Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Cây số 7 tài lương (hoài nhơn, bình định) từ lịch sử đến di tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.25 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ THANH ĐIỆP

CÂY SỐ 7 TÀI LƢƠNG (HOÀI NHƠN, BÌNH ĐỊNH)
TỪ LỊCH SỬ ĐẾN DI TÍCH

Ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 8229013

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Đề án này là cơng trình nghiên cứu độc lập của tác giả,
dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng. Cơng
trình đƣợc nghiên cứu và hồn thành tại Trƣờng Đại học Quy Nhơn trong
năm 2023.

Các tài liệu tham khảo phục vụ cơng trình nghiên cứu này đƣợc sử dụng
đúng quy định.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết nêu trên.

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................. 4
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 5
6. Đóng góp của đề án.................................................................................... 5
7. Cấu trúc của đề án ...................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. KHÁI QT TÌNH HÌNH HUYỆN HỒI NHƠN TRƢỚC
SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÂY SỐ 7 TÀI LƢƠNG ............................................. 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Hoài Nhơn ............................. 7

1.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi qua các thời kỳ.............................................. 7
1.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................. 8
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 10
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ............................................................................. 10
1.2.2. Đặc điểm xã hội .............................................................................. 11
1.3. Truyền thống yêu nƣớc của nhân dân Hồi Nhơn................................... 13
1.4. Khái qt tình hình huyện Hồi Nhơn trƣớc sự kiện Cây số 7 Tài Lƣơng. 15
1.4.1. Tổ chức tiền thân của Đảng bộ huyện Hoài Nhơn ra đời ............... 15
1.4.2. Chi bộ Cộng sản huyện Hoài Nhơn đƣợc thành lập ....................... 18
1.4.3. Những phong trào đấu tranh cách mạng ở Hoài Nhơn, Bình Định 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1.................................................................................. 24
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM LƢU NIỆM CUỘC BIỂU TÌNH NĂM 1931
TẠI CÂY SỐ 7 TÀI LƢƠNG TRONG LỊCH SỬ ..................................... 25
2.1. Hồn cảnh dẫn đến cuộc biểu tình năm 1931 tại Cây số 7 Tài Lƣơng. 25

2.2. Diễn biến cuộc biểu tình năm 1931 tại Cây số 7 Tài Lƣơng (Hồi Nhơn,
Bình Định).................................................................................................... 31
2.3. Kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm ............................................. 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2.................................................................................. 39
CHƯƠNG 3. DI TÍCH LỊCH SỬ CÂY SỐ 7 TÀI LƯƠNG (HỒI NHƠN,

BÌNH ĐỊNH) VÀ CƠNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ.41
3.1. Tiến trình xây dựng hồ sơ và xếp hạng, bảo tồn Di tích lịch sử Cây số 7
Tài Lƣơng..................................................................................................... 41

3.1.1. Xây dựng hồ sơ và xếp hạng Di tích lịch sử cấp Tỉnh ................... 41
3.1.2. Xây dựng hồ sơ và xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia ............ 42
3.2. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng........ 43
3.2.1. Nhà lƣu niệm: ................................................................................. 43
3.2.2. Khu thờ ........................................................................................... 52
3.2.3. Khu vực cột cờ ................................................................................ 52
3.3. Một số giải pháp để phát triển di tích Cây số 7 Tài Lƣơng .................. 53
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3.................................................................................. 56
KẾT LUẬN .................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 62
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Huyện Hồi Nhơn nằm phía Bắc tỉnh Bình Định. Quá trình thành và
phát triển của vùng đất này gắn với bao thăng trầm lịch sử của tỉnh Bình Định,
thuộc đất nƣớc Việt Nam. Bình Định là mảnh đất có vị trí chiến lƣợc quan trọng,
có bề dày lịch sử, văn hóa và là một trong những cái nơi của nền văn hóa cổ -
Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm. Dƣới các triều đại Trần, Hồ, Lê, Nguyễn,
Hoài Nhơn sớm trở thành một vùng đất trù phú, sầm uất.
Tên gọi “Hồi Nhơn” chính thức có từ đời Lê, năm Hồng Đức thứ I (năm
1470) dƣới thời vua Lê Thánh Tơng. Phủ Hồi Nhơn lúc này gồm ba huyện:

Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn với địa giới kéo dài đến núi Thạch Bi (Phú Yên
ngày nay). Sau đó, Phủ Hoài Nhơn đƣợc đổi tên thành phủ Quy Nhơn (1602),
Bình Định Thành (1797). Thời Pháp thuộc, Hồi Nhơn là một trong 7 phủ,
huyện của tỉnh Bình Định. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành cơng, Hồi
Nhơn đƣợc tổ chức lại cơ cấu chính quyền các cấp, đổi phủ Hồi Nhơn thành
huyện Hoài Nhơn. Ngày 22/4/2020 Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và
các phƣờng thuộc thị xã Hoài Nhơn. Hoài Nhơn trở thành thị xã từ ngày
01/6/2020.
1.2. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, nhân dân Hoài Nhơn
đã hun đúc nên truyền thống và tinh thần yêu nƣớc nồng nàn, đoàn kết, dũng
cảm kiên cƣờng trong chiến đấu chống xâm lƣợc và cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất.
Tinh thần yêu nƣớc và cách mạng của nhân dân Hoài Nhơn đƣợc phát
huy cao độ trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lƣợc, thể hiện ở sự đóng
góp của họ trong cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (thế kỷ XVIII), trong phong trào
Cần Vƣơng chống Pháp (cuối thế kỷ XIX) đến phong trào yêu nƣớc đầu thế kỷ
XX và đỉnh cao là phong trào giải phóng dân tộc dƣới sự lãnh đạo của Đảng

