Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (792.9 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THÁI NGỌC TRƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐỀ ÁN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Bình Định - Năm 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THÁI NGỌC TRƯỜNG

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Ngành : Quản lý kinh tế
Mã số : 8310110

Người hướng dẫn: TS. HỒ THỊ MINH PHƯƠNG

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Đề án “Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” là cơng trình nghiên cứu của riêng
tác giả và dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Thị Minh Phương; Các nội
dung nghiên cứu, kết quả trong Đề án là trung thực do chính tác giả thực hiện.
Những số liệu trong trong Đề án phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh


giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có trích dẫn rõ ràng.

Bình Định, ngày 9 tháng 12 năm 2023
Tác giả

Thái Ngọc Trường

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu Đề án “Quản lý nhà nước về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” tơi đã được giúp đỡ
hướng dẫn và cung cấp tài liệu nghiên cứu, trao đổi và giải đáp những vướng
mắc trong quá trình nghiên cứu Đề án.
Trước tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Hồ
Thị Minh Phương đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện Đề án.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô bộ môn Khoa Lý
luận Chính trị - Luật và Quản lý nhà nước và Phòng Đào tạo sau Đại học
trường Đại học Quy Nhơn đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và viết Đề án Thạc sĩ.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định; Phịng Kinh tế thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã ln giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả thu thập thông tin, số liệu hoàn
thành Đề án.
Đề án nghiên cứu sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác
giả mong muốn sẽ nhận được nhiều đóng góp quý báu đến từ các quý thầy cơ
và bạn đọc để Đề án được hồn thiện hơn nữa và có ý nghĩa thiết thực áp
dụng trong thực tiễn. Chân thành cảm ơn!

Bình Định, ngày 9 tháng 12 năm 2023
Tác giả


Thái Ngọc Trường

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ......................................................... 2
3. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6

4.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 6
4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
5. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN........................................... 9
1.1. Những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ................................................................................................................ 9
1.1.1. Nông nghiệp và vai trị của ngành nơng nghiệp .................................. 9

1.1.1.1. Khái niệm về ngành nông nghiệp ................................................. 9
1.1.1.2. Vai trò của ngành nông nghiệp ................................................... 10
1.1.2. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và sự cần thiết của tái cơ cấu ngành
nông nghiệp.................................................................................................. 11
1.1.2.1. Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ....................................................................................................... 11

1.1.2.2. Tính tất yếu của tái cơ cấu ngành nông nghiệp........................... 12
1.2. Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp huyện ........... 14

1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp......... 14
1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp
huyện............................................................................................................ 15
1.2.3. Chủ thể quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp
huyện............................................................................................................ 17
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở cấp huyện

18
1.3.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch về tái cơ cấu ngành nông nghiệp .. 18
1.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách
về tái cơ cấu ngành nơng nghiệp ................................................................. 20
1.3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền và công tác khuyến nông .............. 21
1.3.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp........................................................................................................... 22
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở một số
địa phương và bài học kinh nghiệm cho thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ..... 23
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
một số địa phương ....................................................................................... 23
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trong quản
lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ............................................. 26
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH....... 28
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ...................... 28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
...................................................................................................................... 28
2.1.2. Khái quát ảnh hưởng của tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quản lý nhà

nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định . 30

2.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 31
2.3. Hoạt động quản lý nhà nước tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định...................................................................................... 37

2.3.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .................................................................. 37
2.3.2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách
về tái cơ cấu ngành nơng nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .......... 43
2.3.3. Thực hiện công tác tuyên truyền và công tác khuyến nông ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định .................................................................................. 48
2.3.4. Thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ................................................... 51
2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ...................................................................... 53
2.4.1. Những kết quả đạt được..................................................................... 53
2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................... 56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI
CƠ CẤU NGÀNH NƠNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ AN NHƠN, TỈNH BÌNH
ĐỊNH ............................................................................................................... 60
3.1. Mục tiêu và phương hướng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định....................................................... 60
3.1.1. Mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định.............................................................................................................. 60
3.1.2. Phương hướng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định .................................................................. 62
3.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định....................................................... 63


