Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Quản lý thu ngân sách ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố pleiku, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐẶNG BÁ VINH

QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG THỊ HẢO

Gia Lai, 2023

i

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________________________

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên


cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.

Gia Lai, ngày 10 tháng 10 năm 2023
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Bá Vinh

ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu. Để hồn thành luận văn này tơi xin
bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc tới:
- TS. Hoàng Thị Hảo, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tơi
thực hiện và hồn thành đề tài này.
- Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau đại học cũng như các khoa
chun mơn, phịng ban của Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam – Phân
hiệu Gia Lai đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
- Tập thể lãnh đạo, cơng chức tại Phịng Tài chính Kế hoạch thành phố
Pleiku và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Pleiku đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
- Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia
đình đã chia sẻ những khó khăn và động viên tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Gia Lai, ngày 10 tháng 10 năm 2023
TÁC GIẢ

Đặng Bá Vinh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..........................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN ................................................... 5

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước................................... 5
1.1.1. Ngân sách nhà nước........................................................................ 5
1.1.2. Thu ngân sách nhà nước ................................................................. 8
1.1.3. Quản lý thu ngân sách nhà nước .................................................. 12
1.1.4. Nội dung công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện ... 15
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp huyện ................................................................................................ 22

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước của các địa phương
cấp huyện...................................................................................................... 24

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước ở một số địa
phương cấp huyện ................................................................................... 24
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước cho thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .......................................................................... 26
Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1. Đặc điểm cơ bản của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .......................... 28

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 28
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 30

iv

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến
công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai ............................................................................................. 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 34
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................... 34
2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu........................................ 36
2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn.............................. 37
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 38
3.1. Kết quả thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia
Lai................................................................................................................ 38
3.1.1 Các văn bản chính sách áp dụng trong quản lý thu NSNN ........... 38
3.1.2. Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước ...................................... 39
3.1.3. Quy trình thu ngân sách nhà nước................................................ 42
3.1.4. Công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku .. 43
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành
phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .............................................................................. 47
3.2.1. Cơng tác lập dự tốn thu ngân sách nhà nước ............................. 47
3.2.2. Công tác chấp hành thu ngân sách nhà nước............................... 52
3.2.3. Công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước............................... 59
3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách nhà nước ................. 65
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên
địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai........................................................ 67
3.2.1. Nhóm yếu tố khách quan............................................................... 67
3.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan................................................................... 70
3.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai .............................................................. 75
3.4.1. Những kết quả đạt được ................................................................ 75
3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân.................................................... 78

v

3.6. Khuyến nghị để thực hiện giải pháp ..................................................... 93
3.6.1. Đối với Trung ương, Chính phủ và Bộ Tài chính ......................... 93
3.6.2. Đối với tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Gia Lai................................ 93
3.6.3. Đối với HĐND, UBND thành phố Pleiku ..................................... 93

KẾT LUẬN .................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97
PHỤ LỤC

vi

GDP DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GTGT Tổng sản phẩm quốc nội
HĐND Giá trị gia tăng
KBNN Hội đồng nhân dân
KT-XH Kho bạc nhà nước
NSNN Kinh tế xã hội
NSTW Ngân sách nhà nước
NSĐP Ngân sách trung ương
NHTM Ngân sách địa phương
SXKD Ngân hàng thương mại
TABMIS Sản xuất kinh doanh
TNDN Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc
TTĐB Thu nhập doanh nghiệp

