Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2023

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ THANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8.31.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THÀNH CÔNG

THÁI NGUYÊN - 2023

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là nội dung nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số
liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được công bố ở
các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả và nghiên cứu trong luận văn.

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2023
Học viên

Nguyễn Thị Thanh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các
thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh.

Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thành Công - người đã
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh đã tạo mọi điều kiện để tơi hồn thành khố học và trình
bày luận văn này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 9 năm 2023
Học viên


Nguyễn Thị Thanh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài .......................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ

NƯỚC VỀ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG......................... 5
1.1. Cơ sở lý luận về QLNN về cơng tác giải phóng mặt bằng và các vấn đề

liên quan .................................................................................................... 5
1.1.1. Khái quát chung về giải phóng mặt bằng................................................ 5
1.1.2. Ý nghĩa, vai trị của giải phóng mặt bằng ............................................... 6
1.1.3. Quy trình thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ............. 7
1.1.4. Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng ........................................... 11
1.1.5. Nội dung quản lý nhà nước về cơng tác giải phóng mặt bằng.............. 17
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng 32

1.2. Cơ sở thực tiễn quản lý Nhà nước về cơng tác giải phóng mặt bằng tại một

số địa phương ở Việt Nam ...................................................................... 34
1.2.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong quản lý Nhà nước về công tác giải

phóng mặt bằng ....................................................................................... 34
1.2.2. Bài học quản lý Nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên..................................................................... 37

iv

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 39
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 39
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 39
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 39
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 41
2.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin, số liệu.............................................. 41
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 42
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về thực trạng bồi thường, hỗ trợ về đất......................... 42
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu về quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng ............... 45
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CƠNG TÁC GIẢI

PHĨNG MẶT BẰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỔ YÊN ........ 47
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 47
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 47
3.2. Giới thiệu về bộ máy quản lý công tác giải phóng mặt bằng tại Thành phố

Phổ Yên ................................................................................................... 54

3.3. Thực trạng công tác giải phóng mặt bằng tại thành phố Phổ Yên năm

2020-2022............................................................................................... 60
3.4. Thực trạng quản lý Nhà nước về cơng tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn

thành phố Phổ Yên .................................................................................. 63
3.4.1. Thực trạng về xây dựng kế hoạch GPMB tại thành phố Phổ Yên........ 63
3.4.2. Thực trạng về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố

Phổ Yên ................................................................................................... 68
3.4.3. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu

hồi đất tại thành phố Phổ Yên................................................................. 70
3.4.4. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra cơng tác giải phóng mặt bằng tại

thành phố Phổ Yên .................................................................................. 77
3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về cơng tác giải phóng mặt

bằng trên địa bàn thành phố Phổ Yên ..................................................... 80
3.5.1. Các nhân tố khách quan ........................................................................ 80

v

3.5.2. Các yếu tố chủ quan .............................................................................. 86
3.6. Đánh giá chung về cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại thành phố

Phổ Yên ................................................................................................... 90
3.6.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 90
3.6.2. Hạn chế.................................................................................................. 91
3.6.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 92

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI THÀNH PHỐ PHỔ YÊN ................... 93
4.1. Quan điểm, định hướng để thực hiện tốt Quản lý Nhà nước về giải phóng

mặt bằng tại thành phố Phổ Yên trong những năm tới ........................... 93
4.1.1. Quan điểm về chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng................. 93
4.1.2. Định hướng............................................................................................ 95
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác GPMB để thực thi các dự án

kinh tế - xã hội tại thành phố Phổ n.................................................... 96
4.2.1. Hồn thiện chính sách bồi thường GPMB ............................................ 96
4.2.2. Hồn thiện cơng tác định giá đất thu hồi .............................................. 98
4.2.3. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về GPMB khi Nhà nước thu hồi đất 99
4.2.4. Hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất....................... 101
4.2.5. Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức thực hiện GPMB .................. 102
4.2.6. Tăng cường công tác dân vận ............................................................. 104
4.3. Kiến nghị ................................................................................................ 105
4.3.1. Kiến nghị về quy định của pháp luật................................................... 105
4.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên ................................................................... 111
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
PHỤ LỤC .................................................................................................... 118

vi

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

QLNN : Quản lý Nhà nước
GPMB : Giải phóng mặt bằng

TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân

vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của thành phố Phổ Yên qua 3 năm
2020 - 2022 ............................................................................... 49

Bảng 3.2. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế thành phố Phổ Yên năm
2020 - 2022 .............................................................................. 53