3.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện kế hoạch tái cơ cấu
ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn.......................................................... 63
3.2.2. Hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
thị xã An Nhơn............................................................................................. 67
3.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền và khuyến nông về tái cơ cấu
ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn.......................................................... 70
3.2.4. Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về tái cơ cấu ngành
nông nghiệp ở thị xã An Nhơn .................................................................... 72
3.2.5. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn ở thị xã An Nhơn
...................................................................................................................... 73
3.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản
lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn ................ 75
3.2.7. Nâng cao nhận thức, chất lượng lao động nông thôn phục vụ tái cơ
cấu ngành nông nghiệp ở thị xã An Nhơn ................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 78
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 83
QUYẾT ĐỊNH GIAO TÊN ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
CP Chính phủ
HTX Hợp tác xã
KTTT Kinh tế trang trại
NN Nông nghiệp
NĐ Nghị định
QĐ Quyết định
QLNN Quản lý nhà nước

TCC Tái cơ cấu
TCCNNN Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng lúa giống thơng qua hình thức liên kết ở thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định ......................................................................................................................... 32
Bảng 2.2. Năng suất cây lúa ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................. 33
Bảng 2.3. Năng suất cây ngô ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................ 34
Bảng 2.4. Năng suất cây lạc ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.............................................. 34

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp (NN) là ngành sản xuất của cải vật chất quan trọng của xã
hội loài người. Ở Việt Nam NN là ngành kinh tế có sức lan tỏa, có tính liên
kết rất cao với nhiều ngành kinh tế, góp phần tạo việc làm cho lao động ở khu
vực nông thôn, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển
kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt trong những năm gần
đây, tình hình kinh tế gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh, kinh tế thế
giới có sự bất ổn, NN Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò là trụ đỡ của nền
kinh tế, tiếp tục ổn định và tăng trưởng cao. Tuy nhiên, tăng trưởng ngành NN
chủ yếu theo chiều rộng, sản xuất của ngành NN đã và đang tác động tiêu cực
tới môi trường, cùng với tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh đang đe dọa
tính bền vững của ngành NN. Vì vậy, tái cơ cấu ngành nơng nghiệp
(TCCNNN) là tất yếu khách quan.


An Nhơn là thị xã của tỉnh Bình Định cũng khơng nằm ngồi tình hình
chung của cả nước và của Tỉnh. Trong thời gian qua, thị xã An Nhơn đã thực
hiện TCCNNN theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững. Tuy nhiên,
TCCNNN diễn ra còn chậm, chưa tồn diện; quy mơ sản xuất NN chủ yếu
vẫn nhỏ lẻ; hoạt động liên kết và tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa phương
chưa nhiều, chưa mở rộng; việc ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ
cao trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm cịn ít, mới chỉ
dừng lại vài mơ hình nhỏ lẻ. Những hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên
nhân, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là công tác quản lý nhà nước (QLNN)
về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định thời gian qua vẫn cịn những
hạn chế như: Tư duy và nhận thức về vị trí, vai trò của TCCNNN chưa đầy
đủ, chưa đổi mới theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện của một số cấp ủy, chính quyền cấp xã có lúc, có nơi, có việc

2

thiếu quyết liệt, còn lúng túng, thiếu đồng bộ; chưa kịp thời giải quyết những
vấn đề bức xúc, tháo gỡ những khó khăn trong TCCNNN; cơng tác tuyên
truyền TCCNNN và công tác khuyến nông chưa thực hiện thường xuyên;
chính sách hỗ trợ TCCNNN chưa nhiều; các hình thức tổ chức sản xuất chậm
đổi mới và ứng dụng công nghệ vào sản xuất NN chưa được đẩy mạnh; thanh
tra, kiểm tra và giám sát thực hiện TCCNNN chưa thường xun và cịn mang
tính hình thức.

