Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài Tiểu Luận tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dược sĩ chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.9 KB, 22 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

----------
126 Nguyễn Thiện Thành, phường 5, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: (0294) 653 43 44 - 3855246 (162); E-mail:

Website:

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG BỆNH VIỆN
BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

DƯỢC SĨ
Họ và tên:
Ngày sinh:

Đà Lạt, 7/2020
TRÀ VINH, NĂM 2023

LỜI CẢM ƠN

Thưa Thầy, Cô! Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học
Trà Vinh, đã tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp ngành Y tế, để chúng em được tham gia khóa học, em xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến các giảng viên đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia


lớp học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ngành Y tế, em đã có thêm
cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây
chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể tiếp tục
vững bước trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Do chưa có kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong
nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ q Thầy, cơ để bài tiểu
luận được hồn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy, cơ nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc

Em xin chân thành cảm ơn!”

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ………...………………………………………………….1
PHẦN II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ.........................................2
PHẦN III. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.......................................3
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………..…18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

Các chuyên đề trong phần “Kiến thức chung về chính trị, quản lý Nhà nước

và các kỹ năng chung” của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề
nghiệp Dược sĩ hạng III gồm có 05 chuyên đề sau:

- Chuyên đề 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chuyên đề 2. Pháp luật và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Chuyên đề 3. Quản lý nhà nước về Dược.
- Chuyên đề 4. Cải cách hành chính và ứng dụng cơng nghệ thông tin trong lĩnh
vực y tế.
- Chuyên đề 5. Một số kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của dược sĩ
hạng III.
Sau khi được các Thầy, cô giáo của Trường Đại học Trà Vinh trao đổi, giảng dạy
các chuyên đề và nghiên cứu của bản thân, tôi nhận thấy các chuyên đề đã học bổ sung
thêm cho tôi nhiều kiến thức quý báu để vận dụng vào thực tế công tác mang lại hiệu
quả trong hoạt động nghề nghiệp ngày càng tốt hơn. Mỗi chun đề đều có những
thơng tin bổ ích riêng, tuy nhiên với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 (còn gọi là cuộc cách mạng số); trong cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0), những yếu tố mà các nước như
Việt Nam đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ cơng trẻ, dồi dào
sẽ khơng cịn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai,
người lao động có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà cơng nghệ robot có thể tác
động tới từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...Nhận thấy tầm
quan trọng của công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, tơi lựa
chọn chun đề “Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh
viện” để viết báo cáo chuyên đề.

2
PHẦN II
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA CHUYÊN ĐỀ

Trên cơ sở lý luận Chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong

lĩnh vực y tế, thực trạng ứng dụng công nghệ thơng tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hịa
Bình, nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hịa
Bình. Để đạt được mục đích nghiên cứu, báo cáo thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận liên quan đến Chính phủ điện tử và
ứng dụng cơng nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế.

2. Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận về Chính phủ điện tử và ứng dụng
công nghệ thông tin trong bệnh viện.

3. Khái quát thực trạng hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thơng tin của
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hịa Bình.

4. Rút ra bài học học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp.

3
PHẦN III
NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

1. Những nội dung cơ bản của Chính phủ điện tử
Theo định nghĩa của Ngân hàng thế giới: Chính phủ điện tử là việc các cơ quan
của chính phủ sử dụng một cách có hệ thống cơng nghệ thơng tin và viễn thông để
thực hiện các quan hệ với công dân, với doanh nghiệp và các cơ quan hành chính.
Những cơng nghệ này nhằm cải thiện giao dịch giữa Nhà nước với công dân và doanh
nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý, giảm chi phí và bớt tham nhũng thông qua tăng
cường công khai và minh bạch.
Tại Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam do Bộ Thông tin và Truyền
thơng ban hành năm 2015 thì: “Chính phủ điện tử là Chính phủ ứng dụng cơng nghệ
thơng tin nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng
cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân

và doanh nghiệp”.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng đặc trưng của Chính phủ điện tử là việc sử dụng
những tiến bộ của công nghệ thơng tin và truyền thơng nhằm tự động hóa, số hóa và
máy tính hóa các thủ tục hành chính, những cơng việc của Chính phủ để tạo ra phong
cách lãnh đạo mới, các cách thức làm việc mới trong việc xây dựng và quyết định các
chiến lược phát triển, các cách thức giao dịch, giao tiếp để phục vụ người dân và cộng
đồng. Chính phủ điện tử nhằm mục tiêu cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ
của Chính phủ nhằm mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp và các thành phần
kinh tế. Quan trọng hơn nữa, Chính phủ điện tử cịn nhằm mục tiêu tăng cường năng
lực của chính phủ theo hướng quản lý, điều hành hiệu lực, hiệu quả và nâng cao tính
minh bạch nhằm quản lý tốt hơn các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước vì mục
tiêu phát triển thịnh vượng và văn minh.
Chính phủ điện tử là quá trình ứng dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng để
các cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương đổi mới và làm việc hiệu lực,
hiệu quả và minh bạch hơn; cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh
nghiệp và các tổ chức; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân thực hiện
quyền dân chủ của mình trong việc tham gia quản lý nhà nước. Chính phủ điện tử góp

4
phần: i) Đưa chính phủ tới gần dân và đưa dân tới gần Chính phủ, ii) Làm minh bạch
hóa hoạt động của chính phủ, chống tham nhũng, quan liêu, độc quyền, iii) Giúp chính
phủ hoạt động có hiệu quả trong quản lý và phục vụ dân (thơng qua q trình cải cách
hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ cơng).

