Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

QT_AT_HT_Hoa potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.88 KB, 23 trang )

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM
BAN CHUẨN BỊ SẢN XUẤT
ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
QUY TRÌNH
AN TOÀN HỆ THỐNG HÓA
MÃ HIỆU: PVPVA1QT001AT
Vũng Áng, tháng 03 năm 2012
NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI:
1. Trưởng ban 01
2. Phó Trưởng ban 03
3. Đại diện lãnh đạo về chất lượng 01
4. Các đơn vị thuộc Ban 01
5. Phân xưởng Hóa-Nhiên liệu 01
6. Phân xưởng Vận Hành 01
7. Phân xưởng Sửa chữa 01
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: Phòng kỹ thuật – Kế hoạch
NGƯỜI BIÊN SOẠN NGƯỜI KIỂM TRA
Chữ ký:
Họ và tên: Vũ Hồng Giang
Chức vụ: Chuyên viên P. KT-KH
Chữ ký:
Họ và tên: Nguyễn Văn Thanh
Chức vụ: Phó TP. KT-KH
THAM GIA XEM XÉT VÀ GÓP Ý KIẾN:
1. Phòng Tổng hợp
NGƯỜI DUYỆT
Chữ ký:
Họ và tên: Nguyễn Thanh Tùng
Chức vụ: Phó Trưởng ban
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa


Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
3 / 23
BẢNG THEO DÕI BỔ SUNG SỬA ĐỔI
LẦN SỬA NGÀY SỬA TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI
MỤC LỤC
1.Mục đích 4
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
3
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
4 / 23
2.Phạm vi áp dụng 5
3.Tài liệu liên quan 5
4.Một số định nghĩa và chữ viết tắt 5
5.Nội dung 5
5.1.NGUYÊN TẮC CHUNG 5
5.2.NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ 6

5.3.ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TAI NẠN 18
5.4.CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, NỔ TRONG CÔNG TÁC HÓA
NGHIỆM 20
5.5.CÁC QUI ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG 22
1. Mục đích
- Nhằm đảm bảo an toàn trong công tác hóa nghiệm, kiểm soát một cách có hiệu
quả những rủi ro, tác động khi sử dụng và lưu trữ hóa chất tại nơi làm việc;
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
4
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
5 / 23
- Bảo vệ người lao động tránh những ảnh hưởng gây bệnh, thương tật và bảo vệ
môi trường;
- Ngăn ngừa những bất thường, sự cố hay hư hỏng thiết bị, dụng cụ, máy móc.
2. Phạm vi áp dụng
Quy trình này được áp dụng tại Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1.
3. Tài liệu liên quan
- Các bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS);
- Sổ tay an toàn – sức khỏe – môi trường;
- Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 : 2005.
4. Một số định nghĩa và chữ viết tắt
(không có)

5. Nội dung
5.1. NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1.
Toàn bộ cán bộ công nhân viên làm các công việc liên quan đến hệ thống hoá phải biết
và chấp hành nghiêm chỉnh quy trình an toàn này. Trước khi nhận công tác ở hệ thống
xử lý hoá, cán bộ công nhân viên phải được học và kiểm tra quy trình an toàn hệ thống
hóa đạt yêu cầu.
Điều 2.
Hàng năm toàn bộ công nhân viên làm việc trong hệ thống hoá phải được kiểm tra quy
trình an toàn hóa. Những người nghỉ công tác trong thời gian từ 3 tháng trở lên thì
trước khi tiếp tục làm việc phải kiểm tra lại quy trình an toàn.
Điều 3.
Nhân viên hóa nghiệm phải báo cáo ngay với cấp trên của mình về nếu phát hiện tình
trạng vi phạm an toàn hoặc hỏng hóc, sự cố các thiết bị có thể gây ra nguy hiểm đến
tính mạng con người.
Điều 4.
Những người có trách nhiệm phải kiểm tra trang bị bảo hộ lao động của nhân viên
trước khi làm việc. Tuyệt đối không cho phép nhân viên làm việc khi chưa trang bị
đầy đủ dụng cụ an toàn.
Điều 5.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
5
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012

Trang số:
6 / 23
Khi xảy ra tai nạn cũng như phải tiến hành điều tra một cách cẩn thận, kỹ lưỡng theo
quy trình điều tra sự cố để làm sáng tỏ những nguyên nhân để có biện pháp ngăn ngừa
những vi phạm tiếp theo.
Khi xảy ra những trường hợp tai nạn đối với con người và những sự cố đối với thiết bị
lãnh đạo phân xưởng lập văn bản báo cáo ngay với lãnh đạo cấp trên theo quy định về
điều tra khai báo sự cố và tai nạn mà nhà máy đã quy định.
Điều 6.
Những người vi phạm vi trình an toàn này, tuỳ theo mức độ và hậu quả phải chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo công ty và theo quy định của pháp luật.
5.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 7. Khi làm việc với axít
1. Các hoá chất phục vụ cho hệ thống hoá có tính axít gồm HCl, H
2
SO
4
, H
3
PO
4
,
HNO
3
và một số loại khác.
2. Khi làm việc với axít phải trang bị đầy đủ phương tiện an toàn: quần áo bảo hộ,
kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su đề phòng tai nạn. khu vực làm
việc với axít phải có biển báo “Khu vực có axít cấm qua lại”.
3. Khi rót axít hoặc nạp axít phải được những người có chuyên môn đã kiểm tra an
toàn thực hiện. Việc đổ rót axít phải có phễu chuyên dùng hoặc xi phông?. Khi cần

lấy axít ở trong bồn cấm không được tháo qua đáy bồn vì nếu lẫn dầu mỡ, nước và
tạp chất có thể gây nổ, bắn axít gây tai nạn hoặc gây tắc ống. Phải tiến hành qua
cửa nạp bên trên.
4. Khi đổ vãi axít ra nền nhà, nơi đi lại phải trung hoà bằng sô đa hoặc vôi sống,
sau đó dùng xẻng dọn sạch và rửa sạch bằng nước.
5. Các loại axít (H
2
SO
4
, HCl ) rất háo nước, khi hoà tan tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn, vì
vậy khi pha loãng axít phải đổ từ từ axít vào nước vừa đổ vừa khuấy trộn đều.
Nghiêm cấm không được đổ nước vào axít gây nổ bắn axít gây tai nạn.
6. Khi vận chuyển axít HCl, H
2
SO
4
chứa trong các bình thuỷ tinh phải được đặt trong
các giỏ bằng nhựa hoặc gỗ có đệm rơm rạ, cỏ khô và các bình này phải có nút đậy
kín. Khi chuyên chở phải có hai người khiêng, cấm không được và ôm bình vào
người. Cấm không được để axít ở ngoài khu vực quy định.
7. HCl axít Clohyđric là một axít mạnh, dễ bốc khói Clo ở điều kiện thường. HCl dễ
gây bỏng, khi hít phải khó thở, gây viêm các niêm mạc mắt và ảnh hưởng lớn đến
các cơ quan hô hấp, tiêu hoá Vì vậy không được để HCl hở trong không khí gây
ô nhiễm. Không được làm việc với HCl khi chưa trang bị đầy đủ bảo hộ đặc biệt là
mặt nạ phòng độc.
8. Nơi chứa axít hoặc nơi làm việc với axít phải có những phương tiện an toàn sau:
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
6
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa

Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
7 / 23
- Đường ống dẫn nước có vòi xối nước mạnh.
- Quạt thông gió, tủ hút.
- Khăn mặt bông, bông nõn, băng.
- Dung dịch Na2CO3 2% (Xô đa).
- Dung dịch NaHCO3 0,5% (Bicacbonat).
9. Các biện pháp cấp cứu khi bị tai nạn axít:
- Khi bị axít bắn vào da thì lập tức lấy bông nõn thấm khô rồi dùng tia nước mạnh
rửa sạch, sau đó rửa bằng dung dịch Na2CO3 2%.
- Khi bị axít bắn vào mắt thì lập tức dùng thật nhiều nước rửa sạch, sau đó tiếp tục
rửa bằng dung dịch NaHCO3 0,5%.
Tất cả hai trường hợp bị axít bắn vào da và vào mắt, khi bị bỏng nặng đã được sơ
cứu theo phương pháp trên sau đó phải đưa ngay đến y tế cấp cứu.
- Khi bị axít bắn vào quàn áo giầy dép phải lập tức cởi bỏ quần áo, giầy dép và giặt
thật sạch khi sử dụng lại.
- Khi hít phải HCl chuyển nạn nhân đến nơi thoáng mát, nếu không thở được phải
hô hấp nhân tạo rồi cho thở ôxy và đưa ngay đến y tế cấp cứu.
10.Khi kết thúc nạp axít phải đóng van, ngừng bơm và sau đó mới tiến hành các công
việc khác trong khu vực này.
11.Các nhân viên trực ca ở khu vực có liên quan đến axít khi giao nhận ca phải thông
báo cặn kẽ, tỉ mỉ cho nhau về những thiết bị có axít và tình trạng nạp chứa axít để
đề phòng tai nạn nguy hiểm. Đồng thời phải kiểm tra tủ thuốc, các dung dịch rửa
trang bị tại cương vị.

12.Khi axít bị rò rỉ phải tiến hành thông khí cho khu vực. Mặc bảo hộ thích hợp, đeo
khẩu trang tẩm xô đa và mặt nạ phòng độc để trung hoà và dọn dẹp khu vực.
Không cho những người không có nhiệm vụ vào khu vực này.
Điều 8. Khi làm việc với kiềm
1. Các hoá chất dùng cho hệ thống hoá có tính chất kiềm bao gồm: NaOH, KOH,
NH
4
OH, Na
3
PO
4

2. Khi làm việc với kiềm phải trang bị đầy đủ phương tiện an toàn: quần áo bảo hộ,
kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay cao su, ủng cao su và các thiết bị cần thiết
chuyên dùng.
3. Khi đổ rót, bốc xếp, bổ sung hoặc nạp kiềm cho các thiết bị, phải có những người
chuyên nghiệp đã được kiểm tra tiến hành. Tất cả quá trình làm việc với hoá chất
kiềm phải có người theo dõi giám sát công tác an toàn.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
7
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
8 / 23

4. Xút ăn da (NaOH), Phốt phát ăn da (KOH) khi ở trạng thái rắn rất nguy hiểm, rất
háo nước, khi hút ẩm chúng nhanh chóng biến thành dung dịch đậm đặc, khi bắn
vào da vào mắt sẽ gây bỏng rất nặng. Vì vậy khi làm việc và tiếp xúc với những
hoá chất này phải hết sức thận trọng. Muốn nghiền nhỏ những cục xút lớn cần phải
bọc chúng bằng vải hoặc bao tải đề phòng những hạt nhỏ bắn ra.
5. Natri phốt phát Na
3
PO
4
và xô đa Na
2
CO
3
khi ở trạng thái rắn bình thường ít nguy
hiểm, nhưng ở trạng thái dung dịch đặc và nóng thì trở nên nguy hiểm, nhất là khi
bắn vào mắt. Vì vậy khi làm việc với những chất này cũng cần phải hết sức chú ý.
6. Nơi làm việc với các chất kiềm phải được chuẩn bị đầy đủ các phương tiện sau:
- Đường ống dẫn nước có vòi nước xối mạnh.
- Khăn mặt bông, bông nõn, băng.
- Dung dịch axít boric H3BO3 2%.
- Dung dịch axít boric H3BO3 0,2%.
7. Cấm tuyệt đối không được để các loại hoá chất gần nhau, hoặc lẫn các chất kiềm
với axít.
8. Các biện pháp cấp cứu khi bị tai nạn kiềm:
- Khi bị kiềm bắn vào da lập tức lấy nước rửa sạch rồi rửa lại bằng dung dịch
H3BO3 2%.
- Khi bị kiềm bắn vào mắt lập tức lấy nước rửa sạch rồi rửa lại bằng dung dịch
H3BO3 0,2%.
- Nếu bị kiềm bắn vào da hay vào mắt bị bỏng nặng thì ngay sau khi sơ cứu phải
đưa đến y tế cấp cứu tiếp.

9. Khi kết thúc nạp kiềm phải đóng van, ngừng bơm trước khi thực hiện các công việc
tiếp theo.
Điều 9. Khi làm việc với chất keo tụ (PAC) và chất trợ lắng (Polymer)
1. Khi làm việc với chất keo tụ ( PAC) cần phải nhớ rằng dung dịch của nó có phản
ứng axít. Nếu dung dịch bị bắn vào da hoặc vào mắt có thể gây thương tật và dẫn
đến mất sức lao động. Dung dịch chất keo tụ có thể làm hỏng quần áo từ vải, sợi
bông. Vì vậy khi bị bắn dung dịch vào quần áo thì phải rửa ngay bằng nước hoặc
dung dịch sôđa 2 ÷ 4%.
2. PAC gây buốt khi tiếp xúc, nuốt vào gây buồn nôn, gây kích thích da và mắt, kích
thích màng nhầy khi hít hoặc nuốt vào.
3. Khi làm việc với chất keo tụ phải được trang bị đầy đủ quần áo, ủng cao su, găng
tay cao su, yếm cao su và kính bảo hộ. Khi làm việc với chất keo tụ ở dạng bụi, thì
phải cần có bình thở chống bụi hay mặt nạ phòng độc.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
8
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
9 / 23
4. Tránh tiếp xúc với da và mắt. Khi làm việc mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ. Luôn
luôn rửa tay trước khi hút thuốc, ăn uống….
5. Khi làm việc với chất keo tụ, nơi làm việc phải có:
- Ống dẫn nước sinh hoạt có vòi.
- Khăn mặt bông, bông nõn.