TNCN Tiêu thụ đặc biệt
VNĐ Thu nhập cá nhân
UBND Việt nam đồng
Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai của thành phố Pleiku giai đoạn 2020-2022 ............ 29
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Pleiku qua 3 năm (2020 - 2022) . 30
Bảng 2.3. Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm thành phố Pleiku qua 3 năm
(2020 - 2022) ................................................................................................... 31
Bảng 2.4. Số lượng mẫu điều tra khảo sát ...................................................... 35
Bảng 2.5. Mức điểm đánh giá của các tổ chức cá nhân .................................. 36
Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp nguồn thu NSNN trên địa bàn thành phố Pleiku
giai đoạn (2020-2022) ..................................................................................... 44
Bảng 3.2: Kết quả thu NSNN theo hình thức thu trên địa bàn thành phố Pleiku
giai đoạn (2020-2022) ..................................................................................... 46
Bảng 3.3: Cơng tác lập dự tốn thu NSNN trên địa bàn thành phố Pleiku giai
đoạn (2020-2022) ............................................................................................ 49
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát cơng tác lập dự tốn thu NSNN .......................... 51
Bảng 3.5: Cơng tác chấp hành dự tốn thu NSNN trên địa bàn thành phố
Pleiku giai đoạn (2020-2022).......................................................................... 53
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát cơng tác chấp hành dự tốn thu NSNN .............. 58
Bảng 3.7. Quyết toán thu NSNN trên địa bàn thành phố Pleiku giai đoạn
(2020-2022) ..................................................................................................... 60
Bảng 3.8: Tổng hợp cân đối quyết toán NSNN trên địa bàn .......................... 61
thành phố Pleiku giai đoạn (2020-2022)......................................................... 61
Bảng 3.9. Số đơn vị thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước trên địa bàn
thành phố Pleiku.............................................................................................. 63

Bảng 3.10. Kết quả khảo sát cơng tác quyết tốn thu NSNN ......................... 64
Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn (2020-2022)....... 65
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN ............ 66
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát yếu tố hệ thống pháp luật và chính sách của NN.. 67

viii

Bảng 3.14. Kết quả khảo sát yếu tố trình độ phát triển, mức thu nhập và nhận
thức của người dân .......................................................................................... 69
Bảng 3.15. Kết quả khảo sát yếu tố dự báo, phân tích đánh giá nguồn thu.... 70
Bảng 3.16. Kết quả khảo sát yếu tố tổ chức bộ máy quản lý thu.................... 71
Bảng 3.17. Kết quả khảo sát yếu tố trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý ngân
sách .................................................................................................................. 72
Bảng 3.18. Kết quả khảo sát yếu tố sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan
trên địa bàn ...................................................................................................... 74

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN thành phố Pleiku............... 39
Sơ đồ 3.2. Quy trình thu NSNN tại Kho bạc nhà nước thành phố Pleiku ...... 42
Sơ đồ 3.3. Quy trình thu NSNN qua ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu.... 43

1

MỞ ĐẦU
Quản lý thu ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm tập trung nguồn lực tài
chính của quốc gia để thực hiện các nhiệm vụ chi tiêu, điều tiết một cách hiệu
quả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Trong quá trình cải
cách hành chính hiện nay, quản lý thu ngân sách nhà nước ở các cấp chính
quyền địa phương đã từng bước thay đổi để thực hiện tốt nhiệm vụ tập trung
nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Những năm qua, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã đạt được những thành
tựu tương đối toàn diện về kinh tế – xã hội, nhiều cơng trình kinh tế, hạ tầng
quan trọng của địa phương được hoàn thành, đưa vào khai thác hiệu quả đã góp
phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh Gia Lai, đó là, tốc độ phát triển
kinh tế tương đối nhanh, sản xuất kinh doanh (SXKD) phát triển, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, cơng nghiệp
và xây dựng. Có được kết quả này là do thành phố đã làm tốt công tác thu ngân
sách nhà nước (NSNN) trên địa bàn, đáp ứng được nhiệm vụ chi thiết yếu cho
bộ máy quản lý nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng
và bổ sung cân đối ngân sách xã cũng như chi đầu tư phát triển, chỉnh trang đô
thị của thành phố.
Cùng với sự phát triển chung của cả nước, công tác xây dựng và quản lý
thu ngân sách trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đã dần từng bước
được hoàn thiện tạo được những đổi mới trong lĩnh vực quản lý thu ngân sách
của các đơn vị, địa phương, nhiều nguồn thu có những bước chuyển biến tích
cực, thu ngân sách tăng dần theo các năm, cân đối ngân sách ngày càng vững
chắc, bước đầu đã thực hiện quản lý ngân sách ở một số lĩnh vực đem lại kết
quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý thu ngân sách trên địa bàn thành
phố Pleiku vẫn còn những tồn tại, đó là việc xây dựng kế hoạch hóa nguồn thu,
dự tốn thu ngân sách đơi khi cịn mang yếu tố chủ quan, cảm tính. Việc quản

