Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNGPHÂN TÍCH MÔ HÌNH CROSSDOCKING CỦA WALMART VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (668.06 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----

TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH MƠ HÌNH CROSS-DOCKING
CỦA WALMART VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG

LĨNH VỰC LOGISTICS

Họ và tên Mã sinh viên Đánh giá mức độ hoàn

I

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN...........................................................................................i
MỤC LỤC......................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG........................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CROSS-DOCKING.............................................2
1.1. Khái niệm Cross-Docking.........................................................................................2
1.2. Phân loại Cross-Docking...........................................................................................2
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của Cross-Docking............................................................4
1.3.1. Ưu điểm của Cross-Docking.....................................................................................4
1.3.2. Nhược điểm của Cross-Docking...............................................................................5
1.3.3. Các mặt hàng phù hợp với Cross-Docking...............................................................5


1.4. Lý do áp dụng Cross-Docking cho các doanh nghiệp.............................................6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ WALMART VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MƠ
HÌNH CROSS-DOCKING CỦA WALMART...............................................................8
2.1. Giới thiệu chung về Walmart....................................................................................8
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Walmart..........................................................8
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Walmart...........................................................................9
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Walmart.......................................................................10
2.2. Thành công trong việc áp dụng Cross-Docking của Walmart.............................12
2.2.1. Câu chuyện ứng dụng Cross-Docking của Walmart...............................................12
2.2.2. Mơ hình Cross-Docking của Walmart....................................................................13
2.3. Bài học từ thành công của Walmart thông qua triển khai Cross-Docking.........17

II

2.3.1. Ưu tiên trải nghiệm khách hàng..............................................................................17
2.3.2. Tận dụng công nghệ và tự động hóa để hồn thiện bộ máy quản lý.......................18
2.3.3. Phát triển và nâng cao dịch vụ vận tải...................................................................19
2.2.4. Khơng ngừng nâng cao chiến lược tiếp thị.............................................................19
2.2.5. Có mối quan hệ tốt với các văn phòng đại diện, cơng ty nước ngồi và mạng lưới đại
lý....................................................................................................................................... 20
2.3.6. Xây dựng thương hiệu logistics...............................................................................21
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS........22
3.1. Tổng quan về doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam..................................22
3.1.1. Dịch vụ logistics bên thứ 3 tại Việt Nam.................................................................22
3.1.2. Doanh nghiệp điển hình tại Việt Nam đã áp dụng thành cơng mơ hình Cross-Docking
24
3.2. Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi áp dụng Cross-Docking . 26
3.2.1. Cơ hội..................................................................................................................... 26
3.2.2. Thách thức..............................................................................................................27
3.3. Khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượn của kỹ thuật Cross-Docking

ở Việt Nam...................................................................................................................... 29
3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng...............................................................29
3.3.2. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức.............................................29
3.3.3. Áp dụng thương mại điện tử và các phương pháp quản lý hiện đại........................30
3.3.4. Xây dựng chiến lược marketing cho dịch vụ Logistics............................................30
3.3.5. Hợp tác chặt chẽ với văn phòng đại diện và các cơng ty nước ngồi tại Việt Nam
31
KẾT LUẬN.....................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................33

III

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Một số dịch vụ 3PL được sử dụng bởi các doanh nghiệp sản xuất và thương mại
tại Việt Nam năm 2022.....................................................................................................23

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Mơ hình Cross-Docking của Walmart.................................................................14
Hình 2. Danh sách Top 10 Cơng ty uy tín ngành Logistics năm 2022 - nhóm ngành Giao
nhận vận tải quốc tế, Kho bãi, Dịch vụ Logistics bên thứ 3, thứ 4....................................23
Hình 3. Vinafco áp dụng mơ hình Cross-Docking............................................................25

IV

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa
LTL: Less than truckload Vận chuyển hàng ít hơn so với xe tải
RFID: Radio frequency Indentification Nhận dạng qua tần số vô tuyến
VMI: Vendor Managed Inventory Quản lý kho hàng bởi nhà cung cấp


POS: Point of sales Điểm bán hàng

CPFR: Collaborative planning, forecasting Hợp tác lên kế hoạch, dự báo và bổ sung
and replenishment Trao đổi dữ liệu điện tử

EDI: Electronic Data Interchange

VALOMA: Vietnam Association for Hiệp hội Phát triển nhân lực Logistics Việt
Logistics Manpower Development Nam

VLI: Vietnam Logistics Research and Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics
Development Institute Việt Nam

