Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế thu nhập cá nhân tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

---oOo---

Trương Ngọc An Nhiên
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH

VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

---oOo---

Trương Ngọc An Nhiên
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH

VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ ĐỨC BÌNH



Thành phố Hồ Chí Minh – 2023

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn “Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về thuế Thu
nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng trình học tập và nghiên cứu của cá
nhân tôi.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ để thực hiện đề cương chi tiết này đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn trong đề cương đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các kết quả trình bày
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào.

TP.HCM, ngày tháng 08 năm 2023
Tác giả luận văn

Trương Ngọc An Nhiên

1

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp tại trường
Đại học Nguyễn Tất Thành, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cơ giáo
Khoa Tài Chính Kế Tốn, Viện đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lịng tri ân tới thầy giáo TS Vũ Đức Bình - người đã hướng dẫn tơi
hồn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi
hồn thành Luận văn này.
Tuy đã cố gắng nhưng bài Luận văn khơng thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của q Thầy, Cơ giáo và các bạn để bài Luận văn được hoàn thiện hơn.

TP.HCM, ngày tháng 08 năm 2023

Tác giả luận văn

Trương Ngọc An Nhiên

2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH .............................................................. 6
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 7
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu................................................................. 8
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ 9
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 9
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................................... 10
7. Kết cấu của luận văn............................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ THỰC TRẠNG
NỘP THUẾ TNCN ..................................................................................................... 11
1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây................................................................... 11
1.1.1. Một số lược khảo nước ngoài ........................................................................... 11
1.1.2. Một số lược khảo tại Việt Nam ........................................................................ 11
1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................. 12
1.2. Thực trạng nộp thuế TNCN ................................................................................. 12
Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 15
2.1. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................... 15
2.1.1. Khái quát về thuế TNCN .................................................................................. 15
2.1.2. Tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế .............................................................. 18

2.1.3. Khung phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hành vi tn thủ thuế TNCN 21
2.2. Mơ hình đề xuất, các giả thuyết nghiên cứu và thang đo .................................... 25
2.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 25
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 26
2.2.3. Thang đo ........................................................................................................... 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 27
2.3.1 Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 27
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 28

3

Tóm tắt chương 2........................................................................................................ 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 37
3.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................... 37
3.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo ............................................................................... 38
3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)...................................................................... 40
3.3.1. EFA các biến độc lập ........................................................................................ 41
3.3.2. EFA biến phụ thuộc .......................................................................................... 43
3.4. Phân tích tương quan ........................................................................................... 44
3.5. Kiểm định mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu................................... 45
3.5.1. Xây dựng mơ hình hồi quy ............................................................................... 45
3.5.2. Kiểm định các vi phạm giả thiết hồi quy.......................................................... 45
3.5.3. Kiểm định độ phù hợp của mơ hình hồi quy .................................................... 48
3.5.4. Kết quả hồi quy................................................................................................. 49
3.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................. 50
Tóm tắt chương 3 ........................................................................................................ 52
CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ ................................................................ 53
4.1. Kiến nghị.............................................................................................................. 53
4.2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 56
Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................ 57

KẾT LUẬN................................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 59
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 61

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT ĐẦY ĐỦ

1 NSNN Ngân sách nhà nước

2 TNCN Thu nhập cá nhân

3 NN Nhà nước

4 QTT Quyết toán thuế

5 BTC Bộ tài chính

6 CQT Cơ quan thuế

7 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

8 NNT Người nộp thuế

9 CCT Chi cục thuế

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................. 26
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 28
Hình 3.1: Đồ thị phân tán phần dư .................................................................................... 46
Hình 3.2: Biểu đồ tần số Histogram .................................................................................. 47
Hình 3.3: Phân phối chuẩn của phần dư quan sát.............................................................. 47
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................................ 37
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo của các khái niệm nghiên cứu ............... 39
Bảng 3.3: Kiểm định KMO và Barlett cho các biến độc lập ............................................. 41
Bảng 3.4: Phương sai trích các biến độc lập...................................................................... 41
Bảng 3.5: Kết quả ma trận xoay nhân tô các biến độc lập ................................................ 42
Bảng 3.6: Kiểm định KMO và Barlett cho mức độ tuân thủ thuế ..................................... 43
Bảng 3.7: Phương sai trích của biến mức độ tuân thủ thuế ............................................... 43
Bảng 3.8: Ma trận nhân tố của biến mức độ tuân thủ thuế................................................ 44
Bảng 3.9: Ma trận tương quan giữa các nhân tố trong mơ hình ........................................ 44
Bảng 3.10: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mơ hình............................................. 48
Bảng 3.11: Bảng kiểm định độ phù hợp của mơ hình ....................................................... 48
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................... 49

