Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Đặc điểm truyện kinh dị của người khăn trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

VÕ VIẾT TÌNH

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ
CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn 1: TS. Chu Lê Phương
Người hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Văn Đấu

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Đặc điểm truyện kinh dị của Người
Khăn Trắng là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tơi trong thời gian qua. Toàn bộ
nội dung và kết quả nghiên cứu là do tơi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách
quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức
nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực trong thơng tin
sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.

Bình Định, ngày 09 tháng 09 năm 2023
Người cam đoan

Võ Viết Tình

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được đề án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp


đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Chu Lê
Phương, người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện và hồn
thành đề án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Quy Nhơn, Phòng
Đào tạo Sau đại học, Khoa khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giảng dạy,
giúp đỡ, động viên chúng tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan, gia đình, bạn bè, những người
đã ln bên tơi, động viên và khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài
nghiên cứu của mình.

Bình Định, ngày 09 tháng 09 năm 2023
Tác giả đề án

Võ Viết Tình

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..................................................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................10
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................10
5. Đóng góp của đề án ...........................................................................................11

6. Cấu trúc đề án ....................................................................................................11
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN KINH DỊ VIỆT NAM THẾ KỶ XX VÀ
TÁC GIẢ NGƯỜI KHĂN TRẮNG ......................................................................13
1.1. Khái quát truyện kinh dị Việt Nam thế kỷ XX ..................................................13
1.1.1. Giới thuyết truyện kinh dị ...........................................................................13
1.1.2. Hành trình truyện kinh dị trong nền văn học Việt Nam..............................27
1.2. Tác giả Người Khăn Trắng ................................................................................32
1.2.1. Tiểu sử và văn nghiệp..................................................................................32
1.2.2. Quan niệm sáng tác truyện kinh dị ..............................................................34
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................37
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG
– TỪ PHƯƠNG DIỆN CHỦ ĐỀ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT...........................38
2.1. Chủ đề ................................................................................................................38
2.1.1. Gieo tai ương, gặp quả báo..........................................................................38
2.1.2. Khát vọng về cuộc sống công bằng, hạnh phúc ..........................................50
2.2. Thế giới nhân vật................................................................................................55
2.2.1. Nhân vật cõi âm...........................................................................................56
2.2.2. Nhân vật người sống....................................................................................68
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................74
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KINH DỊ CỦA NGƯỜI KHĂN TRẮNG -
NHÌN TỪ CỐT TRUYỆN, NGƠN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU .............................75

3.1. Cốt truyện...........................................................................................................75
3.1.1. Cốt truyện giàu kịch tính .............................................................................75
3.1.2. Cốt truyện lồng ghép ...................................................................................82

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật ..........................................................................................86
3.2.1. Ngôn ngữ đậm chất ma mị ..........................................................................87
3.2.2. Ngôn ngữ mang màu sắc địa phương ..........................................................90


3.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................................93
3.3.1. Giọng điệu ghê rợn, bí ẩn ............................................................................93
3.3.2. Giọng điệu triết lí.........................................................................................94

Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 101
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Cùng với sự chuyển biến của lịch sử xã hội, văn học Việt Nam thế kỉ XX, đặc
biệt là từ những năm 1930 trở đi, đã phát triển hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vài
hơn một thập niên, các bộ phận, các xu hướng văn học đều vận động, phát triển với
một tốc độ đặc biệt khẩn trương, mau lẹ. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển
nhanh chóng về số lượng, chất lượng đội ngũ sáng tác và tác phẩm, sự hình thành
và đởi mới các thể loại văn học. Trong đó truyện kinh dị là một thể tài thu hút được
sự quan tâm của công chúng và giới nghiên cứu bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút
đặc sắc và có tài năng thực sự, đồng thời bởi tính mới mẻ và phức tạp của nó trên
bình diện thẩm định và đánh giá. Nhiều người cho rằng đây chỉ là một mảng văn
xi mang tính giải trí khơng có mấy giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Tuy nhiên,
hẳn phải có lý do khi theo thống kê của một số nhà nghiên cứu, các sáng tác mang
xu hướng kinh dị này chiếm một tỉ lệ người đọc khá lớn.

1.2. Thể loại truyện kinh dị ra đời gắn liền với những tên tuổi nổi tiếng. Ở Việt
Nam, những cây bút đã thành danh trong lĩnh vực viết truyện kinh dị, truyện ma có

thể kể đến như Nguyễn Dữ, Thế Lữ, Võ Thị Hảo… Ở châu Âu, những nhà văn nổi
tiếng như E. Poe, G. Maupassant cũng chỉ xem truyện ma là một phần trong sự
nghiệp văn chương của họ. Thế nhưng, ở Việt Nam, nhà văn Người Khăn Trắng,
một người con của miền Tây Nam Bộ lại đến với truyện kinh dị bằng một tâm thế
khác, tâm thế của người coi mỗi câu chuyện được viết ra là một tâm sự, một tiếng
lòng cần chia sẻ về những số phận con người. Tác giả đã từng bộc bạch rằng: “Tơi
tìm thấy nguồn cảm hứng bất tận trong thể loại này. Tôi viết nhiều và càng muốn
viết nhiều hơn”[51; tr.1]. Với đam mê bất tận về thế giới siêu hình, nhà văn Người
Khăn Trắng cho ra ra nhiều tác phẩm truyện kinh dị nổi tiếng, mà trong đó, tác
phẩm năm 1966 mang tên Oan tình Út Liễu đã để lại nhiều dư vang trong lòng bạn
đọc thời bấy giờ. Suốt sự nghiệp của mình, nhà văn Người Khăn Trắng quan niệm
chức năng của văn học là phục vụ người đọc, thể loại truyện kinh dị không đơn

