Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thơ hiện dại kì 2 2024 mùa xuân nho nhỏ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.48 KB, 6 trang )

Bài 6. MÙA XUÂN NHO NHỎ

I.Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả:
-Là một trong những cây bút có cơng xây dựng nền văn học cách mạng ở miền nam từ
những ngày đầu.
- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong những
năm kháng chiến chống Mĩ, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong
những cây bút có cơng lớn thắp sáng ngọn lửa thi ca cách mạng trong lòng miền Nam
ngay từ những ngày đầu. Sau ngày giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó với quê hương
xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời. Có thể nói cuộc đời ông đã cống
hiến trọn vẹn cho đất nước, cho quê hương.
- Thơ Thanh Hải nhẹ nhàng mà trong sáng, mang âm hưởng của các làn điệu dân ca.
2. Tác phẩm.
a. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: Những ngày cuối nằm trên giường
bệnh- tháng 11- 1980, đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn và thử thách gay go…, Thanh Hải đã gửi gắm tất cả tấm lịng, tình cảm và những
suy nghĩ sâu lắng của đời mình vào bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ thể hiện niềm
yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện của tác giả.
b. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời.
II. Phân tích.
-Mở bài1:-Thanh Hải một trong những cây bút lớn, có vai trị quan trọng gây dựng văn
hóa cách mạng miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ ông
thường mang phong cách nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình với tình yêu quê hương tha thiết.
Tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” là kết tinh nghệ thuật trong đời thơ của ơng. Bài thơ thể
hiện tình yêu cuộc sống, gắn bó với đất nước, với cuộc đời và nguyện ước chân thành của
tác giả muốn được cống hiện cho đời, góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân lớn của
dân tộc.
Mở bài cho thơ, đoạn thơ( Lưu ý mở bài gián tiếp phần Thân bài phải giới thiệu
khái quát về tác giả và tác phẩm)
- Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh


sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng
của người cầm bút. Và tiếng lòng của nhà thơ Thanh Hải đã thổn thức cùng thi phẩm Mùa
xuân nho nhỏ. Trong đó đoạn thơ (....) để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lịng bạn đọc.
Kết bài cho bài thơ, đoạn thơ:
Pautopxki từng khẳng định: Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở
đường đến với cái đẹp, của người biết đi tới tương lai. Và nhà thơ Thanh Hải chính là
một nghệ sĩ như thế. Qua tác phẩm Mùa Xuân nho nhỏ khiến ta biết sống ý nghĩa hơn với
cuộc đời.

TB.
-Khái quát: - Bài thơ ra đời thá1ng 11/1980- năm năm sau ngày đất nước giành độc lập.
Và đây cũng là một hồn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơ. Ơng đang bị bệnh nặng nằm
điều trị tại bệnh viện Trung ướng Huế và một tháng sau ơng qua đời. Có hiểu được hoàn
cảnh của nhà thơ ta mới thấy hết tấm lòng tha thiết với cuộc sống, với quê hương, đất
nước của Thanh Hải .

-“Mùa xuân nho nhỏ” là một phát hiện mới, đầy sáng tạo và độc đáo của Thanh Hải. Qua
nhan đề này, tác giả muốn bày tỏ một ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ,
nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm tốn và giản
dị, chỉ làm một mùa xuân nho nhỏ, góp vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
1. Mùa xuân của thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ (khổ 1)
- Bài thơ mở ra một khung cảnh thiên nhiên trong trẻo và tràn đầy sức sống của
mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động (dẫn khổ 1)

+Mùa xuân được mở ra với không gian cao rộng ( với dịng sơng, mặt đất, bầu
trời bao la), cả màu sắc tươi thắm của mùa xuân ( sơng xanh, hoa tím biếc), cả âm
thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện lánh lót gọi xuân về ( hót vang trời).
Hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bức tranh xn có tầng bậc, hài hịa giữa màu
sắc và âm thanh, đậm sắc màu xứ Huế.


+Ở vị trí trung tâm của bức tranh, ta bắt gặp hình ảnh bơng hoa tím mọc giữa
dịng sơng xanh. Nhà thơ đã rất khéo léo khi dùng nghệ thuật đảo ngữ đưa động từ
“mọc” lên ở phía đầu câu như một cách để nhấn mạnh và làm nổi bật được một
luồng sức sống dồi dào đang trỗi dậy, trào dâng từ hình ảnh bơng hoa tím cũng như
vẻ đẹp tràn đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân của đất trời. Nhà thơ
lúc này như một họa sĩ tài ba đã vẽ nên một bức tranh bằng sự phối màu hết sức tài
tình, timnh tế: trên nền xanh của dịng sơng được điểm xuyết vào đó sắc tím của bơng
hoa, sự phối màu này gợi ta lien tưởng tới hai câu thơ tuyệt bút của đại thi hào dân tộc
Nguyễn Du khi tả cảnh mùa xuân:“Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một
vài bơng hoa”. Dưới ngịi bút tài hoa của Thanh Hải phác họa bức tranh vừa mang
được sắc màu đặc trưng của xứ Huế, vừa gợi nên 1 mùa xuân tươi sáng, thơ mộng,
thanh trong và giàu sức sống.

