Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.17 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN NGỌC QUỲNH

ĐỀ ÁN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 83.101.10
Khóa: 24 (2022-2023)
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Thúy Hồng

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án “Quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh
Bình Định” dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trịnh Thị Thuý Hồng là Đề án do
tôi nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện. Số liệu trong Đề án được tham
khảo, tổng hợp từ các tài liệu của UBND tỉnh Bình Định, các Sở, ngành và tham
khảo một số đơn vị có liên quan.
Tôi xin chịu trách nhiệm vềĐề án của mình,nếu phát hiện có bất kỳ sự
gian lận nào.

Học viên

Trần Ngọc Quỳnh

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Đề án này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn
chânthành nhất đến TS. Trịnh Thị Thúy Hồng đã dành thời gian và tâm


huyếthướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Đề án, để em có được kết
quả ngàyhôm nay.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy
Nhơn, q thầy, cơ khoa Lý luận chính trị - Luật và Quản lý Nhà nước, Phòng
Đào tạo Sau Đạihọc và quý thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn
trong thời gianem học tập và nghiên cứu tại trường.
Vì thời gian nghiên cứu thực hiện Đề ánchưa nhiều và năng lực tiếp cận
vấn đề cònhạn chế, nên việc thực hiện Đề án khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định.Vì vậy, em kính mong q thầy, cơ giáo góp ý để Đề án
của em tiếp tụcđược hoàn chỉnh đầy đủ hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trần Ngọc Quỳnh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
2. Tổng quan về các cơng trình nghiên cứu................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 7
5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH .................. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của làng nghề ....................................... 9

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề ............................................. 9
1.1.2. Phân loại và vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội..... 12
1.2. Quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn cấp tỉnh .......................... 15
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về làng nghề ................. 15
1.2.2. Cơ chế và công cụ tác động của Nhà nước đến làng nghề ............ 18
1.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về làng nghề trên địa bàn cấp tỉnh.... 20
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý nhà nước về làng nghề ....... 26
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước phát triển làng nghề ..... 28
1.3.1. Các nhân tố chủ quan ..................................................................... 28
1.3.2. Các nhân tố khách quan ................................................................. 30
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về làng nghề ở một số địa phương..... 32
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý làng nghề tại tỉnh Bắc Ninh......................... 32
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý làng nghề tại tỉnh Thái Bình........................ 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG
NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH ............................................. 37

2.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản
lý Nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................... 38

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định ................ 45
2.1.2. Đánh giá đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quản
lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định ............................ 45
2.2. Hoạt động quản lý Nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định . 46
2.2.1. Xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm

pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề........................................ 46
2.2.2. Xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển làng
nghề .......................................................................................................... 49
2.2.3. Tổ chức thực thi chính sách và đánh giá các làng nghề................. 51
2.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề .......... 51
2.2.5. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực cho làng nghề ..................................................................................... 56
2.2.6. Tổ chức công tác thanh kiểm tra và giám sát hoạt động của làng
nghề........................................................................................................... 56
2.3. Phân tích kết quả quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh
Bình Định qua các chỉ tiêu ............................................................................ 57
2.3.1. Các tiêu chí kinh tế ........................................................................... 57
2.3.2. Các tiêu chí xã hội .......................................................................... 60
2.4. Tình hình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định................. 63
2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 63
2.4.2. Tồn tại, hạn chế .............................................................................. 63
2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................. 64
2.5. Đánh giá chung hoạt động quản lý nhà nước về làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bình Định....................................................................................... 65
2.5.1. Kết quả đạt được ............................................................................ 65

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 65
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 67
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................... 68

3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định .. 68
3.1.1. Định hướng phát triển làng nghề.................................................... 68
3.1.2. Mục tiêu trong công tác quản lý Nhà nước về phát triển làng
nghề .......................................................................................................... 69


