Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Nghiên cứu nồng độ TNF-alpha, Interleukin-6 huyết tương và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhi viêm thận lupus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.83 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN QUÂN Y</b>

<b>NGUYỄN THỊ NGỌC</b>

<b>NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TNF-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 LPHA, INTERLEUKIN-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 6 HUYẾT TƯƠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI MỘT SỐĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHI</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Việt Thắng 2. TS. Nguyễn Thu Hương

Phản biện 1: GS.TS. Vũ Ngọc Sáng Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Phi Nga Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Xuân Nghĩa

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường vào hồi: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN</b>

1. Nguyen Thi Ngoc, Tran Minh Dien, Nguyen Thu Huong, et al. (2021). Association between hypoalbuminemia, degrre of proteinuria, and lupus

<i>nephritis class. Nephro- Urology Monthly. 13(3).</i>

2. Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thu Hương, Dương Thị Thanh Bình, Lê Việt Thắng. (2023). Khảo sát nồng độ TNF-Alpha, IL-6 huyết tương ở

<i>bệnh nhân viêm thận Lupus. Tạp chí Y học Việt Nam, 529 (8), tr: 74-79.</i>

3. Nguyễn Thị Ngọc, Nguyễn Thu Hương, Thái Thiên Nam, Lê Việt Thắng. (2023). Khảo sát biến đổi nồng độ TNF-Alpha, Interleukin 6 huyết tương ở bệnh nhi viêm thận Lupus trước và sau 6 tháng điều trị.

<i>Tạp chí Y học Việt Nam, 529 (8), tr: 175-179.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống (Lupus nephritis -LN) chiếm khoảng 50-75% bệnh nhân nhi bị SLE lúc khởi phát bệnh và có thể lên đến 90% trong vòng 2 năm. LN ở trẻ là một trong những biểu hiện lâm sàng nặng, có tần suất mắc bệnh cao, tổn thương thận nặng hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn so với người lớn.

Hiện nay các phác đồ điều trị LN chủ yếu dựa theo mức độ hoạt động của bệnh và kết quả sinh thiết thận, tuy vậy đánh giá mức độ hoạt động bệnh không hề đơn giản và sinh thiết thận là thủ thuật xâm lấn, chỉ thực hiện được ở một số bệnh viện lớn và có thể gây ra một số tai biến. Đánh giá đáp ứng điều trị về thận, theo một số nghiên cứu chỉ khoảng 40-60% số bệnh nhân đáp ứng tốt sau giai đoạn tấn công.

Sự mất cân bằng trong sản xuất các cytokin tiền viêm và viêm góp phần gây rối loạn chức năng miễn dịch và cũng là trung gian gây viêm mô và tổn thương cơ quan. Sự tăng hoạt động của tế bào lympho B, tế bào lympho T và q trình sản xuất tự kháng thể có liên quan đến tăng nồng độ các cytokin tiền viêm này. TNF-α và IL-6 đã được minh chứng liên quan đến quá trình viêm của nhiều bệnh tự miễn khác nhau trong đó có viêm thận lupus. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về nồng độ của TNF-α và IL-6 huyết tương và liệu 2 cytokin này có liên quan với mức độ hoạt động bệnh và đáp ứng điều trị ở bệnh nhi LN? Chính vì vậy chúng tôi

<i><b>thực đề tài: “Nghiên cứu nồng độ TNF-alpha, Interleukin-6 huyết tương</b></i>

<i><b>và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhiviêm thận lupus’’</b></i>

<b>1. Mục tiêu nghiên cứu</b>

Nghiên cứu tiến hành ở các bệnh nhân nhi viêm thận với 2 mục tiêu:

<i>- Đánh giá một số biểu hiện tổn thương thận, nồng độ TNF-α, IL-6huyết tương và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ởbệnh nhi viêm thận lupus tại Bệnh viện Nhi Trung ương.</i>