+Hòa cùng với hình ảnh và màu sắc là những âm thanh mùa xuân:“ Ơi con
chim chiền chiện/Hót chi mà vang trời”. Bức tranh khơng chỉ có “họa” mà cịn có
“nhạc” bởi tiếng chim chiền chiện cất lên với muôn vàn lời ca tiếng hót, reo mừng
chào xuân. Để miêu tả âm thanh kì diệu đó, Thanh Hải đã sử dụng cách nói quá nhằm
làm nổi bật âm thanh trong trẻo, vang ngân làm náo động bầu trời xuân. Chỉ một âm
thanh song đã góp phần đem lại sức xuân và một khơng khí náo nức, vui tươi, rộn
ràng. Nhà thơ gọi “ơi” nghe sao mà tha thiết thế! Lời gọi ấy đã được cất lên từ sâu
thẳm tình yêu thiên nhiên, cất lên từ tấm lòng của nhà thơ trước mùa xuân tươi đẹp
với những âm thanh rộn rã.Tất cả, như đã hịa vào làm một và từ đó mà ịa ra thành
lời, thật ngỡ ngàng, thật thích thú.
+ Cảm xúc của nhà thơ đã trào dâng thực sự qua câu hỏi tu từ: “Hót chi mà vang
trời”. Thứ âm thanh không thể thiếu ấy làm sống dậy cả không gian cao rộng,
khoáng đạt, làm sống dậy cả một tâm hồn của một con người đang phải đối mặt với
những bóng đen của bệnh tật, của cái chết rình rập.

- Thiên nhiên, nhất là mùa xuân vốn hào phóng, sẵn sàng trao tặng con người mọi vẻ
đẹp nếu con người biết mở rộng tấm lòng. Thanh Hải đã thực sự đón nhận mùa xuân


với tất cả sự tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn. Nhà thơ lặng ngắm,
lặng nghe bằng cả trái tim x2ao động, bằng trí tưởng tượng, liên tưởng độc đáo:

“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Cụm từ “ giọt long lanh” gợi lên những liên tưởng phong phú và đầy thi vị. Nó có
thể là giọt sương lấp lánh qua kẽ lá trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp, có thể là giọt
nắng rọi sáng bên thềm, có thể giọt mưa xuân đang rơi… Theo mạch cảm xúc của

nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang, đọng lại thành từng
giọt niềm vui mang màu sắc âm thanh và đặc biệt, hình ảnh thơ còn gợi ra một cách
hiểu hết sức đặc sắc. Giọt long lanh chính là giọt mưa xuân . Những gì tươi sáng nhất
đang kết tinh đọng lại thành giọt long lanh.
+ Cùng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được vận dụng một cách tài hoa, tinh tế
qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Thành Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân bằng
nhiều giác quan: thị giác, thính giác và cả xúc giác.
+ Cử chỉ “Tơi đưa tay tơi hứng” thể hiện được tình cảm nâng niu, trân trọng của nhà
thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc với xuân với khát vọng thu nhận và giữ
gìn vẻ đẹp ấy với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. Nhà thơ như muốn ôm trọn
vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời.
=> Khổ thơ là cảm hứng xuân phơi phới của một tâm hồn trong sáng, lạc quan, yêu đời,
dạt dào tình u thiên nhiên, cuộc sống. Chính vì vậy, Thanh Hải mới dệt nên một bức
tranh xuân tươi đẹp, đầy sức sống và rất đáng yêu bằng những vần thơ nồng nàn khi
ông đang nằm trên giường bệnh giữa mùa đông lạnh giá. Đọc những vần thơ của ông,
người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tình u q hương, đất
nước đến vơ ngần.

