Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận xã hội học tôn giáo các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của phật tử hiện nay 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.96 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết ................................................................................... 1

2. Tổng quan tài liệu............................................................................ 2

2.1 Hướng nghiên cứu chung về Phật giáo ................................................ 2

2.2 Hướng nghiên cứu về niềm tin, sức khỏe tâm thần. ............................. 9

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 12

3.1 Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 13

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ............................. 13

4.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 13

4.2 Khách thể nghiên cứu ......................................................................... 13

4.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 13

5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................. 13

6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu..................................................... 15

6.1.1 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................... 15

6.1.2 Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................... 15



7. Biến số và khung lý thuyết............................................................ 15

7.1 Biến số ................................................................................................ 15

7.2 Khung lý thuyết...................................................................................... 16

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ................................................... 17

8.1 Ý nghĩa lý luận....................................................................................... 17

8.2 Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................... 17

9. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................... 17

10. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 17

11. Công cụ nghiên cứu: Gợi ý một số câu hỏi đều xuất trong bảng hỏi: 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 21

1. Tính cấp thiết
Phật giáo là một trong những tôn giáo ra đời sớm nhất trong lịch sử lồi
người, tính đến nay đã có 2565 năm. Phật giáo đã trở thành đề tài nghiên cứu khoa
học ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, đạo đức học, xã hội học, tâm lý
học, văn hóa học, tôn giáo học... Nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau
trên thế giới cho rằng: “ Phật giáo, ngồi những yếu tố tâm linh thì trên hết, đó là
một triết lý sống, một lối sống lành mạnh và hài hòa với tự nhiên. Phật giáo chứa
đựng trong mình cả lý thuyết và đặc biệt là các phương pháp rèn luyện rất bổ ích,
gần gũi, hiệu quả để con người có được một lối sống như vậy”.

Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, phong trào thực thành theo Phật giáo
phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Anh cứ bốn người thì
có một người thực hành thiền định và 50% số đó học thiền định như một phương
pháp ứng phó với căng thẳng và cải thiện sức khỏe [20]. Có nhiều bằng chứng
thực tế cho thấy, những người thực hành theo giáo lý Đạo Phật có đời sống tinh
thần khỏe mạnh, lạc quan, yêu cuộc sống. Các nguyên lý của Phật giáo và thực
hành Phật giáo giúp con người có thể điều chỉnh cảm xúc, giảm những dấu hiệu
trầm cảm, căng thẳng, cảm nhận về sức sống, sự trẻ lại của tinh thần và giúp cho
các mối quan hệ liên cá nhân của họ tốt đẹp hơn. Việc thực hiện chánh niệm được
xây dựng thành liệu pháp trị liệu được cả Viện Quốc gia về sức khỏe và Hiệp hội
tâm thần học Mỹ áp dụng để điều trị trầm cảm. Có thể nối trên thế giới vấn đề ứng
dụng Phật giáo vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần đã phát triển nhanh chóng
chưa từng có. Khơng chỉ thiền định, chánh niệm, mà các nguyên lý khác của Phật
giáo như lòng từ bi, hòa ái và vô ngã cũng được úng dụng nhiều trong con thiệp
đa dạng các rối loạn tâm lý như rối loạn phổ cảm xúc, các lối loạn do sử dụng chất
gây nghiện, tâm thần phân liệt. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp cận điều trị này có
thể có hiệu quả với nhiều dạng rối loạn: đau mãn tình, căng thẳng thần kinh, rối

1

loạn cơ thế, lo âu, trầm cảm, ám ảnh cưỡng bức, rối loạn stress sau sang chấn, mất
ngủ, rối loạn ăn uống.

Việt Nam vốn là một đất nước có truyền thống Phật giáo lâu đời, ở hai triều
đại Lý, Trần, Phật giáo được tơn xưng là quốc giáo. Ngày nay, mặc dù có sự hiện
diện của nhiều tôn giáo khác nhau nhưng Phật giáo vẫn là một tơn giáo có số lượng
tín đồ đơng nhất. Mỗi người dân Việt Nam ít nhiều đều tin vào các giáo lý nhà
Phật như nghiệp lực, nhân quả, luân hồi...Tuy vậy ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên
cứu nào chuyên sâu của lĩnh vực xã hội học liên quan đến sức khỏe tâm thần của
các phật tử. Vì vậy tác giả quyết định nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng

đến sức khỏe tâm thần của Phật tử hiện nay” nghiên cứu trên 4 tỉnh thành của
phía Bắc là: Hà Nội. Hải Phịng, Ninh Bình, Bắc Ninh để phân tích mối tương
quan giữa các biến độc lập về nhân khẩu học và tôn giáo với mức độ trầm cảm,
stress, lo âu của các Phật tử từ đó đề xuất một số các khuyến nghị để có những
cách thức chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2. Tổng quan tài liệu
2.1 Hướng nghiên cứu chung về Phật giáo

- Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Phật giáo là Tôn giáo được sinh ra trên đất nước Ấn Độ cổ đại. Không lâu
sau khi ra đời, nó đã phát triển rộng khắp các nước thuộc khu vực Châu Á, và ngày
nay tôn giáo này đã lan tỏa sang khắp thế giới. Cùng với quá trình lịch sử, tơn giáo
này đã có những đóng góp đáng kể cho nèn văn hóa nhân loại. Chính vì vậy, Phật
giáo và vai trị của nó trong đời sống xã hội nói chung từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học.