6. Khi nuốt phải chất PAC, phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước, lập tức đưa đến
bác sĩ để giúp đỡ và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bị rơi vào mắt lập
tức rửa nước ít nhất trong 15 phút và nhờ bác sĩ giúp đỡ.Tiếp xúc với da rửa bằng
nước với xà phòng. Thay quần áo và giặt giũ với nước khi bị nhiễm hoá chất.
7. Khi làm việc với Polymer (chất trợ lắng), mặc dù nó là một chất không độc nhưng
cũng nên tránh không cho nó bắn vào mắt, mũi, miệng.
Điều 10. Khi làm việc với Natri hipoclorit (NAOCL):
1. Natri hipoclorit là một chất độc hại. Dung dịch đặc có thể tác động đến đường hô
hấp, tiêu hoá, viêm các niêm mạc mắt
2. Khi hít phải gây viêm đường hô hấp nên phải chuyển nạn nhân ra nơi thoáng khí.
3. Khi dung dịch NaOCl đặc bắn vào da gây viêm tấy đỏ nên phải rửa sạch ngay bằng
nước và nước xà phòng.
4. Khi bị dung dịch NaOCl bắn vào mắt lập tức rửa sạch bằng nước nhiều lần trong
khoảng 15 phút, thỉnh thoảng phải nâng mí mắt chớp vào nước, nếu nặng sau khi
sơ cứu phải đưa đến y tế.
5. Khi nuốt phải NaOCl cần phải cho nạn nhân uống thật nhiều nước, hoặc sữa và thự
hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Cấm không được uống dấm chua, xô đa hoặc
bất cứ chất giải độc nào có tính axít.
6. Khi bị dung dịch NaOCl tràn ra nền nhà hoặc nơi đi lại thì phải trung hoà bằng xô
đa Na
2
CO
3
và dùng xẻng dọn sạch sau đó phun sạch bằng nước.
7. Nhân viên làm việc với NaOCl phải trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, kính bảo hộ,
găng tay, ủng cao su
8. Nơi làm việc với NaOCl phải có:
- Ống dẫn nước sinh hoạt có vòi.
- Khăn mặt bông.
Điều 11. Khi xử lý nước lò bằng Phốt phát

1. Khi làm việc với Na
3
PO
4
(Pha Na
3
PO
4
ở bình định lượng) Nhân viên vận hành phải
trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, khẩu trang, găng
tay Tại nơi làm việc phải có dung dịch axít boric H
3
BO
3
0,2% đề phòng bị bắn
dung dịch Na
3
PO
4
vào mắt.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
9
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012

Trang số:
10 / 23
2. Trong quá trình làm việc nếu thấy có hiện tượng xì hơi nước hoặc dung dịch phốt
phát trên các đường ống của lò thì nhân viên hoá phải báo cáo ngay với Trưởng ca
để được xử lý kịp thời.
3. Khi vận hành các bơm định lượng phốt phát bằng tay tuân theo các quy trình an
toàn cơ nhiệt và quy trình an toàn điện.
Điều 12. Khi làm việc với Hyđrazin (N
2
H
4
)
1. Hyđrazin Hyđrát N
2
H
4
.H
2
O là chất rất độc hại nó có thể tác dụng lên cơ thể qua
đường hô hấp, tiêu hoá, gây bỏng da, bỏng niêm mạc mắt.
2. Nồng độ tối đa cho phép Hyđrazin trong không khí từ 1 ÷ 1,4 mg/cm
3
. Nếu dung
dịch Hyđrazin vượt quá 100 mg/lít thì không được để hở vì nó dễ bay hơi gây ô
nhiễm không khí.
3. Khi bị Hyđrazin bắn vào da dùng bông nõn thấm cho sạch rồi lấy bông tẩm cồn lau
vết thương sau đó rửa sạch bằng nước xà phòng.
4. Khi bị Hyđrazin bắn vào mắt cần lập tức rửa thật sạch bằng nước sau đó rửa bằng
dung dịch axít boric H
3

BO
3
0,2%.
5. Hyđrazin đặc trên 40% rất dễ cháy nổ nên không để gần những chất như amiăng
than hoạt tính. Cấm không được hút thuốc hay dùng lửa hoặc va đập mạnh ở khu
vực làm việc với Hyđrazin vì dễ gây cháy nổ.
6. Khi làm việc với Hyđrazin đặc chỉ được phép làm trong tủ hút có thông gió.
7. Không được hút Hyđrazin bằng miệng mà phải dùng quả bóp hoặc bơm thí
nghiệm.
8. Khi mở van xi phông ở các bình chứa bộ lấy mẫu cần cẩn thận để tránh dung dịch
bắn vào da vào mắt. Khi rót dung dịch Hyđrazin bằng xi phông thì trước hết xi
phông phải chứa đầy nước. Sau đó dung dịch chảy cùng nước vào bình chứa đã rửa
sạch.
9. Khi làm việc với Hyđrazin nhân viên phải trang bị đầy đủ bảo hộ: quần áo bảo hộ,
khẩu trang, mặt nạ phòng độc, găng tay, yếm, ủng cao su Tuyệt đối không làm
việc với N
2
H
4
khi không có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động.
10.Khi bị Hyđrazin chảy ra nhà thì trung hoà bằng Clorua vôi (CaOCl
2
), hoặc dung
dịch thuốc tím 1% sau đó rửa sạch bằng nước.
11.Trước khi sửa chữa các thiết bị có chứa N
2
H
4
cần phải trung hoà chúng bằng thuốc
tím 1%.