3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về làng nghề ................. 71
3.2.1. Hồn thiện cơng tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện
văn bản quy phạm pháp luật trong hoạt động phát triển làng nghề............ 71
3.2.2. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, triển khai chính sách hỗ trợ
phát triển làng nghề ................................................................................................ 72
3.2.3. Các giải pháp về tài chính, tín dụng, thuế. ............................................ 74
3.2.4. Về chính sách phát triển các làng nghề gắn với du lịch .................... 75
3.2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước trong việc quản
lý Nhà nước về phát triển làng nghề .................................................................. 75
3.2.6. Hoàn thiện hệ thống quản lý đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
phát triển làng nghề ................................................................................................ 76
3.2.7. Đảm bảo đồng bộ kết cấu hạ tầng ........................................................... 78

3.3. Kiến nghị................................................................................................78
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................. 78
3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội làng nghề Việt Nam .................................. 79
3.3.3. Kiến nghị với UBND tỉnh Bình Định ............................................. 81

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3...................................................................................83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 84
DANH MỤC BÀI BÁO ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC………... 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................86
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải
BĐ Bình Định

CSSX Cơ sở sản xuất
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
GRDP Tổng giá trị sản xuất của địa phương (Gross
regional domestic product)
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KT - XH Kinh tế - xã hội
NN, NT Nông nghiệp, nông thôn
NNTT Ngành nghề truyền thống
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTT, LN, LNTT Ngành truyền thống, Làng nghề, Làng nghề
truyền thống
QLNN Quản lý nhà nước
SX Sản xuất
SXKD Sản xuất kinh doanh
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
Bảng
Bảng 2.1. Các văn bản của tỉnh Bình Định ban hành nhằm quản lý về làng

nghề ................................................................................................ 47
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất của làng nghề trong Quy hoạch phát triển làng

nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 ...................................................................... 59
Bảng 2.3. Thu nhập bình quân của người lao động ở làng nghề trên địa bàn
tỉnh Bình Định ................................................................................ 62


Hình
Hình 2.1. Bản đồ hành chính UBND tỉnh Bình Định ..................................... 39
Hình 2.2. Số lượng làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 -

2022................................................................................................. 58
Hình 2.3. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng giá trị SX của làng nghề trên địa

bàn tỉnh Bình Định.......................................................................... 60
Hình 2.4. Số lượng việc làm được giải quyết của làng nghề trên địa bàn

tỉnh Bình Định................................................................................. 61

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Làng nghề ở Việt Nam là nơi thu hút nhiều lao động, trong đó có giai
đoạn lên đến gần 13 triệu lao động, gồm 35% là lao động thường xuyên còn
lại là lao động thời vụ và nơng nhàn. Làng nghề góp phần tạo việc làm và cải
thiện đời sống cho đông đảo người dân ở khu vực nơng thơn. Thu nhập bình
qn của lao động làng nghề thường cao hơn lao động nông nghiệp, làng nghề
góp phần quan trọng vào cơng cuộc xây dựng nơng thơn mới.
Có thể khẳng định, các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, tận dụng được lao động nông
nhàn. Khi làng nghề phát triển cũng thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển,
các cơ sở sản xuất chế biến quy mơ lớn hơn hộ gia đình được hình thành và
được đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản
phẩm. Sự xuất hiện của những cơ sở sản xuất được đầu tư toàn diện giúp

người dân từ bỏ thói quen sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và sự thụ động trong
sản xuất hàng hóa. Thách thức lớn nhất mà các làng nghề phải đối mặt là tìm
ra một hướng đi đúng đắn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước
cũng cần phải có những chính sách ưu đãi để tháo gỡ những khó khăn nhằm
tiếp sức thêm cho các làng nghề vượt qua những khó khăn trước mắt từ đó tạo
đà phát triển đi lên góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thơn.
Bình Định là một tỉnh thuộc khu vực Duyên hải miền Trung của Việt
Nam. Bình Định là một trong số các tỉnh có nhiều làng nghề và nghề truyền
thống, có thể thấy một số nghề truyền thống của tỉnh Bình Định như làng
nghề Gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, làng nghề Rượu Bàu Đá, Làng rèn Tây Phương
Danh, Làng gốm Vân Sơn, Làng nón nhựa Phú Gia, Làng dệt chiếu cói... Các
ngành nghề này cùng với một số ngành nghề khác đã có thời gian phát triển
khá mạnh vừa góp phần làm phong phú thêm các hoạt động sản xuất ở nông

