Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Thaoluannhomchuong3 nhom9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.43 KB, 6 trang )

Câu 1: Trình bày cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia thương
mại điện tử xuyên biên giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử xuyên biên giới đã tác động tích cực đến hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hóa trực tuyến của Việt Nam trong những năm gần đây. Việt Nam là
quốc gia có quy mơ kinh tế Internet đứng thứ 3 trong khu vực Đơng Nam Á, trong đó, thương
mại điện tử xuyên biên giới đang là một trong những lĩnh vực chủ đạo của nền kinh tế số, tạo
động lực phát triển trong doanh nghiệp. Thời gian qua, Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành
nhiều chính sách, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh với hành lang pháp lý hồn thiện,
với sự áp dụng cơng nghệ, hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đảm bảo tính an tồn và thuận tiện cho
doanh nghiệp và người tiêu dùng trong quá trình tham gia giao dịch.

Theo thống kê, chỉ trong 12 tháng vừa qua (từ tháng 8/2022 đến tháng 8/2023), đã có 17 triệu sản
phẩm của doanh nghiệp Việt được bán ra cho khách hàng Amazon trên khắp thế giới, tăng cường
sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam trên toàn cầu. Giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam
bán hàng trên Amazon tăng 50%, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước.

Theo thống kê của Bộ Cơng Thương, năm 2023 có 35% người tiêu dùng mua hàng trên các
website nước ngoài, 43% người mua hàng của người bán nước ngoài trên các sàn thương mại
điện tử Việt Nam.

Cơ hội của Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới:

 Mở rộng thị trường: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường quốc tế
rộng lớn, tiềm năng với lượng khách hàng toàn cầu.

 Tăng khả năng cạnh tranh: tận dụng các lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt trên
trường quốc tế bằng việc áp dụng các công nghệ mới trong thời đại công nghiệp 4.0 để
nâng cao tính trải nghiệm cho khách hàng, điều này đã giúp tạo nên sự khác biệt trong
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt so với các đối thủ khác.


 Tối ưu hoá chi phí và tăng hiệu suất: giảm chi phí vận hành, chi phí vận chuyển, cung cấp
khả năng tự động hoá và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Thách thức của Việt Nam khi tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới:

 Không dễ thích ứng với cái mới: theo báo cáo từ Bộ Công Thương cho thấy, hiện hầu hết
các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ ở Việt Nam đang xuất khẩu sang phần cịn lại của Đơng
Nam Á và Trung Quốc. Trong 5 năm tới, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu sẽ là
những thị trường nổi trội cần được ưu tiên. Tuy nhiên, thông tin về khách hàng và những
tiêu chí mà các nước châu Âu, Hoa Kỳ đưa ra khá khắt khe mà doanh nghiệp Việt Nam
phần lớn chưa nắm vững được.

 Thách thức trong quản lý: tiềm ẩn nhiều hệ lụy tiêu cực gây thiệt hại cho người tiêu dùng
như hàng giả, không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng,…

 Hạ tầng logistics: hạ tầng vận chuyển chưa đạt chuẩn quốc tế, gây khó khăn trong việc
vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hiệu quả, các thủ tục thông quan, xử lý hải quan
còn chậm chạp, làm tăng chi phí và thời gian giao hàng,...

 Chênh lệch văn hóa và ngơn ngữ: rào cản về văn hóa, ngoại ngữ, các quy tắc hoạt động
của thương mại điện tử là những trở ngại hàng đầu doanh nghiệp Việt đang phải đối mặt.

 An ninh mạng: rủi ro mất dữ liệu và tấn công mạng.

 Pháp lý và quy định: thương mại điện tử Việt Nam còn nhiều bất cập trong khuôn khổ
pháp lý như: tư duy kinh doanh chưa được đổi mới, thủ tục hành chính phức tạp, thiếu
hành lang pháp lý cho hoạt động E-logistic,… nên tình hình thương mại điện tử, đặc biệt
là thương mại điện tử xuyên biên giới vẫn còn đối mặt với nhiều trở ngại.