2

thuần chỉ để giải trí mà nó phải mang tính nhân văn sâu sắc. Dùng những câu
chuyện ma ma, thông qua thế giới cõi âm để nói chuyện trần thế, nhân vật trong
truyện của Người Khăn Trắng ln ẩn mình sau hình ảnh của những người nghèo
thấp cổ bé họng, luôn bị ức hiếp. Khi sống họ không thể phản kháng, đến khi chết
đi, họ tìm về với nơi đã gây nhiều hận thù, tìm cách báo thù kẻ thủ ác với hi vọng
có thể làm ngi ngoai tâm khảm. Đa phần những nhân vật trong truyện của tác giả
Người Khăn Trắng là phụ nữ, những con người phải chịu nhiều nỗi bất hạnh trong
cuộc đời mình, mang trong mình những nỗi oan ức để rồi hiện thành những hồn ma
trở về trần thế báo thù. Mang trong mình niềm đam mê với thế giới cõi âm, tác giả
Người Khăn Trắng đã để lại cho đời nhiều tác phẩm truyện kinh dị đầy sâu sắc,
nhằm giáo dục thế hệ trẻ phải có cách sống tốt, lương thiện, tránh xa điều ác. Bằng
ngịi bút chân thực, thơng qua những tác phẩm truyện kinh dị, nhà văn đã đem đến
cho người đọc những ấn tượng sâu sắc, tác phẩm của ông dẫn dắt người đọc đi từ
bất ngờ này đến bất ngờ khác, cuối cùng gieo lại ấn tượng về những bài học nhân
văn quý giá.


1.3. Từ những tìm hiểu thực tiễn về dòng truyện kinh dị và đặc biệt là truyện kinh dị
của Người Khăn Trắng, có thể thấy, đây là một trong những đề tài mới mẻ, mang
đến màu sắc khác lạ cho dòng truyện kinh dị ở khu vực phía Nam. Đề án có thể là
một cơng trình nghiên cứu đáng tin cậy, một tài liệu tham khảo cho sinh viên
chuyên ngành Ngữ Văn tại các trường Đại học, Cao đẳng, cho những độc giả vẫn
say mê dòng truyện kinh dị Việt Nam và thế giới. Đồng thời đây sẽ là một nguồn tài
liệu tham khảo vô cùng bổ ích khi đưa vào thực tiễn giảng dạy chương trình Giáo
dục địa phương ở cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông.

Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu
đề tài Đặc điểm truyện kinh dị của Người Khăn Trắng. Chúng tôi mong muốn góp
thêm một số kiến giải mới về những đặc điểm chung về nội dung cũng như hình
thức nghệ thuật của truyện kinh dị Việt Nam, thông qua tác giả Người Khăn Trắng;
đồng thời cung cấp thêm những tư liệu mới cho quá trình nghiên cứu, học tập và
giảng dạy văn chương trong nhà trường.

3

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, văn học kỳ ảo, kinh dị, huyễn tưởng… đã có một chặng đường
phát triển hàng trăm năm, với thành tựu hết sức lớn lao. Ngay trong thế kỷ XX, ở
Phương Tây đã có rất nhiều nhà văn nổi tiếng “chuyên” sáng tác về loại hình văn
học này; tác phẩm của họ đã trở thành “kinh điển”. Có thể kể đến các trường hợp
như Jorge Luis Borges (1809-1899), nhà văn Argentina, Howard Phillips Lovecraft
(1890-1937), nhà văn Mỹ, Franz Kafka (1883 – 1924), nhà văn Cộng hòa Sec,
Villiers de L’Ites Adam (1838-1889), nhà văn Pháp… và đặc biệt là tác gia người
Mỹ Edgar Allan Poe (1809-1849).


Đi kèm với sáng tác truyện kinh dị nói trên là các hoạt động nghiên cứu, lý
luận, phê bình. Việc nhận thức về loại hình văn học này đã được đúc kết khá đầy đủ
qua các mục từ trong một số bộ sách dưới dạng từ điển chuyên ngành như Từ điển
các thể loại và khái niệm văn học (2001, Albin Michel, Paris), Dẫn giải các ý
niệm văn chương (Henri Benac, Nguyễn Thế Công dịch, NXB Giáo dục, 2005), Từ
điển các tác phẩm thế kỷ XX - Văn học Pháp và bằng tiếng Pháp (Henri
Mitterant, Robert, Paris, 1995), Từ điển văn học thế giới (1964, Joseph Twadell
Shipley biên tập, Allen & Unwin xuất bản)… Ngoài ra, cần kể đến hàng loạt tên
tuổi lẫy lừng với những cơng trình đặc sắc của rất nhiều nhà nghiên cứu như David
Ciccoricco với Đọc truyện trên Internet (Reading Network Fiction, University of
Alabama Press, 2007); Robert L. Gale với Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết
và thơ của Edgar Allan Poe (Plots and Characters in the Fiction and Poetry of
Edgar Allan Poe, Archon Books, Hamden, CT. 1970); Tz. Todorov với Loại hình
truyện trinh thám (The Typology of Detective Fiction, eBook
ISBN9780367809195, 1966), Cách tiếp cận cấu trúc đối với một thể loại văn học
(Structural Approach to a Literary Genre, Cornell University, 1975); Reuben Post
với Lịch sử văn học Hoa Kỳ (History of American Literature, New York:
American book Company, 1911)...