6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Thuế là một khoản thu vào của Chính Phủ các nước trên thế giới nhằm đảm bảo phúc
lợi xã hội và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của người dân.
Thuế là nguồn thu chính, thường xuyên và ổn định của ngân sách nhà nước (NSNN) từ cá

nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Thuế có vai trị quan trọng trong NSNN. Thuế thu nhập cá nhân
(TNCN) là một trong những sắc thuế quan trọng, đóng góp lớn vào tổng thu NSNN trong hệ
thống thuế của nhiều quốc gia.

Thuế TNCN đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân và được coi là công cụ kinh tế vĩ mô
hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết, quản lý thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm của
người dân. Như vậy, sẽ thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư góp phần
thực hiện cơng bằng xã hội.

Tại Việt Nam, Luật Thuế số 04/2007/QH12 về TNCN đã được Quốc hội thơng qua
ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Nguồn thu NSNN từ thuế TNCN từ đó
cũng được tăng lên. Tuy nhiên, với tính chất tạm khấu trừ tại nơi chi trả ngay khi chi lương
và tạm nộp thuế theo kỳ (tháng/q) sau đó mới thực hiện quyết tốn thuế (QTT) theo năm.
Khi quyết tốn thuế TNCN thì sẽ phát sinh thêm số thuế phải nộp hoặc được hoàn lại trong
năm. Thêm vào đó, các cá nhân có nhiều hơn một nguồn thu nhập và phát sinh thêm số thuế
phải nộp thì khơng được ủy quyền quyết tốn cho cơ quan chi trả thu nhập mà phải tự thực
hiên việc quyết tốn thuế cho cá nhân thơng qua hệ thống thuế. Ngoài ra, theo quy định hiện
hành, trường hợp khơng phát sinh thêm nghĩa vụ nộp thuế TNCN thì người nộp thuế khơng
phải kê khai quyết tốn thuế. Pháp luật về cư trú hiện hành còn quản lý cá nhân cư trú chưa
chặt chẽ, chưa kịp thời, nhiều trường hợp cá nhân khơng có hoặc chưa đăng ký hộ khẩu, địa
chỉ thường trú dẫn đến việc thực hiện các biện pháp bắt buộc QTT TNCN khó đạt được hiệu
quả. Vì vậy, ý thức về việc tn thủ chính sách, pháp luật về thuế TNCN của người nộp thuế
(NNT) có vai trò hết sức quan trọng trong việc tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời quy
định TNCN.

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài Chính (BTC) số thuế TNCN thu được năm 2009 –
2010 khoảng 14.300 tỷ đồng và tăng dần qua các năm sau đó. Đến năm 2013 mặc dù mức
giảm trừ gia cảnh (GTGC) mới được nâng lên từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng/người
thì số thu qua các năm vẫn tăng và đạt gần 100.000 tỷ đồng vào năm 2019. Năm 2020, BTC
tiếp tục tăng mức GTGC lên 11 triệu đồng/tháng/người thì nguồn thu vẫn đạt được hơn


7

110.000 tỷ đồng. Theo các báo cáo của Tổng Cục Thuế, năm 2021 mặc dù dịch Covid-19 đã
tác động mạnh đến nền kinh tế nhưng với những giải pháp, chính sách kịp thời của Quốc
Hội, Chính Phủ và Bộ Tài Chính, bắt đầu từ tháng 9/2021, dịch bệnh dần được kiểm soát và
nền kinh tế dần cải thiện, phát triển trở lại. Với việc ngành thuế triển khai hàng loạt các biện
pháp quản lý thuế, số thuế TNCN thu năm 2021 khoảng 130.000 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo
của Tổng Cục Thuế, thu ngân sách nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân năm 2022 thu
ngân sách nhà nước từ thuế TNCN đạt 166.733 tỷ đồng, đạt 138% dự báo và tăng 27% so
với cùng kỳ năm 2021. Khi QTT TNCN hàng năm cũng sẽ làm tăng thêm nguồn thu này.

