Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện chư sê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM NGỌC HƢNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ,

TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2023

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM NGỌC HƢNG

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ,

TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 834 04 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình

Đà Nẵng - Năm 2023




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài luận văn .................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................. 4
6. Kết cấu của luận văn ............................................................................. 8

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY
DỰNG NÔNG THÔN MỚI ........................................................................... 9
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI ................................................................................................................... 9

1.1.1. Khái niệm, mục tiêu Chƣơng trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG)
về xây dựng nông thôn mới............................................................................... 9

1.1.2. Khái niệm nông thôn mới ............................................................. 11
1.1.3. Khái niệm Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ........... 12
1.1.4. Vai trị quản lý nhà nƣớc về xây dựng nơng thôn mới. ................ 13
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN
MỚI ................................................................................................................. 14
1.2.1. Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hƣớng dẫn thực hiện
chƣơng trình xây dựng NTM của chính quyền cấp huyện ............................. 14
1.2.2. Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM.................................. 16
1.2.3. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới .. 18
1.2.4. Công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực thực hiện xây

dựng nông thôn mới ........................................................................................ 20
1.2.5. Thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm QLNN về xây dựng NTM. 22

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QLNN VỀ XÂY DỰNG NTM .... 24
1.3.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên ......................................................... 24
1.3.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội .............................................. 24
1.3.3. Thực trạng xây dựng NTM ở địa phƣơng.................................... 25

TÓM TẮT CHƢƠNG 1.................................................................................. 26
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI...................... 27
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG TỚI QLNN VỀ XÂY DỰNG NTM HUYỆN CHƢ SÊ ................. 27

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 27
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................ 29
2.1.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Chƣ Sê. 32
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN CHƢ SÊ TRONG THỜI GIAN QUA .................... 35
2.2.1. Thực trạng Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hƣớng dẫn
thực hiện chƣơng trình xây dựng NTM .......................................................... 35
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM của huyện39
2.2.3. Thực trạng tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Chƣ Sê............................................................... 46
2.2.4. Thực trạng công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực thực
hiện xây dựng nông thôn mới ......................................................................... 51
2.2.5. Thực trạng công tác thanh tra, giám sát và xứ lý vi phạm QLNN
về xây dựng NTM ........................................................................................... 54
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ NÔNG
THÔN MỚI Ở HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI ....................................... 57

2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ................................................................ 57
2.3.2. Những hạn chế .............................................................................. 58
TÓM TẮT CHƢƠNG 2.................................................................................. 60

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI...................... 61
3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP.............................................. 61

3.1.1. Định hƣớng mục tiêu phát triển huyện Chƣ Sê ............................ 61
3.1.2. Quan điểm và mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê,
tỉnh Gia Lai...................................................................................................... 63
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN CHƢ SÊ, TỈNH GIA LAI .......................... 66
3.2.1. Hoàn thiện Ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hƣớng dẫn
thực hiện chƣơng trình NTM .......................................................................... 66
3.2.2. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM ............... 69
3.2.3. Tăng cƣờng Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xây dựng nông
thôn mới .......................................................................................................... 72
3.2.4. Tăng cƣờng Công tác huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực
thực hiện xây dựng nông thôn mới ................................................................. 74
3.2.5. Hoàn thiện Thanh tra, giám sát và xứ lý vi phạm QLNN về xây
dựng NTM ....................................................................................................... 77
TÓM TẮT CHƢƠNG 3.................................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
1. Kết luận ............................................................................................... 82
2. Kiến nghị ............................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ANTT An ninh trật tự

BCĐ Ban chỉ đạo

BCH TW Ban Chấp hành Trung ƣơng

CAND Công an nhân dân

CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CHQS Chỉ huy quân sự

CNH-HĐH Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CTMTQG Chƣơng trình mục tiêu quốc gia