Daisetz Teitaro Suzuki (1938), học giả người Nhật trong cuốn “Phật giáo
Thiền tông và ảnh hưởng của nó trên văn hóa Nhật Bản” đã đánh giá rất cao
vai trò của thiền trong đời sống xã hội Nhật Bản. Theo ông, nếu gạt đạo Phật và

2

gạt cả Thiền tơng ra thì văn hóa Nhật Bản khơng có ý nghĩa gì hết, vì đạo Phật đã
ăn sau vào mạch sống của dân tộc này [18].

(Culture, Kyoto, the Eastern Buddhist Society. Daisaku Ikeda (1993) trong
“Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thể kỷ XXI” lại khẳng định vai trị của tơn giáo nói
chung, của Phật giáo nói riêng trong việc khắc phục những khủng hoảng của xã

hội hiện đại [18]

Đề cập đến mối liên hệ giữa Xã hội học và việc nghiên cứu Phật giáo, luận
án “American Buddhism: A sociologica Perspective” của Buster G. Smith (2009)
đã kiểm chứng mối quan hệ giữa đạo Phật và Xã hội học Tơn gióa, bằng cách đưa
ra các con đường mà nghiên cứu về Phật giáo Hoa Kỳ có thể giúp làm sáng tỏ các
giả thuyết của Xã hội học Tôn giáo, cũng như khả năng áp dụng các kỹ thuật và
phương pháp Xã hội học vào chủ đề này. Ví dụ, chương 1 miêu tả những khó khăn
liên quan đến nghiên cứu thực nghiệm Phật giáo Hoa Kỳ, xem xét các cuộc điều
tra hiện thời về chủ đề Phật giáo, gợi ý định hướng cho các nghiên cứu tương lai.
Các chương khác lân lượt tìm hiểu về các vấn đề như làm thế nào tốt nhất để phân
biệt các dạng thức đặc trưng của tôn giáo Phật giáo Hoa Kỳ; Vấn đề quan điểm
chính trị của người di cư vẫn mang theo tơn gió truyền thống của đất nước họ là
Phật giáo; Những cách thức mà tồn cầu hóa và hiện đại hóa đã dẫn đến sự thay
đổi của đạo Phật; Phân tích hiệu ứng ngày một đa dạng các giáo phái tôn giáo.
Luận án được viết dựa trên số liệu rút ra từ cuộc điều tra quốc gia Mỹ với 231
trung tâm Phật giáo. Cuộc điều tra này bao gồm các thông tin như: Những hình
thức Phất giáo nào được thực hành ở Mỹ, tính sắc tộc và ngôn ngữ của các giáo
phái, số lượng, tuổi và tình trạng kết hơn của các thành viên, những hoạt động và
định hướng của trung tâm...[15] Bảng hỏi này của cuộc điều tra chính là một tư
liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu về sau về các tín đồ đạo Phật. Đóng góp
vào việc xây dựng thang đo cho một bảng hỏi thực trạng Tôn giáo, bên cạnh một

3

thang câu hỏi thể hiện mức độ gắn bó với giáo phái với những câu hỏi bao trùm
vấn đề gia nhập, hội viên hay về việc tham gia vào các hoạt động.

Nhìn chung, các học giả nước ngồi khi nghiên cứu về Phật giáo đều đánh
giá cao những giá trị văn hóa đạo đức mà Phật đã đóng góp cho lịch sử nhân loại.

Về cơ bản, những đánh giá của các học giả nói trên đều mang tính khoa học, khách
quan. Tất cả đều đề cao vai trị của Phật gióa trong đời sống của con người.

- Hướng nghiên cứu ở Việt Nam

Phật giáo là một tôn giáo lớn đã và đang được quan tâm nghiên cứu một
cách toàn diện về lịch sử, giáo lý, kinh điển, giáo phái. Phật giáo trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực như tâm lý học, triết học, chính trị học, lịch
sử học, dân tộc học, tôn giáo học và không thể không kể đến xã hội học về Tôn
giáo.

Bàn về ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam
có cuốn sách “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam” của Đặng
Thị Lan, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2006. Trong cuốn sách này tác giả
đã dành một chương khảo sát ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con
người Việt Nam. Tác giả đã nêu lên mối liên hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo
đức truyền thống dân tộc; vai trò của đạo đức Phật giáo trong việc xây dựng và
hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam. Tư tưởng từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn
của đạo đức Phật giáo đã hòa quyện với tấm lòng yêu nước, lòng nhân nghĩa trong
đạo đức truyền thống của người Việt đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt
Nam để chiến thắng các kẻ thù xâm lược [10].