Thế giới thương mại điện tử ngày càng cạnh tranh. Để đi trước đối thủ, các doanh nghiệp Việt

buộc lòng phải bắt kịp các xu hướng thương mại điện tử để tiếp cận và điều chỉnh chiến lược cho
phù hợp. Nếu không theo kịp các xu hướng thương mại điện tử mới, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ
bị tụt lại phía sau rất nhiều, đặc biệt là trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới. Có 1
xu hướng thương mại điện tử quan trọng khơng thể bỏ qua, đó là Chatbot và tự động hóa tiếp thị,
vì xu hướng hiện hành là giảm lao động bán hàng trực tiếp, nên việc thay thế bằng Chatbot để
các Doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí là điều cần thiết, ngay cả khi nó có nghĩa là phải đầu tư
dài hạn. Chatbot hoạt động 24/7 và phản hồi khách hàng ngay lập tức. Nó cũng có thể thực hiện
nhiều cuộc trị chuyện cùng một lúc, đó là điều mà một người bán hàng khơng thể làm được.
Chatbot cũng dựa trên trí tuệ nhân tạo, nghĩa là chúng cũng cần thời gian thực để “học việc”

nhằm trả lời tốt hơn các vấn đề khách hàng đòi hỏi. Mọi thứ trong tay AI chưa phải là một lựa
chọn tốt nhất trong năm 2024, chúng ta vẫn sẽ cần người quản lý hệ thống để đảm bảo mọi thứ
đều ổn. Chatbot giúp việc hỗ trợ tự động tiếp thị khách hàng của các doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Các doanh nghiệp có thể tự động tạo các chiến dịch gửi Email đến danh sách khách hàng của
mình thay vì làm thủ cơng.

Câu 2: Hãy chọn 1 sản phẩm của Việt Nam và thảo luận lợi thế cạnh tranh của sản phẩm
đó khi tham gia thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới.

Bài làm:

Ở Việt Nam, cà phê khơng đơn giản chỉ là thức uống mà cịn là nền văn hóa, là lối sống quen
thuộc thường nhật. Những công thức pha chế sáng tạo, những hương vị độc đáo cùng nhiều
thương hiệu cà phê nổi tiếng chính là điều đặc biệt của chúng ta trong mắt bạn bè quốc tế.

Tất nhiên, chỉ có xuất khẩu mới nhanh chóng tạo nên thành công và những thương hiệu cà phê
Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chúng ta là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau
Brazil đạt gần 1,8 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4 tỷ USD, đóng góp hết sức quan trọng
vào tổng kim ngạch xuất khẩu trên 53 tỷ USD của ngành nông nghiệp.


Hiện nay, cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới. Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam: Đức; Mỹ; Bỉ; Nhật Bản; Pháp; Nga; Italy; Hàn
Quốc; Tây Ban Nha; Trung Quốc;… Châu Âu đang là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn
nhất, chiếm tới hơn 40% tổng sản lượng.

Khi tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới Việt Nam xuất khẩu cà
phê qua:

- Các sàn thương mại điện tử quốc tế: Amazon, Alibaba, eBay, Shopee, Lazada,…
- Các website bán hàng riêng
- Mạng xã hội: Facebook, Instagram, Youtube
- Hợp tác với influencer quốc tế
- Tham gia các hội chợ thương mại điện tử quốc tế

 Lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam khi tham gia thị trường thương mại điện tử
xuyên biên giới:

1. Chất lượng cà phê tốt
 Cà phê Việt Nam được đánh giá cao bởi hương vị đậm đà, mạnh mẽ và hàm lượng
caffeine cao.
 Robusta Việt Nam chiếm hơn 90% tổng lượng cà phê xuất khẩu, được ưa chuộng bởi
hương vị đậm đà, mạnh mẽ và phù hợp với gu cà phê của nhiều người trên thế giới.
 Arabica Việt Nam tuy chỉ chiếm 10% nhưng đang ngày càng được cải thiện về chất
lượng, hương vị thơm ngon, chua thanh và hàm lượng caffeine thấp.

