Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn võ hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.25 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG

ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Bình Định - Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8242704017

Người hướng dẫn: TS. TRẦN THỊ QUỲNH LÊ

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào.


Tác giả

Phan Thị Phương Thảo

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................................4
2.1. Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng trước năm 1975 .................................4
2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng từ sau năm 1975 đến nay...................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................10
3.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................10
4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án...............................................11
4.1. Hướng tiếp cận của đề án ...................................................................................11
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề án ..........................................................................11
4.2.1. Phương pháp cấu trúc hệ thống.......................................................................11
4.2.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học .................................................................11
4.2.3. Phương pháp loại hình ....................................................................................11
4.2.4. Phương pháp liên ngành..................................................................................11
5. Đóng góp của đề án...............................................................................................12
6. Cấu trúc của đề án .................................................................................................12
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................13
Chương 1 ..................................................................................................................13
VÕ HỒNG VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI .................................13
NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG ..........................13
1.1. Nhà văn Võ Hồng...............................................................................................13
1.1.1. Tiểu sử Võ Hồng .............................................................................................13
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác ..........................................................................................14

1.1.3. Quan niệm nghệ thuật .....................................................................................18
1.1.3.1. Viết văn như là hành trình về với thiên lương .............................................18
1.1.3.2. Truyện ngắn – Sự tương giao giữa hoài vãng và trách nhiệm .....................21
1.2. Thế giới nghệ thuật và cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật của Võ Hồng.......23
1.2.1. Giới thuyết chung về thế giới nghệ thuật ........................................................23
1.2.2. Cơ sở hình thành thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Võ Hồng ..........25
1.2.2.1. Tình hình xã hội, văn hóa và văn học miền Nam trước 1975 ......................25
1.2.2.2. Ngân Sơn – Mảnh đất đau thương và nghĩa tình .........................................28
1.2.2.3. Con người và tính cách ................................................................................32
Tiểu kết Chương 1.....................................................................................................34
Chương 2 ..................................................................................................................36
CẢM HỨNG SÁNG TẠO, CHỦ ĐỀ VÀ NHÂN VẬT........................................36
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG .................................................................36

2.1. Cảm hứng sáng tạo.............................................................................................36
2.1.1. Võ Hồng – Nhà văn của những bi cảm ...........................................................36
2.1.2. Võ Hồng – Người đối thoại với thế hệ trẻ ......................................................38
2.2. Chủ đề ................................................................................................................44
2.2.1. Chủ đề gia đình và học đường – nơi ươm mầm tình u thương ...................45
2.2.2. Chủ đề ký ức và hồi vãng nhân sinh – thức tỉnh tinh thần dân tộc ...............49
2.3. Hình tượng nhân vật...........................................................................................54
2.3.1. Nhân vật người cha trách nhiệm và đầy yêu thương ......................................55
2.3.2. Nhân vật người thầy uyên bác và bao dung ....................................................58
Tiểu kết Chương 2.....................................................................................................61
Chương 3 ..................................................................................................................63
LỜI VĂN, CỐT TRUYỆN .....................................................................................63
TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ HỒNG .................................................................63
3.1. Lời văn nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Hồng ................................................63
3.1.1. Sự kết hợp giữa diễn ngôn độc thoại và đối thoại...........................................63
3.1.2. Sự hồ kết giữa chất thơ và tính hình tượng ...................................................67

3.2. Cốt truyện trong truyện ngắn Võ Hồng .............................................................71
3.2.1. Cốt truyện tâm lí..............................................................................................72
3.2.2. Cốt truyện truyện lồng trong truyện................................................................77
Tiểu kết Chương 3.....................................................................................................82
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85

3

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Võ Hồng là “bậc hiền nhân” trong giới cầm bút tại miền Nam Việt Nam
trước năm 1975. Ông là người luôn ý thức về trách nhiệm với nghề cầm bút. Từng
tác phẩm của ông đều xuất phát từ những trải nghiệm và vốn liếng sáng tạo rất đậm
dấu ấn cá nhân của riêng mình. Có ý kiến cho rằng Võ Hồng là người đứng ngồi
vịng thời đại nhưng có đọc tác phẩm của Võ Hồng, mới thấy ơng ln đồng hành với
đất nước, dân tộc và qua đó bạn đọc có thể cảm nhận được tình u của tác giả đối
với quê hương, đất nước. Vì thế hầu hết các sáng tác của ông đã tồn tại bền bỉ với
thời gian.

1.2. Thế giới truyện ngắn của Võ Hồng là bầu trời nghệ thuật phong phú với
biết bao câu chuyện liên quan đến những trải nghiệm mà nhà văn đã đi qua với tư
cách là người trong cuộc. Tìm hiểu về truyện ngắn của ông, người đọc sẽ tham gia
một cuộc đối thoại với nhà văn về nhiều vấn đề kì thù cũng như những trải nghiệm
nhân sinh của tác giả. Trong các thiên truyện ngắn của mình, Võ Hồng đã lựa chọn
cho mình một lối đi riêng nên hầu hết các tác phẩm của ơng trong giai đoạn này ít đề
cập thẳng về chiến tranh và những suy nghĩ thao thức của một thế hệ. Trong khi cả
miền Nam đang lên cơn sốt như chủ nghĩa hiện sinh, hiện tượng luận, phân tâm học,

với những trang viết đậm màu sắc tình dục thì ơng vẫn thủ thỉ tâm tình về q hương,
về tuổi thơ. Có lẽ chính nghề dạy học đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn chương của ông.
Giản dị, mực thước, thận trọng, kỹ lưỡng và cũng hết sức gần gũi, nên thơ đó là những
biểu hiện trong truyện ngắn của tác giả.

