Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Báo cáo chuyên đề 3 thi công chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.05 KB, 12 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU Page1

1. Tính cấp thiết của việc nguyên cứu

Trong những năm gần đây nhà nước và xã hội dã dành sự quan tâm không nhỏ đến
lĩnh vực công chứng. Tuy nhiên, đến luật cơng chứng năm 2014 ra đời thì sự ghi nhận của
nhà nước đối với hoạt động công chứng củng như công chứng viên đã đạt được một bước
tiến xa hơn, lần đầu tiên nhà nước đã chính thức ghi nhận chức năng xã hội của công chứng
viên trong điều 3 luật công chứng năm 2014 với tư cách là những chủ thể thực hiện dịch vụ
công do nhà nước ủy nhiệm để đảm bảo, duy trì an tồn pháp lý và trật tự xã hội. Để phòng
ngừa và đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại mà đương
sự tham gia, họ cần đến chứng cứ công chứng hay ta hiểu là văn bản công chứng là loại
chứng cứ xác thực chứng cứ đáng tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ khơng có chứng nhận xác
thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng.

Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản có thể khẳng định là hoạt
động quan trọng cơ bản của công chứng viên vì xét về tần suất và số lượng thì hợp đồng
mua bán, chuyển nhượng tài sản là một trong những dạng hợp đồng phổ biến, thường gặp
nhất trong hoạt động công chứng. Tài sản được mua bán công chứng rất phong phú đa dạng.
có những tài sản pháp luật quy định khi mua bán, chuyển nhượng phải có chứng nhận của
cơng chứng mới có giá trị nhưng có những tài sản được công chứng do sự tự nguyện yêu
cầu của các bên.

Tùy theo cách tiếp cận, tiêu chí phân loại của mọi người mà đối tượng của hợp đồng
mua bán chuyển nhượng có thể chia thành: tài sản ( vật giấy tờ có giá trị,) và quyền về tài
sản ( các quyền phát sinh từ hợp đồng ) tài sản là vật hiện có hoặc hình thành từ tương lai,
tài sản hữu hình, tài sản vơ hình. Tài sản phải đăng ký và tài sản không phải đăng ký. Bất
động sản và động sản.

2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu


Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu, dưới mục đích làm rỏ các khái niệm về họp
đồng mua bán tài sản và hợp đồng chuyển nhượng có sự khác nhau như thế nào, tìm hiểu
các quy định pháp luật về tài sản phải đăng ký. Tìm hiểu thực tiễn về các quy trình cơng
chứng các loại tài sản là động sản, bất động sản –những hạn chế bất cập” thông qua báo cáo
này người viết nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn về

pháp luật cơng chứng, tính thực tế của nghề cơng chứng với mọi người dân thông qua chủ
trương cải cách tư pháp của nhà nước có tác dụng với người dân. Đề nghị bổ sung để hồn
thiện pháp luật cơng chứng hợp đồng giao dịch có liên quan đến chuyển giao tài sản. Nhằm
đáp ứng nhu cầu công chứng cho người dân tạo niềm tin vững chắc cho người có nhu cầu
công chứng.

3. Cơ cấu của bài báo cáo

Cơ cấu của bài báo cáo gồm có phần mở đầu, phần nội dung, kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo.

Phần nội dung trọng tâm nghiên cứu tình huống yêu cầu công chứng tài sản mua bán
là viên kim cương và bình luận điểm d khoản 1 điều 40 luật công chứng. Quy định pháp luật
về thủ tục công chứng hợp đồng mua bán tài sản, những hạn chế bất cập hướng hồn thiện.
Thơng qua báo cáo dựa trên quan điểm cá nhân, người viết đề xuất giải pháp, kiến nghị
hồn thiện các quy định pháp luật cơng chứng hợp đồng mua bán tài sản.

II. PHẦN NỘI DUNG Page3

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG U CẦU CƠNG CHỨNG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN TÀI SẢN

1. Khái quát chung hợp đồng mua bán, công chứng hợp đồng mua bán tài sản.


1.1. pháp luật quy định công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản.

Để giải quyết yêu cầu công chứng mua bán, chuyển nhượng tài sản nên làm rỏ các
vấn quy định trong pháp luật nội dung về hợp mua bán tài sản và luật hình thức “ luật cơng
chứng năm 2014” về các bước thực hiện hợp đồng mua bán tài sản. Căn cứ điều 430 bộ luật
dân sự năm 2015 quy định: “hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo
đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán” căn
cứ quy định trên đây có thể thấy:

- Các hợp đồng trên là sự thỏa thuận giữa các bên giao kết.
- Sự thỏa thuận sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý: bên bán chuyển giao tài sản
và nhận tiền bên mua trả tiền và nhận tài sản.