Bảng 3.3. Kết quả giải phóng mặt mặt bằng tại thành phố Phổ Yên năm
2020-2022 ................................................................................. 61

Bảng 3.4. Danh mục các dự án cần thu hồi đất tại thành phố Phổ Yên.... 64
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp dự án các năm theo kế hoạch và thực tế thực hiện.. 65
Bảng 3.6. Đánh giá cán bộ thành phố về công tác quy hoạch trong giải

phóng mặt bằng......................................................................... 66
Bảng 3.7. Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch trong giải phóng

mặt bằng.................................................................................... 67
Bảng 3.8. Cán bộ xã phường đánh giá về công tác quy hoạch trong giải

phóng mặt bằng......................................................................... 68
Bảng 3.9. Chính sách, quy định về cơng tác giải phóng mặt bằng áp dụng

trên địa bàn thành phố Phổ Yên................................................ 69

Bảng 3.10. Đơn giá bồi thường đất tại thành phố Phổ Yên ........................ 70
Bảng 3.11. Đánh giá cán bộ thành phố về chính sách/ đơn giá bồi thường

trong giải phóng mặt bằng ........................................................ 73
Bảng 3.12. Người dân đánh giá về chính sách/đơn giá trong giải phóng mặt bằng...74
Bảng 3.13. Cán bộ xã phường đánh giá về Chính sách/đơn giá trong bồi thường 75
Bảng 3.14. Thống kê hoạt động tra GBPM tại thành phố Phổ Yên............ 78
Bảng 3.15. Tình hình đơn thư trong lĩnh vực GPMB ................................. 80
Bảng 3.16. Đánh giá cán bộ thành phố về năng lực của chủ đầu tư trong công

tác giải phóng mặt bằng ............................................................ 85
Bảng 3.17. Số lượng, trình độ chuyên môn đội ngũ thực hiện công tác giải

phóng mặt bằng TP Phổ Yên năm 2020-2022.......................... 86
Bảng 3.18. Người dân đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán

bộ thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng .............................. 87
Bảng 3.19. Cán bộ xã phường đánh giá về trình độ chuyên viên tham gia

cơng tác giải phóng mặt bằng ................................................... 88
Bảng 3.20. Đánh giá cán bộ thành phố về nhận thức của người dân trong

công tác giải phóng mặt bằng ................................................... 90

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Là một nước đang phát triển, Việt Nam đang trong q trình đẩy mạnh

cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đơ thị hóa thì việc triển khai các dự án đầu tư
trong nhiều lĩnh vực là rất cần thiết như: Các khu công nghệ cao, các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề, khu đô thị; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
giao thông, thuỷ lợi, y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao...

Tuy nhiên để thực hiện các dự án này cần sử dụng rất nhiều diện tích đất
đai. Để các dự án được triển khai thuận lợi, sớm phát huy hiệu quả thì cơng tác
bồi thường giải phóng mặt bằng là khâu then chốt và giữ vai trị rất quan trọng,
nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư xây dựng của các dự án, ảnh
hưởng tới tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) là điều kiện ban đầu
để triển khai các dự án đầu tư, nó có thể là động lực thúc đẩy các dự án được
triển khai nhanh, đúng tiến độ nhưng ngược lại có thể trở thành rào cản và ln
tồn tại nguyên nhân gây mất ổn định xã hội vì khi thực hiện công tác này đã làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, chủ
đầu tư và đặc biệt là đời sống vật chất, tinh thần của người dân có đất bị thu hồi.

Thành phố Phổ Yên nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam tỉnh Thái Nguyên, nơi
tiếp giáp Thủ đô Hà Nội và nhiều tỉnh thành vùng kinh tế phía bắc khác của cả
nước, có điều kiện thuận lợi trong việc chào đón các nhà đầu tư vào tỉnh Thái
Nguyên. Ngày 15 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH13 thành lập thị xã Phổ Yên điều chỉnh địa giới
hành chính Thái Nguyên. Ngày 15/2/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành Nghị quyết số 469/NQ-UBTVQH15 về thành lập thành phố Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên. Như vậy, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-
NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phổ Yên đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
trở thành thành phố. Là một thành phố trẻ, với quá trình đơ thị hóa phát triển

2


nhanh, thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta còn nhiều yếu
kém và thiếu chặt chẽ, nhiều vướng mắc còn tồn đọng dai dẳng và không giải
quyết được đã gây cản trở lớn cho cơng tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất.