1.1. Chính phủ điện tử ở Việt Nam
Năm 1997 Việt Nam chính thức kết nối mạng internet toàn cầu, đây là điểm
khởi đầu quan trọng cho sự phát triển internet tại Việt Nam cũng như tạo tiền đề cho
xây dựng Chính phủ điện tử. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ Chính phủ điện tử của
các nước phát triển và các nước trong khu vực, từ những năm 2000, Chính phủ Việt
Nam đã có những phương án và cam kết xây dựng chính phủ điện tử.

Qua 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của
Chính phủ về Chính phủ điện tử, các bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến
rõ nét từ nhận thức đến hành động, tích cực triển khai ứng dụng cơng nghệ thông tin,
tăng cường kết nối liên thông, mở rộng thực hiện cung cấp dịch vụ cơng trực tuyến.
Chính phủ điện tử dần đi vào thực chất, đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của các cơ quan nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng
tốt hơn, cụ thể:
- Về kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản: Đã có 26 bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, hình thành một hệ thống quản lý văn
bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động
nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.
- Về công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ: Đã
có 63/63 tỉnh, thành phố và 19/30 bộ ngành đã công khai tiến độ xử lý hồ sơ trên Cổng
Thơng tin điện tử Chính phủ. Đã thiết lập Trang tin doanh nghiệp và đưa vào vận hành
Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp tại địa chỉ:
; Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của
người dân tại địa chỉ ..
- Về đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và thiết lập Cổng dịch vụ
công Quốc gia:

5
+ Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ
3 và 4 thực hiện tại các Bộ, ngành địa phương năm 2017, có 358 thủ tục hành chính
triển khai dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3, 4 để các bộ, ngành thực hiện trong năm
2017 và 353 thủ tục hành chính triển khai dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3, 4 để các
địa phương thực hiện trong năm 2017.
+ Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã chính thức triển khai Cổng dịch vụ công trực
tuyến nhằm thực hiện cam kết cải cách thủ tục hành chính của Bộ, ngành, địa phương
với người dân và cộng đồng doanh nghiệp; tăng cường kết nối dịch vụ công trực tuyến

với cơ chế một cửa quốc gia (VNSW). Trong năm 2017, nhiều dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, 4 được người dân, doanh nghiệp thực hiện với số lượng hồ sơ được tiếp
nhận và giải quyết rất lớn. Ví dụ: Bộ Công an: 8.834.680 hồ sơ (cấp hộ chiếu và khai
báo tạm trú); Bộ Công Thương 771.661 hồ sơ; Bộ Giáo dục và Đào tạo: 270.000 hồ
sơ; Bộ Giao thông vận tải: 144.189 hồ sơ (cấp giấy phép lái xe và giấy phép kinh
doanh vận tải);...Thành phố Hà Nội: 225.173 hồ sơ,...
Tuy nhiên, việc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử mới chỉ phát huy được
hiệu quả ở một số ngành, lĩnh vực, chưa tạo được sự bứt phá như mong muốn và nhiều
chỉ tiêu vẫn chưa đạt được như kế hoạch đề ra; chưa tạo thành hệ thống thông suốt
giữa các ngành, các cấp; hệ thống các cơ sở dữ liệu quốc gia triển khai còn chậm; hạ
tầng kỹ thuật chưa đồng bộ. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì
Chính phủ điện tử của Việt Nam vẫn cịn một khoảng cách khá xa mới có thể theo kịp,
nếu không tập trung xây dựng và tạo sự bứt phá thì chúng ta sẽ bị tụt hậu và mất nhiều
cơ hội trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất mạnh mẽ.
1.2. Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực y tế
Dịch vụ y tế chính là một loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những
nhu cầu cơ bản của người dân và cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực
cơng mở rộng và nhóm dịch vụ y tế công cộng. Trong cuộc sống, con người ln ln
có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khơng những của bản thân mà của cả gia đình. Khơng
chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ
mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Như vậy, dịch vụ y tế chính là một
loại hàng hóa dịch vụ công đặc thù, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân và
cộng đồng bao gồm hai nhóm dịch vụ thuộc khu vực cơng mở rộng: Nhóm dịch vụ

6
khám, chữa bệnh theo u cầu (mang tính chất hàng hóa tư nhiều hơn có thể áp dụng
cơ chế cạnh tranh trong thị trường này) và nhóm dịch vụ y tế cơng cộng như phịng
chống dịch bệnh (mang tính chất hàng hóa công nhiều hơn)…do Nhà nước hoặc tư
nhân đảm nhiệm.