Hợp đồng mua bán tài sản là phương diện pháp lý quan trọng bảo đảm việc mua bán,
chuyển nhượng tài sản của các tổ chức, cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng, sản xuất kinh doanh. Hợp đồng dân sự để đảm bảo phát sinh hiệu lực cần đáp ứng
điều kiện và nguyên tắc bộ luật dân sự.

Điều kiện: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội
dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người
tham gia giao dịch hồn tồn tự nguyện; hình thức hợp đồng phải phù hợp.

Nguyên tắc: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội; tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng; thực hiện mọi hành
vi theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của
nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên về việc thỏa thuận với
nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào, trong điều kiện nào thì các quyền
và nghĩa vụ được xác lập, thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá


nhân hoặc pháp nhân. Khách thể của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản, Page4
hàng hóa, dịch vụ. Nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng, thiện chí trong việc giao kết,
thực hiện hợp đồng.

1.1.2 Kỹ năng trong việc nhận diện, xác định, hướng dẫn hồ sơ.
Để công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản, việc quan trọng đầu tiên

là xác định loại việc đó bao gồm những giấy tờ gì, ý nghĩa của giấy tờ đó thế nào những
giấy tờ được xuất trình trong hồ sơ đầy đủ chưa. Điều này thực sự không dể dàng ngay cả
đối với những công chứng kinh nghiệm nếu nắm không vững quy định pháp luật chuyên
ngành liên quan đến việc mua bán tài sản mua bán và chủ thể tham gia giao kết.

Những nội dung quan trọng khi công chứng hợp đồng mua bán tài sản.
+ Thứ nhất về thẩm quyền: khi tiếp nhận yêu cầu công chứng việc đầu tiên công chứng
viên phải xác định xem yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền của mình hay khơng. Nếu khơng
thuộc thẩm quyền thì từ chối ngay.
+ Thứ hai chủ thể hợp đồng: việc xác định chủ thể hợp đồng mua bán, thường xét trên hai
phương diện: tư cách chủ thể và sự tự nguyện của các chủ thể. Xác định tư cách chủ thể là
xem xét bên bán, bên mua đã đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
hay chưa, bên bán có phải là chủ sở hữu, chủ sử dụng hay chưa; nếu là chủ sở hữu chủ sử
dụng thì đã có đầy đủ tư cách pháp lý để bán, chuyển nhượng hay chưa. Nếu là đại diện thì
giấy tờ thủ tục phải thế nào; bên mua, nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện hay khơng ( vì
trong một số trường hợp, pháp luật quy định bên mua phải thỏa một số quy định ).

Xác định “ sự tự nguyện của các chủ thể” tham gia hợp đồng, đây là một trong những
nội dung rất quan trọng, trước khi công chứng. nếu hợp đồng không bảo đảm yêu cầu này
thì hợp đồng đó khơng đủ điều kiện phát sinh hiệu lực.

+ Thứ ba, về đối tượng của hợp đồng: công chứng viên phải xác định được đối tượng của

hợp đồng là tài sản được phép tham gia giao dịch và phải có giấy tờ về quyền sở hữu, sử
dụng hoặc có giấy tờ khác để chứng minh thuộc sở hữu hợp pháp của bên bán.
“ Tài sản được phép giao dịch” tức là những tài sản pháp luật khơng cấm giao dịch; tài sản
khơng thuộc diện đã có quyết định thu hồi, giải tỏa, phá dở, tranh chấp, khiếu kiện về quyền
sở hữu. tài sản không bị kê biên, khơng bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn

chặn, tài sản không thuộc diện hạn chế giao dịch do đang cầm cố, thế chấp. Nếu đối tượng Page5
đó là vật thì vật đó phải được xác định rỏ và phải tồn tại vào thời điểm giao kết hợp đồng.