Ngô Thị Lan Anh (2008), Ảnh hưởng “tâm” trong Phật giáo đối với văn hóa
tinh thần của người Việt Nam hiện nay, Nghiên cứu tôn giáo, Số 5. Nhiều lĩnh vực
trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Việt Nam chịu sự tác động, chi

4

phối của Phật giáo, kể từ khi tôn giáo này xuất hiện ở Việt Nam đến nay. Trong
những ảnh hưởng đó, cái “Tâm” trong Phật giáo đã có sức lay động khơng nhỏ tới

đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam. Nó đã góp phần làm cho bức tranh
văn hóa tinh thần Việt Nam trở nên đa sắc hơn. Bên cạnh những tác động tích cực,
cái “Tâm” trong Phật giáo khi ảnh hưởng tới văn hóa tinh thần của người Việt
Nam cịn có một số hạn chế nhất định cần có những biện pháp thích hợp để giúp
cho Phật tử và nhân dân tin theo Phật giáo với một tinh thần và thái độ đúng đắn.
Mặc khác đề tài cũng chỉ ra cần phải hòa các “Tâm” trong Phật giáo vào đời sống
nhân dân hàng ngày, tạo ra sức mạnh tinh thần thúc đẩy toàn dân tộc vươn lên trở
thành một quốc gia vững mạnh, có tầm vóc trên thế giới [1].

Năm 2010, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cho xuất bản cuốn sách
“Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam” của Trần Hồng Liên.
Trong cuốn sách này, tác giả làm rõ các vấn đề như chức năng của Phật giáo đối
với kinh tế, xã hội, văn hóa [11]. Những ý kiến làm rõ này giúp cho người đọc
hiểu rõ hơn về những tác động của Phật gióa đối với các lĩnh vực khác nhau nhưng
tất cả những ảnh hưởng đó đều mang đến an vui, niềm hạnh phúc cả về vật chất
và tinh thần cho con người.

Vũ Đức Chính (2010), “Tìm hiểu một số ảnh hưởng của Tơn giáo đến đời
sống văn hóa tinh thần người Việt hiện nay có thể nói “những ảnh hưởng trong
đời sơng văn hóa tinh thần khơng có ảnh hưởng nào mạnh hơn ảnh hưởng của tơn
giáo và khơng có sự quyến rũ nào bằng sự quyến rũ của tơn giáo một khi nó đã đi
vào lịng người”. Tơn giáo có thể có những nội dung tiêu cực, hạn chế, nhưng xét
về mặt bản chất, tơn giáo chính là văn hóa trong đó có Phật giáo.

Trong cuốn “Chân dung xã hội của người đi lễ chùa” của tác giả Hồng
Thu Hương mơ tả cơ cấu nhân khẩu xã hội của những người đi lễ từ đó chỉ ra sự
khác biệt về giới, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hơn nhân, nghề nghiệp, tơn giáo
và khn mẫu thực hành nghi lễ của những người đi lễ tại hai chùa ở nội thành Hà

5


Nội . Nghiên cứu này đã phân tích một số nhân tố tác động tới cơ cấu nhân khẩu
học xã hội của người đi lễ chùa như yếu tố vị trí, vị thế ngơi chùa và các nhân tố
kinh tế xã hội, văn hóa, thể chế [8]. Điểm mạnh của nghiên cứu này là vận dụng
triệt để các phương pháp và lý thuyết xã hội học nên nguồn dữ liệu xác thực và có
độ tin cậy cao. Vấn đề nghiên cứu được đặt ra có sự lý giải sâu sắc, cụ thể.

Nghiên cứu của Phan Thuận, Lê Thị Thục về “Ảnh hưởng của yếu tố tôn
giáo đến đời sống hôn nhân” tập trung lý giải các yếu tố tác động đến sự bền
vững của cuộc sống hôn nhân trong thời đại ngày nay, nhằm tìm ra giải pháp cho
những vấn đề hơn nhân. Các yếu tố cụ thể được tác giả phân tích trong đề tài là:
Giáo lý tôn giáo, niềm tin tôn giáo, thực hành tơn giáo. Đối với các tín đồ tôn giáo,
hành vi của họ không chỉ chịu sự chi phối của giáo lý, giáo luật của tổ chức tôn
giáo mà cịn chịu chi phối bởi niểm tin tơn giáo khá sâu sắc. Niềm tin của các tín
đồ các mạnh mẽ thì càng tác động tích cực đến việc kiểm soát suy nghĩ, điều chỉnh
hành vi và thực hành các chuẩn mực xã hội, nghi lễ tôn giáo. Chuẩn mực xã hội
càng lớn thì mức độ kiểm sốt càng lớn [14]. Nghiên cứu đã có những dẫn chứng
cụ thể, so sánh với các nghiên cứu trước đó để đánh giá, đo lường về ảnh hưởng
của các yếu tố giáo lý, niềm tin và thực hành tôn giáo đến đời sống hôn nhân. Tuy
nhiên nghiên cứu mới chỉ ra được các ảnh hưởng và chưa đi sâu kiểm chứng tác
động của đời sống hôn nhân đến niềm tin và sự thực hành tôn giáo nhằm làm rõ
mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố.

