Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Tứ thời trong thơ chữ hán nguyễn khuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.61 KB, 91 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

<b>Quan niệm “thiên nhân hợp nhất”, “thiên nhân tương dữ” vốn ảnh </b>

hưởng sâu sắc trong nền văn học trung đại Việt Nam đặc biệt là thơ ca. Những vần thơ về thiên nhiên bốn mùa đã thể hiện được quan niệm đó của các thi nhân trung đại. Sự biến chuyển của quy luật tuần hoàn của vũ trụ vẫn diễn ra theo thời gian vô cùng của tạo hoá. Mỗi thời kỳ, mỗi thi nhân lại có những khoảnh khắc, cách cảm nhận khác nhau về bốn mùa xuân – hạ - thu – đông. Từ những vần thơ Thiền thế kỷ X đến những vần thơ cuối thế kỷ XIX, thiên nhiên, cảnh sắc thiên nhiên bốn mùa vẫn luôn là đề tài để các thi nhân “tả cảnh ngụ tình”. Đây là mảng thơ không chỉ thể hiện đặc điểm thiên nhiên, cảnh vật, con người thay đổi theo nhịp biến chuyển của thời gian mà cịn thể hiện đời sống văn hóa, tinh thần dân tộc sâu sắc.

Thơ ca giai đoạn cuối thế kỷ XIX đã có sự phát triển từ thơ “ngơn chí” sang thơ “quý chân”, những vần thơ thời kỳ này cũng đã thể hiện được bức tranh xã hội đương thời. Bên cạnh những vần thơ Nơm bình dị, mộc mạc đậm đà tinh thần dân tộc thì thơ chữ Hán cũng đã được dân tộc hoá khi thi liệu thơ chữ Hán đã tiến sát gần hơn tới bộn bề của cuộc sống đời thường. Nguyễn Khuyến là nhà thơ tiêu biểu của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Với 86 bài thơ Nôm và 267 bài thơ chữ Hán đã tạo nên phong cách thơ đặc sắc của vị quan Hoàng Và. Trong đó, mảng thơ chữ Hán cịn ẩn chứa nhiều giá trị văn hoá truyền thống cũng như bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên, cảnh vật, con người Việt Nam ở giai đoạn cuối của chế độ phong

<i>kiến. Mảng thơ Tứ thời chiếm một vị trí quan trọng trong sáng tác chữ Hán </i>

của Nguyễn Khuyến. Những thay đổi của thiên nhiên, những tâm sự thời thế, những lát cắt về văn hoá, phong tục tập quán đều được thể hiện tinh tế và đặc sắc trong những vần thơ của cụ Tam nguyên Yên Đổ.

Thơ Đường luật là một thể loại lớn trong nền văn học trung đại, sáng tác của Nguyễn Khuyến cũng được giảng dạy ở các cấp học trong nhà trường.

<i><b>Nghiên cứu về đề tài Tứ thời trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến còn mang </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ý nghĩa thực tiễn đối với sinh viên ngành sư phạm Ngữ văn trong việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại Việt Nam.

<b>2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu </b>

<b>2.1. Nghiên cứu về Tứ thời trong thơ trung đại </b>

Những nghiên cứu về thơ Tứ thời chủ yếu được xen lẫn ở các cơng trình nghiên cứu về tác giả và tác phẩm văn học trung đại. Những khái quát, những nhận xét về bốn mùa hoặc từng mùa trong thơ chữ Hán và chữ Nôm đều là những khám phá mang tính chỉ dẫn cho đề tài tiếp tục nghiên cứu Tứ thời trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến. Đây là những cơng trình nghiên cứu về thơ bốn mùa trong thơ các tác giả tiêu biểu trước Nguyễn Khuyến.

<i>Trong cuốn Văn học Việt Nam (nửa cuối thể kỉ XVIII - hết thế kỉ XIX) </i>

của Nguyễn Lộc, nhà nghiên cứu đã khẳng định sự thành công của mảng sáng tác về thiên nhiên: "Đề tài về thiên nhiên xuất hiện khá nhiều trong văn học giai đoạn này và viết khá thành cơng, nó được nhận thức như là mơi trường sống của con người, là bạn của con người, đem đến cho con người niềm vui

<b>và mĩ cảm" [11, tr.49]. </b>

<i>Trong cuốn Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Hữu Sơn </i>

tuyển chọn ở phần thiên nhiên và thời gian, tác giả Nguyễn Thiên Thụ đã đề cập trực tiếp đến bốn mùa trong văn học trung đại: "Thiên nhiên đã khoác những chiếc áo màu khác nhau tùy theo từng thời gian: cỏ, cây, hoa, lá, núi rừng, sông, hồ, bầu trời,... đã thay đổi theo từng mùa, từng tháng. Những thay đổi đó làm lịng người đổi thay và lòng thi nhân thêm cảm xúc" [13, tr.675]. Cũng trong công trình này, với bài nghiên cứu cảnh tình mùa hè, Lê Trí Viễn đã khẳng định rõ: “Ông vẫn vui với hè cũng là một thứ lạ. Xưa, thơ thích xuân, mến thu chứ mấy ai đối hồi tới hè”. [13, tr.541]. Và thơ thu trong thơ Nguyễn Trãi được nêu rõ trong bài viết thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi của Nguyễn Thiên Thụ: “Mùa thu làm cho cảnh sơng thêm tình tứ vì nước thêm

<b>trong, trăng sáng, trời xanh cao”. [13, tr.676]. </b>

Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong bài viết “Sự đa dạng và thống nhất trên quá trình chuyển động một phong cách và dấu hiệu chuyển mình của tư duy

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>thơ dân tộc” cũng đã nhận định: "Trong tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập, </i>

cảnh vật được quy ước bằng xuân, hạ, thu, đông, bằng 12 tháng, bằng năm canh... Và đọc hết bài này đến bài khác sẽ thấy các vòng quay tháng năm, tháng năm trở thành hình thức biểu hiện nghệ thuật của thơ". [2, tr70]

Phần lớn các cơng trình đều khẳng định vị trí quan trọng của mảng thơ bốn mùa trong sáng tác của các tác giả trung đại. Trong đó, các cơng trình nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ chữ Nôm chiếm ưu thế hơn so với các cơng trình nghiên cứu về thiên nhiên trong thơ chữ Hán vì do quan niệm về văn học. Bên cạnh đó, một số cơng trình sau cũng đã ít nhiều đề cập đến hình tượng thiên nhiên bốn mùa trong thơ của các tác giả trung đại: Nguyễn Huệ

<i>Chi (Chủ biên) (1994), Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội; Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, </i>

Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; Hoàng Ngọc Phách - Lê Thước - Lê Trí Viễn

<i>(Giới thiệu, hiệu đính, chú thích) (1957), Văn thơ Nguyễn Khuyến, Nxb Bộ </i>

Giáo dục, Hà Nội.

<b>2.2. Nghiên cứu về Tứ thời trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến </b>

Những cơng trình nghiên cứu về Tứ thời trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến cũng được đề cập đến trong các bài viết chung về thơ Nguyễn Khuyến. Tiêu biểu các ý kiến, nhận xét sau:

<i>Trong cuốn Nguyễn Khuyến – tác phẩm chọn lọc, Lại Văn Hùng giới </i>

thiệu và tuyển chọn, Nxb Giáo dục, năm 2009 đã nhấn mạnh hình ảnh thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến: “Thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến vẫn tiếp tục dòng thơ chữ Hán truyền thống, cũng là ngâm vịnh, thù tạc, tặng tiễn, cũng là những cảnh sắc thơn q – nơi ơng gắn bó ẩn nhàn” [8, tr.16].

Tác giả Mã Giang Lân trong bài “Cảm nhận Nguyễn Khuyến” trích

<i>trong cuốn Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, 2007, đã </i>

nhận xét về thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến: “Thơ chữ Hán của ơng cũng giản dị, ít điển cố mà giàu tâm trạng, chứa chan lòng ưu thời mẫn thế, đề tài lại phong phú, đa dạng, nói được những bức thiết của xã hội” [14, tr.256].

<i>Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ do Nguyễn Huệ Chi </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

chủ biên, nhà nghiên cứu đã nhận định: "Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vẫn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam" [1, tr25].

Như vậy, các cơng trình đều đề cập đến giá trị của thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến trong tồn bộ sự nghiệp sáng tác của ơng. Đồng thời, các tác giả cơng trình cũng đã nhấn mạnh đến sự xuất hiện của cảnh thiên nhiên bốn mùa trong thơ chữ Hán. Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở những nhận định, phân tích một số đặc sắc, biểu hiện của thơ tứ thời mà chưa nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về toàn bộ thơ chữ Hán viết về bốn mùa trong sáng tác của cụ Tam ngun. Ngồi ra, các cơng trình dưới đây cũng có một số bài nghiên cứu về thơ Nguyễn Khuyến:<i> Lê Văn Tấn (2013), Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; </i>

Trần Thị Băng Thanh (1987), “Thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến: những vần thơ

<i>tâm sự”, Tạp chí Văn học, (3), tr.87-90; Trần Nho Thìn (1986), “Từ những </i>

biến động trong nguyên tắc phản ánh thực tại của văn chương nhà nho đến

<i>bức tranh sinh hoạt nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến”, Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. </i>

Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu về thơ Nguyễn Khuyến, đề tài tiếp tục khảo sát tồn bộ thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến để tìm hiểu và nghiên cứu và khẳng định những giá trị mang tính dân tộc xuất hiện ở thể thơ ngoại nhập.

<b>3. Mục tiêu của đề tài </b>

<b>Đề tài tìm hiểu tiền đề hình thành thơ bốn mùa trong sáng tác chữ Hán </b>

của Nguyễn Khuyến. Từ đó, phân tích bức tranh tứ thời để làm rõ hơn, khẳng định giá trị thơ văn chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong nền văn học trung đại Việt Nam.

<b>4. Đóng góp mới của đề tài </b>

Đề tài góp phần làm khẳng định giá trị dân tộc của thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến trong nền văn học trung đại, là tư liệu tham khảo hữu ích cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo trong việc dạy và học phần Ngữ văn trong các bậc học trong nhà trường.

<b>5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>- Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Đề tài tìm hiểu bức tranh thiên nhiên và con người trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến viết về bốn mùa.

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<b>+ Phạm vi tư liệu khảo sát: Nghiên cứu, khảo sát trong 267 bài thơ chữ </b>

<i>Hán của Nguyễn Khuyến trong cuốn Nguyễn Khuyến - Tác phẩm do Nguyễn </i>

Văn Huyền (Chủ biên) (1984), Nxb Khoa học Xã hội.

+ Phạm vi khoa học: Những tiền đề hình thành đề tài tứ thời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, giá trị nội dung và nghệ thuật thể hiện thơ tứ

<b>thời. </b>

<b>6. Nội dung nghiên cứu </b>

<i><b>Chương 1. Tiền đề xuất hiện đề tài tứ thời trong thơ trung đại và thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến </b></i>

<i><b>Chương 2. Thiên nhiên và con người trong thơ tứ thời của Nguyễn Khuyến Chương 3. Các phương thức nghệ thuật thể hiện thơ tứ thời của Nguyễn Khuyến </b></i>

<b>7. Phương pháp nghiên cứu </b>

Để giải quyết vấn đề của đề tài, chúng tôi kết hợp các phương pháp chủ yếu sau:

<i>- Phương pháp tiểu sử: Phương pháp này dựa trên những hiểu biết về cuộc </i>

sống thực tiễn của nhà thơ để tìm hiểu về phong cách thơ của tác giả.