+ Thứ tư, hình thức hợp đồng: về hình thức cần xem xét hai khía cạnh: tên gọi phải phù
hợp với đối tượng và nội dung hợp đồng, hợp đồng được công chứng do pháp luật quy định
hay do các bên tự nguyện yêu cầu nếu do các bên tự nguyện yêu cầu thì nội dung cơ bản
theo quy định tại điều 398 bộ luật dân sự 2015, nếu là hợp đồng dân sự. Đối với hợp đồng
pháp luật quy định bắt buộc phải công chứng thì đây là một điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng về mặt hình thức, nếu vi phạm hợp đồng sẽ vô hiệu.

+ Thứ năm, nội dung hợp đồng: Các điều khoản được ghi nhận trong hợp đồng phải không
vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội theo quy định điều 46 luật công chứng 2014.
“không vi phạm pháp luật” tức là không vi phạm điều cấm của pháp luật. pháp luật hiện
hành như luật thương mại, luật phá sản, một số nghị định của chính phủ có quy định hàng
quốc cấm, hàng hóa cấm lưu thơng, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, dịch vụ thương mại
hạn chế kinh doanh công chứng viên cần nghiên cứu nắm rỏ để không công chứng những
đối tượng này, vi phạm phạm luật.

2.1.1 Hồ sơ mua bán tài sản
Khoản 1 điều 40 Luật cơng chứng có quy định hồ sơ u cầu công chứng được lập thành
một bộ, gồm các giấy tờ sau:

a) Phiếu yêu cầu công chứng:
Phiếu này nhằm hai mục đích xác định thời hạn cơng


chứng và xác lập quan hệ pháp lý giữa người yêu cầu công chứng và công chứng viên kể từ
khi công chứng viên tiếp nhận phiếu yêu cầu. Đây là thành phần hồ sơ cứng theo quy định
pháp luật hiện hành

b) Dự thảo hợp đồng:
Hợp đồng bằng văn bản là một hình thức ký kết hợp đồng quan trọng, nó góp phần rất
lớn trong việc hạn chế các bên “trở mặt” trong quá trình thực hiện.
c) Giấy tờ tùy thân:
Giấy tờ tùy thân là một trong những giấy tờ quan trọng cần thiết, cơ bản đầu tiên cần
phải có trong hồ sơ u cầu cơng chứng. Vì có giấy tờ tùy thân cơng chứng viên mới có
cơ sở nhận dạng, xác định tư cách chủ thể của người tham gia giao kết hợp đồng. Căn cứ

nghị định 23/2015/NĐ – CP ngày 16/02/2015 của chính phủ, có thể hiểu chứng minh Page6
nhân dân và hộ chiếu là giấy tờ tùy thân được sử dụng phổ biến nhất, lưu ý giấy tờ này
còn thời hạn sử dụng.
d) Giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản mà pháp luật quy

định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng.
Việc xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng là rất quan trọng vì
qua đó, mới có thể xác định được tài sản đó đã đủ điều kiện tham gia giao dịch hay chưa,
chủ sở hữu, sử dụng bao gồm những người nào và những người đó đã đủ thẩm quyền tham
gia giao kết hợp đồng hay không. Tuy nhiên việc giấy tờ sở hữu, sử dụng nhiều khi khơng
thể đơn giản, địi hỏi cơng chứng viên khi chứng nhận mua bán, chuyển nhượng tài sản nào
thì phải biết được pháp luật về nội dung quy định tài sản đó phải có giấy tờ nào được xem là
hợp pháp.
đ) Các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng.
Đây là nội dung phức tạp nhất khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cơng chứng. Đối với bên
mua, nhận chuyển nhượng thì đơn giản hơn đối với bên bán, chuyển nhượng tùy thuộc vào
theo từng loại chủ thể của hợp và đối tượng, giá trị giao dịch của hợp đồng sẽ có nhiều loại

giấy tờ liên quan khác nhau.
- Nếu chủ thể là cá nhân, có 03 loại giấy tờ phổ biến sau:
+ Giấy chứng nhận kết hơn: luật hơn nhân gia đình 2014 và luật hơn nhân gia đình trước
đây đều quy định việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thực hiện việc đăng ký. Vậy giáy đăng ký kết hôn là một trong những giấy tờ “ cứng” cần
phải có đối với bên bán bên chuyển nhượng.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: khi tiếp nhận loại giấy tờ này cần lưu ý các nội
dung. Mục đích được ghi nhận trong giấy: khơng sử dụng giấy xác nhận tình trạng hơn nhân
đã ghi mục đích sử dụng khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn và ngược lại, không sử dụng
giấy xác nhận tình trạng hơn nhân đã ghi mục đích làm thủ tục kết hơn để sử dụng vào mục
đích khác. Phải xác nhận đến thời điểm tạo lập tài sản : bởi theo quy định của pháp luật hiện
hành tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp có
văn bản chứng minh là tài sản riêng.
+ Hộ khẩu: hộ khẩu củng là loại giấy tờ cần phải có, khơng chỉ trong hợp đồng mua bán,
chuyển nhượng tài sản nói riêng kể cả các giao dịch dân sự nói chung, tuy nhiên chưa có
văn bản nào quy định “cứng” hộ khẩu là loại chứng từ bắt buộc. trừ trường hợp chứng nhận:

chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hoặc nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử Page7
dụng đất ở, đất nông nghiệp trong phân khu bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phịng hộ.

Về phía cơng chứng viên việc yêu cầu xuất trình hộ khẩu, vì bản chất của cơng chứng là
“ chứng nhận tính xác thực, hợp pháp” nên cần có hộ khẩu để kiểm tra nơi cư trú ghi trong
hợp đồng có đúng khơng. Mặt khác, trong một số giao dịch liên quan đến hộ gia đình, liên
quan đến khai nhận, phân chia di sản thừa kế … cần xem hộ khẩu để xác định tư cách thành
viên, người được hưởng thừa kế để phòng ngừa bỏ sót các chủ thể tham gia giao dịch.

+ Chủ thể là doanh nghiệp: Phải có “ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”. Đăng ký
mẫu dấu; quyết định bổ nhiệm, hoặc công nhận người đứng đầu doanh nghiệp hoặc ủy
quyền nếu giao dịch không phải người đại diện theo pháp luật trực tiếp ký mà ủy quyền.


Khi giao dịch mà có chủ thể là doanh nghiệp tham gia, thì ngồi giấy tờ trên, công
chứng viên cần lưu ý xem xét tùy theo loại hình doanh nghiệp, tùy theo giá trị tài sản giao
dịch so với tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất mà bắt buộc phải
có biên bản, nghị quyết của đại hội cổ đông, hoặc biên bản của hội đồng quản trị, biên bản
của hội đồng thành viên tùy theo loại hình doanh nghiệp. Công chứng viên phải dựa vào
hợp đồng và căn cứ luật doanh nghiệp, điều lệ công ty để biết thẩm quyền quyết định loại
hợp đồng, giao dịch đó thuộc về ai.

2.1.2 Thực tế giải quyết tình huống cơng chứng hợp đồng mua bán tài sản:

Chị Vũ Thu Hà và chị Lý Thị Tình đến văn phịng cơng chứng X đề nghị công chứng
hợp đồng mua bán tài sản. Tài sản mua bán là viên kim cương. Công chứng viên đã yêu cầu
chị Hà ( chủ sở hữu viên kim cương ) phải xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu viên
kim cương này.Theo công chứng viên giấy tờ này gồm: hóa đơn bán hàng và thẻ bảo hành
đối với viên kim cương. Anh (chị) có đồng tình với cách cách xử lý của cơng chứng viên
trong tình huống này khơng ? Đồng thời, anh (chị) hãy đưa ra bình luận của mình đối với
quy định tại điểm d khoản 1 điều 40 luật công chứng?

Thứ nhất, về thẩm quyền và đối tượng mua bán: khi tiếp nhận yêu cầu công chứng,
việc đầu tiên công chứng viên phải xác định xem yêu cầu đó có thuộc thẩm quyền của mình
hay khơng. Trường hợp chị Vũ Thu Hà ( người bán ) và chị Lý Thị Tình ( người mua) đến
văn phịng cơng chứng X đề nghị công chứng hợp đồng mua bán tài sản. Đối tượng mua
bán

là viên kim cương, công chứng viên yêu cầu chị Vũ Thu Hà phải xuất trình giấy tờ chứng Page8
minh quyền sở hữu viên kim cương, giấy tờ gồm: hóa đơn bán hàng và thẻ bảo hành đối với
viên kim cương.

