Tải bản đầy đủ (.pdf) (290 trang)

Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.88 MB, 290 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------***----------

----------***----------

Lưu Việt Thắng

Lưu Việt Thắng

TIỂU LUẬN TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

NGHỆ THUẬT TTRẠAINVGIỆTRTÍ NKIAẾMN THRIÚỆCNBẰNNAGYGẠCH ĐẤT NUNG

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Ngành: LMýãlusốậ:n9v2a1̀ 0lị1ch01sử mỹ thuật

Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT



THAO VÀ DU LỊCH Hà Nội - 2024

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------***----------

Lưu Việt Thắng

NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ MỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học Nghiên cứu sinh

GS.TS Trương Quốc Bình Lưu Việt Thắng

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương

Hà Nội - 2024

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sĩ Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất
nung tại Việt Nam hiện nay là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các trích dẫn, số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa được công
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Tơi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Lưu Việt Thắng

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................iv
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................9
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................................9
1.1.1. Nhóm tài liệu về Nghệ thuật, Mỹ thuật học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
của đề tài .....................................................................................................................9
1.1.2. Nhóm tài liệu về Design, Thiết kế Kiến trúc, Nội ngoại thất liên quan đến đối
tượng nghiên cứu của đề tài......................................................................................16
1.1.3. Nhóm tài liệu liên ngành (Triết học, Mỹ học, Tâm lý học nghệ thuật, Sử học, Văn
hóa học, Dân tộc học…) liên quan đến cơ sở lý thuyết, lý luận của đề tài...................19
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................24
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài.................................................................24
1.2.2. Cơ sở thẩm mĩ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung..........33
1.2.3. Lý thuyết nghiên cứu .......................................................................................37
1.3. Khái quát về đối tượng nghiên cứu ....................................................................44

1.3.1. Khái quát về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trên thế giới
................................................................................................................................... 44
1.3.2. Khái quát về Nghệ thuật trang trí kiến trúc truyền thống Việt bằng gạch
đất nung ....................................................................................................................47
Tiểu kết......................................................................................................................54
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ KIẾN TRÚC
BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY.............55
2.1. Biểu hiện của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung qua một số cơng
trình tiêu biểu ............................................................................................................55
2.1.1. Cơng trình nhà ở .............................................................................................55
2.1.2 Cơng trình nhà cơng cộng ................................................................................68
2.2. Biểu hiện về ngơn ngữ của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại
Việt Nam từ năm 2000 đến nay ................................................................................84
2.2.1. Hình khối .........................................................................................................84
2.2.2. Cấu trúc trang trí ............................................................................................85
2.2.3. Màu sắc, ánh sáng và chất cảm ......................................................................91
2.2.4. Tổ chức không gian .........................................................................................96
Tiểu kết......................................................................................................................98

iii

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ BÀN LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRANG
TRÍ KIẾN TRÚC BẰNG GẠCH ĐẤT NUNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY....100
3.1. Đặc điểm của Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam
hiện nay ...................................................................................................................100
3.1.1. Ngơn ngữ trang trí thể hiện tính đặc thù của vật liệu...................................100
3.1.2. Thể hiện sự tương hợp với tinh thần thời đại................................................101
3.1.3. Thể hiện tính đa dạng, đa chức năng............................................................107
3.1.4. Thể hiện tính kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống .........................110
3.2. Các giá trị của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam

hiện nay............................................................................................................................112
3.2.1. Giá trị nghệ thuật ..........................................................................................112
3.2.2. Giá trị kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội.......................................................115
3.3. Bàn luận về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................118
3.3.1. Những chuyển biến trong nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại
Việt Nam từ năm 2000 đến nay .......................................................................................118
3.3.2. Xu hướng của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung trên thế giới
và Việt Nam .............................................................................................................126
3.3.3. Một số bài học kinh nghiệm từ thực tế..................................................................131
3.3.4. Hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung Việt Nam
hiện đại....................................................................................................................138
Tiểu kết..............................................................................................................................150
KẾT LUẬN .....................................................................................................................152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ....................157
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................158
PHỤ LỤC.........................................................................................................................175

iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
D : Dài
H : Hình
KT : Kích thước
LL& LSMT : Lý luận và lịch sử mỹ thuật
NCS : Nghiên cứu sinh
NTK : Nhà thiết kế
NTTH : Nghệ thuật tạo hình

