Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI TẬP LỚN Phat Trien Ky Nang 2 EG41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.95 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
Trung tâm đào tạo trực tuyến

BÀI TẬP LỚN

(PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG BẢN THÂN 2)

Đề bài 2: Quan niệm của anh/chị về niềm tin? Trong bối cảnh hiện nay, muốn tạo
dựng được niềm tin với mọi người trong cơ quan, tổ chức, chúng ta cần làm gì? Cho ví dụ
cụ thể.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lưu
Ngày sinh: 31/08/2001
Lớp: FHCT618
Ngành đào tạo: Ngôn ngữ Anh

Bài làm

Theo nghĩa chung nhất, thì niềm tin là những gì bạn cảm thấy tin tưởng vào một
cái nào đó, một người nào đó. Nó có thể tốt hoặc xấu, đúng hoặc sai, nhưng bạn tin vào
nó và nó sẽ diễn ra theo những gì bạn nghĩ. Niềm tin khơng phải tự nhiên mà có, nó được
hình thành từ q trình tích tụ lâu dài trong cuộc sống giao tiếp và ở mỗi giai đoạn khác
nhau, bạn sẽ có những quan điểm về niềm tin khác nhau.

Bản thân tôi nhận thấy, trong sự tương tác giữa con người với con người trong
cuộc sống ln có một cái gọi là niềm tin, đó là sự tin tưởng, nó có thể xuất phát từ bản
thân chúng ta đối với mọi người, mọi người đối với chúng ta và cũng có thể là niềm tin
vào bản thân chúng ta. Nó cũng là một phần không thể thiếu đối với sự thành công của
một cá nhân trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Đối với bản thân, niềm tin là cơ sở để có thái độ sống tích cực, khi có được niềm


tin, là động lực để bạn thực hiện được những mong muốn, những ước mơ, hồi bão của
mình và nó cũng có thể định hướng hành động của bạn trở nên đúng đắn. Nếu muốn có
được thành cơng trước hết phải có niềm tin. Nếu bị mất niềm tin sẽ dẫn tới những suy
nghĩ tiêu cực, rất có thể vì thế mà bạn sẽ bị rơi vào ngõ cụt, khơng có phương hướng
trong cuộc sống.

Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày hay trong công việc cũng vậy, có niềm
tin, giao tiếp trong cơng việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta sẽ rất
thuận lợi, có được niềm tin của mọi người là điều kiện để chúng ta hồn thành được
tốt cơng việc của mình.

Niềm tin xuất phát từ môi trường xung quanh
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng giúp hình thành nên niềm tin của mỗi người, trong
đó yếu tố mơi trường có tác động khơng nhỏ. Nếu tất cả những gì ta thấy, hay mọi thứ
diễn ra quanh ta chỉ là thất bại và tuyệt vọng, ta rất khó hình thành niềm tin dẫn ta đến
thành cơng. Và ngược lại, nếu xung quanh chúng ta có nhiều những người giỏi, những

2

người đó lạc quan, có chí tiến thủ, đó là cơ sở rất lớn để chúng ta hình thành được niềm
tim về sự thành cơng của bản thân mình.

Niềm tin cũng có thể xuất phát từ những sự kiện xảy ra trong cuộc đời chúng
ta.

Đôi khi, một sự kiện dù lớn hay nhỏ cũng có thể thay đổi ít nhiều về suy nghĩ và
niềm tin của chúng ta hiện tại. Chẳng hạn như có những người thất bại trong hơn nhân
một lần, từ đó người ta khơng tin tưởng và tình u và hơn nhân nữa, cũng có những
người bị thất bại trong cơng việc một lần, và từ ấy niềm tin về sự thành cơng trong cơng
việc của người ta khơng cịn nữa… Nhưng cũng có những người vì một sự kiện nào đó,

họ lại có niềm tin vào bản thân, từ đó lại cố gắng và rồi thành công.

Trong bối cảnh hiện nay, muốn tạo dựng được niềm tin với mọi người trong cơ
quan, tổ chức, mỗi chúng ta hãy sống với thái độ tích cực, trong cơng việc cũng như trong
cuộc sống, chúng ta cũng phải giao lưu, tiếp xúc với những người xung quanh và khơng
một ai có thể một mình sống trong cuộc sống này được, mà phải hợp tác cùng nhau để
hồn thành cơng việc. Nếu làm việc một cách đơn lẻ tất nhiên chất lượng, hiệu quả sẽ
không cao. Do vậy, để làm việc được cùng nhau, mỗi người trong chúng ta cần phải xây
dựng được niềm tin với mọi người trong cơ quan, tổ chức.

