Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Quản lý nhà nước về giá xăng dầu của cục quản lý giá bộ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.51 MB, 77 trang )

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC THUONG MAI

PHUNG THI THANH HUYEN

QUAN LY NHA NUOC VE GIA XANG DAU CUA

CUC QUAN LÝ GIÁ - BỘ TÀI CHÍNH

ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP

HÀ NỘI, 2023

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC THUONG MAI

PHUNG THI THANH HUYEN

QUAN LY NHA NUOC VE GIA XANG DAU CUA

CUC QUAN LY GIA - BỌ TÀI CHÍNH

NGANH: QUAN LY KINH TE

: 8310110

DE CUONG DE AN TOT NGHIEP THAC SI

NGUOI HUONG DAN KHOA HQC:



PGS.TS. HÀ VĂN SỰ

HÀ NỘI, 2023

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam doan dé An thac si kinh té “Quan I nhà nước về giá xăng dẫu

ctia Cue Quan I Gid — B6 Tai chính” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi,
được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu khảo sát tình hình thực
tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Hà Văn Sự.

Các liệu, mơ hình và những dữ liệu sử dụng trong đề án là trung thực, các

giải pháp, đề xuất đưa ra xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu, chưa từng được công bố

dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi Hội đồng.

đánh giá đề án tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học Thương mại.

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên./.

Hà Nội, ngày ...... tháng . năm 2023
Cao học viên

hanh Huyền

LOI CAM ON


Trong q trình thực hiện đề án này, tơi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ.

của thầy cô, bạn bè và tập thê cán bộ giáo viên trường Đại học Thương mại.

Xin trân trọng cảm ơn PGS,TS. Hà Văn Sự, người hướng dẫn khoa học của

đề án đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi về mọi mặt đề hồn thành đi

Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thê cán bộ Bộ Tài chính đã cung

cấp thơng tin, tài liệu và tạo điều kiện trong quá trình thực hiện đề án.
'Và sau cùng, đề có kiến thức như ngày hơm nay, cho phép tôi gửi lời cảm on

sâu sắc đến các thầy, cô trường Đại học Thương mại trong thời gian qua đã truyền

đạt cho tôi những kiến thức quý báu.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cao học viên

Phùng Thị Thanh Huyền

iii

LOI CAM DOAN

LOI CAM ON

MỤC LỤC.


DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIET TAT vi

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ vii

PHÀN MỞ ĐÀU

1, Tính cấp thiết của đề tài đề án.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu Đề án 3

CHUONG 1. CO SO LY LUAN VA THUC TIEN QUAN LY NHA

ỚC VỀ GIÁ XĂNG DAU 5

1.1. BAN CHAT VA VAI TRO CUA QUAN LY NHA NUOC VE GIÁ

XANG DAU

1.1.1. Bản chất của quản lý nhà nước về giá xăng dầu.

a) _ Khái niệm QLNN về giá xăng dầu

5) Mục tiêu của QLNN về giá xăng dẫu;


©) Chui thé trong QLNN về giá xăng dâu

1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về giá xăng dầu.

a) Sự cân thiết của QLNN về giá xăng dâu

b) Vai trò của QLNN về giá xăng dâu

iv

1.2. YEU CAU VA NHUNG NGUYEN LY CO BAN VE QUAN LY

NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ XĂNG DẦU...............................-.--+2222..ztrerrerree i

1.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với QLUNN về giá xăng dẳu................... i
1.2.2 Ni dung co ban cia QLNN vé gid xdng dau. eee 12
1.2.3. Các phương pháp và công cụ chủ yếu trong QLNN về giá xăng

dầu 14

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ ché, chính sách của Nhà nước... I7

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về tình hình thị trường xăng dầu thế

giới 18

1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng khác....

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

- BO TAI
HÀ NUOC VE GIA XANG DAU CUA CUC QUAN LY GIA

CHÍNH 20

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội và thực trạng thị trường.
xăng dầu ở Việt Nam...

