Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu chọn giống bạch đàn có năng suất cao cho khu vực tây bắc, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÃ TRƯỜNG GIANG

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN CÓ NĂNG SUẤT
CAO CHO KHU VỰC TÂY BẮC, TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM MINH TOẠI
2. TS. ĐỖ HỮU SƠN

Hà Nội, 2023

i

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là do tơi trực tiếp thu thập,
đồng thời được sự đồng ý cho phép kế thừa hiện trường nghiên cứu của đề tài


“Nghiên cứu chọn giống Bạch đàn để trồng rừng gỗ lớn cho vùng cao Tây
Bắc” do TS. Đỗ Hữu Sơn, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học
Lâm nghiệp làm chủ nhiệm dự án và tôi là cộng tác viên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lã Trường Giang

ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn được thực hiện tại trường Đại học Lâm nghiệp trong khuôn
khổ đào tạo thạc sỹ khóa 29A-LH.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Minh Toại,
TS. Đỗ Hữu Sơn là các thầy hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho
tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Học viên chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học,
các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ học
viên trong quá trình nghiên cứu, hoàn chỉnh luận văn.
Học viên cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, cùng tập
thể cán bộ công nhân viên Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học
Lâm nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất
để học viên hoàn thành luận văn.
Trong quá trình thực hiện mặc dù đã nỗ lực cố gắng làm việc hết mình.
Xong do điều kiện nghiên cứu cịn nhiều hạn hạn chế, nên luận văn khơng thể
tránh khỏi những hạn chế nhất định. Học viên rất mong nhận được những ý
kiến góp ý của quý thầy cô, các nhà khoa học, bạn bè đồng nghiệp và xin tiếp
thu mọi ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.

Học viên xin cam đoan mọi số liệu trong luận văn là hồn tồn trung
thực khơng sao chép của bất kỳ tác giả nào.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Lã Trường Giang

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ................................................... viii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT..............................................ix
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................3

1.1. Phân bố tự nhiên và đặc điểm của một số loài bạch đàn ........................ 3
1.1.1. Bạch đàn urô..................................................................................... 3
1.1.2. Bạch đàn pellita ................................................................................ 4
1.1.3. Bạch đàn grandis .............................................................................. 6

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới ............................................ 7
1.2.1. Nghiên cứu về lai giống, chọn lọc dịng vơ tính và sử dụng giống lai
trong trồng rừng bạch đàn ......................................................................... 7

1.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng
bạch đàn...................................................................................................... 9
1.2.3. Các thông số di truyền của một số tính trạng ................................ 12

1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu tại Việt Nam ......................................... 15
1.3.1. Nghiên cứu về lai giống, chọn lọc dịng vơ tính và sử dụng giống lai
trong trồng rừng bạch đàn ....................................................................... 15
1.3.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng
bạch đàn.................................................................................................... 19
1.3.3. Các thông số di truyền của một số tính trạng ................................ 22

1.4. Một số nhận định ................................................................................. 26
Chương 2. MỤC TIÊU, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...........................................................................................................27

iv

2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 28
2.2. Vật liệu và giới hạn nghiên cứu ............................................................ 28

2.2.1. Vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 28
2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................... 30
2.3. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 31
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31
2.4.1. Phương pháp chung........................................................................ 31
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm....................................................... 32
2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu......................................................... 34
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ......................................... 37
2.4.5. Phương pháp chọn các dịng vơ tính .............................................. 41
Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU...................42

3.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 42
3.2. Địa hình................................................................................................. 42
3.3. Đặc điểm khí hậu .................................................................................. 42
3.4. Đặc điểm sông suối, thủy văn ............................................................... 43
3.5. Đặc điểm đất đai ................................................................................... 44
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...............................45
4.1. Biến dị các tính trạng sinh trưởng, chất lượng thân cây của các dịng vơ
tính Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La ................................................... 45
4.1.1. Biến dị về sinh trưởng, chất lượng thân cây trong khảo nghiệm xây
dựng năm 2019 tại Thuận Châu, Sơn La.................................................. 47
4.1.2. Biến dị về sinh trưởng, chất lượng thân cây trong khảo nghiệm xây
dựng năm 2020 tại Thuận Châu, Sơn La.................................................. 53
4.1.3. Tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng
thân cây trong các khảo nghiệm dòng vơ tính Bạch đàn lai tại Thuận
Châu, Sơn La ............................................................................................ 58
4.2. Biến dị các tính trạng sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây của các
gia đình Bạch đàn grandis tại Thuận Châu, Sơn La .................................... 59

