợi dụng vốn ngân hàng trên khắp cả nước. Một hậu
quả trực tiếp mà những cơn sốt đem lại chính là đầu tư quá nóng. Đầu tư quá nóng ảnh hưởng làm
kinh tế quá nóng. Lạm phát tăng cao trong hai năm liền, năm 1993 là 13,2%, 1994 là 21,7%.
Thu hút FDI nghiêng nhiều về ngành bất động sản. Quy mô đầu tư vào ngành này quá lớn: các dự
án xây dựng quá nhiều đã làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng. Do vậy ở một mức độ nhất định
việc cung ứng vật liệu xây dựng bị căng thẳng, nó đã mở rộng khoảng cách giữa cung và cầu, thúc
đẩy vật giá gia tăng. Ngành bất động sản phát triển mạnh còn nảy sinh hoạt động đầu cơ bất động
sản buôn đất, buôn nhà làm cho giá các khâu chuyển nhượng vượt qua hàng chục lần, thậm chí
hàng trăm lần giá nhượng bán đất gây nên sự bất ổn định của tiền tệ.
II. NHỮNG BÀI HỌC THÀNH CÔNG TRONG THU HÚT FDI Ở TRUNG
QUỐC
1. Từng bước mở rộng địa bàn đầu tư
Trước khi tiến hành cải cách, nền kinh tế Trung Quốc cũng lâm vào tình trạng suy thoái toàn diện,
nên khi thực hiện mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tất cả các địa phương, các ngành đều đứng
trước nhu cầu thiếu gay gắt về vốn. Tuy nhiên, vì mỗi vùng có trình độ phát triển khác nhau nên
không thể cùng một lúc mở cửa tất cả các vùng. Với phương châm “dò đá qua sông”, vừa làm thử
vừa rút kinh nghiệm, Trung Quốc đã ưu tiên mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các

vùng có điều kiện thuận lợi phát triển trước.

1.1. Xây dựng các đặc khu kinh tế (Special Economic Zones)
Khu vực ven biển Đông Nam của Trung Quốc có một ưu thế đặc biệt, đó là truyền thống kinh
doanh buôn bán lâu đời và vị trí địa lý thuận lợi trong giao thương quốc tế. Nếu vùng này có thể
đi vào thị trường quốc tế để tỏ rõ thế mạnh, tìm ra lối thoát để chuyển sang quỹ đạo hướng ra bên
ngoài, tạo một cái nhìn tốt về nền kinh tế Trung Hoa thì chẳng những kinh tế vùng đó phát triển
mà còn làm bàn đạp cho sự phát triển của cả miền Trung và miền Tây. Xuất phát từ ý nghĩ đó,
năm 1980, Trung Quốc chính thức thành lập tại khu vực này bốn đặc khu kinh tế (ĐKKT): Thâm
Quyến, Chu Hải, Sán Đầu tại tỉnh Quảng Đông và đặc khu Hạ Môn tại tỉnh Phúc Kiến. Đến năm
1988, để đáp ứng nhu cầu mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã thành lập tỉnh đảo Hải Nam và toàn
tỉnh đã trở thành đặc khu kinh tế thứ năm khiến cho quy mô các đặc khu ngày càng mở rộng.
Với phương châm “mượn gà đẻ trứng”: sử dụng vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến
của nước ngoài để phát triển kinh tế đất nước và chỉ rõ “những con gà cần mượn”, Trung Quốc đã
không nhầm khi xác định các đối tượng đầu tư của chính sách thu hút vốn đầu tư bên ngoài: hơn
ai hết, chính là 57 triệu người Hoa hải ngoại, là Đài Loan, là Hồng Kông, Ma Cao. Tiếp sau là tất
cả những ai có khả năng cung cấp công nghệ cao và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Điều này lý
giải tại sao Trung Quốc lại lựa chọn thành lập các đặc khu kinh tế ở những vị trí rất đắc địa:
Thứ nhất, các đặc khu đều nằm sát các thị trường tư bản: Thâm Quyến tiếp giáp với Hồng Kông,
Chu Hải nằm cạnh Ma Cao, Sán Đầu và Hạ Môn đối diện với Đài Loan, giao thông đường biển,
đường không thuận tiện với bên ngoài, là cầu nối của Trung Quốc với các trung tâm công nghiệp
và thương mại trên thế giới, tạo cơ hội cho Trung Quốc du nhập vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm
quản lý từ bên ngoài.
Thứ hai, các đặc khu là quê hương của hàng chục triệu người Hoa và Hoa kiều ở nước ngoài. Họ
có vốn, có kỹ năng quản lý hiện đại, có kinh nghiệm ngân hàng, có kiến thức tiếp thị. Cộng đồng
người Hoa ở nước ngoài có tiềm lực kinh tế tài chính khổng lồ sẽ là lợi thế cho Trung Quốc khai
thác vốn đầu tư.
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, Trung Quốc đã định các đặc khu kinh tế phải hoàn thành nhiệm vụ
“bốn cửa sổ” là cửa sổ kỹ thuật, cửa sổ quản lý, cửa sổ tri thức và cửa sổ chính sách đối ngoại.
Một mặt có nhiệm vụ làm ra số của cải vật chất ngày càng nhiều, dẫn đầu cả nước trong việc làm