Ở Việt Nam, truyện kinh dị xuất hiện trong văn học nửa đầu thế kỉ XX, được
xem như là sự tiếp nối bởi dịng truyện truyền kì dân tộc đã có từ trong văn học

4

trung đại và chịu sự ảnh hưởng bởi các tác phẩm truyện ma, truyện liêu trai từ
phương Đông (tiêu biểu là Trung Quốc), phương Tây (tiêu biểu là Pháp và Mĩ). Văn
học lãng mạn dường như thổi một luồng gió mới cho truyện kinh dị phát triển. Sáng
tác của các nhà văn như Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Tchya Đái Đức Tuấn, Phạm Cao
Củng, Lan Khai, Nhất Linh, Bùi Hiển, Đỗ Huy Nhiệm… không chỉ thu hút được
nhiều sự chú ý của độc giả mà từ đó góp phần mang đến một làn gió mới cho đời

sống văn học vốn đang rất đa dạng và phong phú đương thời.

Trên thực tế, các bài viết, ý kiến bàn luận chỉ được đưa ra sau khi mảng sáng
tác này đã có được vị trí khá ổn định trong đời sống văn học, tức là vào những năm
30 thế kỷ XX trở lại đây. Đấy là thời điểm mà một loạt sáng tác được gọi là “truyện
kinh dị”, “truyện đường rừng”, “truyện ma”… của các nhà văn tài năng như Thế
Lữ, Lan Khai, TchyA Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân…. xuất hiện. Tuy nhiên lúc đó,
sự bàn luận cũng chỉ chủ yếu tập trung vào tác phẩm của các tác giả vừa nêu. Phải
đến nửa cuối thế kỷ XX, nhất là từ những năm tám mươi trở đi, các hoạt động tìm
hiểu, nhận thức về loại hình văn học này càng trở nên sôi nổi hơn; vấn đề nghiên
cứu cũng rộng hơn. Không chỉ nghiên cứu, phê bình về các tác giả, tác phẩm cụ thể
mà những vấn đề mang tính lý thuyết về văn học huyễn tưởng, kinh dị, kỳ ảo cũng
được giới chuyên môn chú ý.

Trên phương diện lý thuyết thể loại, qua ý kiến của giới chun mơn, có thể
thấy đặc trưng nổi bật của loại hình văn học này chính là yếu tố kỳ ảo, lạ lùng, phi
thường hiện diện trong tác phẩm. Mục đích của các tác phẩm văn chương huyễn
tưởng, kinh dị là giải trí, thỏa mãn trí tưởng tượng của chính nhà văn và của người
đọc. Điều này bộc lộ qua khả năng gây nên trạng thái tâm lý, cảm xúc đặc biệt với
nhiều sắc thái, mức độ khác nhau; từ phân vân, lo lắng cho đến hoảng sợ, hãi hùng
(cụ thể hoặc mơ hồ) ở độc giả. Cảm giác đó được nảy sinh từ những yếu tố khó tin,
khơng thể tồn tại trong thế giới thực. Nói cách khác, chính những yếu tố kỳ lạ,
huyền ảo, huyễn tưởng trong tác phẩm đã làm nên/ dẫn đến trạng thái tâm lý đặc
biệt ấy ở người đọc. Ở đây, ranh giới giữa cái phi lí và hợp lí, giữa sự vật, sự việc
bình thường và bất thường đã bị xóa nhịa. Nó gây ra cho độc giả tình trạng gọi là

5

“lưỡng lự, phân vân” (Tz. Todorov), vì khơng xác định được thực - ảo. yếu tố ảo đó
thường bắt gặp nhiều nhất ở hình ảnh của những nhân vật ma qi, kì lạ, những

phép thuật huyền ảo, khơng có thật trong đời sống nhưng được các nhà văn xây
dựng dựa trên trí tưởng tượng của mình nhằm những mục đích khác nhau.

Những vấn đề có tính lý luận, lý thuyết về văn học kỳ ảo, huyễn tưởng,
truyền kỳ ấy được thể hiện qua các cơng trình, bài viết của nhiều tác giả như Phùng
Văn Tửu, Trương Đăng Dung, Nguyễn Văn Dân, Đặng Anh Đào, Lã Nguyên, Lê
Huy Bắc, Lê Nguyên Long, Lê Nguyên Cẩn,…

Nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu, trong bài “Phương thức huyền thoại trong
sáng tác văn học”, đăng trên Tạp chí Văn học, số 10 (2007), cho rằng: “Huyền thoại
là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội dung của nó thay đổi khơng ngừng.
Khái niệm huyền thoại trong hệ thống thần thoại Hy Lạp không giống với chữ
huyền thoại trong chữ dùng của nhà sử học cổ đại Herodote. Huyền thoại của
Thiên chúa khác với huyền thoại theo chủ nghĩa cấu trúc. P. Valery, M. Proust hiểu
huyền thoại không giống với R. Garaudy. Trong lĩnh vực văn học, hầu hết các nhà
nghiên cứu đều tìm đến nguồn gốc thuật ngữ này từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm
theo ngữ hệ Latinh mythos (tiếng Pháp là mythe, tiếng Anh là myth, tiếng Việt là
huyền thoại). Mythos có nghĩa là “lời nói”. Đi sâu vào phân tích từ ngun thì
mythos là lời nói (thoại) mơ hồ, tối nghĩa (huyền), cần phải giải mã mới tìm ra
được ẩn ý. Nội dung của nó thường khơng rõ ràng vì bị che lấp phía sau những thứ
linh tinh chẳng liên quan gì đến bản thân nó (…). Như vậy, nói đến huyền thoại là
người ta nghĩ ngay đến những yếu tố siêu nhiên, hoang đường. Huyền thoại xưa tôn
vinh các nhân vật, các sự kiện siêu phàm nên ngày nay trong đời sống xã hội ta
cũng dùng thuật ngữ ấy để nói về những sự kiện, những nhân vật kiệt xuất hoặc tài
ba trong cuộc sống đời thường (…) Do tính chất hư cấu, khơng có thật của huyền
thoại xưa nên nhiều khi thuật ngữ ấy còn được dùng để chỉ những sự việc, những
mơ ước hão huyền”. Tác giả đi đến kết luận “huyền thoại trở thành một trong
những kỹ thuật của tiểu thuyết” [39; tr.5].

Ở một bài khác, “Những hướng đổi mới của văn học kỳ ảo thế kỷ XX”, trên


6

Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5 (2006), cũng của tác giả Phùng Văn Tửu, thì cho
rằng văn học kỳ ảo vốn có từ xa xưa và rất đa dạng. “Những thuật ngữ ta thường
gặp như “chí dị” (Liêu Trai chí dị), “chích quái” (Lĩnh Nam chích quái”, “truyền
kỳ” (Truyền kỳ mạn lục), “quái dị” (Truyện ngắn quái dị), “kinh dị” (Văn học kinh
dị), “thần bí” (Chùm truyện ngắn viễn tưởng và thần bí)… đều có thể hiểu theo
nghĩa “kì ảo”. Cũng vậy, ở phương Tây, các nhà văn có thể dùng những thuật ngữ
khác để đặt tên cho tác phẩm thực chất là những tác phẩm kỳ ảo của họ” [40; tr.6].
Phùng Văn Tửu phân biệt “văn học kỳ ảo” và “cái kỳ ảo trong văn học” dựa trên “tỷ
lệ” và “ý nghĩa quyết định đến cơ cấu và chủ đề của tác phẩm” [40; tr.6].

Nhà nghiên cứu Lã Nguyên có bài viết rất đáng chú ý với tiêu đề Văn học kỳ
ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan. Ngay từ phần Dẫn nhập, tác giả khẳng định, văn
học kỳ ảo là một phạm trù rất rộng cả về khơng gian và thời gian. Theo ơng thì “lý
thuyết về văn học kỳ ảo chính là lý thuyết về văn học” và “Tuổi thọ của văn học kỳ
ảo là tuổi thọ của văn học” [29; tr.6]. Đi sâu vào việc nhận thức đối tượng, tác giả
cho rằng vấn đề cốt lõi của nghiên cứu văn học kỳ ảo chính là “hệ hình thế giới
quan”. Bởi vì sự khác nhau giữa văn học hiện thực và văn học kỳ ảo chủ yếu nằm ở
“kiểu tư duy”. Chính “kiểu tư duy” đã dẫn đến hiện tượng có “Hai mơ hình thế giới
nghệ thuật”, “Hai kiểu hình tượng thế giới” trong văn học. Lã Nguyên viết: “Vào
những năm 30 của thế kỷ trước, bằng việc đưa ra khái niệm “chronotop” (tiếng
Nga trong văn bản), M. Bakhtin đã đặt cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu các sáng
tác văn học như những thế giới nghệ thuật... Nếu nghệ thuật là sản phẩm của tưởng
tượng và hư cấu thì sự kỳ ảo thuộc về bản chất của văn học nghệ thuật. Tuổi thọ
của văn học kỳ ảo chính là tuổi thọ của văn học. Những kết luận được rút ra từ
nghiên cứu văn học kỳ ảo chỉ có ý nghĩa khoa học khi chúng góp phần soi sáng các
vấn đề về văn học nghệ thuật nói chung” [29; tr.6].


Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào cũng có một số bài viết đi sâu vào việc tìm
hiểu “cái kì ảo” trong văn học. Ở bài “Vai trị của cái kỳ ảo trong truyện và tiểu
thuyết Việt Nam”, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 8 (2006), tác giả đã trình
bày một cách khái quát về sự khác biệt của cái kỳ ảo trong lịch sử văn học qua một