2. Hình ảnh của mùa xuân đất nước và con người.( 2 khổ sau)

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, cảm hứng thơ chuyển sang cảm nhận về

mùa xuân của đất nước một cách tự nhiên. Đó là mùa xuân của “ người cầm súng”
và “người ra đồng”, chiến đấu, lao động để bảo vệ xây dựng đất nước.(Dẫn khổ 2)

- Để cảm nhận rõ hơn về sức xuân của đất nước tác giả đã tập trung thể hiện vẻ
đẹp của hai tầng lớp “ người cầm súng” và “người ra đồng”. Đây là sự lựa chọn hết
sức tiêu biểu, hợp lí của Thanh Hải. Nếu người cầm súng đại diện cho lực lượng
chiến đấu bảo vệ đất nước thì người ra đồng lại tiêu biểu cho lực lượng sản xuất để
xây dựng quê hương. Đây là hai lục lượng gắn liền với hai nhiệm vụ chính góp phần
tạo nên sức sống của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên trong khổ thơ lại xuất hiện hai
hình ảnh đó- họ là những con người cụ thể, những con người làm nên lịch sử với
hai nhiệm vụ cơ bản của đất nước ta trong suốt quá trình phát triển lâu dài: chiến
đấu và sản xuất, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
+Với người cầm súng- lộc giắt đầy trên lưng; với người ra đồng- lộc trải dài nương
mạ. Như vậy, từ người cầm súng đến người ra đồng, từ con đường ra trận đến
nương mạ đều trải dài hình ảnh lộc non chồi non đang mơn mởn căng tràn. Tuy
nhiên, hình ảnh thơ, cịn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức
sống dạt dào, cho niềm tin và sự hy vọng căng tràn. “Lộc” khơng chỉ là hình ảnh tả
thực mà con mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng: “Lộc” không chỉ là nhành non chồi
biếc của cỏ câymùa xuân. Mà đối với người chiến sĩ, “lộc” là cành lá ngụy trang
che mắt quân thù trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc đầy cam go và ác liệt. Đối
với người nông dân “một nắng hai sương”, “lộc” là những mầm xuân tươi non trải
dài trên ruộng đồng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu.
+ Nhưng đặc biệt hơn cả, “lộc”3chính là sức sống, là tuổi trẻ, sức thanh xn đầy mơ
ước, lí tưởng cùng những hồi bão và khát vọng cống hiến sục sôi trong mỗi tâm hồn
con người – tâm hồn của người lính dũng cảm, kiên cường nơi lửa đạn bom rơi – tâm
hồn của người nông dân cần cù, hăng say tăng gia sản xuất. “Lộc” cũng chính là
thành quả hơm nay và niềm tin, hi vọng ngày mai. Câu thơ có cấu trúc song hành tạo


nhịp điệu ngân nga cho lời thơ và khẳng định con người có mặt ở đâu, mùa xuân
theo tới đó.
- Cả dân tộc ta bước vào xuân với khí thế khẩn trương náo nức:

Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
+Điệp ngữ so sánh “Tất cả như” cho thấy không phải một cá nhân mà là tất cả
mọi người, mọi tầng lớp đang phát huy hết tài năng, sức lực, trí tuệ để xây dựng đất
nước. Ngồi ra, điệp ngữ kết hợp với từ láy “hối hả”, “xôn xao”gợi tả khơng khí lao
động tập thể sơi nổi, hăng say. Từ “xôn xao” không chỉ là âm thanh thực mà còn gợi
lên âm vang của cuộc sống mới. Câu thơ vừa tái hiện khơng khí vào xn của đất
nước vừa bộc lộ tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả với cuộc đời.
-Từ sức xuân của đất nước trong thời điểm hiện tại, nhà thơ đã lắng lại suy nghĩ về
sức sống của dân tộc trong suốt 4000 năm lịch sử. ( dẫn 4 câu tiếp)
+Bằng lời thơ giản dị, nhà thơ khái quát lịch sử nước ta với hơn 4 ngàn năm dựng
nước, giữ nước. Trong quá trình đó, nước ta có lúc hưng thịnh, có lúc suy vong với
bao gian lao thử thách “Vất vả và gian lao”. Phép nhân hóa nhấn mạnh một dân tộc
nhỏ bé đã bao lần phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm tàn bạo. Trải qua bao
thăng trầm lửa đạn, Tổ quốc ta được tạo dựng bằng mồ hôi, xương máu của các thế
hệ cha ông . Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng khơng khuất phục được dân tộc
Việt Nam như Huy Cận từng viết:“Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững/Lưng đeo
gươm tay mềm mại bút hoa”
+ Bốn nghìn năm lập quốc tỏa sáng nền văn hiến Đại Việt đã khẳng định sức mạnh
Việt Nam. Câu thơ "Đất nước như vì sao"là một hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa.