2

lý nguồn thu NSNN cịn thiếu tính quyết liệt, coi nhẹ cơng tác thu và coi đó là
nhiệm vụ riêng của ngành thuế. Cơng tác lập dự toán thu NSNN, Chi cục Thuế
và các đơn vị chức năng chưa tính tốn đầy đủ các nguồn thu, vẫn để tình trạng
bỏ sót nguồn thu, gây thất thốt cho NSNN. Quy trình thu NSNN cịn một số
phức tạp đặc biệt là khoản thu phạt, phí, lệ phí của các cá nhân. Các phương
thức thu NSNN đang được áp dụng hiện nay chưa mang tính cưỡng chế cao,

cịn phụ thuộc vào tính tự giác của người nộp thuế. Thu ngân sách vẫn chưa
bao quát hết các nguồn thu trên địa bàn, vẫn cịn tình trạng thất thu, thất thốt,
lãng phí, tỷ lệ nợ thuế cịn cao, phân cấp tỷ lệ điều tiết một số khoản thu trên
địa bàn còn bất cập...

Với mục tiêu tăng cường công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý
thu NSNN nói riêng được đặt ra như một nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản
lý vì NSNN là cấp ngân sách trực tiếp, là cơng cụ tài chính quan trọng để chính
quyền Nhà nước tổ chức nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội đảm bảo an ninh
quốc phòng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Nhận thức được tầm quan trọng, sự cần thiết trong việc tăng cường công
tác quản lý thu ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay, tôi chọn đề tài
“Quản lý thu ngân sách ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh
tế của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai từ đó đề xuất các giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nghiên cứu
trong thời gian tới.

3

2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà

nước cấp huyện.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa

bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà

nước trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách

nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Công tác quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku,
tỉnh Gia Lai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu 4 nội dung chính về cơng tác
quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai bao
gồm.

+ Cơng tác lập dự tốn thu NSNN
+ Công tác chấp hành thu NSNN
+ Cơng tác quyết tốn thu NSNN
+ Công tác thanh tra, kiểm tra thu NSNN
- Về không gian: thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2020-2022, số liệu
sơ cấp được điều tra khảo sát từ tháng 03-06/2023.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện.
- Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa thành phố Pleiku,

tỉnh Gia Lai.

4

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu ngân sách nhà nước
trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước
cấp huyện
Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước
1.1.1. Ngân sách nhà nước
1.1.1.1. Khái niệm ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (NSNN), ngân sách chính phủ, hay ngân sách quốc
gia là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ
thống tài chính. Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong

đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về NSNN lại chưa
thống nhất, có nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh
vực nghiên cứu [6].

Theo Khoản 14 Điều 4 Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 của
Việt Nam định nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi
của Nhà nước đước dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước”.

Theo quan niệm của các nhà kinh tế Nga: “Ngân sách nhà nước là bảng
liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc
gia”.

Sự hình thành và phát triển của NSNN gắn liền với sự xuất hiện và phát
triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng
đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước,
sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn
tại và phát triển của NSNN.
1.1.1.2. Vai trò của ngân sách nhà nước

NSNN có vai trị rất quan trọng trong tồn bộ hoạt động kinh tế, xã hội,
an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trị của NSNN ln gắn

6

liền với vai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định. Đối với nền kinh tế
thị trường, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mơ đối với tồn bộ nền kinh tế,
xã hội, NSNN có các vai trị chủ yếu sau:


NSNN là công cụ chủ yếu để phân bổ trực tiếp hay gián tiếp các nguồn
tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế
mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

NSNN là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và chống lạm phát,
điều chỉnh kinh tế vĩ mô. Nhà nước sử dụng NSNN như là cơng cụ tài chính để
kiềm chế lạm phát, ổn định thị trường, giá cả cũng như giải quyết các nguy cơ
tiềm ẩn về bất ổn định kinh tế xã hội.

NSNN là cơng cụ có hiệu lực của nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực
thu nhập, góp phần giải quyết vấn đề xã hội. Việc sử dụng NSNN như một công
cụ điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập đối với các thành viên của xã hội
là nhằm thực hiện công bằng xã hội về thu nhập, đảm bảo và ổn định cuộc sống
của các tầng lớp dân cư, đảm bảo vai trị kích thích của thu nhập đối với sự phát
triển đời sống vật chất và tinh thần của người lao động

NSNN có vai trị đối với việc củng cố và tăng cường sức mạnh của bộ
máy nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh trật tự. NSNN là cơng cụ tài
chính quan trọng để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà
nước từ trung ương đến địa phương.
1.1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương (NSTW) và ngân
sách địa phương (NSĐP).