7

số truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu biểu trong mối liên hệ với truyện “khơng kỳ ảo”.
Theo nhà nghiên cứu thì “ở Việt Nam từ thế kỷ XVI tới thế kỷ XX, cái kỳ ảo vẫn tồn
tại trong văn xuôi, song người ta thường bỏ qua khoảng thời gian từ thế kỷ XII đến
cuối thế kỷ XIX có lẽ vì khơng có những tác phẩm đột xuất về chất hoặc phong phú
về lượng. Tới nửa đầu thế kỷ XX có một sự chuyển biến rõ rệt” [13; tr.7]. Bàn về
hiệu quả của cái kỳ ảo thời kỳ cuối thế kỷ XX, vẫn theo Đặng Anh Đào thì các nhà
văn ở giai đoạn này, đặc biệt là lớp trẻ, không chỉ sử dụng nó như một bút pháp
mang lại chất thơ hoặc sự hoài niệm về cội nguồn. Dường như họ sử dụng nó để
giải tỏa một số ẩn ức, hoặc phát biểu những điều cấm kị. Theo đánh giá của tác giả
thì trong tác phẩm của các nhà văn này cái kỳ ảo chỉ xuất hiện như một yếu tố nghệ
thuật. Nó hướng đến cái thần diệu, siêu nhiên của truyện dân gian, hướng về thế
giới bên ngoài hơn là chuyển vào nội tâm. Bởi vậy, hiệu quả đặc trưng của truyện
kỳ ảo là thiết lập một trạng thái băn khoăn, bất ổn, thậm chí lo âu. Cái kỳ ảo, dù là
mảnh vụn hay “dư ba” trong một câu chuyện, ở nhiều tác phẩm, nó khơng thể chỉ
được coi là bút pháp. Bởi mỗi chi tiết kỳ ảo đã là một đơn vị ngữ nghĩa tạo ra phản
ứng đặc trưng của nhân vật lan tỏa tới người đọc [13; tr.7].

Ở một bài viết khác cũng của Đặng Anh Đào, Lời giới thiệu cho Tuyển tập
Truyện kinh dị Việt Nam và thế giới, tác giả cho rằng “truyện quái dị thuộc về thế
giới hiện đại, khi con người khơng cịn tin vào những chuyện thần tiên nữa”. Tác
giả dẫn lời của Todorov để minh hoạ rõ hơn ý này. Theo đó truyện quái dị “không
giới hạn ở yếu tố kỳ ảo mà ở chỗ nó tạo ra một sự “lưỡng lự”, phân vân của độc
giả trước những hiện tượng không rõ là siêu nhiên hay tự nhiên. Bởi lẽ những

chuyện bất thường hoặc bất tường ấy được đan cài một cách tự nhiên vào cái bình
thường hàng ngày trong các truyện quái dị” [57; tr.7]. Đặng Anh Đào nhấn mạnh
đến cách thức thể hiện trong tác phẩm hơn là yếu tố quái dị. Ở loại hình văn học
này “cái quái dị trong hình thức kể chuyện hiện đại đã ngày càng hướng nội, nó
khơng đơn giản lộ liễu trên cái vỏ vật chất của sự kiện nhân vật như trước nữa. Có
lẽ chính vì thế mà nó có thể cảm nhận, gần gũi với con người hiện đại” [57; tr.7].

Nhìn chung, việc nghiên cứu về khuynh hướng văn học huyền ảo, kỳ ảo,

8

truyền kỳ, kinh dị đã được các nhà nghiên cứu bàn luận ở nhiều phạm vi, mức độ
khác nhau. Những kết quả nghiên cứu trên là những gợi mở cần thiết cho chúng tơi
trong q trình nghiên cứu đề tài.

Như vậy, văn học kỳ ảo, huyễn tưởng, kinh dị nhìn chung đã được các nhà
chuyên môn nghiên cứu trên hai phương diện chủ yếu. Một là những vấn đề mang
tính lý luận, lý thuyết và hai là thực tiễn sáng tác, tiếp nhận loại hình văn học này.
Nhìn chung, hầu hết những cơng trình nghiên cứu về truyện kinh dị Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX chủ yếu tập trung vào những tác giả ở miền Bắc như Thế Lữ, Lan
Khai. Bởi lẽ đây là những tác giả có nhiều tác phẩm kinh dị nổi bật, sớm nhận được
sự quan tâm của giới nghiên cứu. những bài viết về các tác giả kinh dị khác cũng
chưa nhiều. Sang những năm 60 của thế kỉ XX, ở miền Nam Việt Nam, nhà văn
Người Khăn Trắng nổi lên như một hiện tượng lạ với hàng loạt những câu truyện
ma đầy sức hấp dẫn, li kì nhưng vẫn mang đậm tính nhân văn. Người ta say mê
những câu chuyện của ông, bị thu hút ngay từ bút danh có phần ám ảnh và những
bài học nhân quả sâu sắc được gửi gắm qua nhiều câu chuyện.

Ngoài những bài nghiên cứu nói trên, trong q trình thu thập tài liệu, chúng
tơi nhận thấy đã có một số cơng trình nghiên cứu cụ thể, hệ thống về truyện kinh dị

của Việt Nam thế kỷ XX, có thể kể đến như luận án Tiến sĩ Ngữ văn Đặc điểm
truyện kinh dị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX của tác giả Võ Thị Bảy, Trường Đại
học Khoa học, Đại học Huế. Ở luận án này, tác giả đã chỉ rõ được những diện mạo
và quá trình vận động, đặc điểm của truyện kinh dị trong văn học Việt Nam. Đồng
thời, tác giả cũng phân tích được thế giới hình tượng và dấu ấn văn hoá, lịch sử
trong truyện kinh dị Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Bên cạnh đó cịn kể đến luận văn Thạc sĩ Đặc điểm truyện kinh dị Việt Nam
trước năm 1945 của tác giả Nguyễn Văn Chân, Trường Đại học Quy Nhơn. Ở luận
văn này, tác giả đã khái lược truyện kinh dị Việt Nam trong văn xuôi hiện đại Việt
Nam trước năm 1945. Thơng qua đó, tác giả phân tích được những đặc điểm truyện
ngắn kinh dị Việt Nam trước năm 1945 nhìn từ phương diện nội dung và nghệ
thuật.

