Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Vì sao khẳng định “sự diệt vong của CNTB và sự thắng lợi của CNXH là tất yếu như nhau”. Phân tích luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. Liên hệ thực tế vai trò của sinh vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161 KB, 8 trang )

CHUYÊN ĐỀ HỌC PHẦN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ 5: Vì sao khẳng định “sự diệt vong của CNTB và sự thắng lợi của
CNXH là tất yếu như nhau”. Phân tích luận điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ
qua chế độ TBCN. Liên hệ thực tế vai trò của sinh viên Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên CNXH

*Thành viên: NHÓM 1
Họ và tên
MSSV
2153010691 Nguyễn Hoài Khang
2153010770 Võ Tuấn Kiệt
2153010346 Phạm Đại thông
2153010772 Hồ Kiều Trang
2153010344 Phạm Thanh Thảo
2153010649 Đỗ Nguyễn Mỹ Tiên
2153010574 Nguyễn Phã Tú
2153010828 Phạm Hồng Minh
2153010329 Trương Gia Mỹ
2153010332 Trần Thị Hoài Ngọc
2153010042 Phạm Tưởng Thiên Ngân
2153010800 Hồ Nhã Quỳnh
2153010330 Ngô Thị Kim Ngân
2153010315 Trần Phan Minh Châu
2153010314 Nguyễn Huỳnh Gia Bảo

Vì sao khẳng định “Sự diệt vọng của CNTB và sự thắng lợi của CNXH là
tất yếu như nhau” ?

Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ


ra xu hướng tất yếu của lịch sử phát triển loài người, đó là: CNXH tất yếu sẽ
thay thế CNTB và “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp
vô sản đều là tất yếu như nhau”. Các ông khẳng định, CNTB, giai cấp tư sản
càng phát triển, càng tạo ra những lực lượng phủ định nó; loài người sẽ đi lên
CNXH là tất yếu và sứ mệnh này thuộc về giai cấp tiên tiến nhất - giai cấp công
nhân. Luận điểm “hai tất yếu” trong Tuyên ngôn đã và đang là phương pháp
luận, kim chỉ nam cho giai cấp công nhân, các đảng cộng sản và nhân dân tiến
bộ trên thế giới hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa vào điều kiện cụ thể

mỗi nước, trong đó có Việt Nam. Đó là xu hướng tất yếu của lịch sử loài
người.

● Tất yếu là gì? → Là nhất định phải như thế, khơng thể khác được (nói
về những cái có tính quy luật); trái với ngẫu nhiên. Có áp bức thì tất yếu
có đấu tranh. 2 Nhất thiết phải có, khơng thể thiếu để có được một kết
quả, một tác dụng nào đó.

- Đây là Luận điểm của Mác và Ăngghen, tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng
Cộng Sản (2/1848).

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, lực lượng
sản xuất trong CNTB → phát sinh hình thành mâu thuẫn ở bản thân nó → vận
hành của những mâu thuẫn → diệt vong CNTB tất yếu.

- Mâu thuẫn LLSX mang tính xã hội hóa cao >< QHSX tư nhân tư bản TLSX
→ Mâu thuẫn kinh tế

- Mâu thuẫn GC vô sản >< GC tư sản → Mâu thuẫn xã hội

- Tạo ra vũ khí để giết mình, đồng thời tạo ra kẻ sử dụng vũ khí (Giai cấp cơng

nhân)

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, với nền đại công nghiệp → Sản sinh ra
giai cấp công nhân (sản phẩm của nền đại công nghiệp). Với 2 điều kiện chúng
ta cần lưu ý để giai cấp cơng nhân có sứ mệnh LS. Đó là: ĐK khách quan và
ĐK chủ quan

- Điều kiện khách quan để GCCN có sứ mệnh lịch sử:

❖ Địa vị kinh tế: Giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công
nghiệp và chủ thể của nền sản xuất vật chất hiện đại → Đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại mang trình
độ xã hội hóa cao → Nhân tố kinh tế quy định giai cấp công nhân là lực
lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

❖ Địa vị chính trị xã hội:
● Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng.

- Do u cầu của q trình sản xuất cơng nghiệp giai cấp công nhân phải không
ngừng bổ sung tri thức để làm chủ công nghệ hiện đại, trong quá trình lao động
tích lũy được tri thức cần thiết q báu để tổ chức một cuộc đấu tranh cách
mạng chống lại sự áp bức, bóc lột.

● Giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất
thời đại ngày nay.

Khác với giai cấp tư sản, giai cấp cơng nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi
ích cơ bản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều
kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể
được giải phóng bằng giải phóng tồn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong
tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vơ sản
là giai cấp thật sự cách mạng... Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công
nghiệp, tiểu thương, thợ thủ công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai
cấp tư sản để cứu lấy sự sống cịn của họ với tính cách là những tầng lớp trung
đẳng. Cho nên họ không cách mạng mà bảo thủ".

● Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.

- Đại công nghiệp và phương thức sản xuất xã hội hóa đã rèn luyện và đào tạo
cho giai cấp cơng nhân có tính tổ chức, kỷ luật lao động cao, tinh thần hợp tác,
khả năng đoàn kết giai cấp và liên minh với các giai tầng khác trong cuộc đấu
tranh giải phóng khỏi áp bức bóc lột.

❖ Giai cấp cơng nhân có bản chất quốc tế:

- V.I.Lênin chỉ rõ: "... khơng có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới
thì thắng lợi của cách mạng vơ sản là khơng thể có được", "Tư bản là một lực
lượng quốc tế. Muốn thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".

→ Giải phóng bản thân → giải phóng nhân dân lao động → giải phóng nhân
dân tồn thế giới.

- Điều kiện chủ quan:
+ Đảng Cộng sản là nhân tố chủ quan quan trọng để giai cấp công
nhân thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.
+ Giai cấp vô sản là giai cấp của những người lao động, giai cấp duy
nhất triệt để cách mạng: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối
lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự
cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và diệt vong cùng

với sự phát triển của đại công nghiệp - giai cấp vô sản trái lại, là
sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.
+ Xảy ra mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Sự mâu
thuẫn này khơng thể dung hịa và giải quyết triệt để trong khuôn

khổ của chủ nghĩa tư bản, mà chỉ có thể giải quyết bằng cuộc cách
mạng Xã hội chủ nghĩa.
Sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa xã hội là điều tất
yếu, là quy luật khách quan của sự phát triển xã hội. Không ai khác, chính lực
lượng sản xuất hiện đại và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân
dân các dân tộc bị áp bức sẽ quyết định số phận của chủ nghĩa tư bản.

Khi luận chứng về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin trước hết căn cứ vào những điều kiện và những quy luật
phát triển từ chính bên trong nó. Các ơng đã phân tích các điều kiện kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội trong một sự thống nhất tổng thể. Nếu sự vận động
kinh tế là cội nguồn của sự phát triển xã hội thì chính trị là sự biểu hiện tập
trung của kinh tế, mà chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp được xác lập
trên cơ sở những lợi ích sống cịn. Xét đến cùng, chính là xuất phát từ lập
trường nhân đạo cao cả và hiện thực, C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đã nhận
thức sâu sắc về sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và tất yếu ra
đời của chủ nghĩa xã hội; theo đó, “sự sụp đổ của giai cấp tư sản và sự thắng lợi
của giai cấp vơ sản đều là tất yếu như nhau”.

Phân tích luận điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con đường đi lên của
nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN

- Thứ nhất, Việt Nam xuất phát từ xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, qua thời
gian chiến tranh ác liệt kéo dài, để lại nhiều hậu quả nặng nề và sự phá hoại của
các thế lực thù địch.


- Thứ hai, thời điểm đó đã xảy ra cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nền
sản xuất vật chất, đời sống xã hội Việt Nam cũng vì thế mà được quốc tế hóa
sâu sắc → tạo thời cơ cho Việt Nam phát triển nhanh nhưng cũng kèm theo
nhiều thách thức gay gắt.

Tuy vậy, chế độ xã hội chủ nghĩa của Liên Xô và Đông Âu bỗng sụp đổ, cuộc
đấu tranh cho hịa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội càng gặp nhiều khó
khăn, nhưng khơng vì thế mà chùn bước, Việt Nam nhất định sẽ tiến tới CNXH.