<i>- Phương pháp phân tích: Phân tích thơ bốn mùa ở phương diện nội dung và </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>NỘI DUNG Chương 1 </b>

<b>TIỀN ĐỀ XUẤT HIỆN ĐỀ TÀI TỨ THỜI TRONG THƠ TRUNG ĐẠI VÀ THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN </b>

<b>1.1. Khái quát về tiền đề hình thành đề tài tứ thời trong thơ trung đại </b>

<i>1.1.1. Ảnh hưởng từ quan niệm trong thơ trung đại </i>

Mùa là một đối tượng thẩm mỹ xuất hiện trong văn thơ Việt Nam từ thời xa xưa. Cha ơng ta dựa vào vị trí địa khí, dựa vào khí hậu để chia thời gian trong năm thành bốn mùa, mỗi mùa ba tháng với những đặc điểm, tín hiệu riêng của nó. Bốn mùa vận hành theo quy luật tuần hoàn của thời gian, mùa này đi mùa khác tới, năm này qua năm khác và tứ thời trong thơ văn trung đại là được biểu hiện rõ nhất. Trong thơ trung đại, các tác giả thường dùng thiên nhiên để miêu tả tâm trạng đó chính là tính chất ước lệ của văn học cổ điển. Vì vậy, biểu tượng mùa không chỉ đơn thuần biểu thị ý nghĩa thời gian mà còn là đối tượng để biểu thị tư tưởng, tình cảm của tác giả.

Theo quan niệm “thiên nhân tương dữ”, con người và thiên nhiên ln có quan hệ biện chứng, qua lại tác động, thiên nhiên là nơi thi nhân trút bầu tâm sự. Khơng ít người đã lánh đời phàm tục, hịa mình vào thiên nhiên. Sống thanh đạm để chiêm nghiệm về vũ trụ, triết lí nhân sinh. Hình ảnh thiên nhiên bốn mùa đã đi vào trong thơ văn với những nét riêng của từng vùng miền làm nên một bức tranh đa dạng về con người Việt Nam.

Bốn mùa trong văn học trung đại nói chung thường mang tính ước lệ. Cơng thức ước lệ này được biểu hiện qua việc sử dụng các đối tượng miêu tả khi các tác giả trung đại muốn diễn đạt về thời gian trong năm hay theo mùa... Mùa xuân phải có lan, mai, chim oanh, ong bướm và có cả tấm lịng người qn tử... Mùa hè phải có hoa sen, lựu, chim cuốc, tiếng ve kêu... Mùa thu phải có hoa cúc vàng, lá ngô đồng, tiếng thu xào xạc... Và mùa đơng nhất thiết phải có tùng, trúc, gió heo may, tiếng chim nhạn kêu..

Ở thời Lý, những sáng tác thơ Thiền chiếm vị chí chủ đạo với lực lượng sáng tác chủ yếu là các nhà sư. Họ dùng thơ văn để truyền tải các nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

dung triết lý và tứ thời chính là phương tiện nghệ thuật đắc lực để truyền tải nội dung tôn giáo ấy. Để nói về triết lý vơ thường trong đạo Phật, thiền sư Giác Hải đã mượn hình ảnh mùa xuân với hoa và bướm:

<i>Xuân lai hoa điệp thiên tri thì Hoa điệp ưng tu cộng hứng kỳ Hoa điệp bản lai giai thị huyễn Mạc tu, hoa điệp hướng tâm trí. </i>

<i>(Xuân điệp) </i>

Hay trong sáng tác của Thiền sư Mãn Giác, ông dùng mùa xuân với cảnh núi mai trắng để kín đáo gửi gắm những quan niệm triết lí của Phật pháp:

<i>Xuân qua trăm hoa nở Xuân tới trăm hoa tươi Trước mặt việc đi mãi Trên đầu già đến rồi </i>

<i>Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua xuân trước một nhành mai </i>

<i>(Cáo tật thị chúng) </i>

Theo quan niệm của Phật giáo, thời gian là vịng tuần hồn, mọi thứ đều có thể biến đổi duy chỉ có bản tính của những người tin vào Phật pháp là mãi mãi trường tồn. Hình ảnh “nhành mai” đã thể hiện rõ sự tốt đẹp, vĩnh hằng của tâm tính những người mộ đạo.

<i>Triều đại Lê Thánh Tông với tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập cũng </i>

đã mượn hình ảnh tứ thời để thể hiện tình yêu với thiên nhiên quê hương, đất nước. Tứ thời trong tập thơ được hiện lên với đầy đủ màu sắc và mang dấu ấn đậm nét của dân tộc:

<i>Một khi trời đắp đổi vần, </i>

<i>Ba tháng đông lại ba tháng xuân. Sinh thành mọi vật đều tươi tốt, Đầm ấm nào ngày chẳng đượm buồn </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>(Vịnh cảnh mùa xuân) </i>

<i>Trong thơ Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, quan niệm về tứ thời </i>

của ông lại rất khác các tác giả khác. Tứ thời không chỉ là bức tranh thiên nhiên, là không gian hay thời gian nghệ thuật mà nó trở thành đối tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm, tâm tư của tác giả hay của nhân vật. Biểu tượng mùa thu gắn liền với nỗi buồn, sự cô đơn, trăn trở của nhân vật Thúy Kiều như:

<i>Vi lô san sát heo may, </i>

<i>Một trời thu để riêng ai một người. </i>

Hay

<i>Rừng thu từng biếc xen hồng </i>

Tóm lại, bức tranh tứ thời xuất hiện trong thơ văn trung đại Việt Nam với tần suất tương đối nhiều và là nơi để tác giả hay nhân vật bộc lộ cảm xúc của mình. Bởi vậy, tứ thời trở thành đối tượng thẩm mỹ vì lẽ đó. Nhà thơ thường yêu cái đẹp, mà thiên nhiên bốn mùa vần chuyển luôn là đề tài bất tận với thi nhân tự cổ chí kim. Thiên nhiên bốn mùa của thơ trung đại đã cho chúng ta thấy tâm hồn thanh cao, tình yêu thiên nhiên của các thi nhân. Đề tài về bốn mùa ấy khơng chỉ là tín hiệu thời gian mà còn thể hiện tâm trạng chủ thể trữ tình. Vì vậy, các hình ảnh biểu tượng mùa trong thơ chính là đối tượng để nhà thơ bộc lộ cảm xúc, đời sống tinh thần phong phú.

<i>1.1.2. Một số tác giả tiêu biểu về thơ tứ thời </i>

Bức tranh tứ thời đi vào văn chương với đầy đủ màu sắc, cảnh vật phong phú, đa dạng. Không chỉ thể hiện bức tranh thiên nhiên, cảnh vật một cách thuần túy mà qua đó, các thi nhân cịn gửi gắm những tâm tư tình cảm, những trăn trở, hồi bão của chính mình và của thời đại.

<i>Nói về mảng thơ tứ thời không thể không kể đến tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập của hội Tao đàn với chủ soái là Lê Thánh Tông. Bức tranh </i>

thiên nhiên tứ thời được các thi nhân khắc họa với đầy đủ màu sắc, mỗi mùa lại mang một dấu ấn riêng biệt và được viết chủ yếu dưới hình thức thơ vịnh – vịnh tứ thời:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Một khi trời đắp đổi vần, </i>

<i>Ba tháng đông lại ba tháng xuân. Sinh thành mọi vật đều tươi tốt, Đầm ấm nào ngày chẳng đượm buồn </i>

<i>(Vịnh cảnh mùa xuân) </i>

Từ cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân đầy sức sống, tác giả ca ngợi công đức, sự sáng suốt anh minh của bậc đế vương:

<i>Một nhạn hòa truyền lệnh Nhục thu Song thưa ngần ngật lọt hơi thu Vàng phô rãnh cúc khi sương rụng Bạc điểm ngàn lau thuở tuyết mù. </i>

<i>(Vịnh cảnh mùa thu – bài 9) </i>

Thu đi, đơng lại đến mang theo khơng khí lạnh:

<i>Song mai nguyệt tỏ thanh bằng nước Cửa trúc sương xâm lạnh nữa đồng. </i>

<i>(Vịnh cảnh mùa đông – bài 11) Như vậy, thiên nhiên tứ thời trong Hồng Đức Quốc âm thi tập hiện lên </i>

là những hình ảnh dân dã và quen thuộc với mỗi chúng ta.

Tiếp theo, không thể bỏ qua tên tuổi của tác gia Nguyễn Trãi. Bức tranh tứ thời trong những sáng tác của ông hiện lên vô cùng phong phú và hấp dẫn.

<i>Bởi vậy, Trần Thanh Mại khi nghiên cứu về Tình yêu thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi đã khẳng định: "Thơ về thiên nhiên chiếm phần phong phú nhất </i>

và cũng là thành công nhất trong di sản của thơ Nguyễn Trãi".

Hoa mai, hoa đào nở chính là một dấu hiệu thông báo màu xuân đang về, một năm mới bắt đầu và dấu hiệu ấy cũng đi vào thơ Nguyễn Trãi:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi Ưa mi vì tiết sạch hơn người. </i>

<i>(Mai) </i>

Hay:

<i>Một đóa đào hoa khéo tốt tươi </i>

<i>Cách xuân mơn mởn, thấy xuân cười. </i>

<i>(Đào hoa) Nguyễn Trãi trong bài thơ Báo kính cảnh giới – bài 43 đã vẽ lên một </i>

mùa hè rực rỡ, âm thanh, hài hòa giữa cảnh vật và con người:

<i>Hòe lục đùn đùn tán rợp giương Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tiễn mùi hương Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. </i>

Thu đến mang theo những biến đổi hoàn toàn về cảnh vật, thiên nhiên, mang một nỗi buồn man mác tràn về và trong thơ Nguyễn Trãi cũng không phải ngoại lệ, ông đã sử dụng mùa thu như để trăn trở về cuộc đời đã vào buổi xế tà, là lúc con người cần được nghỉ ngơi. Thời gian cứ vô tận, bốn mùa tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên nhưng con người lại không như thế:

<i>Đông đã muộn, lại sang xuân Xuân muộn thì hè lại đổi lần Tính kể từ mùa cỏ nguyệt Thu âu là nhẫn một hai phân. </i>

<i>(Thu nguyệt tuyệt cú) </i>

Đến với tứ thời trong thơ Nguyễn Du lại mang một nét hoàn toàn khác bởi Nguyễn Du chỉ cho thiên nhiên xuất hiện để nó làm nền cho một cuộc gặp gỡ hay để cho nhân vật của ông bộc bạch về thân phận, về tâm trạng của mình. Mùa xuân hiện lên là không gian du xuân của chị em Thúy Kiều với gam màu xanh mát tạo nên sự hài hòa, cân đối và mang đến cảm giác nhẹ nhàng, bình yên cho độc giả:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>Ngày xuân con én đưa thoi </i>

<i>Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời </i>

<i>Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. </i>

<i>(Cảnh ngày xuân) </i>

Mùa hè trong thơ Nguyễn Du khơng phải là một mùa hè oi bức, nóng nực của tiết trời, cũng không phải là sự inh ỏi của tiếng ve kêu mà hiện lên dưới một đêm trăng thanh gió mát:

<i>Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông. </i>

Biểu tượng mùa thu cũng xuất hiện dày đặc với ý nghĩa thể hiện nỗi buồn, sự cô đơn. Phần lớn những câu thơ miêu tả mùa thu đều là những câu thơ buồn, gợi tâm tư tình cảm buồn

<i> Buồn trông phong cảnh quê người Đầu cành quyên nhặt cuối trời nhạn thưa. </i>

Có lúc nhà thơ khắc hoạ một bức tranh thu tuyệt vời:

<i>Long lanh đáy nước in trời </i>

<i>Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng </i>

<i>(Truyện Kiều - Nguyễn Du) </i>

Mùa thu là mùa báo hiệu sự tàn úa của thiên nhiên cảnh vật. Do vậy,

<i>trong văn học cổ, mùa thu thường gắn với nỗi đau, sự chia ly và xa cách. </i>

Dù ở mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu hay mùa đơng thì bức tranh tứ thời trong thơ Nguyễn Du cũng co duỗi rất linh hoạt, tất cả đều có những vẻ đẹp riêng của nó. Thiên nhiên trong thơ ơng ngồi vẻ đẹp vốn có của nó cịn là chỗ để thi nhân thể hiện tài năng, sự sáng tạo của mình.

