Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Tiểu thuyết đất mồ côi của tạ duy anh dưới góc nhìn thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

THÁI DƯƠNG NƯƠNG

TIỂU THUYẾT ĐẤT MỒ CƠI
CỦA TẠ DUY ANH DƯỚI GĨC NHÌN THỂ LOẠI

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Sơn

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi với sự hỗ trợ từ giảng
viên hướng dẫn – TS. Nguyễn Thanh Sơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài là trung thực và chưa từng được cơng bố ở bất kì cơng trình nghiên cứu
nào trước đó. Nếu phát hiện có gian lận, tơi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
Hội đồng.

Tác giả luận văn

Thái Dương Nương

LỜI CẢM ƠN

Văn học tựa như một sinh thể, vận động và biến đổi không ngừng. Nghiên cứu
văn học là chuyên ngành có độ mở lớn, gắn bó biện chứng với nhiều ngành khoa
học xã hội và nhân văn khác. Nhận thấy tầm quan trọng của chuyên ngành và có
mong muốn nâng cao năng lực cá nhân, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, tơi tiếp tục


học tập và có cơ hội may mắn trở thành học viên Cao học ngành Văn học Việt Nam
tại Trường Đại học Quy Nhơn. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự trân trọng và tri ân dành
cho những ai đã và đang góp sức vào sự phát triển của chuyên ngành nghiên cứu
văn học nói chung và nghiên cứu văn học Việt Nam nói riêng để tơi có thêm cơ hội
học tập, ni dưỡng niềm đam mê với một lĩnh vực ý nghĩa và không dễ tiếp cận.

Trong quá trình theo học Cao học tại trường và thực hiện đề tài Tiểu thuyết
Đất mồ côi của Tạ Duy Anh dưới góc nhìn thể loại, tơi nhận được sự hướng dẫn
khoa học và tận tâm từ nhiều thầy cô trong và ngồi Trường Đại học Quy Nhơn.
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thanh Sơn
– người giảng dạy, định hướng, khích lệ và đồng hành cùng tơi, giúp tơi vượt qua
điểm mù tư duy và nhận thức để hoàn thành luận văn tốt nhất có thể. Song song đó,
tơi cũng xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô – người trực tiếp giảng dạy các học phần
Cao học cho Lớp Văn học Việt Nam (Khóa 23B), đã nhiệt tình và sẵn sàng chia sẻ
tri thức, kinh nghiệm cho chúng tôi trong q trình học tập, nghiên cứu. Tiếp đến,
tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Khoa
học Xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Quy Nhơn) đã hỗ trợ, giúp đỡ để chúng
tơi có thể học tập và thực hiện đề tài trong điều kiện tối ưu.

Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, anh chị, bạn bè
đồng nghiệp sẵn sàng chia sẻ tài liệu và trao đổi cùng tôi những vấn đề liên quan
đến ngành học, giúp con đường nghiên cứu khoa học của tôi trở nên thuận lợi hơn.

Cuối cùng, lời cảm ơn đặc biệt nhất, tôi xin phép dành riêng cho gia đình và
người thân – những người đã ln bên cạnh, yêu thương, động viên và chia sẻ cùng
tôi những khó khăn, vất vả trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.

May mắn nhận được sự hỗ trợ từ tất cả mọi người, cuối cùng tơi đã hồn thành
luận văn, quan trọng hơn hết, tơi đã có được sự trưởng thành ít nhiều, có thêm niềm
tin và động lực trên hành trình nghiên cứu khoa học. Trân trọng!


Thái Dương Nương

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

4. Phương pháp nghiên cứu 8

5. Đóng góp của luận văn 9

6. Cấu trúc luận văn 9

CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH TRÌNH

SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA CỔ VIÊN (TẠ DUY ANH) 10

1.1. Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay 10

1.1.1. Bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam 10


1.1.2. Khái lược tiểu thuyết hậu hiện đại Việt Nam 20

1.2. Nhà văn Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và tiểu thuyết Đất mồ côi 28

1.2.1. Cổ Viên (Tạ Duy Anh) và hành trình sáng tác tiểu thuyết 28

1.2.2. Tiểu thuyết Đất mồ cơi trong dịng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương

đại 34

Tiểu kết Chương 1 37

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU

THUYẾT ĐẤT MỒ CÔI 38

2.1. Kết cấu trong tiểu thuyết Đất mồ côi 38

2.1.1. Kết cấu phân mảnh 38

2.1.2. Kết cấu liên văn bản 43

2.1.3. Kết cấu đa tầng 52

2.2. Cốt truyện trong tiểu thuyết Đất mồ côi 54

2.2.1. Cốt truyện lồng ghép 55

2.2.2. Cốt truyện phi trung tâm 58


2.3. Nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 61

2.3.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 61

2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi 76

Tiểu kết Chương 2 81

CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT ĐẤT

MỒ CÔI 82

3.1. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Đất mồ côi 82

3.1.1. Ngôn ngữ đậm chất đời thường 82

3.1.2. Ngôn ngữ bạo liệt 87

3.1.3. Ẩn dụ ngôn từ 92

3.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết Đất mồ côi 102

3.2.1. Giọng điệu đa thanh 102

3.2.2. Giọng điệu giễu nhại 106

3.2.3. Giọng điệu triết lí 111

Tiểu kết Chương 3 116


KẾT LUẬN 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần VI (1986), đất nước bước vào cơng

cuộc đổi mới tồn diện, trong đó có văn học. Các nhà văn Việt Nam được dịp “phá
trói” sau hơn mười năm loay hoay trên hành trình tìm kiếm phương hướng sáng tác.
Từ năm 1986 đến hết thế kỉ XX, văn đàn nước nhà thật sự sôi động với nhiều cây
bút tinh anh và tài năng như Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo
Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp,… Bước sang thế kỉ XXI, văn học
bắt đầu có dấu hiệu chững lại, phần nào trầm lắng hơn giai đoạn trước. Tuy khơng
có nhiều tác phẩm gây được tiếng vang rộng rãi trong dư luận, song chúng ta phải
thừa nhận rằng các nhà văn đương đại đã và đang rất cố gắng tìm tòi, thể nghiệm và
thử nghiệm sự đổi mới trong sáng tác từ nội dung đến hình thức nghệ thuật, trong số
đó phải kể đến Tạ Duy Anh – một tài năng văn học với sức viết dồi dào.

Tính đến nay, gần bốn mươi năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã đóng góp cho nền
văn học Việt Nam nhiều tác phẩm giá trị, đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết: Lão Khổ
(1992), Đi tìm nhân vật (2002), Thiên thần sám hối (2004), Giã biệt bóng tối
(2008), Mối chúa (2018)… Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn đương đại như một
thỏi nam châm. Các tiểu thuyết của ông không chỉ được đông đảo bạn đọc săn đón,

bàn luận sơi nổi mà cịn được phần đơng giới nghiên cứu chuyên môn đánh giá cao.
Tiểu thuyết lão Tạ thu hút người đọc không chỉ bởi nội dung rất “đời” mà cịn bởi
những tìm tịi, khám phá của tác giả ở khía cạnh nghệ thuật. Chính sự cách tân nghệ
thuật mới mẻ làm tiểu thuyết Tạ Duy Anh trở thành mảnh đất hấp dẫn, lôi cuốn bạn
đọc. Trước những thành cơng đó, lão Tạ cùng các sản phẩm văn học của ơng hồn
tồn xứng đáng trở thành đối tượng quan tâm của giới nghiên cứu văn chương.