3PL: Third-party Logistics Logistics bên thứ ba

ICD: Inland Container Depot Cảng cạn/ Điểm thông quan nội địa

FTA: Free trade agreement Hiệp định thương mại tự do

V

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế toàn cầu phát triển như hiện nay, Việt Nam đang hội nhập quốc tế
sâu sắc, hoạt động thương mại hàng hoá ngày càng tăng lên cả quy mô và cơ cấu thị
trường. Các doanh nghiệp trong nước vừa có nhiều cơ hội hơn nhưng cũng vừa gặp nhiều
thách thức hơn, đặc biệt trong q trình vận động – lưu thơng hàng hóa hiệu quả.
Logistics đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng nhất cần được quan tâm tới
trong việc điều hành một doanh nghiệp thành công. Trong số tất cả các kỹ thuật được áp

dụng trong Logistics, Cross-Docking đã trở thành lựa chọn ưa thích của rất nhiều doanh
nghiệp, bao gồm một trong những nhà bán lẻ lớn nhất trên thế giới hiện nay, Walmart. Bài
nghiên cứu này xác định các đặc điểm của Cross-Docking và nhấn mạnh những lợi ích
trong việc áp dụng kỹ thuật này. Đặc biệt, nghiên cứu của nhóm chúng em tìm hiểu cách
Walmart áp dụng phương pháp này trong hệ thống của mình và cách Walmart đạt được
lợi thế cạnh tranh so với các nhà bán lẻ khác từ việc áp dụng Cross-Docking, từ đó rút ra
một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực Logistics.

Nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích mơ hình Cross-Docking của
Walmart và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực Logistics” để nghiên cứu.

Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về Cross-Docking

Chương 2: Tổng quan về Walmart và phân tích thực trạng mơ hình Cross-Docking
của Walmart

Chương 3: Bài học cho Việt Nam trong lĩnh vực Logistics

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Hiền Minh đã giảng dạy và
hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Do cịn hạn chế về thời gian
và nguồn lực nên bài tiểu luận còn thiếu sót, nhóm chúng em rất mong nhận được những
góp ý và nhận xét từ cơ để có thể hồn thiện hơn.

1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CROSS-DOCKING

1.1. Khái niệm Cross-Docking


Được ra đời ở Mỹ, Cross-Docking lần đầu tiên được áp dụng trong ngành vận tải
đường bộ vào những năm 1930 và tiếp tục phát triển cho đến những năm 1950, khi nó bắt
đầu được triển khai trong lĩnh vực bán lẻ. Nhưng phải đến những năm 1980, kỹ thuật này
mới trở nên phổ biến khi Walmart – một trong những nhà bán lẻ lớn nhất thế giới – quyết
định sử dụng Cross-Docking trong hệ thống của mình.

Có giả định rằng, Cross-Docking là việc chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu từ hãng
vận tải nhập cảnh sang hãng vận tải xuất khẩu mà khơng có hàng hóa hoặc sản phẩm thực
sự vào kho hoặc được đưa vào kho lưu trữ. Như vậy, sản phẩm “vượt bến” từ khu vực bến
nhận đến khu vực bến đi” (Ray, 2004).

Mặc khác, Cross-Docking là một kỹ thuật “bao gồm việc dỡ hàng từ xe tải, phân
loại các mặt hàng chứa trong đó và chất lại trực tiếp lên xe tải xuất đi nhằm giảm thiểu
việc lưu trữ tạm thời” (Ladier và cộng sự, 2016).

Ngày nay, Cross-Docking được triển khai trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất
và phân phối, từ nhà bán lẻ đến nhà bán lẻ. Trường hợp nổi bật nhất là công ty bán lẻ
khổng lồ Walmart, trong đó hệ thống Cross-Docking được coi là một trong những phần
không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của Walmart. Việc triển khai Cross-Docking và các
tiến bộ liên quan đã giúp Walmart vượt lên trên tất cả các đối thủ khác về công nghệ, vận
tải và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Khái niệm Cross-Docking không thay đổi nhiều theo thời gian và vẫn được sử dụng
cho đến ngày nay. Ta có thể hiểu đơn giản Cross-Docking là phương thức vận chuyển
hàng hóa, mà thơng qua phương thức này, hàng hóa có thể được tối ưu q trình lưu kho.
Hàng hóa sau khi được vận chuyển đến kho trung chuyển hay kho Cross Dock sẽ được dỡ
xuống và phân loại (VILAS,2022). Hàng hóa khơng ở lại đây q 24 giờ và sau đó liên
tục được xếp lên hãng vận chuyển tiếp theo (Moghadam và cộng sự, 2014).


1.2. Phân loại Cross-Docking

Có rất nhiều cách để phân loại Cross-Docking, trước hết có hai loại
chính dưới đây: 2

- Cross-Docking trước khi phân phối: là q trình hàng hóa được dỡ xuống, phân
loại, tập kết và đóng gói theo hướng dẫn được xác định trước khi phân phối ngay khi hàng
đến nơi và chỉ ở trong kho một thời gian ngắn.

- Cross-Docking sau phân phối: hàng hóa được lưu giữ trong kho cho đến khi tìm
được khách hàng, nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, các nhà
phân phối và người bán có thể lập kế hoạch và đưa ra quyết định tốt hơn về phương tiện
vận chuyển và tuyến đường vận chuyển, số lượng hàng tồn kho, dự báo doanh số và xu
hướng hiện tại trong thị trường.