2

Cộng sản Việt Nam (1930-1945). Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ (1954 – 1975), nhân dân Hoài Nhơn đã cùng nhân dân Bình Định và
cả nƣớc giành thắng lợi to lớn. Q trình đó đã lƣu lại những sự kiện, địa điểm
mang giá trị lịch sử, văn hoá từ xƣa đến hiện nay.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của Hồi Nhơn gắn liền với các di
tích lịch sử - văn hóa. Trên địa bàn thị xã hiện nay có 22 di tích đƣợc xếp hạng,
trong đó có 19 di tích cấp tỉnh và 03 di tích cấp quốc gia và có hơn 2/3 là di
tích lịch sử cách mạng. Mỗi di tích là một địa chỉ đỏ, một điểm đến hấp dẫn của

cán bộ, đảng viên, nhân dân, thế hệ trẻ và du khách; khi đến tham quan những
di tích này mọi ngƣời sẽ hiểu biết và tự hào hơn về truyền thống của Đảng bộ
và nhân dân thị xã, yêu hơn q hƣơng Hồi Nhơn, mảnh đất có bề dày lịch sử,
văn hóa.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giữ gìn và phát huy các
giá trị lịch sử truyền thống, góp phần tuyên truyền và tác động tích cực đến
kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện; Đảng bộ, chính quyền huyện Hồi Nhơn
ln coi trọng cơng tác khơi phục, tơn tạo và phát huy những di tích lịch sử,
văn hố trên địa bàn huyện, trong đó có Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng.

1.4. Xuất phát từ những giá trị của hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa
thị xã Hồi Nhơn cũng nhƣ vị trí quan trọng của địa phƣơng là trung tâm kinh
tế - văn hóa phía Bắc tỉnh Bình Định, với mong muốn giới thiệu đến bạn bè
gần xa, trong và ngồi nƣớc, chúng tơi đã sƣu tầm tƣ liệu, tiến hành điền dã
để thực hiện đề tài “Cây số 7 Tài Lương (Hồi Nhơn, Bình Định) từ lịch sử
đến di tích”.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng đƣợc các nhà nghiên cứu, các
cấp, các ngành quan tâm tìm hiểu, tổng hợp và biên soạn một số tác phẩm nói
về di tích lịch sử - văn hóa thị xã Hồi Nhơn. Nhƣ Tập “Giới thiệu các di tích
lịch sử, văn hóa trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn”, xuất bản năm 2020, đề cập

3

đến 16 di tích Lịch sử - Văn hoá trên địa bàn thị xã. Một số tác phẩm nhƣ: tập
Kỷ yếu “85 năm cuộc biểu tình của nhân dân Hồi Nhơn tại Cây số 7 Tài
Lương năm 1931 (1931 – 2016), xuất bản năm 2016; tập sách “Cuộc biểu tình
ủng hộ phong trào Xơ viết Nghệ - Tĩnh tại Cây số 7 Tài Lương năm 1931”,

xuất bản năm 2021, đề cập đến Di tích Cuộc biểu tình ủng hộ phong trào Xơ
viết Nghệ - Tĩnh tại Cây số 7 Tài Lƣơng năm 1931;… Song, nhìn chung các
cơng trình trên chỉ mới đề cập đến vấn đề đời sống vật chất và đời sống tinh
thần; giới thiệu sơ lƣợc về Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng thị xã Hồi Nhơn. Cho
đến nay, chƣa có cơng trình nào trình bày một cách có hệ thống Di tích Cây số
7 Tài Lƣơng từ lịch sử đến di tích; nhận xét, đánh giá và nêu rõ đặc điểm, giá
trị của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng; về mối quan hệ giữa Di tích Cây số 7 Tài
Lƣơng với các di tích lịch sử - văn hóa của thị xã Hồi Nhơn và các di tích
trong khu vực và địa phƣơng khác.

Tuy nhiên, những cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tƣ liệu quý giá,
cơ bản, cần thiết để chúng tơi kế thừa và bổ sung, góp phần làm cho nội dung
đề tài đƣợc đầy đủ, mạng tính khoa học và thuyết phục hơn.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu về quá trình hình thành,
phát triển Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình
Định; tác động của hệ thống các di tích đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
và đời sống của nhân dân địa phƣơng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong phạm vi Di tích
Cây số 7 Tài Lƣơng trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định hiện nay.
- Thời gian nghiên cứu: Cây số 7 Tài Lƣơng trong cuộc biểu tình năm
1931 đến di tích lịch sử trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định hiện
nay.