giàu. Mặt khác phải cung cấp cho nội địa những khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm quản lý
tiên tiến, tăng nhanh tiến trình 4 hiện đại hoá của đất nước.
Các đặc khu được xây dựng phần nào dựa trên mẫu các khu chế xuất, tức là cũng được thành lập
để thu hút FDI, áp dụng và chuyển giao công nghệ mới và kỹ năng quản lý, mở rộng xuất khẩu
và thu ngoại tệ và tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên mục tiêu của các đặc khu không chỉ dừng lại ở
hướng về xuất khẩu như các khu chế xuất mà phải thực hiện nhiệm vụ kép bao gồm “ngoại diên”,
tức là đưa đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài vào và “nội liên”, tức là thiết lập các mối quan hệ với
các xí nghiệp nội địa Trung Quốc. Những kỹ thuật tiên tiến và kinh nghiệm quản lý du nhập ở
nước ngoài thông qua tiêu hoá và hấp thụ, truyền đạt, được chuyển vào nội địa theo mô hình
hướng ra bên ngoài. Do vậy, ĐKKT của Trung Quốc ngoài chế biến xuất khẩu còn khuyến khích
các nhà đầu tư vào nhiều lĩnh vực hơn khu chế xuất như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch
Để thu hút FDI vào các đặc khu, Trung Quốc đã áp dụng một loạt các chính sách linh hoạt hợp lý.
Thứ nhất, áp dụng “dịch vụ một cửa”, Trung Quốc mạnh dạn phân quyền cho các đặc khu.
Trung Ương chỉ thống nhất quản lý vĩ mô, từ bỏ việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề kinh tế
của địa phương. Tính toán quản lý các thông số kinh tế cụ thể do địa phương hoàn toàn quyết
định. Trung Ương cho phép các ĐKKT quyền hành chính, lập pháp và quản lý kinh tế ngang cấp
tỉnh. Được đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc phê chuẩn, các ĐKKT có quyền ban hành các
văn bản pháp quy điều chỉnh các hoạt động kinh tế trong phạm vi đặc khu, tuỳ theo yêu cầu thực
tế và mức độ cần thiết hợp với đánh giá của đặc khu. Các ĐKKT hoàn toàn đủ thẩm quyền phê
chuẩn các dự án có mức vốn đầu tư dưới 30 triệu USD với điều kiện không thuộc danh sách các
hạng mục cần kiểm soát của nhà nước. Việc phân cấp quản lý này vừa có tác dụng rất tích cực
trong việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong thu hút FDI, vừa giảm bớt
sự cồng kềnh của bộ máy quản lý, tăng cường sức hấp dẫn của địa phương đối với các nhà đầu tư
nước ngoài.
Thứ hai, các chính sách ưu đãi áp dụng tại các đặc khu tỏ ra rất mạnh bạo. Mặc dù đã có
ưu thế về lao động rẻ và phí sử dụng đất thấp, mức ưu đãi về thuế đối với các nhà đầu tư nước
ngoài trong đặc khu vẫn cao hơn nhiều so với ngoài đặc khu, cụ thể là:
- Về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Tại các ĐKKT, các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chỉ phải chịu mức thuế thu nhập 15% so với mức
phổ biến 33%. Đối với doanh nghiệp có trên 70% sản phẩm xuất khẩu thì còn được hưởng mức