v

4.2.1. Biến dị về sinh trưởng của các gia đình Bạch đàn grandis trong
khảo nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La ......................................... 60
4.2.2. Biến dị về chất lượng thân cây của các gia đình Bạch đàn grandis
trong khảo nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La ............................... 63
4.2.3. Đánh giá khả năng di truyền và tương quan di truyền giữa các tính
trạng nghiên cứu ....................................................................................... 65
4.3. Kết quả chọn lọc giống Bạch đàn có triển vọng cho trồng rừng gỗ lớn
tại Thuận Châu, Sơn La ............................................................................... 67
4.3.1. Chọn lọc dịng vơ tính bạch đàn lai có triển vọng ......................... 67
4.3.2. Chọn lọc các cá thể ưu trội tại khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn

grandis tại Thuận Châu, Sơn La .............................................................. 69
4.4. Kết quả đánh giá tác động của một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong
trồng rừng thâm canh Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La ...................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................78
PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Vật liệu nghiên cứu của các khảo nghiệm dòng vơ tính .........................29
Bảng 2.2. Thiết kế thí nghiệm và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong
các khảo nghiệm, thí nghiệm tại Thuận Châu, Sơn La.............................................33
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng trong các khảo nghiệm, thí nghiệm
tại Thuận Châu, Sơn La...............................................................................................34
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thân cây trong các khảo nghiệm, thí
nghiệm tại Thuận Châu, Sơn La .................................................................................35
Bảng 2.5. Biểu thu số liệu khảo nghiệm dịng vơ tính Bạch đàn lai tại Thuận
Châu, Sơn La ................................................................................................................36
Bảng 2.6. Biểu thu số liệu khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn grandis tại Thuận
Châu, Sơn La ................................................................................................................37
Bảng 4.1. Mức độ sai khác và phạm vi biến động của các dịng vơ tính Bạch đàn
lai tại Thuận Châu, Sơn La..........................................................................................46
Bảng 4.2. Sinh trưởng của các dòng vơ tính Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La
(trồng 09/2019-đo 04/2023) ........................................................................................48
Bảng 4.3. Một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của các dịng vơ tính Bạch đàn lai
tại Thuận Châu, Sơn La (trồng 09/2019-đo 04/2023) ..............................................51
Bảng 4.4. Sinh trưởng của các dịng vơ tính Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La
(trồng 07/2020-đo 05/2023) ........................................................................................54

Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu chất lượng thân cây của các dịng vơ tính Bạch đàn lai
tại Thuận Châu, Sơn La (trồng 07/2020-đo 05/2023) ..............................................57
Bảng 4.6. Tương quan di truyền giữa các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân
cây trong các khảo nghiệm dịng vơ tính Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn........58
Bảng 4.7. Biến dị về sinh trưởng của các gia đình Bạch đàn grandis trong khảo
nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La (trồng: 07/2020; đo: 01/2023)...............61
Bảng 4.8. Biến dị về chất lượng thân cây của các gia đình Bạch đàn grandis trong

vii

khảo nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La (trồng: 07/2020; đo: 01/2023)......64
Bảng 4.9. Hệ số di truyền, hệ số biến động di truyền lũy tích của các tính
trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây của Bạch đàn grandis tại Thuận
Châu, Sơn La ...............................................................................................................65
Bảng 4.10. Tương quan di truyền giữa các tính trạng sinh trưởng và chất lượng
thân cây của Bạch đàn grandis tại Thuận Châu, Sơn La..........................................66
Bảng 4.11. Năng suất và độ vượt của các dịng Bạch đàn lai có triển vọng tại
Thuận Châu, Sơn La ....................................................................................................67
Bảng 4.12. Các cá thể ưu trội Bạch đàn grandis trong khảo nghiệm hậu thế tại
Thuận Châu, Sơn La ở giai đoạn 30 tháng tuổi........................................................71
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của QLVLHCSKT và các cơng thức bón phân đến sinh
trưởng của các dòng Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La (trồng 07/2020; đo
05/2023) ........................................................................................................................73
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của QLVLHCSKT và các cơng thức bón phân đến chất
lượng thân cây của các dòng Bạch đàn lai tại Thuận Châu, Sơn La (trồng 07/2020;
đo 05/2023)...................................................................................................................74