Hiện nay chất lượng dịch vụ y tế đã đang được nâng lên rõ rệt, tuy nhiên vẫn
còn quá nhiều vấn đề còn tồn tại và cần sớm khắc phục để phục vụ và đáp ứng nhu cầu
chăm sóc sức khỏe của người dân. Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng
dịch vụ đó là đẩy mạnh cung ứng dịch vụ cơng trực tuyến trong lĩnh vực y tế.

Trong thời gian qua, Bộ Y tế và các cơ sở y tế đã tích cực, chủ động đẩy mạnh việc
cung ứng các dịch vụ trên mơi trường mạng. Cùng với đó ngành Bộ Y tế và các cơ sở y tế
đang tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và cung ứng các dịch vụ trực tuyến sau:

- Đăng ký khám bệnh trực tuyến
- Hệ thống khám bệnh từ xa
- Hệ thống thông tin thuốc và cảnh giác dược
- Bệnh án điện tử
- Thanh tốn viện phí qua mạng.
- Cung cấp thông tin khoa học thường thức về chăm sóc sức khỏe
- Đăng ký tiêm chủng trực tuyến, người dân theo dõi được lịch tiêm chủng, các
lần tiêm chủng, kết quả tiêm, và biết được cần làm gì tiếp theo.
2. Những nội dung cơ bản của hệ thống thông tin trong bệnh viện
2.1. Mục tiêu và lợi ích của hệ thống thơng tin bệnh viện
Hệ thống thông tin y tế là một bộ phận của hệ thống thông tin Quốc gia và là
một trong 6 trụ cột của ngành y tế với chức năng chính là thu thập, lưu trữ, xử lý, phân
tích, phiên giải, chuyển tải và phổ biến thông tin. Hệ thống thông tin Y tế không chỉ
cung cấp những thông tin về hoạt động của lĩnh vực y tế mà còn cung cấp các thơng
tin liên quan đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy sản phẩm của Hệ thống đóng
một vai trị quan trọng trong quản lý, điều hành, xây dựng kế hoạch và hoạch định
chính sách của ngành.
Hệ thống thông tin bệnh viện là một bộ phận cấu thành của hệ thống thông tin y
tế. Hệ thống thông tin bệnh viện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
và chăm sóc sức khỏe nhân dân, đồng thời góp phần giảm chi phí, giảm thời gian và


7
tăng cường sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế của bệnh viện. Hệ
thống thông tin bệnh viện sẽ mang lại những lợi ích cơ bản như:

- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giảm phiền hà, nâng cao chất lượng phục vụ
người dân, doanh nghiệp khi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế, các dịch vụ quản lý
hành chính trong ngành y tế, đồng thời tăng cường khả năng giám sát đối với các hoạt
động của ngành.

- Góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực, tính minh bạch của công tác quản lý,
điều hành, chất lượng các dịch vụ y tế và phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp,
qua đó làm tăng sự hài lịng của người dân đối với ngành y tế.

- Giảm bớt gánh nặng công việc hành chính sự vụ; tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phối hợp, hợp tác giữa các cá nhân, đơn vị; hỗ trợ nâng cao chất lượng hoạt động
chuyên môn.

- Góp phần tạo ra mơi trường chăm sóc sức khỏe, mơi trường sống, làm việc hiện
đại, thuận tiện, trong sáng, minh bạch cho người dân, nâng cao hiệu quả và giảm chi tiêu
cho hoạt động chăm sóc sức khoẻ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, định hướng, tư vấn sức khỏe nhân
dân, những công việc này sẽ được làm tốt ngay từ tuyến y tế cơ sở. Chẳng hạn như
việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân: Trong mẫu phiếu quản lý sức khỏe cá nhân
điện tử mà cán bộ y tế nhập dữ liệu vào máy tính để kết nối vào hệ thống dùng chung,
ngồi các thơng tin về tình trạng sức khỏe, bệnh thơng thường của bệnh nhân cịn có cả
nhóm máu, tên bố mẹ bệnh nhân, tên người chăm sóc chính, mã số khám chữa bệnh và
cả số điện thoại di động của người nhận kết quả khám chữa bệnh. Theo đó, sau khi
khám bệnh lần đầu, người dân có thể về ngay chứ khơng cần chờ kết quả, kết quả sẽ
được thông báo qua tin nhắn điện thoại. Với những người đã đi khám sức khỏe định kỳ

trong vòng 1 năm trở lại, nếu còn hồ sơ khám sức khỏe thì khơng cần khám sức khỏe
lần đầu tại trạm y tế mà chỉ cần mang hồ sơ đến để cán bộ nhập dữ liệu vào sổ quản lý
sức khỏe cá nhân điện tử. Việc này khơng chỉ giúp phát huy tối đa hiệu quả phịng
chống bệnh dịch từ tuyến y tế cơ sở mà còn tạo điều kiện cho mọi người thường xuyên
theo dõi tình hình sức khỏe, chủ động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia
đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, là giải pháp lâu dài giảm chi phí về
y tế cho mỗi người và tồn xã hội. Việc triển khai hồ sơ điện tử theo dõi sức khỏe toàn