2.1.1. Khái quát về đặc điểm về kinh tế - xã hội..................+.2.2.. 20

2.1.2. Khái quát về thực trạng thị trường xăng dầu ở Việt Nam................21

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về giá xăng dầu của Cục

Quản lý giá— Bộ Tài chính (giai đoạn 2018 ~ 2023)..........................- ....29

2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Quản lý giá ~ Bộ Tài chính về giá

xăng dầu...........22.22.22.2.22.tc.re.er.rr.re-eee S2 HE Eeeereee .-.-....29)

2.2.3. Thực trạng QLNN về giá xăng dầu của Cục Quản lý giá — Bộ Tài

chinh31

2.3. Đánh giá chung thực trạng quản lý nhà nước về giá của Cục quản
lý gid — Bộ Tài chính (giai đoạn 2018 - 2023) 40

2.3.1. Những thành công trong quản lý quản lý nhà nước về giá xăng
dầu của Cục quản lý giá ~ Bộ Tài chính 40


2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về giá
xăng dầu của Cục quản lý giá — Bộ Tài chính 47

CHƯƠNG 3. MỘT SO ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ XĂNG DẦU CỦA CỤC QUẢN LÝ GIÁ - BỘ TÀI

CHÍNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO. s2

3.1. Bối cảnh và định hướng về QLNN về giá xăng đến năm 2025 và

những năm tiếp theo. 52

3.1.1. Bối cảnh và mục tiêu đối với công tác QLNN về giá xăng dầu đến

năm 2025 và những năm tiếp theo. 52

3.1.2. Một số định hướng về công tác QLNN về giá xăng dầu đến năm.

2025 và những năm tiếp theo. 54

3.2. Một số gi hip ch u đối với quản lý nhà nước về giá xăng

dầu của Cục Quản ~ Bộ Tài chính đến năm 2025 và những năm tiếp

theo. $6

3.3. Một số kiến nghị về điều kiện để thực giải pháp 63

KẾT LUẬN 67


TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1

vi

DANH MUC Ki HIEU, CHU VIET TAT

BOG Nguyén van
FTAs
Binh on gid
MEN Uu dai đặc biệt

QLNN Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
TTĐB
UBND Quản lý nhà nước
USD Tiêu thụ đặc biệt
Ủy ban nhân dân
VND Đô la Mỹ

WTO Việt nam đồng
Tổ chức thương mại thế giới

vii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Hình 2.1. Diễn biển giá xăng năm 2018........................-2.+:.222-r22e. 21
Hình 2.2. Dign bién gid xing nim 2019... ccccscsssscsentetcenteeeee 22

Hình 2.3. Diễn biển giá xăng năm 2020........................-2.+::2222.-222 23


'Hình 2.4. Diễn biến giá xăng dầu năm 2021..........................-222222222Strccee 25

'Hình 2.5. Diễn biến giá xăng dầu năm 2022........................2.-222222222Strrcee 26

Hình 2.6. Sản xuất và tiêu thụ dầu thô trên thế giới..... 27

Hình 2.7. Diễn biến giá bình quân theo tháng 1 số loại xăng dầu trên thị

ng "................ .....28

Hình 2.8. Điều 38a, Nghị định số 95/2021/NĐ-CP................................. 32

Bảng 2.1: Số lượng các doanh nghiệp xăng dầu được kiểm tra từ 2018-2023

39

PHAN MO DAU

1. Tính cấp thiết của đỀ dé in

Trong nền kinh tế thị trường, giá cả với tư cách là tín hiệu của thị trường, là
bàn tay vơ hình điều tiết nền sản xuất xã hội, tác động một cách nhanh nhạy, trực

tiếp và gián tiếp tới đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Sự hình

thành, vận động của giá thị trường do những quy luật của thị trường chỉ phối. Do.
đó, giá thị trường tác động khi thì tích cực, khi thì tiêu cực tới quá trình sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu hay quá trình

phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung,

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có được lợi thế nhờ
nguồn tài nguyên tương đối phong phú và đa dạng như dầu mỏ, than đá. Song xuất
khẩu của Việt Nam chủ yếu là mặt hàng dầu thô, chưa qua tỉnh chế, phần lớn nhập
khẩu các loại xăng dầu thành phẩm từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng hàng ngày (nhập khẩu 100% xăng dầu thành phẩm). Giá xăng dầu
mang tính tồn cầu đã tác động mạnh vào những nước có sử dụng xăng dầu, trong.
đó có Việt Nam, mang tính chất khách quan. Do vậy giá xăng dầu trong nước rất
nhạy cảm với giá thị trường thế giới. Chỉ cần một sự tăng giá hay giảm giá xăng dầu

trên thị trường thể giới là sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước của Việt Nam. Mặt khác.

giá xăng dầu trên thị trường thế giới lại biến động không ngừng do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu

rộng, cộng với một số thay đồi về cơ chế, chính sách hiện hành, sự tăng lên nhanh

chóng đối với nguồn cung ứng xăng dầu trong nước trong thời gian sắp tới, sự xuất
hiện của yếu tố nước ngoài trong kinh doanh xăng dầu,... đã đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải đánh giá lại toàn diện cơ chế điều tiết giá đối với mặt hàng xăng dầu.

Xuất phát từ lý do trên, lựa chọn hướng nghiên cứu “Quản lý nhà nước về
giá xăng dầu của Cục Quản lý Giá - Bộ Tài chính " được xem là cần thiết và cấp

bách hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu chung.


Đề xuất được những giải pháp có căn cứ khoa học đề tăng cường hiệu lực,
hiệu quả của Quản lý nhà nước về giá xăng dầu của Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính.

- Muc tiéu cu thé

~_ Phân tích và đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về giá của Cục Quản lý.
gid — Bộ Tài chính giai đoạn 2018-2023, đánh giá những kết quả và khó khăn thách

thức trong q trình quản lý; từ đó kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi để
quản lý nhà nước về giá đối với mặt hàng quan trọng này.

-_ Xây dựng hệ thống quan điểm cơ bản va đề xuất một số giải pháp nhằm.
tăng cường và hoàn thiện Quản lý nhà nước về giá xăng dầu của Cục Quản lý giá —

Bộ Tài chính để áp dụng trên cả nước.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính

-_ Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: từ cơ sở lý luận phân tích thực trạng đề án nghiên cứu
nội dung quản lý nhà nước về giá xăng dầu của Cục Quản lý giá Bộ Tài chính.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính

Pham vi về thời gian: Dữ liệu thư cấp được thu thập từ năm 2018 đến năm 2023.


4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu
~ Dữ liệu thứ cấp bên trong: Đề tài sử dụng thông tin thứ cấp của đơn vị từ
năm 2018 đến năm 2023. Tiến hành thu thập các thông tin thông qua tài liệu tham.

khảo như: các báo cáo sơ kết, tông kết hàng năm của Cục Quản lý giá - Văn phòng.
cục; Phòng Tư liệu sản xuất; Phòng Thâm định giá....

Các văn bản pháp lý liên quan: các Tờ trình, Báo cáo, Thơng tư, Quyết định,
Quy định của Bộ Tài chính, Luật giá....

Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quản lý giá xăng dầu.

- Dữ liệu thứ cấp bên ngoài: Đề tài tham khảo các cơng trình nghiên cứu
khoa học, các bài báo về quản lý giá xăng dầu, bản tin thị trường về giá xăng dầu

hàng tháng, sử dụng mạng internet để tìm hiểu các văn bản tài chính.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tông hợp kết quả nghiên

cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào thơng tin thu thập được tiến hành phân tích
vấn đề cần nghiên cứu.