12.Các bình chứa N
2
H
4
sau khi dùng xong phải rửa thật sạch đến khi đạt phản ứng
trung hoà theo MR sau đó rửa sạch lại bằng nước nóng rồi sấy khô.
Điều 13. Khi làm việc với Amoniac (NH
3
)
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
10
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
11 / 23
1. Amoniac dung dịch là Amoni Hydroxide (NH
4
OH) rất độc hại, khi để hở ngoài
không khí có mùi bốc rất mạnh, với nồng độ rất nhỏ trong không khí cũng có thể
gây chảy nước mắt, ngạt thở và ho. Nồng độ lớn hơn có thể gây nhiễm độc nặng,
khi Amoniac bắn vào da có thể bị bỏng.
2. Nồng độ tối đa NH
3
trong không khí không được vượt quá 0,60 mg/l.

3. Khi làm việc với NH
3
nhân viên phải được trang bị đầy đủ: ủng, găng tay cao su,
kính bảo hộ, khẩu trang, mặt nạ phòng độc Làm việc với NH
3
người công nhân
viên phải tuyệt đối chấp hành các nguyên tắc an toàn. phải hết sức cẩn thận không
để rơi, vãi dung dịch Amoniac.
4. Khi bị bắn dung dịch Amoniac đặc vào da phải rửa sạch ngay bằng nước lã sau đó
rửa bằng dung dịch axít boric 2%.
5. Khi bị bắn dung dịch NH
4
OH vào mắt phải rửa ngay bằng nước lã nhiều lần cho
thật sạch sau đó rửa bằng dung dịch H
3
BO
3
0,2%.
6. Khi bị nhiễm độc Amoniac qua đường hô hấp thì nạn nhân phải được đưa ngay tới
chỗ thoáng mát và để cho nạn nhân nghỉ ngơi.
7. Nơi làm việc với Amoniac phải có:
- Ống dẫn nước sinh hoạt có vòi.
- Dung dịch H3BO3 2%.
- Dung dịch H3BO3 0,2%.
Điều 14. Khi làm việc với hệ thống CHLORINE
1. Giới thiệu chung
- Chlorine lỏng có màu hổ phách, khi bay hơi tăng thể tích rất lớn (một thể tích Clo
lỏng khi bay hơi tạo 460 thể tích Clo khí).
- Áp suất hơi bão hòa tăng khi nhiệt độ tăng (ở T=300C, Pbh=872 kPa. Và ở
T=650C, Pbh=1978kPa ).

- Chlorine nặng hơn nước 1.5 lần, Clo ăn mòn hầu hết các kim loại.
- Chlorine khô không ăn mòn sắt, thép, đồng, chì ở nhiệt độ < 1210C và phản ứng
mạnh với nhôm (Al), vàng (Au) ở nhiệt độ thường.
- Chlorine khô và Chlorine ẩm không phản ứng với bạc (Ag), Pt.
- Chlorine phản ứng hầu hết các chất hữu cơ.
- Giản nở thể tích lớn khi nhiệt độ tăng - chịu nén kém (không nên chứa đầy
Chlorine lỏng trong bình chứa - đoạn ống giữa hai van đóng kín ).
- Chlorine tác động đến hô hấp màng nhầy của mắt và da. Với hàm lượng nhiễm
thấp cơ thể sẽ đào thải không gây tác hại mãn tính.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
11
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
12 / 23
- Hít phải liều lượng lớn gây sốc, nôn mửa, co thắt dạ giầy và có thể chết và điển
hình như sau:
+ 1 ppm : Choáng nhẹ khi hít lâu
+ 3- 3.5 ppm : Thấy mùi Chlorine
+ 4 ppm : Chịu được 30-60 phút
+ 10-15 ppm : Tác hại đến họng, khó thở, phế quản
+ 30 ppm : Gây ho liên tục
+ 40-60 ppm : Chết sau 30 phút
+ 1800 ppm : Chết sau 10 phút

2. Bảo quản
- Thời gian lưu trong kho không quá 30 ngày
- Bình xếp không quá hai lớp
- Khoảng cách giữa hai hàng tối thiểu 1.2m
3. Quy định an toàn cho các bình chứa Chlorine
- Tránh va chạm mạnh bình chứa Clo.
- Để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
- Trong bình phải luôn còn lại 1 ~ 2 % trọng lượng Clo.
- Đóng mở van phải từ từ đồng thời kiểm tra xì, không được đập gõ vào van.
- Phải mang mặt nạ phòng độc khi thao tác van Chlorine.
- Bình hết sử dụng phải được đóng kín van và đậy nắp chụp bảo vệ.
- Bình đang sử dụng, mỗi 08 giờ phải dùng ammonia kiểm tra xì 1 lần.
- Bình chưa sử dụng, mỗi ngày phải kiểm tra xì 1 lần.
- Bình đã sử dụng, mỗi tuần phải kiểm tra xì 1 lần.
- Trước khi di dời, phải khiểm tra xì, đóng kín van và nắp chụp bảo vệ.
- Kiểm tra xì Clo : Mở ¼ vòng ty van sau đó đóng lại ngay, sử dụng dung dịch
Ammonia phun vào các vị trí kiẻm tra, nếu có xì Chlorine sẽ thấy khói trắng bốc
ra theo phản ứng sau:
Cl
2
+ NH
4
OH → NH
4
Cl
(Khói trắng) dùng nhận biết khi có xì Clo
+ HClO
4. Xử lý xì Chlorine tại bình chứa
a) Nguyên tắc an toàn khi xử lý:
- Phải trang bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị xử lý sự cố phù hợp loại bình đang sử dụng

BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
12
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
13 / 23
- Phải trang bị bảo hộ lao động chyên dùng và đầy đủ
- Người xử lý phải được huấn luyện
- Khi tiến hành xử lý sự cố phải có ít nhất 2 người : khỏe mạnh, thành thạo thao tác
xử lý
- Phương án xử lý sự cố luôn có sẵn
b) Khi xảy ra sự cố:
- Thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn không để cho Chlorine lỏng xì ra
- Di tản người không có nhiệm vụ rời khỏi khu vực nguy hiểm
- Không xịt nước vào điểm xì và không lăn bình Clo xuống nước
- Xử dụng các biện pháp sau để bịt chỗ xì Chlorine:
+ Xì ty van: Kiểm tra đóng van lại, siết nắp ty van và kiểm tra xì hở
+ Xì chân van: siết lại nhẹ van bắt vào cổ bình và sử dụng thiết bị mũ chụp để
xử lý
+ Tuôn ty van ra ngoài: dùng đinh côn bằng thép đóng vào và tiếp tục xử lý
bằng mũ chụp van
+ Thân van bị gãy: đóng đinh (chêm) thép vào thân van và tiếp tục xử lý bằng
mũ chụp
+ Van bị văng ra ngoài: đóng đinh chêm thép vào đuôi van và sử dụng thiết bị