Nói chung, mỗi thi nhân đều có cảm nhận độc đáo khác nhau về thiên nhiên tứ thời Việt Nam. Vậy nên, mỗi bài thơ là một bức tranh phong cảnh vừa gợi lên vẻ đẹp bình dị vừa thể hiện lòng yêu quê hương đất nước vừa thể hiện những trăn trở, tâm sự của các thi sĩ trung đại. “Tả cảnh ngụ tình” là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trong những đặc trưng tiêu biểu của thi ca trung đại, thiên nhiên và con người có mối giao hòa đặc biệt.

Nguyễn Khuyến tiếp thu kế thừa từ những sáng tạo nghệ thuật của tiền nhân và cũng tạo ra “tứ thời” mang bản sắc của riêng mình, góp phần tơ điểm thêm sự phong phú, đa dạng của thơ ca về thiên nhiên, đất nước. Tứ thời là một đề tài muôn thuở, là nguồn cảm hứng vô tận của các thi nhân. Bởi vậy, việc tìm hiểu một số tác giả tiêu biểu như trên viết về mảng đề tài này chính là tiền đề để chúng tôi nghiên cứu về tứ thời trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến.

<b>1.2. Cơ sở xuất hiện đề tài tứ thời trong thơ Nguyễn Khuyến </b>

<i>1.2.1. Tiếp thu thơ tứ thời của tiền nhân </i>

Trong thơ ca trung đại Việt Nam, bao giờ cũng tuân theo các đặc trưng thi pháp có tính chất bao trùm là “tức cảnh ngụ tình”, “tâm cảnh giao hịa” (tả cảnh để tả tình, tình lồng trong cảnh). Các tác giả thường sử dụng hình ảnh tứ thời khơng đơn thuần để biểu thị thời gian mà còn là đối tượng để biểu thị tình cảm và tư tưởng của tác giả, dùng ngoại cảnh để miêu tả tâm cảnh của con người với những tính chất ước lệ. Nguyễn Khuyến đã tiếp thu và phát huy đề tài thơ tứ thời vốn đã xuất hiện sớm trong thơ trung đại.

Thơ văn Lý – Trần đã sớm xuất hiện những bài thơ về thiên nhiên bốn

<i>mùa. Ngay từ thời Lý, Thiền sư Không Lộ với bài Ngư nhàn đã vẽ nên được </i>

bức tranh thiên nhiên và cuộc sống vào mùa đông với hình ảnh đặc trưng là tuyết. Cảnh thì tuyệt đẹp, trời mây mênh mông, sông xanh như tiếp với trời, khói đâu đó bảng lảng tựa một nét bút vờn mơ:

<i>Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên Ngư ông thụy trước vơ nhân hốn Qn ngọ tỉnh lai tuyết mãn thuyền. (Vạn dặm sông xanh, trời vạn dặm Từng miền dâu ruối, khói quanh miền Ơng chài ngon giấc không ai gọi </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>Tỉnh dậy sau trưa, tuyết ngập thuyền) </i>

Nếu thời Lý là giai đoạn khởi phát của thơ thiền Lý – Trần, thì tất nhiên, thời Trần là giai đoạn cực thịnh của nó. Trần Nhân Tơng trong bài

<i>tuyệt thi có tựa Xn cảnh cũng đã khắc họa được vẻ đẹp của mùa xuân, mùa </i>

khởi đầu của một năm, cũng là mùa được xuất hiện nhiều trong văn học trung đại:

<i>Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trì Họa đường thềm ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Cộng ý lan can khán thúy vi (Chim nhẩn nha kêu liễu trổ dày Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế Cùng tự lan can ngắm núi mây) </i>

Ta có thể thấy các sáng tác thời Lý – Trần đã có sự xuất hiện của các mùa trong năm. Những hình ảnh thiên nhiên và con người trong bức tranh tứ thời ấy cịn mang tính tao nhã, mĩ lệ, chưa gần với hiện thực cuộc sống. Tuy vậy, thơ ca thời kỳ này đã tạo nên những tiền đề tác động đến các sáng tác sau này của các tác gia, mà điển hình là Nguyễn Khuyến.

Trần Nguyễn Đán cũng đã gợi nên thiên nhiên mang vẻ đẹp thanh tao, trang nhã trong sắc trời thu:

<i>Lâm lưu mao xá bản phi quynh, </i>

<i>Tiểu phố thi thâm hứng chuyển thanh. Mai tảo cúc phương hiền tử đệ, </i>

<i>Tùng thương trúc sấu lão công khanh. (Ngôi nhà tranh bên sông khép cánh cửa ván </i>

<i>Trong vườn nhỏ giữa mùa thu, cảnh thấu rất thanh thú Mai nở sớm, cúc đưa hương các đệ tử đều là người hiền Thông xanh, trúc gầy giống như công khanh già) </i>

<i>(Thu nhật – Ngày thu) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bức tranh mùa thu hiện lên thanh nhã với hình ảnh, màu sắc trong trẻo. Trong khu vườn mùa thu của thi nhân có sắc hoa thanh khiết của cúc, mai và vẻ đẹp thanh cao của thông, trúc. Tất cả tạo nên vẻ đẹp thanh tao cho chốn quê yên bình.

Vẻ đẹp tao nhã, mĩ lệ vẫn được tiếp tục được các thi nhân giai đoạn tiếp theo từ thế kỉ XV – XVII khắc họa. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm là hai tác giả nổi bật của thời kỳ này.

Các nhà thơ trung đại nói chung và nhà thơ Nguyễn Trãi nói riêng đều thường miêu tả cảnh sắc thiên nhiên thông qua hình ảnh bốn mùa: xn, hạ, thu, đơng. Với mỗi mùa đều có những vần thơ đầy cảm xúc.

Bốn mùa - một vòng tuần hoàn vận động theo quy luật của tự nhiên và có sự thay đổi cùng với vịng quay của thời gian. Từng mùa trong bức tranh thiên nhiên ấy lại mang những gam màu khác nhau làm nên những bức tranh sinh động và hấp dẫn. Nếu như mùa xuân, xanh tươi màu cỏ cây, hoa lá; mùa hè rực rỡ ánh nắng chói chang với màu lựu đỏ rực; mùa thu lại khoác trên mình màu tàn úa của cỏ cây thì mùa đông đặc biệt với cái rét buốt giá.

Đối với Nguyễn Trãi, bức tranh bốn mùa không chỉ được đặc tả ở những hình ảnh mộc mạc đời thường hay hùng vĩ mà thi nhân còn tâm đắc

<i>với vẻ đẹp tao nhã, giàu chất cổ điển của quê hương. Trại đầu xuân độ (Bến đò xuân đầu trại) là một thi tứ được gợi hứng từ cảnh sắc trời xuân. Dưới </i>

ngòi bút tài hoa của Ức Trai, thiên nhiên mùa xuân hiện ra kiêu sa, mĩ lệ, nên thơ:

<i>Độ đầu xuân thảo lục như in, </i>

<i>Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên. Dã kính hoang lương hành khách thiểu, Cô châu trấn nhật các sa miên. </i>

<i>(Cỏ xanh như khói bến xuân tươi, Lại có mưa xuân nước vỗ trời. </i>

<i>Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách, Con đò gối bãi suốt ngày ngơi.) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Ta có thể thấy các tác gia trước Nguyễn Khuyến đã có những sáng tác tứ thời mang đậm đặc trưng thi pháp của văn học trung đại. Dù lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống nhưng bức tranh thiên nhiên và con người trong các mùa cịn mang những hình ảnh mĩ lệ, thanh cao, có khoảng cách với những thứ giản dị đời thường.

Sống và sáng tác chủ yếu trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, vì vậy Nguyễn Khuyến có những ảnh hưởng ít nhiều từ văn học trung đại. “Nguyễn Khuyến vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi cơng thức của văn học trung đại, thứ văn học vốn sử dụng tài liệu thực tại như một công cụ để biểu đạt tư tưởng chính trị - đạo đức chủ quan chứ không miêu tả thực tại nhằm đào sâu biểu hiện thực tại ấy. Cuối mỗi bài thơ miêu tả cuộc sống thường ngày, Nguyễn Khuyến vẫn tuân theo lối kết cấu truyền thống của thơ văn nhà nho, mà hoài cảm, mà ngụ ý, mà triết lý. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng việc miêu tả cuộc sống thường ngày là một dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự chuyển mình trong nguyên tắc nhìn nhận và phản ánh thực tại của văn chương Nho học” (Trần Nho Thìn). Là một người gần gũi với đời sống người dân thơn q, Nguyễn Khuyến đã có những cảm nhận mà không phải ai cũng may mắn có được. Đó là những cảm nhận trực diện về thiên nhiên và cuộc sống của người dân. Những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt, tầm thường, đơn sơ lại bước vào thơ của ông một cách tự nhiên nhất, mà có lẽ đến Nguyễn Khuyến ta mới thấy được. Vì vậy bức tranh tứ thời của thi nhân là hình ảnh hiện thực cuộc sống, gần gũi, thân thuộc với ta như người trong một nhà.

Không thể phủ nhận những đặc trưng văn học trung đại đã có những ảnh hưởng đến tác giả Nguyễn Khuyến về mặt thể loại, thi liệu văn học Hán, đề tài, thi tứ. Tuy nhiên, ông cũng đã cố gắng trong việc đổi mới nghệ thuật, tạo ra nét riêng trong thơ ca của mình. Vẫn dùng thể loại chữ Hán quen thuộc đã tồn tại suốt mười thế kỉ văn học viết, Nguyễn Khuyến là người đã tạo nên tính dân tộc trong một thể loại ngoại nhập. Hình ảnh thiên nhiên, cuộc sống con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến đã khẳng định sức sống, tâm hồn dân tộc. Cũng là bốn mùa vốn luân chuyển miên viễn theo quy luật của

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

vũ trụ nhưng tới thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến mang một vẻ đẹp mới. Đó là những đặc sắc về thiên nhiên cảnh sắc và người dân vùng đồng bằng bắc bộ Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

<i>1.2.2. Hoàn cảnh cá nhân của tác giả </i>

Nguyễn Khuyến tên thật là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn (có nghĩa là một ngọn núi cao, đẹp trong huyện); sau khi ông thi đỗ đạt, ông mới đổi tên thành Nguyễn Khuyến tự Miễn Chi (có nghĩa là gắng lên).

Nguyễn Khuyến xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, hai bên đàng nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Bên nội quê gốc tại vùng Treo Vọt, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân sinh nhà thơ Nguyễn Liễn, học Nho học và đỗ khoa tú tài chuyên nghề dạy học. Và chính tính cách của cụ Nguyễn Liễn đã có ảnh hưởng sâu sắc tới Nguyễn Khuyến sau này. Cụ Liễn là người hào phóng, khi cao hứng uống say thì ca hát, ngâm vịnh. Văn chương của cụ sáng tác thì tự nhiên, đơn hậu và đầy giản dị, không ưa trau chuốt. Cụ xê dịch nhiều nơi với nghề dạy học, nay ngồi dạy chỗ này, kia lại đi chỗ khác. Và đến năm 1843, dân làng Vị Hạ làm nhà, đón cụ về dạy học cho con em trong vùng. Cụ là một người thanh bạch, trọng đạo lý, tính cách giản dị, hào phóng. Vùng đất Hà Nam là vùng chiêm trũng, mang đặc trưng của thiên nhiên Bắc Bộ có bốn mùa rõ rệt. Cuộc sống gắn bó với thơn q đã giúp thi nhân hiểu rõ nơi ông sinh ra và lớn lên.