- Ngân sách trung ương là ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương.

- Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các
cấp có HĐND và Ủy ban Nhân dân. Ngân sách các cấp chính quyền địa phương

gồm:

7

+ Ngân sách cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
ngân sách cấp Tỉnh)

+ Ngân sách cấp Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh (gọi
chung là ngân sách cấp Huyện).

+ Ngân sách Xã, Phường, Thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã)
Phân cấp quản lý NSNN: là việc phân bổ theo pháp luật trách nhiệm,
quyền hạn quản lý qua các khoản thu và chi của ngân sách nhà nước cho các
cấp chính quyển nhà nước để họ có quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm
quản lý ngân sách của mình nhằm bảo đảm giải quyết các nhiệm vụ quan trọng,
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở các địa phương.
Ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý theo các nguyên tắc: Ngân
sách trung ương, ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp
nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể:
+ NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc
gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương.
+ NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những
nhiệm vụ chi được giao. HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu,
nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp quản
lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp trên
địa bàn.
+. Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm;
việc ban hành và thực hiện chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải
có giải pháp bảo đảm nguồn tài chính, phù hợp với khả năng cân đối của ngân
sách từng cấp; việc quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân

sách phải bảo đảm trong phạm vi ngân sách theo phân cấp.
+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp trên ủy
quyền cho cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngân sách cấp dưới thực hiện nhiệm
vụ chi của mình thì phải phân bổ và giao dự toán cho cơ quan cấp dưới được

8

ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ chi đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền phải
quyết toán với cơ quan ủy quyền khoản kinh phí này.

+ Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phân
chia giữa các cấp ngân sách và số bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách
cấp dưới trên cơ sở bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa
phương.
1.1.2. Thu ngân sách nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước

Trong thực tiễn đời sống xã hội, thuật ngữ “thu ngân sách nhà nước”
thường gắn với khái niệm “ngân sách nhà nước”, “quỹ ngân sách nhà nước” và
tùy vào ngữ cảnh cụ thể thuật ngữ này có thể dùng để chỉ các hoạt động thu
bằng tiền hoặc khoản thu bằng tiền của Nhà nước.

Thu ngân sách nhà nước được hiểu là các hoạt động thu bằng tiền khi
xem xét sự vận động của các luồng tài chính để hình thành quỹ NSNN. Theo
nghĩa này, “Thu NSNN là quá trình nhà nước huy động một phần giá trị của
cải cải xã hội dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật như các luật
thuế, luật phí và lệ phí để hình thành quỹ NSNN”. Mặc dù về hình thức biểu
hiện đó là những hoạt động thu bằng tiền, song về bản chất thu NSNN chứa
đựng các quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và các chủ thể khác (doanh nghiệp, hộ
gia đình, cá nhân...) trong xã hội [6].


Theo điều 7, Luật NSNN năm 2015: “Thu NSNN bao gồm các khoản thu
được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do các cơ
quan quyền lực nhà nước quyết định”. Theo đó dự tốn thu NSNN là một trong
những căn cứ pháp lý để các cơ quan quyền lực nhà nước giám sát quá trình tổ
chức, thực hiện thu ngân sách của các cấp chính quyền (gồm: Trung ương, tỉnh,
huyện, xã) [6].

9

1.1.2.2. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
Thứ nhất, Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực

chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của
nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà
nước.

Thứ hai, Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực
của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả,
thu nhập, lãi suất, v.v...

Thứ ba, Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hồn
trả khơng trực tiếp là chủ yếu.

Thứ tư, Thu ngân sách theo hai phương thức: tự nguyện và bắt buộc
1.1.2.3. Cơ cấu thu ngân sách nhà nước
Cơ cấu thu NSNN là nội dung các khoản thu NSNN và tỷ trọng từng khoản thu
trong tổng thu NSNN, bao gồm:

+ Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí

+ Tồn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà
nước thực hiện, trường hợp được khốn chi phí hoạt động thì được khấu trừ;
các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và
doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của
pháp luật.
+ Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở ngồi nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa
phương.
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
1.1.2.4. Phân loại thu ngân sách nhà nước
Phân loại thu NSNN là việc sắp xếp các khoản thu theo những tiêu thức
nhất định nhằm phục vụ cho công tác thống kê, phân tích, đánh giá tình hình
thu và quản lý thu NSNN, trên cơ sở đó hoạch định chính sách thu phù hợp
trong từng thời kỳ.