Nxb : Nhà xuất bản
PL : Phụ lục
QTDTCĐ : Quần thể Di tích Cố đơ (Huế)
R : Rộng
STT : Số thứ tự
TK : Thế kỉ
TP : Thành phố
Tr : Trang
VHTT&DL :Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật trang trí là hoạt động mĩ thuật nhằm làm đẹp cho đối tượng, sản
phẩm, không gian và môi trường sinh hoạt, phục vụ mọi nhu cầu vật chất và tinh thần
của con người thơng qua sáng tạo. Nó kết hợp yếu tố mỹ thuật, vật liệu và công nghệ
để tạo ra các sản phẩm vừa mang tính thẩm mĩ, đáp ứng yêu cầu về chức năng, xây
dựng không gian sống với chất lượng văn hóa cao.
Nghệ thuật trang trí kiến trúc là việc sáng tạo và sắp xếp các yếu tố như hình
khối, màu sắc, không gian và vật liệu để tạo ra khơng gian sống hoặc làm việc thẩm
mĩ, hài hịa và chức năng. Trong đó, trang trí kiến trúc tập trung vào việc làm đẹp và
tạo điểm nhấn cho các chi tiết, thành phần bên trong và bên ngồi cơng trình kiến
trúc, nhằm nâng cao tính thẩm mĩ và bằng cách sử dụng ngun lý tạo hình trang trí
trong mỹ thuật. Các sản phẩm của nghệ thuật trang trí kiến trúc thể hiện sự kết hợp
giữa ý tưởng, năng lực mỹ thuật và kĩ thuật thực hiện.
Gạch đất nung là một vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, được làm từ
đất sét hay đất sình nhiều mùn, qua nhiều cơng đoạn như lọc đất, tạo hình, phơi khơ
rồi được đưa vào lị nung qua lửa để chuyển hóa thành một dạng vật chất ở thể rắn.
Bởi hấp thụ năng lượng của đất trời nên các loại gạch đất nung tạo cảm giác tự nhiên,

gần gũi, đầm ấm, sự đa dạng về màu sắc, hình thức, kiểu dáng cho khơng gian ứng
dụng, mang lại hiệu quả về chất cảm và tính thẩm mĩ cao.
Trong trang trí kiến trúc Việt Nam hiện nay, đặc biệt ở giai đoạn năm 2000 trở
lại đây, hòa chung vào bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập văn hóa trong nền kinh tế
toàn cầu, người dân ở các tỉnh thành lớn bắt đầu chú trọng đến nhu cầu vật chất, tinh
thần, hướng đến chất lượng sống ngày càng cao, lĩnh vực nghệ thuật này có nhiều
chuyển biến, thể hiện sự đa dạng và đổi mới đáng kể. Đặc biệt, cùng với tinh thần
chung của design thế giới, sự kết hợp giữa không gian kiến trúc, nội, ngoại thất hiện
đại và vật liệu truyền thống đang trở thành xu hướng quan trọng, chiếm ưu thế trên
thị trường. Những năm gần đây, nhiều cơng trình sử dụng vật liệu truyền thống của
Việt Nam đã được giới chun mơn quốc tế đón nhận và đạt được các giải thưởng

2

giá trị trong và ngồi nước, như cơng trình sử dụng kết cấu tre của kiến trúc sư Võ
Trọng Nghĩa hay sử dụng vật liệu gạch đất nện của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào…
là những minh chứng cho sự nở rộ và thành công của hướng đi này.

Nhìn chung, việc trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung các cơng trình tại Việt
Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển đầy tiềm năng và cơ hội. Nó khơng chỉ
thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực nghệ thuật này, mà cịn làm phong phú thêm đời
sống văn hóa và thẩm mĩ trong xã hội, bởi vậy, rất cần được sự quan tâm chú ý ở
nhiều góc độ khác nhau như nghiên cứu, đào tạo và thực tế sáng tạo. Tuy nhiên, cho
đến hiện tại, những cơng trình nghiên cứu chun sâu về Nghệ thuật trang trí kiến
trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam không nhiều. Những nghiên cứu về gạch của
các tác giả trên thế giới hầu hết mới chỉ đề cập dưới góc độ văn hóa, lịch sử, công
nghệ, kĩ thuật, kiến trúc, xây dựng. Ở Việt Nam, những nghiên cứu tập trung ở mảng
nghệ thuật trang trí sử dụng gạch đất nung trong kiến trúc truyền thống, song, chưa
có cơng trình nghiên cứu chun sâu nào đề cập tới vật liệu này ở giai đoạn hiện tại,
đứng từ góc nhìn của Mỹ thuật kết hợp với hướng tiếp cận liên ngành.


Là một giảng viên, một nhà thiết kế đam mê khai thác ứng dụng các vật liệu
truyền thống vào các cơng trình hiện đại, nghiên cứu sinh (NCS) nhận thấy việc nghiên
cứu những biểu hiện tạo hình, đặc điểm, giá trị và hướng phát triển Nghệ thuật trang trí
kiến trúc bằng gạch đất nung hiện đạilà một việc làm cần thiết và đáng lưu tâm trong lĩnh
vực lý luận mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng và đào tạo nhà thiết kế chuyên nghiệp. Với
những lý do nêu trên, NCS đã chọn lựa đề tài: Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch
đất nung tại Việt Nam hiện nay làm luận án Tiến sĩ chuyên ngành LL& LSMT.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Nhận diện đặc điểm, giá trị Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung
tại Việt Nam hiện nay (giai đoạn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI) và hướng phát triển
vật liệu này ở hiện tại và tương lai.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ chính đặt ra như sau:

3

- Tổng hợp, thu thập tư liệu, tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận về
Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung.

- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn và phân tích, đánh giá những biểu hiện của Nghệ
thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại một số cơng trình tiêu biểu tại Việt
Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay.

