Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐINH HUYỀN LY

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HỊA BÌNH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ HUẾ

Hà Nội, 2023

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.



Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Người cam đoan

Đinh Huyền Ly

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả tổng hợp của quá trình học tập, nghiên cứu kết
hợp với kinh nghiệm thực tiễn trong q trình cơng tác và sự nỗ lực, cố gắng
của bản thân.

Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới
q thầy cơ giáo và toàn thể cán bộ, nhân viên Trường Đại học Lâm nghiệp
đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tơi. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu
sắc nhất đến TS. Phạm Thị Huế là người trực tiếp hướng dẫn khoa học luận
văn của tôi. Cô đã quan tâm, giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và
hoàn thiện đề tài này.

Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đến lãnh đạo UBND huyện Yên Thủy,
các đồng nghiệp, các phòng, ban, các xã, thị trấn, các đơn vị hoạt động trong
lĩnh vực môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy đã tạo điều kiện giúp đỡ để
tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Mặc dù bản thân đã hết sức nỗ lực, cố gắng để hồn thành tốt luận văn,
tuy nhiên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Do đó tơi rất mong
nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô giáo, bạn bè để luận văn này
được hoàn thiện hơn.


Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Học viên

Đinh Huyền Ly

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................viii
BẢN NHẬN XÉT ............................................................................................ ix
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ........................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ...................... 5
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của mơi trường................................... 5
1.1.2. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ........................................ 12
1.1.3. Mục tiêu và nguyên tắc của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 15
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ......................... 16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.. 19

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ................. 24
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương .............................................. 24

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Yên Thủy……………………………27

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 30

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................ 30
2.1.1 Đặc điểm cơ bản của huyện Yên Thủy............................................. 30
2.1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa
bàn huyện n Thủy, thành phố Hịa Bình ............................................... 38

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 41
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................. 41

iv

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 42
2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................... 42
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ............................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 44
3.1. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình . 44
3.1.1. Thực trạng chất lượng mơi trường khơng khí huyện n Thủy...... 44
3.1.2. Thực trạng chất lượng môi trường đất tại huyện Yên Thủy ........... 47
3.1.3. Thực trạng chất lượng môi trường nước tại huyện Yên Thủy ........ 48
3.1.4. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường tại huyện Yên Thủy ............... 50
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện
Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình............................................................................. 53
3.2.1. Thực trạng ban hành, hướng dẫn, triển khai văn bản quy phạm
pháp luật quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy ,
thành phố Hịa Bình .................................................................................. 53
3.2.2. Công tác lập kế hoạch về bảo vệ môi trường ................................. 57

3.2.3. Triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường........................................................................................................ 59
3.2.4. Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
cho cán bộ và nhân dân………………………………………………………..60
3.2.5 Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết
khiếu nại tố cáo ......................................................................................... 66
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện Yên Thủy .............................................................................. 69
3.3.1. Quan điểm chính trị ........................................................................ 69
3.3.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường........ 69
3.3.3. Hệ thống chế tài xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường................................................................................................. 71
3.3.4. Năng lực của cán bộ quản lý về bảo vệ môi trường huyện Yên Thủy 72

v

3.3.5. Yếu tố nhận thức về bảo vệ môi trường .......................................... 73
3.3.6. Yếu tố văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, tín ngưỡng............... 73
3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
trên địa bàn huyện Yên Thủy....................................................................... 75
3.4.1. Kết quả đạt được............................................................................. 75
3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân................................................................. 76
3.5. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên
địa bàn huyện Yên Thủy .............................................................................. 80
3.5.1. Định hướng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường..................... 80
3.5.2. Phương hướng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn
huyện Yên Thủy giai đoạn 2020-2025 ...................................................... 82
3.5.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình ............................... 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Dân số huyện Yên Thủy năm 2022 ................................................ 33
Bảng 2.2. Kết quả phát triển các ngành kinh tế huyện Yên Thủy .................. 36
Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống chính sách pháp luật bảo
vệ môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy (n=25) ...................................... 56
Bảng 3.2. Kết quả thu gom rác thải trên địa bàn huyện Yên Thủy giai đoạn
2020 - 2022...................................................................................................... 60
Bảng 3.3. Kết quả xử lý rác thải trên địa bàn huyện n Thuỷ...................... 61
Bảng 3.4. Thu phí bả vệ mơi trường tại huyện Yên Thuỷ .............................. 62
Bảng 3.5. Kết quả cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi
trường cho các DN trong KCN huyện Yên Thuỷ 2022……………………...63
Bảng 3.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về BVMT tại huyện Yên
Thuỷ giai đoạn 2020 - 2022 ............................................................................ 62
Bảng 3.7.Tình hình vi phạm pháp luật mơi trường từ……………………...67
năm 2020-2022................................................................................................ 67
Bảng 3.8. Đánh giá về công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và
giải quyết khiếu nại tố cáo .............................................................................. 68
Bảng 3.9. Đánh giá của cán bộ quản lý về hệ thống chính sách pháp luật bảo
vệ môi trường trên địa bàn huyện Yên Thuỷ tỉnh Hịa Bình (n=25) .............. 70
Bảng 3.10. Kết quả đánh giá của người dân và doanh nghiệp về năng lực của
cán bộ quản lý nhà nước về môi trường.......................................................... 72
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ quản lý về ý thức của người dân và doanh
nghiệp về công tác bảo vệ môi trường ........................................................... 73