Với những lý do nêu trên đã và đang đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu
để tiếp tục hồn thiện QLNN về TCCNNN. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn
hướng nghiên cứu “Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở
thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định” làm đề án Thạc sĩ, với mong muốn có
những đóng góp thiết thực cho q trình đổi mới hồn thiện QLNN về

TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

TCCNNN đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả
trong thời gian qua, những cơng trình nghiên cứu về TCCNNN trong những
năm gần đây mà tác giả được biết là:

Viện Quản lý Trung ương với nghiên cứu, TCCNNN nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh mới, 2014, đã
phân tích những cơ hội, thách thức đối với TCCNNN, chỉ ra những khó khăn
trong TCCNNN đó là: quy mơ sản xuất của hộ nông dân quá nhỏ, manh mún,
kết cấu hạ tầng nghèo nàn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, các hình thức tổ
chức sản xuất dựa trên hợp tác, liên kết như: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp,
hiệp hội,…chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi của nơng dân; trình độ, kỹ
năng người lao động cịn thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tình
trạng nơng dân bỏ đất hoang hoặc khơng sản xuất, sản xuất cầm chừng, không
đầu tư đang diễn ra nhiều năm nay ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và

3

miền Trung. Bên cạnh đó, ngành NN còn đối mặt với những thách thức khác
như việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu hàng nông sản từ nước ngoài vào Việt
Nam, các biện pháp kiểm dịch thực vật, hàng rào kỹ thuật thương mại và siết
chặt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật tăng cường
minh bạch hóa về nguồn gốc sản phẩm,…Trước những khó khăn đó, nghiên
cứu đã đề xuất một số phương hướng và ba nhóm giải pháp thúc đẩy
TCCNNN nước ta trong thời gian tới [19].

Viện Quản lý Trung ương với nghiên cứu, Cơ cấu và chuyển dịch cơ

cấu ngành NN 10 năm vừa qua, 2014, đã làm rõ quá trình chuyển dịch cơ cấu
ngành trong NN theo giá trị sản xuất giai đoạn 2005 - 2013 bao gồm: chuyển
dịch giữa 3 nhóm ngành: NN, lâm nghiệp, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nội
bộ ngành NN, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản. Từ đó, nghiên cứu
rút ra nhận định chuyển dịch cơ cấu trong ngành NN theo tỷ trọng NN vẫn
duy trì ở mức cao, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng
giảm. NN Việt Nam vẫn nặng về sản xuất lúa gạo, chăn ni chưa trở thành
ngành sản xuất chính, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật và các phương pháp
tiên tiến khác cịn ít nên chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh trong phát
triển NN.

Đặng Kim Sơn với nghiên cứu, Tái cơ cấu nền NN Việt Nam theo
hướng giá trị tăng cao, 2012, đã làm rõ những đóng góp của NN Việt Nam
cho q trình đổi mới và cơng nghiệp hóa trong thời gian qua; những bài học
kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về phát triển NN giá trị
cao; làm rõ một số kinh nghiệm thành công từ các mơ hình sản xuất NN trong
nước; những khó khăn, thách thức của NN Việt Nam. Từ đó đề xuất một nền
NN mới có giá trị tăng trưởng cao và đưa ra các giải pháp chiến lược cho việc
phát triển NN giá trị gia tăng cao là: Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ;
Phát triển tài nguyên con người; Đổi mới công tác quy hoạch, đầu tư tập

4

trung, tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; Xây dựng cơ
sở và dịch vụ hạ tầng; Nâng cao năng lực thể chế cho phát triển NN, nông
thôn [20].

Ban Kinh tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trường Đại học
Cần Thơ với nghiên cứu, Cơ chế, chính sách phục vụ TCCNNN, 2014, đã
trình bày đường lối phát triển NN của Đồng bằng sông Cửu Long trong sự

nghiệp đổi mới; kinh nghiệm phát triển NN của một quốc gia và bài học kinh
nghiệm rút ra cho Đồng bằng sông Cửu Long; làm rõ TCCNNN theo chuỗi
giá trị gia tăng và phát triển bền vững; làm rõ những biến đổi khí hậu ở vùng
Đồng bằng sơng Cửu Long và chính sách phát triển NN vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020, cũng như điều kiện, cơ chế, chính sách TCCNNN ở
các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 [2].

Nguyễn Văn Chữ với nghiên cứu, Hoàn thiện nội dung QLNN đối với
chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN ở Việt Nam hiện nay, 2016, đã hệ thống hóa lý
luận QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN, nghiên cứu kinh nghiệm
QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN ở một số quốc gia và rút ra bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam. Phân tích thực trạng QLNN đối với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế NN ở Việt Nam, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của nó từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung QLNN đối với chuyển dịch cơ
cấu kinh tế NN ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
[5].