2

thôn vừa tạo nên sự đa dạng về sản phẩm, hàng hóa phục vụ nhu cầu xã hội.
Đặc biệt, nhiều làng nghề đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn du
khách. Với tầm quan trọng đó, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành nhiều
chính sách về hỗ trợ phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các làng
nghề. Trên cơ sở các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Tỉnh ủy
và Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng và triển khai
thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề tại địa phương. Các chính
sách nhà nước hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề và làng nghề đã có những
tác động, mang lại kết quả tích cực cho việc khơi phục, phát triển nghề và
làng nghề trên địa bàn tỉnh nhờ đó, đến nay đã có nhiều làng nghề được cơng
nhận; đã hình thành được các hợp tác xã, doanh nghiệp đóng vai trị là điểm
khởi đầu để thúc đẩy phát triển các nghề, làng nghề.


Nhìn chung, chính sách của Nhà nước đã có những tác động tích cực,
thúc đẩy phát triển sản xuất ở các làng nghề phát triển thuận lợi, nhờ đó ngành
nghề và sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng hơn, đời sống và việc làm
của người lao động trong làng nghề ngày càng được ổn định hơn; bộ mặt
nông thơn ngày càng đổi mới góp phần tích cực cải thiện đời sống của cư dân
nông thôn cả vật chất và tinh thần.

Tuy nhiên, các làng nghề phát triển cịn thiếu tính bền vững, quy mơ
sản xuất cịn nhỏ lẻ, cơng nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản
phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền
thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị hiếu thị trường và chạy theo lợi
nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Đội ngũ nghệ nhân, thợ giỏi truyền
thống đang dần mai một, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm, cơ sở hạ
tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và các làng nghề chưa đồng bộ. Mặt khác,
cùng với sự tăng trưởng kinh tế là q trình đơ thị hóa diễn ra với tốc độ ngày
càng nhanh, hiện tượng người lao động từ các làng quê dịch chuyển ra các
thành phố là rất lớn. Để làng nghề phát huy thế mạnh, theo hướng vừa mở
rộng quy mô vừa nâng cao năng lực sản xuất của các hộ trong làng nghề theo

3

hướng phát triển nhiều loại hình tổ chức sản xuất, liên doanh liên kết. Sản
phẩm của các làng nghề ngày càng tinh xảo, độc đáo đáp ứng tốt nhu cầu
trong nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu. Gắn sản xuất của làng
nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống và các loại hình
dịch vụ khác để phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì
chúng ta cần có những giải pháp phát triển rõ ràng cho các làng nghề.

Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng nghề nơng thơn có ý nghĩa
quan trọng khơng chỉ về mặt kinh tế mà cịn góp phần ổn định chính trị xã hội

và là địi hỏi khách quan và cấp thiết. Xuất phát từ thực trạng đó em đã lựa
chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về làng nghề trên địa bàn tỉnh
Bình Định” làm Đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình.

2. Tổng quan về các công trình nghiên cứu

Cơng tác quản lý nhà nước về phát triển làng nghề đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu trên các góc độ khác nhau trong phạm vi cả nước. Trong đó
phải kể tới các cơng trình tiêu biểu như:

Tác giả Trần Thị Mẫn (2019) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước đối
với làng nghề đá mỹ nghệ từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, Luận văn thạc sỹ,
Học viện khoa học xã hội. Tác giả nghiên cứu lý thuyết tổng quan về làng
nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề, thực trạng công tác quản lý nhà
nước đối với làng nghề đá mỹ nghệ của chính quyền thành phố Đà Nẵng.Từ
đó chỉ ra những thành công và hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà
nước phát triển làng nghề và một số giải pháp để hồn thiện chính sách quản
lý nhà nước.