4


- Nội dung nghiên cứu: tập trung làm rõ nguồn gốc, quá trình hình thành,
bảo tồn và phát huy giá trị của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng trên địa bàn thị xã
Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định cùng với sự tác động của nó trong đời sống kinh tế
- chính trị - văn hóa ở địa phƣơng. Đặc biệt làm rõ giá trị của di tích để đề xuất
một số giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di tích Cây số 7 Tài
Lƣơng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn,
tỉnh Bình Định.

4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ sự hình thành, giá trị lịch sử của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng
(Hồi Nhơn, Bình Định).
- Làm rõ tiến trình xây dựng và bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Cây số
7 Tài Lƣơng.
- Đề xuất những giải pháp để giữ gìn và phát huy giá trị Di tích Cây số
7 Tài Lƣơng.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, đề tài có các nhiệm vụ chủ yếu:
- Giới thiệu những nét khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình
hình kinh tế - xã hội và truyền thống yêu nƣớc, cách mạng của thị xã Hồi
Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Trình bày những nét cơ bản về quá trình xây dựng và bảo tồn, phát
huy giá trị của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh
Bình Định.
- Rút ra những nhận xét về Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng ở thị xã Hồi
Nhơn trong mối quan hệ với tỉnh Bình Định và cả nƣớc, đề xuất một số giải
pháp bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

5


5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Tài liệu thành văn bao gồm các bộ chính sử; các cơng trình nghiên
cứu của các tác giả đã đƣợc cơng bố có đề cập đến sự kiện - di tích.
- Tài liệu về các di tích lịch sử - văn hóa hiện đƣợc bảo tồn trên địa bàn
thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Tài liệu điền dã của tác giả đã sƣu tầm ở địa phƣơng, bao gồm những
truyền thuyết, ca dao có liên quan đến nguồn gốc Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng
trên địa bàn thị xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Tài liệu lƣu trữ tại Văn phòng Thị uỷ, Văn phòng HĐND và UBND
thị xã và các văn bản còn lƣu tại Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng trên địa bàn thị
xã Hồi Nhơn, tỉnh Bình Định.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phƣơng pháp luận của đề tài là nhƣng quan điểm chủ nghĩa
Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về lịch sử và di tích lịch sử - văn hoá.
- Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài là phƣơng pháp lịch sử, phƣơng
pháp lôgic và sự kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp lôgic.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phƣơng pháp sƣu tầm, tiến hành thực địa,
điền dã để thu thập tài liệu – sự kiện; đồng thời sử dụng phƣơng pháp thống
kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để xử lý và sử dụng các nguồn tƣ liệu thu
thập đƣợc.
6. Đóng góp của đề án
Đề án hồn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
- Tổng hợp và hệ thống hoá các tƣ liệu (gồm tƣ liệu thành văn và tƣ
liệu điền dã) về cuộc biểu tình năm 1931 với sự kiện Cây số 7 Tài Lƣơng
trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Làm rõ những giá trị của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng, tác động của Di

6


tích Cây số 7 Tài Lƣơng đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội địa
phƣơng.

- Từ kết quả nghiên cứu giúp cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và
ngƣời dân nhận thức đúng, đầy đủ về giá trị của Di tích và quan tâm hơn nữa
đến việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị của Di tích Cây số 7 Tài Lƣơng để
phục vụ phát triển về kinh tế - văn hố - xã hội của Hồi Nhơn, đặc biệt trong
đó có phát triển du lịch.

- Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đóng góp vào quá trình nghiên cứu, tìm
hiểu lịch sử địa phƣơng. Đây là tài liệu giúp cho giáo viên lịch sử tham khảo,
sử dụng trong giảng dạy lịch sử địa phƣơng, góp phần giáo dục lịng u q
hƣơng, đất nƣớc cho học sinh.

7. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
đề án đƣợc cấu trúc thành 03 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái qt trình hình huyện Hồi Nhơn trƣớc sự kiện lịch sử
Cây số 7 Tài Lƣơng.
Chƣơng 2: Địa điểm lƣu niệm cuộc biểu tình năm 1931 tại Cây số 7
Tài Lƣơng trong lịch sử.
Chƣơng 3: Di tích Lịch sử Cây số 7 Tài Lƣơng và cơng tác bảo tồn,
phát huy giá trị lịch sử.

7

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUYỆN HỒI NHƠN TRƢỚC SỰ


KIỆN LỊCH SỬ CÂY SỐ 7 TÀI LƢƠNG

1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Hồi Nhơn
1.1.1. Vị trí địa lý và tên gọi qua các thời kỳ

Huyện Hồi Nhơn – nay là Thị xã Hồi Nhơn, có vị trí chiến lƣợc đặc
biệt quan trọng về kinh tế và quốc phịng, an ninh ở phía Bắc tỉnh Bình Định.

Sự hình thành và phát triển của Hoài Nhơn gắn với các giai đoạn lịch
sử của Việt Nam. Tên gọi “Hồi Nhơn” chính thức có từ đời nhà Lê, năm
Hồng Đức thứ I (năm 1470), dƣới thời vua Lê Thánh Tơn. Phủ Hồi Nhơn lúc
mới hình thành gồm ba huyện: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn [31, tr. 11],
địa giới kéo dài đến tận núi Thạch Bi (Phú Yên ngày nay). Nhƣ vậy thời bấy
giờ phủ Hoài Nhơn bao trùm cả vùng đất của tỉnh Bình Định và tính đến nay
tên gọi Hồi Nhơn đã có bề dày lịch sử trên 500 năm.