Ngồi ra, Cross-Docking cịn có thể được chia thành các nhóm nhỏ hơn với những
đặc điểm khác biệt như sau:

- Thứ nhất, Cross-Docking của nhà phân phối, là một quá trình khi nhiều tải sản
phẩm đến từ các nhà cung cấp khác nhau được kết hợp và đưa vào một pallet sản phẩm hỗn
hợp trong một lô hàng cuối cùng và giao cho khách hàng. Trong phương pháp này, hàng
hóa cần một khoảng thời gian ngắn để lưu trữ tạm thời trong kho (chủ yếu là ở khu vực
tập kết) cho đến khi chất đầy xe tải lô hàng.

- Thứ hai, Cross-Docking sản xuất, vật tư đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất
được tập trung tại nhà kho, nơi chúng được sắp xếp và cấu thành thành các tập hợp con để
phục vụ cho quá trình sản xuất đơn đặt hàng sản xuất.

- Thứ ba, Cross-Docking cơ hội, sẽ có một luồng hàng hóa liên tục và trực tiếp qua
một trạm Cross-Docking được chuyển từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng.

Phương pháp này chủ yếu được áp dụng khi có những mặt hàng như hàng re-order, hàng
nhập trễ cần phải đưa ngay vào hãng tàu khi nhận hàng hoặc gộp chung với các mặt hàng
khác từ kho về thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng hơn là vào kho. Bằng cách
này, dịch vụ khách hàng có thể được cải thiện. Cross-Docking cơ hội có thể yêu cầu thời
gian chờ đợi ngắn khi các xe tải đầu ra đầu vào không đến cùng một lúc.

- Thứ tư, Cross-Docking bán lẻ, đã trở nên nổi tiếng sau khi triển khai trong hệ
thống của Walmart, chính là quá trình liên quan đến việc tiếp nhận nhiều sản phẩm từ các
nhà cung cấp khác nhau, sau đó phân loại vào các xe tải đầu ra cho các cửa hàng bán lẻ.

3

- Thứ năm, Cross-Docking trong vận tải, liên quan đến việc nhận và tập hợp hàng
hóa từ nhiều hãng vận chuyển, được áp dụng trong lĩnh vực tải trọng ít hơn xe tải (LTL)
các lĩnh vực đóng và gói nhỏ để đạt được tính kinh tế theo quy mơ.

1.3. Ưu điểm và nhược điểm của Cross-Docking

1.3.1. Ưu điểm của Cross-Docking

a. Tiết kiệm chi phí

Một trong những ưu điểm lớn nhất của Cross-Docking là hiệu quả về mặt chi phí.
Theo một số nghiên cứu, “Quá trình phân phối chiếm 30% giá thành bán sản phẩm và
khía cạnh này làm tăng chi phí chung của tồn bộ quy trình chuỗi cung ứng” (Lee và cộng
sự, 2019) và “tác động tiêu cực đến các nhà cung cấp và quy trình sản xuất do có tính
cạnh tranh cao và dễ dàng tiếp cận một số thị trường” (Daehy và cộng sự, 2019). Do đó,
ưu điểm này của Cross-Docking có thể giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh lớn
so với đối thủ cạnh tranh của nó. Vì hàng hóa khơng cần phải lưu tại kho bất kỳ lúc nào
hoặc thời gian lưu kho tương đối ngắn nên chi phí đóng gói và lưu kho có thể được giữ ở

mức thấp đáng kể. Ngay cả khi hàng hóa được lưu lại tại trạm chéo một thời gian, việc
xây dựng cơ sở vật chất tại trạm chéo cũng ít tốn kém hơn so với nhà kho thông thường.
Các cơng ty có thể cần th một địa điểm nhỏ để dỡ hàng, nhưng chi phí họ phải trả nhỏ
hơn đáng kể so với tiền thuê một mặt bằng hoàn chỉnh.

Ngồi ra, chi phí vận chuyển và phân phối mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
khi áp dụng Cross-Docking cũng rất lớn do các hãng vận tải cần chất đầy hàng hóa để bắt
đầu giao hàng và tất cả các sản phẩm có chung một điểm đến sẽ đi cùng nhau.

Hơn nữa, nếu khơng có hoặc có sự tham gia tối thiểu của liên kết lưu trữ và chọn
hàng trong kỹ thuật này, số lượng lao động có thể giảm và chi phí lao động cũng giảm.

b. Tiết kiệm thời gian

Một ưu điểm khác của Cross-Docking có thể thấy rõ là giao nhận hàng nhanh hơn. Khi
hàng hóa được giao trực tiếp cho khách hàng mà khơng lưu kho hoặc chỉ để nguyên tại kho
trong một khoảng thời gian ngắn đồng nghĩa với việc thời gian khách hàng phải chờ

4

đợi giảm đi đáng kể. Đây cũng là cách để doanh nghiệp có được mức độ hài lịng cao hơn
từ phía khách hàng.

c. Dễ dàng xử lý

Hơn nữa, Cross-Docking giúp doanh nghiệp xử lý hàng hóa dễ dàng hơn. Nó giúp
nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng và chức năng ghi nhãn và cân khi chuyển động,
xác minh nhãn, ... Kỹ thuật này giúp giảm thời gian lưu hàng hóa trong kho và trên các
phương thức vận tải khác nhau. Ngồi ra, cịn giảm thiểu những rủi ro mà doanh nghiệp
có thể gặp phải nếu hàng hóa bị hư hỏng, mất cắp.