1.3. Từ góc nhìn của lý thuyết tiếp nhận, đến với Võ Hồng, người đọc vẫn cảm
nhận ở truyện ngắn của ông một nỗi buồn dịu dàng, thanh thốt và có chút thiền vị
sâu sắc. Nỗi buồn ấy không hề bi lụy, tâm trạng của người đọc không bị chùng xuống,
không bị mất lòng tin vào cuộc sống, mà ngược lại khiến cho chúng ta thêm bình tĩnh
và đón nhận một cách thanh thản hơn. Một điểm sáng thẩm mĩ xuyên suốt trong hành
trình sáng tạo của Võ Hồng là ơng đã biến các truyện ngắn của mình thành những
họa phẩm đa thanh sắc và đã trao gửi đến cho người đọc như một trải nghiệm thú vị

4

và hấp dẫn, đúng như nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá đã nêu rõ: “dù trong hoàn cảnh
bi đát đến đâu, con người vẫn có thể tìm được một hạnh phúc giản dị nhưng cần vô
cùng, miễn là ai cũng luôn có thái độ cảm thơng, có sự tơn trọng u thương nhau,
quan tâm chu đáo, hết lịng vì nhau” [42, tr.37]. Từ đó cho thấy, việc tìm hiểu đặc
điểm truyện ngắn của Võ Hồng là hành trình tìm đến những chân giá trị mà ông đã
dày công kiến tạo và đóng góp cho bộ phận văn học miền Nam trước và sau năm
1975 mà nhà văn là một cây bút tiêu biểu, có sức lan tỏa mạnh mẽ trong giới độc giả
thuộc mọi lứa tuổi, mọi thành phần..

1.4. Là một giáo viên Ngữ văn bậc Trung học phổ thơng, chúng tơi nhận thấy
việc tìm hiểu mảng sáng tác truyện ngắn của Võ Hồng đã góp phần giúp cho bản thân
phát triển hơn nữa những kỹ năng tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá về văn học địa
phương. Việc tìm hiểu về văn nghiệp và thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của
ông là cách đi sâu tìm hiểu những yếu tố nổi bật trên hành trình sáng tạo của Võ Hồng.
Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Thế giới nghệ thuật trong truyện

ngắn Võ Hồng để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng
của bản thân.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng trước năm 1975

Trong văn học miền Nam Việt Nam trước năm 1975, cùng với nhiều tác giả
khác, truyện ngắn của Võ Hồng đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc thuộc nhiều tầng
lớp trong xã hội đặc biệt là giới giáo chức. Truyện ngắn của ơng đã nhận được nhiều
tình cảm, sự u mến và trân trọng của công chúng qua nhiều thế hệ độc giả. Có thể
nói, sự nghiệp truyện ngắn của Võ Hồng chủ yếu được quan tâm nghiên cứu trong
giới phê bình trước năm 1975. Những bài viết của nhiều học giả, giáo chức, nhà văn,
nhà nghiên cứu về thế giới truyện ngắn của Võ Hồng được đăng tải trên các tập san
như Tân văn, Quần chúng, Tuổi ngọc, Tuổi xanh, Cánh én, Văn, Mai...

Bài nghiên cứu công phu đầu tiên về truyện ngắn của Võ Hồng là bài “Phê bình
những truyện ngắn của Võ Hồng” của Nguyễn Văn Xuân đăng trên tạp chí Mai số ra

5

ngày 10/8/1960. Trong bài viết này, Nguyễn Văn Xuân đã hết lời khen tặng văn phong
nhẹ nhàng, đằm thắm phù hợp với lối đọc của giới học sinh thời bấy giờ. “Nhà giáo viết
truyện ngắn đã đem hết tâm tư của mình vào trang văn, khiến cho trang văn sinh động
như một bài giảng được đầu tư kĩ lưỡng vậy” [49, tr.12].

Trần Thiện Đạo – một nhà phê bình rất có cảm tình với Võ Hồng đã có những
nhận xét trong bài “Nghĩ về Võ Hồng” đăng trên tạp chí Tân văn số tháng 10/1967.
Sau khi phân tích những điểm bình luận và đánh giá về các truyện ngắn của Võ Hồng
được công bố từ năm 1959 đến 1967, dịch giả đã mạnh dạn gọi Võ Hồng là “một nghệ

sĩ chân chính và thiện lương trong đời và kể cả trong sáng tạo nghệ thuật” [6, tr.32].

Nhà biên khảo Châu Hải Kỳ là người đầu tiên lưu ý đến yếu tố tự truyện trong
truyện ngắn Võ Hồng. Trong bài viết “Yếu tố tự truyện trong sáng tác của Võ Hồng”
đăng trên tập san Tân văn số ra ngày 15.6.1968 [27]. Bài viết khai phá những lồng
ghép về cuộc đời của một người cha gà trống nuôi con, một nhà giáo hết sức tâm
huyết với nghề, một người nghệ sĩ sống hết mình cho nghệ thuật được Võ Hồng lần
lượt đan cài vào các truyện ngắn của mình một cách tinh tế và hấp dẫn, tạo nên chất
nhân văn sâu sắc trong thế giới truyện ngắn của ông.

Năm 1969, trên tạp chí Quần chúng số 11 (tháng 5) và số 12 (tháng 6), Cao Thế
Dung đã công bố một bài viết hai kỳ với nhan đề “Võ Hồng – Quê hương – Trí nhớ
và con người”. Ông đánh giá bên cạnh tiểu thuyết, truyện ngắn của Võ Hồng đã
“mang một khuôn mặt đặc biệt Việt Nam” [4], [5].