Nguyễn Thị Phương Hà (2014), Đạo hiếu trong lễ vu lan của Phật giáo,
đề tài đã cho thấy lễ Vu Lan của Phật giáo đã có sự ảnh hưởng và sức lan tỏa rộng
rãi ở nhiều nước Châu Á và đặc biệt là ửo Việt Nam. Người Phật tử Việt Nam
hướng về lễ hội Vu Lan vào ngày rằm hàng tháng bảy mỗi năm là thực hiện một
phương thức báo hiếu vốn có từ lâu đời, bắt nguồn từ tấm lịng tri ân, là sự bày tỏ
đền đáp cơng lao dưỡng dục trời bể của cha mẹ. Vu Lan là ngày thể hiện tình người
thắm thiết trong cuộc sống nhân sinh, mang tính văn hóa đạo đức tâm linh, văn


6

hóa đạo đức tình người. Ngày lễ đã ăn sâu trong lòng mỗi người dân Việt cũng
như sự ảnh hưởng của nó đã lan tỏa khắp cộng đồng nhân loại, thấm đượm tinh
thần từ bi của Đạo Phật [6].

Vũ Quốc Đạt (2015), Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Quốc tế,
đề tài đã cho thấy sự vận động biến đổi trong quá trình phát triển của Giáo hội
Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cho thành lập nhiều đồn thể
Phật giáo thực hiện cơng việc xã hội như: Ban từ thiện, ban kinh tế, ban truyền
thông, hội thanh thiếu niên Phật tử....đây đều là những tổ chức mà trước kia Phật
giáo Việt Nam chưa từng có, và có những đồn thể mà trước kia Phật giáo Việt
Nam khơng bao giờ nhắc đến đó là kinh tế. Việc thành lập hoạt động những đoàn
thể Phật giáo là sự minh chứng rõ nét cho quá trình hội nhập quốc tế. Đó cũng là
việc làm hợp thời đại, đi kịp cùng tiến trình phát triển chung của đất nước và thế
giới. Khơng những vậy nhưng đồn thể này của Phật giáo đã hoạt động rất hiệu
quả, đem lại lợi ích chung cho đất nước cũng như Phật giáo Việt Nam [3].

Phan Nhật Tuân (2016), Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn
hóa Việt Nam thời Lý- Trần và bảo tổn, phát huy giá trị văn hóa Phật giáo trong
giai đoạn hiện nay, đề tài cho thấy một bức tranh tổng quan về Phật giáo thời Lý
trần. Trong thời gian trị vì hơn 300 năm, triều đại phong kiến Lý - Trần đã lấy Phật
giáo là hệ tư tưởng chính để lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng là
thời kỳ Phật giáo phát triển huy hoàng, nhập thế, và có nhiều cơng trong phát triển
kinh tế, ổn định đời sống xã hội, phát triển văn hóa. Với bề dày lịch sử như trên,
văn hóa Phật giáo Lý - Trần đã để lại một khối lượng đồ sộ các di sản văn hóa vật
thể và phi vật thể trên các phương diện kiến trúc, xây dựng, hội họa, nghệ thuật,
mỹ thuật, âm nhạc, văn học, ngôn ngữ, trang phục, hệ tư tưởng…. Biểu hiện cụ
thể như: chùa, tháp, lăng mộ, bi ký, tranh, tượng, đồ thờ, kinh sách, văn học, các

giá trị chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, lối sống, nếp sống…. Giá trị của

7

những di sản Phật giáo thời kỳ Lý - Trần thật to lớn và là di sản chung của văn hóa
Việt Nam [13].

Võ Thanh Hương và cộng sự (2018), “Sự ảnh hưởng của niềm tin tâm linh
và ngũ giới vào đời sống văn hóa của Phật từ Việt Nam tại chùa Quảng Tế và
phật từ Hàn Quốc tại chùa Đaehan Jeogsa”, đã đưa ra những quan điểm tương
đồng và khác biệt về nìm tin tâm linh và những điều răn dạy trong ngũ giới của
Phật giáo ảnh hưởng lên tư tưởng và cách sống của Phật tử hai nước Việt Nam và
Hàn Quốc tại hai ngôi chùa Quảng Tế (Long Xuyên, An Giang) và chùa Dae Han
Jeong Sa (chùa cho Phật tử Hàn Quốc tại TP HCM). Kết quả nghiên cứu cho thấy
niềm tin vào Phật giáo và số năm đi theo Phật giao của 2 chùa cho kết quả giống
nhau. Trong chùa Quảng Tế, Phật tử theo Phật giáo hơn 10 năm chiếm 82,5% số
Phật tử được khảo sát. Còn trong chùa Đae Han Jeong Sa, Phật tử theo Phật giáo
hơn 10 năm là chiếm 89% số Phật tử được khảo sát. Tuy nhiên Phật tủ của hai
chùa lại có sự khác biệt rõ ràng khi có những ảnh hưởng khác nhau khi đến với
Phật giáo. Chùa Quảng Tế chịu ảnh hưởng từ gia đình hay bạn bè là 70%. Cịn
chùa Đae Han Jeong Sa thì người ta chịu ảnh hưởng từ người khác là 26%. Phần
lớn Phật tử chùa Đae Han Jeong Sa trả lời như vậy là vì: Hiện giờ đa số Phật tử
chùa Đae Han Jeong Sa đều đã lớn tuổi và đều tin vào Phật giáo từ khi cịn trẻ,
nên họ hồn tồn tin và theo Phật giáo một cách tự nhiên, phù hợp với hoàn cảnh
xã hội thời bấy giờ [9]. Qua một số kết quả chính của nghiên cứu cho chúng ta
thấy những điểm tương đồng và khác biệt có ảnh hưởng từ nền văn hóa của hai
nước một cách rõ rệt giữa Phật tử của hai ngơi chùa nói riêng và của hai nước nói
chung. Kết quả nghiên cứu là đáng tin cậy dựa trên các số liệu thống kê và khảo
sát của nhóm thu thập được tại địa bàn nghiên cứu.