Năm 1570, Nguyễn Hoàng, ngƣời đƣợc vua Lê cử trấn nhậm hai xứ
Thuận Hóa và Quảng Nam lúc bấy giờ có cả phủ Hoài Nhơn. Năm 1602, chúa
Nguyễn Hoàng cho đổi phủ Hoài Nhơn thành phủ Quy Nhơn. Năm 1651,
dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, chúa cho đổi phủ Quy Nhơn thành phủ Quy
Ninh. Năm 1742, chúa Nguyễn Phúc Khoát cho lấy lại tên cũ là Quy Nhơn và
vẫn đƣợc gọi suốt thời kỳ Tây Sơn. Từ năm 1797 - 1802, thành Quy Nhơn bị
quân Nguyễn Ánh chiếm đóng và đổi làm thành Bình Định. Đây là trung tâm
cai trị của triều Nguyễn tại Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XIX.

Đầu thế kỷ XX, vào năm 1906 tỉnh Bình Định gồm ba phủ, sáu huyện.
Ba phủ là: An Nhơn, Hoài Nhơn và Tuy Phƣớc. Sáu huyện là: Tuy Viễn, Bình
Khê, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Ân [1, tr. 12 - 15].

Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm Trung Bộ, Hoài Nhơn là một trong

7 phủ, huyện của tỉnh Bình Định. Đến tháng 11 năm 1923, phủ Hồi Nhơn có

8

bốn tổng: An Sơn, Trung An, Tài Lƣơng, Kim Sơn, gồm hai mƣơi tám làng.
Sau năm 1940, tổng Kim Sơn đƣợc tách về cho huyện Hoài Ân và phủ Hoài
Nhơn lập thêm hai tổng mới là Vân Sơn và Phú Nhuận.

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hồi Nhơn đƣợc tổ chức lại cơ
cấu chính quyền các cấp, đổi phủ thành huyện, giải thể cấp tổng, tổ chức cấp
xã. Từ 108 làng trƣớc đây đƣợc tổ chức lại thành 24 xã. Đến năm 1948, toàn
huyện tổ chức thành 10 xã.

Sau khi thống nhất đất nƣớc, tháng 10 năm 1975, tỉnh Bình Định và
tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất thành tỉnh Nghĩa Bình, huyện Hồi Nhơn là một
trong 22 huyện, thị xã của tỉnh Nghĩa Bình. Đến năm 1989, tỉnh Nghĩa Bình
tách ra thành hai địa phƣơng: tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi, huyện Hồi
Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.

Từ tháng 12 năm 1992, để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong
sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, toàn huyện tổ chức lại thành 15 xã và một thị
trấn: các xã Hoài Sơn, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú, Hoài Hảo, Tam
Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài
Hƣơng, Hoài Tân, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Đức và thị trấn Bồng Sơn. Đến
năm 1994, thành lập mới xã Hoài Hải.

Từ ngày 01/6/2020, theo Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 ngày
22/4/2020 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, huyện Hồi Nhơn chính thức trở
thành thị xã. Thị xã có 17 đơn vị hành chính (11 phƣờng, 06 xã). Phƣờng
Bồng Sơn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của thị xã; phƣờng Tam

Quan, có vai trị quan trọng của khu vực phía Bắc thị xã.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Hoài Nhơn là một thị xã ven biển phía Bắc tỉnh Bình Định. Phía Bắc giáp

thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi), phía Nam giáp huyện Phù Mỹ, phía Tây giáp
huyện Hồi Ân và An Lão, phía Đơng giáp Biển Đông.

Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 420,87 km2. Tồn thị xã có thể chia

9

thành 3 dạng địa hình: vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển phân bố thành
dải tập trung ven biển, chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên; vùng đồi gị phân bố
chủ yếu khu vực phía Tây của thị xã, là địa hình chuyển tiếp giữa vùng núi với
đồng bằng, chiếm 10% diện tích tự nhiên và vùng miền núi nằm ở phía Tây.

Diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã là 41.369 ha, trong đó: đất sản xuất
nơng nghiệp 16.313,3 ha, chiếm 39,3% (đất trồng cây hàng năm 10.207 ha, đất
trồng cây lâu năm 5.784 ha, đất mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản 322,3 ha); đất lâm
nghiệp là 13.720,2 ha, chiếm 33,2% (đất rừng tự nhiên 5.291,2 ha, đất rừng trồng
8.429 ha); đất chuyên dùng 4576,1 ha (chiếm 11,1%)…

Về khí hậu, Hồi Nhơn thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai
mùa mƣa nắng rõ rệt. Mùa nắng kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8, mùa mƣa
thƣờng từ tháng 9 đến tháng 12.

Về sơng ngịi: Hồi Nhơn có dịng sơng Lại Giang hợp lƣu hai nhánh Kim
Sơn (Hồi Ân) và sơng An Lão (An Lão) hợp lại, chảy qua địa bàn thị xã Hoài
Nhơn rồi đổ ra cửa biển An Dũ (Hồi Hƣơng). Đây là con sơng lớn nằm ở phía

Nam thị xã.