4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu

Phân tích số liệu, tông hợp số liệu là phương pháp dùng đề nghiên cứu các
tài liệu, nội dung, số liệu thông qua quá trình phân loại, sắp xếp số liệu, chúng tạo ra
nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Sau đó tổng hợp các hiện tượng.
và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ

liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thê phân loại các kỹ thuật này như
sau: Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; Tổng hợp tóm tắt

(dạng các giá trị tổng hợp đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Phương pháp này được vận dụng trong chọn điểm nghiên cứu đã được nêu ở

trên, nhân tố tông hợp là các chỉ tiêu về: giá xăng dầu cao nhất, giá xăng dầu thấp.
nhất theo khung giá, theo bảng giá, theo giá thị trường.

Thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh vẻ thực trạng công tác Quản lý.

và phân tích số liệu điều tra sẽ tiến hành mô tả thực trạng công tác quản lý giá xăng.
dầu trên thị trường.

Phương pháp này được sử dụng đề phân tích tình hình biến động của dãy số

theo thứ tự thời gian và khơng gian, trong đó gồm cả so sánh tuyệt đối và so sánh tương,

đối giữa các năm với sự biến động về giá các loại xăng dầu.Từ đó tổng hợp đánh giá
thực trạng về công tác quản lý giá xăng dầu tại Cục Quản lý giá Bộ Tài chính.

4.3. Phương pháp chuyên gia gia đánh
Sử dụng phương pháp chuyên gia để tham khảo ý kiến của chuyên
đánh giá
giá về công tác quản lý giá xăng dầu. Ý kiến chuyên gia được sử dụng để dầu. Bên
về thực trạng và vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về giá xăng tác quản
cạnh đó, tham khảo ý kiến chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến công
lý nhà nước đối với giá xăng dầu hiện nay.


5. Kết cấu Đề án

Đề án tốt nghiệp ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục, có kết cầu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về giá xăng dầu.

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về giá xăng dầu của Cục quản lý

gid — BO Tài chính.

Chương 3: Một số định hướng và giải pháp về quản lý nhà nước về giá xăng.
dầu của Cục quản lý giá - Bộ Tài chính đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

CHUONG 1. CO SO LY LUAN VA THỰC TIEN QUAN LY NHA NUOC VE

GIA XANG DAU

1.1. BAN CHAT VA VAI TRO CUA QUAN LY NHA NUGOC VE GI

DAU

1.1.1. Bản chất của quản lý nhà nước về giá xăng dầu

a) Khái niệm QLNN về giá xăng dâu

Khái niệm quản lý nhà nước về giá là khái niệm có nội hàm khác nhau tùy

theo từng thời kỳ. Hiện nay, Nhà nước ta thực hiện điều tiết giá theo cơ chế thị
trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất,

kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy
định để bình ồn giá; bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xu:

kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước. Bên cạnh đó, Nhà nước có.

chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, khu

vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng như quy định nguyên tắc,

phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phủ hợp.

với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

Tir khai niệm trên có thể hiểu rằng, quản lý nhà nước về giá xăng dầu là việc

cơ quan Nhà nước có thầm quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để “cân bằng” giá
cả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, của.

người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

b) Mục tiêu của QLNN về giá xăng dầu;

Để phù hợp với cơ chế vận hành của nền kinh tế, ở nước ta, cơ chế điều hành.
giá xăng dầu đã có nhiều thay đổi, từ việc nhà nước duyệt giá, bù lỗ đến áp dung
thống nhất sang chính sách giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của
Nhà nước. Trong cả q trình đó, mục tiêu quản lý nhà nước đối với giá xăng, dầu ở
nước ta không thay đồi, đó là tiến tới thực hiện nhất quán theo cơ chế giá thị trường.
có sự điều tiết của Nhà nước; giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng.
dầu thế giới, đảm bảo chia sẻ hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người


tiêu dùng. Bên cạnh đó, thực hiện cơng khai minh bạch trong điều hành giá xăng.

dầu cũng là chủ trương, chính sách nhất quán, thống nhất của Đảng và Nhà nước.