Vũ Quốc Đức (2019), “Vai trò của Phật giáo trong văn hóa Huế”cho thấy
phật giáo ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống sinh hoạt, chi phối suy nghĩ, nếp sống

8

của người dân. Lối kiến trúc đặc trưng của Huế, hịa nhập với thiên nhiên cúng
chính là đặc trưng mà Phật giáo mang lại. Đặc biệt Phật giáo Huế đã ảnh hưởng
sâu đậm trong văn hóa ẩm thực từ quan niệm ăn chay, cuộc sông sống thiện lành,
không sát hại....[5] Đặc biệt là niềm tin của người dân Huế đối với Phật giáo, ảnh
hưởng trực tiếp đến văn hóa cư xử, hịa nhập, thân thiện với mơi trường sống, gần
gũi, kinh trọng và yêu thương những người xung quanh.

Trần Văn Vị (2019), “Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ
Thành Hồng Làng (qua khảo cứu tại thôn Thượng, xã Phù Lưu, huyện Ứng
Hịa, Hà Nội hiện nay” qua phân tích kết quả nghiên cứu đề tài cho thấy cùng với
chiều dài du nhập, hội nhập Phật giáo đã ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ Thành
Hồng Làng của người dân nơi đây ngày càng bộc lộ rõ nét, sự hỗn dung và bổ trợ
lẫn nhau. Sự ảnh hưởng này không chỉ biểu hiện qua các bài trí di tích thờ tự, thờ
cúng, đối tượng thờ cúng tại làng xã mà còn cả trong các quy định nghi lễ nghi
thức thực hành tí ngưỡng của làng xã cho thấy trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa mở cửa Phật giáo vẫn giữ vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết
yếu về đời sống tâm linh cũng như đời sống sinh hoạt hàng ngày cho con người
[15].

2.2 Hướng nghiên cứu về niềm tin, sức khỏe tâm thần.

Ở nước ngoài, Garter và cộng sự (1991), đã điểm luận nhiều nghiên cứu và
kết luận rằng, nhiều nghiên cứu đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa
gắn kết tôn giáo và sức khỏe tâm thần [19]. Hầu hết mối quan hệ giữa gắn kết tôn
giáo và sức khỏe tâm thần đầu đánh giá đó là mối liên hệ tích cực, nghĩa là gắn kết

tơn giáo ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tâm thần. Baetz và cộng sự (2002), cho
rằng, gắn kết tơn giáo là biến số có tương quan với các triệu chứng trầm cảm mức
nhẹ và có tác dụng làm giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm. Dựa trên kết quả
nghiên cứu các nhà nghiên cứu khẳng định rằng thực hành chánh niệm có tác dụng

9

làm giảm rõ rệt các triệu chứng rối loạn lo âu tổng quát, rối loạn hoảng sợ và sự
khoảng trống và giúp duy trì bền vững mức độ này. Thiền định, bng xả và từ bi
với bản thân có thể giải thích được 42.2% mức độ linh hoạt tâm lý, giảm các triệu
chứng trầm cảm, giảm các triệu chứng stress, lo âu và thúc đẩy sự kiểm soát stress
tâm lý [16].

Ở Việt Nam “Ảnh hưởng của niềm tin Phật giáo đến sức khỏe tâm lý con
người” Nguyễn Thị Minh Hằng nghiên cứu cho thấy niềm tin vào Phật pháp của
tín đồ Phật giáo nghiên cứu đạt 3.74 đây là mức khá cao so với các nghiên cứu
khác trên các nhóm tín đồ Kitơ giáo, Tin lành, Hồi giáo, Do Thái giáo và cả Phật
giáo ở 21 nước trên thế giới. Các biến số nhân khẩu học như giới tính, nghề nghiệp,
thu nhập khơng ảnh hưởng đến mức độ niềm tin vào Phật giáo của tín đồ. Trong
khi đó, lứa tuổi trung niên có niềm tin vào Phật pháp mạnh hơn những lứa tuổi
khác; những người sống cùng vợ/chồng có niềm tin cao hơn những người độc
thân. Những nhóm có mức độ gắn kết Tơn giáo về mặt tổ chức cao và có trải
nghiệm tôn giáo như tu sĩ, những người đã quy y, quy y trên 10 năm, những người
thường xuyên tu tập ở chùa và tu tập cùng đạo tràng có niềm tin tơn giáo mạnh
hơn so với các nhóm ít gắn kết với tổ chức tơn giáo hơn. Ngồi ra, tự đánh giá về
sự niềm tin và sự trải nghiệm chuyển hóa bản thân đầu có niềm tin vào Phật pháp
đều có điểm niềm tin tơn giáo cao [7].