Trong giới phê bình của đơ thị miền Nam trước năm 1975, người được xem là
có những nghiên cứu về văn xuôi đô thị miền Nam một cách tập trung và có hệ thống
là Cao Huy Khanh. Tiểu luận “Sơ thảo 15 năm văn xuôi miền Nam 1955 – 1969”
đăng nhiều kỳ trên tuần báo Khởi hành trong các số 45, 46, 47, 48, và 50 của năm
1970. Trong đó, số 48 (tháng 8 năm 1970) là một dấu ấn khác biệt trong việc nghiên
cứu văn chương Võ Hồng khi ông chủ yếu xoay quanh mảng đề tài tình yêu lứa đôi
trong các sáng tác của Võ Hồng qua 10 truyện ngắn tiêu biểu [26].

6

Theo thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Trang trong “Tổng thư mục
về Võ Hồng” in trong Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 100 năm ngày sinh
nhà văn Võ Hồng (tổ chức tại Tuy Hòa, Phú Yên vào tháng 4 năm 2022), tính đến
tháng 4 năm 1975, số lượng sách và tiểu luận nghiên cứu về truyện ngắn Võ Hồng có
03 đầu sách, bao gồm: Mười khn mặt văn nghệ hôm nay (Khảo luận), (Tạ Tỵ, do

Lá Bối ấn hành năm 1971); Tiểu luận tốt nghiệp Tín chỉ văn học hiện đại trong
Chương trình đào tạo Cử nhân Văn khoa của Viện Đại học Cần Thơ: Nghiên cứu
truyện Bên Đập Đồng Cháy trong tác phẩm Những giọt đắng của Võ Hồng (Lê Bình,
Đại học Sư phạm Sài Gịn, năm 1973); Giai phẩm Văn (số Đặc biệt về nhà văn Võ
Hồng, phát hành ngày 01.3.1974). Trong các cơng trình này, đáng chú ý nhất là tập
khảo luận của Tạ Tỵ. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, khi viết về Võ Hồng,
nhà nghiên cứu cho rằng:

Trong khơng khí sinh động của văn nghệ miền Nam Việt Nam mười năm
qua, vóc dáng Võ Hồng như một khiêm nhường, một trầm lặng, vì chiều hướng
sáng tác cũng như kỹ thuật hành văn trong truyện ngắn của ông không nằm
chung với ước lệ thời đại, thời đại cháy bỏng môi hôn, vòng tay bấn loạn và thể
xác cuồng mê!... Võ Hồng cô đơn đi trên lộ trình nghệ thuật do mình chọn lựa...
[37, tr.617].

Có thể nói Võ Hồng qua cái nhìn của Tạ Tỵ đã kiến tạo nên tầm ảnh hưởng nhất
định đối với một lớp độc giả nào đó, ưa suy nghĩ, thích trở lại q khứ để tìm về kỷ
niệm, tìm khoảng thời gian đã mất để thấy có mình. Võ Hồng sáng tác rất đều, ông
như nhà điêu khắc cần cù sáng tạo để biến những vật vô tri thành cơng trình mỹ thuật.
Qua nhiều tác phẩm, người đọc dường như khơng bắt gặp những thống đam mê rực
lửa, những hung cuồng ái ân với ngất ngây da thịt nhưng lại đượm buồn với những
khoảnh khắc u uẩn nhẹ nhàng, lắng đọng, xót xa, đắm chìm tâm trí hay những bâng
khuâng tiếc nuối, từng cơn đau úp mặt, từng đắng cay tủi nhục của kiếp người bơ vơ
giữa những gì đã và đang tiếp diễn trên quê hương của ông.

Giai phẩm Văn là một trong những ấn phẩm quan trọng tập trung giới thiệu về
Võ Hồng. Số đặc biệt về nhà văn Võ Hồng phát hành ngày 01.3.1974. Tập san đã

7


tổng hợp các bài viết giới thiệu khá quan trọng về tiểu sử, bài phỏng vấn, các phần
trích thư; đặc biệt có các bài viết giá trị về mặt nghiên cứu như Chiến tranh, tình u,
hồi niệm và truyện ngắn Võ Hồng của Tuệ Sỹ, Đọc Võ Hồng: Truyện tình của giới
trung lưu của Cao Huy Khanh, Tiểu thuyết Võ Hồng: Quê hương – Trí nhớ và con
người của Cao Thế Dung, Khía cạnh giáo dục trong tác phẩm Võ Hồng của Châu Hải
Kỳ [28]. Những bài viết này dường như đã đi từ tâm khảm của Võ Hồng để nói, để
trình bày và phân tích cho độc giả những băn khoăn, suy nghĩ của nhà văn đối với
các vấn đề mà ông luôn trăn trở. Họ dường như giúp ông giãi bày tâm sựu, phân tích
cho người đọc hình dung về một cuộc hành trình mà Võ Hồng đã, đang và sẽ đi trong
các chặng đường đời của mình.

Nhìn chung, những bài viết, tiểu luận nghiên cứu về truyện ngắn Võ Hồng được
công bố trước năm 1975 hầu hết đều hướng đến sự khẳng định Võ Hồng - một tác giả
truyện ngắn có tiềm năng và là nhà văn chuyên viết các chủ đề như gia đình, quê
hương, tình yêu, chiến tranh và đề tài giáo dục. Có thể, những tiểu luận được thống
kê trên đã góp phần khẳng nhận giá trị và sự ảnh hưởng của truyện ngắn Võ Hồng
đối với đời sống học đường, giáo chức và trí thức trong những năm tháng chiến tranh
ác liệt tại các đô thị miền Nam trước năm 1975.