Thứ nhất, không được thất hứa hoặc hứa suông.
Lời hứa! Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời
hứa khơng chỉ chứng minh việc chúng ta là người đáng tin cậy mà cịn chứng minh chúng
ta là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý. Trong công
việc cũng vậy, khi bạn đã hứa với đồng nghiệp hay cấp trên một vấn đề nào đó, nhất định
chúng ta phải làm mọi cách để hoàn thành nó, nếu khơng làm được tốt nhất nên giải thích
và từ chối. Cịn nếu đã hứa nhưng khơng thực hiện lời hứa đúng hạn định thì nên kịp thời
thơng báo và giải thích, mặc dù có thể họ sẽ khơng thích nhưng họ sẽ thấy bản thân được
tơn trọng, khơng nên thất hứa hoặc hứa suông. Và nếu thất hứa hoặc hứa suông, một lần,
hai lần và đến lần thứ ba, thậm chí ngay từ lần đầu tiên, chúng ta sẽ mất đi sự tin tưởng
của đối phương, từ đó, mỗi khi có ván đề gì, mọi người cũng sẽ không tin tưởng mà bàn
bạc công việc với chúng ta nữa. Cùng với đó, dần dần, sẽ có một khoảng vơ hình chung

3

giữa chúng ta và mọi người, chúng ta sẽ dần xa cách đối với mọi người trong cơ quan, tổ
chức, từ đó chất lượng cơng việc của chúng ta sẽ không được hiệu quả nữa, và tất cả là do
chúng ta đã đánh mất niềm tin của mọi người trong cơ quan, tổ chức đối với chúng ta.

Ví dụ như sau khi bạn mắc một sai lầm nào đó và chúng đã hứa với cấp trên rằng

chúng sẽ sửa sai trong thời gian tới, nhưng khi thực hiện chúng ta lại quên đi lời hứa đó
và mặc phải sai lầm như vậy lặp đi lặp lại, và mắc thêm những sai lầm khác nữa, thì khi
ấy đã coi là bạn đã thất hứa, lời hứa trước đó của bạn chỉ là hứa suông. Dần dần chúng ta
sẽ bị mất đi sự tin tưởng của cấp trên dành cho mình.

Thứ hai, nói được, làm được, khơng nên nói q khả năng của bản thân.
Có nhiều người “nói hay như hát”, nói khơng đi đơi với làm, nói một đằng làm
một nẻo, những con người như vậy sẽ không bao giờ xây dựng được niềm tin với mọi
người trong cơ quan, đơn vị. Có thể khi mới tiếp xúc lần đầu, những người như vậy sẽ
làm cho người khác có cảm tình. Nhưng càng tiếp xúc lâu, dần dần mọi người xung
quanh sẽ nhận ra rằng, những người như thế không đáng để tin tưởng, đặc biệt khi
chúng ta là cấp trên, có thể ngồi mặt cấp dưới nói cười, nhưng trong suy nghĩ của họ,
những cấp trên như vậy không đáng được tin tưởng và mất đi tự tín nhiệm của cấp
dưới. Ngược lại, nói được, làm được sẽ nhận được sự tin tưởng của mọi người xung
quanh, chúng ta sẽ có uy tín trong mắt những người xung quanh, và cũng từ đó, chất
lượng cơng việc ngày càng được cải thiện.
Ví dụ như trước khi nhận lời giúp người khác làm việc gì đó, trước hết chúng ta
cần xem xét nên bản thân có thể làm giúp ngưới ta được khơng, nếu làm được thì hãy
nhận lời, cịn khơng thì nên từ chối khéo tránh nhận lời rồi nhưng lại không thực hiện
được.
Thứ ba, khi mọi người đã tin tưởng chúng ta thì chúng ta cũng nên tin tưởng mọi người.
Làm việc trong cơ quan, tổ chức nghĩa là chúng ta đang làm việc trong một tập thể,
cần có sự tin tưởng lẫn nhau. Niềm tin là cơ sở căn bản nhất để hướng tới sự thành cơng
trong hợp tác. Có niềm tin lẫn nhau sẽ tạo nên tinh thần làm việc tốt, dễ dàng trao đổi để
hướng tới hồn thành cơng việc nhanh và hiệu quả nhất. Nếu vì tính ích kỷ cá nhân, chắc
chắn sự phối hợp, hợp tác sẽ không được tồn tại và phát triển lâu dài và kết quả là sự đổ

