TUYỂN TẬP CÁC CHỦ ĐỀ VÀ ĐỀ ÔN VIOEDU/ VIOLYMPIC/ TRẠNG
NGUYÊN TIẾNG VIỆT CẤP TRƯỜNG/HUYỆN/TỈNH
***
TÀI LIỆU ÔN TRẠNG NGUYÊN TIẾNG VIỆT LỚP 5 NĂM HỌC 2023 - 2024
VÒNG THI TỰ DO SỐ 1
Câu 1:Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. sâu sa
B. liêu xiêu
C. xây dựng
D. lao xao
Câu 2: Chủ ngữ "Chú cơng" có thể ghép với nội dung nào dưới đây để tạo thành câu kể
"Ai làm gì?"?
A. Xinh đẹp và duyên dáng
B. Là nghệ sĩ múa tài ba của khu rừng
C. Có bộ trang phục lộng lẫy, rực rỡ
D. Biểu diễn một điệu múa đặc sắc
Câu 3:Từ nào dưới đây là tính từ?
A. dọn dẹp
B. da dẻ
C. thon thả
D. dân ca
Câu 4:Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau?
A. Bơng lúa chín vàng uốn cong như chiếc cần câu.
B. Cánh đồng trải rộng như một tấm thảm xanh rì.
C. Những giọt sương long lanh như viên pha lê.
D. Chùm quả sai lúc lỉu như những chiếc đèn lồng.
Câu 5:Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "trung" có nghĩa là "một lòng một
dạ"?
A. trung thành, trung thực, trung gian
B. trung tâm, trung bình, trung du
C. trung ương, trung điểm, trung thực
D. trung hậu, trung kiên, trung nghĩa
Câu 6:Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. buôn bán
B. bình bịch
C. bì bõm
D. bập bênh
Câu 7:Câu nào dưới đây phân tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu?
A. Trời mưa / lớn khiến nước sông dâng cao.
B. Ánh nắng chiếu / qua cửa sổ làm tôi tỉnh giấc.
C. Mùa xuân, cây cối đâm chồi / nảy lộc.
D. Tiếng chim hót / rộn vang cả khu vườn.
Câu 8: Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
A. di truyền
B. bóng truyền
C. truyền thụ
D. truyền bá
Câu 9 :Câu nào dưới đây có động từ chỉ trạng thái?
A. Chiều nào Trang cũng giúp ông bà tưới nước cho vườn rau nhỏ.
B. Liên tham gia cuộc thi sáng tác truyện cho thiếu nhi.
C. Thanh rất lo lắng cho kì thi cuối học kì sắp tới.
D. Lớp em tập luyện để biểu diễn một tiết mục văn nghệ.
Câu 10: Từ nào dưới đây là từ láy?
A. thầy cô
B. lao động
C. lặng lẽ
D. không gian
Câu 11: Đọc văn bản sau và cho biết những tấm thuỷ tinh làm nên thấu kính được sáng
tạo ở thế kỉ XIII có đặc điểm gì?
"Khoảng thế kỉ XII, tại đảo Mu-ra-nô, con người tạo ra tấm gương đầu tiên bằng cách
phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân và thép lên mặt sau của tấm kính giúp hình ảnh
phản chiếu chân thực. Khoảng thế kỉ XIII, những người thợ thuỷ tinh ở Ý đã tạo ra thấu
kính đầu tiên là những tấm thuỷ tinh có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm. Nhờ đó, cặp kính
ra đời giúp con người đọc chữ rõ hơn."
(Theo Xti-vần Giôn-xơn)
A. Được phủ một lớp thép lên mặt sau
B. Bằng phẳng, không phân biệt trước sau
C. Được phủ một lớp kim loại làm từ thuỷ ngân
D. Có hình đĩa nhỏ, lồi ở trung tâm
Câu 12: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "tài" có nghĩa là "có khả năng
hơn người bình thường"?
A. tài đức, tài nguyên, tài trợ
B. tài ba, tài trí, tài hoa
C.tài nghệ, tài giỏi, tài sản
D. tài năng, tài chính, trọng tài
Câu 13:Nhận định nào đúng với các câu văn sau?
(1) Thời tiết hôm nay đẹp quá!
(2) Trời thế này mà cậu bảo là đẹp à.
(3) Sao trời hôm nay lại đẹp thế nhỉ!
A. Câu số 2 sử dụng đúng dấu câu, câu số 1 và 3 sử dụng sai dấu câu.
B. Câu số 1 và 2 sử dụng đúng dấu câu, câu số 3 sử dụng sai dấu câu.
C. Câu số 1 sử dụng đúng dấu câu, câu số 2 và 3 sử dụng sai dấu câu.
D. Câu số 3 sử dụng đúng dấu câu, câu số 1 và 2 sử dụng sai dấu câu.
Câu 14: Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ đúng chính tả?