2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng từ sau năm 1975 đến nay

Sau năm 1975, nhà văn Võ Hồng vẫn tiếp tục với con đường văn của mình một
cách lặng lẽ và miệt mài. Truyện ngắn của Võ Hồng vì thế mà vẫn ln gắn bó bền
bỉ với các thế hệ bạn đọc. Trong nhà trường, các tác phẩm của Võ Hồng cũng bắt đầu
được quan tâm, các hội văn học nghệ thuật Khánh Hịa, Nghĩa Bình cũng lần lượt in
lại các tập truyện ngắn của ông một cách kĩ lưỡng và phát hành với số lượng lớn.

Năm 1987, Trần Phong Lan đã bước đầu tìm hiểu vai trò các sáng tác của Võ
Hồng với dòng văn học yêu nước, tiến bộ qua luận văn Những đóng góp của Võ Hồng
đối với dòng văn học yêu nước, do Thạch Phương hướng dẫn, bảo vệ tại khoa Ngữ

văn Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh [29]. Năm 1989, tiếp thu
những thành tựu của khuynh hướng nghiên cứu thi pháp học, Nguyễn Văn Long cũng
tiếp tục tìm hiểu đề tài Thi pháp truyện ngắn Võ Hồng, do Phạm Phú Phong hướng

8

dẫn, bảo vệ tại Trường Đại học Tổng hợp Huế [31]. Có thể xem đây là hai cơng trình
tiên phong nghiên cứu về tác giả Võ Hồng sau năm 1975. Cả hai đều khẳng định vóc
dáng to lớn của Võ Hồng trong nền văn học đô thị miền Nam Việt Nam năm 1945 –
1975 và kể cả chặng đường sau 1975.

Năm 1994, Trần Hữu Tá đã công bố kết quả nghiên cứu luận án Tiến sĩ Ngữ văn
với đề tài Khuynh hướng văn học yêu nước tiến bộ trong các thành thị miền Nam [43].
Trong khuôn khổ và phạm vi nghiên cứu, truyện ngắn của Võ Hồng là một phần của
đối tượng nghiên cứu, ở đây Trần Hữu Tá đã tiếp cận Võ Hồng với tư cách một trong
các nhà văn tiến bộ ở miền Nam trước 1975. Bằng những kinh nghiệm của một người
giảng dạy lâu năm và có gắn bó với văn học miền Nam, Trần Hữu Tá đã tìm ra được
giá trị văn chương Võ Hồng trong nền văn học đô thị Miền Nam và đây chính là thành
cơng của luận án. Ông đã “đặt đúng vị trí của Võ Hồng trong khuynh hướng văn học
yêu nước tiến bộ của miền Nam. Thời gian này càng cho thấy Võ Hồng xứng đáng là
một cây bút hàng đầu trong 20 năm văn học dưới chế độ Sài Gòn xét ở cả nội dung
sáng tác cũng như thành tựu nghệ thuật” [43, tr.121].

Năm 1996, Nguyễn Thị Thu Trang đã hồn thiện cơng trình luận văn thạc sĩ
chun ngành Văn học Việt Nam với đề tài Võ Hồng – Cuộc đời và tác phẩm bảo vệ
tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về tiểu sử,
văn nghiệp cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Võ Hồng. Cơng trình được
đánh giá là đã thực hiện thành cơng một hành trình đi tìm bản thể của chính nhà văn
Võ Hồng, đích thực là nhà văn của thực tại, không tô son vẽ phấn cho nhà văn. Phong

cách chân chất ấy có phần giống nhà văn miệt vườn Sơn Nam ở vùng Nam Bộ. Bên
cạnh đó, Võ Hồng là nhà văn đậm chất mộc mạc, tình cảm của con người đất Phú trời
Yên. Tác phẩm của ông mãi là sức hút đối với những ai quan tâm đến “khúc ruột”
đầy thác lũ phong ba này, ắt hẳn họ sẽ tìm đến những trang văn của Võ Hồng. Mục
đích cơng trình này chính là việc khẳng định vị trí của Võ Hồng và những đóng góp
của ơng trong sự phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, tìm ra những giá trị cơ
bản, đặc sắc nhất từ văn chương của tác giả. Trong luận văn, người nghiên cứu đã có

9

chỉ ra những mảng đề tài chính trong sáng tác Võ Hồng là đề tài quê hương, tuổi học trò,
hiện thực và hoài niệm.

Viết về truyện ngắn Võ Hồng khơng chỉ có những cơng trình nghiên cứu mà cịn
có những cảm nghĩ được thể hiện qua các bài tùy bút, tản văn nhưng lại chứa đựng
trong đó là cả tâm tình của Hồng Như Mai, Nguyễn Huệ Chi, Huỳnh Như Phương,
Trần Huyền Ân, Mai Quốc Liên, Trần Hữu Tá và nhiều tác giả khác đã dành cho Võ
Hồng. Tất cả những bài viết này được tập hợp in trong quyển Văn chương và nhân
cách Võ Hồng (Nxb Trẻ, 2013) [35].

Năm 2014, Nguyễn Xuân Linh qua luận văn Hình tượng nhân vật trong truyện
ngắn Võ Hồng (Trường Đại học Đà Lạt) đã thực hiện được sự tiếp nối quan trọng trên
nền tảng nghiên cứu mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Trang đã đặt nền tảng trước
đó [30]. Năm 2016, Võ Thị Yến đã công bố kết quả nghiên cứu trực tiếp đến hệ thống
các đặc điểm nghệ thuật được biểu hiện trong truyện ngắn của Võ Hồng qua luận văn
Đặc điểm truyện ngắn Võ Hồng (Trường Đại học Đà Lạt) [50]. Năm 2017, Phan Thị
Thanh Giang công bố luận văn Thời gian và ký ức trong tác phẩm Võ Hồng tại Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh [7]. Hướng tiếp cận
này đã đem đến sự mới mẻ, đi sâu vào tìm hiểu mảng đề tài về hồi niệm trong văn
chương Võ Hồng.


