Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Bài tập lớn môn tài chính doanh nghiệp 1 lập kế hoạch tài chính cho công ty cổ phần bia sài gòn miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.04 KB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC HỌC VIỆN NGÂN HÀNG </b>

---o0o----

<b>BÀI TẬP LỚN MƠN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1</b>

<b>LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHO </b>

<b>CƠNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GỊN - MIỀN TRUNG</b>

<b>NHĨM: 07 </b>

<b>Nhóm: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Điệp</b>

<b>Trưởng nhóm:Hồng Thị Thu Thảo </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Chúng em xin cam đoan bài tập lớn lập kế hoạch tài chính cho Cơng ty Cổ Phần Bia Sài Gịn – Miền Trung do nhóm 07 nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành.

Kết quả của bài tập lớn lập kế hoạch tài chính cho Cơng ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong bài tập lớn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

<b>Nhóm trưởng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

PHẦN MỞ ĐẦU...1

PHẦN NỘI DUNG...2

1. Tổng quan về doanh nghiệp...2

1.1. Tổng quan về doanh nghiệp...2

1.1.1. Tổng quan chung...2

1.1.2. Ngành nghề kinh doanh...2

1.1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, đối tác khác...6

1.2. Các loại lãi suất...7

2. Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận...9

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận...9

2.2. Lập kế hoạch chi phí, giá thành...11

2.2.1. Lập kế hoạch chi phí...11

2.2.2. Lập kế hoạch giá thành...15

2.3. Lập kế hoạch doanh thu...20

2.3.1. Phương pháp tính...20

2.3.2. Lập kế hoạch tính doanh thu...21

2.4. Lập kế hoạch lợi nhuận...23

3. Biện pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp...24

PHẦN KẾT LUẬN...26

TÀI LIỆU THAM KHẢO...27

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn – Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Dưới sự hướng dẫn của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.

Tài chính doanh nghiệp là bộ mơn giúp cho người học hiểu được những vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu sâu hơn cho nội dung về các hoạt động trong quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cho ta những cơng cụ cơ bản để ta có thể đưa ra các quyết định tài chính trong doanh nghiệp. Nhằm ôn luyện và thử áp dụng những kiến thức học được từ bộ mơn Tài chính doanh nghiệp vào thực tế đời sống, bài báo cáo này được thực hiện với mong muốn hiểu hơn về chính doanh nghiệp đang nghiên cứu Cơng ty CP Bia Sài Gịn – Miền Trung đồng thời muốn thực hành lý thuyết mình học được vào thực tế doanh nghiệp, đưa ra được những giải pháp giải quyết các vấn đề mà chính doanh nghiệp đang gặp phải như thế nào.

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, cùng với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, các công ty đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Để có thể tự khẳng định mình và để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, việc nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình rất quan trọng. Các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Vì thế việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết.

Mặc dù, chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài đề án này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác. kính mong cơ xem xét và góp ý để bài bài làm của chúng em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN NỘI DUNG1.Tổng quan về doanh nghiệp</b>

<b>1.1.Tổng quan về doanh nghiệp1.1.1. Tổng quan chung</b>

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Bia Sài Gòn – Miền Trung Tên giao dịch: Sai Gon – Mien Trung Beer Joint Stock

Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung chuyên sản xuất và kinh doanh bia – rượu – nước giải khát tại khu vực Tây nguyên – Duyên hải Nam Trung bộ. Công ty có 4 đơn vị thành viên là các nhà máy sản xuất và công ty thương mại dịch vụ tại các tỉnh Daklak, Bình Định và Phú n. Có gần 500 lao động chính thức và việc làm thường xuyên cho vài trăm lao động phổ thông, dịch vụ.

Là công ty đại chúng quy mô lớn, mã giao dịch trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là SMB, hiện có trên 2.000 cổ đơng trong đó cổ đông chiếm quyền sở hữu lớn nhất là Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn với tỷ lệ 32,2%.

<b>1.1.2. Ngành nghề kinh doanh 1.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động</b>

– Kinh doanh, sản xuất các loại Bia, Rượu, cồn, nước giải khát, thiết bị phụ tùng, nguyên vật liệu ngành công nghiệp thực phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

– Tư vấn đào tạo, chế tạo máy móc, thiết bị và xây lắp cơng trình của ngành công nghiệp thực phẩm.

– Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, kinh doanh bất động sản, kho bãi và cho th văn phịng.

– Kinh doanh nơng lâm thổ sản, xăng dầu và khai thác, chế biến khoáng sản.

–Kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch.

<b>1.1.2.2. Các đơn vị thành viên và sản phẩm sản xuất kinh doanh chính</b>

– Nhà máy Bia Sài Gịn- Daklak. Các sản phẩm sản xuất, kinh doanh gồm: Bia Sài Gòn, Bia tươi, Nước uống tinh khiết Serepok, Rượu Serepok, Rượu Sâm Việt, Sữa bắp Bazan, Sữa gạo lứt Bazan, đồ uống xuất khẩu và gel rửa tay khô.

– Chi nhánh Cơng ty cổ phần Bia Sài Gịn – Miền Trung tại Quy Nhơn. Các sản phẩm sản xuất kinh doanh: Bia Sài Gòn, Bia Quy Nhơn, Bia Lowen, Bia tươi, nước uống đóng chai.