Cùng với sự phát triển của cả nước về kinh tế - xã hội, tỉnh Thái Nguyên
nói chung, thành phố Phổ Yên nói riêng trong thời gian qua đã có nhiều cơng
trình, dự án được thực hiện nhằm mục đích đẩy mạnh nền kinh tế của toàn tỉnh,
toàn thành phố nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và góp phần nhỏ
vào sự nghiệp phát triển của cả nước. Nhiều cơng trình, dự án đã hoàn thành đi
vào hoạt động đem lại nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội cho tỉnh nhà. Tuy nhiên
có những dự án đã hồn thành, các cơng trình đã đưa vào sử dụng, nhưng vẫn
cịn rất nhiều đơn thư khiếu nại. Ngun nhân chính có phải là mức bồi thường
chưa thoả đáng hay ở một nguyên nhân chủ quan nào khác? Công tác bồi thường
GPMB không chỉ là di dời dân ra khỏi khu vực giải toả mà phải có kế hoạch cụ
thể trong cơng tác tái định cư và hỗ trợ phát triển kinh tế, ổn định đời sống sau
tái định cư.

Xuất phát từ những vấn đề trên và nhận thấy được tầm quan trọng của
công tác GPMB, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về giải
phóng mặt bằng tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung

Đề xuất các giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác GPMB trên địa bàn
thành phố, đảm bảo nhanh, đúng tiến độ và đúng chính sách của Nhà nước, góp
phần phát triển kinh tế xã hội TP Phổ Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về QLNN về

công tác bồi thường, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực thi các dự án
phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá được thực trạng QLNN về công tác GPMB một số dự án đầu
tư xây dựng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tp. Phổ Yên.

3

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về công tác GPMB trên địa
bàn Tp. Phổ Yên.

- Đề xuất kiến nghị, giải pháp để hồn thiện QLNN về cơng tác GPMB
khi Nhà nước thu hồi đất được thực thi nhanh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về cơng tác lập kế hoạch, quản
lý chính sách giải phóng, bồi thường, hỗ trợ. Cơng tác thực hiện GPMB: giải
phóng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân. Cơng tác thanh kiểm tra
về giải phóng mặt bằng tại thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về các khía cạnh của cơng tác
QLNN về GPMB bao gồm: lập kế hoạch, quy hoạch; xây dựng văn bản hệ
thống quy định, công tác bồi thường hỗ trợ, công tác thanh tra kiểm tra

- Phạm vi về thời gian: Đề tài thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2018 - 2022
- Phạm vi về không gian: Từ ngày 15/2/2022 Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành Nghị quyết số 469/NQ-UBTVQH15 về thành lập thành phố Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên, nên tác giả xin được chuyển địa điểm nghiên cứu từ thị xã Phổ

Yên thành Thành phố Phổ Yên. Tác giả nghiên cứu một số địa điểm ở xã, phường
khi Nhà nước thu hồi đất, GPMB để đầu tư xây dựng dự án phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn Thành phố Phổ Yên.
4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài
4.1. Ý nghĩa lý luận
Hệ thống hóa được cơ sở khoa học và thực tiễn có liên quan đến QLNN
về cơng tác Bồi thường giải phóng mặt bằng theo một trật tự logic.
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đánh giá được hiệu quả thực hiện chính sách của địa phương trong cơng
tác Bồi thường giải phóng mặt bằng tại một dự án cụ thể.

4

- Các giải pháp đề xuất là một kênh thông tin quan trọng giúp cho những
người quan tâm tham khảo thực hiện QLNN về công tác GPMB đạt hiệu quả hơn.
5. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn
được kết cấu thành bốn chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý Nhà nước về cơng tác
giải phóng mặt bằng.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng quản lý Nhà nước về cơng tác giải phóng mặt
bằng trên địa bàn thành phố Phổ Yên.
Chương 4: Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước về cơng tác giải
phóng mặt bằng tại thành phố Phổ Yên.

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG

1.1. Cơ sở lý luận về QLNN về công tác giải phóng mặt bằng và các vấn đề
liên quan
1.1.1. Khái quát chung về giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là một khái niệm rộng của công tác thu hồi đất để
phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước, bao gồm các công đoạn từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất, giải
tỏa các cơng trình trên đất, di chuyển người dân để lấy mặt bằng cho triển khai
dự án đến việc hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, tái tạo lại chỗ ở, việc làm,
thu nhập để ổn định cuộc sống.