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Hịa Bình................................................... 30
Hình 3.1. Biểu đồ kết quả phân tích SO2 mơi trường khơng khí ................... 44
Hình 3.2. Biểu đồ kết quả phân tích CO mơi trường khơng khí ..................... 45
Hình 3.3. Biểu đồ kết quả phân tích NO2 mơi trường khơng khí................... 45
Hình 3.4. Biểu đồ kết quả phân tích TSP mơi trường khơng khí ................... 46

viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Dịch nghĩa
BVMT Bảo vệ môi trường
RTSH Rác thải sinh hoạt
RTR Giác thải rắn
GTNT Giao thông nông thôn
NTM Nông thông mới
KTXH Kinh tế xã hội
TNMT Tài nguyên môi trường
QLNN Quản lý nhà nước
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
VSMT Vệ sinh môi trường

ix

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN NHẬN XÉT
Của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ

Họ và tên người hướng dẫn:...............................................................................
Họ và tên học viên:..............................................................................................
Chuyên ngành: ...................................................................................................
Khóa học: .........................................................................................................
Nội dung nhận xét:
1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật:....................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
2. Về năng lực và trình độ chun mơn: .............................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Về q trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: ...................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Có Khơng

Hà Nội, ngày……tháng….năm……
Người nhận xét

Phạm Thị Huế

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề tài

Công tác bảo vệ môi trường (BVMT), bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
(TNTN), khơng khí, nguồn nước... đang là một vấn đề nóng bỏng, thu hút sự
quan tâm của các quốc gia và cộng đồng quốc tế, vì nó liên quan trực tiếp đến
sự sống còn của nhân loại, của cả trái đất. Ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng,
sự nóng lên của trái đất, thủng tầng ơzơn, sa mạc hóa, ơ nhiễm nguồn nước
sạch, nhiều giống, loài động thực vật đang bên bờ vực thẳm của sự tuyệt
chủng... đặt ra cho chúng ta những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức cấp bách trong
giai đoạn hiện nay.

Ở Việt Nam, môi trường đang xuống cấp từng ngày, có nơi, có lúc
đang bị huỷ hoại nghiêm trọng; TNTN đang dần cạn kiệt; nguồn nước, khơng
khí đang dần bị ơ nhiễm...Do đó Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến
cơng tác BVMT và đã có nhiều chính sách nhằm để quản lý nhà nước
(QLNN) về MT hiệu quả.

Trong những năm qua thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách đổi
mới của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH), huyện Yên Thủy đã được tỉnh Hoà Bình quan
tâm đầu tư, phát triển trên nhiều lĩnh vực, bước đầu đạt được những thành tựu
quan trọng về KT-XH, đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, văn
hố giáo dục phát triển, Quốc phịng - An ninh được giữ vững. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển KT-XH thì cơng tác QLNN về MT của huyện vẫn cịn
một số hạn chế như: Chưa có những văn bản pháp luật đặc thù, chun biệt
cho vấn đề kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường khơng khí, ơ nhiễm mơi trường
nước trên địa bàn; Nguồn nhân lực làm công tác QLNN về môi trường hiện
nay của huyện Yên Thủy còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Trên địa bàn huyện cịn thiếu đội ngũ cơng chức, viên chức có trình độ cao,
chun mơn sâu thực hiện nhiệm vụ BVMT, đặc biệt trong các lĩnh vực đánh