9

Ngoài ra, có thể kể đến một số đề tài luận án như: Q trình hiện đại hóa
tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Cao Xuân Mỹ, 2001),
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh và những ảnh hưởng đối với văn học Việt
Nam 1930-1945 (Trần Thị Hồng Liễu, 2015), Truyện trinh thám Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX - từ đặc trưng thể loại (Nguyễn Thành Khánh, 2016), Đặc điểm loại
hình truyện truyền kỳ Việt Nam (Quảng Văn Ngọc, 2019),… Các luận án này tuy
không trực tiếp nghiên cứu truyện kinh dị, song một số luận điểm về văn học huyễn
tưởng, kỳ ảo, truyền kỳ đã góp phần làm rõ những vấn đề liên quan đến đối tượng
nghiên cứu của chúng tơi. Ở đó, các tác giả đều cho rằng truyện kinh dị Việt Nam
không phải là một hiện tượng đột xuất, độc lập mà có mối quan hệ tiếp nối, thừa
tiếp hết sức chặt chẽ với các yếu tố, các bộ phận trong lịch sử văn học. Có thể kể
đến là sự kế thừa dòng truyện truyền kỳ trung đại, truyện liêu trai Trung Quốc và
truyện kinh dị phương Tây thế kỷ XIX – XX.


Xét riêng về từng tác giả, tác phẩm kinh dị, có thể kể đến rất nhiều các luận
văn đi vào tìm hiểu, khám phá, đem đến cho độc giả những cái nhìn đầy đủ và lý
thú như: Truyện “kinh dị”của Thế Lữ (Lưu Văn Minh, 2005), Cái đẹp trong văn
xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám (Bùi Thị Thảo, 2005),
Yếu tố kỳ ảo trong sáng tác Võ Thị Hảo qua tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện
ngắn Những truyện khơng nên đọc lúc nửa đêm (Cao Thị Hồi, 2009), Thế Lữ
với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 (Nguyễn Thị Vân Anh,
2008), Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua Yêu ngôn (Nguyễn Phạm
Ngọc Thủy, 2008), Đặc sắc nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai (Nguyễn
Văn Thương, 2012), Thế giới nghệ thuật truyện đường rừng của Lan Khai
(Nguyễn Thị Mỵ, 2013), Truyện trinh thám kinh dị từ Thế Lữ đến Di Li (Lê Thị
Hồng, 2014), Truyện kinh dị của Bình Nguyên Lộc và Vũ Hạnh (Trịnh Hồng
Nhung, 2015)… Điểm chung của các luận văn trên là cơng trình nào cũng chỉ đề
cập đến một vài khía cạnh liên quan đến truyện kinh dị hoặc truyện của một vài tác
giả trong phạm trù nghiên cứu. Chẳng hạn như nguồn gốc, nội dung và phương thức
thể hiện của truyện truyền kỳ, truyện kinh dị, truyện có yếu tố kỳ ảo.

10

Như vậy, trong phạm vi thu thập tư liệu đến thời điểm này, có thể thấy hầu
như chưa có cơng trình nào nghiên cứu về truyện kinh dị của tác giả Người Khăn
Trắng xuất hiện trong các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận án
tiến sĩ. Các bài viết phê bình, đánh giá về truyện kinh dị của Người Khăn Trắng
phần nhiều chỉ xuất hiện đơn lẻ trên các trang mạng xã hội. Điều này vừa là thách
thức vừa là mảnh đất nhiều hứa hẹn để chúng tôi có thể đi khai thác, nghiên cứu
những vấn đề mới mẻ, bí ẩn về truyện kinh dị của nhà văn Người Khăn Trắng, từ đó
góp phần đem đến cái nhìn cụ thể, hệ thống hơn về một tác giả truyện kinh dị nổi
tiếng nửa sau thế kỷ XX ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là những đặc điểm
cơ bản về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật trong truyện kinh dị của
Người Khăn Trắng, thông qua một số tác phẩm tiểu biểu của ông.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Vì giới hạn của đề tài, đề án chỉ tập trung khảo sát, tìm các truyện kinh dị
dưới bút danh Người Khăn Trắng: Hồn ma đòi chồng, Oan tình Út Liễu, Báo
Mộng, Oan hồn nàng hầu trẻ, Oan hồn người vợ trẻ, Miếu ba cô, Tự thú của kẻ
ác, Bóng người dưới vực sâu, Con ma truyền kiếp, Xác ai trong ngày cưới, Người
chồng cõi âm, Mười ba oan hồn, Cái chết cô vũ nữ, Nửa đêm cầu cơ, Bốn oan
hồn trong ngôi nhà hoang, Oan thai, Trả nợ, Ngôi mộ hoang, Người con gái tỉnh
Bắc, Đưa dâu về âm phủ ... Đây là những truyện được biết đến nhiều nhất và được
in lại nhiều lần, đăng nhiều trên các trang mạng chuyên dành cho truyện kinh dị.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương
pháp nghiên cứu sau:

11

4.1. Phương pháp liên ngành
Các phương pháp khác có tính liên ngành như xã hội học, văn hóa học,

tâm lí học sáng tạo… cũng sẽ được vận dụng để xử lí các hiện tượng mang
tính đặc thù xuất hiện trong đề tài.