- Đưa ra một số nhận định, nhận diện đặc điểm, giá trị và gợi ý hướng phát
triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam ở hiện tại và
tương lai.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung - cách
thức mà gạch đất nung được sử dụng để trang trí trong kiến trúc, khách thể nghiên
cứu là các cơng trình kiến trúc (nhà ở, nhà công cộng) tiêu biểu tại Việt Nam hiện
nay (giai đoạn hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI ).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trong nội dung khảo sát, luận án thống kê hơn 100 cơng trình
sử dụng gạch đất nung trong cả nước, nhưng trong nội dung luận án này, luận án giới
hạn việc nghiên cứu, phân tích Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung của
một số cơng trình tiêu biểu tại một số tỉnh thành lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành
phố Hồ Chí Minh, Long An, được thiết kế, xây dựng từ năm 2000 đến nay, bởi đây
là những địa bàn tập trung những cơng trình sử dụng gạch đất nung điển hình nhất,
phần lớn các cơng trình này đã được trao tặng giải thưởng của quốc gia và quốc tế.
Những tiêu chí để lựa chọn các cơng trình tiêu biểu này là:
1. Sử dụng vật liệu gạch nung (viên gạch nung dùng trong xây dựng, để mộc,
khơng trát vữa, qt sơn vơi phủ ngồi, có dạng hình khối đơn giản như khối chữ nhật
hoặc vng- bởi hình khối càng đơn giản, càng có nhiều biến số trong triển khai cấu
trúc trang trí dạng mơ-đun) trong trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất, cụ thể là cho các
cơng trình kiến trúc dân dụng (dạng nhà ở và nhà cơng cộng - văn phịng cơng ty, nhà
hàng ẩm thực, quán cà phê, khách sạn, bảo tàng, trường học…).

4

2. Do các nhà thiết kế, kiến trúc sư trong và ngoài nước thực hiện, cơng trình
được xây dựng tại Việt Nam trong khoảng hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI (từ năm
2000 đến 2022).

3. Trong số này, có những cơng trình đã được nhận các giải thưởng trong nước
và quốc tế, hoặc được đăng tải và bình chọn là cơng trình nhà đẹp trên các tạp chí kiến

trúc, nội, ngoại thất, hoặc được công chúng, xã hội và giới chuyên môn đánh giá cao,
đem lại hiệu quả về thẩm mĩ, phù hợp tính ứng dụng, cơng năng.

- Về thời gian
Giai đoạn đổi mới, chính sách “mở cửa” tạo đà phát triển kinh tế của đất nước
thông thường được tính từ mốc năm 1986, tuy nhiên, đối với lĩnh vực Nghệ thuật
trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung, phải từ năm 2000 trở đi mới có thể nhận thấy
những chuyển biến, thay đổi rõ rệt hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy, luận án lựa
chọn giai đoạn nghiên cứu Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt
Nam trong khoảng hai thập kỉ đầu của thế kỉ XXI (từ năm 2000 đến 2022). Đây là
khoảng thời gian đủ dài để có thể nhìn nhận, đánh giá rõ hơn về quá trình phát triển
của lĩnh vực nghệ thuật này.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 1. Gạch đất nung trong các cơng trình kiến trúc trên thế giới và Việt Nam
đã được sử dụng như thế nào?
Câu 2. Ngơn ngữ Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam
hiện nay có những biểu hiện gì?
Câu 3. Đặc điểm và giá trị của Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất
nung tại Việt Nam hiện nay?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1
Gạch đất nung là một trong những vật liệu xây dựng có lịch sử lâu đời, có ở
nhiều cơng trình kiến trúc đặc sắc trên thế giới, thể hiện nét bản sắc riêng của mỗi
vùng văn hóa và quốc gia. Ở Việt Nam, gạch đất nung đã được sử dụng từ hàng ngàn
năm nay, đóng vai trị quan trọng trong việc trang trí kiến trúc, nội ngoại thất truyền

5

thống, tạo nên những di sản văn hóa độc đáo của dân tộc với những đặc điểm như:

phong phú về hình thức, chủng loại, góp phần tạo điểm nhấn cho kiến trúc, chú trọng
tính đăng đối, tính chính phụ trong thiết kế tổng thể, ngôn ngữ chủ đạo là mô típ hoa
văn, biểu tượng truyền thống trang trí trên bề mặt viên gạch. Ở hiện tại, với nhiều ưu
điểm nổi trội như tính thân thiện, tính bền vững, dễ thích ứng, tích đọng những giá trị
văn hóa, lịch sử, gạch đất nung được sử dụng nhiều trong trang trí nội ngoại thất các
cơng trình kiến trúc hiện đại, tạo sự đặc sắc riêng, dung hịa giữa cơng trình với mơi
trường và khơng gian văn hóa truyền thống địa phương và góp phần bảo tồn, phát
huy di sản văn hóa, kết nối quá khứ với hiện tại.