thuế ưu đãi cao hơn nữa. Những doanh nghiệp nước ngoài sẵn có từ trước khi thành lập đặc khu
được giảm thuế suất từ 33% xuống còn 24%, riêng các doanh nghiệp có áp dụng công nghệ cao
được hưởng thuế suất 15%.
- Về thời hạn miễn giảm thuế:
Các doanh nghiệp tại các ĐKKT được hưởng những ưu đãi về thuế mà các doanh nghiệp ở các
vùng khác không được hưởng. Trước khi ban hành luật thuế ĐTNN mới vào tháng 4 / 1991, kỳ
miễn giảm thuế của các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài được hưởng là 5 năm, với các xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài là 3 năm. Với các xí nghiệp tại các ĐKKT có thời hạn kinh doanh
từ 10 năm trở lên, được áp dụng thời hạn miễn thuế chung là 5 năm theo công thức 2+3 tức là
được miễn thuế 2 năm đầu kể từ khi bắt đầu có lãi và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 3
năm tiếp theo. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành dịch vụ, thương nghiệp, thì
kỳ miễn giảm thuế là 3 năm theo công thức 1+2. Đối với các ngành cần đặc biệt khuyến khích đầu
tư, được miễn thuế 5 năm và giảm 50% thuế trong 5 năm tiếp theo. Tuy nhiên, sau khi ban hành
luật thuế ĐTNN mới, thời hạn miễn giảm thuế không còn là một ưu đãi của đặc khu cho các xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài nữa.
- Về thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:
Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở các vùng khác ngoài đặc khu phải chịu mức thuế 10%, còn đối
với các doanh nghiệp trong đặc khu được miễn hoàn toàn khoản thuế này.
Về các khoản thu nhập khác như lợi nhuận được chia, lãi suất, tiền thuê hay bán bản quyền
nhận được của các doanh nghiệp nước ngoài trong ĐKKT, mà những doanh nghiệp này không có
cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc thì chỉ chịu thuế suất 10% thay vì chịu mức thuế 20% so với các
khoản thu tương tự từ các vùng khác trong nước. Có thể tổng hợp các ưu đãi về thuế trên đây
thành bảng sau:
Bảng 6: Những ưu đãi về thuế tại các đặc khu kinh tế
Phân loại
Doanh nghiêp
ngoài ĐKKT
Doanh nghiệp trong
ĐKKT
Thuế thu nhập thống nhất 33% 15%