Tác giả Trần Thị Minh Nguyệt (2019) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà
nước với phát triển nghề và làng nghề Hà Tây giai đoạn hiện nay”, Luận văn
thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Tác giả đã nghiên cứu các lý thuyết
tổng quan về nghề truyền thống, làng nghề, vai trò của làng nghề với kinh tế,
văn hoá, xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Thơng qua các phương pháp
thu thập dữ liệu từ các báo cáo khoa học, Internet, tạp chí kết hợp với khảo sát

4

thực tế, luận văn đã chỉ ra được những mặt thành công và hạn chế trong việc
phát triển nghề và làng nghề Hà Tây trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề

đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.

Tác giả Ngô Thành Trung (2020) nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước
đối với các làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh”, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về làng nghề, quản lý nhà nước đối với làng nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn
2015- 2019, đồng thời tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng yếu
kém, đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng quản lý nhà nước đối với các làng nghề đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 nhằm khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh ở
địa phương.

Tác giả Phan Văn Tú (2021) nghiên cứu về: “Các giải pháp để phát
triển làng nghề ở thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh
tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả tập trung nghiên cứu các lý thuyết về làng nghề,
phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề cũng như kinh
nghiệm phát triển làng nghề ở một số địa phương trên cả nước, từ đó nghiên
cứu thực trạng phát triển các làng nghề ở thành phố Hội An và đề xuất các
giải pháp để phát triển các làng nghề này. Các phương pháp được sử dụng
trong luận văn là thu thập thực tế tại làng nghề, thống kê, tổng hợp kết hợp
với chi tiết hóa, đối chiếu và so sánh để đưa ra kết luận. Luận văn chỉ ra rằng
phát triển làng nghề ở Hội An hiện nay còn thiếu tính bền vững, hiệu quả kinh
tế xã hội cịn thấp, cần thiết phải có sự quan tâm, đầu tư của cơ quan nhà nước
và các tổ chức doanh nghiệp.

Tác giả Nguyễn Thị Huệ (2022) nghiên cứu về: “Phát triển du lịch làng
nghề của tỉnh Hải Dương”, luận văn thạc sỹ, đại học khoa học xã hội và nhân
văn, đại học quốc gia Hà Nội. Các lý thuyết được nghiên cứu bao gồm các lý
thuyết tổng quan về du lịch, làng nghề và phát triển du lịch làng nghề. Thông
qua phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp và khảo sát thực tiễn, tác giả đi


5

sâu nghiên cứu thực trạng du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương về số
lượng khách du lịch, công tác quản lý, hệ thống sản phẩm làng nghề, khả
năng liên kết giữa các làng nghề với công ty du lịch cũng như những mặt hạn
chế tồn tại của các làng nghề. Kết luận đưa ra là phát triển du lịch làng nghề ở
tỉnh Hải Dương cần có sự liên kết giữa các công ty lữ hành và các làng nghề
truyền thống trên địa bàn và sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan quản lý đối
với công tác quy hoạch làng nghề và đào tạo kỹ năng du lịch cho người dân
địa phương.

Tác giả Nguyễn Thanh Huyền (2022) nghiên cứu về “Xây dựng sản
phẩm du lịch làng nghề phục vụ hoạt động du lịch tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn
thạc sỹ, đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội. Luận
văn này nghiên cứu các lý thuyết về du lịch làng nghề, vai trị, đặc điểm của
loại hình du lịch truyền thống và tầm quan trọng của việc khôi phục, giữ gìn,
phát triển du lịch làng nghề. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng
các phương pháp thống kê, phân tích, thu thập và xử lý các dữ liệu thứ cấp và
các phiếu điều tra phỏng vấn để rút ra kết luận: “Vĩnh Phúc là một tỉnh có
nhiều tiềm năng cho phát triển sản phẩm du lịch làng nghề tuy nhiên việc phát
triển loại hình du lịch này cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu
trang thiết bị, thiếu diện tích sản xuất. Do đó cần có những chính sách và biện
pháp đúng đắn để biến tiềm năng thành giá trị kinh tế, đóng góp tích cực vào
mục tiêu kinh tế, xã hội của tỉnh”.