Giả thuyết 2: Sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại trong thiết
kế trang trí và kĩ thuật đã làm tăng giá trị thẩm mĩ và công năng của vật liệu gạch đất
nung, tạo ra không gian sống đẳng cấp, tinh tế, độc đáo, và chứng tỏ sự phát triển,
đổi mới không ngừng trong lĩnh vực này. Vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí kiến trúc
bằng gạch đất nung Việt Nam hiện nay được thể hiện qua những hình khối kiến trúc
đặc sắc, cấu trúc mơ típ hoa văn phong phú ở dạng 2D, 3D từ đơn giản đến phức tạp,
màu sắc và ánh sáng hấp dẫn, tổ chức không gian mang nét độc đáo riêng của vật liệu
dựa trên các nguyên tắc về nhịp điệu, tỉ lệ, điểm nhấn, tương phản... Các mơ típ truyền
thống vẫn cịn giá trị trong xã hội hiện đại, nhưng được biểu hiện trong các phong
cách, kĩ thuật mới, đồng thời, các mơ típ dạng hình học, các yếu tố đối xứng và bất
đối xứng, dấu ấn của phong cách tối giản cũng đang xuất hiện ngày càng nhiều ở lĩnh
vực này.

Giả thuyết 3: Đặc điểm, giá trị và hướng phát triển Nghệ thuật trang trí kiến
trúc bằng gạch đất nung tại Việt Nam giai đoạn từ 2000 đến nay có những điểm mới
khác biệt so với những giai đoạn trước đó. Đó là sự phát huy tối đa cấu trúc hình thức
trang trí hiện đại, ngơn ngữ trang trí mang tính đặc thù của vật liệu gạch, đa dạng hóa
tính ứng dụng và cơng năng, đồng thời thể hiện tính kế thừa, phát huy những giá trị
truyền thống, tạo ra những nét riêng biệt, phá cách cho công trình kiến trúc hiện đại.
Cùng với việc mẫu mã ngày càng đa dạng về màu sắc, họa tiết, kích cỡ,... khả năng
ứng dụng của vật liệu gạch đất nung ngày càng được mở rộng.


6

5. Phương pháp nghiên cứu và hướng tiếp cận
Về phương pháp luận, luận án sử dụng hướng tiếp cận liên ngành, trong đó
Mỹ thuật học được xác định là hướng tiếp cận chủ đạo, mở rộng hơn là Mỹ học, Mỹ
thuật ứng dụng - dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố (đường nét, hình khối, hoa văn,
màu sắc, khơng gian, ánh sáng, chất liệu…) và ngun lý tạo hình (chính phụ, điểm
nhấn, tương phản, cân bằng, tỉ lệ, nhịp điệu, hài hòa-thống nhất) - là những phương
tiện biểu đạt chính trong chuyển tải cảm xúc thẩm mĩ, nội dung, thông điệp của tác
phẩm nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung.
Các hướng tiếp cận bổ trợ gồm có Kiến trúc, Design, Văn hóa học và Ký hiệu
học nhằm làm rõ đặc trưng của đối tượng nghiên cứu dưới nhiều góc độ, khía cạnh
khác liên quan đến Mỹ thuật để có góc nhìn đa chiều hơn, phát hiện những luận điểm
chung và khác nhau, làm cơ sở thực tiễn và lý luận của đề tài. Việc tiếp cận từ Sử học
kết hợp tra cứu tư liệu cung cấp cho luận án sự phát triển của các sự kiện liên quan
đến đối tượng nghiên cứu theo trục thời gian. Việc sử dụng hình ảnh và tư liệu được
lưu giữ từ quá khứ cung cấp thông tin và là cơ sở để đánh giá sự biến đổi của đối
tượng nghiên cứu dưới ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội.
Luận án áp dụng những phương pháp và thao tác nghiên cứu sau
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp (sách báo, tạp chí, cơng
trình khoa học các cấp…) giúp xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
Phương pháp điền dã thực tế: NCS đã thực hiện nhiều chuyến đi điền dã tại
các cơng trình sử dụng gạch đất nung để trang trí nội, ngoại thất tại các đô thị lớn ở
Việt Nam như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh… nhằm thu thập đủ các mẫu
đại diện cho đặc trưng ngơn ngữ trang trí của từng nhóm cơng trình.
Phương pháp điền dã tiếp cận trực tiếp từng cơng trình kiến trúc, khảo sát,
chụp ảnh, ghi chép, đo đạc, vẽ ghi, thống kê cụ thể hình tượng trang trí và cấu trúc
tạo hình, xác định tính đa dạng của nghệ thuật trang trí của các kiến trúc sử dụng gách
đất nung.

Phương pháp điều tra (phỏng vấn sâu - bảng hỏi, chuyên gia) Phỏng vấn sâu
đối tượng nhóm chuyên gia (nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư và chuyên gia nghiên

7

cứu lĩnh vực mĩ thuật, nhà quản lý sản xuất, thi cơng cơng trình sử dụng gạch đất nung)
nhằm đem đến góc nhìn tổng qt, khách quan trong nhận định thực tế việc sử dụng,
giá trị, xu hướng và giải pháp phát triển Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất
nung trong không gian nội thất, ngoại thất các cơng trình tại Việt Nam hiện nay. Điều
tra bằng bảng hỏi, khảo sát, tìm hiểu, khai thác ý kiến đối tượng chủ đầu tư người sử
dụng và các đối tượng hưởng thụ về việc đánh giá những thành công, hạn chế, tiêu chí
sử dụng… khơng gian sáng tạo nghệ thuật trang trí .

Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, phân loại để
dễ so sánh, đánh giá, tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt trang trí của hơn 300 cơng
trình kiến trúc sử dụng gạch đất nung để trang trí nội, ngoại thất tại các đơ thị lớn ở
Việt Nam.

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp so sánh, đối chiếu được sử
dụng để xác định các điểm tương đồng và dị biệt về ngơn ngữ trang trí. Ngồi ra,
phương pháp này còn được áp dụng để kiểm tra lại tương quan giữa tài liệu lịch sử
và kết quả thực tế điền dã, nhìn nhận quá trình biến đổi theo thời gian của đối tượng
nghiên cứu.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên và có hệ thống dưới góc
nhìn lý luận và lịch sử mỹ thuật về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung
tại Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu sẽ bổ sung tư liệu về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất

nung tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến nay trên nhiều phương diện: cơ sở lý
thuyết, nguồn gốc lịch sử, đặc điểm tạo hình trang trí, phân tích đánh giá giá trị nghệ
thuật, biểu hiện ở sự hợp lý giữa tính thẩm mĩ và tính cơng năng cùng những u cầu,
tiêu chí khác liên quan.
Kết quả nghiên cứu góp phần xây dựng phong cách Kiến trúc, nội, ngoại thất
Việt Nam tiên tiến có bản sắc, góp phần định hướng cho ngành vật liệu xây dựng Việt
Nam với những cách làm mới vật liệu truyền thống là gạch đất nung. Từ đó, luận án

8

đề cập tới những giải pháp hữu ích cho việc ứng dụng Nghệ thuật trang trí kiến trúc
bằng gạch đất nung các cơng trình tại Việt Nam ở hiện tại và hướng phát triển trong
tương lai.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là việc xác định những đặc điểm, giá trị nghệ
thuật và gợi ý một số giải pháp hữu hiệu về việc trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất bằng
gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay. Các nhà thiết kế có thể tham khảo, vận dụng
trong thực tế thiết kế, trang trí các cơng trình kiến trúc hiện đại.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của vật
liệu và nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung truyền thống trong trang trí
kiến trúc Việt Nam hiện đại. Đồng thời, góp phần xây dựng hệ thống lý luận phục vụ
cơng tác giảng dạy chuyên ngành thiết kế, trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất cho các
trường đại học ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu (08 trang), Kết luận (04 trang), Tài liệu tham khảo (16 trang)
và Phụ lục (139 trang), nội dung chính của luận án được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đối
tượng nghiên cứu (42 trang).
Chương 2: Những biểu hiện của nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung

tại Việt Nam từ năm 2000 đến nay (53 trang).
Chương 3: Đặc điểm, giá trị và bàn luận về Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng
gạch đất nung tại Việt Nam hiện nay (45 trang).

9

Chương 1
TỞNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng gạch đất nung có mối quan hệ mật thiết giữa
các lĩnh vực Mỹ thuật, Nghệ thuật thị giác với Kiến trúc và Design/Thiết kế nội, ngoại
thất. Đồng thời, có mối quan hệ hữu cơ với một số lĩnh vực khác như văn hóa, kinh tế,
khoa học kĩ thuật, môi trường... Bởi vậy, đề tài đã tập hợp và hệ thống các tài liệu, cơng
trình đã cơng bố liên quan đến đối tượng nghiên cứu theo các nhóm tài liệu tiếng Việt
và tiếng Anh dưới đây:
- Nhóm các tài liệu liên quan đến Mỹ thuật học, Nghệ thuật học.
- Nhóm các tài liệu liên quan đến Thiết kế Kiến trúc, Nội ngoại thất
- Nhóm các tài liệu liên ngành
1.1.1. Nhóm tài liệu về Nghệ thuật, Mỹ thuật học liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài
1.1.1.1 Tài liệu về gạch đất nung trong mỹ thuật truyền thống Việt
Cuốn sách Đất nung Việt Nam từ đất nung đến sứ (2001) [12] và Đất nung
Việt Nam - Kĩ thuật và nghệ thuật (2014) của tác giả Trần Khánh Chương do Nxb
Mỹ thuật xuất bản [14] và Kiến trúc cổ Việt Nam từ cái nhìn khảo cổ học của tác giả
Trịnh Cao Tưởng (2011) [99] đã cung cấp nguồn tư liệu văn bản, hình ảnh các loại
gạch đất nung và các mơ típ trang trí gạch đất nung trong các giai đoạn của mỹ thuật
truyền thống thời phong kiến .
Cuốn sách Gạch ngói và vật liệu trang trí trên mái thời Lý - Trần - Hồ (2016)

của tác giả Đặng Hồng Sơn [80] đề cập tới gạch, ngói và vật liệu trang trí trên mái
các di tích kiến trúc thời Lý - Trần - Hồ (gọi chung là các vật liệu xây dựng trong lịch
sử) tiếp cận dưới góc độ lịch sử và khảo cổ học để tiến hành hệ thống hóa, phân loại,
nhận định giá trị, lý giải và phác họa phương án sử dụng những vật liệu kiến trúc đó,
đồng thời tìm hiểu nguồn gốc văn hóa và nghệ thuật trang trí của gạch ngói trên mái
kiến trúc đương thời. Đây là tài liệu có giá trị đối với hướng nghiên cứu của luận án

10

trong việc xác định giá trị thẩm mĩ trên khía cạnh hình thức, cơng năng và cách thức
phân loại vật liệu gạch trong trang trí kiến trúc, nội, ngoại thất truyền thống.