Mẹ của Nguyễn Khuyến là bà Trần Thị Thoan, quê quán ở xã Văn Khê, tục thường gọi là làng Ngói, xã Hồng Xá, huyện Ý n. Và cũng ở quê ngoại Nguyễn Khuyến đã cất tiếng chào đời. Mẹ của Nguyễn Khuyến là người phụ nữ mẫu mực trong khuôn khổ của lề lối phong kiến; bà có tấm lịng đơn hậu, nhất mực thương người, nữ công gia chánh bà đều tinh thông. Cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ ham làm để nuôi chồng, nuôi con ăn học và thi cử. Cả quê cha và quê mẹ đều hun đúc nên tài năng Nguyễn Khuyến và tạo nên hồn thơ đặc biệt của làng cảnh Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Năm 1843 khi Nguyễn Khuyến đã 8 tuổi, ơng theo gia đình trở về q cũ. Năm 1852, Nguyễn Khuyến lấy vợ và cùng cha đi thi Hương lần thứ nhất. Năm, 1853, địa phương có dịch thương hàn, trong cơn đại dịch đó thì cha cùng người em ruột, bố mẹ vợ cùng nhiều họ hàng thân thuộc qua đời vì dịch bệnh, Nguyễn Khuyến cũng suýt chết trong cơn dịch bệnh ấy. Sau năm 1953, gia đình Nguyễn Khuyến càng thêm khó khăn, mẹ ơng phải may thuê vá mướn để nuôi con ăn học. Cũng bởi sự hy sinh của mẹ, tấm lịng chịu thương chịu khó, đảm đang cùng một chí quyết tâm để con trai học tập thành tài. Chính điều này ở bà đã tác động rất lớn tới quyết tâm của Nguyễn Khuyến.

Nguyễn Khuyến lận đận ba mươi năm đèn sách, với chín khóa lều chõng đi thi. Với hồn cảnh khó khăn của Nguyễn Khuyến, ơng phải là người có sự cố gắng phi thường mới có thể đỗ đạt ở con đường khoa bảng. Sự nghiệp công danh của Nguyễn Khuyến cũng không thuận buồm xi gió. Trong khi Nguyễn Khuyến đang thức đêm đèn sách dùi mài kinh sử thì đất nước xảy ra một sự kiện lớn trong lịch sử. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lực bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), năm 1862, đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây. Trong hoàn cảnh giặc ngoại xâm đang xâm lược nước ta, người đứng đầu của bộ máy phong kiến là vua Tự Đức lại ươn hèn, từng bước thỏa hiệp và đầu hàng giặc. Nguyễn Khuyến ra làm quan trong hồn cảnh ấy. Ơng vẫn ln muốn mang những kiến thức mình đã học đề giúp dân, giúp nước. Con đường làm qua của ông giữ nhiều chức vị: Đầu tiên, Nguyễn Khuyến được bổ làm Sử quán trong triều đình; tới năm 1873, Nguyễn Khuyến ra làm Đốc học ở Thanh Hóa, rồi thăng lên Án sát. Và đây cũng là thời gian thực dân Pháp đánh chiếm mở rộng ra bốn tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất và quê hương của ông cũng là một trong số đó.

Vị quan Hồng Và thấm thía trước việc học để giúp dân, giúp đời của mình nhưng bất lực trước thực tế, khi Nguyễn Khuyến về làm quan ở Quảng Ngãi thì thời ấy, tỉnh đang đại hạn kéo dài, mất mùa, dân tình đói khổ, đời sống cơ cực, tình hình loạn lạc. Các quan ở đầu tỉnh người thì già yếu, người thì ăn chơi trác táng, bất tài vơ dụng. Một mình Nguyễn Khuyến với chí giúp

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

dân nhưng khơng xoay sở được. Chính những lúc chông chênh trên đường hoạn lộ, thiên nhiên bình n chốnn thơn dã là nơi neo đậu cho tâm hồn thi nhân. Nguyễn Khuyến lúc này lấy cớ bệnh tật đau ốm, xin tạm về quê dưỡng bệnh. Khi thực dân pháp thúc ép triều đình phải cử quan lại để thiết lập bộ máy ngụy quyền, họ tuyên Nguyễn Khuyến làm Tổng đốc Sơn – Hưng – Tuyên nhưng Nguyễn Khuyến không ra nhận chức. Mùa thu năm 1884, Nguyễn Khuyến vào kinh cáo quan từ chức, ông trả lại mũ áo để về quê. Nguyễn Khuyến trở về quê nhà Yên Đổ khi mới 50 tuổi. Nguyễn Khuyến trở về quê sống một cuộc sống thanh bần, khéo léo. Ông cương quyết khước từ những thủ đoạn mua chuộc, chèo kéo của thực dân Pháp.

Trước khi trở về quê hương Yên Đổ, Nguyễn Khuyến sáng tác không nhiều, cách viết cũng giống như bất kỳ vị quan đương chức bình thường khác. Những sáng tác chủ yếu là những bài thơ vịnh sử với giọng điệu đầy ngợi ca, tán tụng. Thơ chữ Hán và thơ Nôm trước khi Nguyễn Khuyến trở về đều bộc lộ lý tưởng nhập thời tích cực, mong muốn lập công danh, thi thố với đời. Những bài thơ đó dù được sáng tác trong hồn cảnh khó khăn thì vẫn thể hiện một niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Ông thường ví mình như cánh chim bằng đạp sóng, lướt mây, tung hồnh ngang dọc:

<i>Thừa phong phá lãng tam thiên thủy, Bát vụ lăng vân cứu vạn tri. Như rồng gặp thời trỗi dậy ở Nam Dương. </i>

<i>(Vân ngoại bằng đoàn) </i>

Năm 1884 là dấu mốc quan trọng trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, ông trở lại quê hương trước thời thế loạn lạc, vua quan triều đình mục nát,

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

giặc xâm lược nước ta. Tinh thần yêu nước của Nguyễn Khuyến không cho phép ông chịu khuất phục trước danh lợi của giặc đưa ra. Trở về với làng quê Yên Đỗ, ông được trở về với cuộc sống giản dị, đồng cảm được với những nỗi đau của nhân dân đặc biệt đó là nỗi đau mất nước. Và cũng chính khi trở lại quê hương, Nguyễn Khuyến mới có cơ hội hòa nhập, chan hòa với thiên nhiên vậy nên sức sáng tác của nhà thơ trở nên dồi dào, mãnh liệt và để lại nhiều thi phẩm cho đời. Cũng tại Yên Đổ, Nguyễn Khuyến đã sáng tác những bài thơ giàu chất trữ tình giàu giá trị nội tâm.

Như vậy, cả cuộc đời Nguyễn Khuyến dường như gắn bó gần gũi với thiên nhiên chốn quê, cảm nhận rõ rệt từng bước đi của thời gian cũng như sự thăng trầm, hưng phế của triều đại. Chính vì vậy, cũng viết về thơ tứ thời, nhưng trong thơ Nguyễn Khuyến lại mang âm hưởng thời thế, trĩu nặng tâm trạng của con người trước thời cuộc nhiều đổi thay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương 2 </b>

<b>THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TRONG THƠ TỨ THỜI CỦA NGUYỄN KHUYẾN </b>

<b>2.1. Quy luật tuần hoàn của tự nhiên </b>

Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca Việt Nam, đó là nguồn cảm hứng bất tận, có mối quan hệ giao cảm với con người trước Nguyễn Khuyến đó là các sáng tác của Trần Nhân Tông, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm,...Và đến Nguyễn Khuyến do sự chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử xã hội. Nho giáo Việt Nam chuyển sang hình thái mới, do đó văn học cũng chuyển từ “ ngơn chí” sang “ q chân”, văn học gắn liền và phản ánh cuộc sống, nếu trước đây thiên nhiên là những gì cao quý thì giờ đây thiên nhiên trở nên gần gũi, quen thuộc, là những điều đang xảy ra xung quanh ta, đề tài đó được Nguyễn Khuyến tiếp nối và ngày càng phát triển, thiên trong các sáng tác của Nguyễn Khuyến đó là thiên nhiên thôn quê quen thuộc, gần gũi, được diễn tả bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ đi nghiên cứu sáng tác thiên nhiên tứ thời được phản ánh trong chữ Hán của Nguyễn Khuyến.

Thiên nhiên tứ thời của Nguyễn Khuyến là sự vận động, luân chuyển từ mùa này sang mùa khác, mỗi mùa mỗi cảnh. Theo thống kê trong sáng tác của Nguyễn Khuyến với 267 bài thơ bằng chữ Hán thì có tới 43 bài thơ tứ thời. Với 15 bài thơ về mùa xuân, 13 bài mùa hạ, 10 bài mùa thu và 3 bài viết về mùa đông. Đây là một con số đủ để thấy tứ thời là một đề tài trở đi trở lại trong thơ ông, và cảnh thiên nhiên trong tứ thời đã góp phần tơ vẽ sắc nét bức tranh tứ thời đó

Hình ảnh bốn mùa khơng chỉ là bức tranh phong cảnh mà đó cịn là bức tranh tâm trạng của con người Nguyễn Khuyến được thể hiện qua nhiều cung bậc khác nhau. Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, tượng trưng cho sự khởi đầu mới mẻ với sắc xuân đầm ấm, tươi vui. Mùa hạ với cái nắng vàng gay gắt cùng với tiếng ve, tiếng cuốc kêu mang đến âm thanh rộn rã của sự sống. Mùa thu là bức tranh đẹp thanh sơ và giản dị với hình ảnh hoa cúc, điển

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

hình cho mùa thu ở nơng thơn Việt Nam. Cịn về đơng, dường như mọi cảnh vật đều trở nên tiêu điều, xơ xác, qua đó gửi gắm một nỗi buồn sâu sắc.

Bức tranh tứ thời trong thơ Nguyễn Khuyến đa dạng và phong phú với những hình ảnh sinh động, gần gũi với đời sống người dân quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Điều này cho thấy Nguyễn Khuyến là một người rất tài năng trong nhiều lĩnh vực, không chỉ là một con người u thiên nhiên mà cịn là một người có tấm lòng yêu nước sâu sắc đã để lại những vần thơ về mùa còn đậm mãi với thời gian qua niềm hoài cổ.

<i>2.1.1. Thiên nhiên mùa xuân </i>

Mùa xuân là khởi điểm của một năm và là đề tài cho bao nhiêu thi sĩ xưa và nay, tiết xuân cũng làm lay động tâm hồn Nguyễn Khuyến, trong sáng tác chữ Hán của ông số lượng các bài thơ xuân là tương đối nhiều, 15 bài thơ xuân chiếm 34,8%, từ số liệu đó có thể thấy mùa xuân trong tứ thời chữ Hán của Nguyễn Khuyến chiếm tỉ lệ nhiều nhất, mùa xuân là nguồn cảm hứng bất

<i>tận của thi sĩ, như: Xuân kê hoa ảnh, Xuân hứng, Xuân nhật, Xuân nhật thị chư nhi kỳ, Xuân nhật thị tử Hoan, Xuân dạ liên nga, Xuân hàn cảm kỳ,... </i>

Cùng là đề tài thơ xuân nhưng Nguyễn Khuyến đã miêu tả khá phong phú, đa dạng bức tranh xuân, thiên nhiên mùa xuân hiện lên đầy đủ sắc thái trong cùng một hồn thơ: Thiên nhiên mùa xuân trong thơ Nguyễn Khuyến là sự trở đi trở lại của các hình ảnh: chim, hoa, mưa, gió, rét, tre,...