Tác giả Nguyễn Thị Loan (2022) với đề tài “Xây dựng mơ hình làng
nghề, khu du lịch sinh thái gắn với phát triển nông thôn bền vững tại các xã
vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”,
luận văn thạc sỹ, trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên.

Luận văn trên đi sâu vào nghiên cứu các lý thuyết về du lịch, du lịch sinh thái,
du lịch làng nghề, mối quan hệ giữa phát triển làng nghề và phát triển du lịch
trong phát triển kinh tế địa phương. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng
là khảo sát thực tế kết hợp với nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ đó rút ra kết

6

luận: “Trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương của tỉnh đã bước đầu
xây dựng các mơ hình làng nghề và khu du lịch sinh thái gắn với phát triển
nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên do những hạn chế về quản lý, vốn, đào tạo
mà các mơ hình này vẫn chưa thực sự phát huy được hiệu quả kinh tế, xã hội
như mong muốn. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, các ban ngành trong
tỉnh cần có các giải pháp cụ thể mang tính chiến lược để nâng cao hiệu quả
của các mơ hình này, hướng tới phát triển nơng nghiệp, nơng thôn bền vững”.

Đỗ Hồng Tồn (chủ biên), Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế (tái
bản, trường Đại học Kinh tế quốc dân. Đây là giáo trình nghiên cứu về các
vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế nói chung trong đó có đề cập đến các
phương pháp, cơng cụ của quản lý nhà nước, bộ máy tổ chức quản lý nhà
nước và cán bộ quản lý nhà nước.

Như vậy, có thể thấy, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đề hoạt động
quản lý Nhà nước phát triển sản phẩm thủ công truyền thống của tỉnh Bình
Định. Góc độ nghiên cứu của các cơng trình trên hồn tồn khác với đề tài
này. Đối tượng nghiên cứu của đề án này là duy nhất và không trùng lặp.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về làng nghề nhằm đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về làng nghề trên địa

bàn tỉnh Bình Định.
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về làng nghề.
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bình Định.
Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về làng nghề trên địa
bàn tỉnh Bình Định.

7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về làng
nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu không gian: Tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu thời gian: Giai đoạn 2018 - 2022.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề án tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với làng
nghề cấp tỉnh. Để tiến hành nghiên cứu, đề án đã làm rõ cơ sở lý luận của làng
nghề, quản lý Nhà nước, quản lý nhà nước với làng nghề, nội dung của công tác
quản lý nhà nước với làng nghề. Đồng thời, đề án phân tích để làm rõ thực trạng
phát triển làng nghề tại tỉnh Bình Định, thực trạng các hoạt động quản lý Nhà
nước đối với làng nghề, từ đó đưa ra các nhận xét về kết quả đạt được, các tồn tại
và nguyên nhân của các vấn đề trên. Căn cứ vào các đánh giá và định hướng
phát triển làng nghề, quản lý làng nghề, đề án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với làng nghề tại tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Đề án sử dụng những phương pháp khác
nhau, bổ sung cho nhau để giải quyết mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt

ra. Cụ thể, đề tài sử dụng hai nhóm phương pháp là phương pháp thu thập dữ
liệu và phương pháp phân tích dữ liệu như sau:
Nhóm phương pháp thu thập dữ liệu.
Thu thập, tìm kiếm các dữ liệu liên quan đến cơ sở lý luận của đề tài ở các
sách, giáo trình, luận án, luận văn, bài báo khoa học,… dữ liệu này sẽ được dùng
để làm cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về phát triển làng nghề của địa phương
như là khái niệm về nghề và làng nghề; phát triển của làng nghề; nội dung, vai
trò và sự cần thiết của quản lý nhà nước về phát triển làng nghề…

8

Thu thập, nghiên cứu văn bản pháp luật về làng nghề, báo cáo tổng kết,
các số liệu thống kê có liên quan… để làm cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề
nghiên cứu.Các văn bản pháp luật nhằm nghiên cứu thực trạng, ban hành và
tổ chức thực hiện pháp luật liên quan.

