Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Quy chế hoạt động của công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.33 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

TẬP ĐOÀN……….. CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

<b>CƠNG TY ……… </b> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: ……../20…/HĐQT

………, ngày….. tháng…….näm 20….

<b>QUYẾT ĐỊNH </b>

Về việc ban hành quy chế hoạt động của đơn vị

<b>HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CƠNG TY…….. </b>

<small>- </small> Tờ trình số: …………..của Tổng giám đốc công ty về việc ban hành quy chế hoạt động của công ty.

<small>- </small> Nghị quyết số: ………..của HĐQT công ty về việc phê duyệt quy chế hoạt động của công ty………..

<b>QUYẾT ĐỊNH </b>

<b>Ðiều 1. Phê duyệt ban hành" Quy chê tô chức và hoạt động của công </b>

ty………….trực thuộc công ty cổ phần………….. "

(Nội dung như bản quy chế kèm theo).

<b>Ðiều 2. Các Ơng: Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng các phòng ban, Giám </b>

đốc các đơn vị trực thuộc căn cứ quyết định thực hiện.

Ðiều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ý. Các Ông: Tổng giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Trưởng các phịng ban, Giám đốc các đơn vị trực thuộc căn cứ

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN </b>

<i>(Ban hành kèm theo quyết định số: …./QĐ – HĐQT ngày …tháng…năm…) </i>

<b>Chương I </b>

<b>NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG </b>

<b>Điều 1. Quy chế này quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động, các quyền, nghĩa vụ và </b>

chế độ trách nhiệm của các Đơn vị trực thuộc Công ty cổ phần ... trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

<b>Điều 2. Đơn vị là đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty cổ phần </b>

..., Đơn vị do Hội đồng quản trị Công ty quyết định thành lập để thực hiện nhiệm

<b>vụ sản xuất kinh doanh theo kế hoạch do Công ty giao hoặc thực hiện các hợp đồng </b>

theo ủy quyền của Công ty.

Đơn vị là đơn vị sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tế phụ thuộc theo phân cấp của Công ty. Đơn vị được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và được sử dụng con dấu

<b>theo mẫu quy định. </b>

<b>Điều 3. Nhiệm vụ của Đơn vị </b>

Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty và giấy phép đăng ký kinh doanh của Đơn vị.

<b>Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của Đơn vị: </b>

Thực hiện hạch toán kinh doanh theo phân cấp quản lý của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Công ty đối với các tài sản, các nguồn lực khác do công ty đầu tư tại Đơn vị và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của CBCNV trong đơn vị, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương II </b>

<b>TỔ CHỨC CỦA ĐƠN VỊ </b>

<b>Điều 5. Đơn vị do Hội đồng quản trị Công ty quyết định thành lập theo phương án </b>

đề nghị của Tổng Giám đốc điều hành công ty.

Khi thành lập, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cụ thể của Đơn vị, Công ty sẽ cân đối và cung cấp nhân lực, tài sản và tiền vốn để đảm bảo Đơn vị hoạt động

<b>bình thường. </b>

<b>Điều 6. Tập thể CBCNV của đơn vị có trách nhiệm bảo vệ và quản lý tài sản của tập </b>

thể theo quy định của pháp luật.

<b>Điều 7. Giám đốc Đơn vị được quyền sử dụng các tài sản được giao để tổ chức sản </b>

xuất kinh doanh. Duy trì và khơng ngừng đổi mới theo u cầu phát triển sản xuất

<b>kinh doanh của đơn vị. Toàn bộ tài sản của đơn vị phải được hạch toán đúng và đủ </b>

theo các quy định về quản lý tài chính, hạch tốn kế tốn của Cơng ty và quy định của pháp luật. Đồng thời phải thực hiện đúng trình tự thanh lý, chuyển nhượng tài sản theo quy định của Công ty.

<b>Điều 8. Việc thanh lý, chuyển nhượng tài sản, thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi ngành </b>

nghề kinh doanh và mục đích thành lập Đơn vị, phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị Công ty.