DN Doanh nghiệp

GTNT Giao thông nông thôn

HĐND Hội đồng nhân dân

HTX Hợp Tác xã

KT-XH Kinh tế xã hội

MTTQ Mặt trận Tổ quốc

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


NNLN Nông nghiệp lâm nghiệp

NNNDNT Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

NSNN Ngân sách Nhà nƣớc

NT Nông thôn

QLNN Quản lý nhà nƣớc

TDP Tổ dân phố

THCS, THPT Trung học cơ sở, Trung học phổ thông

TW Trung Ƣơng

UBND Ủy ban nhân dân

NTM Nông thôn mới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu Tên bảng Trang
bảng
2.1 Diện tích và cơ cấu đất sử dụng của Huyện Chƣ Sê 28
2.2
Đánh giá về việc Ban hành các cơ chế, chính sách và 38

2.3
2.4 văn bản hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình NTM huyện
2.5
2.6 Chƣ Sê
2.7
2.8 Đánh giá về việc tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng 44
2.9
NTM của huyện Chƣ Sê

Tuyền truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông 46

thôn mới

Đánh giá về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức 50

trong xây dựng NTM ở huyện Chƣ Sê

Tình huy động nguồn lực xây dựng NTM ở Chƣ Sê giai 51

đoạn 2017-2021

Đánh giá về huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực 53

xây dựng NTM ở huyện Chƣ Sê

Tình hình Thanh tra, giám sát và xứ lý vi phạm QLNN 54

về xây dựng NTM

Đánh giá về công tác thanh tra, giám sát và xứ lý vi 56


phạm QLNN về xây dựng NTM ở huyện Chƣ Sê

DANH MỤC HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang
hình
2.1 Kết quả đạt đƣợc các tieu chí xây dựng NTM đến 33
12/2021

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài luận văn
Từ thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng nhƣ q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa đều khẳng định
tầm vóc chiến lƣợc của vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thơn. Chính vì
vậy Đảng, Nhà nƣớc ta ln đặt nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn ở vị trí
chiến lƣợc quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lƣợng để phát triển kinh tế xã hội
bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Từ nhận thức đó,
trong những năm 1980 và 1990, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách và
chƣơng trình nhằm phát triển kinh tế và cải thiện điều kiện sống của ngƣời
dân nông thơn, nhƣng các chƣơng trình này thƣờng bị giới hạn về quy mơ và
tầm nhìn. Chỉ đến 2010, sau khi nghiên cứu kỹ và điều kiện cũng nhƣ yêu cầu
phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTG về Phê duyệt Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020. Sau 10 năm thực hiện, q trình xây
dựng nơng thơn mới đã đạt đƣợc thành tựu khá tồn diện. Để phát huy và tiếp
tục Chính phủ đã ban hành Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm

2022 về Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 – 2025.
Chƣ Sê là một huyện phía Nam của tỉnh Gia Lai, huyện có 1 thị trấn và
14 xã, tổng dân số là gần 127 ngàn ngƣời trong đó tỷ lệ dân số nơng thơn
chiếm gần 77%. Đặc điểm này tăng thêm vai trò ý nghĩa của nông nghiệp
nông thôn trong phát triển kinh tế của huyện. Vì vậy, Đảng bộ và Chính
quyền huyện Chƣ Sê đã tập trung nỗ lực thực hiện chƣơng trình quốc gia xây
dựng nơng thơn mới. Kết quả, Năm 2021, tồn Huyện có 12/14 xã đạt chuẩn
nơng thơn mới, đạt mục tiêu đề ra. Đầu tƣ, xây dựng 03 xã đạt chuẩn nông

2

thôn mới nâng cao và 14 làng Nông thôn mới theo Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày
13 tháng 02 năm 2017 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy. Để đảm bảo sự thành
công thực hiện chƣơng trình này, Huyện ln thực hiện cơng tác QLNN về
xây dựng nông thôn mới một cách hiệu lực và hiệu quả. Tuy nhiên công tác
này vẫn tồn tại những khiếm khuyết: Các văn bản quản lý vẫn chƣa sát thực
tế, chƣa có điều chỉnh theo ý kiến đƣợc tham vấn; Sự phối hợp thực hiện tốt
nhiệm vụ giữa các cơ quan QLNN chƣa chặt chẽ, chất lƣợng CBCC còn hạn
chế; Phƣơng pháp tuyên truyền cũ chƣa phù hợp với điều kiện bùng nổ
internet; Tính minh bạch và cơng khai trong quản lý cịn hạn chế; Hiệu quả
cơng tác thanh kiểm tra cần cải thiện. Vì vậy, để góp phần giải quyết những
vấn đề này và góp phần hồn thiện cơng tác này, học viên quyết định lựa chọn
chủ đề “Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở thực trạng công tác Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông
thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai, đề xuất các giải pháp tăng cƣờng

hoàn thiện công tác QLNN đối tƣợng này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông
thôn mới;
- Phân tích, đánh giá thực trạng Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông
thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Quản lý nhà nƣớc về xây dựng
nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn xác định đối tƣợng