<i>- Đánh giá kết quả điều trị, biến đổi nồng độ TNF-α và IL-6 huyếttương ở bệnh nhi viêm thận lupus sau 6 tháng.</i>

<b>2. Tính cấp thiết của đề tài</b>

LN ở trẻ em là một trong những biểu hiện lâm sàng nặng của lupus ban đỏ hệ thống, với các biểu hiện như protein niệu, hồng cầu niệu, viêm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

cầu thận cấp tiến triển nhanh, suy thận cấp, tăng huyết áp và suy thận mạn. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh dựa trên nhiều chỉ số, và cũng chưa có thang điểm chung thống nhất trên thế giới. Mức độ tổn thương thận dựa trên kết quả sinh thiết thận là một thủ thuật xấm lấn, có thể gây ra một số tai biến. Điều trị bệnh nhân viêm thận lupus kéo dài, lựa chọn phác đồ điều trị theo mức độ tổn thương thận. Tuy vậy, theo các kết quả nghiên cứu tỷ lệ đáp ứng chưa cao và phải trải qua quá trình điều trị kéo dài, bệnh nhân phơi nhiễm với nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch gây tác dụng phụ và nguy cơ bệnh thận mạn do đáp ứng kém. Do đó, dựa trên những cơ chế về vai trò của cytokin trong viêm thận lupus để đánh giá mối liên quan giữa TNF-α, IL-6 huyết tương với đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị, góp phần bổ sung thêm những gợi ý trong đánh giá mức độ hoạt động và tiên lượng điều trị.

<b>3. Đóng góp mới của đề tài luận án </b>

Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam về định lượng nồng độ TNF-alpha, IL-6 huyết tương ở trẻ em viêm thận lupus, đánh giá mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhi viêm thận lupus. Nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà lâm sàng những gợi ý về mối liên quan giữa nồng độ TNF-α và IL-6 với một số đặc điểm lâm sàng. Nhóm bệnh nhi có loét miệng có nồng độ IL-6 cao hơn nhóm khơng có lt miệng. Nhóm bệnh nhi có tăng nồng độ IL-6 có nguy cơ viêm khớp cao gấp 2,564 lần so với nhóm không tăng IL-6, p < 0,05. Mối tương quan với mức độ hoạt động bệnh theo thang điểm SLEDAI, nồng độ và tỷ lệ tăng nồng độ TNF-α; IL-6 huyết tương tăng dần theo mức độ nặng của điểm SLEDAI. TNF-α; IL-6 dự đốn tình trạng khơng đáp ứng điều trị về thận khi theo dõi bệnh nhân sau 6 tháng, nhóm bệnh nhân khơng đáp ứng điều trị có nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương trước điều trị cao hơn nhóm đáp ứng hồn tồn và đáp ứng một phần, p < 0,005 và < 0,001. Đó là những dữ liệu khoa học có giá trị tham khảo đáng tin cậy cho các nghiên cứu tiếp theo.

<b>4.Cấu trúc của luận án</b>

Luận án gồm 117 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục). Đặt vấn đề: 02 trang, tổng quan: 29 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 19 trang, kết quả nghiên cứu: 35 trang, bàn luận: 29 trang, kết luận và

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khuyến nghị: 3 trang. Trong luận án có 52 bảng, 13 hình. Tài liệu tham khảo có 138, trong đó có 10 tiếng Việt và 128 tiếng Anh.

<b>CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. Bệnh viêm thận lupus</b>

<i><b>1.1.1. Đặc điểm lâm sàng của viêm thận lupus </b></i>

Cầu thận là cấu trúc bị ảnh hưởng nặng nhất trong nephron của những trẻ mắc bệnh LN. Thay đổi tính thấm của màng lọc là dấu hiệu phổ biến, thường liên quan đến protein niệu ở các mức độ khác nhau và viêm cục bộ liên quan đến tiểu máu cầu thận và giảm mức lọc cầu thận. Tổn thương cầu thận có thể khu trú hoặc lan tỏa. Do đó, biểu hiện và diễn biến lâm sàng của LN ở bệnh nhân nhi rất khác nhau - từ lành tính, các trường hợp tiến triển chậm đến bệnh tiến triển nhanh. Biểu hiện với tiểu máu không triệu chứng, protein niệu nhẹ, hội chứng thận hư, viêm cầu thận tiến triển nhanh, tổn thương thận cấp tính hoặc mạn tính.