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Phân bố tự nhiên bạch đàn urơ (Eldridge và cộng sự, 1994)..............3
Hình 1.2. Phân bố tự nhiên Bạch đàn pellita (Nguồn: Harwood, 1998) ............5
Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu.....................................................................32
Biểu đồ 4.1. Năng suất của các dòng vơ tính Bạch đàn lai ở giai đoạn 43
tháng tuổi tại Thuận Châu, Sơn La..........................................................................50
Hình 4.1. Hình ảnh một số dịng có triển vọng tại khảo nghiệm dịng vơ tính
Bạch đàn lai trồng năm 2019 tại Thuận Châu, Sơn La........................................53
Biểu đồ 4.2. Năng suất của các dịng vơ tính Bạch đàn lai ở giai đoạn 34
tháng tuổi tại Thuận Châu, Sơn La..........................................................................56
Hình 4.2. Khảo nghiệm hậu thế Bạch đàn grandis ở giai đoạn 30 tháng tuổi 63

ix

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu/ Giải thích
Từ viết tắt
Eucaluptus camaldulensis x Eucaluptus pellita
CP Đường kính ngang ngực
D1.3 Độ thẳng thân
Dtt Độ nhỏ cành
Dnc Eucaluptus exserta x Eucaluptus camaldulensis
EC Eucaluptus exserta x Eucaluptus urophylla
EU Mức ý nghĩa thống kê
Fpr Gia đình
GĐ Chiều cao vút ngọn
Hvn Chất lượng tổng hợp
Icl Khoảng sai dự đảm bảo
Lsd Tỷ lệ sống
P Eucaluptus pellita x Eucaluptus brassiana

PB Eucaluptus pellita x Eucaluptus camaldulensis
PC Eucaluptus pellita x Eucaluptus urophylla
PU Phạm vi biến động
PVBĐ Sức khỏe
Sk Sinh trưởng
ST Hệ số biến động
S% Trung bình
TB Trung bình khảo nghiệm
TBKN Thứ tự
TT Eucaluptus urophylla x Eucaluptus camaldulensis
UC Eucaluptus urophylla x Eucaluptus exserta
UE Eucaluptus urophylla x Eucaluptus grandis
UG Eucaluptus urophylla x Eucaluptus pellita
UP Thể tích thân cây
V Thể tích cây trội
Vct Vườn giống
VG Vật liệu hữu cơ sau khai thác
VLHCSKT

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhóm các lồi cây lâm nghiệp, nhóm bạch đàn là một trong
những nhóm lồi cây trồng rừng chủ lực ở nước ta với tổng diện tích rừng
trồng hơn 350.000 ha (Tổng cục Lâm nghiệp, 2020) [22]. Rừng trồng bạch
đàn đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp
giấy, ván dăm, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và đồ gỗ nội thất, do đó đã cải thiện
mức thu nhập và mức sống của người nông thôn ở các vùng trồng rừng. Với
tầm quan trọng như vậy, từ năm 1990 đến nay cơng tác nghiên cứu chọn tạo

giống các lồi bạch đàn đã được nhà nước quan tâm đầu tư liên tục thông qua
các đề tài nghiên cứu, các dự án phát triển giống và các chương trình dự án
khác như khuyến lâm, sản xuất thử…Nhờ sự quan tâm, đầu tư một cách liên
tục và bài bản của nhà nước và chiến lược chọn giống đúng đắn của các nhà
khoa học, công tác nghiên cứu cải thiện giống các loài bạch đàn ở nước ta đã
có những bước phát triển vượt bậc. Đến nay, đã có hơn 40 giống bạch đàn
được chọn tạo và cơng nhận cũng như các quy trình nhân giống sinh dưỡng đã
được phát triển và chuyển giao, áp dụng vào sản xuất. Mặc dù vậy, các giống
bạch đàn này lại chủ yếu phục vụ cho trồng rừng ở vùng thấp, các lồi bạch
đàn thích hợp cho vùng cao như Bạch đàn grandis, Bạch đàn saligna, Bạch
đàn dunii,… mới được trồng ở quy mô nhỏ trên những điều kiện lập địa nhất
định, chưa có các khảo nghiệm giống bài bản trên vùng cao, đặc biệt là vùng
cao Tây Bắc.