“Sao” là nguồn sáng lấp lánh, là vẻ đẹp bầu trời, vĩnh hằng trong không gian, và thời
gian. So sánh đất nước với vì sao là biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước Việt Nam anh
hùng, giàu đẹp đồng thời khẳng định sự trường tồn của đất nước. Cũng như qui luật
vận hành của vũ trụ, hành trình phát triển của dân tộc ta sẽ không một thế lực nào
ngăn cản được "Cứ đi lên phía trước". Ba tiếng "cứ đi lên"thể hiện chí khí, quyết tâm và


niềm tin sắt đá của dân tộc để xây dựng một Việt Nam "dân giàu, nước mạnh”.
Đặt bài thơ vào thời điểm ra đời- khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả của chiến tranh, ta
càng thấy niềm lạc quan của tác giả
.=>Những hình so sánh, ẩn dụ đẹp và đầy ý nghĩa với giọng điệu thơ trong sáng, tha
thiết. Đoạn thơ đã thể hiện niềm tự hào của nhà thơ về sức xuân của đất nước trong lao
động và chiến đấu cũng như trong truyền thống suất 4000 nghìn năm.Đằng sau vẻ đẹp
của mùa xuân đất nước ta có thể cảm nhận được tình yêu đất nước chân thành, sâu lắng
của nhà thơ.
3.Lời ước nguyện chân thành, tha thiết của nhà thơ được hào nhập và dâng hiến
cho đời( khổ 4,5).
-Từ những rung cảm thiết tha trước vẻ đẹp mùa xuân quê hương đất nước, Thanh Hải đã
bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống, về ý nghĩa giá trị của
cuộc đời mỗi con người(Trích khổ 4)
+Đến khổ thơ này khơng cịn c4ái “tơi” trữ tình riêng như ở đoạn một nữa, ở khổ thơ
này cái “tôi” đã chuyển thành ước nguyện của cái “ta” chung trước hết là ước nguyện
hóa thân thành con chim, cành hoa . Với điệp từ “ta” kết hợp với động từ “làm, nhập”
nhấn mạnh khát vọng hòa nhập của nhà thơ vào bản hợp xướng của dân tộc. Hình ảnh
‘con chim” hót, “1 nhành hoa”, “1 nốt trầm” là 3 hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho cái

đẹp, niềm vui và tài trí của đất nước, con người VN.
+. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết hào nhập cái”tôi” cá nhân vào cái “tôi”
chung của cộng đồng. Con nguời thực sự hạnh phúc khi “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng
mình”. Đúng vậy, đó là khát vọng sống đẹp! Khát vọng sống đó được thể hiện bằng
những hình ảnh đẹp. Tác giả mong muốn được làm bông hoa tỏa ngát hương giữa đời,
là con chim mang tiếng hót, làm nốt trầm xao xuyến đến hiến dâng cho bản giao hưởng
của đất nước. Khát khao của Thanh Hải cũng chính là khát khao của biết bao người con
đất Việt vẫn ngày đêm âm thầm cống hiến cho đất nước dù thời chiến hay thời bình. Đó
thực sự là tâm niệm tha thiết, chân thành, khiêm nhường và khát khao được cống hiến
phần tinh túy nhất của mình làm đẹp cho quê hương, xứ sở. Với Thanh Hải hóa thân là

để hiến dâng, để phục vụ cho 1 mục đích cao cả

- Sang đến khổ thơ sau, nhà thơ đã gửi gắm khát vọng hịa nhập và dâng hiến cho đời
của mình bằng hình ảnh thơ hết sức gần gũi, thân thương nhưng cũng rất độc đáo mới
lạ:“ Một mùa xuân nhỏ /Lặng lẽ dâng cho đời/….Dù là khi tóc bạc.”
+ Cách sử dụng ngôn từ của nhà thơ Thanh Hải rất chính xác,tinh tế và gợi cảm:
Từ ước muốn làm cành hoa- con chim - nốt trầm và một mùa xuân nho nhỏ để lặng
lẽ dâng hiến cho cuộc đời.
+ Mùa xn vốn là khái niệm thời gian vơ hình, trừu tượng nhưng khi đặt cạnh tính
từ “nho nhỏ” đã làm cho nó trở nên hữu hình, cụ thể và mùa xuân đã trở thành 1
ẩn dụ mang ý nghĩa nhân sinh biểu lộ một cuộc đời đáng yêu, một khát vọng sống
cao đẹp. Mỗi người hãy làm một mùa xuân, hãy đem tất cả những gì tốt đẹp, tinh tuý
của mình, dẫu có nhỏ bé để góp vào làm đẹp cho mùa xuân đất nước.
+ Nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là muốn đem tất cả sự sống tươi trẻ, đẹp đẽ