3

và phạm vi nghiên cứu, đó là:
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác Quản lý nhà nƣớc về

xây dựng nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Địa bàn huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
+ Phạm vi thời gian: giai đoạn 2016-2021
+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý Quản lý nhà nƣớc về xây dựng

nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
a. Số liệu thứ cấp: Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp đƣợc thu

thập từ các nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp hay chi tiết trong công tác quản
lý nhà nƣớc về xây dựng NTM nhƣ Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Chƣ Sê,
Văn phòng HĐND-UBND huyện Chƣ Sê, Phòng LĐ và TBXH, Phòng

NN&PTNT, Ban Chỉ đạo các chƣơng trình MTQG huyện….; Các văn bản,
báo cáo, nghị quyết, đề án, kế hoạch của các cấp, các ngành và nguồn số liệu
thống kê theo Niên giám thống kê của huyện Chƣ Sê.

b. Số liệu sơ cấp: Tác giả thu thập số liệu thông qua việc lấy phiếu
khảo sát theo mẫu tại Phụ lục về công tác Quản lý nhà nƣớc về xây dựng
nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai. Đối tƣợng khảo sát là cán bộ
thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác này ở huyện gồm:

Nhóm 1: Các cán bộ làm công tác quản lý gồm UBND huyện, các
phòng ban và hội ở huyện và Ban Chỉ đạo các chƣơng trình MTQG huyện
tổng số là 50 phiếu.

Nhóm 2: Các cán bộ ở UBND xã và Ban Chỉ đạo các chƣơng trình
MTQG của 14 xã thuộc huyện Chƣ Sê: 50 phiếu.

Toàn bộ dữ liệu hồi đáp đƣợc tổng hợp kết quả thống kê mô tả.

4

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phƣơng pháp phân tích thống kê: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
tổng hợp các dữ liệu thu thập đƣợc nhằm phân tích những nội dung chủ yếu
của đề tài, phân tích số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét,
đánh giá. Trên cơ sở chuỗi số liệu thu thập đƣợc từ năm 2016 đến năm 2021,
luận văn sẽ phân tích và đƣa ra những nhận xét, đánh giá về tình hình Quản lý
nhà nƣớc về xây dựng nơng thơn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
- Phƣơng pháp so sánh: Sử dụng để phân tích và so sánh thực trạng giảm
nghèo, thực trạng Quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở huyện Chƣ
Sê, tỉnh Gia Lai qua các năm, so sánh các chỉ số qua các năm, so sánh chéo

với các kết quả nghiên cứu từ đó rút ra đƣợc những kinh nghiệm nhằm nâng
cao hiệu quả trong công tác quản lý.

- Phƣơng pháp khái quát hóa: Trên cơ sở các đánh giá, nhận xét qua
phân tích thống kê, qua so sánh để khái quát hóa thành những nhận định
chung nhất, làm nổi bật những nội dung chính của luận văn.

5. Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi đặt vấn đề nghiên cứu đề tài này, tác giả đã đƣợc tiếp cận với một
số cơng trình khoa học của các nhà khoa học có liên quan đến đề tài ở những
góc độ khác nhau, tiêu biểu là một số cơng trình sau:
Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế” của Phan Huy Đƣờng (2015)
- Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đƣợc biên soạn trên cơ sở đúc kết lý
luận và thực tiễn QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và
trong quá trình đổi mới nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam. Giáo trình đã khái qt hóa các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ
phận cấu thành, các chức năng, nguyên tắc, phƣơng pháp, tổ chức bộ máy
thông tin và quyết định quản lý, cán bộ, cơng chức QLNN về kinh tế. Trong
đó tác giả cho rằng: “Quản lý nhà nƣớc về kinh tế là sự tác động có tổ chức,

5

có mục đích của nhà nƣớc lên các hoạt động kinh tế (đối tƣợng và khách thể
hoạt động kinh tế) để sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các nguồn lực, các cơ
hội nhằm đạt đƣợc mục tiêu trƣớc mắt và lâu dài của nền kinh tế - xã hội”.