1.3.2. Nhược điểm của Cross-Docking

Mặc dù có nhiều lợi ích khác nhau nhưng Cross-Docking vẫn có một số nhược
điểm. Cross-Docking có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian, nhưng
để làm quen với nó, sử dụng để lập kế hoạch và giám sát nhằm đảm bảo quá trình diễn ra
sn sẻ và hiệu quả có thể mất tương đối nhiều thời gian, cần có sự đầu tư và quản lý tốt
để thiết kế hiệu quả hệ thống Cross-Docking lâu dài. Chi phí lao động và đầu tư cơng
nghệ cũng phát sinh do hoạt động Cross-Docking cần khối lượng công việc lớn hơn do
phải vận chuyển và di chuyển hàng hóa tại nhiều bến cảng.

Ngồi ra, có rất ít chỗ cho những sai sót trong hoạt động Cross-Docking vì đây có nhiều
khả năng là một quá trình liên tục hơn so với quy trình truyền thống nên nếu một số lỗi xuất
hiện trong hệ thống sẽ gây ra sự giảm hiệu quả, chậm trễ trong việc giao hàng và dẫn đến một
số tổn thất cho cả công ty và khách hàng. Một lỗi hệ thống có thể dẫn tới nhiều hậu quả
khơng chỉ của một sản phẩm ra đời muộn mà cịn có thể là một chuỗi cung ứng.

Tuy nhiên, những nhược điểm này ít hơn đáng kể so với những lợi ích nêu trên nên
ưu điểm vẫn nhiều hơn nhược điểm. Vì vậy, Cross-Docking vẫn là một lựa chọn đầy hứa
hẹn để các doanh nghiệp đầu tư và triển khai nhằm nâng cao lợi nhuận.

1.3.3. Các mặt hàng phù hợp với Cross-Docking

Cross-Docking có thể được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, nó chủ yếu
phù hợp cho:

5

- Sản phẩm dễ hỏng cần giao hàng ngay: Các loại thực phẩm dễ hỏng cần được bảo
quản trong tủ đơng hay nơi có nhiệt độ thấp. Ví dụ như thực phẩm tươi: rau củ, trái cây, thực

phẩm đóng gói tươi, thịt và cá sống đều là những sản phẩm cần giao ngay để đảm bảo chất
lượng và an toàn thực phẩm. Vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng và dễ vỡ địi hỏi phải thực
hiện cẩn thận và nhanh chóng, do đó, Cross-Docking trở thành lựa chọn thuận lợi.

- Hàng quảng cáo hay hàng theo mùa mới được giới thiệu ra thị trường: Hàng quảng
cáo được tung ra để thu hút khách hàng cho bộ sưu tập mới, hay đưa ra những mặt hàng
phiên bản giới hạn gắn liền với một sự kiện trong năm. Việc đưa các mẫu mã ra đúng
thời điểm giúp doanh nghiệp tăng doanh thu mạnh mẽ khi nhu cầu thị trường đang ở mức
cao. Để tận dụng tối đa những sự kiện này, điều quan trọng là sản phẩm phải được giao
đúng thời gian và quy trình phải được thực hiện dễ dàng. Cross-Docking có thể đảm bảo
những nhu cầu này với mức giá hợp lý đáng kể so với các phương thức vận tải khác.

- Sản phẩm có giá trị: Có nghĩa là các sản phẩm mới có khả năng thương mại hóa
cần được chăm sóc và an tồn ở mức độ cao. Hơn nữa, một số sản phẩm này yêu cầu quy
trình giám sát và bảo mật cao có thể đạt được bằng mạng lưới cơng nghệ hiện đại. Đó là
thế mạnh của Cross-Docking - phương thức vận chuyển dựa trên công nghệ tiên tiến.

- Mặt hàng chủ lực và các nhu yếu phẩm khác có nhu cầu ổn định nên cần vận
chuyển với số lượng lớn: Nhu yếu phẩm là thứ mà con người phải có thì mới có thể sống
ổn định, tức là họ cần ngay lập tức bổ sung hàng và thường có số lượng lớn; ví dụ: thực
phẩm và đồ uống chủ yếu như bánh mì, ngũ cốc và cà phê.

- Hàng đã được gắn thẻ (bar coded, RFID), dán nhãn và sẵn sàng để bán cho
khách hàng: Thường được đặt trước để bán, nhằm mục đích bán lẻ. Quá trình này cắt
giảm số lượng về thời gian cần thiết để chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để bán, sử dụng hoặc
mua mà khơng cần đóng gói lại.

1.4. Lý do áp dụng Cross-Docking cho các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng Cross-Docking vì nó đem lại nhiều lợi ích quan

trọng trong quản lý chuỗi cung ứng. Cross-Docking giúp giảm chi phí lưu trữ, loại bỏ nhu
cầu lưu trữ hàng hóa trong kho trung gian, giảm bớt chi phí liên quan đến bảo dưỡng kho

6

và chi phí lưu trữ dài hạn. Đồng thời, phương pháp này giúp tối ưu hóa quy trình vận
chuyển, giảm chi phí vận chuyển và tận dụng tối đa dung lượng của các phương tiện.