Về tài nguyên thủy sản, Hoài Nhơn có bờ biển dài 24 km với 2 cửa biển:
Tam Quan và An Dũ. Vùng biển có nhiều hải sản quý (500 loại), trong đó có 38
loại có giá trị cao về kinh tế, xuất khẩu để thu ngoại tệ.

Về tài nguyên khoáng sản, trên địa bàn thị xã tƣơng đối đa dạng gồm:
Quặng Vàng ở phƣờng Hoài Đức; quặng Titan ở các xã, phƣờng ven biển; đá
ong, quặng sắt, đá Granite và cát xây… ở Hoài Phú, Hoài Đức, Hoài Tân.

Thị xã Hồi Nhơn có vị trí thuận lợi cho việc giao thƣơng hợp tác, phát
triển kinh tế. Hệ thống giao thông của thị xã khá thuận lợi, có tuyến Quốc lộ 1A
và tuyến đƣờng sắt Bắc - Nam với 2 nhà ga (ga Tam Quan và ga Bồng Sơn)
chạy dọc theo chiều dài của thị xã, các tuyến đƣờng ĐT 639, ĐT 638 và có bờ
biển dài 24 km. Có hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão và dịch vụ hậu
cần nghề cá Tam Quan đƣợc đầu tƣ xây dựng.

10

Nhƣ vậy, với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho
Hồi Nhơn các thế mạnh để thực hiện phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đảm
bảo quốc phịng - an ninh.
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1.2.1. Đặc điểm kinh tế

Hoài Nhơn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nơng
nghiệp. Nền kinh tế của Hồi Nhơn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, nên
lao động nông nghiệp là thành phần chủ yếu trong xã hội. Với hơn 15.000 ha
đất nông nghiệp, nhân dân đã trồng nhiều loại giống cây trồng, áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất đƣa ngành nơng nghiệp phát triển. Hồi Nhơn cịn

là xứ dừa với diện tích hiện có 3.578 ha. Hàng ngàn hecta đất trống, đồi trọc
trƣớc kia nay đƣợc phủ xanh bằng rừng bạch đàn, keo…

Thế mạnh kinh tế thứ hai của Hồi Nhơn là đánh bắt và ni trồng
thủy, hải sản. Vùng biển Hồi Nhơn khá dài, biển có nhiều loại cá ngon và
quý, thuận lợi cho khai thác và chế biến thủy hải sản.

Nhiều sản phẩm thủy hải sản nổi tiếng đƣợc các đội tàu thuyền của
huyện đánh bắt nhƣ: cá ngừ đại dƣơng, cá chuồn, mực, tôm… đã trở thành
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị sang các thị trƣờng Châu Á (Nhật, Trung
Quốc…), một số nƣớc Châu Âu và Mỹ… Hoạt động của kinh tế biển đã góp
phần đáng kể vào sự tăng trƣởng của nền kinh tế Hoài Nhơn.

Cùng với nơng nghiệp, ngƣ nghiệp, ở Hồi Nhơn cịn có các nghề thủ
công truyền thống nhƣ: dệt chiếu, dệt thảm xơ dừa, bánh tráng nƣớc dừa, đồ
gốm, rèn, mộc, khai thác đá ong, chế biến mỳ, hải sản… Các ngành nghề thủ
công đa tạo công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động.

Thực hiện đƣờng lối đổi mới về kinh tế của Trung ƣơng Đảng và Tỉnh
ủy Bình Định, Hồi Nhơn là một trong những địa phƣơng đi đầu trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Định. Kinh tế liên tục
tăng trƣởng, đến năm 2020 đạt 26.363 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tốc độ

11

GDP tăng bình quân 17%/năm [tính đến năm 2020]. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh mẽ đúng hƣớng: Năm 2009, công nghiệp - xây dựng - dịch vụ
chiếm 51,8%, nông - lâm - thủy sản chiếm 48,2%. Đến năm 2020, giá trị sản
xuất công nghiệp – xây dựng– dịch vụ chiếm 80,1%, ngƣ – nông – lâm nghiệp
chiếm gần 19,9%, sản lƣợng lƣơng thực đạt hơn 82.600 tấn, sản lƣợng khai

thác, nuôi trồng thủy, hải sản đạt trên 63.600 tấn. Tổng giá trị sản xuất các
ngành chủ yếu tăng gần 17% [6, tr. 14].

Nhìn chung, tiềm năng kinh tế của thị xã Hoài Nhơn khá đa dạng. Nhân
dân Hoài Nhơn có tinh thần cần cù, sáng tạo, khát khao vƣợt khó vƣơn lên
làm giàu cho quê hƣơng, đất nƣớc.