<b>Điều 9. Tổ chức bộ máy của Đơn vị gồm: </b>

<b>1. Giám đốc Đơn vị: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về mọi mặt </b>

<b>hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống - xã hội của đơn vị. </b>

<b>2. Phó Giám đốc Đơn vị: từ 2 - 3 người, giúp việc Giám đốc phụ trách các mặt công </b>

<b>tác kinh tế kế hoạch, kỹ thuật chất lượng, thi cơng an tồn, bảo hộ lao động và vật </b>

tư cơ giới.

Phó Giám đốc Đơn vị có chịu trách nhiệm trước Giám đốc Đơn vị về các lĩnh vực được phân công phụ trách.

<b>3. Các ban giúp việc Đơn vị: </b>

<i><b>* Ban Tổ chức Hành chính: giúp việc Giám đốc Đơn vị về công tác quản lý lao </b></i>

động, điều động nhân lực nội bộ, quản lý sổ BHXH, BHYT; công tác đào tạo, công tác nâng lương, nâng bậc hàng năm; công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật; cơng tác hành chính, vệ sinh môi trường và bảo vệ quân sự, đảm bảo trật tự trị an trên địa

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>4</small> bàn; Duy trì thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động trên cơ sở pháp luật Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty.

<i><b>* Ban Kinh tế Kế hoạch: Giúp việc Giám đốc Đơn vị về công tác kinh tế, lập kế </b></i>

<b>hoạch sản xuất kinh doanh, công tác tiếp thị đấu thầu. </b>

<i><b>* Ban Kỹ thuật, chất lượng, thi cơng an tồn: Giúp việc Giám đốc Đơn vị trong </b></i>

<b>công tác kỹ thuật, lập biện pháp tổ chức thi cơng, cơng tác an tồn bảo hộ lao động và vệ sinh lao động. </b>

<i><b>* Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban Tài chính Kế tốn: Giúp việc Giám đốc thực </b></i>

hiện cơng tác hạch tốn kế tốn, thống kê theo quy chế quản lý tài chính của Cơng ty và quy định của pháp luật hiện hành.

<i><b>* Ban Cơ giới - Vật tư: Giúp việc Giám đốc Đơn vị về công tác quản lý xe máy, </b></i>

thiết bị, vật tư, nhiên liệu của đơn vị. Xây dựng phương án đầu tư phục vụ sản xuất, mua sắm và trao đổi vật tư phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh theo đúng phân cấp của Công ty.

<b>4. Các đội sản xuất trực thuộc </b>

Được thành lập để quản lý toàn bộ các xe máy, tài sản, các trang thiết bị, dụng cụ và con người để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị hoặc thực hiện nhiệm vụ thi công từng công trình, hạng mục cơng trình theo phân giao nhiệm vụ hoặc hợp đồng giao nhận khốn cơng trình của Giám đốc Đơn vị.

<b>Điều 10. Căn cứ vào phương hướng mục tiêu, kế hoạch của Công ty giao và nhu cầu </b>

của thị trường, Đơn vị chủ động thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị theo các ngành nghề sau:

Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật, đường dây và trạm biến thế.

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị và khu công nghiệp - Dịch vụ tư vấn xây dựng và đấu thầu các cơng trình

- Khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng

- Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn

- Đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và kinh doanh các nhà máy điện, nhà máy xi

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>5</small> - Các ngành nghề kinh doanh khác không trái với quy định của pháp luật.

* Với sự lựa chọn cơng nghệ và thiết bị hiện có, phát huy cơng nghệ truyền thống kết hợp với yêu cầu thị hiếu của thị trường, Đơn vị phải thường xuyên cải tiến công nghệ và thiết bị phù hợp với yêu cầu mở rộng sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, đảm bảo cho sản xuất phát triển, đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao đời sống CBCNV.