Đề tài “Tác động của niềm tin Tốn giáo đến đời sống tâm lý của Phật tử
thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Thích Khổng Tú cho thấy: xét về mặt hình

thức cấu trúc thì niềm tin tôn giáo của phật tử được tạo thành từ những đơn vị
thành tố nhỏ hơn như: Niềm tin vào đức Phật; Niềm tin vào giáo lý; Niềm tin vào
Tăng đoàn; Niềm tin vào bản thân. Bốn thành tố này có mối quan hệ chặt chẽ, bổ
sung, tác động qua lại và quy định lẫn nhau tạo thành niềm tin tôn giáo của phật
tử. Niềm tin vào Tam bảo giúp tín đồ kiên định lập trường, khơng lay chuyển,

10

phấn đấu hướng đến những gì tốt đẹp nhất mà Phật đã dạy để đạt được mục tiêu
an lạc hạnh phúc. Niềm tin vào tự thân, giúp tín đồ có ý chí, nghị lực trước hồn
cảnh, khơng bị chi phối bởi mặc cảm, tự ti bởi những hạn chế, lo âu, bất an trong
cuộc sống. Đồng thời, khi có niềm tin vào bản thân, con người sẽ đạt đến sự tự do
trong quyền quyết định số phận khổ đau hay hạnh phúc của mình. Từ đó, tích cực
tu tâm dưỡng tính theo lời Phật dạy, làm sao cho mỗi ngày một tốt đẹp hơn, để
hiến dâng cho gia đình và xã hội một niềm tin yêu, hạnh phúc chân thật. Hiểu về
nhân quả nghiệp báo nên xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp hơn; Hiểu được hạnh
phúc hay khổ đau là do mình quyết định; Thay đổi một số sinh hoạt như: bớt cúng
mặn, sát sinh, bói tốn... thực hiện ăn chay, niệm Phật, từ thiện... Bỏ các thói quen,
tật xấu có hại cho bản thân, gia đình, và xã hội. Các biểu hiện này phản ánh một
cách sinh động những thay đổi tích cực trong đời sống đạo đức cá nhân của phật
tử khi quy y theo đạo Phật. Nhờ có niềm tin vào đạo Phật mà họ hiểu được nhân
quả nghiệp báo, hiểu được mình là chủ nhân, quyết định vận mệnh cuộc đời mình;
từ đó họ biết sống vị tha với mọi người, đồng thời thay đổi các sinh hoạt theo
hướng phù hợp với lời Phật dạy. Đại đức Thiện Chơn, Phó Ban hướng dẫn Phật
tử Tp.HCM nhận xét: “Niềm tin vào đạo Phật ảnh hưởng rất tốt đến đời sống phật
tử,giúp họ chuyển hóa tâm thức con người hướng thượng và thực hành nhiều điều
thiện” [12].

Ngô Quốc Đông (2021), “Những chuyến biến trên phương diện niềm tin
của đời sống tôn giáo ở Việt Nam từ 1990 đến nay”, Tạp chí nghiên cứu Khoa

học Xã hội và Nhân văn. Bài viết phân tích một bức tranh tồn cảnh về phương
diện niềm tin tôn giáo của người dân từ khi đổi mới chính sách tơn giáo của Đảng
và Nhà nước Việt Nam năm 1990 đến nay. Bài viết quan tâm tới mức độ gia tăng
hay giảm đi của những người xác nhận mình thuộc một niêm tin tơn giáo nào đó.
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong bài viết tác giả có chỉ rõ số người

11

có cảm tình với Phật giáo, hay có tâm hướng phật thì con số khơng chỉ dừng ở
khoảng 14 triệu tín đồ hiện nay mà cịn có thể lên tới vài chục triệu người. “Có vẻ
như chưa bao giờ, kể từ 1975 đến nay, đạo Phật phát huy vai trò trong không giãn
xã hội như hiện nay: Số Phật tử tu tại gia (cư sĩ) tăng, đặc biệt là phụ nữ trung lão
niên, các cán bộ về hưu “già vui cảnh chùa”, đặc biệt là các bà quy y tham gia
công tác từ thiện xã hội; xu hướng thế tục hóa, Phật giáo đi vào đời sống thực tại
và ngược lại dân chúng khi “tâm thức tôn giáo quay trở lại” lại dễ tìm đến Chùa.
Đa số những Phật tử được hỏi đều có hiểu biết tương đối cơ bản về tơn giáo của
mình [4].

Như vậy các nghiên cứu đi trước đã giúp ích rất nhiều cho đề tài nghiên cứu
đã soi sáng và định hướng cho đề tài. Những nội dung tổng quan có thể thấy Phật
giáo là một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước ở nhiều lĩnh vực và đa dạng những khía cạnh khác nhau từ tiến trình lịch sử
phát triển, cho đến những anh hưởng của Phật giáo đến mọi mặt của đời sông giúp
tác giả đi sâu hiểu rõ hơn về Phật giáo cũng như giúp đề tài đưa ra được những giá
thuyết, thang đo, biến số phù hợp với nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu chủ
yếu trên lịch vực Triết học, Tôn giáo học mà chưa có nhiều đề tài liên quan đến
Xã hội học Tơn giáo vì vậy tác giả nghiên cứu tập trung tim hiểu mối quan hệ giữa
các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học xã hội và tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến
sức khỏe tâm thần của các phật tử tại 4 tỉnh thành phía Bắc hiện nay.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu hướng đến tìm hiểu, phân tích thực trạng sức khỏe tâm thần của
các Phật tử hiện nay và mối quan hệ giữa các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học và
tôn giáo đến sức khỏe tâm thần của các Phật tử từ đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho các Phật tử hiện nay.