©) Chi thé trong QLNN vé gid xing dau

Theo quy định hiện hành Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ
thực hiện chức năng QLNN trong lĩnh vực giá. Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong.
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng QLNN.

về giá trong lĩnh vực được phân công theo quy định. Tuy nhiên, những vấn đề có

liên quan như hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích
lập và sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu, thơng báo các chỉ phí kinh doanh định
mức, lợi nhuận định mức trong giá cơ sở vẫn giao Bộ Tải chính chủ trì (điểm b,

khoản 2 Điều 40: Thực hiện chức năng QLNN vẻ giá; chủ trì, phối hợp Bộ Cơng

thương hướng dẫn phương pháp tính giá cơ sở, hướng dẫn việc quản lý, trích lập và
sử dụng Quỹ bình ơn giá xăng dầu; kiểm tra và giám sát thực hiện chỉ phí kinh.
doanh định mức, lợi nhuận định mức). Trường hợp có ý kiến khác nhau, Bộ Công.

thương quyết định và chịu trách nhiệm; trường hợp cần thiết, Bộ Cơng thương báo.

cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét

Gắn với vai trị chủ trì điều hành giá, Bộ Cơng thương là cơ quan có trách

nhiệ kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu tuân


thủ các điều kiện và quy định; hướng dẫn thực hiện hoạt động kinh doanh, phân

phối xăng dầu; hướng dẫn thực hiện các hoạt động xuất khâu, nhập khẩu, tạm tái

xuất, chuyển khâu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu; chủ trì, phối hợp.

Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng.

dầu thực hiện các quy định về điều chỉnh giá bán. Bộ Cơng thương cũng là cơ quan

có trách nhiệm đảm bảo việc cung ứng xăng dầu được ôn định, đáp ứng nhu cầu

xăng dầu của xã hội.

Đối với nhiên liệu sinh học, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ

ngành liên quan để đưa nhiên liệu sinh học lưu thông trên thị trường trong nước,
theo lộ trình quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài

chính và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng chính sách, cơ chế về giá, thuế, phí,

cơ chế tài chính khác đề khuyến khích sử dụng nhiên liệu sinh học, bảo đảm nguyên

tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện công tác QLNN vẻ giá xăng dầu, Bộ Tài chính và

Bộ Cơng thương đã phối hợp xây dựng và ban hành phương pháp tính giá cơ sở, cơ
chế hình thành, quản lý và sử dụng Qũy BOG tại các Thông tư liên tịch số 39/2014/
TTLT-BTC-BCT và Thông tư liên tịch số 90/2016TTLT-BTC-BCT ngày


24/06/2016 sửa đôi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 39/2014/ TTLT-

BTC-BCT.
Bên cạnh đó, Bộ Cơng thương và Bộ Tài chính đã chủ động theo dõi diễn

biến giá xăng dầu thế giới để tính tốn và công bố giá cơ sở vào kỳ điều hành giá thị

trường, Liên Bộ chủ động áp dụng các biện pháp sử dụng linh hoạt các cơng cụ tải

chính (thuế, Quỹ BOG). Trường hợp cần thiết (giá cơ sở tăng hơn 7%) Bộ Cơng

thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của quản lý nhà nước về giá xăng dầu

a) Sự cần thiết của QLIVN về giá xăng dầu

Mọi nhà nước chấp nhận cơ chế thị trường và muốn phát triển nền kinh tế

nước mình vận động theo cơ chế thị trường đều phải thực hiện sự điều tiết vĩ mô đối

với nền kinh tế. Điều tiết giá cả của nhà nước là một trong những khâu chính trong.

hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô tổng thể của nhà nước vì giá cả là phạm trủ tổng.
hợp có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của hầu hết các tham số kinh tế vĩ mơ. Xăng.
dầu khơng nằm ngồi quy luật này. Ngày nay, sự điều tiết kinh tế vĩ mô của nhà
nước theo cơ chế thị trường là một tất yếu khách quan nhằm hạn chế bớt những tác

động tiêu cực và khơi dậy những tiềm năng, phát huy thế mạnh có của thị

trường, sự điều tiết giá cả do đó cũng khơng thể thiếu được. Điều tiết giá cả là một

trong những cơng cụ có tính quyết định đảm bảo sự thành công của các hoạt động.