Khu vực Tây Bắc của tỉnh Sơn La gồm các huyện Thuận Châu, Quỳnh
Nhai và một phần của huyện Mường La, khu vực này có độ cao trung bình từ
750 đến 900 m so với mức nước biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, khu vực
này có tiềm năng phát triển sản xuất lâm nghiệp với tổng diện tích đất quy
hoạch cho lâm nghiệp lớn, tuy nhiên diện tích rừng trồng sản xuất cịn thấp.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây diện tích đất trồng rừng kinh tế ở khu
vực này đang có xu hướng tăng lên sau khi có chủ trương chuyển đổi một số

2

diện tích rừng phịng hộ sang thành rừng kinh tế. Tiềm năng phát triển sản
xuất lâm nghiệp ở vùng này là rất lớn nhưng cũng gặp một số khó khăn như
điều kiện địa hình bị chia cắt, độ dốc lớn và điều kiện khí hậu khắc nghiệt với
biên độ nhiệt giữa mùa lạnh và mùa nóng là khá lớn và mùa khơ kéo dài hay
mùa đơng lạnh và có sương muối. Cho đến nay, gần như chưa có một cơ cấu
giống cây trồng lâm nghiệp có chất lượng phục vụ trồng rừng sản xuất ở khu

vực giàu tiềm năng nhưng có một số điều kiện khó khăn này.

Trong những năm gần đây, thông qua các đề tài nghiên cứu về cải thiện
giống, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (sau này
gọi tắt là Viện) đã tiến hành chọn tạo được bộ giống bạch đàn tương đối đa
dạng, trong đó có một số giống được ghi nhận là có triển vọng về khả năng
thích nghi và sinh trưởng cho các lập địa vùng cao. Bên cạnh đó, thơng qua
trao đổi giống quốc tế, một số giống bạch đàn vùng cao cũng đã được Viện
thu thập và bổ sung vào quần thể chọn giống. Việc tiến hành khảo nghiệm,
đánh giá tính thích ứng và khả năng sinh trưởng của các giống bạch đàn này
trên các lập địa vùng cao, đặc biệt là khu vực miền núi Tây Bắc nhằm chọn
lọc được các giống có năng suất, chất lượng cao là việc làm có ý nghĩa khoa
học và thiết thực. Xuất phát từ thực tế và yêu cầu nêu trên, đề tài “Nghiên
cứu chọn giống bạch đàn có năng suất cao cho khu vực Tây Bắc, tỉnh Sơn
La” đặt ra là rất cần thiết.

3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Phân bố tự nhiên và đặc điểm của một số loài bạch đàn
1.1.1. Bạch đàn urô
Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla) có nguồn gốc từ Indonesia, phân
bố chủ yếu 7o30 đến 10o vĩ độ Nam và 122 đến 127o kinh Đông trên các dốc
núi và trong các thung lũng trên các loại đất bazan, diệp thạch (schits) và
phiến thạch, đôi khi mọc ở núi đá vôi. Bạch đàn urô phân bố ở độ cao 300 đến
2.960 m trên mặt biển (chủ yếu ở độ cao 1.000 đến 2.000 m), lượng mưa
trung bình hàng năm 600 đến 2.200 mm/năm với 2 đến 8 tháng khơ. Các đảo
chính có Bạch đàn urô phân bố tự nhiên là Flores (Egon và Lewotobi),
Adona, Pantar, Alor, Wetar và Timor (Eldridge và cộng sự, 1994) [35].


Hình 1.1. Phân bố tự nhiên bạch đàn urô (Eldridge và cộng sự, 1994)
Bạch đàn urơ là lồi cây gỗ lớn, nơi nguyên sản có thể cao 25 - 45 m,

đơi khi có thể đạt trên 55 m, đường kính có thể đạt 1 - 2 m. Bạch đàn urơ có
khả năng thích nghi với các lập địa khác nhau và đang được sử dụng để gây
trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới (Turnbull & Brooker, 1978) [56].

4

Mặc dù Bạch đàn urô không được gây trồng thuần lồi với diện tích lớn
nhưng giống lai giữa Bạch đàn urơ và các lồi bạch đàn khác được sử dụng
rất rộng rãi trong trồng rừng ở các nước, cho vùng khí hậu mát, ẩm ở Brazil,
Trung Quốc và Nam Phi, các giống lai chủ yếu là giống UG (Eucalyptus
urophylla x Eucalyptus grandis), GU (Eucalyptus grandis x Eucalyptus
urophylla) (Nguyễn Hữu Sỹ, 2020) [16].
1.1.2. Bạch đàn pellita

Bạch đàn pellita (Eucalyptus pellita) có hai vùng phân bố tự nhiên
chính là phía nam đảo New Guinea (bao gồm tỉnh Irian Jaya của Indonesia và
Papua New Guinea) và phía bắc bang Queensland, Australia.