<b>Điều 11. Quyền làm chủ tập thể của người lao động ở Đơn vị được thực hiện thông </b>

<i>qua hoạt động của Hội nghị công nhân lao động và Ban Thanh tra công nhân để quản </i>

lý, kiểm tra thực hiện chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức đời sống CBCNV.

<b>Điều 12. Giám đốc Đơn vị do Tổng Giám đốc Cơng ty bổ nhiệm sau khi có Nghị </b>

quyết nhất trí của Hội đồng quản trị và Thường vụ Đảng ủy Công ty. Giám đốc Đơn vị là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và pháp luật về mọi mặt hoạt động quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Giám đốc Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật và của Công ty.

<i><b>* Giám đốc Đơn vị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau: </b></i>

1. Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản, đất đai tài nguyên và các nguồn lực khác trong phạm vi do Công ty giao quản lý, cho vay, cho thuê.

2. Tổ chức thực hiện các quy định, phân cấp quản lý các mặt của Công ty.

3. Có quyền bảo lưu ý kiến và kiến nghị với Cơng ty về những vấn đề khơng có lợi cho đơn vị khi thực hiện các quyết định của Công ty.

4. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo kế hoạch đã được Công ty duyệt trên cơ sở định hướng của đơn vị và Công ty. Công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị phải hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo đời sống của CBCNV, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước và Công ty, 5. Quan hệ giao dịch với khách hàng và ký kết các hợp đồng kinh tế theo phân cấp quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm về những tổn thất do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, gây thất thốt lãng phí tài sản, tiền vốn, vật tư, thiết bị theo quy định của pháp luật.

6. Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ dài hạn, ngắn hạn trình Tổng Giám đốc Cơng ty, Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>6</small> 7. Chủ động lựa chọn phương án tổ chức, nhân sự trình Tổng Giám đốc Cơng ty phê duyệt theo phân cấp quản lý tổ chức, quản lý CBCNV và tiền lương của Công ty để đảm bảo thực thi nhiệm vụ được giao.

8. Được sử dụng 50% chi phí tiết kiệm được của các khoản chi phí tiền lương, chi phí nhiên liệu, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí quản lý so với dự tốn chi phí để bổ sung vào quỹ tiền lương của đơn vị.

Hàng năm, nếu đơn vị đạt và vượt các chỉ tiêu lợi nhuận thì ngồi tiền lương theo quy chế, đơn vị còn được hưởng mức tiền thưởng từ phần chênh lệch lợi nhuận còn lại (phương án phân chia phần lợi nhuận chênh lệch này do Đơn vị tự xây dựng và trình Cơng ty phê duyệt).

9. Tự cân đối nhân lực, thiết bị thi cơng trên các cơng trình đơn vị thi công. Chủ động cung ứng vật tư, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. 10. Tự chủ trong công tác sửa chữa lớn xe máy thiết bị theo kế hoạch được Công ty duyệt.

11. Thay mặt Tổng Giám đốc Công ty trực tiếp làm việc với các cơ quan hữu quan, cơ quan địa phương trên địa bàn đơn vị đóng qn để giải quyết các cơng việc có liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

<i><b>* Nghĩa vụ của Giám đốc Đơn vị: </b></i>

1. Thực hiện một cách trung thực, có trách nhiệm các quyền và nghĩa vụ được giao vì lợi ích của đơn vị và của Công ty. Tổ chức thực hiện quản lý và kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và của Công ty.

2. Tổ chức thực hiện và có nghĩa vụ phải hồn thành các nhiệm vụ, mục tiêu tiến độ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo hợp đồng đã ký hoặc theo phê duyệt của Tổng Giám đốc.

3. Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, sử dụng vốn và tài sản của đơn vị để thu lợi riêng cho bản thân và người khác; khơng được tiết lộ bí mật về tình hình sản xuất kinh doanh, cơng nghệ của Công ty khi thực thi quyền hạn của Giám đốc. 4. Thực hiện đúng, đủ các quy định của Cơng ty, Tập đồn Sơng Đà, của Nhà nước về công tác chuẩn bị hồ sơ thi công và nghiệm thu sản phẩm xây lắp.