12

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe tâm thần của các Phật tử
- Khảo sát, phân tích thực trạng sức khỏe tâm thần của các Phật tử hiện nay.
- Phân tích các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của Phật tử
- Đề xuất 1 số khuyến nghị giúp nâng cao sức khỏe tâm thần cho Phật tử.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của Phật tử hiện nay (nghiên
cứu trường hợp tại 5 tỉnh phía Bắc: Hà Nội, Hải Phịng, Ninh Bình, Bắc Ninh)

4.2 Khách thể nghiên cứu
- Là những tín đồ Phật giáo, nghĩa là họ có thể là tu sĩ, có thể là cư sĩ
nhưng họ thường xuyên thực hành theo hướng dẫn trực tiếp của các tu sĩ hoặc tự
thực hành theo tinh thần Phật giáo
- Có tham dự vào các buổi thuyết giảng, nghe băng thuyết giảng của
các tu sĩ Phật giáo

- Thường xuyên đến chùa và tham dự các buổi lễ của Phật giáo
- Có hiểu biết về giáo lý Phật giáo.
4.3 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu các cơ sở Phật giáo của 4 tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng, Ninh
Bình, Bắc Ninh
5. Phương pháp nghiên cứu

Để đảm bảo tính khách quan và thu thập đầy đủ thông tin như mục nghiên
cứu đã đề ra, nghiên cứu thực hiện giữa giữa phương pháp nghiên cứu định lượng
kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính. Trong đó phương pháp nghiên cứu

13

định lượng là phương pháp chính và được thực hiện trước, phương pháp định tính
thực hiện sau và mang tính bổ sung cho phương pháp định lượng.

a. Phương pháp định lượng

Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu (điều tra bằng bảng hỏi) nhằm mô
tả và làm rõ kết quả khảo sát về thực trạng sức khỏe tâm thần và phân tích những
yếu tố đặc trưng nhân khẩu học và tơn giáo ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của
các Phật tử.

b. Phương pháp định tính

-Phân tích tài liệu: Sưu tầm, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu, lý thuyết
được đăng tải, công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu có sẵn sẽ làm căn cứ để bổ sung, so sánh với
kết quả nghiên cứu của đề tài.


- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin quan
trọng đối với đề tài, kết quả nghiên cứu sẽ được minh chứng sâu sắc hơn và bổ
sung dữ liệu cho phương pháp Anket. Đồng thời khai thác thông tin thông qua lời
chia sẻ của các Phật tử để tìm hiểu rõ hơn cách thức và các quá trình tu tập.

c. Phương pháp chọn mẫu
- Với đặc thù của mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp ngẫu

nhiên đơn giản, dự kiến tổng số là 500 mẫu nghiên cứu.
d. Phương pháp xử lý thông tin

Những bảng hỏi định lượng được xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS
20.0. Những số liệu định lượng được xử lý dưới dạng so sánh các giá trị điểm
trung bình (ĐTB), các tương quan, kiểm định Chi – Squaretests, hồi quy nhằm so
sánh, đánh giá mối liên hệ nội dung nghiên cứu, mối liên hệ giữa các biến số ở
nhiều khía cạnh khác nhau.

14

Những thông tin thu được từ bảng phỏng vấn sâu được xử lý phân chia
thơng tin theo các nhóm chủ đề cụ thể để phục vụ mục tiêu nghiên cứu, góp phần
làm sâu, rõ hơn các nội dung nghiên cứu của đề tài mà số liệu định lượng chưa
làm rõ được.

6. Câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu
6.1.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sức khỏe tinh thần (stress, lo âu, trầm cảm) của tín đồ
Phật giáo như thế nào?
- Có hay khơng mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần với các đặc điểm

nhân khẩu của tín đồ Phật giáo
- Có hay khơng mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần với các đặc điểm
tôn giáo
6.1.2 Giả thuyết nghiên cứu
- 100% tín đồ Phật giáo khỏe mạnh về sức khỏe tâm thần (khơng có
rối loạn)
- Không có sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ về mức độ sức
khỏe tâm thần.
- Tình trạng hơm nhân là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần
của các tín đồ. Trong đó sức khỏe tinh thần của các tu sĩ tốt hơn sức
khỏe tinh thần của nhóm hiện đang sống cùng vợ/chồng và ly hơn,
ly thân, góa.
- Hai biến số là tần suất thực hành Phật pháp, niềm tin vào Phật pháp
có tương quan nghịch với sức khỏe tinh thần.