Tuy nhiên, tỷ lệ người dân chủ động QTT và nộp thuế TNCN từ tiền lương, tiền công
cho CQT chưa cao. Với cơ chế tự kê khai và nộp thuế, tổ chức, cá nhân tự kê khai dựa trên
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng thu nhập và sự hiểu biết về chính sách, quy định
pháp luật về thuế TNCN mà không cần xác nhận ngay lập tức của CQT. Người nộp thuế tự
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai, nộp thuế, cơ quan thuế
khơng can thiệp trực tiếp vào q trình kê khai tính thuế. Đây được coi là cơ chế quan trọng
trong cơ chế quản lý thuế. Tuy nhiên, ý thức về tuân thủ thuế TNCN của các cá nhân tại
TP.HCM chưa cao, nhiều cá nhân lợi dụng chính sách thơng thống và kẽ hở của Luật Thuế
TNCN để trì hỗn, khơng kê khai hoặc cố ý kê khai sai dẫn đến nộp sai số thuế hoặc trốn
thuế, từ đó làm thất thu NSNN.

Từ những vấn đề và thực trạng đó, đề tài “Đánh giá mức độ tuân thủ quy định về
thuế thu nhập cá nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” là thực sự cần thiết. Dựa trên cơ sở
của việc phân tích thực trạng về sự hiểu biết và nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công của
NNT tại TP.HCM, đề tài phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ pháp
luật về thuế TNCN, từ đó đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức và
mức độ tuân thủ các chính sách về thuế TNCN của NNT.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu


 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ

thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của NNT là cá nhân thuộc địa bàn TP.HCM từ đó đưa
ra những nhận xét và góp ý giúp nâng cao mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT.

 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng mức độ tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế

TNCN trên địa bàn TP.HCM.

8

- Đánh giá mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT tại TP.HCM.
- Đề xuất kiến nghị, giải pháp để nâng cao mức độ tuân thủ thuế TNCN tại TP.HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT?
- Mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đến tính tuân thủ thuế TNCN của NNT như thế
nào?
- Kiến nghị nào góp phần nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật về thuế TNCN của
NNT?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNCN của người lao động có thu
nhập từ tiền lương tiền công tại TP.HCM như: Luật thuế TNCN và quy trình thực hiện, hiểu
biết về thuế TNCN, nhận thức về tính cơng bằng thuế, hoạt động của CQT, kinh tế - xã hội,
nghề nghiệp, mức độ tuân thủ thuế TNCN.
 Phạm vi nghiên cứu
- Tổng hợp thông tin, báo cáo của Cục Thuế TP.HCM và các Chi Cục Thuế tại

TP.HCM về tình hình nộp thuế TNCN và quyết tốn thuế TNCN từ tiền lương tiền cơng qua
các năm 2018-2022.
- Các cá nhân có nguồn thu nhập từ tiền lương tiền công, làm việc tại TP.HCM.
- Thời gian nghiên cứu và thu thập số liệu: từ tháng 12/2022 - 04/2023.
- Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo về thuế TNCN (giai đoạn 2018 - 2022)
của Cục Thuế TP.HCM và CCT các quận huyện. Ngồi ra, cịn lấy thu thập từ các báo cáo
của tổng cục thống kê, tạp chí thuế, sách tham khảo, giáo trình về thuế và thuế TNCN.
5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng
phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng.

Phương pháp định tính: Từ cơ sở lý thuyết và mơ hình tác giả xây dựng thang đo
nháp cho các biến. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính thơng qua khảo sát chuyên
gia, các chuyên gia hỗ trợ việc hiệu chỉnh mơ hình, thang đo nghiên cứu, từ đó rút gọn, bổ
sung các biến quan sát, điều chỉnh thang đo.

9

Phương pháp nghiện cứ định lượng: Bằng cách tiến hành khảo sát sử dụng bảng câu
hỏi đã được thiết kế trước, mẫu điều tra trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng
phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Dữ liệu thu thập được sau đó được xử lý bằng phần mềm
SPSS để đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach's Alpha, tiến hành phân tích nhân tố
khám phá EFA, thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định giả thuyết của nghiên
cứu.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá thực trạng tuân thủ thuế TNCN của NNT tại TP.HCM từ đó đưa ra các khía
cạnh mà chính sách, quy định về thuế TNCN cần xem xét, thay đổi trong thời gian tới.


Đề xuất một số giải pháp để giải quyết những vấn đề cịn tồn tại có liên quan đến việc
tuân thủ thuế TNCN của NNT tại TP.HCM.

Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ quản lý thuế
TNCN tại TP.HCM nói riêng và các địa phương khác nói chung.
7. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước đây và thực trạng nộp thuế TNCN
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Kiến nghị và hạn chế
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VÀ
THỰC TRẠNG NỘP THUẾ TNCN

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đây
1.1.1. Một số lược khảo nước ngoài

Keith Walsh đã nghiên cứu “Understanding Taxpayer Behaviour” (“Hiểu về hành vi
của người nộp thuế”) và trình bày trong Hội thảo phân tích và nghiên cứu Thuế tháng 12/2011
do Sở Thuế và Hải Quan của Ireland tổ chức. Ơng đã tóm tắt 05 yếu tố thường ảnh hưởng
đến việc tuân thủ thuế như: biện pháp răn đe, các chuẩn mực xã hội, sự công bằng và tin
tưởng (trong quản lý thuế), sự phức tạp (hệ thống thuế), kinh tế vĩ mơ và vai trị của chính
phủ.


Nghiên cứu “Các nhân tố xã hội tác động lên mức độ tuân thủ thuế của người nộp
thuế” của Jimenez và Iyer (2016) đã chỉ ra chuẩn mực xã hội là nguyên nhân tác động lên
chuẩn mực cá nhân và đề xuất mơ hình giúp hiểu rõ tác động của các thành phần chuẩn mực
xã hội lên sự hình thành chuẩn mực cá nhân của người nộp thuế.

Ahmed Naeem & Sidra Gulzar cũng đã nghiên cứu đề tài “Voluntary tax compliance
behavior of individual taxpayers in Pakistan” (“Hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của người
nộp thuế cá nhân ở Pakistan”) được công bổ vào tháng 3/2021. Các tác giả kết luận rằng các
yếu tố kinh tế, xã hội, thể chế và hành vi ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế tự nguyện của
cá nhân. Việc tn thủ thuế cá nhân đã được mơ hình hóa chủ yếu dựa trên các yếu tố kinh
tế, và hiện chưa có nhiều nghiên cứu về việc tuân thủ thuế ở Pakistan. Nghiên cứu này cũng
phân tích các yếu tố quyết định tuân thủ thuế và đề xuất giải pháp để cải thiện hành vi tuân
thủ thuế tự nguyện. Các yếu tố quan trọng nhất là hành vi và yếu tố kinh tế. Nghiên cứu này
cũng sử dụng nhiều lý thuyết khác nhau để giải thích hành vi tuân thủ thuế. Sự đơn giản
trong việc tuân thủ thuế có tác động lớn hơn đến việc nộp thuế so với nhận thức về chi tiêu
chính phủ và tinh thần thuế. Nhận thức về sự công bằng bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự đơn
giản trong tuân thủ thuế và tinh thần thuế. Chính phủ cần tập trung cải thiện các yếu tố này
để tạo ra nhận thức tốt về sự công bằng và đáp ứng nhu cầu của người nộp thuế để duy trì sự
hài lịng.
1.1.2. Một số lược khảo tại Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thắng và Phạm Minh Tiến (2015), “Yếu tố tác động
đến mức độ tuân thủ thuế TNCN – Phân tích trường hợp TP.HCM”. Các tác giả tiến hành
thu thập dữ liệu từ 200 NNT tại TP.HCM trong năm 2015, kết quả phát hiện 5 nhóm yếu tố

11

thường xuyên tác động mạnh đến mức độ tuân thủ thuế là nhận thức và tâm lý, hệ thống
chính sách thuế, môi trường kinh tế, đặc thù nghề nghiệp và nơi làm việc. Nghiên cứu này

khơng tìm thấy mối quan hệ giữa yếu tố môi trường xã hội đến hành vi tuân thủ.

Nghiên cứu của Huỳnh Thị Quỳnh Nga (2019), “Phân tích các nhân tố tác động đến
mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT trực tiếp quyết toán trường hợp Cục Thuế Tỉnh Đồng
Tháp”. Tác giả tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNC
đưa ra các vấn đề hiện tại như: NNT là cá nhân khơng nắm chính sách thuế, khơng xác định
được thu nhập, …trong khi đó dữ liệu tổng hợp của CQT phụ thuộc trực tiến và QTT của cơ
quan chi trả. Từ đó khi quyết tốn thuế TNCN, NNT khơng thực hiện được đúng nghĩa vụ
phát sinh và CQT cũng khơng có dữ liệu để giám sát. Tác giả cũng đưa ra 3 nhóm kiến nghị:
nhóm kiến nghị về hệ thống chính sách quy trình và thủ tục về QTT TNCN; nhóm kiến nghị
về nhân lực; nhóm kiến nghị về việc nâng cao sự hiểu biết của NNT.