Nghiên cứu của Đinh Thị Nguyệt Anh, Hà Quang Trung (2013) đã xem
xét “Kết quả một số chƣơng trình giảm nghèo của tỉnh Bắc Kạn trong giai
đoạn 2005 -2010” đã cho thấy tuy chỉ mới thực hiện đƣợc thời gian ngắn
chƣơng trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh đã thu đƣợc những thành cơng qua

đó mỗi năm giảm tỷ lệ nghèo đƣợc 2 -3%, những cơ sở hạ tầng đầu tƣ theo
chƣờng trình giảm nghèo nhất là thủy lợi đã đƣợc triển khai thành công và
đem lại hiệu quả cho các địa phƣơng. Thành công này nhờ công tác quản lý
nhà nƣớc các chƣơng trình này đƣợc thực hiện có hiệu quả nhƣ chính quyền
địa phƣơng ln làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giảm
nghèo hay đẩy mạnh cơng tác xã hội hịa trong huy động nguồn lực, quản lý
và sử dụng nguồn lực thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo.

Dƣơng Bá Tiến (2022) đã nghiên cứu quá trình quản lý thực hiện
chƣơng trình xây dựng NTM ở huyện Bá Thƣớc, tỉnh Thanh Hóa. Theo tác
giả trong 10 năm thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia về XDNTM
(2010-2019), huyện Bá Thƣớc đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, cụ
thể Sản xuất phát triển làm cho đời sống vật chất tinh thần của ngƣời dân
đƣợc nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 9 triệu đồng năm 2010
đến năm 2020 ƣớc đạt 30 triệu đồng/ngƣời/năm tăng gấp 3,3 lần. Tỷ lệ hộ
nghèo giảm nhanh từ 46% năm 2010 xuống còn 8% năm 2020. Hệ thống giao
thôn nông thôn đã đƣợc đầu tƣ xây mới, nâng cấp, cải tạo với tổng số vốn đầu
tƣ là 765,9 tỷ đồng cho 146,5km đƣờng huyện; 112km đƣờng xã; 260,49 km
đƣờng thơn, ngõ xóm và 23,71km đƣờng nội đồng. Thực hiện Xây dựng mới,
cải tạo, nâng cấp đƣợc 50,65km kênh mƣơng; xây mới, sửa chữa, nâng cấp
đƣợc 40 cơng trình thuỷ lợi... với tổng kinh phí thực hiện là 55,69 tỷ đồng.

6

Những kết quả này nhờ huyện đã thực hiện tốt (i) huyện đã thành lập ban chỉ
đạo từ cấp huyện đến cấp xã, thôn, có sự phân cơng, phân cấp cụ thể, rõ ràng;
(ii) huyện uỷ đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch hành động
chỉ đạo thực hiện XDNTM; Chú trọng và đa dạng hóa các hình thức tun
truyền, vận động góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân trong XDNTM; Huy động vốn phục vụ chƣơng

trình XDNTM. Đây là những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nƣớc về
xây dựng NTM cần quan tâm.

Nguyễn Văn An (2016) đã khái quát tình hình thực hiện Chƣơng trình
quốc gia về giảm nghèo kể từ năm 2010 với 11 xã điểm của cả nƣớc. Những
kinh nghiệm trong công tác QLNN về xây dựng NTM đƣợc rút ra rất hữu ích.
Đó là (i) Tiến hành xây dựng NTM trên địa bàn xã, trƣớc tiên phải làm tốt
công tác tuyên truyền sâu rộng để nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cƣ
về nội dung, phƣơng pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc về xây
dựng NTM; (ii) Thực sự quan tâm và coi trọng công tác xây dựng và đào tạo
đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở; (iii) Phải có
cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của xã, tránh
rập khn, máy móc; (iv) Đa dạng hố việc huy động nguồn lực để xây dựng
NTM; (v) Để xây dựng NTM, cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục,
đồng bộ và huy động đƣợc sự tham gia của cả hệ thống chính trị.