7. Biến số và khung lý thuyết
7.1 Biến số

*Biến độc lập:

15

- Đặc trưng nhân khẩu học cá nhân: Giới tính, Độ tuổi, Đạo tràng, Tình
trạng hơn nhân, Nghề nghiệp, thu nhập

- Đặc trưng tơn giáo: Tình trạng tơn giáo, tình trạng quy y, thời gian quy
y, nơi thực hành thường xuyên, nhóm cùng thực hành, tần suất thực hành, niềm
tin vào Phật pháp, Mức độ thay đổi bản thân

*Biến phụ thuộc: Sức khỏe tâm thần của Phật tử: Mức độ stress,

mức độ lo âu, mức độ trầm cảm

*Biến can thiệp
- Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
- Mơi trường kinh tế – văn hóa – xã hội.

7.2 Khung lý thuyết

Quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

Đặc điểm nhân Các yếu tố ảnh - Mức độ trầm cảm
- Giới tính, Độ tuổi, hưởng đến sức - Mức độ lo âu
khỏe tâm thần của - Mức độ stress
Đạo tràng, Tình trạng Phật tử hiện nay
hôn nhân, Nghề
nghiệp, Thu nhập
Đặc điểm tơn giáo
- Tình trạng tơn giáo,
tình trạng quy y, thời
gian quy y, nơi thực
hành thường xuyên,
nhóm cùng thực hành,
tần suất thực hành,
niềm tin vào Phật
pháp, Mức độ thay
đổi bản thân

Môi trường kinh tế- văn hóa- xã hội
16


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu,
đồng thời bổ sung những quan điểm lý luận về vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như
là các yếu tố ảnh hưởng trong nghiên cứu Xã hội học.

8.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Nghiên cứu giúp nhận diện tình hình thực tế về sức khỏe tâm thần của các
Phật tử tại 4 tỉnh thành phía Bắc hiện nay, chỉ ra các yếu tố chi phối, ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thần của Phật tử.

- Đóng góp, bồ sung và là nguồn tham khảo cho những đề tài liên quan đến
Tôn giáo và sức khỏe.

9. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đưa ra góc độ tiếp cận của Xã hội học về sức khỏe tâm thần của Phật
tửu, góp phần có cái nhìn khái quát, nhận diện bức tranh về thực trạng sức khỏe
tâm thần cũng như mối quan hệ của các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học xã hội và
tôn giáo tác động đến sức khỏe như thế nào. Từ đó có những khuyến nghị phù hợp
để nâng cao sức khỏe tâm thần cho Phật tử.

10. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài.

Chương 2: Thực trạng sức khỏe tâm thần của các Phật tử hiện nay.

Chương 3: Các yếu tố đặc trưng nhân khẩu học xã hội và tôn giáo ảnh hưởng

đến sức khỏe tâm thần của các Phật tử hiện nay.

17

11. Công cụ nghiên cứu: Gợi ý một số câu hỏi đều xuất trong bảng
hỏi:
A1. Giới tính của bạn là?

1. Nam 2. Nữ

A2. Năm nay bạn bao nhiêu tuổi?

1. Dưới 18 tuổi 3. Từ 26-35 tuổi 5. Trên 55 tuổi
2. Từ 18-25 tuổi 4. Từ 36-55 tuổi
A3. Bạn thuộc đạo tràng?

1. Hà Nội 3. Bắc Ninh
2. Ninh Bình 4. Hải Phòng

A4. Tình trạng hơn nhân

1. Độc thân, chưa có bạn trai/gái 4. Ly hơn/ly thân/góa
2. Độc thân, đã có bạn trai/gái 5. Tu sĩ
3. Sống cùng vợ/chồng
A5. Nghề nghiệp hiện nay của bạn?

1. Học sinh 6. Giáo viên/nghiên cứu viên
2. Lao động tự do 7. Nông dân/công nhân
3. Nội trợ 8. Hưu trí
4. Kinh doanh/bn bán 9. Tu sĩ

5. Viên chức nhà nước 10.Khác ...

A6. Thu nhập bình qn hàng tháng của cá nhân bạn tính từ tất cả các nguồn
là?

18

1. Chưa có thu nhập 4. Từ 5-10 triệu
2. Dưới 3 triệu 5. Trên 10 triệu
3. Từ 3- 5 triệu 6. Tu sĩ (khơng có thu nhập)

A7. Tình trạng tôn giáo của bạn?

1. Tu sĩ 2. Cư sĩ

A8. Tình trạng quy y?

1. Đã quy y (chuyển sang A9) 2. Chưa quy y (chuyển sang A10)

A9. Thời gian quy y của bạn là?

1. Dưới 5 năm 3. Trên 10 năm

2. Từ 5-10 năm

A10. Bạn thường xuyên thực hành Phật pháp ở đâu?

1. Ở nhà 2. Ở chùa 3. Nơi khác

A11. Bạn thường thực hành cùng với nhóm nào?


1. Một mình 3. Với người thân
2. Với nhóm bạn 4. Với đạo tràng

A12. Tần suất thực hành Phật pháp của bạn là?

1. Không bao giờ 4. Hơn 1 lần mỗi tuần

2. Vài lần trong năm 5. Hàng ngay

3. 1-4 lần mỗi tháng

A13. Mức độ tin tưởng vào Phật pháp cảu bạn?

1. Tuyệt đối tin tưởng 4. Nửa tin nửa ngờ
2. Tin tưởng 5. Không tin
3. Khá tin tưởng
19


×