Theo ý kiến của người viết báo cáo kim cương là động sản có giấy chứng nhận quyền
sở hữu, sử dụng thơng qua hóa đơn bán hàng, thẻ bảo hành (căn cứ khoản 1 điều 40 luật

công chứng), pháp luật hiện hành không cấm giao dịch mua bán đối với loại tài sản này.
Nếu hai bên mua và bán thể hiện ý chí muốn thực hiện việc mua bán với mục đích sử dụng
trang sức thơng thường mà khơng có mục đích kinh doanh, hoặc mục đích khác như rửa tiền
thì giao dịch mua bán này hồn tồn hợp pháp, khơng trái với đạo đức xã hội. Ngồi ra để
hai bên tự nguyện mua bán trên tin thần thỏa mãng lợi ít của bên bán và bên mua về giá cả
hai bên tự thỏa thuận căn cứ giá ghi trên hóa đơn hoặc hai bên có thể đưa ra tổ chức nơi
xuất hóa đơn bán hàng lần đầu cho chị Hà đánh giá lại chất lượng và định giá cho tương
xứng với chất lượng hiện tại.

Thứ hai về mặt chủ thể: Chị Hà và chị Tình phải ký phiếu yêu cầu cơng chứng theo
mẫu của văn phịng cơng chứng X, phiếu yêu cầu ghi rỏ nội dung cần công chứng, ckê các
loại giấy tờ có liên quan đến nhân thân và quyền sở hữu tài sản cần mua bán. Xuất trình
giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký
kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hơn nhân gần nhất thời điểm yêu cầu công chứng.
Chứng minh hoặc căn cước cơng dân có gắn ảnh để đối chiếu xác thực có đúng là người
trong chứng minh thư hay khơng. Sổ hộ khẩu để xác định địa chỉ thường trú dùng để ghi
trong hợp đồng mua bán. Giấy đăng ký kết hôn, để xác định tại thời điểm bán viên kim
cương tài sản có liên quan đến chồng chị Hà hay không ( thời điểm chị mua số tiền của
riêng chị Hà hay của chồng chị mặc dù chị có thể là người đứng tên trong hóa đơn mua kim
cương ).

Về phía chị Tình củng phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân,
sổ hộ khẩu.

Về nội dung và hình thức hợp đồng: Theo quy định điều 40, điều 41 luật công
chứng thì có hai dạng hơp đồng. Hợp đồng được soạn thảo sẵn và hợp đồng do công chứng
viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.

Đây là yêu cầu phù hợp của công chứng viên nhằm bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ
phục vụ các bước tiến hành công chứng hợp đồng mua bán viên kim cương theo yêu cầu

của chị Vũ Thu Hà và chị Lý Thị Tình

Nếu các bên xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ kể trên thì thực hiện các bước cơng
chứng hợp đồng mua bán kim cương giữa chị Vũ Thu Hà và chị Lý Thị Tình theo quy định
của luật cơng chứng năm 2014.

3.1.1 Bình luận điểm d, khoản 1, điều 40 luật công chứng năm 2014.

Điểm d, khoản 1 điều 40 luật công chứng năm 2014 quy định.
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay
thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở
hữu, quyền sử dụng trong trường hợp, hợp đồng giao dịch có liên quan đến tài sản đó.

Ở Việt Nam, quyền sở hữu là một trong những quyền cơ bản của công dân. Quyền sở
hữu là vấn đề xương sống của bộ luật dân sự là tiền đề của các quan hệ pháp luật dân sự về
tài sản. Bộ luật dân sự của Việt Nam coi đây là chế định cơ bản cần tập chung quy định, làm
cơ sở cho việc quy định các chế định khác như hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế.

Quyền sở hữu là một trong các quyền cơ bản, quan trọng nhất của công dân nên pháp
luật của bất kỳ quốc gia nào củng đều có quy định để bảo vệ quyền sở hữu. Điều 32 hiến
pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam quy định: “ quyền sở hữu tư
nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ”

Theo lý luận truyền thống của luật dân sự thì bảo vệ quyền sở hữu được hiểu là
những biện pháp trong khuôn khổ pháp luật tác động đến hành vi xử sự của con người,
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi xâm hại đến quyền sở hữu khắc phục những
thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Còn phương thức bảo vệ quyền sở hữu là cách thức mà
nhà nước và chủ sở hữu sử dụng để bảo vệ chủ sở hữu khỏi những hành vi xâm hại đến
quyền sở hữu khắc phục những thiệt hại vật chất cho chủ sở hữu. Quyền sở hữu được bảo
vệ bằng các biện pháp hình sự, hành chính hay dân sự.