Trong vịng tuần hồn xn - hạ - thu - đông, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới và cũng là mùa được mong đợi nhất bởi sự quyến rũ của cảnh xuân. Mùa xuân đem lại nguồn cảm hứng dồi dào cho thi ca mọi thời đại, các nhà thơ trung đại nói chung coi mùa xuân như một người bạn tri ân, người bạn để trút bày tâm sự và trước nỗi lo mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đến. Và mùa xuân trong Nguyễn Khuyến nói riêng, đó khơng chỉ là một biểu tượng của sự chuyển mùa mà còn là thời điểm thi nhân dốc bầu tâm sự về thời thế.

Và hình ảnh hoa là hình ảnh được nói đến khá nhiều trong chùm thơ

<i>xuân của Nguyễn Khuyến, trong bài Xn bệnh kì 2 có câu: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i>Hoa tương lạc xứ thả lưu hương. </i>

<i>(Hoa sắp rụng rồi mùi hương còn phảng phất) </i>

Một bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng hình ảnh hoa và hương thơm, một đặc điểm tiêu biểu của thiên nhiên mùa xuân. Hoa sắp rụng là cánh hoa đang đến lúc tàn nhưng hương thơm cịn lưu lại và lan tỏa, những gì tươi đẹp của mùa xuân vẫn đang còn và tiếp diễn, điều đó cũng giống như hình ảnh

<i>hoa tuần hồn trong Cáo tật, thị chúng của Mãn Giác Thiền sư: Xuân khứ, bách hoa lạc, </i>

<i>Xuân đáo, bách hoa khai </i>

Cảnh hoa trở thành biểu tượng của mùa xuân, ở xung quanh thi sĩ từ xa đến gần đều là hình ảnh hoa có cả màu sắc lẫn hương thơm. Ngồi hoa cịn có

<i>những hình ảnh thiên nhiên khác như mưa, rét như trong bài Xn nhật hữu cảm kì 1 có câu: </i>

<i>Xuân phong xuân vũ nhất sơn cô </i>

<i>(Ngày xuân mưa gió, một ngọn núi vẫn đứng trơ trơ) </i>

<i>Hay trong bài Xuân nhật kì 1 cũng đã bày tỏ: </i>

<i>Uý hàn lãn dục thôi y khởi </i>

<i>(Ngại rét nên lười khơng muốn tung áo trở dậy) </i>

Nhiều hình ảnh thiên nhiên được hiện hữu trong thơ xuân của Nguyễn Khuyến, những hình ảnh thiên mùa xuân là những hình ảnh nhẹ nhàng từ những bông hoa, cảnh đâm chồi nảy lộc, bươm bướm, cá,... là những hình ảnh tươi mới, đẹp đẽ đến những cơn mưa phùn, mây giăng, sương mù, tiết xuân

<i>khiến thi sĩ cảm thấy lạnh, như trong Xuân nhật kỳ 1 đã có câu: Sương khí mơng lung mãn địa phi, </i>

<i>Thần quang phiêu hốt hận hy vi. Viên kim quất hạch do tàng giáp, Bồn thuỷ tiên hoa vị giải y. </i>

<i>Hiểu trích u hồng như tự khấp, Dạ minh độc hạc tự an quy. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>(Hơi sương mờ mịt bay tràn mặt đất, </i>

<i>Ánh sáng ban mai mới thấy, bực vì cịn lờ mờ chưa rõ hơn. Ở ngồi vườn, hạt kim quất gieo cịn nằm trong vỏ, </i>

<i>Trong chậu thì hoa thuỷ tiên chưa nứt màng. </i>

<i>Buổi sáng những ngọn tre non âm thầm nhỏ giọt như đang khóc, Ban đêm một con hạc độc kêu vang, hình như khơng biết bay về đâu!) </i>

Thiên nhiên ở đây mang đặc trưng của mùa xuân, nhưng bức tranh mùa xuân này lại mang một nét buồn, có lẽ do lịng người cịn mang nhiều u sầu

<i>nên cảnh vật cũng trở nên buồn, như câu Kiều của Nguyễn Du: Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ </i>

<i>Hay trong Xuân nguyên hữu cảm kì 1, cảnh sắc thiên nhiên vẫn đang </i>

đổi thay, tươi mới nhưng lòng người lại cảm thấy mình đang ngày càng khơ đi so với thiên nhiên:

<i>Tân tuế phương lai cựu tuế chu, Quần phương giai uyển ngã hà khô. (Năm mới đang đến, năm cũ đã hết Cảnh vật đều tươi, sao chỉ mình ta khơ) </i>

Nguyễn Khuyến nhìn cảnh vật khơng bằng con mắt của một vị quan mà bằng con mắt của một người dân quê đang sống trong quê hương của mình, cho nên cảnh vật thiên nhiên đi vào thơ ông cũng là những cảnh vật cụ thể, bé nhỏ, gần gũi. Trước Nguyễn Khuyến cũng đã có một số thi sĩ đưa những cảnh

<i>thiên nhiên quen thuộc, gần gũi vào sáng tác của mình như trong Thuật Hứng bài 24 của Nguyễn Trãi có câu: </i>

<i>Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen </i>

Nhưng chung quy lại những hình ảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là những hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống thôn quê, và cách thể hiện của ông cũng rất giản dị, thiên nhiên mùa xuân trong thơ Nguyễn Khuyến còn gắn liền với những tâm sự của con người. Mùa xuân trong thơ

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Nguyễn Khuyến trĩu nặng tâm tư thời thế. Mỗi một mùa thì có tháng, "Ba xn thì được chín mươi ngày" thời gian có hạn, ba tháng trôi đi lại nhường chỗ cho ba tháng tiếp theo cứ thế cứ thế xuân - hạ - thu - đông lần lượt nhường chỗ cho nhau. Đó là một quy luật hiển nhiên của đất trời, mùa xuân vĩnh hằng mang bao điều tự nhiên, vui tươi háo hức nhưng tuổi xuân của con người thì chỉ có một lần. Do đó, con người phải biết nắm bắt thời gian, biết quý trọng thời gian cũng có nghĩa là q trọng vịng tuần hồn của chính bản thân mình. Thiên nhiên mùa xn mn đời vẫn tươi đẹp, đầy sức sống. Chỉ có lòng người là đa sự đa cảm trước sự vĩnh hằng của thời gian. Mỗi mùa xuân là một bức tranh tâm trạng sâu kín trong lịng vị quan Hồng Và.

<i>2.1.2. Thiên nhiên mùa hè </i>

Vẫn là những hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong bức tranh ngày hè, mùa hè trong sáng tác chữ Hán của Nguyễn Khuyến là 13 bài thơ, chiếm 30,2%, sau mùa xuân thì mùa hè là mùa được khắc họa nhiều nhất trong bức tranh tứ thời bằng chữ Hán của Nguyễn Khuyến, trong đó thiên nhiên được hiện lên phong phú, đa dạng, nhiều cảnh sắc nhưng cũng hiện lên những đặc trưng của mùa hè nóng nực.

Theo vịng tuần hoàn, Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, mùa xuân xanh tươi nhường chỗ cho mùa hè nóng nực. Các nhà thơ trung đại thường coi mùa hè như một sự náo nhiệt, vui tươi, đồng thời dùng mùa hè để nói lên tâm sự. Mùa hè khơng chỉ có cái nóng nực, ngột ngạt mà cũng rất đẹp, rất tươi với màu nắng chói chang, bầu trời xanh. Đặc biệt, mùa hè rất rộn ràng với âm thanh của tiếng quốc kêu, tiếng tu hú gọi, tiếng sáo diều vi vu, tiếng ve râm ran, những âm thanh khuấy động làm cho không gian hè trở nên rộn ràng, bức tranh hè trở nên sinh động hơn. Phùng Khắc Khoan từng viết:

<i> Bốn mùa im ắng há chim câm Vừa mùa hè tiếng gáy ầm Ai bảo kêu oan vơ tích sự </i>

<i> Vừa kêu đã có nắng dương tràn. </i>

<i> (Văn đỗ quyên ngẫu thành) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Đến với bức tranh thiên nhiên ngày hè, đó là những cái nắng nhẹ nhàng đầu hè đến những cái nắng gắt, nắng oi ả khiến con người khó chịu đều được thể hiện trong thơ hè của Nguyễn Khuyến, điều đó được hiện lên qua những

<i>bài: Hạ nhật, Hạ nhật hàn vũ, Hạ nhật hữu cảm kỳ 1, Hạ nhật hữu cảm kỳ 2, Hạ nhật ngẫu hứng, Hạ nhật ngẫu thành kỳ 1, Hạ nhật ngẫu thành kỳ 2, Hạ nhật tân tình, Hạ nhật văn cơ ác thanh,... </i>

<i>Như trong bài Hạ nhật, một bài thơ viết về đầu hè có câu: Khinh phong nộn thử hạ chi sơ </i>

<i>(Đầu mùa hè gió nhẹ, nắng cịn yếu) </i>

Nguyễn Khuyến là một người nhạy cảm với thời tiết thiên nhiên, phải là một người thường xuyên quan sát thiên nhiên mới có thể cảm nhận được cái nắng hè nhè nhẹ đó.

<i>Đến bài Hạ nhật ngẫu hứng thì thời tiết lại có sự chuyển đổi: Tạc triêu khốc thử do sầu nhiệt, </i>

<i>Kim tịch thê phong hựu phạ hàn. (Hơm qua nắng dữ cịn bực vì nóng Chiều nay gió lạnh lại sợ rét rồi) </i>

Mùa xuân đã qua đi những những dư vị xn vẫn cịn vấn vương, mỗi khi gió mùa ùa về lại khiến thời tiết thiên nhiên thay đổi một cách đột ngột, có

<i>lẽ bài Hạ nhật ngẫu hứng là viết về thời tiết giao mùa đó. Điều đó cho thấy </i>

thời tiết thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không đứng yên mà luôn vận động, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tạo hóa.

<i>Những cái nắng nóng, oi ả đã được thể hiện rõ trong Hạ nhật ngẫu thành kỳ 1: </i>

<i>Bất kham hạ nhiệt hộ thường quan </i>

<i>(Nắng quá, không chịu được, cửa nhà thường đóng kín) </i>

Bức tranh thiên nhiên mùa hạ ấy là có nhiều sự góp mặt của hình ảnh

<i>mây, như trong bài Hạ nhật hàn vũ có ghi: </i>

<i>Nhật lạc tây song ảnh vị tàn, Vân âm hà xứ toả thiên san. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i> (Trước cửa sổ phía tây, mặt trời đã ngả nhưng bóng chưa tàn Bóng mây từ nơi nào bỗng phủ kín ngàn núi) </i>

<i>Trong bài Hạ nhật vãn diểu là những hình ảnh thời tiết đặc trưng của </i>

mùa hè, sự thất thường của tiết hè còn gắn liền đời sống người dân q. Hình ảnh người nơng dân phơi lúa chạy mưa thật quen thuộc, gần gũi được Nguyễn Khuyến khắc hoạ trong một bài thơ chữ Hán đặc sắc:

<i>Tứ nguyệt sơ hồi thử khí nùng, Nhất thanh đề điểu lục âm trung. Gia nhân sái cốc tranh đào vũ, </i>

<i>(Mới đầu tháng tư khí trời đã nóng nực, Một tiếng chim hót trong lùm cây xanh. Người nhà phơi lúa tranh nhau chạy mưa,) </i>

Ngoài ra, thiên nhiên mùa hè cịn là những hình ảnh cây cối như: cây vải, cây tre, rau tần, và một số cây nói chung,... và những động vật như: chim, cá, cá chép, bướm,... Tất cả tạo nên bức tranh mùa hạ khi nắng thì oi ả khi mưa thì là những cơn mưa vội vã, qua ý thơ của Nguyễn Khuyến ta thấy được thái độ của nhà thơ khi mùa hè đến , đó là sự bức bối, khó chịu, vật vã. Chính vì điều đó mà thiên nhiên mùa hè trong thơ ông trở nên phá cách. Nhưng dù phá cách thì bức tranh mùa hè ấy vẫn hiện lên cuộc sống dân dã, quen thuộc

<i>của vùng đồng quê Bắc bộ, như trong Hạ nhật tân tình là một bức tranh bình </i>

dị của cuộc sống mùa hè, qua những trận mưa như trút nước:

<i>Hỷ đắc tân tình nhất khải phi, Vân gian dung dữ xuất hồng y. Lão tàm ái táo, miên tương khởi, Tân cốc hàm huyên, phúc tiệm phì. </i>

<i>(Mừng được trời mới hửng nắng, vội mở cửa ra xem. Thấy trên mây lững thững hiện ra bóng áo vàng. Tằm già thích khơ ráo, đương ngủ sắp trở dậy, Lúa mới ngậm hơi ấm, đòng đòng dần dần mẫm ra.) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Bài thơ hiện lên sự dí dỏm của Nguyễn Khuyến, ông quan tâm đến thiên nhiên không chỉ cho riêng bản thân mình mà là vì thiên nhiên có sự quan hệ mật thiết với đời sống thôn quê, nắng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nơng nghiệp, đời sống nhân dân. Đó cũng là tâm tư mà Nguyễn Khuyến gửi gắm trong thơ của mình.