Gần đây nhất là cuốn sách Gạch và ngói thế kỉ XV - XVIII ở Bắc Việt Nam
(2019) của tác giả Ngô Thị Lan [50] đã tập hợp, phân loại và hệ thống tư liệu về gạch,
ngói thế kỉ XV - XVIII ở các khía cạnh: chất liệu, loại hình, màu sắc, kĩ thuật sản
xuất, các mẫu hoa văn trang trí, chức năng sử dụng, đặc trưng riêng của gạch, ngói
trong từng giai đoạn và đặt chúng trong truyền thống sản xuất gạch ngói Việt Nam,
những giá trị lịch sử, văn hóa của gạch, ngói trên các phương diện lịch sử kiến trúc,
lịch sử mĩ thuật Việt Nam, nét chung và riêng của gạch ngói Việt trong bối cảnh gạch
ngói Đơng Nam Á. Đây là tài liệu có giá trị đối với nội dung nghiên cứu gạch đất
nung trong kiến trúc, nội thất truyền thống của người Việt sẽ được đề cập trong
chương 1 của luận án.

Các bài báo khoa học “Những viên gạch trang trí ở chùa Trăm gian (Hà Nội)”
của tác giả Tống Trung Tín đăng trong Tạp chí Khảo cổ học, số 03/1983, tr.57-63
[92]; Hai bài báo: “Những viên gạch trang trí hoa văn ở chùa Đậu (Hà Nội)” đăng
trong Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 3-4 (12/2012), tr.58-63 [48] và “Gạch trang trí
thời Mạc” đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 351 (09/2013), tr.84-87 [49]
của tác giả Ngô Thị Lan đề cập đến những viên gạch xây, gạch ốp và các luận án
trang trí trên bề mặt những viên gạch, cách sắp xếp, tổ chức các viên gạch sử dụng

trong trang trí kiến trúc, nội thất thế kỉ XVI, XVII, XVIII. Đây là những nguồn tư
liệu quý giúp tác giả bài luận xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về vật liệu gạch đất
nung trong mỹ thuật truyền thống của dân tộc.

Một số tài liệu luận án về đồ đất nung cổ Việt Nam giúp cho việc bổ sung thêm
vào cơ sở lý luận của luận án về lịch sử và giá trị lịch sử của vật liệu đất nung trang
trí trong văn hóa mỹ thuật truyền thống của người Việt, cụ thể:

Luận án TS Khảo cổ học Đất nung gò sành với vấn đề đất nung cổ Chăm ở
Bình Định (2000) của tác giả Đinh Bá Hịa [34] nghiên cứu nghề đất nung truyền
thống, đặc trưng nghệ thuật, kĩ thuật đất nung Chăm ở Bình Định.

Luận án TS Lịch sử Đồ đất nung Tiền Đông Sơn ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc

11

(2000) của tác giả Nguyễn Sỹ Toản [95] xác định đặc trưng nghệ thuật, chất liệu, tạo
hình, hoa văn, kĩ thuật đất nung Tiền Đơng Sơn từ văn hóa Phùng Ngun đến văn
hóa Gị Mun.

Luận án TS Lịch sử Đồ đất nung văn hóa Phùng Nguyên (2012) [68], bài báo
“Đồ đất nung văn hóa Phùng Nguyên trong hệ thống đất nung Tiền sử miền Bắc Việt
Nam” (2020) của tác giả Bùi Thị Thu Phương [69] nghiên cứu văn hóa Phùng Nguyên
qua chất liệu, loại hình, hoa văn, kĩ thuật tạo chất, tạo hình, tạo hoa văn, kĩ thuật nung
trong sự đối chiếu với đất nung Tiền sử miền Bắc, nhằm xác định những đặc trưng
cơ bản của đồ đất nung Phùng Nguyên, xác định vị trí của nó trong đồ đất nung tiền
sử Việt Nam và lý giải một số vấn đề cơ bản trong diễn trình của văn hóa văn minh
Việt cổ.

Các cuốn sách Tháp cổ Chăm Pa, huyền thoại và sự thật (1996) [23], Thánh

địa Mỹ Sơn (2002) [24], Tháp Bà Thiên Y A Na - Hành trình của một nữ thần (2009)
[25], Thành cổ Chămpa - Những dấu ấn của thời gian (2011) [26], Phật viện Đồng
Dương - Một phong cách của nghệ thuật Champa (2015) của tác giả Ngô Văn Doanh
[27], Nghệ thuật Chăm Pa - Nghiên cứu kiến trúc và điêu khắc đền tháp (2019) của
tác giả Trần Kỳ Phương [66]… đề cập tới những bí ẩn về những viên gạch và chất
vữa, kĩ thuật xây gạch và chạm khắc các hình thần linh, các họa tiết trang trí… trực
tiếp lên mặt tường gạch… mà người Chăm xưa đã sử dụng để xây lên những ngôi
đền tháp Hindu giáo trong khu vực Đông Nam Á được tiếp tục ở những tháp Chăm
nằm rải trên suốt dải đất ven biển miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và Tây
Nguyên với niên đại và phong cách kéo dài từ thế kỉ VIII đến thế kỉ XVII. Những tài
liệu này đã cung cấp những giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng cho luận án và
khẳng định sự có mặt của gạch đất nung đã có từ rất sớm trong suốt chiều dài lịch sử
dân tộc và không chỉ với vai trò như một vật liệu xây dựng mà còn là vật liệu trang
trí đặc sắc ốp ngồi các cơng trình kiến trúc cổ.