8
dân giúp địa phương có tầm nhìn tổng qt về tình hình sức khỏe nhân dân trên tồn
địa bàn. Thơng tin trong hồ sơ sẽ được sử dụng cho công tác theo dõi sức khỏe, khám,
chữa bệnh cho người dân; dự báo tình trạng sức khỏe cộng đồng... làm cơ sở thực hiện
các can thiệp dự phòng, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng; từng bước thay thế hệ
thống ghi chép, báo cáo của tuyến y tế cơ sở. Dự án cũng sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng tra
cứu tiền sử sức khỏe người bệnh mà không phải làm lại các xét nghiệm khơng cần
thiết, từ đó, giúp việc chẩn đốn bệnh chính xác hơn, đưa ra những phương án điều trị
hiệu quả hơn. Khi có hồ sơ sức khỏe, mỗi người dân khi cần khám chữa bệnh có thể
dịch chuyển thông suốt trong hệ thống y tế, các thông tin về sức khỏe người bệnh được
cung cấp cho bác sĩ một cách nhanh chóng, chính xác, tạo thuận lợi cho việc chẩn
đoán và điều trị, giúp người bệnh được chăm sóc sức khỏe tồn diện, liên tục và phối
hợp, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, hiệu quả điều
trị cao, giảm bớt chi phí của mỗi người dân cho việc khám chữa bệnh. Đồng thời,
thơng qua đó, giúp cho việc quản lý quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế hiệu quả,
ngành y tế hoạch định chính sách tốt hơn vì có những bằng chứng về thực tiễn.

Cùng với đó lợi ích của hệ thống thơng tin bệnh viện cịn ở các mặt sau:
- Quản lý tốt, chính xác và đồng bộ.
- Tra cứu dữ liệu nhanh, đầy đủ.
- Tăng tốc độ hoạt động, nâng cao hiệu quả.
- Gắn kết các khoa/phòng, và bệnh viện.

- Tiết kiệm chi phí.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ
2.2. Thực trạng hệ thống thông tin bệnh viện
Hiện nay, hệ thống thông tin bệnh viện đã được xây dựng và triển khai ở nhiều
bệnh viện từ tuyến Trung ương đến cơ sở trong cả nước. Việc đưa vào vận hành hệ
thống thông tin bệnh viện đã mang lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho hoạt động của
bệnh viện cũng như cho người bệnh.
Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đã không còn là rào cản lớn trong việc xây
dựng hệ thống thông tin bệnh viện, sự phát triển của công nghệ cùng với giá thành giảm

9
đã giúp cho các bệnh viện có đủ khả năng tiếp cận và trang bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ
thông tin ở mức cơ bản làm nền tảng cho hệ thống thông tin bệnh viện.

Các phần mềm ứng dụng tại bệnh viện đã bắt đầu được kết nối, liên thông giữa
các đơn vị bên trong và giữa các phân hệ trong hệ thống, cùng với việc kết nối, liên
thông với hệ thống thông tin Bảo hiểm y tế.

Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của nhân viên bệnh viện đã được nâng lên
đáng kể, đủ để sử dụng, khai thác và vận hành hệ thống thông tin bệnh viện.

Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện vẫn chưa hồn thiện được hệ thống thơng tin
hiện đại, vẫn còn nhiều khâu, nhiều bộ phận vẫn phải xử lý thông tin thủ công bằng
giấy. Đặc biệt là hệ thống thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền tải dữ liệu y khoa đa
phương tiện - PACS (Picture Archiving and Communication Systems) vẫn chưa được
triển khai hiệu quả, hầu hết việc xử lý, lưu trữ, truyền tải các dữ liệu chẩn đốn hình
ảnh vẫn bằng hình thức tuyền thống.

Một số điểm còn tồn tại hạn chế hiện nay là:

- Còn nhiều bệnh viện lớn có hạ tầng cơng nghệ thơng tin chưa tương xứng với
quy mô của đơn vị.
- Vấn đề đảm bảo an tồn thơng tin chưa được chú trọng đúng mức.
Dữ liệu y khoa vô cùng nhạy cảm và bí mật, do đó u cầu về bảo đảm an toàn
đối với loại dữ liệu này rất cao. Việc bảo mật dữ liệu đòi hỏi vấn đề phân quyền trên
các loại dữ liệu này cũng rất phức tạp. Việc xác định ai được phép xem dữ liệu, ai
được phép thao tác dữ liệu, ai chịu trách nhiệm trên dữ liệu cũng khá phức tạp vì trong
bệnh viện đang tồn tại hai vai trò: bác sĩ, điều dưỡng cùng thực hiện các cơng việc này.
Thường thì bác sĩ là người ra y lệnh, nhưng người thao tác là điều dưỡng. Việc thay
đổi quyền hạn trên dữ liệu theo tình huống cũng vơ cùng phức tạp. Cùng với đó, dữ
liệu y khoa cần phải được lưu trữ trong mười năm, đây là một quãng thời gian khá dài,
do đó vấn đề an toàn cho dữ liệu cũng được đặt trọng. Dữ liệu cần phải có cơ chế bảo
vệ cho việc lưu trữ lâu dài, ổn định và đồng bộ.
- Có quá nhiều các phần mềm được dùng trong các cơ sở y tế: Các bệnh viện tại
Việt Nam hiện đang sử dụng trên 1.000 phần mềm khác nhau, nhưng các phần mềm
này hầu như không được xây dựng trên một tiêu chuẩn chung để có thể kết nối, trao
đổi với nhau được. Cùng với đó là các phần mềm ứng dụng đa phần là nhỏ lẻ, rời rạc

10
và chỉ nhằm giải quyết được những công việc cụ thể riêng biệt mà khơng có định
hướng giải quyết các vấn đề tổng thể.