1.2. Năm 2020, dưới bút danh Cổ Viên, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra mắt công
chúng cuốn tiểu thuyết hơn 400 trang mang tên Đất mồ côi. Tiểu thuyết vừa công
bố lập tức gây nên tiếng vang trên văn đàn, chỉ vừa ra mắt được hai tuần đã bán
được gần 2000 bản. Tính đến thời điểm hiện tại, đây có thể được xem là một trong
những tác phẩm mới nhất nhà văn công bố trước độc giả. Đất mồ côi với những
cách tân nghệ thuật của Cổ Viên đã và đang gây nên “cơn sốt” trên văn đàn cùng rất
nhiều nhận định chưa thống nhất. Vì thế, việc nghiên cứu về một mảnh đất mới –
mảnh đất đang gây nhiều tranh cãi và chưa có nhiều cơng trình “cày xới”, thẩm định
như Đất mồ cơi là một điều khá thú vị và mang tính thời sự.

2

1.3. Tác phẩm văn học được người nghệ sĩ cấu thành từ nhiều yếu tố: đề tài,
chủ đề, tư tưởng, nhân vật, ngôn từ, cốt truyện, kết cấu. Các yếu tố này có sự liên
kết, thống nhất trọn vẹn với nhau; sự thống nhất này được quy định bởi thể loại văn
học. Thể loại văn học đóng vai trị quan trọng đối với sáng tác, phê bình và thưởng
thức văn học. Thể loại khi được nhà văn lựa chọn và định hình, nó sẽ như một mạch
kênh, khơi nguồn và rẽ lối sáng tạo cho người nghệ sĩ. Tác giả cuốn Lí luận văn học
(Tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học) từng khẳng định: “Thể loại khơng phải là yếu
tố nằm ngồi nhà văn, mà nằm trong ý thức nghệ thuật, trong cơ cấu cảm xúc của
nghệ sĩ, làm thành cái gọi là “tư duy thể loại”” [53, tr.250]. Việc tìm hiểu tác phẩm
dựa trên đặc điểm thể loại là một trong những chiếc khóa giúp người đọc có những
nhận định khách quan và sâu sắc, giải mã được tác phẩm văn học với những cái

nhìn khơng q chênh lệch so với ý đồ tư tưởng, nghệ thuật của tác giả.

Từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu Đất mồ côi (Tạ Duy
Anh) dựa trên đặc điểm thể loại tiểu thuyết có thể đem đến một góc nhìn mới về
cuốn tiểu thuyết “ăn khách” của hiện tượng văn học Tạ Duy Anh. Kết quả việc
nghiên cứu góp phần giúp chúng tơi thấy được phong cách viết tiểu thuyết của lão
Tạ trên dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam thời đổi mới. Bên cạnh đó, Tạ Duy Anh
cịn là một trong số ít nhà văn đương đại có tác phẩm được đưa vào giảng dạy trong
nhà trường: Cánh diều tuổi thơ – được trích trong sách Tiếng Việt 4 (Cánh diều tập
1) và Bức tranh của em gái tôi – được sử dụng trong cả hai bộ sách giáo khoa Ngữ
văn 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống tập 1 và Cánh diều tập 2). Việc tìm hiểu về Tạ
Duy Anh cũng như sáng tác của ơng ít nhiều giúp ích chúng tơi trong cơng tác giảng
dạy bộ mơn. Chính vì thế, chúng tôi quyết định lựa chọn và thực hiện nghiên cứu đề
tài Tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh (Cổ Viên) dưới góc nhìn thể loại.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Cổ Viên)

Tạ Duy Anh xuất hiện trên văn đàn từ những năm đầu đổi mới. Là một cây bút
khỏe cùng sức sáng tạo dồi dào, không ngại thử nghiệm, Tạ Duy Anh thổi một làn
gió mới, góp phần phá vỡ sự trầm ổn của nền văn học dân tộc đương thời. Các tiểu
thuyết của ông lần nào ra mắt cũng gây một “cú nổ” lớn trên văn đàn, được giới
nghiên cứu chuyên và bạn đọc không chuyên thi nhau đánh giá, phê bình. Những
bài nhận định về Tạ Duy Anh cũng như các tiểu thuyết của ông xuất hiện rộng khắp
trên sách báo, tạp chí, trên các khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận

3

án tiến sĩ. Trong giới hạn, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát và tập hợp các đánh giá
được đăng tải trên sách, báo, tạp chí cũng như những kết quả từ khóa luận, luận văn,

luận án tiêu biểu liên quan đến nghệ thuật tiểu thuyết của Tạ Duy Anh.

Với truyện ngắn Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh thực sự khẳng định vị trí
vững chắc của mình trên văn đàn đương đại nước nhà. Nhà phê bình Hồng Ngọc
Hiến từng dùng tên tác phẩm của Tạ Duy Anh để định danh giá trị văn chương mà
tác giả mang đến cho văn học Việt Nam thời kì này – “tín hiệu của một dịng văn
học mới, dòng văn học “Bước qua lời nguyền”” [29, tr.329]. Sau thành công của
Bước qua lời nguyền, nhà văn tập trung ngòi bút vào thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm
Khúc dạo đầu (1991) đánh dấu sự chuyển mình của Tạ Duy Anh ở mảng tiểu
thuyết, tuy nhiên tác phẩm chưa được giới chuyên môn đánh giá cao.

Thụy Kh trong cơng trình “Tạ Duy Anh, người đi tìm nhân vật” (2003)
khẳng định tài năng của nhà văn họ Tạ khi nhận định ông là cây bút hiện thực sắc
sảo. Trong bài viết, Thụy Khuê tập trung phân tích tiểu thuyết Đi tìm nhân vật. Từ
Bước qua lời nguyền, Lão Khổ đến Đi tìm nhân vật, nhà phê bình nhận định: “Từ
lối viết hiện thực phê phán xã hội trong hai tác phẩm đầu, nhà văn đã đạt được lối
viết đa âm trong tiểu thuyết mới nhất: Ði tìm nhân vật […]. Đi tìm nhân vật gồm
nhiều tiểu thuyết trong một tiểu thuyết, nhiều “tác giả” trong một tác giả, nhiều
nhân vật trong một nhân vật.” [36]. Đáng chú ý, khi khảo sát, Thụy Khuê nhận ra
các nhân vật trong ba tác phẩm đều có sự gắn bó mật thiết với nhau trong một tương
quan nhất định: đều xuất thân từ làng Đồng và tiềm ẩn hận thù dòng họ, giai cấp.
Tuy các nhân vật đến từ mỗi tác phẩm có điểm tương đồng, song dưới lăng kính cá
nhân, Thụy Khuê nhận xét: “Mỗi tác phẩm có một thực tại khác, một lối viết khác.
Những tác phẩm đến sau, dường như chỉ là để “viết lại” các “chuyện” trước một
cách mới hơn, mở hơn, kỹ hơn, rốt ráo hơn, nghệ thuật hơn” [36].