5. Chỉ đạo thi cơng các cơng trình theo đúng biện pháp tổ chức thi cơng, an tồn được duyệt. Mọi thiệt hại xẩy ra do vi phạm quy trình kỹ thuật thi cơng an tồn, cá nhân Giám đốc Đơn vị và những người có liên đới phải bồi thường 100% thiệt hại gây ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>7</small> 6. Trường hợp vi phạm phân cấp quản lý của Công ty, quyết định vượt thẩm quyền, lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây thiệt hại cho Cơng ty thì tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra thì bị hạ bậc lương, cách chức, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy tố theo quy định của Pháp luật.

7. Khi ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế vì các lỗi cố ý hoặc vơ ý gây thiệt hại cho Cơng ty thì tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả gây ra thì bị hạ bậc lương, cách chức, bồi thường thiệt hại hoặc bị truy tố theo quy định của Pháp luật.

8. Đảm bảo tiền lương, các chế độ an toàn lao động và các chế độ khác cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về lao động và quy định của Cơng ty, Tập đồn Sơng Đà.

<i><b>* Quyền lợi của Giám đốc Đơn vị </b></i>

1. Được trang bị phương tiện đi lại (xe ôtô con) hoặc được thanh tốn các chi phí theo quy chế khốn xe con của Cơng ty nếu Giám đốc Đơn vị tự đầu tư mua xe, được trang bị các trang thiết bị văn phòng phục vụ cho công việc điều hành và chỉ đạo sản xuất của đơn vị.

2. Tiền lương:

- Tiền lương theo chế độ: bao gồm hệ số lương thực hưởng và phụ cấp theo chế độ quy định.

- Tiền lương năng suất: được hưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và các quy định của Công ty. Trong trường hợp đơn vị kinh doanh đạt mức lợi nhuận thấp hơn so với kế hoạch giao thì tiền lương năng suất được hưởng giảm theo tỷ lệ so với mức lợi nhuận đạt được. Nếu đơn vị bị thua lỗ, tiền lương được hưởng bằng lương thời gian. Hàng tháng Giám đốc Đơn vị được tạm ứng tiền lương theo mức độ hoàn thành kế hoạch và được quyết tốn tiền lương khi kết thúc năm tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị được cơ quan kiểm toán xác nhận. 3. Tiền thưởng và các chế độ khác

Được khen thưởng hàng năm từ Quỹ khen thưởng Ban quản lý, Ban điều hành, Ban Giám đốc theo quy định của Công ty.

- Được đề nghị xét khen thưởng và các danh hiệu thi đua hàng năm theo định của Cơng ty, Tập đồn Sơng Đà và Luật Thi đua khen thưởng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương III </b>

<b>HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Điều 13. Công tác Kinh tế - Kế hoạch </b>

1. Chi nhánh chủ động xây dựng nhiệm vụ kế hoạch tháng, quý, năm, kế hoạch trung hạn và dài hạn. Từ đó chủ động tìm kiếm việc làm đảm bảo thực hiện được kế hoạch đề ra.

2. Sau khi được Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn vị có trách nhiệm tìm mọi biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, Công ty và các hợp đồng kinh tế đã được ký kết.

3. Ngoài việc thực hiện phần kế hoạch thep pháp lệnh, căn cứ vào nhu cầu thị trường, Chi nhánh mở rộng sản xuất bằng nguồn vật tư, thiết bị xe máy của đơn vị. 4. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, Chi nhánh tổ chức thực hiện giao kế hoạch cho các đội trực thuộc. Nếu cần thiết ký kết hợp đồng kinh tế, liên danh với các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế để đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

<b>Điều 14. Công tác quản lý kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 1. Chi nhánh </b>

thực hiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm. 2. Đối với các cơng việc chưa có định mức kinh tế kỹ thuật của Nhà nước. Chi nhánh chủ động khảo sát và xây dựng các định mức nội bộ trình Công ty phê duyệt. 3. Tổ chức thực hiện công tác quản lý kỹ thuật, công tác lưu trữ hồ sơ, tài liệu kỹ thuật.