Nguyễn Việt Linh (2017), đã nghiên cứu công tác quản lý nhà nƣớc về
xây dựng nông thôn mới ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đã
phân tích thực trạng, rút ra những thành cơng và hạn chế công tác này trên các
nội dung nhƣ triển khai cơng tác tun truyền về chƣơng trình XDNTM, tổ
chức bộ máy quản lý, quy hoạch và quản lý quy hoạch, huy động các nguồn
lực XDNTM, Công tác thành tra, xử lý vi phạm quy định xây dựng NTM…

7

Đỗ Thị Thạch (2019), từ phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc cho xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020, đã đề xuất các giải
pháp hồn thiện cơng tác này nhƣ xác định Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM là lâu dài, có điểm khởi đầu nhƣng khơng có điểm kết thúc thì
cần nghiên cứu, ban hành luật về xây dựng NTM, tạo cơ sở pháp lý vững chắc

cho sự chỉ đạo, điều hành; cần thành lập Hội đồng tƣ vấn quốc gia cho
Chƣơng trình. Thành viên gồm chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
không chỉ là các nhà lãnh đạo, quản lý mà cả các chuyên gia, nhà khoa học.
Không chỉ trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà cả văn hóa, mơi trƣờng,
kiến trúc…; Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý Chƣơng trình cần bồi dƣỡng
nâng cao năng lực định hƣớng, tƣ vấn chính sách, những ngƣời này có thể
thay đổi, ln chuyển theo u cầu cơng tác của mỗi địa phƣơng, ban, ngành;
riêng cán bộ chuyên mơn cần đƣợc đào tạo theo hƣớng chun mơn hóa, có
tính ổn định cao.

Lƣu Thị Phƣơng (2018), đã nghiên cứu công tác QLNN về xây dựng
NTM trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tỉnh. Với những đặc thù của
một huyện Huyện Cẩm Xun có tổng diện tích tự nhiên 63.649 ha, dân số
gần 15 vạn ngƣời; Cơ cấu lao động: Nông, lâm, ngƣ nghiệp, 31%; Công
nghiệp 34%; Thƣơng mại, dịch vụ 35%. Tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất
bình quân hằng năm trên 10,7%. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, ngƣ nghiệp, thủy
sản 20%; Công nghiệp - xây dựng 32%; Thƣơng mại - Dịch vụ - Du lịch 48%.
Huyện đạt chuẩn nơng thơn mới năm 2021. Tổng số hộ nghèo tồn huyện đầu
năm 2022: 2.221 hộ, tỷ lệ 5,13%. Trên cơ sở những đặc thù này, luận văn
xem xét đánh giá về công tác QLNN về xây dựng NTM ở đây với những hạn
chế nhƣ công tác tuyên truyền về XDNTM còn khá đơn điệu và chƣa phù
hợp, bộ máy quản lý hoạt động thiếu đồng bộ, huy động và sử dụng nguồn lực
XDNTM vẫn chƣa chặt chẽ và huy động khá thấp...

8

Nhƣ vậy, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan tới Quản lý nhà
nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến thời điểm hiện tại, chƣa có nghiên cứu nào thực hiện về Quản lý nhà nƣớc
về xây dựng nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai. Do đó đề tài

nghiên cứu của tác giả là một cơng trình nghiên cứu độc lập và có tính thời sự
cao.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và tham
khảo, luận văn dự kiến gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc về nông thôn mới ở huyện
Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.
Chƣơng 3: Phƣớng hƣớng và giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về
nông thôn mới ở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai.

9

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QLNN VỀ XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI

1.1.1. Khái niệm, mục tiêu Chƣơng trình mục tiêu quốc gia
(CTMTQG) về xây dựng nông thôn mới

a. Khái niệm về chương trình mục tiêu quốc gia
Theo Điều 4, Luật Đầu tƣ công số 49/2014/QH13 do Quốc hội ban
hành ngày 18/6/2014 thì: “Chƣơng trình đầu tƣ cơng là một tập hợp các mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội”.