Trong Thiên thần sám hối (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, năm 2004), người biên
soạn thêm phần phụ lục Đối thoại văn chương, trong đó trích dẫn một đoạn từ Báo
Giáo dục và Thời đại số 80 năm 2004. Tác giả bài báo cho rằng nhiều người nghĩ
lão Tạ khó có thể vượt qua thành cơng của Bước qua lời nguyền, song sự ra đời của

Lão Khổ (1992) đã đập tan “nghiệt lệ” ấy. Sau đó, nhà văn một lần nữa khiến văn
đàn “dậy sóng” bởi hai tiểu thuyết Đi tìm nhân vật (2002) và Thiên thần sám hối
(2004): “Trong khi văn đàn đang có dấu hiệu rệu rã thì liên tiếp trong 2 năm Tạ Duy
Anh cho ra 2 cuốn tiểu thuyết gây xôn xao dư luận trong và ngồi nước, trước hết
bởi sự kì lạ về hình thức và vấn đề nhức nhối mà nó quan tâm” [5, tr.168].

4

Năm 2004, trong bài viết “Tạ Duy Anh giữa lằn ranh thiện ác”, Việt Hồi có
những phát hiện và đánh giá khá xác đáng ba cuốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Lão
Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần sám hối. Tác giả bài viết công nhận kĩ thuật viết
tiểu thuyết của nhà văn họ Tạ có độ già dặn hơn từ tác phẩm Lão Khổ. Với Đi tìm
nhân vật, Việt Hồi nhận ra tác phẩm khó lịng đến được với bạn đọc. Thời điểm
năm 2002 khi cuốn tiểu thuyết ra mắt, sự phá cách mới lạ về cấu trúc khiến độc giả
Việt gặp khó khăn khi tiếp nhận: “Tiểu thuyết khơng cốt truyện và khơng nhân vật
thì thế giới khơng lạ, nhưng ở ta thì hiếm, thêm những hàm ngơn đầy ẩn dụ và
những độc thoại lê thê, những truyện cổ tích dùng làm vĩ thanh vô tư đến mức đáng
ngờ đã khiến tiểu thuyết của anh không đến được với người đọc” [33]. Về Thiên
thần sám hối – cuốn tiểu thuyết “gây bão” của lão Tạ những năm đầu thế kỉ XXI,
Việt Hoài nhận xét: “Kết cấu rất chặt và rất gọn, có thêm sự uyển chuyển và linh
hoạt sau khi Đi tìm nhân vật bị kêu là q khó đọc, Thiên thần sám hối khiến ai đọc
nó cũng có thể tìm thấy mình trong đó và hầu hết là giật mình, khơng tự vấn lương
tâm thì cũng tự xấu hổ mà âm thầm đỏ mặt, nhưng nó cũng khơng q nghiệt ngã,
ráo riết mà vẫn mở đường cho nhân vật - người đọc một lối thoát lương tâm” [33].

Năm 2007, NXB Hội Nhà văn cho ra mắt cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy
Anh. Cuốn sách là sự tổng hợp của ba luận văn: Tạ Duy Anh và việc làm mới nghệ
thuật tiểu thuyết (Nguyễn Thị Hồng Giang), Thế giới nhân vật trong sáng tác Tạ
Duy Anh (Vũ Lê Lan Hương), Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết
Tạ Duy Anh (Võ Thị Thanh Hà). Ba tác giả đều lựa chọn Lão Khổ, Đi tìm nhân vật

và Thiên thần sám hối làm đối tượng nghiên cứu. Các tác giả đã có sự tìm tịi, khám
phá và phát hiện những đặc sắc của tác phẩm ở các phương diện cơ bản: kết cấu,
nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ và giọng điệu.

Năm 2008, Mai Lê Thu Thùy thực hiện đề tài Hiện tượng phi lí trong tiểu
thuyết Tạ Duy Anh. Như cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh, Mai Lê Thu Thùy
cũng hướng ngòi bút đến bộ ba tác phẩm: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật và Thiên thần
sám hối. Luận văn có những đóng góp nhất định cho nền nghiên cứu văn học Việt
Nam khi đưa ra một phương cách tiếp nhận mới cho ba cuốn tiểu thuyết này. Khám
phá cái phi lí trong bộ ba tiểu thuyết, tác giả luận văn kết luận: “Hiện tượng phi lý
trong bộ ba tiểu thuyết lúc cay đắng, xót xa như tranh biếm họa, có khi lại ấn tượng
nhấm nhẳng đến khó hiểu như họa phẩm trừu tượng siêu thực…; tổng hợp những
góc nhìn đa diện ấy cùng sự trải lòng tha thiết trước thế giới muôn chiều ngã rẽ,
nhuốm đầy sắc màu linh diệu đã làm nên “bản hòa tấu” đồng thanh vang dội” [59,

5

tr.94]. Theo tác giả, tính phi lí ở đây đã được Tạ Duy Anh sử dụng như một thủ
pháp nghệ thuật, thơng qua đó, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn được bộc lộ rõ nét.

Năm 2012, NXB Hội Nhà văn ra mắt bạn đọc cuốn Phi lý hậu hiện đại và trò
chơi. Cuốn sách là sự tổng hợp ba cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tạ Duy
Anh, bao gồm: Cảm thức về cái phi lý trong văn học Việt Nam đương đại (Nhìn từ
tác phẩm của Tạ Duy Anh) của Cao Tố Nga, Dấu ấn văn học hậu hiện đại (Khảo
sát bốn tiểu thuyết của Tạ Duy Anh) của Đoàn Thanh Liêm, Tính trị chơi trong tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh của Phạm Thị Bình. Mỗi cơng trình là một hướng tiếp cận
khác nhau về văn xuôi lão Tạ. Cùng hướng tiếp cận sáng tác của Tạ Duy Anh từ
việc tìm hiểu tính phi lí, tuy nhiên Cao Tố Nga khơng giới hạn phạm vi nghiên cứu
trong bộ ba tiểu thuyết như Mai Lê Thu Thùy, cô mở rộng và gần như bao quát
được các sáng tác của Tạ Duy Anh từ tiểu thuyết đến truyện ngắn. Do đó, cơng trình

nghiên cứu của Cao Tố Nga mang tính tồn diện cho hành trình sáng tác văn xi
của lão Tạ về cả nội dung lẫn hình thức thơng qua hướng tiếp cận các tác phẩm từ
tính phi lí. Thơng qua sự nghiên cứu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Tạ
Duy Anh, ở khía cạnh nghệ thuật, Đồn Thanh Liêm đi đến kết luận: “Dấu ấn hậu
hiện đại thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh về phương thức nghệ thuật là
hiện tượng giễu nhại: ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu trần thuật… theo hướng giải
thiêng” [18]. Với công trình Tính trị chơi trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Phạm
Thị Bình đã phát hiện ra những điểm sáng tạo, độc đáo của lão Tạ trong kĩ thuật viết
tiểu thuyết khi nhà văn sử dụng nguyên tắc trò chơi – một khuynh hướng phổ biến
của tiểu thuyết đương đại. Về mặt kết cấu, nhân vật và ngôn ngữ, Phạm Thị Bình đã
có những nghiên cứu khá tương đồng với Đồn Thanh Liêm. Bên cạnh đó, cơ cũng
có những phát hiện lí thú về các tiểu thuyết của lão Tạ ở mặt thể loại: Tạ Duy Anh
đã tối giản dung lượng tiểu thuyết, đồng thời có sự lồng ghép và dung hợp các hình
thức văn bản. Điểm chung của cả ba cơng trình đều khẳng định kĩ thuật viết tiểu
thuyết của Tạ Duy Anh chịu ảnh hưởng rõ nét từ văn học phương Tây.