- Các hệ thống thơng tin bệnh viện có kết nối nhưng ít hoặc không liên thông:
Thời điểm năm 2018, Bảo hiểm y tế đã kết nối dữ liệu với 12.000 cơ sở y tế (khoảng
99,5%), nhưng mới chỉ có 30% cơ sở y tế thực hiện cập nhật dữ liệu theo ngày, 30%
cơ sở y tế cập nhật chậm (khi người bệnh đã ra khỏi viện) và còn tới 40% cơ sở y tế
chưa thực hiện việc liên thông kết nối dữ liệu khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Điều này
làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý, phối hợp giữa các đơn vị trong việc nâng cao
chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân.


- Dữ liệu trùng lặp, không đồng nhất giữa các đơn vị. Dữ liệu khơng tồn vẹn
hoặc không đầy đủ, không xác định cụ thể các thông tin mới được tạo ra hoặc kết xuất
từ các hệ thống thơng tin có liên quan... Các bộ mã danh mục dùng chung cho các cơ
sở y tế còn chưa đầy đủ, nhất là danh mục kỹ thuật, vật tư y tế và danh mục thuốc chữa
bệnh... Từ đó gây ra tình trạng thiếu đồng bộ và ảnh hưởng đến việc kết nối, liên thông
trong việc trao đổi, chia sẻ và xử lý các thông tin dữ liệu. Cùng với đó là các cơ sở dữ
liệu của các hệ thống thơng tin cịn thiếu nhiều, và nếu có thì tình trạng không cùng
cấu trúc vẫn xảy ra.

- Có sự chênh lệch khá lớn về nhân lực công nghệ thông tin giữa tuyến trên và
tuyến dưới, đặc biệt là bệnh viện tuyến quận huyện vẫn còn rào cản lớn trong việc sử
dụng, khai thác và vận hành hệ thống thông tin. Việc định hướng xây dựng hệ thống
thông tin đồng bộ, hiện đại vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cùng với đó là các quy
định về tiêu chuẩn kỹ thuật, danh mục mã dùng chung vẫn chậm được ban hành từ các
cấp quản lý.

- Các quy định, thủ tục về đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đối với đơn vị
sự nghiệp ngành y tế chưa rõ ràng, thống nhất...

2.3. Hoàn thiện và sử dụng hệ thống thông tin bệnh viện
Để hồn thiện hệ thống thơng tin bệnh viện, trước mắt cần tập trung nâng cấp
và đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, cùng với đó là những kế hoạch
tổng thể từ các nhà quản lý ngành và lãnh đạo các cơ sở y tế về xây dựng và hoàn thiện
hệ thống thông tin bệnh viện. Bởi hệ thống thông tin bệnh viện không thể hoạt động
độc lập, riêng lẻ tại từng bệnh viện mà trong xu thế liên thông về bảo hiểm y tế, liên

11
thông về bệnh án, liên thơng về kết quả xét nghiệm ... thì không thể hoạt động theo
kiểu mạnh ai nấy chạy được.


Để hoàn thiện và sử dụng hệ thống thơng tin bệnh viện thì cần tập trung xây
dựng và hoàn thiện các điểm cơ bản sau:

2.3.1. Thống nhất tiêu chuẩn chung trong trao đổi thông tin y tế
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 đề cao vai trị kết nối liên thông, biến thế giới
ảo thành thế giới thực. Các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang sử dụng trên 1000 phần
mềm khác nhau với rất nhiều các chủng loại định dạng dữ liệu khác nhau, thực tế địi
hỏi khơng thể có phần mềm dùng chung mà phải xây dựng một tiêu chuẩn chung để
kết nối các phần mềm, yêu cầu cấp thiết cần có chuẩn mạng riêng cho y tế là một điều
không thể tránh khỏi.
Hiện nay tiêu chuẩn HL7 được Bộ Y tế quan tâm và áp dụng, bởi vì tiêu chuẩn
HL7 tạo ra “khả năng tương thích giữa các hệ thống quản lý bệnh nhân điện tử, hệ
thống quản lý phịng khám, hệ thống thơng tin của phịng xét nghiệm, nhà ăn, nhà
thuốc, phịng kế tốn cũng như hệ thống bản ghi sức khỏa điện tử (HER – electronic
health record) và hệ thống bản ghi y tế điện tử (EMR – electronic medical record).
HL7 có thể được cung cấp miễn phí nhưng bản quyền khá nghiêm ngặt
Ngoài tiêu chuẩn HL7 nêu trên, hệ thống thông tin y tế cần thống nhất sử dụng
các tiêu chuẩn hình ảnh số và truyền tải trong y tế( DICOM); tiêu chuẩn kết nối, liên
thông và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng và thiết bị y tế (ISO/IEEE 11073); tiêu
chuẩn trao đổi và chia sẻ các chỉ số, siêu dữ liệu thống kê trong lĩnh vực y tế (SDMX-
HD)...
2.3.2. Chuẩn hóa dữ liệu danh mục dùng chung tại cơ sở y tế
Chuẩn hóa dữ liệu danh mục dùng chung tại cơ sở y tế là một điều kiện không
thể thiếu để liên thông giữa các cơ sở y tế và các cơ quan quản lý liên quan, hiện nay
Bộ Y tế đã ban hành bộ mã danh mục dùng chung gồm 9 danh mục sau:
- Danh mục mã dịch vụ kỹ thuật;
- Danh mục mã tiền giường theo hạng bệnh viện;
- Danh mục mã thuốc tân dược;
- Danh mục mã thuốc và vị thuốc y học cổ truyền;
- Danh mục mã bệnh y học cổ truyền;