Biểu hiện lâm sàng như phù, đái máu, tăng huyết áp. Hội chứng thận hư (55%), protein niệu ngưỡng thận hư (43%), đái máu đại thể (1,4%), tăng huyết áp (40%), giảm mức lọc cầu thận (50%), tổn thương thận cấp (1,4%). Biểu hiện thận ở SLE trẻ em cao hơn ở người lớn và tăng nguy cơ của tỷ lệ tử vong.

<i><b>1.1.2.Chẩn đoán viêm thận lupus</b></i>

Các bệnh nhân được chẩn đoán lupus ban đỏ theo tiêu chuẩn của SLICC 2012: khi có 4 /17 tiêu chuẩn và có viêm thận:

+ Đái máu.

+ Chỉ số PCR niệu ≥ 50 mg/mmol. +Giảm MLCT < 80 ml/ phút/1,73 m<small>2</small>.

+ Sinh thiết thận được kết luận có viêm thận lupus.

<i><b>1.1.3. Phân loại mô bệnh học viêm thận Lupus theo ISN/RPS 2003</b></i>

Lớp I Viêm thận lupus tổn thương gian mạch tối thiểu Lớp II Viêm thận lupus tăng sinh gian mạch

Lớp III Viêm thận lupus tăng sinh khu trú (<50% tất cả cầu thận) Lớp IV Viêm thận lupus lan tỏa (≥ 50% tất cả cầu thận), ổ (IV-S)

hoặc toàn bộ (IV-G) Lớp V Viêm thận lupus màng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Lớp VI Viêm thận lupus xơ hóa tiến triển

<i><b>1.1.4. Đánh giá mức độ hoạt động của bệnh</b></i>

Mức độ hoạt động của bệnh SLE được đánh giá dựa vào chỉ số SELENA-SLEDAI. Chia thành 5 nhóm: khơng hoạt động, hoạt động nhẹ, hoạt động trung bình, hoạt động mạnh, hoạt động rất mạnh.

- Khơng hoạt động: SLEDAI 0 điểm. - Hoạt động nhẹ: SLEDAI 1-5 điểm. - Hoạt động trung bình: SLEDAI 6-10 điểm. - Hoạt động mạnh: SLEDAI 11-19 điểm. - Hoạt động rất mạnh: SLEDAI ≥ 20 điểm.

<i><b>1.1.5 Điều trị viêm thận lupus ở trẻ em </b></i>

Theo kết quả sinh thiết thận a. Điều trị viêm thận - Viêm thận lupus lớp II:

+ Corticosteroids: prednisolon liều 0,5-1 mg/kg/ngày (tối đa 30 mg/ngày), giảm liều trong khoảng thời gian 3-6 tháng.

+ Thêm Mycophenolate Mofetil (MMF) nếu:

 Protein niệu kéo dài sau 3 tháng điều trị prednisolon

 Triệu chứng khác ngoài thận như tổn thương thần kinh trung ương, viêm khớp nặng, giảm tiểu cầu…

<b>-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 Viêm thận lupus lớp III/IV: </b>

+ Phác đồ: Corticosteroids + MMF ± CNI (CsA hoặc Tac)

 Corticosteroids: Methylprednisolon tĩnh mạch liều 30 mg/kg/ngày (tối đa 1g) trong 3 ngày/1 tháng x 1- 6 tháng. Có thể kết thúc liệu trình MP sớm nếu đạt hồi phục ổn định. Uống prednisolon liều bắt đầu 0,5 -1 mg/kg/ngày (tối đa 30mg), và giảm 5mg /ngày/tháng tùy thuộc tình trạng bệnh.