Ở phía nam đảo New Guinea, Bạch đàn pellita phân bố từ vùng
Morehead và Keru thuộc Papua New Guinea ở vĩ độ 8030’ đến phía bắc
Muting, Irian Jaya, Indonesia ở vĩ độ 7040’ Nam và chủ yếu ở độ cao dưới
100 m so với mực nước biển. Vùng này có đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm với
nhiệt độ trung bình năm 270C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 290C và
tháng lạnh nhất là 250C và không chịu ảnh hưởng của mùa khô với lượng mưa
hàng năm từ 1900 mm ở Morehead đến 2700 mm ở Muting, lượng mưa bình
quân tháng từ 80 đến trên 120 mm (Van Rogel, 1963) [58]. Đặc điểm đất đai

chủ yếu là dạng đất mùn có cát nâu, thốt nước tốt hoặc đất mùn sét phát triển
trên phù sa bồi tích, độ pH từ 5 đến 6. Ở vùng này, Bạch đàn pellita phân bố
rải rác giữa vùng rừng thường xanh và rừng mưa bán rụng lá (Harwood,
1998) [40].

Ở phía bắc Queensland, Australia, Bạch đàn pellita phân bố từ Iron
Range, Cape York Peninsula (vĩ độ 12044’ Nam) tới Ingham (vĩ độ 18036’
Nam), tập trung chủ yếu trong phạm vi 50 km dọc bờ biển ở độ cao dưới 600
m (Bootle, 1983; Gonzaga và cộng sự, 1983; Harwood, 1998) [28] [37] [40].
Vùng này có đặc trưng khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ trung bình năm khoảng
240C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 270C và tháng lạnh nhất là 190C,

5

lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2100 - 2200 mm và có mùa khơ kéo
dài khoảng 4 tháng lượng mưa trung bình tháng thấp hơn 40 mm (Harwood,
1998) [29].

Hình 1.2. Phân bố tự nhiên Bạch đàn pellita (Nguồn: Harwood, 1998)
Bạch đàn pellita được coi là tương lai của rừng trồng vùng nhiệt đới ẩm

do sinh trưởng nhanh, khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt và tính chất gỗ rất
phù hợp cho làm gỗ xẻ, làm giấy cũng như nhiều hình thức sử dụng khác
(Trần Hữu Biển, 2015) [1]. Mặc dù được đưa vào trồng rừng ở quy mơ cơng
nghiệp muộn hơn các lồi Bạch đàn khác nhưng do có đặc tính sinh trưởng
nhanh, khả năng nhân giống cao, thích nghi với phạm vi môi trường rộng,
chống chịu sâu bệnh tốt, và phù hợp với nhiều mục đích sử dụng gỗ khác
nhau nên Bạch đàn pellita và các giống lai đã được gây trồng rộng rãi ở các
nước nhiệt đới như Indonesia, Malaysia, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ
(Harwood, 1998) [29].


Đặc điểm nổi bật của Bạch đàn pellita là khả năng chống chịu sâu bệnh
hại tốt. Ở Ấn Độ, Bạch đàn pellita bị Ong u bướu (Leptocybe invasa) gây hại
ít nhất trong số 4 lồi gồm Bạch đàn pellita, uro, grandis và giống lai uro x
grandis (Goud và công sự, 2010) [38]. Sâu ăn lá Thyrinteina arnobia Stoll

6

ảnh hưởng nghiêm trọng trên rừng trồng bạch đàn các loài tại bang Minas
Gerais, Brazil; trong nghiên cứu với 11 loài bạch đàn cho thấy Bạch đàn
saligna, Bạch đàn grandis là hai loài mẫn cảm nhất, tiếp theo là Bạch đàn urô,
Bạch đàn cloeziana,… cịn Bạch đàn pellita nằm trong nhóm kháng sâu cùng
với Bạch đàn camal, Bạch đàn têrê.

Gỗ Bạch đàn pellita có màu đỏ đậm hoặc đỏ nhạt, màu sắc tương đối
đồng nhất từ trong ra ngoài, thớ gỗ mịn, vân khá đẹp; ngoài ra gỗ lồi này cịn
có khối lượng riêng lớn, nhiệt lượng cao, hiệu suất bột giấy và chiều dài sợi
gỗ lớn, tính chất cơ lý đáp ứng được yêu cầu về gỗ xẻ (Research Institute of
Wood Industry, 2006) [50].