Ngoài những cơng trình nêu trên, một số cơng trình đi theo hướng khái quát
văn xuôi đương đại Việt Nam cũng có sự quan tâm nhất định đến Tạ Duy Anh như
Văn học Việt Nam sau 1975 – Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy [39], Tiểu
thuyết đương đại [55], Văn xuôi Việt Nam 1975 – 1995 – Những đổi mới cơ bản
[17], Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam [15]… Tạ Duy Anh và các tác phẩm
của ông trong những công trình này xuất hiện đơn lẻ, chủ yếu làm dẫn chứng minh
họa cho một vài điểm cách tân văn học thế kỉ XXI, không được soi chiếu như một

6

đối tượng nghiên cứu độc lập.

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Đất mồ côi


Tiểu thuyết Đất mồ côi được công bố vào tháng 12/2020 đã tốn khơng ít giấy
mực của báo chí và các nhà phê bình. Tháng 01 năm 2021, nhà văn Nguyễn Phan
Quế Mai sau khi đọc Đất mồ côi đã chắc nịch khẳng định Cổ Viên (Tạ Duy Anh) là
“bậc thầy kể chuyện”. Trong bài viết được đăng tải trên trang cá nhân – “Tạ Duy
Anh – Bậc thầy kể chuyện”, nhà văn đã có những phát hiện về tác phẩm dưới góc
độ nghệ thuật. Về cấu trúc tiểu thuyết, cơ nhận xét Đất mồ cơi có: “cấu trúc chặt
chẽ, mỗi chương trong quyển sách khi kết thúc mở ra nhiều điều bí mật, nhiều câu
hỏi mà người đọc phải tự tìm lấy câu trả lời trong các chương sau. Mỗi chương
trong sách được sắp xếp với trình tự thời gian đảo lộn” [45].

Từ Bước qua lời nguyền, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối,… đến Mối
chúa và cuối cùng là Đất mồ côi, Sương Nguyệt Minh khẳng định nghệ thuật kể
chuyện bậc thầy của Tạ Duy Anh. Bàn về Đất mồ côi, nhà văn so sánh: “Nếu Mối
chúa là đại bác thì Đất mồ côi là bom nguyên tử […]. Tiểu thuyết Đất mồ côi được
viết ra, được duyệt in và phát hành chứng tỏ một thời đại mới của văn học Việt Nam
đã bắt đầu. Một thời đại mới của xuất bản cũng đã mở toang ra rồi” [46]. Sương
Nguyệt Minh nhận thấy như các sáng tác trước đó, với Đất mồ côi, Tạ Duy Anh
cũng viết về cái ác: “Nếu như nước Nga vĩ đại có ơng Dostoevsky viết về cái ác đến
tận cùng, thì ở Việt Nam có ơng Tạ viết đến tận cùng cái ác” [46]. Nhà văn chỉ ra
rằng ở Đất mồ côi, Tạ Duy Anh không chỉ viết về cái ác mà còn nêu ra nguyên nhân
cái ác hoành hành. Tuy nhiên so với các tác phẩm trước, Đất mồ côi đã vượt qua cái
ác để hoài nghi, truy vấn về cái gọi là “đồng bào”.

Tiếp đó, cũng trong tháng 01 năm 2021, trên trang cá nhân, Đỗ Ngọc Thống
nhận xét: “Tạ Duy Anh, một cây bút luôn đau đáu về nỗi khổ nhục, đớn đau, bầm
dập... của tầng lớp dân nghèo; cũng là cây bút luôn muốn xé toang, đập nát mặt nạ
của những kẻ có quyền mà đạo đức giả, những con quỷ đội lốt người” [58]. Bàn
luận về Đất mồ cơi, Đỗ Ngọc Thống lí giải về tên tác phẩm, từ đó ơng khái qt nội
dung tiểu thuyết hướng tới: “Đất mất cha, mất mẹ. Đất bơ vơ, lạc lõng. Đất côi cút,
đau thương. Đất thấm đẫm mồ hôi, mặn chát máu và lênh loang nước mắt... Đương

nhiên nói chuyện Đất là để nói chuyện Người. Chắc chắn là cuốn sách viết về
chuyện đau đớn, tủi nhục, xót thương. Viết về bi kịch con người...” [58].

Cuối tháng 01 năm 2021, nhà báo Trương Huy San bày tỏ quan điểm về Đất

7

mồ côi trên trang cá nhân, ông cho rằng những màn đấu tố được xây dựng trong tác
phẩm có phần q “kịch” và “cương”, song nhìn chung, Đất mồ cơi vẫn là tác phẩm
vượt lên khá xa so với mặt bằng văn Việt đương thời. Nhà báo ấn tượng với sự “bạo
lực truyền đời” trong tiểu thuyết. Ông nhận thấy Cổ Viên đang cố gắng “lột trần
truồng quá khứ” bằng chất liệu ngồn ngộn, dồn dập và khốc liệt, song ẩn đằng sau
sự sắc lạnh ấy lại là một Cổ Viên mềm lịng cùng tình u thương con người.

Tháng 02 năm 2021, nhà văn Lưu Trọng Văn cũng có những chia sẻ trên trang
cá nhân về Đất mồ cơi. Ơng khẳng định Tạ Duy Anh thực sự là một “tài văn”. Nhà
văn quan tâm đến “cái ác” được Tạ Duy Anh miêu tả dày đặc đến hàng trăm trang
trong tác phẩm. Cũng như Trương Huy San, dưới góc nhìn của Lưu Trọng Văn, lão
Tạ viết về cái ác đến tận cùng song lại lấp ló trong đó “nước mắt và tình thương”.