 MMF: uống bắt đầu cùng với methylprednisolon tĩnh mạch. Bệnh nhi được theo dõi công thức máu hàng tháng. Ngừng thuốc nếu bạch cầu trung tính < 1,5x10<small>9 </small>/L.

 Calcineurin inhibitors (CNI): Cyclosporin A (CsA) hoặc Tarcrolimus (Tac) áp dụng khi:

 Protein niệu ngưỡng thận hư kéo dài >3 tháng.  Hội chứng thận hư, nếu MLCT bình thường.

 Ngừng CNI sau khi điều trị 3-6 tháng nếu đạt được thuyên giảm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

 Liều CsA: 3-6 mg/kg/ngày chia 2 lần để đạt nồng độ thuốc

+ Phác đồ 1: Corticosteroids + MMF ± CNI: chỉ định và điều trị như lớp III và IV.

+ Phác đồ 2: Corticosteroids + CNI: chỉ định khi protein niệu ngưỡng thận hư kéo dài.

b) Điều trị hỗ trợ

- Hydroxychloroquin: Liều dùng: 6,5 mg/kg/ngày (tối đa 300 mg). - Điều trị protein niệu: Bệnh nhân với protein niệu ≥ 0,5 g/ngày/1,73m<small>2</small> nên đƣợc điều trị ức chế men chuyển (ACEI) và /hoặc ức chế thụ thể angiotensin (ARB).

<b>1.2. Vai trò của TNF-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 α và IL-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 6 trong viêm thận lupus</b>

<i><b>1.2.1 Yếu tố hoại tử khối u-α</b></i>

TNF-α sở hữu cả đặc tính tiền viêm và kháng viêm. Với khả năng là một cytokin tiền viêm, TNF-α đóng một vai trị quan trọng trong các q trình viêm có khả năng dẫn đến tổn thương mơ. Ở thận, TNF-α được tổng hợp cục bộ bởi các tế bào thận cư trú và bởi sự xâm nhập vào các tế bào miễn dịch, và hoạt động phối hợp với IL-1β để làm trầm trọng thêm quá trình viêm trong thận. Ở chuột mắc bệnh lupus, TNF-α được phát hiện trong cầu thận, tế bào cơ trơn mạch máu, tế bào thâm nhiễm quanh mạch máu và tế bào biểu mơ ống thận, mức độ trong tuần hồn và biểu hiện trong thận của TNF-α tương quan với protein niệu và hoạt động của bệnh ở động vật và nghiên cứu lâm sàng. Liên kết ngang với thụ thể Fc trên các bạch cầu đơn nhân trong máu ngoại vi ở người gây ra sự tổng hợp TNF-α, gợi ý mối liên hệ giữa sự lắng đọng phức hợp miễn dịch và sự tổng hợp TNF-α.

<i><b>1.2.2 Interleukin 6</b></i>

IL-6 là một cytokin đa hướng được tiết ra bởi các tế bào Lympho và không phải lympho, bao gồm cả các tế bào thận thường trú. Nó là một cytokin đa chức năng có cả đặc tính tiền viêm và kháng viêm. IL-6 rất quan trọng đối với sự biệt hóa và trưởng thành của tế bào B và sự tăng sinh tế bào

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

gian mạch. Trong viêm thận lupus, sự lắng đọng IL-6 vị trí ở các tế bào gian mạch và tế bào có chân và cũng có mặt cùng với sự lắng đọng miễn dịch trong cầu thận. Sự gắn kết của các kháng thể kháng dsDNA với annexin II trong các tế bào gian mạch có thể gây ra sự bài tiết IL-6. IL-6 đóng một vai trị quan trọng trong q trình tăng hoạt động của tế bào B và bệnh lý miễn dịch của SLE ở người và có thể có vai trò trực tiếp trong việc làm trung gian tổn thương mơ. Bệnh nhân lupus có nồng độ IL-6 trong huyết thanh tăng tương quan với mức độ hoạt động của bệnh.