Giải phóng mặt bằng: là q trình thực hiện các cơng việc và chính sách
liên quan đến việc di dời nhà cửa, các cơng trình xây dựng và cây cối của một
bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định để thực hiện các dự án đã được phê
duyệt theo quy hoạch sử dụng đất, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của đất nước và ở từng địa phương.

Giải phóng mặt bằng nhằm tạo ra quỹ “đất sạch” cho việc thực hiện các
dự án xây dựng, phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.
Đối với các dự án thu hồi đất, việc giải phóng mặt bằng là một nội dung trọng
tâm, có tính quyết định đến tiến độ, hiệu quả của các dự án.

Bồi thường: là đền bù những tổn hại tạo nên khi thực hiện thu hồi đất.
“Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với

diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất” (Quốc hội, 2013). Các khoản bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất (THĐ) bao gồm: Bồi thường về đất; Bồi
thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh…

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là giúp thêm, góp thêm vào 1 lượng vật
chất hoặc quy bằng tiền để góp phần giảm thiểu thiệt hại do hoạt động thu hồi

6

đất mang lại. Theo Luật Đất đai, “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà
nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát
triển...” (Quốc hội, 2013).

Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước THĐ bao gồm: Hỗ trợ ổn định đời sống
và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với
trường hợp THĐ nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà
phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp THĐ ở của hộ gia
đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
Hỗ trợ khác…

Tái định cư: là việc bố trí nơi ở mới cho hộ gia đình, cá nhân, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài bị Nhà nước thu hồi nhà ở, đất ở mà phải di chuyển
chỗ ở bằng các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới, bồi thường bằng giao
đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Trong quá trình thu hồi
đất, Nhà nước thường dành một quỹ đất mới phục vụ tái định cư cho hộ bị thu
hồi đất. Các quy định về tái định cư được quy định cụ thể trong Luật Đất đai
và các chính sách liên quan đến thu hồi đất.
1.1.2. Ý nghĩa, vai trị của giải phóng mặt bằng


Ý nghĩa: Trong điều kiện nước ta hiện nay, “Giải phóng mặt bằng” là
một trong những công việc quan trọng phải làm trên con đường cơng
nghiệphố, hiện đại hố đất nước.Sự cần thiết triển khai xây dựng nhiều cơng
trìnhcơ sở hạ tầng, nhiều khu kinh tế, khu cơng nghiệp, khu cơng nghệ cao,
theo đó các cơ sở văn hoá giáo dục, thể dục thể thao cũng đuợc phát triển, tốc
độ đơ thị hố cũng diễn ra nhanh chóng. Cơng tác giải phóng mặt bằng mang
tính quyết định tiến độ của các dự án, là khâu đầu tiên thực hiện dự án. Có thể
nói: “Giải phóng mặt bằng nhanh là một nửa dự án”. Việc làm này khơng chỉ
ảnhhưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của chủ đầu tư, mà còn ảnh hưởng
đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người bị thu hồi đất.

7

Vai trò của cơng tác giải phóng mặt bằng trong việc phát triển kinh tế
xã hội của đất nước: Đối với sự phát triển cơ sở hạ tầng: Ở mỗi một giai đoạn
phát triển kinh tế xã hội có một sự phát triển thích ứng của hạ tầng kinh tế xã
hội. Với tư cách là phương tiện vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội lại trở
thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế xã hội
mà trong đó giải phóng mặt bằng là điều kiện tiên quyết để dự án có được
triển khai hay không.

- Về mặt tiến độ hoàn thành của dự án:
+ Tiến độ thực hiện các dựán phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau
như: Tài chính, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, tập quán của người
dân trong diện bị giải toả… Nhưng nhìn chung, nó phụ thuộc nhiều vào thời
gian tiến hành giải phóng mặt bằng.
+ Giải phóng mặt bằng thực hiện đúng tiến độ đề ra sẽ tiết kiệm được
thời gian và việc thực hiên dự án có hiệu quả. Ngược lại giải phóng mặt
bằngkéo dài gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công các công trình cũng như chi
phícho dự án, có khi gây ra thiệt hại không nhỏ trong đầu tư xây dựng.

Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: Nếu cơng tác giải phóng mặtbằng
không được thực hiện tốt sẽ xảy ra hiện tượng “treo” cơng trình làm cho chất
lượng cơng trình bị giảm, các mục tiêu ban đầu khơng thực hiện được từđó gây
lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước. Mặt khác, khi giải quyế tkhơng thoả
đáng quyền, lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi sẽ dễ dàng xảy ra
những khiếu kiện, đặc biệt là những khiếu kiện tập thể, làm cho tình hình chính
trị - xã hội mất ổn định. (Nguyễn Khắc Thái, 2007).
1.1.3. Quy trình thực hiện cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
1.1.3.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất
Ngay khi việc ban hành văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư hoặc giao
nhiệm vụ cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện thu hồi đất theo quy hoạch
đã được phê duyệt và công bố, UBND cấp huyện, thị xã ban hành thông báo

8

thu hồi đất. Nội dung trong thông báo thu hồi đất gồm: Lý do thu hồi đất, diện
tích, vị trí đất bị thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi
tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền duyệt và dự kiến kế hoạch di chuyển.
Theo Khoản 1 Điều 69, Luật Đất đai 2013:“Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục
đích quốc phịng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng
cộng” quy định như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thơng báo thu
hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ
biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện
thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh
hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất,

điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

- Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ
bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác
định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

- Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi khơng phối
hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều
tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng
đất thực hiện.Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục
mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành
quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện
quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi khơng chấp

9

hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế
thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo
quy định tại Điều 70 của Luật này. (Ngô Đức Cát, 2005)
1.1.3.2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Căn cứ Khoản 2, Điều 69 Luật Đất đai 2013, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức
lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức
họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết

công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân
cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi. (Luật đất
đai, 2013)

Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại
diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
xã, đại diện những người có đất thu hồi.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng
ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức
đối thoại đối với trường hợp cịn có ý kiến khơng đồng ý về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
(Nguyễn Khắc Thái, 2007)
1.1.3.3. Ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án

Sau khi các cơ quan chuyên môn thẩm định phương án bồi thường, hỗ
trợ, UBND thị xã tổ chức buổi làm việc do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư thị xã chủ trì cùng UBND xã, phường và đại diện hộ dân nơi có đất thu

10

hồi thông qua phương án, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ hồn thiện
phương án trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 Luật
đất đai ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án.


Căn cứ Khoản 3, Điều 69 Luật Đất đai 2013, Việc quyết định thu hồi đất,
phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được
quy định như sau:

- Quyết định thu hồi đất, Quyết định phê duyệt phương án bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm
phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết
định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân
dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi
quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong
đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có),
thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất
tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

- Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương
án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt.

- Trường hợp người có đất thu hồi khơng bàn giao đất cho tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm
vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có
đất thu hồi thực hiện.

Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng
không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định
cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại

Điều 71 Luật Đất đai 2013. (Luật đất đai, 2013)

11

1.1.4. Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng
1.1.4.1. Khái qt quản lý nhà nước về cơng tác giải phóng mặt bằng

Quản lý Nhà nước của chính quyền địa phương về cơng tác GPMB là
những hoạt động có tổ chức đối với quá trình GPMB, nhằm đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ GPMB theo đúng quy định của pháp luật, đúng kế hoạch của Nhà
nước cũng như của địa phương.

- Chủ thể của quản lý nhà nước về GPMB trực tiếp là chính quyền địap
hương, là các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến GPMB.

- Đối tượng quản lý Nhà nước về GPMB là nhà đầu tư, doanh nhiệp và
người dân có đất bị thu hồi.

- Mục tiêu là đảm bảo tiến độ, đúng pháp luật và đúng kế hoạch mà Nhà
nước đã đề ra.

- Phương thức quản lý nhà nước về GPMB bao gồm:
+ Về phương pháp: Phương pháp hành chính, tổ chức, phương phápkinh
tế, phương pháp giáo dục, tuyên truyền vận động.
+ Về cơng cụ: Pháp luật, chính sách, kế hoạch, bộ máy quản lý nhànước
và cán bộ. (Nguyễn Khắc Thái, 2007)
Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng là quá trình và hệ thống quy
định do chính phủ và các cơ quan liên quan thực hiện để thu thập, quản lý và
sử dụng đất đai cho các mục tiêu công cộng, như xây dựng cơ sở hạ tầng, dự
án xây dựng, bảo vệ môi trường, hay phát triển kinh tế. Q trình này thường

liên quan đến việc thu thập thơng tin, định giá đất, mua đất từ các chủ sở hữu
hiện tại, và sau đó sử dụng đất đó cho mục đích cơng cộng.
Quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng là một khía cạnh quan trọng
trong quản lý tài sản đất đai của quốc gia và đảm bảo rằng các dự án phát triển
công cộng được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng, đồng thời bảo vệ
quyền lợi của người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng.


×