Cũng trong tháng 02 năm 2021, nhà phê bình Văn Giá, trong bài viết “Đất mồ
cơi – Bản điều trần về bạo lực”, đã phân tích, mổ xẻ kĩ năng miêu tả của Tạ Duy
Anh về những cái chết, những hành động bạo lực trong tiểu thuyết: “Nhà văn đã
chủ động miêu tả một cách kỹ lưỡng, chậm rãi từng cái chết với tất cả sự hung bạo,
tàn ác, vơ đạo, thú tính bằng một thứ ngơn ngữ cực thực, rùng rợn, đẫm máu – một
thứ “bạo ngôn” trắng trợn, không che đậy, gây chấn thương tâm lý người đọc.
Nhưng không dừng ở một loại cái chết cụ thể nào, tác giả muốn đẩy lên thành một
khái quát cao hơn: cái chết tổ tông truyền.” [24]. Từ đó, nhà phê bình đi đến kết
luận: “Bạo lực chính là gương mặt của một thực tại nghệ thuật thảm khốc mà nhà
văn đã kiến tạo nên” [24]. Dựa vào lí thuyết căn tính, Văn Giá lí giải khá sâu sắc về

cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Theo ông, sự bạo lực đến từ các nhân vật
trong Đất mồ côi suy cho cùng được cắt nghĩa bởi hai nguyên nhân chính: “căn tính
ý hệ” và “căn tính bản năng”. Bạo lực song hành cùng cái ác, chúng tương hỗ và
kích hoạt lẫn nhau. Tác giả cơng trình kĩ lưỡng phân tích từng cuộc giết người từ cá
nhân đến tập thể, từ gián tiếp đến trực tiếp với sự hồnh hành, lên ngơi của cái ác,
để từ đó ơng khẳng định: “Trong lịch sử văn học Việt Nam từ xưa đến nay chưa có
một nhà văn nào miêu tả gương mặt cái ác lại chân thực và sắc sảo như nhà văn Cổ
Viên – Tạ Duy Anh” [24]. Cũng trong bài viết, nhà phê bình nhìn ra tinh thần giải
huyền thoại – một thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn hậu hiện đại, được Tạ Duy Anh
vận dụng trong sáng tác. Tuy không chủ trương đi sâu vào nghệ thuật tự sự, song
việc đề cập đến nghệ thuật này trong bài nghiên cứu, Văn Giá ngầm khẳng định
“sức nặng” nghệ thuật tự sự trong Đất mồ côi và tài năng viết tiểu thuyết của lão Tạ.

8

Ngoài những ghi nhận tích cực về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Cổ Viên qua
Đất mồ cơi cịn có một số đánh giá trái chiều khác, tiêu biểu là bài viết “Tư duy tiểu
thuyết và phê bình tiểu thuyết ở Việt Nam hiện nay” được đăng tải vào tháng 03
năm 2021 của nhà nghiên cứu Quách Hạo Nhiên. Theo ông, ở Đất mồ côi, Tạ Duy
Anh ôm đồm và lạm dụng kĩ thuật tiểu thuyết dẫn đến việc làm “khổ” chính mình
và bạn đọc. Song cuối bài viết, nhà nghiên cứu vẫn khách quan khẳng định: “Đất
mồ côi, xét trong mặt bằng chung hiện nay, vẫn là tiểu thuyết có sức lơi cuốn và ám
ảnh cả về phương diện kĩ thuật lẫn “thông điệp” mà tác giả muốn gửi gắm” [48].

Mỗi nghiên cứu về Tạ Duy Anh cũng như sáng tác của ơng đều góp phần giúp
chúng tơi có định hướng trong việc cảm thụ, giải mã Đất mồ cơi nói riêng và văn
chương Tạ Duy Anh nói chung. Theo khảo sát, chúng tơi nhận thấy Đất mồ cơi hiện
tại vẫn chưa xuất hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ và luận
án tiến sĩ. Các bài viết phê bình, đánh giá về tác phẩm phần nhiều chỉ xuất hiện đơn
lẻ trên mạng xã hội. Tiểu thuyết Đất mồ cơi dưới góc nhìn thể loại vẫn chưa là đối

tượng nghiên cứu độc lập trong bất kì cơng trình nào. Tuy các bài viết có đề cập về
nghệ thuật được nhà văn vận dụng trong Đất mồ cơi song đó chỉ là những nghiên
cứu sơ qua, chưa mổ xẻ sâu sắc, toàn diện và hệ thống về tác phẩm dưới đặc trưng
thể loại tiểu thuyết. Điều này chứng tỏ Đất mồ cơi dưới góc nhìn thể loại vẫn cịn là
mảnh đất màu mỡ để giới nghiên cứu thực hiện các cơng trình khám phá, phê bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Từ góc nhìn thể loại, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các phương diện

của thể loại tiểu thuyết: kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong
một tác phẩm cụ thể - Đất mồ côi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Vì giới hạn của đề tài, luận văn chỉ tập trung khảo sát, tìm hiểu về tiểu thuyết

Đất mồ côi của Cổ Viên (Tạ Duy Anh), NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Vận dụng phương pháp phân tích – tổng
hợp để cắt nghĩa, lí giải các phương diện của tiểu thuyết Đất mồ côi, từ đó tổng hợp
và khái quát lên những vấn đề chung về nghệ thuật viết tiểu thuyết của Cổ Viên.

9

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tìm hiểu Đất mồ cơi từ lí thuyết thi pháp
học, xem xét bình diện hình thức nghệ thuật, khám phá những đóng góp của Cổ
Viên trong nghệ thuật xây dựng kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu.


- Phương pháp lịch sử: Vận dụng phương pháp lịch sử để khái quát quá trình
phát triển của tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói chung và tiểu thuyết theo khuynh
hướng hậu hiện đại nói riêng; từ đó chúng tơi đặt Đất mồ côi trong lịch sử tiểu
thuyết đương đại nước nhà để thấy được sự ảnh hưởng và nét độc đáo trong nghệ
thuật viết tiểu thuyết của Tạ Duy Anh qua tác phẩm.

- Phương pháp liên ngành: Vận dụng kết quả của các ngành khoa học khác
(triết học, lịch sử, chính trị, văn hóa, ngơn ngữ,…) để khảo sát một số khía cạnh
trong tiểu thuyết Đất mồ cơi dưới những góc nhìn khoa học khác nhau, giúp tác
phẩm hiện lên với đa dạng các tầng vỉa, vừa cụ thể vừa toàn diện.

Ngoài các phương pháp nêu trên, chúng tơi cịn kết hợp vận dụng một số thao
tác hỗ trợ cho việc nghiên cứu đề tài. Thứ nhất, chúng tơi sử dụng thao tác so sánh,
xác định vị trí của Đất mồ cơi trong dịng chảy tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, đồng
thời chỉ ra sự tương đồng và dị biệt của tác phẩm trong chuỗi các tiểu thuyết trước
đó của lão Tạ. Thứ hai, chúng tơi sử dụng thao tác thống kê và phân loại để nghiên
cứu và làm rõ các phương diện của tiểu thuyết Đất mồ cơi dưới góc nhìn thể loại.