Bức tranh thiên nhiên mùa hè cũng không tụt khỏi mạch cảm xúc thơ của Nguyễn Khuyến, bức tranh ấy hiện lên thật đa dạng, phong phú với đủ cảnh sắc thiên nhiên và thời tiết đặc trưng của ngày hè. Ngày hè ở vùng đồng quê Bắc Bộ bao giờ cũng đi vào thi ca một cách náo nhiệt của âm thanh và

<i>ánh nắng, làm ta nghĩ đến thời thái bình thịnh trị thời nhà Lê, được Nguyễn Trãi đưa vào Bảo kính cảnh giới số 43: </i>

<i>Rồi hóng mát thửa ngày trường. Hịe lục đùn đùn tán rợp trương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ. Hồng liên trì đã tịn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. </i>

Cũng đề cập tới quy luật tuần hoàn, các tác giả thời Hồng Đức cũng dùng các hình ảnh của thiên nhiên để báo hiệu mùa hè đã tới, tạo nên một bức tranh mùa hè thật sinh động gắn liền với cuộc sống của người dân quê:

<i>Nước nồng sùng sục đầu rô trỗi Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè. </i>

<i> (Lại vịnh nắng mùa hè - HĐQÂTT) </i>

Vịng tuần hồn ln chuyển theo mùa, nhắc nhở mùa này đã tới, mùa kia qua đi mà còn nhắc nhở con người nhiều điều trong cuộc sống. Với Nguyễn Khuyến, mọi nỗi niềm tâm sự của ông đều gắn liền với cuộc sống người dân quê, mọi vui buồn trăn trở cũng vì nỗi “tiên ưu”. Vị quan làng Yên Đổ dù đã từ quan về ở ẩn nhưng trong lòng vẫn tràn đầy ưu lo về thời thế, về đất nước đang bị Pháp xâm lược, về cuộc sống khó khăn của người dân. Mỗi mùa trơi qua đi càng làm cho nỗi trăn trở, thao thức ấy thêm sâu sắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i>2.1.3. Thiên nhiên mùa thu </i>

Mùa hạ nóng nực, oi bức, ồn ào qua đi, mùa thu mát mẻ, tĩnh lặng đã tới. Thu đến gợi nhiều sự thay đổi thể hiện quy luật của tự nhiên. Mùa thu mang một nét đẹp nhẹ nhàng và đi vào thi ca trung đại như một lẽ thường tình, đó có thể là bức tranh thiên nhiên tao nhã, thanh cao, nhưng đó lại cũng có thể là bức tranh thu dân dã, quen thuộc. Trong kho tàng văn học trung đại Việt Nam những bài thơ thu rất nhiều, trước Nguyễn Khuyến có Trần Nguyên Đán đã vẽ nên bức tranh thu trang nhã với khí tiết thanh cao của cúc, sự ngay thẳng của thông, một biểu tượng tuyệt đẹp cho người quân tử thời Trần được

<i>hiện qua bài Thu nhật: </i>

<i>Lâm lưu mao xá bản phi quynh, </i>

<i>Tiểu phố thu thâm hứng chuyển thanh. Mai tảo cúc phương hiền tử đệ, </i>

<i>Tùng thương trúc sấu lão công khanh. </i>

<i>(Ngôi nhà tranh bên sông khép cánh cửa ván Trong vườn nhỏ giữa mùa thu, cảm thấy rất thanh thú Mai nở sớm, cúc đưa hương các đệ tử đều là người hiền Thông xanh, trúc gầy giống như công khanh già.) </i>

Nguyễn Khuyến kí thác tâm sự của mình vào tiết thu yên tĩnh đó. Cũng đề cập tới quy luật tuần hoàn, sử dụng các hình ảnh để báo hiệu mùa thu tới vẽ lên bức tranh đầy sinh động và thu hút bạn đọc đó là bức tranh thu trong thơ Nôm nổi tiếng của Nguyễn Khuyến. Cảnh thu ở đây được nhà thơ đón nhận bằng cả thị giác và thính giác có thể thấy bức tranh tồn cảnh về mùa thu được nhà thơ cảm nhận từ cái chung đến cái riêng. Đến với thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, ta vừa thấy cảnh thu mang vẻ đẹp tao nhã gợi nét cổ kính nhưng lại cũng thấy cả những cảnh thu bình dị, dân dã, phàm trần gần gũi, quen thuộc với đời sống nông dân nơi thôn quê. Theo khảo sát của chúng tôi, trong 43 bài thơ tứ thời bằng chữ Hán thì thơ thu là 10 bài, chiếm 23,1%. Trong bức tranh thiên nhiên bốn mùa thì mùa thu là mùa mà đi vào thi ca của

<i>Nguyễn Khuyến đó là những bài thơ như: Thu dạ châm thanh, Thu dạ cùng </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<i>thanh, Thu dạ hữu cảm, Thu nhiệt, Thu sơn tiêu vọng, Thu tứ kỳ 1, Thu tứ kỳ 2, Thu ưng,... </i>

Nói đến thơ thu của Nguyễn Khuyến không thể không nhắc đến trời

<i>thu, đó là bầu trời cao vời vợi trong Thu dạ cùng thanh: Nhất thiên tinh đẩu dạ trầm trầm (Một trời đầy sao đêm thăm thẳm) Hay đó là bầu trời xanh trong Thu nhiệt: </i>

<i>Lục hoàn thuỷ nhiễu nghi tương thúc, Thanh nhiễm thiên y bất kiến ngân. Phong thử thường như ngũ lục nguyệt, Vũ lơi viễn nhập lưỡng tam thơn. </i>

<i>(Dịng nước biếc vây quanh như cái đai thắt lại, Da trời xanh ngắt như chiếc áo khơng thấy vết khâu. </i>

<i>Nắng gió vẫn như ngày tháng năm tháng sáu, Tuy có mưa sấm nhưng ở tận mấy làng xa.) </i>

Ngồi hình ảnh trời thu cao vời vợi thì trên bầu trời ấy hình ảnh trăng cũng trở đi trở lại trong thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến, đó là hình

<i>ảnh trăng trong Thu dạ châm thanh: </i>

<i>Đảo nguyệt cao đê xâm giác hưởng </i>

<i>(Dưới trăng tiếng nghe cao thấp át cả tiếng tù và) Hay đó cịn là hình ảnh trăng sáng vằng vặc trong Thu dạ hữu cảm: </i>

<i>Độc toạ thư đường khán nguyệt minh. Hà xứ thu phong xuy nhất diệp, </i>

<i>(Một mình ngồi nơi nhà học ngắm trăng sáng. Gió thu từ đâu thổi bay tới một chiếc lá,) </i>

Nhưng hình ảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến không phải lúc nào

<i>cũng đẹp, mà đó còn là cảnh lụt lội trong Thu vũ: Bất tri thu vũ đả sài phi. </i>

<i>Tân hành đới thấp thiều nhan sắc, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i>Phản thiệt vô thanh thùy thị phi. (Không biết mưa thu đập vào của sài. </i>

<i>Những nhánh non đẫm nước, kém phần mơn mởn, Chim khướu khơng hót, lấy ai bẻ bai) </i>

Ngồi hình ảnh trăng, bầu trời, lụt lội thì trong thiên nhiên mùa thu của Nguyễn Khuyến còn có những hình ảnh khác như: núi, gió, sao, sấm, sương, cây, trúc, tre,... Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa thu với những vẻ đẹp tự nhiên, thân thuộc, gần gũi nhưng cũng gây nhiều cản trở bằng những cơn lũ bất chợt, làm cho những hình ảnh trong thơ của Nguyễn Khuyến trở nên yếu ớt.

Mùa thu đến, mùa thu đi nhắc nhở thời gian đang dần về cuối, một vịng tuần hồn trong năm gần khép lại cũng giống như thời khắc cuộc đời của con người đã vào tuổi xế chiều, tuổi con người sắp được nghỉ ngơi. Tuổi con người già theo năm tháng khơng có sự lặp lại nhưng với thiên nhiên thì lại khác, sự lặp lại của năm này với năm khác hoàn toàn giống nhau theo quy luật của vũ trụ. Với Nguyễn Khuyến, mùa thu là tiết trời phù hợp để thi nhân kí thác tâm sự thời thế của mình.

Cảnh vật mùa thu cũng đi vào thi ca của Trịnh Hoài Đức cũng là những cơn mưa thu trắng xóa trời đất, để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng nhà thơ qua

<i>bài Điền gia thu vũ: </i>

<i>Hòa đạo ly ly thảo thụ thu, </i>

<i>Điền gia tam ngũ khúc giang lưu. Nhĩ sinh thử hắc thanh thiên tế, Vũ túc đài hoàng hoạt vị thu. Phá khối hàn thôi huề bạn nhạn, Triêm nê tĩnh tẩy lũng đầu ngưu. (Cỏ cây hiu hắt, đồng lúa bờ bờ, </i>

<i>Bên dải sơng quanh co, có năm ba nhà làm ruộng Tiếng mưa nhè nhẹ, lúa nếp đen lại nảy mầm non Giọt mưa đầm đìa, lớp rêu vàng còn đương ướt mặt </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Nhạn nấp bờ ruộng, có mưa khối đất vỡ, bị rét bay lên </i>

<i>Trâu nằm đầu ghềnh, gặp mưa bùn lấm trút, trơn tru như tắm.) </i>

Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến trở thành đề tài được nhắc đi nhắc lại trong làng văn Việt Nam, trong bức tranh thu ẩn chứa những cảnh vật quen thuộc của chốn nước non, đầm lầy của vùng quê Bắc Bộ đó là những hình ảnh của sương sa, mưa lũ, của đầm ao và các con vật quen thuộc như chó, ngỗng, vịt... khơng những ở thời điểm đó mà đến hiện tại, cảnh vật quen thuộc ấy vẫn còn xuất hiện ở một số nơi ở miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ, cảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là hình mẫu của “ thi trung hữu họa” nhưng hình ảnh ở đây khơng cao xa như : phong, hoa, tuyết, nguyệt mà đó là những hình ảnh cảnh vật thơn q tự nhiên, sinh động được thể hiện qua ngơn ngữ bình dị, gần gũi làm khắc họa nên một bức tranh thu vừa mang đậm đặc sắc phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến vừa góp phần vào xu hướng hiện thực hóa của thi ca trung đại Việt Nam lúc bấy giờ.