mũ chụp van để xử lý
+ Xì bề mặt thân bình: sử dụng thiết bị kẹp thân bình để xử lý
+ Thủng thỏi nút chảy: sử dụng thiết bị kẹp nút chảy hoặc có thể sử dụng mũ
chụp để xử lý
- Trong trường hợp Chlorine rò rỉ nhiều, thực hiện các biện pháp sau:
+ Bước 1: Di chuyển ngược chiều gió thoát khỏi khu vực bị xì Chlorine
+ Bước 2: Thông báo cho Trưởng ca, Quản đốc phân xưởng biết có sự cố rò rỉ
tại trạm Chlorine để cử người hỗ trợ.
+ Bước 3: Mang thiết bị phòng độc
+ Bước 4: Đóng các van chính của bình chứa Chlorine, van chặn Chlorine đến
chỗ xì.
+ Bước 5: Chạy hệ thống Chlorine để rút hết Chlorine còn trong đường ống.
+ Bước 6: Chạy quạt thông gió để thổi hết Chlorine ra ngoài.
- Nếu rò rỉ Chlorine tại van chính của bình Clo, không có cách nào khắc phục
được. Thông báo cho nhà cung cấp Chlorine để có biện pháp xử lý thích hợp.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
13
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
14 / 23
c) Trang bị an toàn cá nhân trong quá trình sử lý sự cố xì Chlorine:
+ Y phục bằng vải có chất nilông hoặc vải chịu acid
+ Mặt nạ phải có bộ lọc khí dùng than hoạt tính hoặc mặt nạ có bộ lọc khí bằng

hóa chất
+ Nón bảo hộ bằng nhựa cứng
+ Găng tay, giầy ủng cao su
+ Thiết bị xử lý sự cố xì Chlorine
+ Ngoài những dụng cụ trên cần phải trang bị thêm mặt nạ có bình dưỡng khí
(thời gian làm việc của bình dưỡng khí phải trên 30 phút).
d) Sơ cứu khi bị ngộ độc khí Chlorine
- Nếu Chlorine bắn vào da hoặc quần áo, phải tắm ngay lập tức, rửa bằng vòi hoa
sen ít nhất khoảng 15 phút. Phải gặp y, bác sĩ nếu cảm thấy ngứa ngáy hay bị
bỏng hoặc dộp da.
- Nếu Chlorine bắn vào mắt phải rửa ngay lập tức bằng nước ấm hoặc bằng tia
nước trực tiếp không được chậm hơn 15 phút.
- Khi có người hít phải khí Chlorine, phải lập tức sơ cứu như sau:
+ Trong trường hợp bị ho, đưa nạn nhân đến nơi thoáng mát, không khí trong
lành.
+ Trong trường hợp sốc nhẹ, uống nước có hàm lượng cồn nhẹ, sữa, cà phê với
bơ, đường phèn, si-rô, ngửi hơi cồn, đưa đến nơi thoáng mát có lợi cho việc
hồi phục sức khỏe.
+ Trong trường hợp nghiêm trọng, cần phải xử lý sơ bộ như sau đưa nạn nhân
đến ngay trung tâm y tế gần nhất:
• Di dời người bị nhiễm khí Chlorine ra khỏi khu
vực chứa Chlorine, đặt nằm ngửa và đưa hai tay lên cao. Giữ ấm cho nạn
nhân và để nạn nhân nghỉ ngơi
• Trong trường hợp người đó có tiếp xúc với dung
dịch Clo, đặt ngay dưới vòi hoa sen và rửa phần tiếp xúc với dung dịch Clo
bằng nước sạch ít nhất 15 phút. Không được sử dụng bất kỳ hoá chất hoặc
thuốc bôi nào ngoại trừ có ý kiến của y, bác sĩ.
• Cho nạn nhân thở Oxy nếu nạn nhân thấy khó thở.
• Tình trạng sức khoẻ nạn nhân phải được theo dõi
trong 24 giờ.

Điều 15. Khi làm việc với dầu mỡ
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
14
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
15 / 23
1. Khi làm việc tiếp xúc với dầu mỡ, phải lưu ý dầu mỡ là chất dễ bắt lửa, dễ gây ra
hoả hoạn. Vì vậy trong khu vực làm việc nhất là trong phòng thí nghiệm có chứa
xăng dầu tuyệt đối không được hút thuốc hoặc gây tia lửa.
2. Tất cả các qúa trình sấy nóng những chất dễ bắt lửa phải tiến hành tăng nhiệt bằng
bếp cách thuỷ hoặc cách cát hay bếp điện có dây điện trở bọc kín.
3. Phòng làm việc dầu mỡ phải giữ gìn dụng cụ bàn ghế thật sạch sẽ ngăn nắp. Nếu
dầu mỡ bị rơi vãi phải lau chùi sạch sẽ ngay.
4. Khi làm việc với dầu mỡ nhân viên phải được trang bị đầy đủ phương tiện an toàn,
sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy.
5. Ở khu vực làm việc có dầu mỡ cần phải được trang bị đầy đủ các phương tiện
phòng cháy chữ cháy như: bình cứu hoả, thùng cát, cuốc xẻng.
Điều 16. Khi lấy mẫu hơi và nước
1. Chỉ những nhân viên đã được học tập, nghiên cứu quy trình lấy mẫu hơi và nước
được tiến hành lấy mẫu.
2. Khu vực lấy mẫu phải đảm bảo sạch sẽ, không có tạp vật và đủ ánh sáng.
3. Các mẫu nước hơi phải được làm mát đảm bảo nhiệt độ mẫu không quá 40
0

C

đối
với lấy mẫu bằng tay và không quá 25
0
C đối với mẫu qua các panel phân tích.
4. Trong quá trình lấy mẫu nhân viên lấy mẫu phải tuân thủ qui trình an toàn khi làm
việc với các thiết bị có nhiệt độ, áp lực cao.
5. Mỗi lần lấy mẫu phải kiểm tra các điểm lấy mẫu nếu thấy rò rỉ, xì hơi hoặc hỏng
hóc thì báo ngay cho trưởng ca hoặc người có trách nhiệm sửa chữa.
Điều 17. Khi lấy mẫu và phân tích Hyđro (H
2
)
1. Khi lấy mẫu và phân tích khí khí H
2
người công nhân cần phải nhớ rằng: Khí H
2
khi kết hợp với O
2
hoặc với không khí rất dễ tạo ra phản ứng cháy và nổ mạnh. Vì
vậy khi làm việc với H
2
cần phải thật cẩn thận và tuyệt đối tuân theo quy trình an
toàn và quy trình PCCC.
2. Tỷ lệ chứa H
2
trong hỗn hợp với không khí từ 3,3 ÷ 81,5 % thể gây nổ. Sự bén lửa
và nổ có thể xảy ra khi có những tia lửa cực nhỏ như tia lửa khi va chạm kim loại
vào nhau, khi gõ búa, khi cắm phích điện Vì vậy khi làm việc phải thật cẩn thận
và chú ý.