Cịn “Chƣơng trình mục tiêu quốc gia là chƣơng trình sử dụng đầu tƣ
cơng là cốt lõi cùng với các nguồn xã hội hóa khác nhằm thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả
nƣớc”.
CTMTQG về xây dựng nông thôn mới là CTMTQG thực hiện mục tiêu
xây dựng nông thôn mới với việc thực hiện: Nâng cao hiệu quả quản lý và
thực hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống
kinh tế - xã hội nông thôn gắn với quá trình đơ thị hố; Phát triển hạ tầng kinh
tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết
nối các vùng miền; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông
nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chƣơng trình mỗi xã
một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng …
b. Mục tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới
Mục tiêu tổng quát:

10

“Tiếp tục triển khai Chƣơng trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu
lại ngành nơng nghiệp, phát triển kinh tế nơng thơn, q trình đơ thị hoá, đi
vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng
cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nơng thơn, thúc đẩy bình đẳng giới.
Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bƣớc hiện đại,
bảo đảm môi trƣờng, cảnh quan nông thơn sáng, xanh, sạch, đẹp, an tồn,
giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát
triển bền vững”

Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
+ “Phấn đấu cả nƣớc có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
(miền núi phía Bắc: 60%, Đồng bằng sơng Hồng: 100%, Bắc Trung Bộ: 87%,

Nam Trung Bộ: 80%, Tây Nguyên: 68%; Đông Nam Bộ: 95%, Đồng bằng
sông Cửu Long: 80% số xã đạt chuẩn nơng thơn mới), trong đó, có khoảng
40% số xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu và không cịn xã dƣới 15 tiêu chí; tiếp tục xây dựng
nơng thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu đối với các xã, huyện,
tỉnh đã đƣợc công nhận đạt chuẩn nơng thơn mới; thu nhập bình qn của
ngƣời dân nơng thơn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020”;
+ “Phấn đấu cả nƣớc có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
đạt chuẩn nơng thơn mới, hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới
(miền núi phía Bắc: 30%; Đồng bằng sông Hồng: 90%; Bắc Trung Bộ: 45%;
Nam Trung Bộ: 35%; Tây Nguyên: 30%; Đông Nam Bộ: 80%; Đồng bằng
sơng Cửu Long: 35% số đơn vị), trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn
đƣợc công nhận là huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu
mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có ít nhất 02 đơn vị cấp
huyện đạt chuẩn nông thôn mới”;

11

+ “Phấn đấu cả nƣớc có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng (sau đây gọi là tỉnh) đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cơng nhận hồn
thành nhiệm vụ xây dựng nơng thơn mới (miền núi phía Bắc phấn đấu có 01
tỉnh, Đồng bằng sơng Hồng: 10 tỉnh, Bắc Trung Bộ: 01 tỉnh, Nam Trung Bộ:
01 tỉnh, Tây Ngun phấn đấu có 01 tỉnh; Đơng Nam Bộ: 04 tỉnh, Đồng bằng
sông Cửu Long: 03 tỉnh)”;

+ “Phấn đấu 60% số thơn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc (sau đây gọi
là thơn) thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo đƣợc công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các
tiêu chí nơng thơn mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định”.


1.1.2. Khái niệm nông thôn mới
Khái niệm này lần đầu tiên xuất hiện trong Nghị quyết số 26-NQ/TW
ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng tại Hội nghị Trung
ƣơng 7 (khóa X) về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Khí đó nông thôn mới
đƣợc định nghĩa là “nông thôn tiến bộ, cơ sở hạ tầng đồng bộ, đời sống văn
hóa phong phú. Song song với đó, nơng thơn mới cũng phải giữ đƣợc tính
truyền thống, những nét đặc trƣng nhất, bản sắc nhất của từng vùng, từng dân
tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của ngƣời dân.”
Trong Nghị quyết số 26-NQ/TW đƣa ra mục tiêu: “Xây dựng nông
thôn mới cần có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc hiện đại với cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn sản xuất nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, gắn với đô thị theo quy hoạch,
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc”.
Nhƣ vậy, Nông thôn mới là khu vực lãnh thổ ở nông thôn các tỉnh của
Việt Nam trải qua quá trình xây dựng để lãnh thổ này “có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bƣớc hiện đại với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản
xuất hợp lý, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp và


×