<i>2.1.4. Thiên nhiên mùa đông </i>

Mùa đông trong thơ của Nguyễn Khuyến không nhiều, theo khảo sát của chúng tơi thì mùa đơng có 3 bài thơ, chiếm 6,9% trong thơ tứ thời bằng chữ Hán, trong cũng đủ để thấy thời tiết mùa đông đã làm cho vùng đồng bằng chiêm trũng này trở nên lạnh giá, những cơn mưa, sương mù, khơng khí lạnh,... làm cho thi nhân cảm thấy lạnh lẽo và càng mang nhiều tâm sự.

Mùa đơng đến, con người đều có chung một cảm nhận như đến với một thế giớ lạnh lẽo, cô đơn, vắng vẻ với những cảnh tiết đơng chí sương muối, rét "cắt da, cắt thịt" làm cho con người như muốn thu mình lại tự dằn vặt, tự tâm sự với nỗi lịng mình. Nếu mùa xn là mùa đầu năm, mùa khởi đầu cho một cơng cuộc mới thì mùa đông lại là mùa khép lại một năm, báo hiệu một năm đã hết.

Đến với bức tranh mùa đơng, đó là cái lạnh tê tái và các bài thơ mùa

<i>đông của Nguyễn Khuyến cũng không nhiều, chỉ một số bài như Đơng chí, Trừ tịch,... </i>

<i>Với Đơng chí đó là hình ảnh tiết trời lạnh lẽo: </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>Vân tẩu, phong phi, sương mãn thiên (Mây chạy gió bay sương tỏa đầy trời) </i>

Bức tranh đông hiện lên với cảnh thiên nhiên hoang lương, lạnh lẽo, đó cũng chính là tiết trời đặc trưng của miền Bắc mỗi khi đông về.

Ngồi ra đó cịn là những khoảng khắc cụ Tam Nguyên Yên Đổ ngồi đội giao thừa, để cảnh thiên nhiên đổi thay, lòng người sẽ đỡ muộn phiền

<i>Toạ đãi minh triêu thị nguyên đán, Cải quan vạn tượng nhất hoành khâm. (Ngồi đợi xem sáng mai là tết nguyên đán, </i>

<i>Chỉ mới xoay ngang vạt áo một cái mà mọi cảnh vật đổi thay.) </i>

Thiên nhiên bốn mùa trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến được thể hiện bằng ngôn ngữ phong phú, dân dã là tiếng nói của cuộc sống hằng ngày, các hình ảnh màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến được phức hợp, tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa các cảnh vật, gây những ấn tượng trong lòng người đọc. Với mùa xn đó là hình ảnh hoa nở, mưa phùn, mùa hè là cái nắng nóng oi ả, mùa thu được hiện lên từ cái cao của trời thu đến những cơn lũ lụt bất ngờ, mùa đông là cái lạnh tái tê. Tạo nên những chuẩn mực độc đáo trong thơ ca cổ điển, bức tranh tứ thời từ đó cũng trở nên phong phú, đưa được nhiều hình ảnh của vùng đồng quê Bắc Bộ vào trong thơ ca của mình.

<b>2.2. Hình ảnh con người trong thơ tứ thời </b>

<i>2.2.1. Đời sống của người dân quê </i>

Nguyễn Khuyến sống trong thời đại mà đất nước đầy những biến động. Ơng đã kiên quyết chọn cho mình con đường riêng để giữ gìn cốt cách thanh cao, trong sạch. Với Nguyễn Khuyến - một người yêu nước thương dân thì việc từ quan về q khơng có nghĩ là ông không màng đến thế sự nữa. Nguyễn Khuyến luôn đặt những cảnh sinh hoạt, lao động, đời sống vất vả thiếu thốn của nhân dân làm mối quan tâm hàng đầu. Việc Nguyễn Khuyến từ bỏ chức quan ở triều đình, trở về với quê hương Yên Đỗ vào mùa thu năm 1884 làm một người dân bình thường là điều kiện để những sắc thái mới lạ

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

xuất hiện thơ ca của ơng. Cuộc sống chan hịa, gần gũi với làng xã quê hương và những con người dân quê chân chất là làn gió mới đối với cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Khuyến. Nhờ sự hiện diện thường trực, quan sát trực tiếp cuộc sống của con người, Nguyễn Khuyến đã có được những phản ánh một cách sinh động, cụ thể bức tranh đời sống và sinh hoạt hàng ngày của làng quê. Bức tranh ấy của nhà thơ hiện ra vô cùng gần gũi, thân quen như người cùng một nhà với ta.

Những bài thơ khắc họa bức tranh cuộc sống của người nông dân của Nguyễn Trãi đã thoát khỏi những công thức ước lệ. Đi vào thơ Nguyễn Khuyến, đời sống của người dân quê có khi được diễn tả bằng những cái tầm thường, nhỏ mọn nhất nhưng được ơng đón nhận bằng cả lòng ưu ái của mình:

<i>Bán khơng phong dẫn diên ngâm địch, Kỷ xứ chi tàng ương lộng ca. </i>

<i>Ấp phụ tương tranh ngôn ngữ tục, Lân quan bất mị tính tình đa. </i>

<i>Du nhiên phù trượng dục thừa hứng, Mãn nhãn trần ai nại nhĩ hà? </i>

<i>(Lưng trời, gió đưa tiếng sáo diều vẳng tới, Đây đó, khuất trong cành cây chim chóc ríu ran. Mấy bà nhà quê cãi nhau, lời qua tiếng lại tục tũi, Bác hàng xóm góa vợ khơng ngủ đượcm trong lịng bao nỗi ngổn ngang, </i>

<i>Muốn nhân hứng lâng lâng chống gậy dạo chơi, Nhưng đầy mắt là bụi bặm, biết làm sao được?) </i>

<i>(Sơ hạ) </i>

Thiên nhiên mùa hè hiện ra với những âm thanh rộn rã của tiếng sáo diều, tiếng chim hót ríu ran trong cành cây. Những thứ tưởng chừng tầm thường và nhỏ mọn ấy lại bước chân vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tự nhiên nhất. Đó là cảnh mấy bà nhà quê cãi nhau, tiếng chửi qua lại đầy tục tĩu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Cịn có nỗi lịng ngổn ngang của bác trai góa vợ mà khơng sao ngủ được. Ta có thể thấy được sự nhập cuộc nhanh chóng của nhà thơ vào cuộc sống hàng ngày nơi làng quê, tác giả đã có những cảm nhận đầy tinh tế và thú vị về cuộc sống ấy. Cách nhìn nhận của ơng đã có sự khác biệt với khuôn mẫu của văn học trung đại, những cảm nhận đời thường mà trước đây ta chưa từng bắt gặp giờ đây xuất hiện trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến như một đặc trưng, đi tới cảm thụ hiện thực cuộc sống.

Trong những bài thơ tứ thời bằng chữ Hán của Nguyễn Khuyến, thì mùa hè có bức tranh thiên nhiên và đời sống con người sinh động và rực rỡ nhất. Bức tranh ấy được vẽ nên từ những hình ảnh gần gũi, thân quen, bình dị đời thường.

Mùa hè với Nguyễn Khuyến là những cơn mưa rào mới tạnh, trời hửng nắng nóng và xuất hiện nhiều mây, những tia nắng ngày hè mới chớm với gió mát mẻ và mặt trời cao dần ở sớm mai... Những cơn mưa, những tia nắng hè ấy khiến vạn vật tươi tốt và lòng người rộn rã. Lúa ngồi đồng đã bung mình nảy nở sau mưa đã khiến những người dân quê trở nên tất bật hơn. Đời sống của người dân quê trở nên rộn rã, náo nhiệt, người người ra đồng thăm lúa. Nông thôn Việt Nam trong thơ Yên Đổ hiện lên với những hình ảnh đời thường bình dị nhất kèm theo những cung bậc cảm xúc của thi nhân. Đó là

<i>khung cảnh thân quen “mục đồng, lân ơng” trong bài Hạ nhật tân tình (Ngày hè, mới tạnh mưa): </i>

<i>Mục thụ hồnh tiên khu độc q, Lân ơng phù trượng khán điền quy </i>

<i>(Chú bé chăn trâu cầm ngang chiếc roi xua ghé đi qua, Ơng già bên xóm chống gậy đi thăm ruộng trở về) </i>

Nếu trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đời sống lao động nơi thôn quê chủ yếu xoay quanh hoạt động của chủ thể trữ tình:

<i>Mịch đắc thôn khê địa nhất triền, Nhàn lai ngô diệc lạc ngô thiên. Hiểu lâm thái phố sương niêm lý, </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<i>Dạ phiếm ngư ki nguyệt mãn thuyền. </i>

<i>(Tìm được một miếng đất ở cạnh con khe trong làng, Khi thanh nhàn ta cũng vui với tính tự nhiên của ta. Buổi sáng đến vườn rau, sương dính vào dép, </i>

<i>Ban đêm thả thuyền nơi ghềnh câu, trăng đầy thuyền) (Ngụ hứng 10) </i>

Thì đến với thơ Nguyễn Khuyến, thi nhân đã hướng ngòi bút khắc họa cảnh lao động hăng say của người dân quê, vẽ nên bức tranh sinh hoạt sống động của chính những người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ:

<i>Gia nhân sái cốc tranh đào vũ, Phụ nữ đăng tàm nghĩ hộ phong. Nguyên thấp tham thiên quy diệc vãn, Bách niên dịch dịch thùy vô sự, </i>

<i>Tán phát thừa lương độc nãi ông. </i>

<i>(Người nhà phơi lúa tranh nhau chạy mưa, Đàn bà ni tằm tìm cách chắn gió. </i>

<i>Ruộng lầy, người đi làm tham buổi về muộn, Bóng mây che mặt trời vẫn cong rạng ánh hồng. </i>

<i>Cuộc đời tất nhiên đều túi bụi, có ai là người rỗi việc? Xõa tóc hóng mát, chỉ có đọc ông lão này.) </i>

<i>(Hạ nhật vãn diểu- Ngắm chiều hè) </i>

Cụ thể và chân thực hơn hết là hình ảnh chạy mưa của người phơi lúa

<i>và nuôi tằm. Trong Hạ nhật vãn diểu, ta trơng thấy hình ảnh cơ gái chắn gió </i>

cho mấy con tằm mình ni, người già thì phơi lúa tranh nhau chạy cơn mưa mùa hè vội vã đến mà không báo trước. Một khung cảnh tất bật, xôn xao hiện ra trên những câu thơ, người dân chạy mưa để giữ gìn những tài sản của mình. Đời sống của người nơng dân cịn nhiều khó khăn và vất vả, ngày qua ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, nhưng ở họ luôn tiềm tàng sự cần cù, siêng năng đến lạ thường. Ta thấy được hình ảnh người dân ra đồng, ra ruộng, ra thăm cây lúa được trở đi trở lại rất nhiều ở trong thơ chữ Hán Nguyễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Khuyến, tác giả như muốn nhấn mạnh sự quan trọng của cây lúa trong đời sống, con người khao khát có miếng ăn để chống lại cái chết bủa vây. Cây lúa là niềm hy vọng còn sót lại có thể giúp vùng quê và con người nơi đây.

Sau cơn mưa, mọi vật như được đánh thức và tiếp thêm sức sống. Hòa chung vào sự tươi tắn của thiên nhiên là hình ảnh con người cũng không kém phần sinh động. Người dân trở về nhà sau một ngày làm đồng vất vả, trên con đường về nhà ấy rộn rã tiếng cười nói, hỏi han về cây lúa sau mưa, trên tay họ xách giỏ cua trĩu nặng. Thi nhân cũng chia sẻ niềm vui nho nhỏ đó cùng người dân quê. Cuộc sống của người dân quê tuy cịn nghèo khó và vất vả nhưng Nguyễn Khuyến thấy được ở họ là niềm lạc quan, vui vẻ và tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau. Họ tin vào một mùa vụ sẽ mang đến cho họ miếng ăn no bụng, cho gia đình được ấm no, cho quê hương hết phần nghèo đói.