2

giá tác động môi trường, kinh tế môi trường…đang thiếu về số lượng, yếu về
chất lượng; Quy trình xử lý chất thải rắn trên địa bàn hiện nay còn nhiều bất
cập, cụ thể: chưa có hệ thống phân loại rác, chưa có nhà máy phân huỷ rác;
Mơi trường khơng khí ở phần lớn các khu vực nội thị của thành phố đang bị ô
nhiễm bụi, tiếng ồn, khí thải độc hại từ các cơ sở sản xuất thủ công, các
phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng kém chất lượng; Một số đơn vị sản xuất
kinh doanh, các doanh nghiệp, xí nghiệp…còn chưa ý thức trong việc chủ
động ký cam kết BVMT trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc thi hành pháp luật về bảo vệ nguồn tài ngun mơi trường cịn gặp
nhiều khó khăn, ý thức tự giác bảo vệ mơi trường chưa trở thành thói quen
trong cộng đồng dân cư... đang trở thành những vấn đề lớn đòi hỏi phải được
giải quyết.

Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hịa Bình” nhằm
đưa ra cái nhìn tổng qt về thực trạng QLMT ở huyện n Thủy, tỉnh Hịa
Bình, phân tích những thành tựu và hạn chế của công tác QLNN về bảo vệ
mơi trường. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác BVMT
tại huyện Yên Thủy, góp phần xây dựng Yên Thủy giàu, đẹp, trong lành, đáng
sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về
bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy, luận văn đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ mơi trường trên

địa bàn huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể

3

- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của QLNN về MT.
- Đánh giá thực trạng QLNN về MT trên địa bàn huyện Yên Thủy, tỉnh
Hoà Bình.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về môi
trường trên địa bàn huyện Yên Thủy.
- Đưa ra các giải pháp tăng cường QLNN về MT trên địa bàn huyện
n Thủy, tỉnh Hồ Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường trên địa bàn huyện Yên Thủy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu nội dung: công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ mơi trường huyện n Thủy, tỉnh Hòa Bình. Cụ thể bao
gồm: Ban hành các văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Triển
khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; Công tác
truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân; Công
tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình
- Phạm vi về thời gian
+ Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2020 đến năm 2022;
+ Thu thập số liệu sơ cấp trong năm 2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi

trường
- Thực trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại huyện
n Thủy, tỉnh Hịa Bình.

4

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.

- Một số giải pháp nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nhà
nước về bảo vệ mơi trường tại huyện n Thủy, tỉnh Hịa Bình.
5. Kết cấu đề tài

Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

5

Chương 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của mơi trường

1.1.1.1. Khái niệm môi trường

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về mơi trường, tùy theo cách tiếp
cận khác nhau, các tác giả có những định nghĩa khác nhau:

Theo nghĩa rộng nhất thì “Mơi trường” là tập hợp các điều kiện và hiện
tượng bên ngồi có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện. Bất cứ vật thể, sự
kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong môi trường như môi trường vật lý,
môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, vv… Thực ra, các thành phần như
khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, tồn tại trên Trái đất đã từ rất lâu nhưng
chỉ khi có mặt các cơ thể sống thì chúng mới trở thành các thành phần của
môi trường sống

Theo Luật BVMT năm 2014, được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm
2014, Điều 3, Chương I nêu rõ: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự
nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và
sinh vật, các yếu tố tạo thành mơi trường gồm đất, nước, khơng khí, âm thanh,
ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác”.

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Mơi trường là tổng thể
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sức khỏe, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Các yếu tố tạo thành mơi trường
gồm: khơng khí, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển,
sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên
nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác”

6


Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về
mơi trường như sau:

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.

Thành phần của môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường
gồm đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật
chất khác. Mơi trường chính là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con
người và sinh vật.

Môi trường được phân thành:
Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như nước, đất, khơng
khí, sinh vật,...
Môi trường xã hội: bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con
người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kêt, quy định....
Môi trường nhân tạo: bao gồm tắt cả các yếu tố do con người tạo ra như
cơ sở hạ tầng, các khu đô thị,...
Mơi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.
1.1.1.2. Đặc điểm của môi trường
Môi trường thực chất là hệ nuôi dưỡng. Về bản chất, mọi môi trường
đều là một hệ thống sinh học. Dựa vào các đặc trưng của một hệ thống có thể
rút ra mơi trường gồm có 4 đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Mơi trường có cấu trúc phức tạp:
Môi trường được cấu tạo từ nhiều thành phần. Mỗi thành phần lại có
cấu tạo, nguồn gốc, bản chất và bị chi phối bởi các quy luật tự nhiên khác
nhau. Giữa các thành phần có sự tương tác, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau theo
2 chiều hướng: hỗ trợ hoặc ngăn ngừa nhau. Điều này tạo thành một hệ thống
môi trường ko ngừng biến động trong cả ko gian và thời gian. Chỉ cần một
thay đổi nhỏ của yếu tố trong hệ cũng làm thay đổi tồn hệ thống. Chính vì

vậy, trong q trình khai thác sử dụng cần lưu ý:

7

+ Trước khi khai thác, sử dụng và tác động đến môi trường cần nghiên
cứu chi tiết các thành phần, sự liên kết giữa chúng để chủ động trong toàn bộ
hệ thống.

+ Muốn khai thác, sử dụng môi trường một cách chủ động và hiệu quả
thì phải xuất phát từ chính đặc điểm của từng hệ mơi trường.

Thứ hai: Mơi trường có tính động:
Môi trường là một hệ thống động, luôn luôn vận động xung quanh một
trạng thái cân bằng động. Bất kỳ một sự thay đổi nào cũng làm hệ lệch khỏi
trạng thái cân bằng cũ, thiết lập trạng thái cân bằng mới. Bản thân các yếu tố
cấu thành lên hệ môi trường cũng không ngừng vận động và biến đổi tạo
thành một hệ thống động.
Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần nghiên
cứu, nắm vững và vận dụng linh hoạt các quy luật vận động nhằm hướng mơi
trường mang lại lợi ích kinh tế cao nhất cho con người.
Ví dụ: Vùng đất cạn bị ngập nước sẽ làm cho các sinh vật sống cạn chết
hàng loạt thay thế vào đó là xuất hiện các sinh vật mới và phát triển nhiều loại
sinh vật thủy sinh. Ngược lại, ở vùng nước bị hạn hán kéo dài, khơng có khả
năng tích nước dẫn đến sự tiêu diệt của các lồi sinh vật thủy sinh, thay vào
đó là sự phát triển của các loài sinh vật sống cạn.
Thứ ba: Môi trường có tính mở:
Mơi trường là một hệ thống mở, rất nhạy cảm trước sự biến đổi của các
yếu tố bên ngoài. Trong hệ mơi trường, các vòng tuần hồn vật chất và năng
lượng có tính chất khéo kín nhưng do tồn tại trong một trạng thái cân bằng
động nên ở bất kỳ thời điểm nào cũng có sự xâm nhập của các yếu tố vật chất

mới đồng thời có sự thất thốt, mất đi các yếu tố vật chất khác.
Vì vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần
đẩy mạnh sự xâm nhập của các yếu tố có lợi, ngăn ngừa, cảnh giác trước sự
xâm nhập của yếu tố có hại. Đồng thời tìm mọi biện pháp để bảo vệ các yếu

8

tố có lợi nhằm duy trì cơ cấu lồi có ích trong hệ mơi trường. Ví dụ: Tăng
cường việc trồng cây xanh, cải tạo đất đồng thời ngăn cấm việc sử dụng thuốc
trừ sâu, xả rác ra môi trường.

Thứ tư: Mơi trường có khả năng tự tổ chức, điều chỉnh:
Đây là đặc trưng kì diệu, vượt trội của mơi trường, là khả năng tự biến
đổi, tự thích nghi, tự tổ chức và điều chỉnh linh hoạt trước những thay đổi của
yếu tố bên ngoài nhằm đạt được trạng thái cân bằng tốt nhất có thể. Đặc trưng
này giúp mơi trường có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Đây là đặc trưng hữu ích
của mơi trường nên cần bảo vệ, duy trì và phát huy.
Trong quá trình khai thác, sử dụng, tác động vào môi trường cần: Khai
thác ở quy mô cho phép; Vừa khai thác vừa tái tạo; Không được can thiệp thô
bạo vào tự nhiên. Làm được như vậy thì đặc trưng này sẽ được duy trì. Ngược
lại, nếu vi phạm thì đặc trưng này sẽ bị mất đi và môi trường sẽ khơng bền
vững
1.1.1.3. Vai trị của mơi trường
Mơi trường đóng vai trị quan trọng đối với cuộc sống của con người và
các loài sinh vật.
Thứ nhất: Môi trường là không gian sống của con người và toàn thể
sinh vật trên trái đất
Tất cả những nơi như nhà ở, nơi sinh hoạt, sản xuất kinh doanh hay nơi
vui chơi giải trí đều cần đến những khơng gian nhất định. Những nơi này sẽ
có yêu cầu nhất định về các yếu tố như vật lý, sinh học, hóa học, cảnh quan…

Nếu khơng có mơi trường, chúng ta chẳng thể nào hoạt động và phát triển
được. Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian
nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản
xuất… Như vậy chức năng này đòi hỏi mơi trường phải có một phạm vi
khơng gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt

9

đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, cảnh
quan và xã hội.

Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tùy theo trình độ
khoa học và cơng nghệ. Trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với
thế giới tự nhiên có hai tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân
bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện
khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. Tuy nhiên, chính sự tiến bộ
của khoa học công nghệ và nhu cầu đời sống nâng cao của con người đã vơ
tình tạo ra hàng loạt những tác động xấu, làm môi trường ngày càng tồi tệ đi.

Thứ hai: Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết,
là nơi chứa đựng và đồng hóa các chất thải do sinh vật tạo ra trong quá trình
sinh sống. Mơi trường là nơi diễn ra tuần hồn vòng đời của cá thể sống. Bao
gồm chức năng chứa đựng, cân bằng, phân hủy các chất do con người tạo ra.

Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên
về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã
hội. Chức năng này của mơi trường cịn gọi là chức năng sản xuất tự nhiên
gồm: Động, thực vật cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm. Các thủy lực cung cấp dinh dưỡng, nước, nguồn thủy hải sản và nơi vui
chơi giải trí. Khơng khí, nhiệt độ, nước, gió, năng lượng mặt trời có chức

năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng, kim loại cung cấp
nguyên liệu cho hoạt động sản xuất. Rừng có chức năng cung cấp nước, bảo
tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược
liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.

Trong hoạt động sống của mình, sinh vật cần phải đồng hóa các yếu tố
của mơi trường để tạo dựng cơ thể và đào thải vào mơi trường những chất trao
đổi như hít thở khí trời, uống nước, khai thác nguồn thức ăn sẵn có từ các
muối khoáng, cơ thể động thực vật trên cạn và dưới nước. Con người lấy từ tự
nhiên những nguyên vật liệu để xây dựng nơi ở, may mặc, chế tạo công cụ lao

10

động, sử dụng năng lượng nhằm thay thế sức lực cơ bắp, tăng hiệu suất hữu
ích, khai thác thiên nhiên, mở rộng tầm nhìn và vươn tới vũ trụ bao la... để
không ngừng nâng cao mức sống ngày càng đòi hỏi cao hơn của mình. Bằng
trí tuệ của mình, trong hoạt động sống, con người khơng chỉ đòi hỏi ở thiên
nhiên mà cịn cải tạo thiên nhiên, biến các cảnh quan tự nhiên hoang sơ thành
các cảnh quan văn hóa và tạo dựng được những điều kiện mới khác nhằm
thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần ngày càng cao, đa dạng và phong
phú. Song con người lại khơng thể thốt khỏi ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội, đồng thời con người cũng gây ra những
sự biến đổi và suy thối mơi trường và các hệ sinh thái tự nhiên.

Trong q trình sinh sống các sinh vật ln đào thải ra các chất thải vào
môi trường. Sự gia tăng của sinh vật nhanh chóng, q trình cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa làm số lượng chất thải tăng lên dẫn đến chức năng này nhiều nơi,
nhiều chỗ quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp nhận và phân hủy
chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm của khu vực đó.
Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều

chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong q trình phân hủy thì chất
lượng mơi trường sẽ giảm và mơi trường có thể bị ơ nhiễm.

Thứ ba: Môi trường có chức năng lữu trữ và cung cấp thơng tin cho con
nguời. Nói cách khác, mọi hoạt động của con người đều gắn liền với cộng
đồng, xã hội, một trong những thành phần của môi trường.

Mọi hoạt động kể từ khi con người xuất hiện, trải qua các thời kỳ tiến
hóa từ ngàn đời xưa, các nền văn minh đều được ghi lại rõ ràng bằng chứng,
vật chứng cụ thể, có được điều này nhờ cuốn sách khổng lồ môi trường:

Môi trường cung cấp sự ghi chép và là nơi lữu trữ lịch sử trái đất, lịch
sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của
lồi người.


×