12
- Danh mục mã vật tư y tế;
- Danh mục mã máu và chế phẩm máu;
- Danh mục mã bệnh theo ICD 10;
- Danh mục mã xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh, chẩn đốn hình ảnh và
nội soi.
2.3.3. Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin
- Bảo đảm hạ tầng máy chủ và các thiết bị đi kèm có đủ công suất, hiệu năng, tốc
độ xử lý truy xuất dữ liệu, đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động y tế trên mơi trường
mạng; có tính sẵn sàng cao, cơ chế dự phòng linh hoạt để hoạt động liên tục.
- Hệ thống mạng được thiết kế, triển khai phù hợp, có băng thơng đáp ứng mục
đích sử dụng; có phương án dự phòng đầy đủ bảo đảm hoạt động của hệ thống mạng.
- Cơ sở dữ liệu sử dụng cho các hoạt động y tế trên môi trường mạng phải ổn
định; xử lý, lưu trữ được khối lượng dữ liệu theo yêu cầu nghiệp vụ.
2.3.4. Điều kiện về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin
- Có chính sách về an tồn, bảo mật thơng tin phù hợp với quy định về an toàn,
bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của Nhà nước và quy chế an tồn bảo mật thơng
tin của cơ quan.
- Bảo đảm có biện pháp kỹ thuật cho phép kiểm soát các truy cập đối với hệ
thống mạng.
- Có biện pháp phát hiện và phịng chống xâm nhập, phòng chống phát tán mã
độc hại cho hệ thống; có chính sách cập nhật định kỳ các bản vá lỗi hệ thống, cập nhật
cấu hình cho các thiết bị.
- Có cơ chế bảo vệ và phân quyền truy cập đối với các tài nguyên cơ sở dữ liệu; ghi
nhật ký đối với các truy cập cơ sở dữ liệu, các thao tác đối với cấu hình cơ sở dữ liệu; có
phương án sao lưu dữ liệu, bảo đảm khơi phục dữ liệu trong trường hợp cần thiết.
- Có các giải pháp ngăn chặn các hình thức tấn cơng cơ sở dữ liệu.
- Áp dụng các giải pháp kỹ thuật để phát hiện, xử lý kịp thời các cuộc tấn công
vào hệ thống mạng.

- Có biện pháp phịng chống rủi ro và thảm họa cơng nghệ thơng tin một cách có hệ
thống nhằm hạn chế tối đa những rủi ro của hoạt động y tế trên môi trường mạng.
2.3.5. Điều kiện về nhân lực

13
- Bảo đảm nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin (về số lượng, trình độ)
đáp ứng được yêu cầu hoạt động y tế trên môi trường mạng của cơ quan.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cơng nghệ thông tin
cho nhân lực tham gia vào hoạt động y tế trên môi trường mạng.
- Trường hợp thuê nhân lực bên ngoài, nhân lực tham gia hoạt động y tế trên môi
trường mạng của đơn vị được thuê phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.
3. Thực trạng hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin của Bệnh
viện đa khoa tỉnh Hịa Bình
3.1. Giới thiệu một số nét về tỉnh Hịa Bình

Hịa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc Việt Nam có diện tích 4.608 km2, với
11 đơn vị hành chính, gồm 01 thành phố và 09 huyện, chia thành 210 đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn, phía Bắc giáp Thủ đơ Hà Nội, phía Đơng giáp Phú Thọ,
phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hóa, phía Tây giáp Sơn La. Hịa Bình nằm trên
trục đường quốc lộ 6 nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc.

Hịa Bình có số dân khoảng 817.400 người. Đại bộ phận người dân là người
dân tộc thiểu số, sống ở các huyện vùng núi có thu thập rất thấp, trong đó người
Mường chiếm tới 62,2%, kế đến là người Kinh với 22,1%; ngồi ra cịn có một số dân
tộc thiểu số khác như Tày, Nùng, Dao…Các ngành kinh tế chủ đạo là nông, lâm
nghiệp, thủy sản, công nghiêp-xây dựng và dịch vụ.