Nguyễn Thị Hoa Hồng đã nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế
của người nộp thuế thu nhập cá nhân: nghiên cứu tại Chi cục Thuế huyện Nhà Bè, TP. Hồ
Chí Minh khách hàng tại TP. HCM” (2020). Nghiên cứu đã chỉ ra hai yếu tố ảnh hưởng đến
tính tuân thủ thuế của NNT TNCN theo thứ tự quan trọng giảm dần là: Nhận thức về tính
cơng bằng thuế; Hiểu biết thuế tại Chi cục thuế Huyện Nhà Bè.
1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Từ việc các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế TNCN của NNT cũng như
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ thuế TNCN mà các tác giả đã nghiên cứu.
Việc đánh giá mức độ tuân thủ thuế TNCN của người nộp thuế có thu nhập từ tiền lương
tiền cơng tại thời điểm hiện tại là rất cần thiết. Từ thực trạng về việc tuân thủ thuế TNCN để
đánh giá thêm về mức độ tuân thủ thuế TNCN từ đó đưa ra những kiến nghị phù hợp với
thời điểm hiện tại trong phạm vi nghiên cứu.
1.2. Thực trạng nộp thuế TNCN

Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính thơng tin trong năm 2009 - 2010, số thu thuế
TNCN khoảng 14.300 tỷ đồng, năm 2011 đạt 38.520 tỷ đồng. Năm 2013 chính thức áp
dụng mức GTGC mới từ 4 triệu đồng lên 9 triệu đồng/tháng/người, số thu các năm sau tăng

liên tục như năm 2014 - 2015 gần 50.000 tỷ đồng, đến năm 2016 gần 70.000 tỷ đồng, 2019
đạt gần 100.000 tỷ đồng, năm 2020 đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Theo báo cáo của Tổng cục
Thuế, năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 tác động mạnh tới nền kinh tế, tuy nhiên bằng
những giải pháp, chính sách kịp thời của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, từ tháng

12

9/2021, tình hình dịch bệnh được kiểm sốt, nền kinh tế dần được khôi phục và phát triển.
Cùng với việc ngành Thuế triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý thuế, thuế thu nhập cá
nhân năm 2021 đạt khoảng 130.000 tỷ đồng. Thêm vào đó, chỉ trong 7 tháng đầu năm 2022
số thuế TNCN đạt con số trên 106.000 tỷ đồng và gần đạt dự toán của cả năm. Tốc độ thu
của sắc thuế TNCN ngày càng tăng trong thời gian qua. Kết thúc năm 2022, nguồn thu từ
thuế thu nhập cá nhân năm 2022 cho ngân sách nhà nước từ đạt 166.733 tỷ đồng, đạt 138%
dự báo và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2021.

Nhiều cá nhận không nhận thức được việc tuân thủ quy định của pháp luật về thuế
TNCN, vẫn ln tìm cách trốn tránh việc phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế. Hay
một số người khác muốn tuân thủ quy định nhưng mức độ hiểu biết, kiến thức về thuế TNCN
của họ không đủ để cá nhân có thể tự mình thực hiện tất cả các nghĩa vụ kê khai nộp thuế
theo đúng quy định.

Ngoài ra, trên thực tế cũng có nhiều cá nhận khi thực hiện quết tốn thuế TNCN lại
phát hiện ra có những nguồn thu nhập từ các doanh nghiệp (DN) mà họ không làm việc do
cơ chế tự kê khai khấu trừ thuế TNCN tại cơ quan chịu trách nhiệm chi trả. Cơ chế tự kê khai
này dẫn đến việc kê khai khống, không đúng số liệu của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng
đến cá nhận của người lao động khi thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN. Trong khi, CQT không
xác minh số liệu của từng doanh nghiệp mà khi cá nhận thực hiện quyết tốn có sai lệch thì
CQT u cầu người nộp thuế phải tự liên hệ đến doanh nghiệp để giải quyết số liệu mà DN
đó đã kê khai hoặc cá nhân phải viết cam kết không phát sinh tại DN đó.