Cross-Docking cũng tăng tốc độ chuỗi cung ứng bằng cách giảm thời gian hàng hóa
ở trong hệ thống, từ nhà cung cấp đến điểm đích cuối cùng, giúp doanh nghiệp có khả năng
đáp ứng nhanh chóng với biến động trong nhu cầu thị trường. Khả năng linh hoạt này cùng
với khả năng đáp ứng linh hoạt với thay đổi trong chuỗi cung ứng làm cho Cross-Docking
trở thành một lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong môi trường
kinh doanh động và biến động.

Ngồi ra, Cross-Docking cịn giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng hiệu suất nhân
sự bằng cách giảm bớt các hoạt động quản lý và vận hành kho phức tạp. Điều này không chỉ
mang lại sự hiệu quả mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào các
hoạt động chiến lược và cải thiện mối quan hệ với đối tác vận chuyển và nhà cung cấp.

7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ WALMART VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔ
HÌNH CROSS-DOCKING CỦA WALMART

2.1. Giới thiệu chung về Walmart

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Walmart

Walmart được biết đến là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới được

thành lập vào năm 1962 tại Bentonville, bang Arkansas, Mỹ bởi Sam Walton. Tuy nhiên,
trước khi bắt đầu kinh doanh hệ thống các cửa hàng bán lẻ này, Sam Walton đã sở hữu
thành công chuỗi cửa hàng với tên gọi Ben Franklin. Cho đến khi Walton nhận ra xu
hướng mới là giảm giá bán lẻ, dựa vào việc bán những khối lượng lớn hàng hóa thơng qua
các cửa hàng bán lẻ chi phí thấp; ơng đã quyết định mở những cửa hàng lớn với những
đặc điểm như kho hàng để cạnh tranh. Ông đặt tên cho chuỗi với 18 cửa hàng này là
“Walmart Discount City” có trụ sở tại Arkansas. Đến năm 1969, cơng ty Walmart Stores
Inc. chính thức ra đời. Vào năm 1991, Walmart bắt đầu thâm nhập thị trường quốc tế
bằng việc liên doanh với Cifra trên thị trường Mexico. Hai năm sau đó, cơng ty mua lại
122 cửa hàng từ Woolworth, Canada. Năm 1997, Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất
tại Canada và Mexico. Cùng năm đó, Walmart mua lại chuỗi 21 đại siêu thị Wertkauf của
Đức. Nỗ lực mở rộng thị trường quốc tế được thực hiện khi công ty liên tiếp mua lại hoặc
liên doanh với các nhà phân phối địa phương ở các nước như Bra-xin, Ac-hen-ti-na,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh…

Đến năm 2002, Walmart trở thành công ty lớn nhất thế giới về doanh thu theo bình
chọn của tạp chí Fortune. Đồng thời cũng trong năm này, Walmart từng bước tiến vào thị
trường Nhật Bản thông qua việc đầu tư vào hệ thống siêu thị Seiyu và đạt được nhiều thành
tựu vô cùng nổi bật. Năm 2012, Walmart đánh dấu sự phát triển ở tuổi 50 của mình với hơn
10.000 cửa hàng bán lẻ phân phối trên 27 quốc gia. Walmart thu hút hơn 2.2 triệu người lao
động cả thế giới và tại Mỹ là 1.4 triệu, hơn 200 triệu khách hàng mỗi tuần trên toàn thế giới.
Đến năm 2019, theo số liệu của Fortune Global 500 công bố, mức doanh thu của tập đoàn
này rơi vào hơn 500 tỷ USD mỗi năm giữ vững danh hiệu tập đoàn số một với doanh thu
nhiều nhất thế giới. Từ 2018 đến nay, Walmart đã thể hiện tham vọng mở rộng lĩnh vực kinh
doanh qua việc gia nhập nền tảng cho thuê video – dịch vụ phát trực tuyến video với

8

giá rẻ; ra mắt thương hiệu quần áo và phụ kiện cho nữ giới; dịch vụ giao hàng miễn phí;
tài chính cơng nghệ (Fintech). Tính đến nay, Walmart đang vận hành các trang thương

mại điện tử E-Commerce, 11484 cửa hàng, Clubs tại 27 quốc gia trên thế giới. Trong năm
tài chính kết thúc vào 31, tháng 1 năm 2023, doanh thu trên thị trường thế giới của
Walmart đạt 611 tỷ đô la Mỹ (Statista, 2023).