Ngồi ra, Đề án cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: tổng
hợp, so sánh, phân tích và thống kê.

9

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của làng nghề
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của làng nghề
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 về phát
triển ngành nghề nơng thơncủa Chính phủ: “Làng nghề là một hoặc nhiều
cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư

tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị
định này”.
Theo điều 4: các hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu
ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Sản xuất muối.
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 về phát
triển ngành nghề nơng thơn của Chính phủ, khái niệm làng nghề có thể được
hiểu là: làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một làng (thôn, tương
đương thôn) thuộc các xã, phường, thị trấn, có hoạt động sản xuất kinh doanh
các ngành nghề ở từng hộ gia đình hoặc các cơ sở trong làng, sử dụng các
nguồn lực trong và ngoài địa phương sản xuất và kinh doanh một hoặc nhiều
loại sản phẩm khác nhau, phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc

10

thu nhập chủ yếu của một bộ phận người dân trong làng (những làng ở nơng
thơn có các ngành nghề phi nơng nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, lao động và
tỷ trọng thu nhập so với nghề nông).

Theo khoản 3, Điều 5, Nghị định 52/2018/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4
năm 2018 về phát triển ngành nghề nông thơn của Chính phủ, các tiêu chí
cơng nhận nghề làng nghề, bao gồm: Làng nghề được công nhận phải đạt cả
03 tiêu chí sau:


Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động
hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính
đến thời điểm đề nghị cơng nhận.

Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của
pháp luật hiện hành.

1.1.1.2. Đặc điểm của làng nghề
Thứ nhất, việc sản xuất kinh doanh của các làng nghề gắn liền với hộ
gia đình và nơng nghiệp nông thôn. Làng nghề nước ta phản ánh cuộc sống
của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất mùa vụ, mang đặc trưng
của chế độ làng xã, trong đó bao gồm cả yếu tố dịng họ. Làng nghề ở nước ta
gắn liền với các vùng nông nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để
giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông
nghiệp là mùa vụ. Mặt khác, từ sản phẩm, chúng ta cũng nhận thấy gốc tích
nơng nghiệp như nguyên vật liệu, công cụ chế tác, giá trị sử dụng và đặc biệt
là nó phản ánh được tính chuyên dụng và sinh hoạt cộng đồng của cư dân
nông nghiệp trên các sản phẩm đó. Nhìn vào những nghề thủ công nổi tiếng
của nước ta như nghề gốm, nghề đan lát, nghề chạm khắc gỗ, nghề gò đúc
đồng, nghề làm giấy, nghề làm tranh, nghề kim hoàn hay làm nón, dệt vải...
chúng ta thấy mỗi nghề gắn liền với một cộng đồng cư dân được cư trú ổn
định trong quy mô làng xã. Nét đặc trưng này không chỉ phản ánh sự phong
phú đa dạng của làng nghề trong hệ thống cấu trúc làng xã Việt Nam. Tóm

11

lại, đặc điểm này cho chúng ta nhận dạng các giá trị văn hoá đặc biệt là văn

hoá phi vật thể từ nguồn gốc và đặc trưng xã hội nông nghiệp sản xuất mùa
vụ, cơ cấu qui mô thông qua chế độ làng xã Việt Nam.

Thứ hai, sản phẩm của làng nghề mang đậm yếu tố văn hóa truyền
thống của dân tộc. Làng nghề Việt Nam khơng chỉ phản ánh mối quan hệ giữa
"nghề" với "nghiệp" mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần đậm nét, được
phản ánh qua các tập tục, tín ngưỡng, lễ hội và nhiều quy định khác. Như vậy,
ở làng nghề ngoài yếu tố sản xuất còn mang rất đậm yếu tố văn hố và phần
nào cịn có những yếu tố tâm linh phù hợp. Bởi làng nghề ngoài phạm vi đơn
vị sản xuất và khái niệm đơn vị hành chính cịn có đặc trưng riêng biệt là tính
cộng đồng cư trú, cộng đồng lợi ích và cộng cảm rất cao.