10

Phân loại thu NSNN căn cứ vào phạm vi phát sinh:
Căn cứ vào phạm vi phát sinh các khoản thu NSNN chia thành các khoản
thu trong nước hay thu nội địa và các khoản thu ngoài nước:
- Thu nội địa bao gồm các khoản thu phát sinh tại lãnh thổ Việt Nam,
trong đó chủ yếu là các loại thuế như: Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB,
thuế TNCN, thuế tài ngun…Ngồi ra cịn có các khoản thu từ phí, lệ phí, thu
bán cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, thu từ hoạt động xổ sổ kiến thiết…
- Thu ngoài nước bao gồm các khoản thu phát sinh từ các hoạt động bên
ngoài lãnh thổ Việt Nam như các khoản thu viện trợ khơng hồn lại của chính
phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và cá nhân ở ngoài nước cho Nhà nước
Việt Nam.
Cách phân loại này cho phép đánh giá được mức độ thu ngân sách từ trong
nước, ngoài nước từ đó có chính sách biện pháp khai thác các nguồn thu cho hợp

lý để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và tính độc lâp, tự chủ trong điều hành
NSNN.
Phân loại thu NSNN căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu:
Theo nội dung này thì thu ngân sách được chia làm bốn nhóm thu chính:
- Thu từ thuế, phí và lệ phí như: Thuế TNCN, thuế TNDN, thuế GTGT,
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đường bộ, phí chợ, lệ phí quốc
tịch, hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, lệ phí làm thủ tục hải quan…
- Thu từ tài sản đóng góp xã hội và thu khác: Thu tiền bán tài sản nhà
nước, thu tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước, thu tiền bán tài sản nhà nước
trên đất và tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất, thu cấp quyền khai thác
khoáng sản, thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước, thu tiền cho thuê mặt đất,
mặt nước, thu từ dầu thơ: huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân
theo quy định của pháp luật, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.

11

- Các khoản viện trợ khơng hồn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức,
cá nhân ở ngồi nước cho Nhà nước, Chính phủ Việt Nam, cho cơ quan nhà
nước ở địa phương.

- Thu bán cổ phần của Nhà nước, các khoản thu hồi vốn của Nhà nước
đầu tư tại các tổ chức kinh tế bao gồm: cổ phần doanh nghiệp nhà nước và các
liên doanh.

Cách phân loại này giúp cho việc xem xét từng nội dung thu theo tính
chất và hình thức động viên vào ngân sách, đánh giá tính cân đối, bền vững,
hợp lý về cơ cấu của các nguồn thu. Trên cơ sở đó giúp cho việc hoạch định
chính sách cũng như tổ chức điều hành ngân sách phù hợp với các mục tiêu mà
Nhà nước theo đuổi trong từng thời kỳ.


Phân loại thu NSNN căn cứ vào phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính
quyền trong thời kỳ ổn định ngân sách:

Căn cứ vào phân cấp nguồn thu giữa các cấp chính quyền (trung ương,
tỉnh, huyện và xã) trong thời kỳ ổn định ngân sách, các khoản thu ngân sách
theo nội dung này được chia thành ba nhóm lớn, cụ thể:

- Các khoản thu ngân sách từng cấp chính quyền hưởng 100%
- Các khoản thu phân chia theo tỷ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách
- Các khoản thu bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp
trên cho ngân sách cấp dưới trực tiếp.
Số bổ sung cân đối ngân sách là khoản ngân sách cấp trên bổ sung cho
ngân sách cấp dưới nhằm bảo đảm cho chính quyền cấp dưới cân đối ngân sách
cấp mình để thực hiện nhiệm vụ được giao. Số bổ sung có mục tiêu từ ngân
sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được xác định theo nguyên tắc, tiêu chí
và định mức phân bổ ngân sách và các chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân
sách, khả năng của ngân sách cấp trên và khả năng cân đối ngân sách của từng
địa phương cấp dưới.


×