3.2. Hệ thống thông tin tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.
3.2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nội bộ.
Bệnh viện đa khoa tỉnh đang từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

vào công tác khám chữa bệnh cũng như công tác chuyên môn. Đã sử dụng các phần
mềm chuyên dụng vào công việc để quản lý tài sản, quản lý bệnh án, thông tin bệnh
nhân. Một số phần mềm ứng dụng đang sử dụng trong công việc của đơn vị:
Phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm (triển khai năm 2013);
Phần mềm báo cáo chương trình phịng chống Lao (triển khai năm 2013);
Phần mềm báo cáo chương trình phịng chống sốt rét (triển khai năm 2013);
Phần mềm báo cáo chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản (triển khai năm 2014);
Phần mềm kế toán MISA, Phần mềm quản lý tài sản (triển khai năm 2014);
Phần mềm kiểm tra chất lượng bệnh viện (triển khai năm 2014);
Bộ phần mềm quản lý nhân sự Microsoft Office (triên khai năm 2015);
Phần mềm quản lý hành nghề khám, chữa bệnh (triển khai năm 2016);

14
Phần mềm báo cáo chuyển tuyến khám chữa bệnh (triển khai năm 2016);
Phần mềm quản lý khám chữa bệnh VNPTHIS (triển khai năm 2016);
Phần mềm quản lý tiêm chủng của Bộ Y tế (triển khai năm 2017);
Một số phần mềm ứng dụng khác: Phần mềm Quản lý công văn.
Phần mềm bệnh án điện tử (Bệnh án nội trú, bện án ngoại trú) cho Bệnh viện đa
khoa tỉnh (triển khai năm 2018);
Thực hiện đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hầu hết các công việc để giảm
thiểu thời gian và tăng kết quả công việc.
3.2.2. Hạ tầng kỹ thuật.
* Hạ tầng mạng:
- Bệnh viện đa khoa tỉnh: 100% máy tính, máy in kết nối Internet; triển khai hệ
thống mạng Lan, có phòng máy chủ riêng với 02 máy chủ (đã trang bị hệ thống báo
cháy, điều hòa, chống sét, máy hút ẩm, thiết bị bảo mật, camera an ninh, lưu điện,.).
* Trang thiết bị:
Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) của Bệnh viện đa khoa tỉnh đã được đầu
tư và đang tiếp tục được nâng cấp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc và thúc
đẩy đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác khám chữa bệnh và các

công việc chuyên môn.
Hệ thống sao lưu dữ liệu tự động hàng ngày giữa máy chủ hoạt động chính và
máy chủ dự phịng để đảm bảo dữ liệu khám chữa bệnh của toàn Bệnh viện đa khoa
tỉnh không bị mất và hệ thống máy chủ, máy trạm của tồn Trung tâm Y tế hoạt động
bình thường khi máy chủ chính gặp sự cố.
Triển khai hệ thống đăng ký lấy số tự động cho bệnh nhân đăng ký khám bệnh;
lắp mới hệ thống màn hình hiển thị thơng tin bệnh nhân vào khám bệnh, loa gọi bệnh
nhân vào khám…..
Trang thiết bị: Hệ thống máy tính, máy in đã từng bước được đầu tư mới và
nâng cấp, nhưng vẫn còn rất nhiều máy tính, máy in qua thời gian dài sử dụng đã cũ và
hay hỏng cần được thay thế.
3.2.3. Nguồn nhân lực.
Bệnh viện đa khoa tỉnh có 12 viên chức cơng nghệ thơng tin, 850/1.100 viên
chức có chứng chỉ tin học văn phịng ; tuy nhiên việc sử dụng, ứng dụng công nghệ

15
thơng tin cịn hạn chế, đặc biệt là tuyến xã.

3.2.4. Kết quả bước đầu thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin.
Từ khi triển khai ứng dụng cơng nghệ thơng tin chất lượng các cơng việc có các
phần mềm ứng dụng đã triển khai nêu trên nói chung, chất lượng dịch vụ y tế đã được
cải thiện rõ rệt, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh khi đăng ký khám chữa bệnh,
thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thanh toán khi ra viện,….
Hệ thống bệnh án điện tử được kết nối với hệ thống cận lâm sàng đã giảm đáng
kể thời gian cho việc làm hồ sơ bệnh án, từ đó thầy thuốc có nhiều thời gian hơn cho
việc thăm khám, chăm sóc, điều trị bệnh nhân.
3.2.5. Ứng dụng công nghệ thơng tin trong tiếp nhận – thu phí – BHYT:
Chức năng tiếp nhận giúp ghi thông tin định danh bệnh nhân như họ tên, tuổi,
giới. Ghi nhận thông tin theo từng đợt khám như nơi chuyển đến, chẩn đoán tuyến
trước... Xếp loại đối tượng bệnh nhân.