5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở học hỏi, phát huy điểm tích cực từ những cơng trình nghiên cứu

trước, chúng tôi mong muốn làm sáng rõ tiểu thuyết Đất mồ côi của Tạ Duy Anh
(Cổ Viên) dưới góc nhìn thể loại, hiểu thêm về nghệ thuật viết tiểu thuyết của nhà
văn và đánh giá được vị trí tác phẩm trong dòng mạch tiểu thuyết Việt Nam đương
đại. Từ đó khẳng định được những đóng góp của lão Tạ đối với nền văn học Việt,
nhất là ở thể loại tiểu thuyết. Bên cạnh đó, chúng tơi hi vọng có thể đóng góp tích
cực cho những nghiên cứu sau này về các tác phẩm văn học Việt Nam đương đại.
6. Cấu trúc luận văn


Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương:

Chương 1: Tiểu thuyết đương đại Việt Nam và hành trình sáng tác tiểu thuyết
của Cổ Viên (Tạ Duy Anh)

Chương 2: Kết cấu, cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Đất mồ côi

Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trong tiểu thuyết Đất mồ côi

10

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT CỦA CỔ VIÊN (TẠ DUY
ANH)

1.1. Khái lược tiểu thuyết đương đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XXI đến nay
Từ khi được nhìn nhận như một thể loại hoàn chỉnh, tiểu thuyết từng bước

phát triển và trở thành thể loại trung tâm của đời sống văn học bởi khả năng hàm
chứa một bức tranh rộng lớn về cuộc sống, con người. Nhà phê bình Bakhtin từng
nhận xét: “Nghiên cứu các thể loại khác tựa hồ như những tử ngữ, còn nghiên cứu
tiểu thuyết giống như nghiên cứu những sinh ngữ, mà lại là sinh ngữ trẻ” [15, tr.22].
Hiện nay, tuy văn học đương đại chứng kiến sự giao thoa, dung hợp giữa các thể
loại, tiểu thuyết vẫn giữ được vị trí chủ sối, ảnh hưởng đến các thể loại khác, khiến
chúng trở nên “tiểu thuyết hóa”. Ngược lại, bằng sự linh hoạt của mình, tiểu thuyết
có thể dung nạp đặc điểm của nhiều thể loại, giúp nó vượt qua những rào cản rập
khn, phục vụ cho các mục đích khác nhau của văn chương.

1.1.1. Bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam

Năm 2000 là cột mốc tác động đến tâm thế toàn xã hội Việt Nam khi đất nước

bước sang thiên niên kỉ mới. Xét trên bình diện lịch sử văn học, thời điểm này chưa
phải là bước ngoặt đặc biệt gắn với sự chuyển mình của văn chương dân tộc; song,
năm 2000 có thể được xem là cột mốc đánh dấu chặng đường phát triển ấn tượng
của tiểu thuyết đương đại. Làn sóng tiểu thuyết dấy lên mạnh mẽ trong bối cảnh đất
nước chịu sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà tiểu thuyết có ý thức cao
trong việc hội nhập quốc tế. Tiểu thuyết xác lập vị thế chủ chốt trong đời sống thể
loại bằng những tác phẩm mang “hơi thở thời đại”; đồng thời, đây cũng là giai đoạn
văn đàn chứng kiến sự ra đời của hàng loạt tiểu thuyết với tinh thần cách tân thi
pháp mạnh bạo mà sự xuất hiện yếu tố hậu hiện đại là nòng cốt cho sự cách tân này.
Để khái quát bức tranh chung về tiểu thuyết đương đại Việt Nam thế kỉ XXI, chúng
tôi tập trung khai thác ở ba nội dung tiêu biểu: thứ nhất là lực lượng sáng tác, thứ
hai là quan niệm viết tiểu thuyết, cuối cùng là kĩ thuật tự sự.
1.1.1.1. Lực lượng sáng tác

Điểm nổi bật đầu tiên khi nhìn vào bức tranh tiểu thuyết đương đại Việt Nam
là lực lượng sáng tác. Đội ngũ tiểu thuyết gia nòng cốt của ba thập kỉ cuối thế kỉ XX
như Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung

11

Đỉnh,… sang thế kỉ XXI có vẻ trầm lặng hơn rất nhiều. Có thể do gánh nặng tuổi
tác, thế hệ các nhà văn này đành nhường “sân chơi” cho lớp tác giả trẻ. Bên cạnh
đó, một số nhà văn có tên tuổi của thế kỉ trước, sang thế kỉ XXI, họ vẫn giữ được
phong độ như ngày nào, Chu Lai và Nguyễn Xn Khánh là hai ví dụ điển hình
nhất. Chu Lai tiếp tục chứng minh sự sung sức của mình qua hàng loạt các tiểu
thuyết: Khúc bi tráng cuối cùng (2004), Chỉ còn một lần (2006), Hùng Karo (2010),
Mưa đỏ (2016). Nổi bật hơn cả trong thế hệ “lão làng” là Nguyễn Xuân Khánh. Bộ
ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa

(2011) khẳng định sự sáng tạo dồi dào của nhà văn cao niên. Lấy cảm hứng lịch sử
và văn hóa dân tộc làm cơ sở sáng tác, trên tinh thần nhận thức lại, bộ ba tiểu thuyết
mang đến bạn đọc cảm giác mới lạ và sự hứng thú nhất định.

Song song đó, văn đàn thế kỉ XXI cũng chứng kiến sự trưởng thành của nhiều
cây bút trung niên – những nhà văn xuất hiện trước năm 2000, đa phần thuộc thế hệ
cuối 5X và thế hệ 6X, 7X, đã và đang vào độ chín của nghề. Một số cây bút có thể
kể đến như Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Đồn Minh Phượng,
Thuận, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Tư, Vũ Đình Giang,…
Với nhiều tác phẩm giá trị, để lại dấu ấn nghệ thuật đậm nét, 6X, 7X xứng đáng là
thế hệ đại diện cho bộ mặt văn học Việt Nam đương đại trong hai thập niên đầu thế
kỉ XXI.

Đóng góp lớn nhất của thế hệ nhà văn cuối 5X và 6X, 7X là sự nỗ lực đổi mới
tư duy nghệ thuật, tạo nên làn sóng cách tân dữ dội, mạnh mẽ và khơng kém sự “ồn
ào”. Tiếp nối tinh thần đổi mới từ Đại hội VI, những nhà văn thế kỉ XXI đem đến
văn học nước nhà một diện mạo mới với sự kết hợp giữa hệ hình văn học hiện đại
và hậu hiện đại. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám
hối, Mối chúa, Đất mồ cơi (Tạ Duy Anh); Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi, Một
ví dụ xồng (Nguyễn Bình Phương); Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một
đêm, Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái); Khải huyền muộn, Ba ngôi của
người (Nguyễn Việt Hà);… Với những bước đi đầu tiên, sự thay đổi hệ hình tiểu
thuyết sang xu hướng hậu hiện đại gây khơng ít tranh cãi trong bộ phận công chúng
yêu văn chương bởi sự lệch pha trong tư duy cảm thụ thẩm mĩ. Sự lệch pha đến nay
vẫn còn tồn tại; tuy nhiên, lối viết hậu hiện đại đã được phần đơng độc giả ghi nhận
tích cực, đặc biệt là những độc giả có sự thay đổi trong tư duy tiếp cận tác phẩm.
Góp phần cho sự sôi động của văn đàn thế kỉ XXI, thế hệ 6X, 7X đón nhận sự xuất
hiện của bộ phận nhà văn hải ngoại. Tuy sống ở nước ngoài nhưng các nhà văn luôn

12


đau đáu hướng về quê hương. Họ sáng tác nhiều đề tài khác nhau, song tha hương là
đề tài thu hút và hợp cảnh nhất đối với những đứa con xa quê. Một vài tiểu thuyết
được chọn in tại Việt Nam, tuy số lượng khơng nhiều song đây là tín hiệu đáng
mừng cho sự giao thoa, hội nhập của bộ phận văn học hải ngoại vào đời sống văn
học trong nước. Trong số các nhà văn hải ngoại sử dụng tiếng Việt để sáng tác, nổi
bật nhất là Đoàn Minh Phượng (Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng) và Thuận
(Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích).