Page9

Hiện nay, chưa có đạo luật nào quy định những tài sản nào thuộc loại bắt buộc và
không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu. Chỉ mới có một số tài sản được công nhận
quyền sở hữu bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc được pháp luật khẳng định rõ ràng
đó là: quyền sở hữu nhà ở, theo luật nhà ở năm 2005, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng theo quy định luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; quyền sở hữu chứng khoán
theo quy định của luật chứng khoán năm 2006 và luật doanh nghiệp năm 2005; đất đai thì
mới chỉ được cơng nhận quyền sử dụng.

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 củng chỉ quy định cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền
tác giã, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, chứ cũng không khẳng định rỏ đó là giấy
tờ có giá trị chứng nhận quyền sở hữu. Một loạt phương tiện vận tải là những tài sản lớn sau
đất, củng chỉ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, chứ không phải là
giấy chứng nhận quyền sở hữu. Luật thủy sản 2003, Luật giao thông đường thủy nội địa
năm 2004, Luật giao thông đường sắt năm 2005, Bộ luật hàng hải năm 2005, Luật hàng
không dân dụng Việt Nam năm 2006, Luật giao thơng đường bộ 2008 khơng có quy định
nào khẳng định giấy chứng nhận đăng ký tàu thuyền, tàu cá, tàu song, tàu quả, tàu thủy,
máy bay, ô tô, xe máy… có giá trị cơng nhận quyền sở hữu của chủ phương tiện vận tải.
Thậm chí điều 13 của Luật hàng khơng dân dụng Việt Nam cịn quy định một trong những
điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Quốc tịch tàu bay là tàu bay đó đã phải có
“ Giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu bay” như vậy càng thấy rỏ Giấy chứng nhận
đăng ký quốc tịch tàu bay không phải là giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tàu bay.

Page10

III. PHẦN KẾT LUẬN Page11
Trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động cơng chứng đã trở thành một
trong những dịch vụ cơng phục vụ có hiệu quả.

Công chứng hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản có thể khẳng định là hoạt
động quan trọng cơ bản của cơng chứng viên vì xét về tần suất và số lượng thì hợp đồng
mua bán, chuyển nhượng tài sản là một trong những dạng hợp đồng phổ biến, thường gặp
nhất trong hoạt động công chứng. Tài sản được mua bán cơng chứng rất phong phú đa dạng.
có những tài sản pháp luật quy định khi mua bán, chuyển nhượng phải có chứng nhận của
cơng chứng mới có giá trị nhưng có những tài sản được cơng chứng do sự tự nguyện yêu
cầu của các bên.
Tùy theo cách tiếp cận, tiêu chí phân loại của mọi người mà đối tượng của hợp đồng
mua bán chuyển nhượng có thể chia thành: tài sản ( vật giấy tờ có giá trị,) và quyền về tài
sản ( các quyền phát sinh từ hợp đồng ) tài sản là vật hiện có hoặc hình thành từ tương lai,
tài sản hữu hình, tài sản vơ hình. Tài sản phải đăng ký và tài sản không phải đăng ký. Bất
động sản và động sản.
Hợp đồng mua bán tài sản là phương diện pháp lý quan trọng bảo đảm việc mua bán,
chuyển nhượng tài sản của các tổ chức, cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu
dùng, sản xuất kinh doanh. Hợp đồng dân sự để đảm bảo phát sinh hiệu lực cần đáp ứng
điều kiện và nguyên tắc bộ luật dân sự.
Điều kiện: người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; mục đích và nội
dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; người
tham gia giao dịch hoàn tồn tự nguyện; hình thức hợp đồng phải phù hợp.
Nguyên tắc: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã
hội; tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng; thực hiện mọi hành
vi theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của
nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền lợi ích hợp pháp của người khác.

Như vậy hợp đồng được hiểu là sự thể hiện ý chí của các bên về việc thỏa thuận với
nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào, trong điều kiện nào thì các quyền
và nghĩa vụ được xác lập, thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng có thể là cá
nhân hoặc pháp nhân. Khách thể của hợp đồng là đối tượng của hợp đồng, có thể là tài sản,

hàng hóa, dịch vụ. Nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng, thiện chí trong việc giao kết,

thực hiện hợp đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Công chứng năm 2014.
2. Bộ Luật dân sự năm 2015.
3. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; Hành chính tư pháp; Hơn nhân và gia đình;
Thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp; Hợp tác xã.
4. Thông tư số 01/2021/TT-BTPhướng dẫn thi hành luật công chứng 2014.

Page12


×