3. Tuyệt đối không được hút thuốc, bật lửa, đánh diêm hoặc gây tia lửa khi làm việc
với H
2.
4. Khi lấy mẫu H
2
ở máy phát điện nhân viên lấy mẫu phải thực hiện theo phiếu công
tác. Khi lấy mẫu phải có người giám sát, cấm nhân viên lấy mẫu phân tích H
2
tự
mở van lấy mẫu của máy phát điện.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
15
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
16 / 23
5. Nhân viên lấy mẫu phân tích H
2
khi làm việc phải nắm vững kiến thức về tính chất
của các loại khí dễ cháy nổ. Đồng thời phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình
phòng cháy chữa cháy, quy trình an toàn khi làm việc với hệ thống khí hydro trong
nhà máy điện.
Điều 18. Khi lấy mẫu than trên các tàu
1. Phải có đủ sức khoẻ, phải biết bơi và được kiểm tra sát hạch về bơi lội đạt yêu cầu.

Trước khi làm việc trên sông nước nếu mệt mỏi phải báo cáo lãnh đạo phân xưởng
biết để điều người thay thế.
2. Trước khi xuống tàu phải mang đủ trang bị an toàn lao động, đeo phao cứu sinh
vào người, đi làm việc ban đêm phải có đầy đủ ánh sáng (đèn pin, đèn ắc quy). Khi
lấy mẫu phải thường xuyên có hai người cùng đi. Cấm đi một mình hoặc đi bằng
phương tiện ngoài quy định của nhà máy.
3. Cấm những người say rượu bia hoặc những người đã uống rượu bia hoặc đi làm
nhiệm vụ lấy mẫu.
4. Cấm nhảy từ bờ xuống tàu mà phải đi theo cầu nổi quy định của phương tiện. Cấm
nhảy từ tàu này sang tàu khác nhất là khi tàu, xà lan đang vận hành.
5. Khi làm việc không được làm việc riêng, cấm nô đùa, xô đẩy nhau trên tàu, xà lan,
thuyền bè và các phương tiện nổi trên mặt nước
6. Khi làm việc trên tàu phải quan sát theo dõi những tàu xung quanh đề phòng va
quệt cho người hoặc phương tiện.
7. Cấm nhân viên lấy mẫu đứng trong tầm cẩu và bán kính quay của cẩu (khi cẩu
đang làm việc). Khi Cần làm việc trong tầm cẩu phải báo cho nhân viên lái cẩu
quay cẩu đi nơi khác.
8. Cấm dùng gầu ngoạm của cần cẩu làm phương tiện lên xuống tàu
9. Cấm tung ném các loại vật từ bờ xuống tàu hoặc ngược lại và từ tàu này sang tàu
khác.
10.Cấm ngồi bỏ thõng chân ra ngoài xà lan. Cấm nhảy từ tàu xuống sông tắm.
11.Khi đi lại trên tàu quan sát cần thận, chú ý các chướng ngại vật (cáp, neo ) và nắp
hầm nước (đóng hay mở).
12.Làm việc trên sông nước nhất thiết phải có mũ bảo hộ để chống nắng mưa, rét phải
mặc đủ ấm. Khi có gió từ cấp 6 trở lên chỉ làm việc khi có lệnh của chánh, phó
quản đốc phân xưởng hoặc Trưởng ban chống lụt bão của nhà máy. Cấm xuống
tàu, xà lan khi không có nhiệm vụ hoặc không phải ca của mình.
Điều 19. Khi làm việc với các hóa chất, thuốc thử độc hại trong phòng thí
nghiệm
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

16
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
17 / 23
1. Tất cả các chất độc hại phải được bảo quản trong các chai lọ có nút kín để ở trong
tủ riêng biệt, có khoá chắc chắn và phải có đầy đủ nhãn hiệu ghi rõ ràng “Chất
độc”.
2. Những chất độc dùng hàng ngày phải để vào một tủ riêng và có nhãn “Chất độc”.
Tuyệt đối không để các chất độc trên bàn làm việc.
3. Người làm việc với những chất độc phải mặc áo choàng và đi găng tay cao su.
Trong phòng làm việc với chất độc cấm không được để thức ăn nước uống và cấm
không được ăn uống trong đó.
4. Không được đánh rơi vãi chất độc ra phòng làm việc. Nếu xảy ra hiện tượng đó thì
phải dùng giẻ hoặc các biện pháp hoá học rửa sạch sẽ, rồi rửa sạch bằng nước.
5. Nếu làm việc với chất độc dễ bị văng, bắn ra ngoài thì phải đeo kính bảo vệ mắt.
6. Tất cả các công việc với chất độc đều phải thực hiện trong tủ thông gió (Tủ hút
độc) kể cả các việc như sấy nóng, rót, cân đều phải được thực hiện trong tủ hút
độc.
7. Tất cả các dung dịch chứa chất độc đã xử lý đều phải đổ vào 1 bình chứa riêng. Sau
đó các chai lọ phải rửa thật sạch sẽ.
8. Sau khi làm việc với chất độc xong, chỗ làm việc phải được lau kỹ càng bằng giẻ
ướt và người làm việc phải rửa tay thật sạch.
9. Khi làm việc trong phòng thí nghiệm, các loại chất lỏng như axít, thuỷ ngân và

muối thuỷ ngân, rượu cồn, xăng, muối, Clo Khi sử dụng xong không được đổ
vào bình hở. Những chất đó cần đổ tập trung vào các bình sứ hoặc bình thuỷ tinh
có nắp kín.
10.Khi sấy nóng không nên đặt trực tiếp các dụng cụ thuỷ tinh lên ngọn lửa mà cần
đặt lên bát chứa cát hoặc lưới amiăng. Không để chai lọ nóng lên mặt kính phủ
bàn, nếu đặt lên cần phải lót giấy amiăng.
11.Không được sử dụng những dụng cụ sấy điện bị hỏng.
12.Tất cả những tai nạn trong phòng thí nghiệm nói chung là: bị bỏng, nhiễm độc,
cháy và nổ. Vì vậy mỗi nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cần phải biết xử
lý thành thạo các trường hợp tai nạn nói trên.
Điều 20.
Khi làm việc trong các bình kín, hệ thống hơi, thiết bị áp lực, các trang tthiết bị
điện, máy móc chuyển động quay, làm việc trên cao Bên cạnh việc tuân thủ quy
trình an toàn hệ thống hóa, người lao động cần phải tuân thủ các quy trình an toàn liên
quan bao gồm Quy trình an toàn cơ nhiệt, Quy trình an toàn điện, Quy trình an toàn
khi làm việc trên cao.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
17
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
18 / 23
5.3. ĐỀ PHÒNG VÀ XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP TAI NẠN.
Điều 21. Đề phòng và xử lý khi bị bỏng