Trong thế hệ các nhà văn 5X, 6X, Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng khá
đặc biệt. Ông chuyên sáng tác truyện dài (có thể xem là một dạng tiểu thuyết ngắn).
Nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được chuyển thể thành phim và được đông
đảo công chúng đón nhận như: Kính vạn hoa, Nữ sinh, Mắt biếc, Cô gái đến từ hôm
qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh,… Sự đặc biệt của Nguyễn Nhật Ánh là ông
không có sự cách tân mạnh mẽ trong nghệ thuật viết tiểu thuyết như các văn nhân
cùng thời. Tuy nhiên suốt mấy mươi năm qua, Anh Bồ Câu đa tài vẫn có khoảng
sân rộng rãi tung hồnh. Với văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, dồi dào chất thơ và
đậm tính nhân văn, các tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh được đông đảo bạn đọc
nhiều thế hệ từ trẻ con đến thanh thiếu niên lẫn người lớn tiếp nhận và đánh giá cao.
Từ lúc vào nghề đến nay, cây bút của mọi lứa tuổi này vẫn tỏ ra sung sức bằng việc
đều tay sáng tác. Năm 2022, bộ đôi tiểu thuyết Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng và
Những người hàng xóm của Nguyễn Nhật Ánh thành cơng “chào sân”. Năm 2023,
nhà văn đã gần bước sang độ tuổi trung thọ, song tiểu thuyết Mùa hè không tên của
ông cũng chỉ vừa ráo mực ít lâu. Trong các nhà văn đang ở độ tuổi cao niên, tính
đến thời điểm hiện tại, bên cạnh Nguyễn Nhật Ánh, Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái
có lẽ là hai nhà tiểu thuyết tiêu biểu nhất giữ được bút lực dồi dào trong sự nghiệp
văn chương khi Đất mồ côi của lão Tạ vừa ra mắt cuối năm 2020, Đức Phật, nữ
Chúa và điệp viên của Hồ Anh Thái cũng chỉ vừa ấn hành vào tháng 03/2022.

Nổi bật trong thế hệ 7X là nhà văn nữ Nguyễn Ngọc Tư. Cô chuyên sáng tác

truyện ngắn và tản văn. Tập truyện Cánh đồng bất tận (2005) gây tiếng vang lớn
cho nền văn học Việt Nam khi tác phẩm gặp nhiều ý kiến trái chiều. Song, trên tất
cả, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam dành cho Cánh đồng bất tận vào năm 2006
đã khẳng định tài năng của nữ nhà văn trẻ. Tuy nhiên, khi thử sức với thể loại tiểu
thuyết, Nguyễn Ngọc Tư chưa thật sự thành cơng. Có lẽ cái bóng từ Cánh đồng bất
tận quá lớn khiến tiểu thuyết Sông được in năm 2012 chưa đủ đột phá so với tầm
mong đợi của độc giả. Tuy nhiên, cô vẫn được bạn đọc đón nhận ở các truyện ngắn

13

và tản văn sau đó. Năm 2020, Nguyễn Ngọc Tư cho ra mắt công chúng tác phẩm
Biên sử nước. Sau tám năm, kể từ ngày Sông ra đời, Nguyễn Ngọc Tư mới trở lại
thể loại tiểu thuyết. Biên sử nước vẫn lấy đề tài từ miền đồng bằng sông nước
nhưng được tác giả triển khai với một cách viết mới. Tác phẩm vừa có sự quen
thuộc vừa có sự lạ lẫm, nhận được đánh giá tích cực từ người đọc. Song, với
Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tản văn có lẽ mới là thế mạnh thật sự của cô.

Thế hệ 8X, 9X là thế hệ cuối cùng tính đến thời điểm hiện tại hồn thành
mảng tranh về đội ngũ viết tiểu thuyết thế kỉ XXI. Dù là những nhà văn trẻ về tuổi
đời lẫn tuổi nghề nhưng nhiều cây bút tỏ ra khá “già dặn” trong lối viết. Điều đáng
ghi nhận ở thế hệ này là sự tìm tịi, học hỏi, sáng tạo, dám thử nghiệm và thể
nghiệm tác phẩm trên nhiều phương diện từ nội dung đến hình thức. Đặc biệt, cuộc
thi Văn học tuổi 20 do NXB Trẻ, báo Tuổi Trẻ và Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí
Minh phối hợp tổ chức, giúp cho nền văn học Việt Nam tìm kiếm và phát hiện
những cây bút đầy triển vọng. Một số nhà văn trẻ để lại dấu ấn trên địa hạt tiểu
thuyết có thể kể đến như: Nhật Phi với Người ngủ thuê (2014); Nguyễn Khắc Ngân
Vy với Đàn bà hư ảo (2016), Phúc âm cho một người (2017); Huỳnh Trọng Khang
với Mộ phần tuổi trẻ (2016), Những vọng âm nằm ngủ (2018); Nguyễn Hoàng Mai
với Đung đưa trên những đám mây (2018); Đức Anh với Tường lửa (2019), …


Thế kỉ XXI đã qua hơn hai mươi năm, chặng đường khơng dài nhưng sự góp
mặt liên tục tầng tầng lớp lớp thế hệ trong đội ngũ sáng tác đủ để phác họa nên diện
mạo tiểu thuyết Việt Nam thế kỉ mới. Đặc biệt, sự góp mặt của lực lượng viết trẻ,
tuy hiện tại chưa đạt nhiều thành cơng như thế hệ trước đó, song hứa hẹn sẽ tạo nên
những “cơn sóng” tiểu thuyết nếu các bạn trẻ tiếp tục giữ lửa trong nghiệp cầm bút.
1.1.1.2. Loại hình nhân vật và đề tài

Tiểu thuyết giai đoạn này cơ bản vận động theo tính tự do, dân chủ. Tiểu
thuyết khơng cịn đóng khung trong nhiệm vụ phản ánh hiện thực. Không là tấm
gương soi bóng thời đại, hiện thực trong tiểu thuyết chỉ là những khả thể, thậm chí
là một hiện thực bất khả tín. Nhà văn hồn tồn có thể đề xuất những nội dung mới
mang những giá trị mới tùy theo kinh nghiệm và cá tính bản thân. Sự tự do, dân chủ
thể hiện rõ nét qua việc xây dựng các loại hình nhân vật và sự khai thác đề tài.

Đầu tiên, sự tự do dân chủ thể hiện qua việc xây dựng các loại hình nhân vật.
Thừa hưởng tinh thần “cởi trói văn học” từ năm 1986, phát huy tinh thần tự do, dân
chủ; các nhà tiểu thuyết đương đại tiếp tục khám phá con người và thế giới dưới góc
nhìn đa chiều, phức tạp, phát hiện thế giới bí ẩn tận sâu bản năng và vô thức của con

14

người. Điều này thể hiện rõ nét qua việc xây dựng các loại hình nhân vật: nhân vật
con người hiện sinh, nhân vật con người với bản năng tính dục và kiểu nhân vật độc
đáo, kì lạ.