Bạch đàn pellita là lồi có hiệu suất bột giấy khá cao (50%) tương
đương với Bạch đàn uro, Bạch đàn grandis và chất lượng bột giấy tốt (Clark
và Hicks, 1996) [30]. Đồng thời Bạch đàn pellita cũng rất ưa chuộng làm gỗ
nhiên liệu đốt trong lò hơi sản xuất điện cũng như sản xuất viên nén năng
lượng phục vụ đời sống hàng ngày do gỗ có giá trị nhiệt lượng cao (William
S. Dvorak và cộng sự, 2011) [62].
1.1.3. Bạch đàn grandis

Bạch đàn grandis có phân bố nguyên sản ở miền Trung bang
Queensland đến phía Bắc bang New South Wales của Australia, tập trung chủ

yếu ở vùng ven biển. Đây là lồi cây có thể cho gỗ lớn, rất phù hợp cho làm
đồ mộc và nguyên liệu giấy. Bạch đàn grandis thích hợp với vùng khí hậu mát
với nhiệt độ bình quân hàng năm từ 15 - 250C, với nhiệt độ trung bình tháng
nóng nhất từ 22 - 340C và nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất từ 0 - 160C có
thể chịu được sương muối. Ở nơi nguyên sản, Bạch đàn grandis có phân bố ở
từ vùng khí hậu khơ mát với nhiệt độ trung bình năm 150C, lượng mưa 700
mm ở miền bắc bang New South Wales đến vùng nhiệt đới ẩm ở miền trung
bang Queensland có nhiệt độ bình quân năm là 220C và lượng mưa tới 2.000
mm. Bạch đàn grandis ưa các dạng đất sâu, ẩm thốt nước tốt và có thành

7

phần cơ giới nhẹ đến trung bình. Bạch đàn grandis đã được gây trồng tương
đối rộng rãi ở vùng á nhiệt đới ở các nước như Nam Phi, Mỹ, Brazil và ở các
vùng cao của các nước nhiệt đới như Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Sri
Lanka. Gỗ Bạch đàn grandis có tỷ trọng trung bình, màu sáng đến nâu nhạt,
có hiệu suất bột giấy khá cao (52%) do đó rất phù hợp làm nguyên liệu giấy
đồng thời có thể sử dụng đóng đồ mộc, làm ván sàn hoặc gỗ xây dựng.

Bạch đàn grandis là lồi có diện tích rừng trồng lớn thứ hai sau Bạch
đàn globulus trên thế giới và được gây trồng rộng rãi trên nhiều nước
(Eldridge và cộng sự, 1994) [35]. Vì vậy, các nghiên cứu về chọn giống cho
loài này đã được tiến hành từ khá lâu. Các khảo nghiệm xuất xứ cho thấy có
sự sai khác rất lớn về sinh trưởng giữa các xuất xứ (Eldridge và cộng sự,
1994) [35]. Các nghiên cứu cũng cho thấy ở miền Nam Trung Quốc, các xuất
xứ Bạch đàn grandis có nguồn gốc từ miền Nam bang Queensland và bắc
New South Wales như Coff Habour, Mt. Lindsay, Mt. Bee (Arnold và cộng
sự. 2004) [26]. Nhìn chung các xuất xứ ở miền trung Queensland đến Bắc
NSW như Copperlodedam, Mt. Lewis, Coff Harbour, Windsor Tableland là
những xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng ở vùng khí hậu nhiệt đới mát và

cận nhiệt đới ở nam Trung Quốc, Brazil, Australia, Sri Lanka và Malaysia
(Eldridge và cộng sự, 1994) [35]. Bên cạnh biến dị xuất xứ lớn thì biến dị
giữa các gia đình trong xuất xứ cũng rất lớn về các chỉ tiêu sinh trưởng cũng
như tỷ trọng gỗ, hàm lượng cellulose cũng như các tính chất cơ lý gỗ khác.
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Nghiên cứu về lai giống, chọn lọc dịng vơ tính và sử dụng giống lai
trong trồng rừng bạch đàn