điều tiết khác và của hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung của nhà nước.

Cơ chế giá hiện nay đang chuyên dần sang cơ chế thị trường, điều tiết giá cả
của nhà nước là hoạt động không thề thiếu được nhằm khắc phục khuyết tật của thị
trường và góp phần khai thác tốt nguồn lực quốc gia. Đây cũng là một trong những.
lý do khách quan đòi hỏi nhà nước thực hiện sự điều tiết giá cả. Trong điều kiện
ngày nay, chế độ định giá tự do mặc dù cịn có vai trị tích cực, thậm chí là quyết
định nhưng nó cũng dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực. Tình trạng dùng các thủ

đoạn trong định giá, độc quyền là những hiện tượng đã gây khơng ít thiệt hại cho.

các nền kinh tế. Thực tiễn ở các nước kinh tế thị trường cho thấy, nếu để cho thị
trường tự do q nhiều quyền định đoạt giá thì có nguy cơ dẫn đến suy thoái và

khủng hoảng. Những khuyết tật của thị trường tự do, các cuộc suy thoái đã làm lung.

lay nền tảng của nhà nước, buộc nhà nước phải tìm cách đối phó bằng con đường.
kinh tế. Đó là giá cả. Nhà nước khơng chỉ tìm cách khắc phục những khuyết tật của.
chế độ định giá tự do mà còn cần tác dụng vào giá cả nhằm khai thác hết những.
tiềm năng của nên kinh tế.

'Hơn nữa, hội nhập kinh tế đang trở thành một xu hướng lớn và tất yếu khách

quan. Chính vì vậy, chính sách kinh tế của mỗi nước phụ thuộc lớn vào các hoạt

động đối ngoại, chính sách kinh tế của các nước khác. Trong điều kiện đó, nếu nhà

nước khơng thực hiện điều tiết giá cả thì sẽ ảnh hưởng đến quan hệ đối ngoại của.
nhà nước. Mặt khác, nhà nước sẽ bị thua thiệt trong quan hệ kinh tế đối ngoại và thị

trường hoạt động tự phát của nước này không thể cạnh tranh với thị trường có sự

điều tiết của nhà nước khác. Nếu nhà nước khơng có chính sách trợ giá đối với các
cơng ty cịn yếu trong cạnh tranh với cơng ty nước ngồi hoặc khơng có hệ thống.

hàng rào thuế quan (tác động nên sự hình thành giá) thì các doanh nghiệp trong

nước khơng thê tồn tại được. Do đó chỉ xét trên quan hệ kinh tế đối ngoại và chính

sách đối ngoại nói chung đã thầy sự cần thiết phải điều tiết giá của nhà nước.
Trong mọi quốc gia, giá xăng dầu là một trong những nhân tố có ảnh hưởng

trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp khác nhau. Một khi nó có ảnh hưởng nghiêm.
trọng đến đời sống của người dân thì việc đấu tranh địi nhà nước phải điều chỉnh
giá là dễ hiểu.

b) Vai trò của QLNN về giá xăng dầu
Trong nên kinh tế thị trường, mọi quyết định kinh tế được thực hiện theo cơ
chế thị trường. Cơ chế thị trường là sự kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố: giá cả thị
trường, cầu hàng hoá, cung hàng hoá và sự cạnh tranh. Trong số các yếu tố đó giá

cả giữ vai trị đặc biệt quan trọng.

Thứ nhất, xuất phát từ vai trò. chức năng của giá cả trong cơ chế thị trưởng:
~ Đề giá cả có thể phát huy tốt chức năng là phương tiện đo lường hao phí lao.

động xã hội để sản xuất và tiêu thụ hàng hố, địi hỏi phải có một thị trường hồn


hảo và cơ chế vận hành thị trường thơng suốt. Nói cách khác, Nhà nước phải tạo ra

một môi trường pháp luật để giá cả hàng hoá vận động đúng theo các quy luật

khách quan của thị trường và làm chuẩn mực cho các quyết định đầu tư kinh doanh.
Đó chính là địi hỏi khách quan của đời sống kinh tế - xã hội.