4

vỡ. Với bạn bè cũng vậy, tình bạn phải dựa trên cơ sở niềm tin tưởng lẫn nhau, nếu có sự

ích kỷ cá nhân, dù sớm hay muộn tình bạn ấy cũng sẽ chấm dứt, thậm chí tình bạn lại trở
thành sự thù địch. Và đó là điều khơng ai mong muốn. Vì vậy tin tưởng mọi người cũng
là cách để chúng ta xây dựng niềm tin với mọi người trong cơ quan, đơn vị.

Thứ tư, chúng ta phải là người có chính kiến.
Người có chính kiến là người có quan điểm rất mạnh mẽ và đơi khi có thể từ
chối chấp nhận rằng họ có thể sai. Tuy nhiên, người có chính kiến không hẳn đều bảo
thủ và chỉ chăm chăm bảo vệ ý kiến của mình. Họ sẽ thay đổi miễn là lời nói hay quan
điểm của bạn đủ sức thuyết phục về mặt logic. Chúng ta nên có tiếng nói và nhận định
riêng của mình trước một vấn đề nào đó bằng chính những kiến thức và trải nghiệm
của bản thân. Nếu chúng ta thường xuyên chay theo một tư tưởng, quan điểm mới mà
lại phủ nhận những quan điểm trước đó mà chính bản thân mình từng thừa nhận, thành
thói quen, sẽ trở thành người khơng có chính kiến, “Gió chiều nào theo chiều ấy”, “ba
phải”,… từ đó cũng có thể gây mất niềm tin từ mọi người. Nhưng có chính kiến khơng
có nghĩa là “bảo thủ”. Sự khác biệt giữa “bảo thủ” và “có chính kiến” nằm ở thái độ
nhìn nhận. Chúng ta khơng thể nào chắc được rằng đối phương chưa xem xét, cân nhắc
lý lẽ của mình mà đã phủ nhận. Chúng ta cũng chẳng thể khẳng định được quan điểm
của mình đúng đắn 100%.
Một sự việc ln có đa góc nhìn. Trên góc nhìn của người này có thể là đúng,
nhưng hãy thử nhìn nhận cả trên góc nhìn của đối phương. Nếu mỗi góc nhìn khác nhau là
một sự thật khác nhau thì chúng ta khơng thể phủ nhận quan điểm của đối phương mà chỉ
có thể thuyết phục đối phương có thiện cảm hơn với quan điểm của mình. Từ đó khiến họ
đưa ra hành vi mà ta mong muốn.
Thứ năm, khơng nên lấy lịng mọi người bằng vật chất.
Nhiều khi, trong cuộc sống hiện tại, con người ta quá coi trọng vấn đề về vật chất
mà quên đi tình cảm, tấm lòng giữa con người với con người. Nếu chúng ta đển với một
người nào đó vì tiền tài, vật chất thì khi họ hết tiền thì chúng ta cũng sẽ rời đi. Trong một
cơ quan, đơn vị cũng như vậy, nếu chúng ta dùng tiền để cố gắng lấy lịng mọi người thì
khi mà chúng ta hết tiền, lúc ấy chúng ta lại khơng được lịng mọi người nữa, nó chỉ đơn


5

thuần là sự trao đổi về mặt vật chất thuần t và nó khơng mang lại cho chúng ta niềm tin,
uy tín, sự nể phục của mọi người dành cho chúng ta. Nếu chúng ta có tài năng và tấm lịng
thực sự thì các mối quan hệ ấy sẽ trường tồn và vật chất, sự thành công sẽ đến với chúng
ta, chúng ta có thể hồn tồn tự hào về điều đó.

Như vậy, niềm tin dù ở trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày là rất
quan trọng, có niềm tin tích cực chúng ta cũng sẽ có được những điều bản thân mong
muốn, cũng như có được niềm tin từ mọi người trong cơ quan, tổ chức, chất lượng công
việc của chúng ta cũng được nâng lên. Do vậy, hãy tích cực củng cố niềm tin và biến nó
trở thành động lực để mỗi cá nhân chúng ta ngày càng phát triển hơn nữa, thích ứng với
điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.

6


×