Chuỗi cung ứng phù hợp chính là động lực cốt lõi cho sự phát triển của Walmart từ
một nhà bán lẻ nhỏ ở vùng nơng thơn Arkansas đến vị trí dẫn đầu ngành hàng bán lẻ trên
toàn cầu. Việc Walmart đã trở thành nhà bán lẻ hàng đầu là nhờ có quyết định tạo hệ
thống dựa trên phân tích dữ liệu thông qua hệ thống quét mã vạch, hệ thống điểm bán
hàng và thu thập dữ liệu theo thời gian thực (Mark, 2012). Hơn nữa, đó cũng là kết quả
của hoạt động chuỗi cung ứng hiệu quả được cung cấp bởi các trung tâm phân phối tự
động kết hợp với máy hệ thống kiểm kê trên máy tính (Chandran, 2003). Walmart cũng
nổi tiếng vì vận hành thành cơng hệ thống vận tải của riêng mình và mơ hình Cross-
Docking sáng tạo, từ đó sản phẩm có thể được chuyển tiếp từ đầu vào tới đầu ra mà
không cần đến bước lưu trữ trung gian (Johnson, 2008).

2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Walmart

Sứ mệnh của Walmart chính là “cùng nhau hợp tác làm việc để giảm chi phí cho
mọi người, giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn”, điều này phù hợp với giá trị cốt
lõi của tổ chức chính là phục vụ người khác. Walmart đem lại những dịch vụ giúp cho
khách hàng cảm thấy hài lịng với những gì mình mua. Với việc bán giá thấp cho mọi
người, Walmart đã giúp mình có thêm nhiều khách hàng và giúp khách hàng có thể tiết
kiệm được chi phí mua hàng một cách tốt nhất. Năm 1992, Sam Walton đã tuyên bố viễn
cảnh của tập đoàn với sự khẳng định những giá trị cốt lõi và mục đích cốt lõi làm nền tảng
định hướng cho các hành động của Walmart. Chính vì vậy từ nền tảng là giá trị cốt lõi và
mục đích cốt lõi mà xây dựng nên viễn cảnh của tập đoàn Walmart.

Tại Walmart, Sam Walton đã tạo dựng tầm nhìn về việc "tiết kiệm tiền cho mọi người
và giúp họ sống tốt hơn"- và làm điều đó bằng cách phục vụ người khác, phấn đấu đạt
được kết quả xuất sắc, tôn trọng mọi người và hành động với sự chính trực (đây chính

là giá trị cốt lõi của Walmart). Từ những ngày đầu thành lập, Sam Walton đã xác định giá

9

trị cốt lõi cho cơng việc kinh doanh của mình là “Cung cấp hàng giá rẻ - Tiết kiệm tiền
cho người tiêu dùng.” Gắn với câu slogan “We save people money so they can live
better”. Walmart luôn mong muốn đem lại những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống của
con người với mức giá rẻ nhất có thể, phục vụ cuộc sống nhưng cũng giúp họ tiết kiệm
chi phí góp phần cải thiện cuộc sống, hướng họ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Walmart
tin rằng họ có thể đem lại cho những người nghèo, những người có thu nhập trung bình có
khả năng mua sắm như những người giàu. “To give ordinary folk a chance to buy the
same things as rich people”.

Mục đích này đã thấm sâu và dẫn dắt con đường kinh doanh của Walmart, dù Walmart
đang ở trong giai đoạn lịch sử nào, hoạt động ở địa phương quốc gia nào có được dẫn dắt,
thực hiện bởi bất cứ ai. Walmart sẽ luôn luôn được nhắc đến như một cửa hàng chiết khấu
cung cấp sản phẩm với giá rẻ mỗi ngày, tiết kiệm tiền để được cuộc sống tốt hơn.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Walmart

Các hoạt động kinh doanh của Walmart chia thành bốn bộ phận: Bộ phận Walmart
tại Mỹ (Walmart U.S.), Walmart International (Bộ phận quốc tế), Sam's Club (Câu lạc bộ
Sam) và Global eCommerce (Thương mại điện tử tồn cầu). Cơng ty cung cấp các hình
thức bán lẻ khác nhau trên khắp các bộ phận này, bao gồm siêu trung tâm, siêu thị, đại
siêu thị, kho hàng tập trung, cửa hàng cash-and-carry, cải thiện nhà cửa, thiết bị điện tử
đặc biệt, nhà hàng, cửa hàng may mặc, hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi và bán lẻ kỹ thuật số.

 Bộ phận Walmart tại Mỹ (Walmart U.S.)

Bộ phận Walmart tại Mỹ là bộ phận lớn nhất, có doanh thu rịng là 420,6 tỷ USD

chiếm 69% tổng doanh thu rịng của Walmart trong năm tài chính 2023 (Walmart Annual
Report, 2023) và chỉ kinh doanh trên phạm vi nước Mỹ; gồm các hình thức bán lẻ khác
nhau là:

- Chuỗi cửa hàng giảm giá Walmart (Walmart Discount Stores), được mở cửa đầu
tiên vào năm 1962 bởi Sam Walton. Ngày nay, công ty có 629 cửa hàng được phân bố trên
tồn nước Mỹ. Kích cỡ trung bình của mỗi cửa hàng khoảng 108.000 mét vng Anh. Mỗi
cửa hàng có khoảng 225 nhân viên phục vụ. Các loại mặt hàng được bày bán gồm: đồ may

10

mặc gia đình, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồ điện tử, đồ chơi, các sản phẩm
làm vườn, đồ trang sức, đồ nội thất, máy móc tự động, đồ gia dụng, sản phẩm thể thao…

- Siêu trung tâm Walmart (Walmart Supercenters), được phát triển từ năm 1988,
và hiện này có 3.029 siêu trung tâm ở Mỹ, với diện tích trung bình vào khoản 185.000
mét vuông Anh với khoảng 350 nhân viên mỗi trung tâm. Các siêu trung tâm này mở cửa
cả ngày và đêm, chuyên phục vụ các mặt hàng thực phẩm, và những hàng tạp hóa.