~ Giá cả có tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp, của cả

người mua và người bán. Trên thị trường người mua và người bán mâu thuẫn với

nhau về lợi ích kinh tế. Người bán bao giờ cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận, người

mua muốn tối đa hố lợi ích sử dụng. Vì vậy, Nhà nước cần duy trì mơi trường cạnh

tranh bình đăng đề giá cả phát huy chức năng đòn bẩy kinh tế, nâng cao hiệu quả
sản xuất xã hội trong một quy mô cung cầu nhất định chứ không phải bắt chấp hiệu

quả xã hội.

~ Mỗi mức giá hình thành là kết quả của các mối quan hệ lợi ích giữa người
mua và người bán, giữa những người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các quan
hệ trao đôi. Giá cả thực hiện chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập thông.
qua cơ chế tách rời giữa giá cả và giá trị hàng hoá. Nếu bán hàng thấp hơn giá trị,
người bán bị thiệt, nếu bán cao hơn giá trị, phần thiệt thuộc về người mua. Giá cả
cao hay thấp hơn giá trị chủ yếu phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. Như vậy, giá cả
thường xuyên thực hiện vai trò phân phối lại của mình một cách ngẫu nhiên. Giá cả
vừa tham gia phân phối lần đầu vừa phân phối lại thu nhập. Chính do chức năng này
mà Nhà nước cần có các chính sách giá cho từng nhóm hàng, loại hàng, thậm chí là

cho mí ính vực và khu vực thị trường tại các thời điềm cụ thể, nhằm điều tiết

sản xuất và tiêu dùng, bảo dam an sinh xã hội.

Nhu vậy, thông qua việc thực hiện các chức năng vốn có của mình, giá cả

tham gia điều tiết nền sản xuất xã hội và do đó, trở thành một phần của "bản /ay vớ
hình". Thơng qua mức giá hình thành, thị trường thực hiện chức năng điều tiết và

kích thích của mình. Giá cả có vai trị quan trọng trong cuộc sống xã hội và cuộc.

sống hàng ngày của mỗi gia đình. Vai trò to lớn này của giá cả đã quyết định ý
nghĩa và tầm quan trọng của quản lý Nhà nước về giá và đến lượt nó, khả năng điều
hành chính sách giá cả của Nhà nước quyết định những tác dụng thiết thực của giá
cả vào các quá trình của đời sống kinh tế xã hội.

Thứ hai, xuất phát từ vai trò, chức năng của Nhà nước trong cơ chế thị

trường:

Trong bất kỳ hình thái tổ chức kinh tế xã hội nào, Nhà nước đều có 3 chức
năng: chức năng hiệu quả, chức năng cơng bằng và chức năng ổn định. Chính sự tồn

10

tại khách quan của 3 chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự cần thiết khách quan
của hoạt động quản lý Nhà nước về giá.

~ Chức năng hiệu quả: Cơ chế thị trường có thể thất bại do cạnh tranh khơng,
hồn hảo hay có nhân tố độc quyền. Khi có được vị thế độc quyền, nhà độc quyền

thường lạm dụng để tạo ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền mang lại lợi nhuận

siêu ngạch cho nhà độc quyền do cao hơn mite hi quả và làm méo mó nhu cầu.

Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ thường phải đề ra các quy định chống độc
quyền mà bản chất là phá bỏ vị thế độc quyền hoặc kiểm sốt đối với các trường.
hợp độc quyền cịn tồn tại thơng qua việc kiểm sốt mức giá hoặc kiểm sốt chỉ phí

kinh doanh.