Thành tựu về nghiên cứu Võ Hồng nói chung và truyện ngắn Võ Hồng nói riêng
được thể hiện qua tập Quán văn (số đặc biệt về Hoài cố nhân), ấn hành tháng 4 năm
2022 [36] và 59 bài viết được tập hợp trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Hoài Cố Nhân
– Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Võ Hồng được tổ chức vào năm 2022 tại Tuy
Hòa, Phú Yên – Quê hương của Võ Hồng [37]. Trong số đó, có 20 bài trực tiếp bàn
về những vấn đề liên quan đến truyện ngắn của Võ Hồng như: Nỗi buồn rực rỡ trong
truyện ngắn viết cho thiếu nhi của Võ Hồng (Bùi Thanh Truyền, Lê Minh Tú), Hình
ảnh người thầy và người cha trong tác phẩm Võ Hồng (Phan Thị Thanh Giang), Cảm
thức hoài vãng trong truyện ngắn của Võ Hồng (Thái Phan Vàng Anh), Nghệ thuật
xây dựng nhân vật của Võ Hồng (Nguyễn Thị Thu Trang, Trần Hoàng Nhã Trúc),
Những cuộc hành trình trong truyện ngắn Võ Hồng (Huỳnh Thị Diệu Duyên, Hồ Tấn

10

Nguyên Minh),... Hầu hết các bài viết đều hướng đến việc tái khẳng định những giá
trị đã có và đưa ra những hướng tiếp cận mới về truyện ngắn như Cảm thức sinh thái
trong văn chương của Võ Hồng (Trần Viết Thiện), Cảm quan sinh thái trong truyện
của Võ Hồng (Phạm Phương Mai), Tinh thần sinh thái trong truyện thiếu nhi Võ Hồng
(Phạm Tuấn Vũ),...[37].

Thời gian là thước đo đủ dài để con người ta bắt đầu có sự nhìn nhận một cách
tường tận hơn, kĩ càng hơn về những giá trị mà văn học đã mang lại. Vì thế, năm
2022, Phạm Phú Phong (chủ biên) cùng với các tác giả Phạm Phú Uyên Châu, Trần
Thị Vân Dung đã cho xuất bản cuốn sách Chút nắng Phương Nam (phê bình lý luận).
Theo đó với 15 bài viết tương ứng với 15 tác giả đã có những đóng góp quan trọng
cho nền văn học đơ thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. Ngồi
phần phác họa chân dung, bình luận về các tác phẩm tiêu biểu thì đều có phần “lý
lịch trích ngang”. Có thể nói, cơng trình nghiên cứu đã khẳng định vị trí của các nhà
văn ở miền Nam trên lĩnh vực văn chương. Đồng thời cơng trình đã dành nhiều trang

để viết về nhà văn Võ Hồng. Trong đó, Võ Hồng được các tác giả nhìn nhận là - người
đánh thức thiên lương hay giọng điệu văn chương phương Nam một cõi của Sơn Nam.

Nhìn chung, thành tựu nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Hồng trước và sau
năm 1975 khá nhiều. Tuy nhiên, để có được một cái nhìn bao qt về thế giới nghệ
thuật trong sáng tác văn xuôi của Võ Hồng nói chung và truyện ngắn nói riêng thì
cho đến nay vẫn là hướng đi mở cho ai yêu mến nhà văn này. Các cơng trình đã
nghiên cứu là những tài liệu tham khảo quý báu để chúng tôi thực hiện đề án này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án tốt nghiệp là thế giới nghệ thuật trong truyện
ngắn của Võ Hồng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề án là truyện và các tập truyện ngắn của Võ Hồng
được xuất bản. Cụ thể là: Hoài cố nhân (Ban Mai xuất bản 1959), Lá vẫn xanh (Thời

11

Mới xuất bản 1962), Vết hằn năm tháng (Lá Bối xuất bản 1965), Con suối mùa
xuân (Lá Bối xuất bản 1966), Khoảng mát (An Tiêm Xuất bản, 1966), Bên kia
đường (Mặt Trời xuất bản, 1968), Những giọt đắng (Lá Bối xuất bản, 1969), Trầm
mặc cây Rừng (Lá Bối xuất bản, 1971), Vùng trời thơ ấu (Nhà xuất bản Trẻ, 1995).

4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án
4.1. Hướng tiếp cận của đề án

Nội dung nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn tiêu
biểu của Võ Hồng. Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các góc độ
tiếp cận về lý thuyết thi pháp học và phong cách tác giả. Từ những tiểu luận, chuyên
luận và các bài viết trên các tờ báo đã được công bố nghiên cứu về truyện ngắn của
Võ Hồng, chúng tôi sẽ tiếp thu và vận dụng hiệu quả để xây dựng cơ sở lý thuyết tiếp
cận nội dung đề án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề án
Để thực hiện đề án này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên cứu
tiêu biểu như sau:
4.2.1. Phương pháp cấu trúc hệ thống
Phương pháp này được vận dụng trong q trình tìm hiểu, thống kê, hệ thống
hóa hệ thống tư liệu nghiên cứu về các đặc điểm tiêu biểu, đặc sắc trong truyện ngắn
của Võ Hồng.
4.2.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học
Phương pháp này được sử dụng để phân tích các yếu tố mang tính hình thức
trong truyện ngắn Võ Hồng.
4.2.3. Phương pháp loại hình
Truyện ngắn là một thể loại có đặc trưng riêng, vì vậy khi nghiên cứu đề tài này,
chúng tôi sẽ bám sát những đặc trưng của thể loại truyện ngắn.
4.2.4. Phương pháp liên ngành

12

Các phương pháp khác có tính liên ngành như văn hóa học, xã hội học… cũng
sẽ được vận dụng để xử lý các vấn đề được đặt ra trong đề tài khảo sát.