- Thị trường lân cận (Walmart Neighborhood Markets), được thành lập nhằm phục
vụ nhu cầu mua sắm nhanh và thuận tiện cho khách hàng về các sản phẩm như: hàng tạp
hóa, dược phẩm, và một số mặt hàng phổ thơng khác. Hình thức này được phát triển từ
năm 1998, hiện cơng ty có 168 thị trường lân cận, với khoảng 95 nhân viên phục vụ từng
thị trường.

- Các cửa hàng nhỏ (Walmart Express Stores), hai cửa hàng nhỏ đầu tiên được mở
cửa vào tháng 6 năm 2011 tại Arkansas nhằm mục đích cung cấp hàng hóa tạm thời cho
khách hàng, đặc biệt khách hàng ở những khu vực không thể thường xuyên đến các cửa
hàng lớn. Các cửa hàng này có diện tích nhỏ, trung bình khoảng 15.000 mét vng Anh,
chun phân phối các hàng tạp hóa, và những hàng phổ thơng.


 Câu lạc bộ Sam (Sam’Club):

Câu lạc bộ Sam gồm các câu lạc bộ cửa hàng thành viên, có doanh thu rịng là 84,3 tỷ
USD, chiếm 14% tổng doanh thu ròng của Walmart trong năm tài chính 2023 (Walmart
Annual Report, 2023). Câu lạc bộ Sam được mở đầu tiên tại thành phố Midwest, Oklahoma
vào năm 1983. Hiện nay, có 611 câu lạc bộ hoạt động ở Mỹ, và hơn 100 câu lạc bộ quốc tế
ở Bra-xin, Trung Quốc, Mê-hi-cô, và Puerto Rico. Đối tượng khách hàng của câu lạc bộ
Sam gồm người tiêu dùng, và cả các doanh nghiệp nhỏ với mức phí/năm là 35 đô la cho
khách hàng doanh nghiệp và 40 đô la cho khách hàng cá nhân.

 Bộ phận quốc tế (Walmart International):

Bộ phận quốc tế đóng góp phần doanh thu rịng là 101,0 tỷ USD, chiếm 17% tổng
doanh thu ròng của Walmart vào năm tài chính 2023 (Walmart Annual Report 2023). Năm
1991, Walmart trở thành công ty quốc tế khi mở một câu lạc bộ Sam ở Mê-hi-cô. Hai năm

11

sau đó, bộ phận quốc tế được thành lập. Hơn 90% các cửa hàng thuộc bộ phận quốc tế
hoạt động với thương hiệu không phải là Walmart như: Pali ở Costa-Rica, Todi-Dia ở
Braxin… Hiện nay, bộ phận quốc tế của Walmart có tới 5,651 cửa hàng ở 26 thị trường
khơng tính Mỹ như: Nhật Bản, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Canada, Costa Rica,
Chi-lê, Botswana, El Salvador, Ấn Độ, Honduras, Gua-ta-ma-la, Gha-na, Mê-hi-cô, Anh,
Nam Phi, Mô-zăm-bich, Ni-giê-ria…

 Thương mại điện tử toàn cầu (Global eCommerce):

Đặc biệt, từ năm 2000, Walmart bắt đầu triển khai giao dịch thương mại điện tử đầu
tiên bằng cách tạo cả Walmart.com và samsclub.com. Kể từ đó, giao dịch thương mại

điện tử của Walmart liên tục phát triển. Vào năm 2007, tận dụng các cửa hàng thực tế sẵn
có, walmart.com đã triển khai dịch vụ Site to Store, cho phép khách hàng mua hàng trực
tuyến và nhận hàng tại các cửa hàng. Những năm gần đây, Walmart đã đầu tư rất nhiều
vào đổi mới đa kênh và Thương mại điện tử, cũng như thực hiện một số thương vụ mua
lại thương mại điện tử để phục vụ khách hàng tốt hơn; đồng thời cho phép tận dụng công
nghệ, tài năng và kiến thức chuyên môn, ươm mầm các thương hiệu bản địa kỹ thuật số.
Với những đổi mới như dịch vụ lấy hàng ngồi cửa hàng (Curbside Pickup), thanh tốn di
động (Mobile Scan & Go) và nhiều ứng dụng khác, Walmart đang mang đến cho khách
hàng nhiều phương thức hơn để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đồng thời tái tạo cách mà
mua sắm số và mua sắm vật lý hoạt động cùng nhau.