Những năm cuối thế kỉ XX, con người hiện sinh cũng từng xuất hiện trong các
truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: nhân vật ông tướng (Tướng về hưu), Ngọc
(Những người thợ xẻ), Chương (Con gái thủy thần),… Tuy nhiên, trước năm 2000,
kiểu nhân vật này không phổ biến. Bước sang thế kỉ XXI, văn học xuất hiện nhiều
các tiểu thuyết viết về con người hiện sinh. Ở kiểu nhân vật này, nhà văn tập trung

mô tả sự khủng hoảng niềm tin, âu lo, cô đơn và lạc lõng của con người giữa thế
giới; đồng thời thể hiện khát khao của họ trên hành trình dấn thân tìm kiếm bản ngã,
chân lí cuộc sống và ý nghĩa của sự tồn tại: nhân vật lão Khổ (Lão Khổ), Chu Quý
(Đi tìm nhân vật) của Tạ Duy Anh; nhân vật “em” (Trí nhớ suy tàn), Tính (Thoạt kì
thủy), Sang (Một ví dụ xồng) của Nguyễn Bình Phương; bộ ba nhân vật G.g, H và
Kan (Song song) của Vũ Đình Giang; nhân vật “tôi” (Chinatown), Liên (Paris 11
tháng 8 của Thuận; An Mi (Và khi tro bụi) của Đoàn Minh Phượng;… Sự xuất hiện
con người hiện sinh ở nhiều tác phẩm khiến con người hiện sinh trở thành một trong
những kiểu nhân vật xu hướng của văn học giai đoạn này.

Con người với bản năng tính dục cũng khá phổ biến trong tiểu thuyết thế kỉ
XXI. Giai đoạn trước, văn học tránh vấn đề tính dục như một kiêng kị. Thực tế
trong lịch sử văn học dân tộc, nhân vật tính dục ít nhiều xuất hiện trong các tiểu
thuyết giai đoạn 1930 – 1945 của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao; trong
một số tiểu thuyết miền Nam trước 1975; và tiếp tục xuất hiện trong các tiểu thuyết
của hai thập niên cuối thế kỉ XX. Tuy nhiên, chịu sự ảnh hưởng lớn của văn hóa
truyền thống, vấn đề tính dục trong các tác phẩm giai đoạn kể trên vẫn chỉ nằm ở
mức bề mặt, chưa trở thành yếu tố rẽ lối cho nhà văn đi sâu vào những khuất lấp
bên trong con người. Văn học thế kỉ XXI tiếp tục khai thác kiểu nhân vật này với
một thái độ cởi mở hơn. Các tác giả khơng ngại thể hiện những khao khát ái tình,
những nhục cảm, ham muốn thể xác, thậm chí mơ tả trần trụi những “cảnh giường
chiếu”, những đường nét hình thể của con người. Đi sâu vào vấn đề tính dục là một
trong những con đường nhà văn đương đại lựa chọn để tìm về bản năng sơ khai, tự
nhiên nhất của con người (Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Một mình
một ngựa của Ma Văn Kháng,…). Hơn thế nữa, qua những xúc cảm, ham muốn bản
năng ấy, người đọc dần đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, khám phá đằng sau
những hoạt động tình dục thường xuyên kia, có thể là một tâm hồn trống rỗng, một

15


tâm hồn tổn thương, đang chiến đấu với bi kịch cá nhân (Nháp của Nguyễn Đình
Tú, Mình và họ của Nguyễn Bình Phương,…). Viết về vấn đề tính dục, các nhà tiểu
thuyết đương đại tiến hành đối thoại, trao đổi với văn hóa truyền thống ngự trị trong
tâm thức người Việt hàng mấy thế kỉ; để từ đó, họ đưa ra cách nhìn cá nhân trước
những vấn đề nhạy cảm của cuộc sống. Từ việc khám phá con người dưới góc nhìn
bản năng tính dục, giai đoạn này đồng thời nổi lên tiểu thuyết viết về con người
đồng tính. Đi vào vấn đề đồng tính, các nhà văn giúp bạn đọc lí giải được những ám
ảnh giới tính hay những ẩn ức tính dục trong họ: Song song của Vũ Đình Giang,
Một thế giới khơng có đàn bà của Bùi Anh Tấn, Sông của Nguyễn Ngọc Tư,…

Đặc biệt, tiểu thuyết sau năm 2000 bắt đầu thể nghiệm những kiểu nhân vật
độc đáo, mới lạ như: nhân vật có khả năng phân thân (Xác phàm của Nguyễn Đình
Tú); nhân vật kì ảo, khơng có thực như nhân vật hồn ma trong tiểu thuyết Mình và
họ của Nguyễn Bình Phương, nhân vật bào thai trong Thiên thần sám hối của Tạ
Duy Anh; nhân vật là cư dân mạng, người kể chuyện của thời đại công nghệ thông
tin trong tiểu thuyết Blogger của Phong Điệp; nhân vật người ngủ thuê trong tiểu
thuyết cùng tên của Nhật Phi…

Thứ hai, tinh thần tự do, dân chủ còn thể hiện qua việc các nhà tiểu thuyết
mạnh dạn đi vào những vấn đề nhạy cảm, phản tư, thậm chí là những mảng đề tài
được xem là “cấm địa” của văn học giai đoạn trước, tiêu biểu là đề tài chiến tranh,
lịch sử, cải cách ruộng đất và đề tài đơ thị hóa. Hàng mấy thế kỉ, Việt Nam bao phen
oằn mình dưới xiềng xích nơ lệ của bọn ngoại bang. Các vấn đề liên quan đến chiến
tranh đi vào văn học nghệ thuật nước ta một cách tự nhiên và tất yếu. Tuy nhiên, sự
thể hiện đề tài chiến tranh có phần khác nhau ở mỗi thời đoạn lịch sử. Những ám
ảnh về chiến tranh hằn sâu trong tâm thức người Việt, dai dẳng kéo dài qua nhiều
thế hệ mặc dù họ đã sống trong bầu khơng khí của một quốc gia tự do độc lập gần
50 năm. Trên tinh thần chiêm nghiệm, chiến tranh được nhìn ở các hệ quy chiếu
khác nhau, từ cả hai chiến tuyến – phía ta và phía địch, phía người chiến thắng và
phía kẻ bại trận; đem đến cho người đọc một cái nhìn đa chiều, đầy đủ hơn, lấp

thêm khoảng trống cho văn học giai đoạn trước. Các nhà văn tạo sự độc đáo bằng
cách xoay ngược điểm nhìn thông thường, viết về nỗi buồn, nỗi đau nhưng là nỗi
đau, nỗi buồn của người chiến thắng. Điểm đáng chú ý trong các tiểu thuyết đương
đại là số phận con người trong và sau hàng loạt cơn bão lịch sử. Góc khuất thẳm sâu
nhất trong họ được các nhà tiểu thuyết phơi bày, để rồi chúng ta nhận ra những chấn
thương chiến tranh tạo nên không dừng lại ở bất kì số phận cá nhân nào, vết thương


×