A. giặt giũ, giấu giếm
B. giang dở, giận dữ
C. dón dén, dõng dạc
D. dong duổi, cầu dao
Câu 15:Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả?
A. Hoa luôn nhường nhịn, không tranh giành đồ chơi với em.
B. Minh lấy đồ chơi dỗ dành để em bé không quấy mẹ.
C. Bà hái những chùm cam chín mọng để giành cho các cháu.
D. Bài thuyết trình của bạn An rành mạch, thuyết phục.
Câu 16: Giải câu đố sau:
Tỉnh nào có vịnh Hạ Long
Tuần Châu, Bãi Cháy xanh trong biển trời?
A. Quảng Ngãi
B. Quảng Nam
C. Quảng Ninh
D. Quảng Bình
Câu 17:Từ nào dưới đây là từ láy?
A. bờ bãi
B. ẩm ướt
C. ầm ĩ
D. nóng nực
Câu 18:Trong đoạn thơ dưới đây, các sự vật được nhân hoá bằng cách nào?
"Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười."
(Đỗ Quang Huỳnh)
A. Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để chỉ phẩm chất, tính cách của con người.
B. Nói với sự vật như nói với người.
C. Gọi sự vật bằng những từ ngữ dùng để gọi người.
D. Tả sự vật bằng những từ ngữ dùng để tả hoạt động, trạng thái của con người.
Câu 19:Đoạn thơ dưới đây trích trong bài thơ nào?
"Câu hát căng buồm với gió khơi
Đồn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hồng mn dặm phơi."
(Theo Huy Cận)
A. Bè xuôi sông La
B. Đoàn thuyền đánh cá
C. Cửa sông
D. Vẽ quê hương
Câu 20: Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ mục đích?
A.Bằng đôi tay khéo léo, bác Hà nặn cho bé con tò he rất đẹp.
B.Mới sáng sớm, các bác nông dân đã vội vã ra đồng.
C.Để rèn luyện sức khoẻ, ông bà em chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày.
D.Nhờ sự giúp đỡ của các bạn, Hoa đã tiến bộ rất nhiều.
Câu 21:Tiếng "thành" có thể ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành danh từ?
A. tố, thật
B. thị, hình
C .trì, thạo
D. tựu, tích
Câu 22: Bạn Minh Anh viết một bức thư gửi cho bạn Quỳnh Nga như hình ảnh dưới
đây. Bạn Minh Anh cần bổ sung thêm nội dung nào để có được một bức thư hoàn
chỉnh?
A. Tình hình của người viết thư
B. Mục đích, lí do viết thư
C. Lời hứa hẹn, lời chúc
D. Địa điểm và thời gian viết thư
Câu 23: Câu nào dưới đây là câu hỏi thể hiện yêu cầu, mong muốn?
A. Cậu có thích quyển truyện tớ tặng cậu không?
B. Quyển truyện này mà cậu bảo là hay à?
C. Cậu mua quyển truyện này từ khi nào thế?
D. Cậu cho tớ mượn quyển truyện này được không?
Câu 24: Đáp án nào dưới đây chỉ gồm các từ ghép?
A. chua chát, ngọt ngào, lo lắng
B. thành thạo, xem xét, nghĩ ngợi
C. bến bờ, len lách, gọn gàng
D. phố phường, buồn bực, ấp ủ
Câu 25: Từ nào dưới đây là danh từ chỉ thời gian?
A. bình minh
B. cầu vồng
C. muộn màng
D. chậm trễ
Câu 26: Những sự vật nào được so sánh với nhau trong đoạn thơ dưới đây?
"Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng trịn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi."
(Trần Đăng Khoa)
A. trăng - đôi mi
B. trăng - biển xanh
C. trăng - mắt cá
D. mắt cá - đôi mi
Câu 27:Trong bài thơ "Tre Việt Nam", tác giả Nguyễn Duy có viết:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ơm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người."
Đoạn thơ trên gợi lên những phẩm chất tốt đẹp nào của người Việt Nam?
A. Trung thực, tự trọng
B. Nhân hậu, đoàn kết
C. Thông minh, dũng cảm
D. Chăm chỉ, cần cù
Câu 28:Câu tục ngữ nào dưới đây đề cao giá trị của việc học tập?
A. Một kho vàng không bằng một nang chữ.
B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.
C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
D. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
Câu 29:Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
A. chen trúc
B. tre chúc
C. trúc mừng
D. kiến trúc
Câu 30:Câu nào dưới đây là tục ngữ?
A. Ăn quả nhớ phải trồng cây.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
C. Ăn quả nhớ đến trồng cây.
D. Ăn quả nhớ phải chăm cây.