Bài báo khoa học “Đất nung Việt Nam trong quần thể di tích cơ đơ Huế: xuất
xứ, loại hình và chức năng” (2019) của tác giả Trần Đức Anh Sơn trích trong cuốn
Kỷ yếu hội thảo Văn hóa - Lịch sử Huế qua góc nhìn làng xã phụ cận và quan hệ với

12

bên ngoài [79, tr.304-318] đề cập tới các loại đồ đất nung, đặc biệt có đề cập đến vật
liệu gạch đất nung trong kiến trúc quần thể di tích kiến trúc cố đô Huế triều Nguyễn
cho biết giai đoạn này gạch đất nung kiến trúc đã thể hiện cả ở vai trị thẩm mĩ và
cơng năng với hai loại gạch mộc và gạch tráng men.

Những tài liệu này đã cung cấp những giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng
cho luận án và khẳng định sự có mặt của gạch đất nung đã có từ rất sớm trong suốt
chiều dài lịch sử dân tộc và khơng chỉ với vai trị như một vật liệu xây dựng mà cịn
là vật liệu trang trí đặc sắc ốp ngồi các cơng trình kiến trúc cổ.


1.1.1.2. Tài liệu về gạch đất nung trong mỹ thuật, kiến trúc hiện đại
- Công trình Brick (Gạch) của tác giả Phyllis Hall (2015) [140] và Brick - A
World History (Lịch sử thế giới về Gạch) của James W.P. Campbell & Will Pryce
(2003) [123] là hai tài liệu rất quý hiếm đề cập sát nhất tới vấn đề nghiên cứu của
luận án ở khía cạnh lịch sử của vật liệu gạch đất nung trên thế giới.
- Bài báo “Vật liệu gốm trong kiến trúc hiện đại” của Thạc sĩ, KTS Nguyễn
Thị Minh Phương đăng trên Tạp chí Kiến trúc, số 6/2020 [67] bàn về vật liệu đất
nung nói chung trong quá khứ và hiện tại. Phần đáng lưu ý là cách phân loại các cơng
trình sử dụng vật liệu đất nung thành ba loại: các cơng trình cổ cần trùng tu khơi phục
lại, các cơng trình hiện đại xây theo kiến trúc cũ và các cơng trình hiện đại sử dụng
vật liệu đất nung truyền thống. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một bài báo nên nội dung
đề cập còn sơ lược, chưa làm rõ được vật liệu gạch đất nung trong kiến trúc nội ngoại
thất truyền thống, hiện đại được sử dụng theo cách nào, đặc trưng giá trị và những xu
hướng giải pháp trong tương lai. Đề cập đến vấn đề hướng phát triển của gạch đất
nung trong trang trí bề mặt, khơng gian kiến trúc trên quan điểm bảo vệ môi trường,
tác giả bài báo có nêu ra ý kiến: Việc giảm sản xuất, sử dụng và tiêu thụ vật liệu gốm
là những vấn đề cần nghiên cứu, cân nhắc. Nên chăng, chỉ nên sử dụng vật liệu gốm
khi phát huy tối đa ưu điểm, nếu không phải sử dụng vật liệu khác thay thế, đồng thời
cần có giải pháp quy hoạch vùng nguyên liệu để khai thác hiệu quả và giữ gìn tài
nguyên đất. Các cơ sở sản xuất vật liệu gốm cần cơ giới hóa, hiện đại hóa quy trình,
giảm thiểu việc thải sản phẩm lỗi vào môi trường. Nội dung này tuy chưa được đi sâu

13

khai thác, nhưng cũng là một gợi ý cho luận án khi triển khai nội dung chương 3, khi
bàn về định hướng phát triển gạch đất nung đối diện với vấn đề bảo vệ môi trường.

Ngồi ra, có một số bài báo giới thiệu dạng mơ tả những cơng trình gạch đất
nung của Việt Nam trên các tạp chí chuyên ngành Kiến trúc hoặc trên các website.