4.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học

Dựa trên việc phân tích những yếu tố liên quan đến thi pháp của thể loại
truyện kinh dị như: quan niệm nghệ thuật, không gian – thời gian nghệ thuật, cốt
truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… đề tài sẽ chỉ rõ những đặc điểm về nội dung
và nghệ thuật truyện kinh dị của Người Khăn Trắng.
4.3. Phương pháp loại hình

Dựa vào đặc trưng thể loại và thể tài để xem xét những đóng góp mới của tác
giả Người Khăn Trắng.

Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng những thao tác nghiên cứu: phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh... nhằm giải quyết triệt để những vấn đề đặt ra, để chỉ ra
những đặc điểm nổi bật nhất về truyện kinh dị của Người Khăn Trắng.
5. Đóng góp của đề án

Đề án trên cơ sở chỉ ra và phân tích những sáng tạo độc đáo về nội dung và
nghệ thuật các tác phẩm truyện kinh dị của tác giả Người Khăn Trắng. Từ đó, tìm ra
được đặc điểm chung về nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện kinh dị Việt
Nam thế kỷ XX.

Kết quả nghiên cứu cũng góp phần đề cao vị trí của bộ phận văn học kinh dị
ở Việt nam thế kỷ XX so với những bộ phận kinh dị ở các nước khác trên thế giới.

Góp phần khẳng định tính đa dạng của bộ mặt văn chương Việt Nam thế kỷ
XX với nhiều khuynh hướng, nhiều thể loại khác nhau.
6. Cấu trúc đề án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề án bao
gồm ba chương:


12

Chương 1: Khái quát truyện kinh dị Việt Nam thế kỷ XX và tác giả Người
Khăn Trắng

Chương 2: Đặc điểm truyện kinh dị của Người Khăn Trắng – Từ phương
diện chủ đề và thế giới nhân vật

Chương 3: Đặc điểm truyện kinh dị của Người Khăn Trắng – Từ phương
diện cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu

13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT TRUYỆN KINH DỊ VIỆT NAM THẾ
KỶ XX VÀ TÁC GIẢ NGƯỜI KHĂN TRẮNG

1.1. Khái quát truyện kinh dị Việt Nam thế kỷ XX

1.1.1. Giới thuyết truyện kinh dị

1.1.1.1. Khái niệm

Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam nói riêng và văn học thế
giới nói chung, truyện kinh dị ngày càng có những thành tựu nổi bật và trở thành
đối tượng thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Có một thực tế
là hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều cách gọi khác nhau về khuynh hướng văn học này.
Đặng Anh Đào dùng khái niệm truyện quái dị, Lê Huy Bắc gọi là truyện huyền ảo,
Nguyễn Văn Dân gọi là truyện huyễn tưởng, Đỗ Lai Thuý sử dụng khái niệm truyện
kinh dị. Vậy thì truyện kinh dị được khái niệm với nhiều cách hiểu cụ thể như sau:


Theo Từ điển Hán Nôm của Trần Văn Chánh, hiểu theo nghĩa chiết tự,
“kinh” tức là “sợ hãi” hoặc “làm sợ , làm giật mình, làm hốt hoảng, làm kinh ngạc,
làm kinh động”; “dị” là “lạ, khác lạ, dị thường, kì cục” [50; tr.13]. Như vậy, “kinh
dị” được hiểu là những điều lạ thường, khác lạ khiến ai đó giật mình, hốt hoảng, lo
sợ. Trong Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê đưa ra cách giải thích, “kinh dị” có nghĩa
là: “kinh hãi, hoặc làm cho kinh hãi bởi một điều gì quá lạ lùng” [36; tr.13].

Vậy thuật ngữ “truyện kinh dị” trong văn học được hiểu thế nào? Ở phương
Tây, những nhận định về truyện có chứa đựng những yếu tố kinh dị, kì ảo đã được
đề cập đến rất sớm. Nhìn chung, cách hiểu về truyện kinh dị ln gắn liền với
những yếu tố kì ảo, ma qi, khơng thể giải thích bằng khoa học thơng thường.
Tzvetan Todorov- nhà phê bình người Pháp luận bàn về truyện có chứa yếu tố kì ảo,
ma qi ấy như sau: “Trong một thế giới thật sự thuộc về ta, thế giới mà ta biết,
không quỷ thần tiên nữ, không có ma cà rồng, đã xảy ra một sự kiện khơng thể giải
thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới quen thuộc này. Người cảm
nhận sự kiện phải lựa chọn một trong hai giải pháp: hoặc đây chỉ là ảo ảnh của
giác quan, một sản phẩm của tưởng tượng và những quy luật của thế giới này vẫn

14

vậy; hoặc quả thật sự kiện đã diễn ra, nó là bộ phận của toàn bộ thực tế, nhưng bây
giờ thực tế ấy lại được điều hành bởi những quy luật mà chúng ta khơng biết” [56;
tr.14]. Nói như vậy có nghĩa là chỉ có truyện chứa đựng yếu tố kì ảo mới có khả
năng đưa con người tiếp cận một thế giới có thật đầy sự sợ hãi, rùng rợn nhưng vơ
cùng lí thú và hấp dẫn.