- Chức năng công bằng: Ngay cả khi một cơ chế thị trường vận hành bình
thường thì cũng vẫn tồn tại những bắt bình đăng lớn, đó là sự phân hoá giàu nghèo.
Nếu theo quy luật thị trường, hàng hố sẽ chỉ được phân phối cho những người có
khả năng trả giá cao hơn, người có nhiều tiền hơn chứ không phải theo nhu cầu cấp.
bách nhất. Do vậy, đề thực hiện được chức năng công bằng trong xã hội, trong một

giới hạn nhất định, Nhà nước cần có chính sách bảo đảm đời sống cho một bộ phận

dân cư nào đó. Yêu cầu này có thể thực hiện theo các cơ chế điều hành trực tiếp.
nhưng trong nhiều trường hợp phải thơng qua cơ chế giá, vì thế rất cần có vai trị

của Nhà nước đối với q trình hình thành và vận động của thị trường giá cả.
- Chức năng ổn định: Nêu chỉ để cho giá cả điều tiết tự do thì nền kinh tế

khó ổn định; nó sẽ phải trải qua hàng loạt các cuộc thăng trầm do tin hi

không theo chuẩn mực hiệu quả. Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản cho thấy có.

thời kỳ tăng trưởng rất mạnh nhưng cũng có thời kỳ suy thối nặng nề với tỷ lệ thất


nghiệp cao, lạm phát tăng vọt. Đó là những bước thăng trầm của chu kỳ kinh doanh.
do những tín hiệu giá cả của một thị trường tự phát, thiếu vai trò của Nhà nước.

Tóm lại, từ những phân tích trên cho thấy khơng thể thiếu vai trị quản lý của
Nhà nước về giá cả trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy trong thời gian qua,

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, điều hành công tác giá thực hiện đổi mới

công tác giá phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện đường lối
đổi mới kinh tế của Đảng, chúng ta đã chuyên cơ chế giá kế hoạch sang cơ chế giá
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước nên về cơ bản chủ thể định giá hàng hóa,

dịch vụ đã thay đôi khác hãn so với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nước đã rời

bỏ quyền quyết định trực tiếp hầu hết giá các hàng hóa dịch vụ trong xã hội, buộc

11

sản xuất tiêu dùng thi hành để trả lại quyền định giá cho thị trường; chỉ thực hiện
điều tiết giá đối với những mặt hàng quan trọng, thiết yếu, tài nguyên quan trọng

hoặc hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh.

1.2. YÊU CÂU VÀ NHỮNG NGUYEN LY CO BAN VE QUAN LY

NHA NUOC VE GIA XANG DAU

1.2.1. Những yêu cầu cơ bản đối với QLNN về giá xăng dầu
Thứ nhất, đây là hoạt động mang tính điều hành. Tính điều hành thể hiện ở
chỗ để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện


trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính Nhà nước phải tiến hành cắc hoạt

động tô chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền.
Mọi hoạt động điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho.

nhân dân, đảm bảo đời sống xã hội cho nhân dân về mọi mặt.
Thứ hai, hoạt động QLNN cần có tính chủ động và sáng tạo. Điều này thé

hi ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng.

đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo.

còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hành chính để ều chinh các hoạt động quản lý Nhà nước. Tính chủ động sáng tạo
được nội hàm bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng. phong phú của đối tượng.

quản lý và đồi hỏi các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình

huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo khơng.
vượt ra ngồi phạm vi của ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật Nhà

nước.

Thứ ba, QUNN có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch đề

thực hiện mục tiêu. Đây là hoạt động có mục đích và có định hướng rõ rệt. Vì vậy,
phải có chương trình, kế họach dài hạn, trung hạn và hàng năm. Có các chỉ tiêu vừa
mang tính định hướng, vừa mang tính pháp lệnh; có hệ thống pháp luật vừa được áp.


dụng thực thi triét ho hoạt động quản lý, vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt

động đặt dưới sự quản l

Thứ te, QLNN về giá xăng có tính chun mơn hóa và nghề nghiệp cao.

Cán tuản lý cần có trình độ kiến thức chun mơn và kỹ năng quản lý thực tiễn

làm tiêu chuẩn hàng đầu.


×