→ Bởi lẽ, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là
lựa chọn duy nhất, khoa học, phản ánh đúng quy luật phát triển khách

quan của CMVN, điều này đã được nói rõ thơng qua: Cương lĩnh năm
1930 của Đảng tại Đại hội Đảng lần thứ IX
Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định:
“Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”
*Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là :

 Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tư bản chủ nghĩa

 Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ
tư bản chủ nghĩa

⇒ Không để cho các yếu tố của chủ nghĩa tư bản “giữ vị trí thống trị”, từ đó
khắc phục được “tình trạng áp bức, bất cơng, bóc lột tư bản chủ nghĩa, tức là:

+ Bỏ qua những thói hư, tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị khơng phù

hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa

+ Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư
bản chủ nghĩa: khoa học và công nghệ

+ Để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

*Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là:

+ Tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực
+ Là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặng đường,

nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội
+ Có tính chất q độ địi hỏi phải có quyết tâm chính trị cao và khát vọng

lớn của toàn Đảng, toàn dân.
⤷ Dẫn chứng
+ Về kinh tế: phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo
- Vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”
- Mục đích:phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho
CNXH, nâng cao đời sống của nhân dân
+ Về quản lí Nhà nước:
- Hồn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy
mạnh mẽ dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch,
vững mạnh
- Cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội


Liên hệ thực tế vai trò của sinh viên Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
CNXH.

- Tầm quan trọng của sinh viên và vai trò của sinh viên trong thời kỳ

quá độ lên CNXH

Sinh viên là lực lượng kế tục, phát huy nguồn trí tuệ nước nhà, là
nguồn lực chủ yếu trong thời đại kinh tế tri thức, khoa học cơng nghệ, đóng
vai trị then chốt trong phát triển đất nước, là lực lượng to lớn trong việc giữ
gìn và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.

Trong quá trình đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam hiện nay đã đặt thanh
niên, trong đó có sinh viên vào vị trí quan trọng hàng đầu. Điều này đã được
Đảng ta nhấn mạnh tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008
BCHTW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời
kỳ mới: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất
nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong
những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị
trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con
người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm
cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.

Có thể khẳng định, con đường quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta
là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp, vì nó phải tạo sự
biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sinh viên là
thế hệ trẻ, là chủ nhân của đất nước, sinh viên cần phải đóng góp sức mình vào
cơng cuộc kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước tiến lên Chủ nghĩa Xã
hội, nhất là trong giai đoạn hiện nay đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0,

các nước ra sức chạy đua về công nghệ, kỹ thuật với hàng loạt các cơng trình
nghiên cứu, sáng chế, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào đời sống sản
xuất, tối ưu hóa các quy trình sản xuất. Vậy, để phát huy vai trò của sinh viên
trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc, mỗi sinh viên cần phải nỗ lực rèn luyện,
phát triển bản thân trong:

• Học tập: Sinh viên cần tích cực học tập, có mục đích và động cơ học tập
đúng đắn để nâng cao trình độ văn hố, chun mơn, kỹ thuật thích ứng với
những bước phát triển mới trong khoa học và công nghệ. Đồng thời không
ngừng sáng tạo, tiếp thu các công nghệ mới để trang bị một nền tảng tốt, giàu
kiến thức, vững kỹ năng để tiếp nối các thế hệ cha anh trong q trình thực hiện
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức.

• Tư tưởng – văn hố: Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống
trong sáng lành mạnh, tránh xa lối sống thực dụng, vô cảm xa rời các giá trị văn
hoá – đạo đức truyền thống dân tộc. Đồng thời phải xây dựng tinh thần cảnh

giác, phịng ngừa, tích cực đấu tranh chống âm mưu hoạt động của các thế lực
thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hố bằng cách tiếp nhận thơng tin có chọn
lọc và tuyên truyền đến người thân, bạn bè cách tiếp nhận thơng tin đúng đắn,
chính xác,…

• Chính trị: Ln nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác –
Lênin, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hỗ trợ
Đảng và Nhà nước ngăn ngừa các thế lực thù địch truyền bá các thông tin xuyên
tạc, tiêu cực khỏi các nền tảng mạng xã hội. Tích cực tham gia các hoạt động
Đồn – Hội, tránh “nhạt Đảng, khơ Đồn, xa rời chính trị”.

• Kỹ năng Hội nhập: Sinh viên cần biết trau dồi các kỹ năng hội nhập
trong thời kỳ mới như kiến thức, trình độ ngoại ngữ, tin học; không nên mù

quáng phủ nhận tất cả những sản phẩm Chủ nghĩa Tư bản đã tạo ra mà phải chắt
lọc, kế thừa những thành tựu phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.


×