1.2.2. Đặc điểm xã hội
Từ thế kỷ XV, cƣ dân đầu tiên của ngƣời Việt di dân vào lập nghiệp và

khai phá phủ Hoài Nhơn. Các làng xã dần dần hình thành. Trải qua các thời
kỳ lịch sử đấu tranh để xây dựng và bảo vệ quê hƣơng, cƣ dân cùng sinh sống,
sinh hoạt, lao động với đức tính cần cù, sáng tạo, năng động đã gắn kết cùng
nhau xây dựng quê hƣơng ngày càng tƣơi đẹp. Với khát vọng vƣơn tới tự do,
ấm no, hạnh phúc, nhân dân Hoài Nhơn vừa hăng hái tham gia các phong trào
yêu nƣớc chống giặc ngoại xâm, vừa cần cù mở mang khai phá các vùng đất
hoang vu thành các cánh đồng màu mỡ.

Dân số thị xã thị xã Hoài Nhơn năm 2018 có 212.063 ngƣời, mật độ
dân 504 ngƣời/km² [44, tr. 2-3]. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên:
129.358 ngƣời, số lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên: 127.428 ngƣời,
số lao động có việc làm trong độ tuổi lao động: 109.477 ngƣời; trong đó:
nơng - lâm và thủy sản chiếm 48,7% (53.315 ngƣời), công nghiệp và xây
dựng chiếm 21,5% (23.358 ngƣời), thƣơng mại và dịch vụ chiếm 29,8%
(32.624 ngƣời) [44, tr. 6-7].

Nhân dân Hồi Nhơn có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Thời
trƣớc ở thôn Đệ Đức xã Trung An có trƣờng học của huyện, đến năm 1865

12


dƣới thời Tự Đức đổi thành trƣờng học của phủ Hồi Nhơn, ngồi ra cịn có
sáu trƣờng liên hƣơng. Đến thời Pháp thuộc, ở Tam Quan có thêm trƣờng tiểu
học. Sau Cách mạng Tháng Tám ở Bồng Sơn và Tam Quan mở các trƣờng
trung học. Số học sinh đƣợc đào tạo từ các trƣờng này về sau hầu hết đều đi
tham gia kháng chiến và nhiều ngƣời trở thành những cán bộ hoạt động tích
cực cho cách mạng.

Vào thời Nguyễn, ở Bồng Sơn (Hồi Nhơn) có ơng Đặng Đức Siêu đỗ
thi hƣơng và đƣợc bổ nhiệm vào viện hàn lâm. Ơng chun thảo các văn bản
của triều đình và đƣợc tiến cử làm thầy dạy học của con vua. Ông đƣợc liệt
vào danh nhân tài đức bậc nhất của triều Nguyễn. Nhờ trình độ học vấn uyên
bác, năm Minh Mạng thứ sáu (1825) ông đƣợc truy tặng Đại học sĩ.

Vùng đất Hồi Nhơn cịn thu hút đƣợc những ngƣời tài, nhƣ dƣới
thời Lê có ơng Đào Duy Từ vốn ngƣời q Tĩnh Gia – Thanh Hóa, khi đi
thi hƣơng bị quan chủ khảo phát hiện lai lịch là con nhà ca xƣớng đã đuổi
khỏi trƣờng thi. Ơng phẫn chí bỏ q vào cƣ ngụ tại làng Tịng Chi (Ngọc
Sơn, Hồi Thanh Tây). Ông đƣợc Khâm lý Quy Nhơn là Trần Đức Hòa
ngƣời quê Bồng Sơn phát hiện và tiến cử với triều đình, nên ơng đƣợc bổ
nhiệm làm quan. Đào Duy Từ là danh nhân của đất nƣớc, có tài văn võ
song tồn. Ơng là ngƣời có cơng lớn giúp dân khai phá các vùng đất phía
Tây các huyện Hồi Nhơn, Hoài Ân, Phù Mỹ thành các cánh đồng màu mỡ.
Tƣởng nhớ công lao ông, nhân dân đã lập đền thờ và ông đƣợc liệt vào
hàng công thần thƣợng đẳng.

Hồi Nhơn cịn là mảnh đất màu mỡ của văn hóa dân gian. Văn hóa
dân gian với nhiều thể loại phong phú, độc đáo nhƣ: dân ca bài chòi, hát hò,
hát kết, hò giã gạo, chèo đƣa linh… lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác,
sôi nổi nhất là trong những dịp hội hè. Nghệ thuật tuồng, mà tiếng địa phƣơng

gọi là “hát bội” đƣợc nhân dân rất ƣa thích. Trong đó, hai bộ mơn nghệ thuật
là dân ca bài chịi và tuồng cổ phát triển khá mạnh mẽ, thƣờng đƣợc biểu diễn
trong các lễ hội. Bên cạnh đó, văn hóa miền biển, lễ hội Cầu ngƣ, lễ hội Cá

13

Ơng… đã thu hút đơng đảo du khách tham gia.
Trải qua các thƣời kỳ lịch sử, ngƣời Hoài Nhơn đã hình thành nên

những phẩm chất tốt đẹp: anh dũng, kiên cƣờng, đoàn kết, cần cù, sáng tạo
trong lao động sản xuất và đấu tranh chống áp bức, bất công, chống kẻ thù
xâm lƣợc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