Thêm vào đó, các thủ tục, hồ sơ cần phải nộp thực hiện để đáp ứng yêu cầu của cơ
quan thuế là khá nhiều. Nhiều cá nhân không thể hiểu hết các hồ sơ, thủ tục cần là để kê
khai, quyết tốn, nơp thuế TNCN từ đó dẫn đến việc cá nhân đó sẽ mất nhiều thời gian và
tiền bạc để đi lại và xử lý hồ sơ nộp hoàn thành nghĩa vụ của cá nhân.

13

Tóm tắt chương 1
Các cơng trình nghiên cứu trên đều có những cách tiếp cận với vấn đề khác nhau liên

quan đến các quy định về thuế TNCN. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật về thuế TNCN ở
Việt Nam có nhiều thay đổi nên việc tiếp tục nghiên cứu về thuế TNCN trong thời điểm hiện
nay là cần thiết. Đặc biệt là việc nghiên cứu từ góc độ thực tiễn, gắn với q trình thực hiện
pháp luật thuế TNCN từ chính người nộp thuế để quản lý thu thuế TNCN và thúc đẩy mức
độ tuân thủ trên địa bàn cụ thể. Cũng từ thực trạng nộp thuế TNCN tại Việt Nam qua các
giai đoạn mà đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật thuế TNCN
tại TP.HCM và đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao mức độ tuân thủ quy định về thuế
TNCN để đảm bảo nguồn thu, tạo sự công bằng và chống thất thu thuế TNCN, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.

Do vậy, tác giả chọn đề tài “Đánh giá mức độ tuân thủ quy đinh về thuế thu nhập các
nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh” làm nghiên cứu cho luận văn của mình.

14

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Khái quát về thuế TNCN
2.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế TNCN


Hiện nay, chưa có một định nghĩa chính xác và cụ thể về thuế TNCN. Tuy nhiên, căn
cứ vào các quy định của Luật thuế TNCN, Nghị định và Thông tư, thuế TNCN có thể được
hiểu như sau:

Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập mà cá nhân nhận được trong một
kỳ tính thuế nhất định. TNCN áp dụng cho các cá nhân có thu nhập từ các nguồn trong xã
hội như lương, tiền lãi, tiền thuê nhà, tiền thưởng, và các khoản thu nhập khác. Thuế TNCN
được tính dựa trên tổng giá trị tiền, hàng hóa và dịch vụ mà cá nhân thu được trong thời gian
cụ thể.

Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú và không cư trú tại lãnh thổ Việt Nam
theo quy định tại Luật Số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009
và các văn bản có liên quan hướng dẫn bổ sung để thực hiện. Cũng theo đó, đối tượng nộp
thuế TNCN có thu nhập chịu thuế từ nhiều loại thu nhập như: thu nhập từ kinh doanh; thu
nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu
nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu
nhập từ thừa kế. Trong đó, thuế TNCN từ tiền lương, tiền công là loại thuế TNCN được quan
tâm nhiều nhất. Thuế TNCN có ảnh hưởng trực tiếp đến đa số người có thu nhập trong xã
hội.

Đặc điểm của thuế TNCN:
- Thuế TNCN là thuế trực thu: Thuế TNCN thu trực tiếp dựa trên thu nhập mà NNT
nhận được sau khi trừ các khoản thu nhập được miễn thuế, giảm thuế, giảm trừ gia cảnh theo
pháp luật quy định. Thuế TNCN đánh ngay khi cá nhân nhận được thu nhập trong kỳ tính
thuế nên tại thời điểm bị đánh thuế TNCN người chịu thuế gần như khơng có khả năng
chuyển giao phần thuế cho NNT khác. Do đó, thuế TNCN có ảnh hưởng khá rõ đến tâm lý
và hành vi NNT.
- Thuế TNCN đánh vào thu nhập chịu thuế: phản ánh chính xác khả năng nộp thuế và
khả năng mà NNT tiêu dùng, điều này sẽ đảm bảo tính cơng bằng trong việc phân bổ thu
nhập.