Ở Việt Nam, khi luận bàn về sự xuất hiện của thuật ngữ “truyện kinh dị”,
Ngô Tự Lập đưa ra giả thuyết: “Rất có thể thuật ngữ Truyện kinh dị được sử dụng
từ khi cuốn sách nổi tiếng của Edgar Allan Poe – bản tiếng Pháp của Charles

Baudelaire: Histoires extraordinaires được dịch ra tiếng Việt là truyện kinh dị [24;
tr.14].

Còn Lê Nguyên Long khi nhận xét về truyện kì ảo thì cho rằng: “Cái kỳ ảo
là cái khơng thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận
thức hiện tại. Chính cái khơng thể cắt nghĩa bằng lý tính ấy đã tạo nên một “sự đứt
gãy trong chuỗi liên kết vũ trụ”, gây ra tâm trạng hoang mang cho những người
nào đối diện với nó, bởi theo Vax, khi con người khơng cịn xem những mê tín của
mình là điều nghiêm túc nữa thì họ sử dụng chúng để sáng tạo nên nghệ thuật” [22;
tr.14]. Như vậy, trong cách nhìn của Lê Ngun Long, chính yếu tố kì ảo đã tạo nên
sự bí ẩn, khó nắm bắt trong những tác phẩm văn chương, từ đó gây ra tâm trạng
hoang mang, đeo đuổi người đọc.

Nhà nghiên cứu Lã Nguyên, trong một bài viết công phu về loại hình văn
học kì ảo, đã chỉ rõ, đây là một loại hình văn học lâu đời: “Cái kì ảo góp mặt ở
nhiều loại hình nghệ thuật như hội họa, sân khấu, điện ảnh và cả âm nhạc. Lịch sử
phát triển của văn học kì ảo gắn liền với lịch sử phát triển của cái kì ảo. Mà cái kì
ảo thì xuất hiện từ thời viễn cổ… Cái kì ảo có trước văn học” [29; tr.14]. Từ đó, nhà
nghiên cứu đưa ra một sự phân chia “dựa trên tiêu chí khuynh hướng, đó là văn học
kì ảo được chia làm 3 nhóm: truyện khoa học, truyện hoang đường, truyện kinh dị.
Dựa vào nhiệm vụ nghệ thuật, văn học kì ảo lại được chia thành 5 nhóm: truyện
tâm lý, truyện phiêu lưu mạo hiểm, truyện triết học, truyện hài hước, truyện trào
phúng” [19; tr.14]. Như vậy, yếu tố kì ảo được xem là cốt lõi, tạo nên sắc thái của

15

truyện kinh dị và truyện kinh dị vẫn tồn tại từ trước đến nay trong văn học như một
thể loại tất yếu.

Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy lại thể hiện cái nhìn của mình về truyện kinh dị

trong sự nhấn mạnh vai trị của yếu tố kinh dị, chỉ ra đây là một khuynh hướng văn
học tất yếu trong bức tranh văn học hiện đại thế giới và Việt Nam. Ông gọi rõ thuật
ngữ “truyện kinh dị” và đưa ra cách hiểu như sau: “Truyện kinh dị hiện đại đã trở
thành một cái nhìn nghệ thuật. Như lớp phun thạch trào lên từ vết nứt của đời sống
thường nhật, cái kinh dị và nỗi sợ hãi nó gây trong lịng ta, một mặt nó giúp ta đổi
mới cái nhìn, khơng “nhẵn mặt” với đời sống, mặt khác làm cầu nối đưa ta vào thế
giới của cái chưa biết, cái siêu nhiên. Nhờ đó, con người thức nhận được rằng, nó
khơng phải là kẻ thống trị tự nhiên, mà chỉ là một bộ phận không chia cắt được của
tự nhiên, kể cả tự nhiên ở trong ta (cái bản năng, cái vô thức) lẫn tự nhiên ở ngoài
ta” [45; tr.15].

Nhà nghiên cứu văn học so sánh Nguyễn Văn Dân cũng đưa ra nhận định khi
luận bàn về truyện kinh dị: “Những truyện kinh dị không phải là một loại hình văn
học tách biệt trong hệ thống các loại hình sáng tác văn học. Đặc điểm của nó là nó
khai thác yếu tố gây cảm giác mạnh (...). Chỉ khi nào yếu tố kỳ lạ đó được khuếch
trương đến mức quái đản, gây cho ta một cảm giác rùng rợn, khiếp đảm, thì lúc ấy
nó mới được gọi là “truyện kinh dị” [10; tr.15]. Như vậy, với nhà nghiên cứu này,
những yếu tố kỳ lạ, khiếp đảm một mặt được hình thành mặt khác lại góp phần tạo
nên khơng khí đặc biệt của truyện kinh dị, và chỉ có truyện kinh dị mới tạo ra được
cảm giác đó. Quan trọng hơn, tác giả đã đặt thể loại này trong dòng chảy chung của
văn học để thấy được điểm đặc biệt của nó.

Nhấn mạnh vào yếu tố trực giác và kinh nghiệm thực tế trong đời sống,
Nguyễn Vy Khanh cho rằng: “Truyện dị thường (fantastic), lấy con người làm đối
tượng, dị thường từ những sự việc và cuộc sống bình thường. Huyền ảo, hoang
tưởng nhưng không xa thực tại, truyện dị thường ở giữa trực giác và kinh nghiệm,
giữa mơ ước và thực tế khó khăn, là một phối hợp huyền sử và thực tại” [21; tr.15].
Đó là một nhận định bao quát, cho rằng việc tiếp nhận truyện kinh dị không thể tách



×