Trong trồng rừng kinh tế, giống lai được sử dụng khá rộng rãi đặc biệt
là ở rừng trồng các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn. Giống lai là giống
chủ đạo trong trồng rừng bạch đàn ở nhiều nước trên thế giới, như giống lai
giữa giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis (Eucalyptus urophylla x

8

Eucalyptus grandis) ở Brazil, Nam Phi và Trung Quốc hay giống lai giữa
Bạch đàn caman với Bạch đàn deglupta (Eucalyptus camaldulensis x
Eucalyptus deglupta) ở Thái Lan (Brooker và Kleinig, 2012) [27]. Lai giống
giữa các loài bạch đàn là chọn lọc các cá thể lai tốt nhất để nhân giống vơ tính
vào sản xuất là hướng đi chính trong các chương trình nghiên cứu cải thiện
giống bạch đàn ở hầu hết các nước trên thế giới (Turnbull, 1999; Goncalves,
2011) [57] [36]. Thông qua nghiên cứu lai giống, chọn lọc cá thể lai và nhân
giống vô tính đã nâng năng suất rừng trồng bạch đàn ở các nước này lên rõ rệt,
ở Brazil năng suất rừng trồng bạch đàn, chủ yếu là giống lai giữa Bạch đàn urơ
với Bạch đàn grandis đã đạt đến trung bình 40 đến 50 m3/ha/năm ở quy mô
rừng trồng công nghiệp và khoảng 25 đến 30 m3/ha/năm ở Trung Quốc.

Các nghiên cứu cho thấy, Bạch đàn pellita có khả năng lai giống với
các lồi Bạch đàn khác như Bạch đàn brassiana, Bạch đàn urô và Bạch đàn
caman tạo ra các giống lai có ưu thế lai rất tốt về sinh trưởng, đồng thời có

tính chất gỗ tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh và các điều kiện hạn hán
tốt (Harwood, 1998) [40]. Công ty PICOP của Philippines đã khảo nghiệm
một số tổ hợp lai Eucalyptus deglupta × Eucalyptus pellita, Eucalyptus
urophylla × Eucalyptus pellita. Kết quả khảo nghiệm sau 4 năm thu được
chiều cao trung bình tổ hợp lai Eucalyptus pellita × Eucalyptus urophylla đạt
20 m, gia đình tốt nhất của Eucalyptus urophylla đạt 17 m, trong khi đó xuất
xứ tốt nhất từ Queensland của Bạch đàn pellita là 15 m (Harwood, 1998) [40].

Chương trình cải thiện giống cho Bạch đàn pellita dựa trên phép lai
thuận nghịch cũng được thực hiện và cho thấy sinh trưởng của các cá thể tốt
nhất của các tổ hợp lai xa khác loài đã vượt trội các xuất xứ tốt của các loài bố
mẹ (Harwood, 1998) [40]. Kết quả nghiên cứu của Mulawarman và cộng sự
tại Indonesia cho thấy giống lai giữa Bạch đàn urô và Bạch đàn grandis với
Bạch đàn pellita có sinh trưởng nhanh hơn so với các loài bố mẹ, vượt từ 20
đến 25 %. Giống lai này cịn được kỳ vọng có thể tăng khối lượng riêng của

9

gỗ từ 10 đến 15 % so với rừng trồng Bạch đàn urô, qua đó nâng cao sản lượng
bột giấy (Mulawarman và cộng sự, 2006) [48].
1.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho trồng rừng bạch đàn
1.2.2.1. Chế độ bón phân

Áp dụng chế độ bón phân thích hợp có thể nâng cao sản lượng gỗ từ 5
đến 90 %, phụ thuộc vào loại và nồng độ chất dinh dưỡng, tuổi đứng của cây
và điều kiện tưới tiêu. Để nâng cao năng suất rừng trồng, rừng cần được trồng
với giống tốt, trong điều kiện lập địa phù hợp và được bón phân, tưới nước với
liều lượng thích hợp (Eduardo Aparecido Sereguin Cabral de Melo, 2016) [34].