4. Kiểm tra xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy phạm kỹ thuật làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm.

5. Thực hiện đầy đủ những quy định của Nhà nước về chất lượng kỹ thuật trong sản xuất và xây dựng, chế độ bảo hành sản phẩm và cơng trình, thực hiện nghiêm ngặt chế độ và biện pháp an toàn cho người lao động và thiết bị xe máy.

<b>Điều 15. Công tác Quản lý cơ giới và cung ứng vật tư </b>

1. Chi nhánh phải đảm bảo việc sử dụng xe máy thiết bị có hiệu quả, đúng tính năng kỹ thuật và tính hợp pháp của xe máy thiết bị.

2. Để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Chi nhánh có trách nhiệm lập kế hoạch cân đối vật tư, thiết bị và các điều kiện vật chất cần thiết khác. 3. Chi nhánh được quyền chủ động tìm kiếm nguồn vật tư để đảm bảo thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, đồng thời phải thực hiện đúng phân

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>9</small> cấp quản lý của Công ty về mua bán vật tư phụ tùng.

<b>Điều 16. Lao động tiền lương </b>

1. Chi nhánh có trách nhiệm cân đối nhu cầu sử dụng lao động theo kế hoạch quý, 6 tháng, 9 tháng và năm, trình Tổng Giám đốc Cơng ty phê duyệt. Đơn vị tự sắp xếp, sử dụng hợp lý lực lượng lao động theo yêu cầu sản xuất. Chi nhánh được phép chủ động trong việc tuyển dụng lao động và đề nghị Tổng Giám đốc Công ty ủy quyền ký hợp đồng lao động đảm bảo theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.

2. Căn cứ vào chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ, cấp bậc kỹ thuật của cán bộ, Chi nhánh quy định cụ thể chức danh tiêu chuẩn nghiệp vụ và cấp bậc kỹ thuật để áp dụng cho phù hợp với yêu cầu của công việc và khả năng của người lao động.

3. Căn cứ vào mơ hình sản xuất kinh doanh, tính chất cơng việc, Chi nhánh lựa chọn các hình thức trả lương và xác định đơn giá tiền lương thích hợp, cụ thể với từng loại công việc, từng dây chuyền sản xuất để khuyến khích người lao động tăng năng xuất lao động, tăng thu nhập tiền lương cho người lao động đảm bảo theo đúng định mức đơn giá tiền lương nội bộ của Công ty được phê duyệt.

4. Chi nhánh có trách nhiệm đảm bảo thực hiện đầy đủ và kịp thời chính sách đối với người lao động.

<b>Điều 17. Công tác tài chính kế tốn </b>

1. Chi nhánh tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính theo quy định phân cấp của Công ty. Công ty sẽ thực hiện việc giao các nguồn vốn, quỹ cho Chi nhánh theo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

2. Chi nhánh chấp hành đầy đủ chế độ kế toán thống kê, điều lệ tổ chức kế toán của Nhà nước và các quy định của Cơng ty, Tập đồn Sông Đà. Thực hiện nghiêm túc chế độ ghi chép ban đầu và chịu trách nhiệm về chế độ kế toán thống kê.

3. Chi nhánh phải thực hiện phân tích hoạt động kinh tế để có biện pháp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

4. Chi nhánh được quyền xây dựng và thỏa thuận giá những sản phẩm, vật tư do đơn vị sản xuất ra (ngoài danh mục Nhà nước thống nhất quản lý) đảm bảo nguyên tắc sản xuất kinh doanh có lãi, trình Cơng ty duyệt.

</div>

×