<i>Du du thảo mộc hữu sinh sắc, Hốt hốt sơn lâm vơ túc kha. Điền bộc quy lai đạo hịa hảo, Thủ trì giải cấu quải đài soa. (Cỏ mượt mà tràn đầy sức sống, Núi rừng bỗng nhiên khơng cịn ủ ê. Người làm đồng về nói chuyện lúa tốt, Tay cầm giỏ cua, mình khốc áo tơi.) </i>

<i> (Hỉ vũ kỳ 2 – Mừng mưa II) </i>

Nếu trong thơ chữ Nơm, đời sống nhân dân hiện ra có phần còn cơ cực,

<i>bi quan, bộn bề: </i>

<i>Năm nay cày cấy vẫn chân thua, </i>

<i>Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa cơng đứa ở, nửa th bị. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu cau chẳng dám mua. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Thì trong thơ chữ Hán, cũng là những hình ảnh quen thuộc, bình dị nhưng đời sống ấy của nhân dân đã có phần nhộn nhịp, tươi tắn và lạc quan

<i>hơn. Khơng cịn là khơng khí buồn chán, thất vọng khi “chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa” mà là khơng khí hân hoan mừng rỡ chờ đón mùa lúa </i>

mới đến sau những cơn mưa mùa hạ. Người đọc sẽ thấy được bức tranh đời sống thân quen đến bất ngờ, khơng cịn là những bức tranh được khắc họa theo khuôn mẫu của văn học trung đại mà Nguyễn Khuyến đã lựa chọn cho mình những hình ảnh đời thường, gần gũi, tạo ra nét chấm phá cho văn học trung đại thời kỳ cuối. Đây là nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt giữa Nguyễn Khuyến với các thi nhân khác. Nếu văn học có một Nguyễn Trãi mĩ lệ, thanh cao thì cũng có một Nguyễn Khuyến đời thường, mộc mạc. Đối với Nguyễn Trãi, bức tranh bốn mùa được thi nhân tâm đắc với vẻ đẹp tao nhã, giàu chất

<i>cổ điển của quê hương. Trại đầu xuân độ (Bến đò xuân đầu trại) là một thi tứ </i>

được gợi hứng từ cảnh sắc trời xuân. Dưới ngòi bút tài hoa của Ức Trai, thiên nhiên mùa xuân hiện ra kiêu sa, mĩ lệ, nên thơ:

<i>Độ đầu xuân thảo lục như in, </i>

<i>Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên. Dã kính hoang lương hành khách thiểu, Cô châu trấn nhật các sa miên. </i>

<i>(Cỏ xanh như khói bến xuân tươi, Lại có mưa xuân nước vỗ trời. </i>

<i>Quạnh quẽ đường đồng thưa vắng khách, Con đị gối bãi suốt ngày ngơi.) </i>

Ta có thể thấy các tác gia trước Nguyễn Khuyến đã có những sáng tác tứ thời mang đậm đặc trưng thi pháp của văn học trung đại. Dù lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống nhưng bức tranh thiên nhiên và con người trong các mùa còn mang những hình ảnh mĩ lệ, thanh cao, có khoảng cách với những thứ giản dị đời thường.

Trở về với quê hương Yên Đỗ, Nguyễn Khuyến có dịp tiếp cận, gần gũi và thân nhập vào cuộc sống nơi làng quê ấy. Ông quan sát và cảm nhận cuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

sống con người nơi đây bằng cả tài năng và xúc cảm của mình. Nguyễn Khuyến thực sự trở thành người bạn của những người dân quê vì với ông trước sau chỉ viết về đời sống của họ. Nguyễn Khuyến khơng tìm vào thế giới thành thị của Tú Xương, cũng không bước đến thế giới tân thư của các chiến sĩ cách mạng. Ông một lòng hướng về người dân và cuộc sống nơi thôn quê.

Khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã không biết bao lần chứng kiến cảnh mất mùa, đói kém của người dân nơi thôn quê. Khi người dân làm ăn thất bát, cảnh vỡ đê lụt lội Ông chung nỗi buồn đau với sự mất mát của người dân và khi vụ mùa lúa chín, ơng cũng chung niềm vui, niềm lạc quan hy vọng với họ.

Trong bức tranh ấy, hình ảnh đời sống của người dân hiện lên một cách chân thực và sống động. Những người dân lao động bình thường giờ đây đã trở thành nhân vật trung tâm, điển hình trong thơ Nguyễn Trãi. Họ xuất hiện trong thơ với tất cả những gì mộc mạc và bình dị nhất, Nguyễn Trãi đã làm nổi bật ở họ những đức tính tốt đẹp, sự cần cù, chất phác của những con người thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Viết về người dân quê đã giúp tác giả Nguyễn Khuyến rút ngắn khoảng cách với dòng văn học hiện thực, tiến gần hơn đến thơ ca hiện đại.

Sự xuất hiện hình tượng người dân với bức tranh đời sống nơi thôn quê trong thơ trung đại là tiền đề vững chắc để những những nghệ sĩ văn chương sau này hướng đến đề tài người nông dân. Ta đã bắt gặp một nông thôn Việt Nam với cảnh mất mùa hạn hán, lũ lụt, cảnh thuế má, nô dịch trong thơ Tam

<i>nguyên Yên Đỗ trước khi xuất hiện Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Lão Hạc (Nam Cao). Cũng có thể xem đây là cầu nối </i>

đầu tiên giữa văn học trung địa và văn học hiện đại hoặc cũng có thể xem đây điểm gặp gỡ của những tấm lịng ln đau đáu nỗi lo cho dân cho nước. Nguyễn Khuyến đã cho người đọc thấy được cuộc sống và con người thôn quê hiện lên đầy đủ, sinh động, chân thực và giàu cảm xúc. Thơ khơng chỉ tỏ chí tỏ lịng mà thơ còn hướng đến phản ánh cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ của tầng lớp người dân quê lao động. Phải là người gắn bó với người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

nông dân và yêu mến cuộc sống thơn q như Nguyễn Khuyến thì mới có thế khắc họa được bức tranh hiện thực chân thực mà đời thường, đơn sơ, bình dị đến thế. Thi nhân đã thành công trong việc tạo nên bản sắc riêng của thôn quê

<i><b>vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu hiện được tinh thần thân dân sâu sắc. </b></i>

<i>2.2.2. Tâm sự của tác giả </i>

Văn chương xưa, hình ảnh thiên nhiên đặc biệt hình ảnh bốn mùa là yếu tố rất phổ biến và đóng vai trị quan trọng trong việc biểu lộ tình cảm ý chí của con người và thái độ đối với thời đại.

Trong khi nhiều nhà thơ trung đại nhìn mùa xn, thời gian trơi đi như một dịng chảy “vơ tâm” ln hồi thì Nguyễn Khuyến với sự nhạy cảm, đam mê nhập cuộc với mùa xuân, thấu hiểu hơn thời gian hiện tại. Qua lời ca loài hoa đào, nhà thơ đã nhận ra cả quá trình biến chuyển của sự sống: Năm 1884, Nguyễn Khuyến từ quan quay trở về quê hương Yên Đổ sống. Nguyễn Khuyến trở về ở ẩn trong thời thế đất nước loạn lạc, đất nước loạn lạc bởi thực dân Pháp xâm lược nước ta, quân Pháp đã đến để cướp và chiếm nước ta.Có nhiều người vẫn tiếp tục ở lại triều đình làm quan, làm tay sai cho quân gặc. Nhưng với Nguyễn Khuyến, ông đã lựa chọn cách rút lui khỏi chốn quan trường một cách nhanh gọn. Nguyễn Khuyến đó là bậc đại nho, đỗ đạt cao, người mang nặng ân nghĩa của triều đình (vua Tự Đức): Khi Nguyễn Khuyến tham gia vào con đường chính trị là lúc triều Nguyễn đang ổn định, kẻ sĩ có một con đường được vạch sẵn, rõ ràng đó chính là thi cử, làm quan. Con đường thi cử để làm quan của Nguyễn Khuyến khá trắc trở khi ông thi liên tiếp mấy năm khơng đỗ. Nhưng với chí hướng, quyết tâm của kẻ sĩ trên con đường quan lộ, Nguyễn Khuyến đã tham gia vào bộ máy nhà nước phong kiến đương thời vào năm ông 36 tuổi. Trong suốt mười hai năm làm quan, một nửa thời gian Nguyễn Khuyến làm ở Sử quán, một chức quan nhàn hạ. Nguyễn Khuyến không được giao trọng trách gì lớn lao, ơng khơng trực tiếp tham gia các vấn đề về chính trị như tình hình giặc Pháp, đời sống nhân dân, vỡ đê, nạn đói do mất mùa,… Khi Pháp chiếm đóng vùng Bắc Bộ, vua Tự Đức chết, triều đình mất vua trở nên rối ren, lộn xộn. Nguyễn Khuyến lấy cớ

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

ốm đau, xin cáo quan về ở ẩn đây là một khoảng thời gian im lặng để ông xem xét thời cuộc, suy nghĩ về thời thế.Trong moojt khoảng thời gian dài, Nguyễn Khuyến không tỏ thái độ trước cuộc chiến gay gắt giữa phe chủ chiến và chủ hịa trong triều đình cũng như những sự khiện nóng hổi khi đó. Tuy nhiêm cách im lặng và sau này là dứt khoát từ quan về ở ẩn của Nguyễn Khuyến cũng là một cách thể hiện chính kiến của ơng. Trong tình thế phái chủ hòa đang chiếm thế mạnh áp đảo và ngay cả vua Tự Đức cũng nghiêng về phía chủ hịa thì thái độ của Nguyễn Khuyến chính là sự thể hiện, những phản ứng cơ bản trước con đường bán nước hại dân của những kẻ đứng đầu lựa chọn. Đồng thời ảnh hưởng tư tưởng „„xuất xử hành tàng‟‟, Nguyễn Khuyến coi đó là dũng thối, ra về dứt khốt, nhẹ nhàng.

Khi mùa xuân đến trong Nguyễn Khuyến dạt dào tâm sự, ông muốn gửi tới mọi người tất cả những gì đẹp nhất của mùa xn. Ơng ca ngợi vẻ đẹp và sự trân trọng của con người khi cảm nhận mùa. Nhưng đồng thời, ông cũng chê trách và thương thay cho ai kia dửng dưng không biết nối tiếc, trân trọng cái đẹp của mùa xuân - biểu tượng của sự sống - đã một đi không trở lại. Xuân đến, xuân đi, xuân lại về thời gian trơi đi theo vịng tuần hồn. Mỗi mùa xuân đến, xuân đi trong Nguyễn Khuyến có bao niềm tâm sự, trân trọng thời gian và đồng thời cũng luyến tiếc thời gian, luyến tiếc tuổi trẻ, điều đó được thể hiện sâu trong nhiều bài thơ.

Trong thơ văn của Nguyễn Khuyến có một giọng điệu đặc trưng đó chính là giọng điệu u buồn u hoài, đây là giọng điệu xuyên suốt đời thơ của Nguyễn Khuyến. Giọng điệu này càng có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong thời gian Nguyễn Khuyến về ở ẩn, ông được tiếp xúc nhiều hơn với người dân, với người dân của cuộc sống đời thường, thấy được cảnh đất nước loạn lạc, nhân dân lao động khổ cực, những chính sách tàn ác của thực dân Pháp, sự đàn áp đẫm máu của triều đình đối với phong trào khởi nghĩa giải phóng đất nước của các bậc dũng sĩ vì dân vì nước mà đứng lên,…Nỗi sầu muộn cơ độc man mác thấm đượm trong từng câu từng chữ thể hiện nhân cách của một ngòi bút đầy trách nhiệm trước tình hình đất nước, trước những thăng trầm của cuộc

</div>

×