Ở mảng tài liệu tiếng Anh, luận án quan tâm đến một số tài liệu, bài báo quốc tế như:
- Cuốn Materials for Architects and builders (Những vật liệu dành cho Kiến
trúc và Xây dựng) của tác giả Arthur Lyons (2000) được xuất bản lần thứ 4 (lần đầu
vào năm 1997), Copyright© 2000, Published by Elsevier Ltd, ISBN: 978-1-85617-
519-7, Printed and bound in Hong Kong, China [110]. Cuốn sách đề cập tới nhiều
loại vật liệu sử dụng trong kiến trúc và xây dựng, trong đó có một chương bàn về vật
liệu gạch đất nung từ góc độ tạo tác kĩ thuật xây dựng: các thơng số về kích thước, hệ
thống tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng, sức bền vật liệu, kết cấu chất liệu, độ nung tạo ra
vật liệu, màu sắc, phom dáng, cấu trúc bề mặt khác nhau… Đây cũng là một tài liệu
tốt giúp bổ sung cơ sở lý luận về vật liệu gạch, là cơ sở kĩ thuật công nghệ hiện đại
cho tạo tác và sử dụng vật liệu này một cách hiệu quả, phù hợp với công năng sử
dụng cho mỗi cơng trình thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất hiện đại.
- Bài báo “Reflections on the use of ceramic in exterior architecture” (Những
phản ánh về sử dụng đất nung trong kiến trúc ngoại thất) của tác giả Miguel Pitarch
Roig, đăng trên Tạp chí Castel.On (Spain) - Qualy (năm 2002) [137] đề cập về khả
năng ứng dụng của đất nung sứ ốp tường và sàn trong các cơng trình nội và ngoại
thất. Bài báo này tìm cách xác định một số lý do tại sao vật liệu này được sản xuất
rộng rãi ở Castellon Tây Ban Nha, nhưng hiếm khi được sử dụng làm lớp phủ bên
ngoài. Bài báo này có đề cập về đất nung sứ nói chung, sơ lược về gạch đất nung nói
riêng, song cũng chưa thực sự sát với vấn đề nghiên cứu nên luận án xem như tài liệu
đọc để tham chiếu so sánh với thực tế vận dụng Nghệ thuật trang trí kiến trúc bằng
gạch đất nung ở Việt Nam.
- Bài báo “Analysis of Applications of Exterior Wall Materials for Modern
Buildings in Interior Design” (Phân tích ứng dụng vật liệu tường ngoại thất cơng trình
hiện đại trong Thiết kế nội thất) (năm 2019) của tác giả Wujun Ye [152] đã phân tích

14

việc ứng dụng vật liệu tường ngoại thất vào thiết kế nội thất cơng trình hiện đại, đặc

biệt là giá trị kĩ thuật và giá trị thẩm mĩ của vật liệu nhựa và gạch đất nung, cũng như
mối liên hệ chặt chẽ giữa vật liệu, công nghệ và nghệ thuật trong thiết kế nội thất. Bài
viết kết luận: công nghệ kết hợp vật liệu nhựa và gạch đất nung đang là hướng phát
triển mới trong lĩnh vực thiết kế nội thất. Sự phát triển của vật liệu mới không chỉ là
một bước tiến lớn trong việc sử dụng vật liệu mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong thiết
kế nội thất, sự tiến bộ của ý tưởng và công nghệ.

- Bài báo “Ceramics in architecture” (Đồ sứ trong kiến trúc) của hai tác giả A
I Kulakov và A U Ri thuộc Đại học Kĩ thuật Nghiên cứu Quốc gia Irkutsk đăng trên
IOP Conf. Series: Earth and Environmental Science 751 (2021), do IOP xuất bản
[108] đã phân tích vai trị của đất nung sứ trong việc giải quyết vấn đề của bộ ba “kiến
trúc - hội họa - điêu khắc” truyền thống và tổ chức môi trường không gian của kiến
trúc. Bài viết nhận định: Trong không gian kiến trúc hiện nay, vật liệu sứ đã mang ý
nghĩa công năng lớn hơn nhiều so với cách hiểu nó là vật liệu xây dựng hay một yếu
tố của nghệ thuật trang trí như trước kia. Sự phong phú, đa dạng của màu sắc, chất
liệu và kết cấu đã xác định trước vai trò quan trọng của đồ sứ trong q trình hội nhập
khơng ngừng của các yếu tố nghệ thuật. Các ứng dụng đồ sứ trong môi trường kiến
trúc và không gian nội ngoại thất hiện đại quyết định tính đa dạng của các hình thức
ban đầu của cơng trình ở các khía cạnh: thể loại và cơng nghệ, tính thẩm mĩ và vệ
sinh cao của vật liệu. Tuy nhiên bài báo cũng chưa thực sự sát với vấn đề nghiên cứu
của luận án dù gạch đất nung cũng thuộc đất nung sứ nói chung nhưng đặc tính riêng
và cách thức sử dụng cũng có những khác biệt, đặc biệt là trong nội ngoại thất truyền
thống và hiện đại ở Việt Nam.

- Bài báo: “Masonry in the context of sustainable buildings: An assessment of
the role of bricks in architecture” (Vật liệu xây dựng trong bối cảnh các cơng trình
kiến trúc bền vững - Đánh giá vai trị của gạch trong kiến trúc) của các tác giả Asaad
Almssad, Amjad Almusaed, Raad Z. Homod đăng trong tạp chí Sustainability (2022)
[111] đề cập tới vật liệu gạch và nề trong lịch sử xây dựng từ thời tiền sử (các cơng
trình lớn như Đấu trường La Mã, các tòa nhà của Hy Lạp, La Mã cổ đại, ở Trung



×