2.2. Thành công trong việc áp dụng Cross-Docking của Walmart

2.2.1. Câu chuyện ứng dụng Cross-Docking của Walmart

Thực hiện đổi mới trong chuỗi cung ứng của Walmart bắt đầu bằng việc cơng ty loại
bỏ một vài mắt xích trong chuỗi. Vào những năm 1980, Walmart bắt đầu làm việc trực
tiếp với các nhà sản xuất (Vendor Managed Inventory-VMI) để cắt giảm chi phí và quản
lý chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.

Cross-Docking được triển khai như một phần trong sáng kiến quản lý hàng tồn kho bởi
nhà cung cấp (VMI) của họ. Các nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra mức độ lưu
kho đối với sản phẩm của mình trong chính các nhà kho của Walmart thông qua hệ

12

thống cơ sở dữ liệu được chia sẻ bởi Walmart. Điều này giúp họ xác định chính xác các
mặt hàng sắp hết, sau đó hàng hóa sẽ ngay lập tức được bổ sung nhằm tăng khả năng đáp
ứng nhu cầu của khách hàng (giảm tình huống cháy hàng xảy ra), tăng khả năng dự báo
của nhà cung cấp và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà cung cấp và Walmart.


Do đó, Walmart có thể mong đợi gần như hồn thành 100% đơn đặt hàng đối với
hàng hóa. Năm 1989, Walmart được mệnh danh là nhà bán lẻ của thập kỷ, với chi phí
phân phối ước tính chỉ bằng 1,7% giá vốn hàng bán, vượt trội so với các đối thủ như
Kmart (3,5%) và Sears (5%).

Nhờ VMI, các nhà cung cấp của Walmart có thể giao hàng trực tiếp đến các kho của
Walmart, nơi hàng hóa được đóng gói và phân phối ngay lập tức mà hầu như khơng mất
thời gian lưu kho. Ví dụ trường hợp của các sản phẩm P&G, tại các trung tâm phân phối
của Walmart, hàng hóa sẽ được bốc dỡ trực tiếp từ xe tải lên phương tiện vận chuyển của
Walmart rồi đi thẳng đến các cửa hàng.

Việc loại bỏ gần như việc lưu trữ hàng tồn kho đã giảm đáng kể chi phí bảo quản,
lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có hạn sử dụng ngắn, dễ hỏng. Bên cạnh đó,
Cross-Docking cũng làm giảm chi phí vận chuyển bằng cách giảm thời gian vận chuyển
(vì mỗi kho phân phối cách bất kỳ cửa hàng Walmart nào trong vòng 130 dặm) và cho
phép Walmart thương lượng biên giá tốt hơn với các nhà cung cấp.

2.2.2. Mơ hình Cross-Docking của Walmart

Trong những năm vừa qua, Walmart đã thực hiện nhiều cải tiến giúp kiểm sốt dịng
hàng hóa. Là cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Mỹ tận dụng sức mạnh của hệ thống máy tính và
mã vạch để quét dữ liệu điểm bán hàng (POS), Walmart đã sớm chấp thuận sử dụng phần
mềm thu thập dữ liệu bán hàng theo thời gian thực để dự báo nhu cầu của khách hàng và
cho phép các nhà cung cấp bổ sung sản phẩm tại cửa hàng ngay lập tức. Hệ thống liên kết
bán lẻ độc quyền của Walmart, là mạng vệ tinh, cơ sở dữ liệu trung tâm và hệ thống POS
kết nối tất cả các chuỗi cung ứng ở cấp cửa hàng, đã giúp công ty tăng thêm doanh thu 8,5
triệu đơ la chỉ trong vịng sáu tháng đầu tiên triển khai. Đây là nền tảng để áp dụng hoạt

13


động Cross-Docking - một phương pháp đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh chóng và tinh thần
đồng đội mạnh mẽ giữa người quản lý cửa hàng và nhà cung cấp.

Walmart chưa bao giờ tự bảo vệ mình khỏi việc khơng ngừng cải tiến quy trình vận
chuyển. Theo Walmart, “Kể từ năm 2017, chúng tôi đã làm việc với Symbotic để tối ưu
hóa hệ thống và chuyển đổi chuỗi cung ứng. Mặc dù công nghệ này hoạt động để phân
loại, lưu trữ, lấy và đóng gói hàng hóa lên pallet, nhưng nó cũng mang đến cơ hội đào tạo
các cộng sự của chúng tôi về cách sử dụng thiết bị mới này, phát triển các công nghệ mới,
kỹ năng và chuẩn bị cho công việc trong tương lai. Chúng tôi cũng đã triển khai một trung
tâm hợp nhất công nghệ cao ở Colton, California, điều này sẽ cho phép khối lượng vận
chuyển qua trung tâm tăng gấp ba lần.” Walmart đã áp dụng năm loại hình kỹ thuật về
"Cross-Docking" trong các hoạt động quản lý hàng tồn kho của mình.

Hình 1. Mơ hình Cross-Docking của Walmart
Nguồn: Gemadept
Logistics

 Cross-Docking cơ hội: Theo chiến lược này, Walmart mua một số lượng chính xác các
sản phẩm từ các nhà cung ứng và vận chuyển cho khách hàng mà không cần lưu kho
sản phẩm trong kho của Walmart.
14


×