Thuế thu nhập với doanh nghiệp
xuất khẩu trên 70 % sản lượng sản
xuất ra
15% 10%
Thuế chuyển lợi nhuận ra nước
ngoài
10% 0%
Thuế thu nhập cho các doanh nghiệp
không có cơ sở ở Trung Quốc
20% 10%
Thời hạn miễn giảm thuế
2 năm (giảm 50% cho 3-5
năm tiếp theo)
2 năm (giảm 50%
cho 3-5 năm tiếp
theo)
Nguồn: Nguyễn Minh Hằng, “Việc thành lập các ĐKKT ở Trung Quốc”, tạp chí “Nghiên cứu
Trung Quốc”, số 5 / 1996
- Về thuế xuất nhập khẩu:
Chính sách thuế xuất nhập khẩu áp dụng cho các doanh nghiệp trong đặc khu thay đổi theo thời
gian được điều chỉnh cùng với những biến động của tình hình đầu tư. Các xí nghiệp có vốn
ĐTNN không phải nộp thuế xuất nhập khẩu đối với thiết bị sản xuất, nguyên liệu, phụ tùng thay
thế, linh kiện hoặc vật dụng khác cho nhu cầu của bản thân xí nghiệp. Với nguyên liệu, bán thành
phẩm được nhập khẩu để gia công cho nước ngoài thì không thu thuế nhập khẩu. Trong thời gian
1995 - 1997, Trung Quốc không miễn thuế nhập khẩu đối với linh kiện, thiết bị và nguyên vật
liệu. Nhưng từ đầu năm 1998, do ĐTNN có xu hướng giảm nên chính sách miễn thuế nhập khẩu
lại được thực hiện.
Để khuyến khích xuất khẩu, Trung Quốc áp dụng chế độ thoái thu thuế giá trị gia tăng đã
nộp, tức áp dụng mức thuế VAT đầu ra 0% cho hàng xuất khẩu. Đối với những mặt hàng chưa
đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các chính sách lao động, tiền lương, tiêu thụ sản phẩm cũng được áp dụng
rất linh hoạt nhằm tăng cường sức hấp dẫn của đặc khu:
- Chính sách về lao động và tiền lương:
Các doanh nghiệp hoạt động trong đặc khu có quyền tuyển dụng lao động từ trong và ngoài đặc
khu. Việc tuyển dụng được thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động. Công ty có quyền quyết
định số lượng biên chế, mức lương, có quyền kỷ luật, sa thải công nhân theo pháp luật và các quy
định trong hợp đồng lao động.
- Chính sách về thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Các sản phẩm sản xuất ra trong ĐKKT sẽ được tiêu thụ ở các thị trường sau:
+ Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
+ Tiêu thụ ở chính trong đặc khu.
+ Đưa vào tiêu thụ trong thị trường nội địa. Nhà nước Trung Quốc luôn khuyến khích và yêu cầu
các nhà sản xuất trong đặc khu nâng cao hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của mình thông
qua các biện pháp hành chính và kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất khẩu trên 70% sản
phẩm sản xuất ra sẽ được giảm thuế thu nhập 5%. Bên cạnh đó, một tỷ lệ nhất định hàng hoá được
chuyển vào tiêu thụ tại thị trường nội địa. Tuy nhiên, những mặt hàng khi nhập vào thị trường nội
địa phải chịu thuế nhập khẩu như khi nhập từ thị trường nước ngoài. Một phần hàng được tiêu thụ
tại đặc khu và phần này không phải chịu thuế.
Những chính sách kinh tế và thể chế quản lý kinh tế đã thúc đẩy kinh tế đặc khu phát triển. Theo
đánh giá của tạp chí “Khoa học xã hội Quảng Đông”, các ĐKKT hết sức nổi bật do có nhiều cái
nhất: tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất, sử dụng vốn nước ngoài tập trung nhất, xí nghiệp liên
doanh dày đặc nhất, khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ nhanh nhất, phạm vi liên hệ với kinh tế nội
địa rộng nhất, mức độ điều tiết của thị trường lớn nhất. Tính đến hết năm 1997, ở các đặc khu đã
có gần 40.000 xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký. Số vốn đầu tư nước ngoài sử dụng tại
các đặc khu đạt dưới 50 tỷ USD, chiếm hơn 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc.
Riêng năm 1997, mặc dù khu vực chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, các ĐKKT
vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân cả nước. Theo tài liệu thống kê, GDP của
ĐKKT đạt 252,2 tỷ NDT, tăng 15,4% so với năm 1996, vượt mức tăng trưởng bình quân của cả
nước 5,6%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ĐKKT đạt 68,96 tỷ USD, tăng 16,5% so với năm
1996, chiếm 21,2% trong tỷ trọng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Thu nhập tài chính

trong dự toán đạt 24,58 tỷ NDT, tăng 22,2% so với năm 1996. Chỉ số hiệu qủa tổng hợp công
nghiệp ở các ĐKKT cũng cao hơn so với năm 1996.
Sau hơn 20 năm xây dựng, đến nay, mỗi ĐKKT đã xác lập được các ngành chủ đạo cho riêng
mình. Thâm Quyến có ngành điện tử dân dụng, tin học, sinh học. Hạ Môn có ngành nông nghiệp
nhiệt đới hiệu quả cao, công nghiệp hoá dầu, du lịch Không chỉ vậy, ĐKKT còn tiến hành điều
chỉnh kết cấu tổ chức các doanh nghiệp, thành lập một tập đoàn xí nghiệp lớn: Thâm Quyến có 36
tập đoàn, Chu Hải có 19 tập đoàn.
Với những kết quả trên, việc xây dựng ĐKKT của Trung Quốc đã rất thành công. ĐKKT đã phát
huy vai trò “bốn cánh cửa sổ” và “cầu nối”, có ảnh hưởng tích cực đối với trong và ngoài nước.

×