1.3. Truyền thống yêu nƣớc của nhân dân Hoài Nhơn
Nhân dân Hồi Nhơn cũng nhƣ dân dân Bình Định và cả nƣớc có

truyến thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm và phong kiến. Trong
phong trào Tây Sơn, dƣới ngọn cờ đào của ngƣời anh hùng áo vải Quang
Trung - Nguyễn Huệ, nhân dân Hoài Nhơn đã sản xuất lƣơng thực, đóng góp
cơng sức, tiền của, rèn đúc vũ khí cung cấp cho nghĩa quân. Lớp lớp trai làng
đã gia nhập nghĩa quân Tây Sơn tham gia vào các cuộc tiến quân vào Nam Bộ
đánh đuổi quân Xiêm, tiến ra Bắc Hà tiêu diệt 29 vạn quân Thanh. Dƣới thời
Tây Sơn, Hoài Nhơn là một trong những chiến trƣờng quan trọng. Các cửa
sông An Dũ, Kim Bồng, các ngọn núi Bến Đá, Sa Lung, Cấm Hang Dơi còn
ghi lại chiến công của nghĩa quân.

Từ khi Pháp xâm lƣợc nƣớc ta, phong trào yêu nƣớc chống xâm lƣợc
và đấu tranh giải phóng dân tộc khơng bao giờ ngừng ở Hồi Nhơn.

Tháng 7 năm 1885, nhiều văn thân và nhân dân Hoài Nhơn đã hƣởng

ứng phong trào Cần Vƣơng ở Bình Định do Mai Xuân Thƣởng lãnh đạo, nhƣ:
Đề đốc Võ Hóa, cử nhân Phùng Đại và nhiều nhà trí thức khác đã lãnh đạo
nghĩa quân chiếm các tổng Vạn Đức (Hoài Đức), Trung An (Hoài Xuân), Tài
Lƣơng (Hồi Thanh Tây). Mùa Đơng năm 1885, Bùi Điền đem quân phối hợp
với nghĩa quân Quảng Ngãi và quân của Nguyễn Bá Loan tiến cơng đồn Lão
ở An Đỗ (Hồi Sơn). Đầu năm 1886, Tăng Bạt Hổ lãnh đạo nghĩa qn tiến
cơng qn của tên phản động Nguyễn Thân đóng tại Bồng Sơn. Hai ơng Võ
Đạt (Hồi Mỹ) và Võ Liệt (Hoài Châu) đã chặn đánh quân của Nguyễn Thân
tại đèo Bình Đê và cũng tại đây hai ơng đã anh dũng hy sinh.

14

Năm 1906, các sĩ phu yêu nƣớc ở Hoài Nhơn hăng hái tham gia phong
trào “Duy Tân”: vận động cắt tóc ngắn, bỏ khăn đen áo dài, mặc áo cộc…, lấy
hai tiếng “đồng bào” để kêu gọi nhân dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh
chống đàn áp của kẻ thù.

Đầu năm 1908, nhân dân Hoài Nhơn đã hƣởng ứng phong trào chống
thuế diễn ra mạnh mẽ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Ngày 16 tháng 4 năm 1908, hàng nghìn ngƣời dân Hồi Nhơn đã tấn
cơng vào quận lỵ Bồng Sơn. Sau đó đã phối hợp với nhân dân các huyện
khác (Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn,…) kéo vào bao vây thành
Bình Định. Số lƣợng tham gia lúc đầu khoảng 1.000 ngƣời, đến ngày 18/4
lên đến 10.000 ngƣời.

Trƣớc sự lớn mạnh của phong trào, chính quyền thực dân hoảng hốt mở
chiến khủng bố, tên khâm sứ Trung Kỳ phải vội điều một đại đội lính Lê
Dƣơng từ Huế vào để đối phó. Dƣới sự chỉ huy của tên giám binh ngƣời Pháp
Cờ-ri-mơ, bọn lính Lê Dƣơng và khố đỏ đã nổ súng bắn vào đồn biểu tình

tay khơng, làm chết hàng chục ngƣời, trong đó có ơng Nguyễn Phiên ở Hoài
Sơn. Nhiều ngƣời địch bắt đày đi Cơn Đảo, trong đó có ơng Hồ Nhƣ Ý q ở
Hảo Thiện – Tam Quan.

Đến những năm 20 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh chống Pháp
của nhân dân Hoài Nhơn lại diễn ra sôi nổi. Năm 1927, học sinh trƣờng tiểu
học Bồng Sơn đã bãi khóa phản đối nhà cầm quyền Pháp thải hồi nhà giáo
yêu nƣớc Trần Văn Nhu, cuộc đấu tranh đó đã đƣợc nhân dân đồng tình ủng
hộ. Các nho sĩ u nƣớc ở Hồi Nhơn cịn góp vốn lập “Hồi Châu Thƣơng
qn” nhằm mục đích cổ vũ ngƣời dân mua và dùng hàng nội hóa, chống
hàng ngoại nhập, thúc đẩy nền sản xuất của Việt Nam phát triển; đồng thời
Thƣơng quán còn là nơi để các nhà trí thức yêu nƣớc giao lƣu đàm đạo việc
cứu nƣớc, cứu dân.