Ngồi những phương pháp trên, chúng tơi vận dụng một số thao tác nghiên cứu
văn học khác như khảo sát văn bản, thống kê – phân loại, phân tích – tổng hợp, so
sánh để hỗ trợ cho các phương pháp nghiên cứu trên.


5. Đóng góp của đề án
Đóng góp của đề án được thể hiện qua một số đóng góp như sau:
Thứ nhất, kết quả của đề án đã khảo sát và đánh giá được các hệ thống tư liệu
nghiên cứu truyện ngắn của Võ Hồng trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của đề án sẽ tìm hiểu, khái quát thế giới nghệ thuật
trong truyện ngắn Võ Hồng trước và sau năm 1975 từ phương diện nội dung và
phương thức thể hiện.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu của đề án hướng đến việc xác khẳng định những
đóng góp cụ thể của truyện ngắn Võ Hồng đối với lịch sử phát triển truyện ngắn hiện
đại Việt Nam.
6. Cấu trúc của đề án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề án nghiên cứu của
chúng tôi sẽ được triển khai qua các chương như sau:
Chương 1. Võ Hồng và cơ sở thình thành thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
của Võ Hồng.
Chương 2. Cảm hứng sáng tác, chủ đề và nhân vật trong truyện ngắn Võ Hồng.
Chương 3. Lời văn nghệ thuật, cốt truyện trong truyện ngắn Võ Hồng.

13

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1

VÕ HỒNG VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI NGHỆ
THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ HỒNG

1.1. Nhà văn Võ Hồng – Con người và văn nghiệp
1.1.1. Tiểu sử nhà văn Võ Hồng

Nhà văn Võ Hồng sinh năm 1921, quê ở làng Ngân Sơn, xã An Thạch, huyện

Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thuở nhỏ học ở trường làng Ngân Sơn, trường phủ Tuy An,
trường huyện Sông Cầu, rồi ra học trường Trung học Quy Nhơn. Trong cuộc đời sáng
tác, ơng có nhiều bút danh khác nhau như Ngân Sơn, Võ An Thạch nhưng người đời
biết đến ông nhiều nhất với bút danh Võ Hồng.

Đến năm 1940, ông ra Hà Nội học Tú tài. Mặc dù sinh ra và lớn lên trong những
năm tháng biến động của đất nước thế nhưng chưa bao giờ ơng có ý định từ bỏ con
đường học vấn của mình cho đến khi chiến trận nổ ra và cũng trong lúc ấy kéo theo
nhiều biến cố xảy đến đã làm cho một con người giàu khát khao, ham mê đọc sách,
học tập như Võ Hồng phải gác lại ước mơ. Năm 1943, tác giả lên tàu trở về quê để
lại sau lưng là cả một tương lai bỏ dở.

Sau khi trở về quê, cũng giống như bao người con Việt Nam, với tinh thần yêu
nước, tác giả đã hịa mình vào dịng chảy của thời đại, ơng tham gia vào cách mạng
rồi những năm kháng chiến chống Pháp, Võ Hồng tham gia cơng tác tại các lớp Bình
dân học vụ. Năm 1949, tác giả dạy học và làm Hiệu trưởng Trường Trung học Lương
Văn Chánh ở Phú Yên. Năm 1954, ông đưa vợ con về quê vợ ở Đà Lạt, với lợi thế
ngoại ngữ - nói và viết lưu loát tiếng Pháp, tiếng Anh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Võ Hồng trong quá trình đọc tác phẩm văn chương trong và ngồi nước. Đây có thể
nói là giai đoạn Võ Hồng được đọc cũng như thu thập tài liệu về văn chương nhiều
nhất. Nhà văn bị lôi cuốn bởi lối văn giàu chất lãng mạn, trong sáng như pha lê của
các tác giả Alphonse Daudet, Anatole France,… dường như lối văn ấy đã ít nhiều ảnh
hưởng đến quan điểm sáng tác của ông sau này.

14

Năm 1956, Võ Hồng chuyển xuống Nha Trang và sinh sống bằng nghề dạy học
ở các trường tư thục. Tưởng chừng như cuộc sống gia đình đã bình yên thì đến 1957,
người vợ tào khang của ông qua đời. Người đàn ông ấy đã tự nguyện không đi bước
nữa mà chọn cảnh “gà trống” nuôi con, đứa con đầu khi đó mới 9 tuổi, đứa giữa 6

tuổi và người con út mới chỉ 3 tuổi. Vừa dạy học vừa sáng tác văn chương nhưng
đáng nói là với vị trí nào ơng cũng làm tốt, là một người thầy, ông luôn tận tụy với
học sinh, với từng bài giảng, có những phương pháp dạy học thú vị để biến kiến thức
khô khan trở nên sinh động và gắn liền với thực tiễn đời sống thường ngày. Không
chỉ là người thầy có tâm với nghề mà Võ Hồng còn là một người thầy hết sức tâm lý.
Trong vai trị là nhà sáng tác văn chương, ơng ln xem văn chương là nơi để thủ thỉ
tâm tình, để giải toả những nỗi niềm và là nơi tâm sự về cuộc sống quạnh quẻ suốt
đằng đẵng bấy nhiêu năm của mình. Từ năm 2006 trở đi, Võ Hồng lâm bệnh nặng,
tuổi lại cao nên đến ngày 31 tháng 3 năm 2013, ông đã trút hơi thở cuối cùng. Sự ra
đi ấy đã để lại nhiều tiếc thương trong lòng những ai yêu mến nhà văn.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Võ Hồng