2. Giá cả cạnh tranh
 Cà phê Việt Nam có giá thành rẻ hơn so với cà phê của các quốc gia khác như
Brazil, Colombia.
 Nhờ chi phí sản xuất thấp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, cà phê Việt Nam có thể
cạnh tranh về giá cả trên thị trường quốc tế.


3. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ngày càng tăng
 Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới đang tăng trưởng đều đặn, đặc biệt là ở các thị
trường như Mỹ, EU, Trung Quốc.
 Xu hướng cà phê hòa tan ngày càng phổ biến cũng mở ra cơ hội lớn cho cà phê Việt
Nam.

4. Lợi thế về thương mại điện tử
 Việt Nam có tốc độ phát triển internet nhanh chóng và lượng người sử dụng internet cao.
 Nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc bán cà phê trực tuyến.

5. Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
 Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành cà phê, như: chương trình
khuyến khích xuất khẩu, chương trình tái canh cà phê, v.v.

 Các chương trình này giúp nâng cao chất lượng cà phê, giảm chi phí sản xuất và tăng sức
cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Ngồi ra, cà phê Việt Nam cịn có một số lợi thế khác như:

 Thương hiệu cà phê Việt Nam ngày càng được khẳng định: Cà phê Việt Nam đã đạt được
nhiều giải thưởng quốc tế, góp phần nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị
trường quốc tế.

 Sự đa dạng về sản phẩm: Cà phê Việt Nam có nhiều loại sản phẩm khác nhau, đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng.

 Cộng đồng cà phê năng động: Cộng đồng cà phê Việt Nam ngày càng phát triển, tạo điều
kiện cho việc trao đổi kinh nghiệm, học hỏi và hợp tác.


 Khoa học kĩ thuật: Công nghiệp sơ chế cà phê ở Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Nhiều
thiết bị mới chất lượng tốt đã được trang bị trong chế biến. Những năm 1990, năng suất
bình quân 1 ha cà phê kinh doanh chỉ đạt từ 8- 9 tạ nhân, đến năm 1994 năng suất bình
quân đạt 18, 5 tạ/ha, hiện nay bình quân đạt 25- 28 tạ/ha; cá biệt ở một số vùng sản xuất
đã cho năng suất bình quân đạt 35- 40 tạ/ha, vườn cà phê một số hộ gia đình đạt trên 50
tạ/ha.

Với sức nóng của thương mại điện tử thì Trung Ngun Legend – tập đoàn cà phê Việt Nam với
hơn 20 năm kinh nghiệm là một doanh nghiệp đã tận dụng tốt lợi thế đó để mở rộng quy mơ ra
thị trường thế giới. Nhờ Trung Nguyên mà cà phê nước ta đã bước ra thế giới với một vị thế cao
hơn với giá cả cao hơn trên sàn thương mại điện tử Amazon nhằm giúp tăng giá xuất khẩu cà phê
cho nước ta. Cà phê Việt đã xuất hiện tại những đất nước phát triển bậc nhất trên thế giới. Nhờ
đó đã định vị được chất lượng cà phê Việt lên một tầm cao mới.

Cùng với sự giúp sức của đội ngũ Amazon đã đồng hành cùng các thương hiệu cà phê Việt giải
quyết nhiều khó khăn khi lần đầu đưa sản phẩm lên một trang thương mại điện tử xuyên biên
giới. Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm tại địa phương của Amazon Global Selling đã giúp đỡ
họ vượt qua những rào cản trong quy trình kinh doanh trực tuyến từ việc tạo cửa hàng trực tuyến,
tạo danh mục, quảng cáo sản phẩm, xử lý các vấn đề hậu cần, cho đến dịch vụ giao nhận hàng
hóa hiệu quả.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×