<b>CHƯƠNG 2</b>

<b> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b>2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu</b>

Đề tài luận án được thực hiện tại Khoa Thận - Lọc máu, Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bộ môn Sinh lý bệnh - Học viện Quân Y. Thời gian từ tháng 09/2019 tới tháng 09/2022.

<b>2.1.2. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đối tượng nghiên cứu gồm 147 trẻ được chia làm 3 nhóm: -Nhóm bệnh: 87 bệnh nhi được chẩn đoán xác định viêm thận lupus nhập viện tại khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương.

- Nhóm chứng bệnh: 30 bệnh nhi mới được chẩn đốn lupus ban đỏ hệ thống khơng có tổn thương thận tính đến thời điểm nghiên cứu.

- Nhóm chứng thường: 30 trẻ khỏe mạnh, đến khám sức khỏe tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

<i><b>* Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứuNhóm bệnh</b></i>

- Bệnh nhi được chẩn đoán xác định viêm thận lupus dựa vào lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả mô bệnh sinh thiết thận.

- Bệnh nhi dưới 16 tuổi.

-Người giám hộ và trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>Nhóm chứng bệnh</b></i>

- Bệnh nhi được chẩn đốn xác định lupus ban đỏ hệ thống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Không có tổn thương thận: MLCT ≥ 80 ml/phút/1,73 m<small>2</small> và chỉ số uPCR niệu < 50 mg/mmol.

- Bệnh nhi dưới 16 tuổi.

- Người giám hộ và trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>Nhóm bệnh nhân viêm thận lupus theo dõi 6 tháng: Các bệnh nhi</b></i>

được chẩn đoán viêm thận lupus tham gia trong nhóm nghiên cứu, tuân thủ điều trị, được theo dõi và định kỳ khám lại tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong 6 tháng.

<i><b>Nhóm chứng thường: Trẻ dưới 16 tuổi đến khám sức khỏe tại Bệnh</b></i>

viện Nhi Trung ương, được kết luận khoẻ mạnh.

<i><b>* Tiêu chuẩn loại trừ</b></i>

<i><b>Nhóm bệnh và nhóm chứng bệnh: Bệnh nhi đã từng mắc các bệnh</b></i>

thận di truyền, bệnh thận bẩm sinh, bệnh thận mắc phải trước thời điểm xác định lupus. Bệnh nhi lupus đang có các đợt nhiễm trùng cấp khác kèm theo: Viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm tai…Bệnh nhi có các bệnh mạn tính kèm theo: Đái tháo đường, hen phế quản...hoặc ung thư. Bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, khơng tiếp xúc để khai thác được các biểu hiện lâm sàng. Không đồng ý tham gia nghiên cứu.

<i><b>Nhóm viêm thận lupus theo dõi sau 6 tháng: Bỏ thuốc, dùng thuốc</b></i>

<i><b>nam. Đang mắc các bệnh nhiễm trùng hoăc nghi ngờ mắc bệnh ngoại khoa</b></i>

tại thời điểm đánh giá.

<b>2.2. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Tiến cứu, mơ tả cắt ngang có nhóm chứng, theo</b></i>

dõi dọc không can thiệp đối chứng.

<i><b>2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: </b></i>

Dựa theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Khoa năm 2017, tỷ lệ tăng nồng độ TNF-α huyết tương là 40,4% và tăng IL-6 huyết tương là 95,7% ở 112 bệnh nhân lupus ban đỏ có và chưa có biến chứng thận:

(Z<small>1-α/2</small>)<small>2</small> x p (1-p) n = ---

Trong đó: Z = 1,96, với độ tin cậy là 95%

p = 0,40 (giá trị tăng nồng độ TNF- α huyết tương) D = 0,1, độ chính xác mong muốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Khoa số bệnh nhân tỷ lệ biến chứng thận là 76,8% (86/112 bệnh nhân). Như vậy cần tối thiểu có 72 bệnh nhân viêm thận lupus.