Thứ ba, việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các làng nghề nhỏ lẻ,
manh mún. Đặc điểm phổ biến của các làng nghề trong nơng thơn là mỗi hộ
gia đình là một cơ sở sản xuất gắn liền với nhà ở, chủ yếu sử dụng lao động
thủ công. Trừ một số ngành nghề như rèn và sản xuất đồ gia dụng, mộc mỹ
nghệ các hộ có sử dụng thêm một số máy móc thiết bị và có xây dựng thêm
một phần nhà xưởng để phục vụ sản xuất nhưng khơng lớn mang tính chất
nhà tạm. Như vậy, cơ sở vật chất của các đơn vị sản xuất trong làng nghề quá
thô sơ lạc hậu, vẫn là sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ cơng, năng suất
lao động thấp, nặng tính tự sản tự tiêu…

Thứ tư, đặc điểm về kỹ thuật sản xuất. Có thể nói việc ứng dụng các
tiến bộ kỹ thuật mới trong các làng nghề chênh lệch nhau rất lớn tùy theo đặc
điểm nghề nghiệp. Có những ngành nghề chủ yếu sử dụng lao động thủ cơng
khơng có cơng đoạn nào sử dụng máy móc cả như nghề sản xuất nón lá, thêu
sản phẩm truyền thống, chế biến nước mắm,… Một số ngành nghề gần đây
nhờ có điện lưới về nơng thơn đã áp dụng một số cơng đoạn cơ giới hóa để
vừa giảm bớt sức lao động vừa tăng năng suất như nghề sản xuất bún, mộc
mỹ nghệ và cao cấp, sản xuất hàng ngũ kim gia dụng, đặc biệt đáng quan tâm

là hầu hết các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều thiếu các thiết bị,

12

phương tiện và biện pháp kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Nhiều
công đoạn sản xuất chưa được nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật công nghệ
mới để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mở rộng thị trường như ngâm
tẩm, sấy nguyên liệu cho sản phẩm tre nứa, sản phẩm gỗ rừng trồng đảm bảo
chất lượng, hoặc nghiên cứu giảm tiêu hao nguyên liệu cho các sản phẩm đúc
đồng thủ công mỹ nghệ…

Trong mỗi làng nghề chủng loại máy móc của từng hộ sản xuất cũng
khác nhau rất nhiều về mẫu mã lẫn tính năng.Việc áp dụng các kỹ thuật mới
vào các công đoạn sản xuất còn tự phát, tùy tiện, chưa đồng bộ nên chưa tạo
được sự chuyển biến cơ bản về công nghệ sản xuất trong các làng nghề. Do
đó, việc sản xuất trong một số làng nghề mặc dù đã có sự tham gia của máy
móc, kỹ thuật mới nhưng vẫn cịn manh múm, nhỏ lẻ, chất lượng khơng đều,
hạn chế hiệu quả đầu tư…

1.1.2. Phân loại và vai trò của làng nghề trong phát triển kinh tế - xã hội
1.1.2.1. Phân loại
Cách phân loại làng nghề phổ biến nhất là phân theo loại hình sản xuất,
loại hình sản phẩm. Theo cách này, có thể phân thành 06 nhóm ngành sản
xuất lớn gồm: Ươm tơ, dệt vải và may đồ da; Chế biến lương thực, thực phẩm
và dược liệu; Tái chế phế liệu; Thủ công mỹ nghệ; Vật liệu xây dựng, khai
thác, chế tác đá và nghề khác…
Phân loại theo số lượng làng nghề, theo cách này có thể phân thành:
Làng nghề một nghề; Làng nghề nhiều nghề.
Phân loại theo tính chất nghề, theo cách này có thể phân thành: Làng
nghề truyền thống; Làng nghề mới.

1.1.2.2. Vai trò của làng nghề
Thứ nhất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế các vùng nơng thơn
theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc


×