15

- Thuế TNCN mang tính chất lũy tiến: có nghĩa là áp dụng các thuế suất tăng dần đối
với các nhóm đối tượng chịu thuế. Điều này có nghĩa là nguồn thu nhập càng cao thì thuế
suất sẽ càng cao.
2.1.1.2. Vai trị của thuế TNCN

 Thuế TNCN là một cơng cụ quan trọng trong việc kiểm sốt thu nhập của các
tầng lớp dân cư, thực hiện công bằng xã hội và quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh
tế.
Để kiểm soát thu nhập của dân cư, nhà nước thường áp dụng cả hai cơ chế quản lý:

quản lý quỹ tiền lương, tiền công và chế độ báo cáo quyết toán kinh doanh, cùng với cơ chế
kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Mặc dù ban đầu có thể khơng hồn tồn chính
xác, nhưng cả hai cơ chế này cung cấp cơ sở để thống kê thu nhập của dân cư, phục vụ cho
việc nghiên cứu các chương trình mục tiêu quốc gia và hoạch định chính sách phát triển phù
hợp, đồng thời đảm bảo tuân thủ pháp luật và pháp chế xã hội.

Vai trị của thuế TNCN trong việc thực hiện cơng bằng xã hội được thể hiện trong
việc thu nhập của mỗi cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như khả năng và trình độ
lao động, vị trí cơng tác và quyền sở hữu tài sản cá nhân. Tuy nhiên, các yếu tố này không
đồng nhất đối với mỗi cá nhân, dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Sự khác biệt này góp phần
tạo ra sự bất bình đẳng và phân cực giàu nghèo trong xã hội. Để giải quyết vấn đề này, các
quốc gia đã sử dụng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau, trong đó thuế TNCN được xem
là một công cụ hiệu quả để điều chỉnh thu nhập của những người có thu nhập cao, đảm bảo
sự công bằng xã hội.

Qua các cơ chế và công cụ quản lý này, nhà nước có thể tăng cường hoặc giảm bớt
điều chỉnh thu nhập của các tầng lớp dân cư, từ đó ảnh hưởng đến tổng cầu xã hội, tạo ra tác

động thu hẹp hoặc kích thích phát triển kinh tế. Đây chính là vai trị quản lý và điều tiết vĩ
mơ của chính sách thuế TNCN, đóng góp vào tác động đáng kể đối với nền kinh tế.

 Thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước
Mặc dù không phải là mục tiêu chính, việc phát triển chính sách thuế trực thuộc, bao

gồm cả thuế thu nhập cá nhân (TNCN), đóng vai trị quan trọng trong việc tạo lập và phát
triển nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước (NSNN). Trong bối cảnh tăng trưởng kinh
tế ngày càng cao, quá trình hội nhập và phát triển, thu nhập trên cấp quốc gia ngày càng tăng
lên, điều này tạo ra khả năng tăng cường huy động nguồn thu cho NSNN thông qua thuế
TNCN, và nguồn thu này ngày càng trở nên dồi dào.

16

Với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia, thu nhập của các cá nhân và doanh
nghiệp cũng tăng lên. Điều này tạo ra cơ sở để tăng thuế TNCN, do thuế TNCN được tính
tốn dựa trên thu nhập cá nhân. Khi thu nhập quốc dân tăng, khả năng huy động nguồn thu
từ thuế TNCN cũng tăng theo, đảm bảo nguồn thu vững chắc cho NSNN.

Qua việc tăng thuế TNCN, nhà nước có thể đáp ứng các nhu cầu tài chính cho việc
đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và phát triển kinh tế.
Đồng thời, việc tăng thuế TNCN cũng có thể góp phần điều tiết thu nhập cá nhân, làm giảm
khoảng cách giàu nghèo và tạo ra sự công bằng xã hội.

Trong quá trình phát triển chính sách thuế trực thu, đặc biệt là thuế TNCN, tạo lập và
phát triển nguồn thu cho NSNN đóng vai trị quan trọng. Với tăng trưởng kinh tế và thu nhập
quốc dân ngày càng lớn, khả năng huy động nguồn thu từ thuế TNCN sẽ ngày càng gia tăng,
đóng góp vào sự phát triển và ổn định của ngân sách nhà nước.