Khảo nghiệm các tổ hợp bạch đàn lai Eucalyptus pellita x Eucalyptus

urophylla tại Yogyakarta, Indonesia vào tháng 12/1999 đã thiết lập 2 chế độ
dinh dưỡng khơng bón phân và bón phân với 100 kg N, 50 kg P2O5 và 50 kg
K2O cho mỗi hecta trên hai lập địa (S1-khơng bón phân và S2-bón phân). Thí
nghiệm được bố trí theo hàng - cột với 6 lần lặp/1 địa điểm, 48 gia đình được
bố trí ngẫu nhiên trong 6 lần lặp, hai cây trong cùng một gia đình được trồng
theo hàng dọc với khoảng cách là 3 m x 3 m. Kết quả điều tra sau 66 tháng
cho thấy, ở lập địa bón phân (S2) cho sinh trưởng trung bình về đường kính
đạt 13,4 cm và chiều cao đạt tới 18,4 m trong khi ở lập địa khơng bón phân
(S1) đường kính chỉ đạt 11,8 cm và chiều cao là 16,9 m (Mulawarman và
cộng sự, 2006) [48].

Andersson Patrik khuyến cáo đối với rừng trồng Bạch đàn urô (E.
urophylla ) tại miền Nam Trung Quốc cần bón ít nhất 150 kg Nito, 115 kg
phốt pho và 115 kg Kali trên 1 ha/1 năm, để đạt sản lượng cao nhất. Kết quả
có sự khác biệt khi bón phân 1 lần/năm và 2 lần/năm đối với hỗn hợp này,
trong đó tăng trưởng đạt cao nhất khi áp dụng bón phân 2 lần/năm với năng
suất đạt 34,4 m3/ha/năm (Andersson, 2007) [24]. Báo cáo các chương trình
trồng rừng của cơng ty StoraEnso ở Quảng Tây, Trung Quốc cho thấy năng
suất rừng trồng bạch đàn urơ có thể được cải thiện thơng qua việc bón lót 150

10

g CMP (gồm 18% P) + 100 g NPK (với tỷ lệ phần trăm là 16% N, 12% P,
12% K) và một số nguyên tố cần thiết trước khi trồng cây. Sau khi trồng 1 - 2
tháng, tiếp tục bổ sung 300 g NPK/cây. Sau 8 - 10 tháng, bổ sung 500 g
NPK/cây (Timander, 2011) [55].

Nghiên cứu của Mirian Cristina Gomes Costa và cộng sự khi thực hiện
thí nghiệm bón phân trên các lập địa khác nhau cho thấy, bón 300g NPK
(12:12:17)/cây cho sinh trưởng tốt nhất. Nghiên cứu về tỷ lệ hàm lượng phân

NPK, sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn trắng ở Brazil cao nhất ở công thức có
tỷ lệ 200 kg N + 30 kg P + 50 kg K/ha. Có thể thấy, phân NPK có tỷ lệ đạm
cao rất quan trọng cho sinh trưởng của Bạch đàn (Mirian Cristina Gomes
Costa và cộng sự, 2012) [47].

Năm 2009, nghiên cứu thử nghiệm trồng bạch đàn lai giống CO41H
(lai giữa Eucalyptus urophylla và Eucalyptus grandis) trên đất đã khai thác
trắng rừng trồng bạch đàn Eucalyptus grandis (trong chu kỳ trước có thâm
canh bằng bón phân 100 kg N/ha, 27 kg P/ha, 80 kg K/ha). Khoảnh cách trồng
3,2 m x 2,35 m (1.330 cây/ha), mỗi ô gồm 64 cây (8 hàng x 8 cây/hàng). Thí
nghiệm phân bón gồm 6 cơng thức: T1 (khơng bón phân), T2 (40 kg/ha N +
16 kg/ha P + 53 kg/ha K), T3 (gấp đôi liều T2, thường được khuyến cáo trong
các công ty trồng rừng thương mại), T4 (tăng gấp 3 lần liều T2), T5 (tăng gấp
4 lần liều T2), T6 (bằng liều lượng T3, nhưng chỉ bón duy nhất 1 lần sau
trồng 3 tháng). Kết quả cho thấy năng suất rừng bạch đàn ở các công thức bón
phân đều cao hơn hẳn so với cơng thức khơng bón phân. Ở tuổi 2, tăng trưởng
trung bình hàng năm là 26 m3/ha/năm (cơng thức khơng bón phân) trong khi ở
các cơng thức bón phân có thể đạt tối đa 42 m3/ha/năm (Paulo Henrique
Muller da Silva, 2013) [49].

Trước khi trồng bạch đàn, tiến hành đào hố sâu 50 - 60 cm, sau đó bổ
sung 600 g phosphate hoạt tính ở độ sâu 30 cm vào mỗi hố. Bón phân 120 g
NPK (6-30-6) trên hố trước khi trồng 10 ngày và 180 g NPK (10-0-30 + 1% B


×