+ Bước 4: Chọn các bệnh nhi được chẩn đoán xác định viêm thận lupus có tổn thương mơ bệnh vào nhóm bệnh.

<i><b>2.2.3. Định lượng nồng độ TNF-α và IL-6 </b></i>

+ Lấy 1 ml máu tĩnh mạch lúc đói vào ống có chống đơng bằng EDTA, ly tâm sau đó tách lấy huyết tương. Sau đó được bảo quản lạnh, gom mẫu, vận chuyển trong dụng cụ bảo quản chuyên dụng đến lưu trữ tại tủ đông -80 độ C của Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân Y.

+ Nơi định lượng: Bộ môn Sinh lý bệnh, Học viện Quân y. + Phương pháp định lượng: ELISA

+ Kít xét nghiệm: TNF-α bằng bộ Elisa Kit (hãng Invitrogen- mã số kít BMS223-4), IL-6 bằng bộ Elisa Kit (hãng Invitrogen mã số kít BMS213-2) của Hoa Kỳ.

+ Quy trình đọc kết quả trên máy LX800DA.

+ Các bước thực hiện theo hướng dẫn nhà sản xuất kit. + Đơn vị tính: ng/mL

<i><b>2.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu</b></i>

Bệnh nhân được hỏi bệnh và khám bệnh, theo mẫu bệnh án nghiên cứu được thu thập các chỉ tiêu sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>Các biến số lâm sàng và xét nghiệm</b></i>

- Tuổi, giới.

- Khai thác bệnh sử: các triệu chứng cơ năng, thời gian xuất hiện, các thuốc đã điều trị.

- Khám: Triệu chứng toàn thân, đặc điểm phù, đo huyết áp, triệu chứng ban da, loét miệng, sưng đau khớp, rối loạn tâm thần kinh, khám hơ hấp, tuần hồn...

- Xét nghiệm huyết học, hóa sinh và nước tiểu

- Định lượng nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương: Nhóm bệnh định lượng 2 thời điểm: bắt đầu vào nghiên cứu (T0) và kết thúc sau 6 tháng theo dõi (T6). Nhóm chứng bệnh định lượng tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu.

- Tính điểm SLEDAI: Nhóm bệnh và chứng bệnh được thực hiện tính điểm SLEDAI đánh giá mức độ hoạt động bệnh, theo thang điểm SLEDAI 24 tiêu chí , và phân loại mức độ hoạt động.

-Sinh thiết thận: Thực hiện trên các bệnh nhi nhóm bệnh (cả 87 bệnh nhi). Tổn thương hình thái mơ bệnh học thận được đánh giá theo phân loại ISN/RPS năm 2003.

<i><b>Nhóm bệnh đánh giá đáp ứng sau 6 tháng điều trị.</b></i>

- Đánh giá các đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm, tính điểm SLEDAI. - Định lượng TNF-α và IL-6 huyết tương.

- Đánh giá kết quả điều trị về thận bao gồm: đáp ứng hồn tồn, một phần hay khơng đáp ứng.

<b>2.3. Xử lý và phân tích số liệu</b>

Các số liệu nghiên cứu được xử lý theo các thuật toán thống kê áp dụng trong y sinh học. Sử dụng phần mềm IBM SPSS 22.0

<b>2.4.Đạo đức nghiên cứu</b>

Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng khoa học chấm đề cương của Học viện Quân y và Hội đồng Y đức của Bệnh viện Nhi Trung ương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU</b>

<b>3.1. Đặc điểm nồng độ TNF-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 α, IL-ΑLPHA, INTERLEUKIN-6 6 huyết tương ở bệnh nhi viêm thận</b>

- Nồng độ TNF-α và IL-6 nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng bệnh, cao hơn nhóm chứng thường có ý nghĩa, p< 0,001.

</div>

×