Trong đời sống văn học trước năm 1975, Võ Hồng đến với văn chương và đời
sống một cách nhẹ nhàng, chân thật. Ở giai đoạn này, thế giới sáng tạo của ông đã
gắn liền với những chuyển biến lịch sử trong lịng xã hội Việt Nam nói chung và miền
Nam Việt Nam nói riêng, song hành đó là đề tài tình yêu. Võ Hồng ý thức rất rõ ngịi
bút của mình, ơng chưa bao giờ nghĩ rằng đây là một công việc tùy hứng, ngẫu nhiên
mà ngược lại rất nghiêm túc và một điều đặc biệt là ông xem việc viết văn như một
cách để giãi bày, để tâm tình. Mặc dù bận bịu với cơng việc dạy học, chăm con thế
nhưng ông chưa khi nào để ngịi bút của mình ngưng lại, Võ Hồng thường viết văn
vào khoảng sáng sớm hay khi đã xong công việc gia đình.

Thời cịn đi học, ông tham gia làm báo tường và cho ra đời tác phẩm truyện
ngắn với nhan đề Mùa gặt, lấy bút danh Ngân Sơn, đây có thể xem là sáng tác đầu
tiên của Võ Hồng. May mắn là tác phẩm này được chọn in trên báo tường của lớp và
còn may mắn hơn nữa khi Mùa gặt được in trên tờ báo của Tòa soạn Tiểu Thuyết Thứ
Bảy. Nhà văn được nhiều bạn đọc và giới phê bình văn học biết đến kể từ khi tác giả

15


cho ra đời tác phẩm truyện ngắn Hoài cố nhân (Ban Mai, 1959). Truyện ngắn Hoài
cố nhân là thiên truyện đánh dấu bước ngoặc lớn trong sự nghiệp văn chương của Võ
Hồng và là tác phẩm đầu tiên được xuất bản. Có thể xem, Hồi cố nhân như “giấy
thơng hành” đưa ơng vào con đường văn chương, với tinh thần hoài niệm như một
đặc trưng xuyên suốt các trang viết.

Sau truyện Hoài cố nhân, Võ Hồng tiếp tục khẳng định tên tuổi của mình trong
lịng bạn đọc và giới văn chương nghệ thuật khi liên tiếp cho ra mắt các tác phẩm
truyện ngắn. Có thể kể đến hàng loạt các truyện ngắn như Tai họa cuối cùng, Chuyện
cái răng đến những năm 1962, nhà xuất bản Thời mới cho in tập truyện ngắn Lá vẫn
xanh, rồi Vết hằng năm tháng (Lá Bối, 1965). Có thể nói, từ những năm 1965 -
1970 được xem là giai đoạn bút lực dồi dào nhất của Võ Hồng. Với vốn sống phong
phú hơn nữa ông là người sống trong thời cuộc - chiến tranh loạn lạc, đối diện những
biến động mang tính trọng đại của đất nước và những biến cố của cá nhân. Tiếp đó,
tác giả đã trình làng bộ tiểu thuyết nổi tiếng Hoa bươm bướm (1966) và hai tập truyện
ngắn Con suối mùa xuân (1966), Khoảng mát (1966), đến năm 1968 ông cho ra đời
tác phẩm truyện ngắn Bên kia đường, Những giọt đắng và các truyện dài Gió cuốn
(1969), Áo em cài hoa trắng (Lá Bối, 1969), Nhánh rong phiêu bạt (Lá Bối, 1970),
Trầm mặc cây rừng (Lá Bối, 1971). Như thế, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, Võ
Hồng đã công bố những tác phẩm ghi được dấu ấn trong lòng bạn đọc. Những tác
phẩm đó đã khẳng nhận vị thế của nhà văn trong lòng độc giả thế hệ trước năm 1975.

Trước năm 1975, những biến động mang tính lịch sử của đất nước, tình hình
chính trị rối ren, đời sống của nhân dân lầm than đã trở thành nguồn cảm hứng sáng
tác cho nhiều nhà văn, có người chọn đối diện nhưng cũng có khơng ít người rơi vào
trạng thái “tìm quên” - họ cảm thấy ngột ngạt trước thực tại đau đớn, họ nương nhờ
tâm hồn vào thế giới họ mong muốn - ở đó chỉ có hạnh phúc, chỉ có tình u nồng
cháy. Đã khơng ít nhà văn trong thời kì này “dấn thân” vào những cuộc yêu thác loạn
để che đậy thực tại như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Duyên Anh…

nhưng Võ Hồng thì khác, ơng khơng chối bỏ, khơng lẫn trốn thực tại mà ngược lại
tác giả đã biến tất cả những đau thương, biến động ấy trở thành nguồn cảm hứng,