Nguyễn Thị Kiều Diễn với nghiên cứu, QLNN về TCCNNN trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi, 2019, đã làm rõ lý luận về TCCNNN và thực trạng
QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010 – 2018, từ
đó chỉ ra những mặt đạt được, hạn chế trong QLNN về TCCNNN trên địa bàn

5

tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về
TCCNNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới [6].

Nguyễn Thị Hồng Dự với nghiên cứu, QLNN về TCCNNN trên địa bàn
tỉnh Bình Định, 2021, trình bày các khái niệm, đặc điểm và nội dung của TCC

NNN và QLNN về TCCNNN. Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về
TCCNNN trên địa bàn tỉnh Bình Định, đồng thời đề xuất phương hướng và
các giải pháp QLNN về TCCNNN trên địa bàn tỉnh Bình Định hiệu quả hơn
trong những năm tiếp theo [7].

Lê Thị Thu Sang với nghiên cứu, QLNN về TCCNNN trên địa bàn
huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai, 2022, đã hệ thống và trình bày được những cơ sở
khoa học cần thiết về mặt lý luận như: Khái niệm, vai trò và đặc điểm của
TCCNNN; nội dung QLNN về TCCNNN cấp huyện; các yếu tố tác động đến
QLNN về TCCNNN cấp huyện. Trình bày đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
của huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai tác động đến QLNN về TCCNNN trên địa
bàn huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai; Tổng quan tình hình phát triển ngành NN
trên địa bàn huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2017- 2021; tập trung phân
tích cơng tác QLNN về TCCNNN trên địa bàn huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai.
Trên cơ sở đó đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của những hạn chế trong công tác QLNN về TCCNNN trên địa bàn huyện
Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Đề xuất tám giải pháp và kiến nghị về tăng cường
QLNN về TCCNNN trên địa bàn huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai [13].

Các cơng trình nghiên cứu trên đã đề cập đến tái cơ cấu NN, TCCNNN
và QLNN về TCCNNN cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, chỉ ra những thuận
lợi khó khăn trong tái cơ cấu NN, TCCNNN và những thành công, hạn chế
trong QLNN về TCCNNN trên phạm vi cả nước cũng như từng vùng, từng
địa phương cụ thể, có giá trị khoa học cao trên địa bàn được nghiên cứu. Đây
là cơ sở khoa học để tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên,

6

nghiên cứu QLNN về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định chưa có
cơng trình nào nghiên cứu.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Đề án hướng tới mục tiêu xây dựng một khung lý thuyết QLNN về
TCCNNN cấp huyện, từ đó làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng QLNN
về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó hướng tới đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động QLNN về TCCNNN ở thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu hoạt động QLNN về TCCNNN cấp huyện trên phạm
vi một địa phương cụ thể.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề án nghiên cứu hoạt động QLNN về TCCNNN cấp huyện
gồm: Xây dựng và thực hiện kế hoạch về TCCNNN; tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về TCCNNN; thực hiện công
tác tuyên truyền và công tác khuyến nông; thanh tra, kiểm tra và giám sát thực
hiện TCCNNN.
Không gian: thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thời gian: Từ năm 2018 đến năm 2022 là thời gian thu thập số liệu,
phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng QLNN về TCCNNN ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó xác định các giải pháp nâng cao hiệu
quả QLNN về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đến năm 2030.
5. Nội dung nghiên cứu
Đề án tiến hành nghiên cứu những nội dung sau:

7

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về NN, TCCNNN; làm rõ QLNN về
TCCNNN cấp huyện; Nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về tái TCCNNN ở một

số địa phương, rút ra bài học kinh nghiệm cho thị xã An Nhơn, tỉnh Bình
Định trong QLNN về TCCNNN.

- Tìm hiểu thực trạng TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định;
Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh
Bình Định.

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện QLNN về TCCNNN ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định.
6. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề nghiên cứu đặt ra trong Đề án, tác giả sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật, các chủ trương, chính sách của nhà nước, các cơng trình nghiên
cứu, bài viết khoa học có liên quan đến NN, TCCNNN, QLNN về NN và
QLNN về TCCNNN nhằm hệ thống hóa, hình thành nên khung lý thuyết để
giải quyết vấn đề cần nghiên cứu đề án đưa ra.

Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin, số liệu từ các báo cáo về
phát triển NN, TCCNNN và hoạt động QLNN về TCCNNN ở thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 – 2022.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa trên nghiên cứu tài liệu và số
liệu thu thập để phân tích, tổng hợp hình thành khung lý thuyết về TCCNNN,
hoạt động QLNN về TCCNNN và giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra QLNN về
TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định giai đoạn 2018 – 2022. Từ đó thấy
được những thành tựu và hạn chế trong QLNN về TCCNNN ở thị xã An Nhơn,
tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp phù hợp nâng cao hiệu quả hoạt động


8

QLNN về TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
Phương pháp so sánh: Được dùng để tìm hiểu kinh nghiệm trong

QLNN về TCCNNN ở một số địa phương, từ đó có sự đối chiếu, so sánh rút
ra bài học kinh nghiệm cho thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đồng thời,
phương pháp so sánh được sử dụng để chỉ ra sự thay đổi về số lượng, giá trị
của ngành NN trong quá trình TCCNNN ở thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Từ đó có cơ sở để nhận định đánh giá hoạt động QLNN về TCCNNN ở thị xã
An Nhơn, tỉnh Bình Định, đề xuất những giải pháp có giá trị thực tiễn và hiệu
quả.

9

Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÁI
CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP Ở CẤP HUYỆN

1.1. Những vấn đề lý luận chung về nông nghiệp và tái cơ cấu ngành nông
nghiệp

1.1.1. Nơng nghiệp và vai trị của ngành nông nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm về ngành nông nghiệp
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về ngành NN:
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, NN là ngành sản xuất vật
chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây
trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương
thực thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. NN là một ngành sản xuất
lớn bao gồm nhiều chuyên ngành. NN theo nghĩa hẹp gồm trồng trọt, chăn

nuôi, sơ chế nông sản và theo nghĩa rộng bao gồm thêm lâm nghiệp, thuỷ sản
[10].
Theo Giáo trình Kinh tế NN, NN là một trong những ngành kinh tế
quan trọng và phức tạp, nó khơng chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần mà còn
là hệ thống sinh học, kỹ thuật. NN hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng
trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ trong NN, còn hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm cả ngành NN, ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản [17].
Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(MPI) ban hành năm 2007, ngành NN (theo nghĩa rộng gồm ngành NN, lâm
nghiệp và thủy sản), ngành NN gồm các hoạt động trồng cây hàng năm, trồng
cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống NN, chăn ni, trồng trọt và chăn
nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ NN, săn bắt - đánh bẫy và hoạt động dịch vụ
có liên quan. Ngành lâm nghiệp gồm các hoạt động trồng rừng và chăm sóc
rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác, thu nhặt sản phẩm từ rừng không phải gỗ

10

và lâm sản, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. Ngành thủy sản gồm các hoạt động
khai thủy thác thủy sản, nuôi trồng [17].

Như vậy, ngành NN là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
nền kinh tế quốc dân, là ngành duy nhất sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi
sống con người và cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác, đặc biệt
là công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng. Ngành NN bao gồm: trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp.

1.1.1.2. Vai trị của ngành nơng nghiệp
Một là, ngành NN cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, góp
phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Con người muốn tồn tại phải tiêu dùng những tư liệu sinh hoạt, một

trong những tư liệu sinh hoạt cần thiết có vai trị quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của con người là lương thực, thực phẩm được tạo ra từ ngành NN.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về lương thực thực phẩm
cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, một quốc gia chỉ có thể
ổn định và phát triển khi quốc gia đó đảm bảo được an ninh lương thực. Nếu
không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị, nếu an
ninh lương thực khơng đảm bảo dẫn đến chính trị - xã hội bất ổn và thiếu cơ
sở cho sự phát triển kinh tế.
Thứ hai, ngành NN có vai trị quan trọng trong phát triển các ngành,
các lĩnh vực kinh tế của đất nước.
Ngành NN cung cấp ngun liệu chính cho cơng nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng.
Với sự phát triển của ngành NN sẽ tạo ra một lượng hàng hóa nơng sản
lớn cung cấp cho xuất khẩu dưới dạng thô hoặc qua chế biến, tạo ra một
nguồn tích lũy cho tái sản xuất và phát triển nền kinh tế và xã hội.


×