Chức năng thu phí: tùy theo loại đối tượng bệnh nhân mà cách tính phí khác
nhau. Điều này quan trọng vì cách tính phí của BHYT khác nhau tùy đối tượng.
Chức năng kiểm tra BHYT: sau mỗi đợt khám, phần mềm sẽ tự kiểm tra tính
hợp lệ cho đối tựơng BHYT và lưu thơng tin hóa đơn để lập báo cáo tài chính BHYT.
Phần mềm có chức năng chuyển đổi đối tượng để giải quyết các vấn đề quên thẻ
hoặc thẻ hết hạn sử dụng.
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phân hệ phòng khám:
Bảng danh sách bệnh nhân chờ: BN đăng ký khám phòng khám nào thì tên bệnh
nhân sẽ vào danh sách chờ của phịng khám đó.
Chức năng ghi sinh hiệu, tiền sử bệnh, các tình trạng đặc biệt như có thai, cho
chon bú, bệnh tiểu đường... làm cơ sở cho việc kê đơn thuốc an toàn.
Chức năng khám, ghi triệu chứng.
Chức năng ghi y lệnh, chỉ định cận lâm sàng. Chức năng này giúp BS hoàn tất 1
y lệnh một cách nhanh chóng. BS biết giá tiền của một phiếu chỉ định để tùy chỉnh cho
từng bệnh nhân.
Chức năng kê đơn thuốc: các đơn thuốc được tự động hóa về cách kê đơn, kiểm
tra trùng thuốc, trùng hoạt chất, tương tác thuốc, chống chỉ định trong trường hợp đặc
biệt.

16
Các xử trí khác: chuyển khám chuyên khoa khác, chuyển viện, nhập viện, tư
vấn, bỏ khám.
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin đối với dược ngoại trú:
Chức năng nhập thuốc, định giá thuốc, xuất thuốc được thiết kế nhiều option
tùy mơ hình quản lý của bệnh viện.
Phân hệ dược nối kết với phân hệ đơn thuốc điện tử để cung cấp thông tin về số
lượng, đơn giá cho bác sĩ biết. Ngược lại, các đơn thuốc của BS cũng được chuyển đến
phân hệ dược để khoa dược xuất bán mà không cần phải nhập liệu và tính tốn lại.
Dược ngoại trú BHYT dùng để phát thuốc cho đối tượng BHYT có mối quan hệ
chặt chẽ với phân hệ thẩm định BHYT, chỉ cấp thuốc sau khi đã được duyệt.

3.2.8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống quản lý dược bệnh viện
Hệ thống kho thuốc: bao gồm kho chẵn có chức năng thu mua và phân phối
thuốc cho kho lẻ; các kho lẻ được xem như các kho phân loại thuốc.
Hệ thống dược nội trú: dùng để tổng hợp yêu cầu thuốc, gửi đến các kho, nhận
thuốc về khoa và phân phối cho bệnh nhân
Hệ thống tủ trực: tại các khoa cấp cứu, khoa thủ thuật đều có tủ trực để quản lý
các thuốc cần dùng ngay.
Hệ thống quản lý vật tư y tế và sinh phẩm: để quản lý vật tư y tế, oxy, sinh
phẩm huyết học, hóa chất...
2.3.9. Một số khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị.
- Nguồn ngân sách Nhà nước hàng năm cấp cho ứng dụng cơng nghệ thơng tin
cịn hạn chế, chi phí cho ứng dụng công nghệ thông tin chưa được kết cấu trong giá
dịch vụ Y tế, trong khi nguồn quỹ phát triển sự nghiệp của đơn vị còn hạn chế nên việc
đầu tư cho ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị còn hạn chế.
- Trình độ cơng nghệ thơng tin của viên chức, đặc biệt là tuyến xã còn hạn chế.
- Danh mục kỹ thuật, danh mục kỹ thuật tương đương trong khám chữa bệnh do
Bộ Y tế ban hành còn quá nhiều, khó khăn cho việc áp dụng thanh tốn.
- Phẩn mềm thiếu tính năng: phần mềm chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi có đủ
tính năng liên hồn.
- Sử dụng phần mềm thiếu tính năng hoặc khơng liên hồn sẽ gây gián đoạn dữ
liệu. Người dùng sẽ phải nhập liệu lại nhiều lần thông tin bệnh nhân. Dữ liệu bệnh

17
nhân không liên kết nhau, gây khó khăn trong việc truy lục hồ sơ.

- Phần mềm do các cơng ty khơng có chun mơn y tế: muốn xây dựng một
phần mềm đáp ứng được yêu cầu quản lý thì địi hỏi cơng ty phần mềm phải có kiến
thức chun mơn về y khoa quản lý và y khoa chuyên môn. Người thiết kế phải am
hiểu hoạt động bệnh viện như một giám đốc bệnh viện đầy kinh nghiệm thì mới tính
hết mọi tình huống có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.


- Phần mềm chưa qua trải nghiệm thực tế: tính năng phần mềm ngay sau khi áp
dụng lần đầu sẽ rất nhiều thiếu khuyết và được bổ sung dần trong quá trình trải nghiệm
thực tế. Chính người dùng là bác sĩ, y tá, lãnh đạo bệnh viện phản ánh thiếu sót, góp ý
bổ sung tính năng đến mức hoàn thiện. Những phần mềm chưa qua trải nghiệm ở
nhiều bệnh viện khác nhau sẽ không đáp ứng đầy đủ yêu cầu hoạt động của bệnh viện.

PHẦN IV


×