Hoài Nhơn, vùng đất thân thƣơng, giàu tiềm năng và có vị trí địa lý

15

quan trọng ở phía Bắc Bình Định. Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, nhân dân
Hoài Nhơn đã cần cù khai phá thiên nhiên, xây dựng quê hƣơng ngày càng
trù phú và tƣơi đẹp. Với tấm lịng đơn hậu, thủy chung và nhân ái, nhân
dân Hồi Nhơn đã đồn kết gắn bó trong lao động, sản xuất. Đồng thời, họ
cũng đoàn kết đấu tranh anh dũng, không tiếc máu xƣơng trong các cuộc
đấu tranh với mọi kẻ thù xâm lƣợc để bảo vệ quê hƣơng, cùng nhân dân cả
nƣớc giành độc lập dân tộc. Truyền thống yêu nƣớc đó là cơ sở để sớm tiếp
thu chủ nghĩa Mác – Lênin và ngày càng phát huy hơn nữa khi có sự lãnh
đạo của Đảng cộng sản.

1.4. Khái qt tình hình huyện Hồi Nhơn trƣớc sự kiện Cây số 7 Tài Lƣơng


1.4.1. Tổ chức tiền thân của Đảng bộ huyện Hoài Nhơn ra đời
Tháng 6 năm 1925, hơn nửa năm sau khi đến Quảng Châu, lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn đƣợc một nhóm chiến sĩ trẻ tuổi trong tổ chức
“Tâm Tâm xã”, cùng một số thanh niên yêu nƣớc đã hoạt động dƣới ảnh
hƣởng của nhà yêu nƣớc Phan Bội Châu từ trong nƣớc vừa mới tuyển sang để
thành lập một đoàn thể cách mạng mới có xu hƣớng Mácxít. Đó là Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên.

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đề ra mục đích: “Hết sức phấn
đấu để thâu phục lấy đại bộ phận thợ thuyền, dân cày và binh lính, lãnh đạo
quần chúng lao khổ bị áp bức ấy liên hiệp với vô sản giai cấp thế giới để một
mặt đánh đổ Đế quốc Pháp, chế độ phong kiến và chủ nghĩa tư bản mà dựng
ra chánh quyền độc tài của thợ thuyền, dân cày và binh lính; một mặt tham
gia vào cuộc thế giới cách mệnh sang trừ tư bản chủ nghĩa cả thế giới đặng
thực hiện chủ nghĩa cộng sản” [4, tr. 14].

Về tổ chức, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên xây dựng theo
nguyên tắc tập trung. Hệ thống tổ chức gồm năm cấp: Tổng bộ, kỳ bộ, tỉnh
bộ, huyện bộ và chi bộ. Tổng bộ là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại
hội. Hoạt động quan trọng trƣớc hết của Việt Nam Cách mạng Thanh niên là

16

mở lớp huấn luyện chính trị. Từ những năm 1926 - 1929 nhiều cơ sở của Hội
đƣợc xây dựng ở hầu khắp xí nghiệp hầm mỏ, đồn điền, nhà máy,..

Theo sáng kiến của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Tổng bộ Việt Nam
Cách mạng Thanh niên cho xuất bản tờ báo Thanh niên, làm công cụ để
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Nội dung của báo chủ yếu giáo dục tinh

thần yêu nƣớc, khơi dậy chí căm thù của nhân dân đối với đế quốc Pháp và bè
lũ tay sai, nêu cao truyền thống bất khuất kiên cƣờng của dân tộc… Từ Quảng
Châu, báo Thanh niên đã bí mật chuyển về trong nƣớc, đƣợc đơng đảo quần
chúng yêu nƣớc và hội viên Việt Nam Cách mạng Thanh niên chuyền tay
nhau tìm đọc.

Báo Thanh Niên đã đóng vai trò to lớn trong việc truyền bá chủ nghĩa
Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nƣớc nửa đầu thế
kỷ XX, chuẩn bị cho sự ra đời của chính Đảng giai cấp cơng nhân sau này.

Tại Bình Định, cuối năm 1926 một lớp thanh niên ƣu tú giác ngộ cách
mạng tìm cách bắt liên lạc với tổ chức cộng sản ở Trung Kỳ và Nam Kỳ với
mục đích gây dựng phong trào, tìm con đƣờng giải phóng dân tộc, giải phóng
quê hƣơng.

Thời gian từ 1926 - 1927, một số ngƣời bắt liên lạc với các tổ chức
Đảng ở Huế, Vinh, Nam Định, Sài Gòn, trong số lớp thanh niên ƣu tú đó có
đồng chí Nguyễn Trân đã liên lạc đƣợc với Kỳ bộ Việt Nam cách mạng thanh
niên Nam Kỳ tại Sài Gòn. Tháng 02 năm 1928, Kỳ bộ Việt Nam Cách mạng
thanh niên Nam Kỳ phái đồng chí Phan Trọng Quảng (bí danh là Phụ) ngƣời
học cùng khóa với đồng chí Trần Phú tại Quảng Châu năm 1926, đến Cửu Lợi
giúp địa phƣơng lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Tháng 2 năm 1928, chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên
của Bình Định đƣợc thành lập tại thôn Cửu Lợi (nhà ông Tôn Chất). Buổi
đầu, chi hội Thanh niên Cửu Lợi gồm 3 ngƣời: Nguyễn Trân, Tôn Chất và
Huỳnh Triếp, Nguyễn Trân đƣợc bầu làm Bí thƣ. Khoảng giữa năm 1928, chi



×