16

nguồn tư liệu cho ngịi bút của mình. Vì lẽ đó, trong thế giới truyện ngắn của Võ
Hồng trước năm 1975, ông đã chọn cho mình một con đường đi tích cực - đứng về
phía tình thương, tinh thần nhân văn và hiện thực đời sống. Khi đọc những trang văn
của Võ Hồng chắc chắn ta sẽ nhận ra những điều ấy, dưới ngịi bút của mình, bằng
một trái tim tin u, tác giả đã phần nào xoa dịu được những nỗi đau đớn, bày tỏ thái
độ của mình khi đối diện với thực tại. Võ Hồng luôn trăn trở với những vấn đề quan
trọng của đời sống, của thời cuộc. Qua ngịi bút của mình, tác giả đã dựng lại bức
tranh rộng lớn của lịch sử - tình hình đất nước, đời sống sinh hoạt của con người Việt
Nam trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp một cách chân thực qua
hai tác phẩm Hoa bươm bướm và Như cánh chim bay. Hai tập tiểu thuyết ấy đã mô
phỏng đúng như những gì Võ Hồng từng khẳng định về quan điểm sáng tác của mình:
“Tơi chỉ nhằm mục đích văn hóa, muốn ghi lại cho các thế hệ đàn em hiểu rõ những
nếp sống của dân tộc trong thời kì chống Pháp. Hồn tồn khơng có mục đích chính
trị” [37, tr.17]. Có lẽ, quan điểm này đã giúp cho các sáng tác của Võ Hồng và bạn
đọc trở nên gần hơn. Mặc dù khơng chủ đích đề cập đến chính trị thế nhưng trong
trang văn của tác giả, người đọc sẽ nhìn thấy được, cảm nhận được hình ảnh của một
đất nước đau thương đang oằn mình chống chọi sự giày xéo của bom đạn, của tiếng
khóc thảm thương, tính phi nghĩa của chiến tranh hay đó là tấm lịng thương cảm
nồng hậu, xót xa của nhà văn đối với đồng bào, đối với đất nước Việt Nam thân yêu.
Trần Hữu Tá đã rất tinh tế khi nhận định về giá trị văn chương của Võ Hồng:

Khi đọc truyện của Võ Hồng, cái buồn dịu dàng như cứ phảng phất đâu
đây. Nhưng thật kỳ diệu, tâm trạng của người đọc không bị chùng xuống, yếu đi,
mất lòng tin vào cuộc sống, mà ngược lại, như bình tĩnh, thanh thản hơn. Bởi lẽ
nhà văn như muốn gửi tặng người đọc một điều trải nghiệm: dù trong hoàn cảnh

bi đát đến đâu, con người vẫn có thể tìm được một hạnh phúc giản dị nhưng cần
vô cùng, miễn là ai cũng ln có thái độ cảm thơng, có sự tôn trọng yêu thương
nhau, quan tâm chu đáo, hết lịng vì nhau [43, tr. 412]

Như vậy, các tác phẩm của Võ Hồng trong giai đoạn trước năm 1975 đều tập
trung phản ánh hiện thực đầy biến động của đất nước và những đớn đau của cá nhân.

17

Trong quá trình quan sát thời cuộc ấy, ơng đã lựa chọn con đường phản ánh, kể/tả về
quê hương đang khóc than, đang quằn quại đau đớn vì chiến tranh và những hệ lụy
của nó. Là người đứng bên lề cuộc chiến nhưng ơng khơng hề khoanh tay đứng nhìn
một cách vơ cảm mà ln có những trăn trở, thể hiện qua các thiên truyện sâu sắc.

Sau năm 1975, Võ Hồng vẫn mực thước trong tư cách một nhà giáo và điều đặc
biệt đó là tác giả nhận ra tính thiêng liêng trong cơng việc này. Nghề giáo đã tác động
không nhỏ đến ông trong sáng tạo và quan điểm nghệ thuật. Dường như khơng khí
học tập, những trăn trở của người giáo viên, không gian học đường đã trở thành chất
liệu sáng tác văn chương của ơng sau giai đoạn năm 1975. Bên cạnh đó, Võ Hồng
cịn tốt lên với vai trị một người cha, người thầy của ba đứa con thơ nên những câu
chuyện về gia đình cũng ln được xuất hiện nhiều trong các trang truyện của tác giả
bên cạnh các sáng tác về chủ đề học đường. Tình hình xuất bản tác phẩm của Võ
Hồng sau năm 1975 có phần bị gián đoạn, mãi đến năm 1987 mới được xuất bản và
tái xuất bản. Những tác phẩm tiêu biểu giai đoạn này là: Thiên đường ở trên cao,
Thương mái trường xưa, Thơm mát hương cau và các tập truyện Trong vùng rêu
im lặng, Vẫy tay ngậm ngùi, Vùng trời thơ ấu, Chúng tơi có mặt, Tuổi thơ êm
đềm, Tuyển tập Võ Hồng.

Nếu trước năm 1975, chúng ta bắt gặp trên từng câu chữ trong mỗi trang văn là
bức tranh hiện thực đau thương về sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh, một dân tộc

đẫm nước mắt trước cảnh lầm than. Thì đến sau năm 1975, những vấn đề về đời sống
gia đình, khơng gian văn hố học đường được ơng thể hiện qua chất giọng điềm đạm,
tâm tình. Ở giai đoạn này, đóng góp lớn nhất của tác giả được khẳng nhận ở đề tài
giáo dục và tuổi thơ. Trong các tác phẩm truyện ngắn viết về nội dung này, bạn đọc
sẽ thỏa cơn thích thú khi được đắm chìm vào khơng khí của những ngơi trường làng,
trường phủ, trị chơi của đám học trị nhà q hay khơng khí học tập, thi cử căng
thẳng… và trải lòng cùng nhân vật - những câu chuyện xúc động của người thầy,
người cô luôn tâm huyết với nghề. Tất cả được nhà văn dựng lại qua các tác phẩm
Ngôi sao khiêm tốn, Cánh thiệp đầu xuân, Tay cầm viên phấn, Mùa hoa soan, Hồi
đó… Đọc các thiên truyện được in sau 1975 của Võ Hồng, người đọc không chỉ thấy


×