1. Bỏng có thể xảy ra khi tiếp xúc với vật nung nóng hoặc khi tiếp xúc với vật quá
lạnh như H
2
CO
3
lỏng…. Đồng thời cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại hoá
chất như: axít, kiềm
2. Để đề phòng bị bỏng cần tuân theo những nguyên tắc an toàn sau:
- Khi chuyển bình lọ chứa chất lỏng nóng cần phải dùng hai tay và để xa người,
một tay cầm, một tay đỡ dưới có đệm khăn. Nếu phải chuyển nhiều bình lọ nóng
một lúc thì phải dùng hòm gỗ có ngăn có đệm và thành cao.
- Khi rót nạp axít hoặc kiềm cần phải có hai người, phải có giá đỡ nghiêng chuyên
dùng hoặc xi phông thuỷ tinh. Nếu không có phương tiện trên thì có thể đổ trực
tiếp, nhưng với điều kiện các bình chứa phải để trong giỏ có đệm và có hai tay
cầm thật chắc chắn. Nếu cảm thấy việc làm không an toàn thì phải dừng công
việc và tìm cách giải quyết tốt hơn.
- Khi rót nạp axít, kiềm phải có đầy đủ bảo hộ: quần áo bảo hộ, găng tay, yếm, ủng
cao su và kính bảo hộ lao động.
- Khi trung hoà dung dịch axít đặc cần phải pha loãng chúng, sau đó dùng dung
dịch kiềm loãng để trung hoà. Tương tự khi trung hoà kiềm cũng vậy phải pha
loãng và dùng axít loãng. trong trường hợp trung hoà axít ta thường dùng vôi
sống CaO hoặc dung dịch vôi tôi Ca(OH)2.
- Khi pha loãng dung dịch axít cần phải rót từ từ axít vào nước và khuấy đều. Cấm
không đổ nước vào axít.
- Cấm không được hút bằng miệng những hoá chất độc hai như: axít, kiềm,
Hyđrazin, amôniắc phải dùng quả bóp cao su hoặc bơm hút thí nghiệm.
- Khi cần lấy kiềm ở trạng thái rắn phải dùng thìa bằng sứ, cấm không dùng tay
cầm. Khi muốn nghiền nhỏ phải lấy vải bọc lại và đeo kính bảo hộ lao động.
- Khi bị đổ kiềm ra ngoài sàn nhà cần phải đổ cát khô ngấm hết rồi dùng xẻng dọn
sạch sau đó lấy nước rửa sạch và lau chùi cẩn thận. Khi làm phải trang bị đủ bảo

hộ: găng tay, ủng cao su, khẩu trang (dọn axít đeo khẩu trang tẩm xô đa).
- Khi mở các chai lọ chứa các hợp chất: Brome, Hydropeoxide và các lọ chứa dung
dịch độc hại khác phải để cổ lọ hướng về phía trước hoặc phía không có người để
tránh bắn dung dịch vào người gây tai nạn.
3. Khi bị bỏng cần xác định nặng hay nhẹ. bỏng nhẹ thường chỉ gây ra đỏ da nếu
được xử lý ngay sẽ không nguy hiểm. Bỏng nặng làm cháy da thịt nếu không xử lý
kịp thời có thể bị tử vong. Vì vậy mỗi nhân viên cần phải biết xử lý mọi trường hợp
khác nhau.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
18
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
19 / 23
- Trường hợp bị bỏng nhẹ do hoá chất bắn vào thì cần phải xử lý ngay theo các quy
trình an toàn khi làm việc với axít, kiềm, Hyđrazin đã quy định. Nếu bị bỏng do
nhiệt độ cao thì đến ngay y tế để xử lý.
- Khi bị bỏng nặng thì trước hết phải cởi hết trang phục của nạn nhân. Tốt nhất là
cắt quần áo giầy dép của nạn nhân ra. Sau đó chỗ bị bỏng cần băng lại bằng vải
băng sạch có phủ lớp sát trùng. Trên lớp vải băng đặt một lớp bông vô trùng rồi
băng lại. Sau khi băng bó xong phải đưa ngay nạn nhân đến y tế hoặc bệnh viện
để điều trị.
Điều 22. Đề phòng bị thương khi thao tác các thiết bị, dụng cụ thủy tinh
1. Trong hệ thống hoá bị thương thường xảy ra khi đóng mở các nắp thao tác với các

thiết bị, bình thuỷ tinh vì vậy trong quá trình làm việc phải chú ý tuân theo quy
trình an toàn và có ý thức đề phòng tai nạn xảy ra.
2. Khi đóng mở các bình lọ thuỷ tinh cần dùng hai tay và có khăn lót, chú ý đóng nhẹ
nhàng, nếu dùng nút cao su phải dùng đúng cỡ.
3. Khi nút chai lọ thuỷ tinh bị kẹt thì nên dùng các biện pháp sau:
- Dùng búa gỗ gõ nhẹ vào cổ lọ sau đó mở thử.
- Nếu không mở được thì dùng khăn sạch nhúng vào nước đun sôi rồi phủ nhanh
lên cổ lọ, đợi khi cổ lọ nóng thì mở nút.
- Nếu làm như trên vài lần vẫn không đạt kết quả thì ngâm cổ lọ vào rượu (cồn) vài
giờ và sau vài lần, mỗi lần đều tiến hành mở thử.
- Nếu tất cả các biện pháp trên đều không mở được thì phải phá lọ bằng cách: dùng
dây điện trở nung nóng cắt cổ chai lọ. Những trường hợp như vừa nêu thường
xảy ra khi chai lọ đựng dung dịch kiềm NaOH. Khi đã cắt xong cổ chai lọ, cần
phải chuyển dung dịch sang lọ khác còn lọ đã cắt thì bỏ đi.
4. Khi lắp ống cao su vào ống thuỷ tinh phải nhúng các đầu ống vào nước sau đó giữ
chặt các đầu ống và lắp lại. Khi tháo ống cao su phải chú ý đề phòng sao cho ống
thuỷ tinh không bị cong dễ gãy.
5. Khi cần cắt một đoạn ống thuỷ tinh hoặc que thuỷ tinh phải dùng dũa hoặc vật cắt
thuỷ tinh khác cắt một vết trên ống sau đó dùng hai tay cầm cách chỗ vết cắt
khoảng 1 cm rồi bẻ nhẹ về phía đối diện của vết cắt.
6. Cấm không được dùng chai lọ đã bị nứt nẻ.
7. Khi bị thương ở chân tay hoặc người cần nhớ rằng vết thương rất dễ bị nhiễm
trùng, phải chú ý theo dõi vết thương và không để đất cát bám vào. Nếu nặng phải
đến ngay y tế để có biện pháp xử lý.
8. Khi tiến hành những biện pháp sơ cấp cứu cần tuân theo những nguyên tắc sau:
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
19
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:

PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
20 / 23
- Không được rửa vết thương bằng nước lã hoặc bất cứ loại thuốc gì, không được
tra thuốc bọt hoặc thuốc mỡ lên vết thương.
- Không được lau cát bẩn lên vết thương.
- Không được lau máu đông đọng trên vết thương.
9. Để xử lý vết thương phải làm như sau: đầu tiên lấy vải gạc vô trùng đặt lên vết
thương và dùng băng buộc vết thương lại nếu không gạc vô trùng thì có thể dùng
vải sạch hoặc khăn mùi xoa để băng vết thương nhưng miếng vải phải tẩm dung
dịch iốt sát trùng. Sau khi xử lý xong cần đưa ngay nạn nhân đến trạm y tế.
10.Nếu bị vỡ chai lọ chứa những chất dễ cháy thì trước khi thu dọn mảnh vỡ và các
chất trong lọ cần phải lấy cát phủ kín lên chất lỏng cho thấm hết. Sau đó dùng xẻng
gỗ hoặc tấm gỗ mỏng dọn sạch. Không được dùng xẻng sắt vì xẻng sắt có thể gây
ra tia lửa khi cọ sát gây hoả hoạn.
5.4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY, NỔ TRONG CÔNG TÁC HÓA
NGHIỆM
1. Khi làm việc với những chất dễ nổ cần nhớ rằng hiện tượng nổ xảy ra thường gây
theo các hiện tượng cháy, bị thương, nhiễm độc, bị bỏng Vì vậy khi làm việc phải
thật cẩn thận và hết sức chú ý đề phòng hiện tượng nổ.
2. Để đề phòng hiện tượng nổ cần phải thận trọng tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các bình kim loại chứa khí nén và khí hoá lỏng cần phải được bảo quản cẩn thận
tránh va trạm và đốt nóng, nhất là khi vận chuyển.
- Các bình chứa khí nén và khí hoá lỏng cần phải được trang bị van giảm áp, các
van xả. Tuyệt đối không để dầu mỡ dây vào thành bình, các ống nối, giắc co đồng
hồ đo áp lực và dụng cụ tháo lắp các bình chứa khí.

- Nếu bình ở trạng thái không làm việc thì phải vặn nắp. Cấm không được làm việc
với những bình khí nén và khí hoá lỏng khi các bình đó ở trạng thái không hoàn
hảo, đồng thời không được tự tiện sửa chữa các bình đó.
- Đối với bình chứa ôxy cấm không được sử dụng cao su, êbôxít và những chất
hữu cơ khác để làm gioăng đệm lót, điều chỉnh các êcu nối vào bình chứa.
- Không xả hết khí trong các bình chứa mà nên để trong bình một lượng tối thiểu
(1 ÷ 1,5 Kg/cm2). Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng khí cần phải luôn nhớ màu sắc
của từng bình tương ứng với các loại khí hoặc có thể dán nhãn hiệu từng loại khí
lên bình chứa.
- Những chất dễ phân huỷ dễ nổ nên chứa ít một, không chứa nhiều quá và cần bảo
quản chúng cẩn thận trong kho kín khô ráo, thoáng mát có nhiệt độ dưới 350C,
không để bụi bẩn và tránh tia sáng chiếu vào, các cửa kho nên dùng kính màu.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
20
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
21 / 23
- Tất cả những chất dễ nổ dễ bay hơi như cồn rượu, axêtôn, xăng cần bảo quản ở
nơi lạnh và tối.
- Các bình thủy tinh mỏng chứa nước nóng hoặc dung dịch nóng không nên đậy
nắp nút kín để đề phòng bị nổ do tạo chân không khi nước nguội.
1. Tất cả những chất dễ cháy trực tiếp để trong phòng thí nghiệm cần phải được bảo
quản trong các bình kín và để trong một tủ riêng có nhãn “Cấm lửa”.

2. Khi rót hoặc chưng cất các chất dễ cháy trong phòng thí nghiệm tuyệt đối không
được bật lửa, đánh diêm và làm ở nơi gần lửa.
3. Các bếp điện dùng để chưng cất phải là bếp có dây điện trở đã bọc kín. Các dây
điện trở, dây điện dùng để sấy nóng dụng cụ thiết bị phải luôn luôn ở trạng thái
hoàn hảo không bị hở.
4. Cấm không dùng xăng để rửa tay.
5. Không được dùng nước để dập lửa khi những chất bị cháy không hoà tan trong
nước như: xăng, dầu, dầu thông chỉ có thể dùng nước dập lửa đối với những chất
cháy có khả năng hoà tan trong nước như rượu, cồn
6. Trong mỗi phòng thí nghiệm, đặc biệt là ở những nơi chứa chất dễ cháy nổ thì phải
có những phương tiện cứu hảo như: bình cứu hỏa, thùng chứa cát khô, ống dẫn
nước cứu hỏa, các tấm amiăng và tất cả các phương tiện đó luôn luôn ở trong
trạng thái sẵn sàng.
7. Nếu phòng thí nghiệm bị cháy thì tất cả những chất dễ cháy, dễ nổ phải chuyển
ngay đến chỗ an toàn. Đồng thời phải sử dụng ngay tất cả những phương tiện
phòng hỏa có sẵn để dập lửa và gọi ngay đội cứu hỏa của nhà máy đến.
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
21
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
22 / 23
5.5. CÁC QUI ĐỊNH VỀ CẢNH BÁO / DẤU HIỆU NHẬN DẠNG
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1

22
PVPower VA1
Quy trình An toàn hệ thống hóa
Mã hiệu tài liệu:
PVPVA1QT001AT
Ban hành lần thứ:
1
Ngày hiệu lực:
………./ 03 /2012
Trang số:
23 / 23
BAN CBSX ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VŨNG ÁNG 1
23

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×