 Xây dựng, phát triển và hồn thiện chính sách Thuế TNCN đóng góp quan trọng

vào việc hồn thiện hệ thống chính sách thuế tổng thể của một quốc gia, nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập với kinh tế thế giới.
Hệ thống thuế của một quốc gia thường có ba nhóm các sắc thuế: nhóm đánh vào thu

nhập (trực thu), nhóm đánh vào tiêu dùng (đánh vào của cải đem sử dụng) - thuế gián thu,
nhóm đánh vào của cải để dành (của cải cất trữ hoặc đầu tư) - thuế tài sản. Thơng qua các
sắc thuế này Nhà nước kiểm sốt được thu nhập trong xã hội, trên cơ sở đó đảm bảo nguồn
thu cho NSNN và điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ cấu hệ
thống thuế phải phù hợp với các điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi nước trong từng thời kỳ.
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến cải cách
hệ thống thuế là rất lớn. Chúng ta đã bước vào ngôi nhà chung – WTO và thuế luôn là vấn
đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp tới việc đàm phán
của các quốc gia trong quá trình gia nhập cũng như khi đã trở thành thành viên chính thức
của tổ chức này. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của WTO đặt ra những yêu cầu hết
sức rõ ràng đối với chính sách thuế của mỗi quốc gia, đó là: cắt giảm thuế nhập khẩu, không
được tăng thuế suất sau khi đã cắt giảm đối với hầu hết các sản phẩm hàng hố nhập khẩu từ
nước ngồi, đối xử cơng bằng, bình đẳng giữa các đối tác (nguyên tắc tối huệ quốc), đối xử
bình đẳng giữa hàng hố sản xuất trong nước và hàng hoá nhập khẩu (nguyên tắc đối xử
quốc gia). Trong bối cảnh này, các quốc gia, đặc biệt các quốc gia đang phát triển như chúng
ta phải tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm gánh nặng thuế cho các

17

nhà đầu tư, nhằm tạo lợi thế so sánh về thuế và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi.
Để nâng cao tính ổn định, hiệu quả của nguồn thu từ thuế, việc cải cách thuế phải dựa trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích và tính tốn tỷ lệ động viên từ thuế/GDP một cách hợp lý cho
từng thời kỳ, thực hiện đảm bảo hợp lý trong cơ cấu ba nhóm thuế trực thu, gián thu, thuế tài
sản, từng bước tăng tỷ trọng thuế trực thu và thuế tài sản trong tổng thu ngân sách. Việc sửa
đổi, ban hành các đạo luật về thuế (trong đó có Luật thuế TNCN) cần theo hướng đảm bảo
tính cơng bằng, bình đẳng, hiệu quả, đơn giản, minh bạch, công khai, trên nguyên tắc mở

rộng phạm vi đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu hẹp phạm vi ưu đãi miễn giảm
thuế, tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về thuế giữa
người trong nước với người nước ngoài, giảm mức thu thuế thông qua việc giảm thuế suất,
nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế thông qua cải cách quy trình, thủ tục về đăng
ký, kê khai, nộp thuế, từng bước áp dụng cơ chế tự kê khai nộp thuế.
2.1.2. Tuân thủ thuế và không tuân thủ thuế
2.1.2.1. Khái niệm tuân thủ thuế

Tuân thủ thuế là khái niệm đề cập đến việc người nộp thuế (NNT) tuân theo quy định
của pháp luật thuế bằng cách thực hiện các nghĩa vụ thuế. Peter và Dijke (2007) xác định
rằng tuân thủ thuế liên quan đến sự sẵn lòng của NNT tuân theo quy định thuế bằng cách
thực hiện đầy đủ các trách nhiệm thuế.

Theo Alm (1991), phạm vi của tuân thủ thuế bao gồm các hoạt động như báo cáo thu
nhập và thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật pháp và các quyết định của tịa
án. Điều này có nghĩa là tn thủ thuế bao gồm việc kê khai thu nhập chính xác và tính thuế
đúng, tuân thủ các quy định pháp lý (độ chính xác), kê khai thuế đúng hạn, và thanh toán số
tiền thuế đúng thời hạn (đúng thời gian) (Franzoni, 1999)

Theo Nguyễn Thị Thanh Hoài và các thành viên (2011): Tuân thủ là việc chấp hành
nghĩa vụ của NNT theo đúng luật định, bao gồm các hoạt động đăng ký, kê khai, báo cáo,
nộp thuế. Bất kỳ sự vi phạm nào xuất hiện ở một trog các khâu trên đều dẫn đến sự không
tuân thủ ở các mức độ khác nhau.

Như các khái niệm đã trình bày, tn thủ chính sách pháp luật về thuế của người nộp
thuế (NNT) đòi hỏi NNT phải hiểu biết về thuế và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp
luật thuế. Điều này bao gồm việc tuân thủ các tiêu chí về thời gian, mức độ chính xác và đầy
đủ trong các hoạt động đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác.

18



×