nhất của mình để dâng cho cuộc đời chung. Ơng muốn góp một phần nhỏ bé vào mùa

xuân lớn lao của dân tộc. Nhưng điều đáng quý là những đóng góp của ơng lại rất

khiêm nhường, âm thầm, lặng lẽ, không ồn ào, phô trương. Đặc biệt cụm từ “dâng

cho đời” thể hiện rõ thái độ thành kính, trân trọng. Lời ước nguyện thật thuỷ chung,

son sắt. Đó chính là cảm xúc chân thành của nhà thơ.Cảm động hơn là khi bài thơ

được sáng tác trên giường bệnh 1 tháng trước khi ơng qua đời, có thể xem đây chính

là những lời trăng trối cuối cùng của ông.

- Sự cống hiến ấy được xuất phát từ trái tim sâu nặng, nghĩa tình với cuộc đời: “dù


là tuổi hai mươi” hay “khi tóc bạc”.

+ Hình ảnh hốn dụ “tuổi 20” tượng trưng cho tuổi trẻ, “tóc bạc” tượng trưng cho

tuổi già.

+ Điệp ngữ “dù là” tạo nhịp thơ nhanh, mạnh, thiết tha cho câu thơ ; khẳng định

nhấn mạnh sự cống hiến bền bỉ, mãnh liệt vượt thời gian và không gian, thủy chung,

son sắt từ khi đầu cịn xanh cho đến lúc sương pha mái tóc. Ước nguyện ấy thật đáng

ngợi ca, trân trọng, và suốt cuộc đời Thanh Hải, ông đã sống đúng như ước nguyện

của mình.

5

- Từ ước nguyện trên, nhà thơ đã hướng người đọc đến một vấn đề mang tính nhân

sinh quan về lẽ sống ở đời. Đó là mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Sống là

phải biết cống hiến, phải biết đem cái tơi của riêng mình để hịa vào cái ta rộng lớn.

Mỗi người phải đem đến cho cuộc đời chung những gì đẹp đẽ, tinh túy nhất nhưng

khơng làm mất đi bản sắc riêng.

=> Bằng giọng thơ tự sự, nhỏ nhẹ sâu lắng, ước nguyện hiến dâng của nhà thơ Thanh


Hải thật hết sức giản dị và cao đẹp. Khi ông viết những dịng thơ này cũng là lúc ơng

đang nằm trên giường bệnh. Nếu không phải là con người lạc quan u đời, hẳn khơng

thể viết ra những dịng thơ hay đến vậy. Đọc khổ thơ, mỗi độ xuân về ta càng thêm trân

trọng nhân cách sống của nhà thơ.

4.Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.
-Bài thơ kết thúc bằng sự trở về với những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương,
đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.(Chép khổ cuối)

+ Tác giả có nhắc đến những khúc dân ca xứ Huế “Nam ai”, “Nam bình”, có
giai điệu buồn thương nhưng vô cùng tha thiết.
+ Và qua những khúc “Nam ai”, “Nam bình” này thì nhà thơ đã bộc lộ tình .yêu
tha thiết của mình đối với quê hương, đất nước; thể hiện niềm tin yêu vào cuộc
đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền.
5.Đánh giá , nhận xét.

-Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết theo thể thơ năm chữ,với câu trúc gồm bảy
khổ thơ, mỗi khổ từ bốn đến. Nhạc điệu tha thiết, gần gũi trong sáng, tha thiết gần gũi
với dân ca. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự liền mạch của dịng
cảm xúc, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện
pháp nhân hố, điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo
nên nét đặc sắc cho bài thơ.
-Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, logic dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân.Từ mùa
xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi con người góp vào
mùa xuân lớn của cuộc đời chung.
-Giọng điệu biến đổi phù hợp với mach cảm xúc: vui, mê say, trầm lắng, tha thiết.Qua

đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn thơ Thanh Hải.
III. Tổng kết.

1.Nội dung: Bài thơ là tiếng lịng tha thiết, u mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời
đồng thời thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ: được cống hiến cho đất nước góp
1 mùa xn nho nhỏ của mình vào mùa xn lớn của dân tộc.
2.Nghệ thuật: Thể thơ tiếng có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca.
-Nhiều hình ảnh đẹp giản dị và gợi cảm.
-Những hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo
=>Bài thơ lay động tâm hồn người đọc bởi chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương,
quyến luyến và bởi tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước chân thành, tha thiết của tác
giả.

--------------------------------------------------------------------------------------

6


×