– Chi nhánh Cơng ty cổ phần Bia Sài Gòn – Miền Trung tại Phú Yên. Các sản phẩm sản xuất, kinh doanh gồm: Bia Sài Gịn, Bia tươi, Nước uống tinh khiết Sapy.

– Cơng ty TNHH một thành viên Thương mại- Dịch vụ Bia Quy Nhơn với nhiệm vụ chính là tiêu thụ các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát phần tự doanh do Công ty sản xuất như bia Quy Nhơn, bia Lowen, bia tươi, nước uống đóng chai, rượu,dịch vụ kho hàng cho Pepsico Việt Nam và cung cấp, hỗ trợ cho các nhà máy của Công ty các loại vật tư nguyên vật liệu sản xuất Bia Sài Gòn.

<b>1.1.2.3. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small></small> Sứ mệnh: Xây dựng thương hiệu bia mang bản sắc Việt, coi khách hàng là trọng tâm cho sự phấn đấu, đặt lợi ích cơng ty, người lao động và đối tác lên hàng đầu.

<small></small> Tầm nhìn: Với tầm nhìn chiến lược của một cơng ty cổ phần sản xuất bia chiếm tiên phong ứng dụng công nghệ và từng bước mở rộng thị trường. Thị phần lớn nhất trong vùng Trung và Tây Nguyên, đồng thời mở rộng ra các vùng lân cận Trung và Tây Nguyên. Giá trị cốt lõi:

<small></small> Sự hài lòng của khách hàng:

Tin cậy: Các sản phẩm mà công ty mang lại cho khách hàng đều có độ tin cậy cao, con người với tri thức và văn hóa cao ln mang lại cho khách hàng cảm giác tin cậy trong sử dụng sản phẩm, chuyển giao tri thức, công nghệ.

Tận tình: Con người từ những người phát triển sản phẩm đến những người kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác luôn luôn tận tâm, tận lực phục vụ vì lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy và yêu mến như một người bạn, một người đồng hành trong sự nghiệp.

Động lực cho đội ngũ: Đội ngũ cán bộ nhân viên chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Công ty chú trọng việc tạo động lực làm việc tốt cho nhân viên để có thể phát huy tối đa khả năng của mỗi người.

Công nghệ: Công ty luôn cập nhật những công nghệ mới nhất có trình độ sản xuất cao, đứng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm bia tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực và trên thế giới.

<b>1.1.2.4. Điểm mạnh</b>

<small></small> Là thành viên của Sabeco với sản phẩm bia Sài Gịn có mức tiêu thụ lớn.

<small></small> Đối với sản phẩm bia,SMB đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, vì khi khách quốc tế đến Việt Nam, họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn. Thương hiệu bia Sài Gòn thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được người tiêu dùng yêu thích và là niềm tự hào của Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small></small> Luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vịng vốn vừa khơng tồn đọng hàng trong kho (giảm chi phí). Với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm đến với khách hàng càng tươi, mới.

<small></small> SMB luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng công ty, phát triển thị trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở rộng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm.

<small></small> Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng, hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mơ hình thành cơng của những tập đồn bia hàng đầu thế giới.

<b>1.1.2.5. Điểm yếu</b>

<small></small> Vấn đề nguồn ngun liệu ln gây khó khăn cho ngành đồ uống nói chung, biện pháp khả thi nhất cho các doanh nghiệp là phải chuẩn bị chu đáo trong việc kí kết mua bán ngun liệu, tìm hiểu diễn biến của thị trường, không chỉ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà cả với nguồn nguyên liệu trong nước như: gạo, hoa quả...Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng ngun liệu do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu chưa phù hợp cũng như chưa được đầu tư. Hiện tại 60-70% lượng nguyên liệu phải nhập khẩu. Đây là điểm hạn chế của ngành bia nói chung và SMB nói riêng.

<small></small> Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm. Thị trường cạnh tranh rất lớn cả những công ty nội địa và công ty nước ngồi.

<b>1.1.2.6. Thành tựu</b>

Là cơng ty đại chúng quy mơ lớn, mã giao dịch trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) là SMB, hiện có trên 2.000 cổ đơng trong đó cổ đơng chiếm quyền sở hữu lớn nhất là Tổng Công ty CP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn với tỷ lệ 32,2%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Là một trong Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2018, 2019, 2020 được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo Điện tử VietNamNet tổ chức vinh danh.

Liên tục hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu hàng năm Đại hội cổ đông giao. Năm 2020, 2021, tuy bị ảnh hưởng đáng kể của đại dịch nhưng Công ty vẫn nộp ngân sách mỗi năm khoảng 1.100 tỷ đồng (năm 2019 nộp ngân sách 1.403 tỷ đồng trong đó Nhà máy Bia Daklak nộp gần 1.000 tỷ đồng). Cổ tức những năm gần đây chi trả cho cổ đông ổn định mức 35%. Thu nhập NLĐ tương đối khá và ổn định. Tham gia công tác an sinh xã hội bình quân 01 tỷ đồng mỗi năm.

<b>1.1.3. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng,đối tác khác</b>

<small></small> <i><b> Giữa doanh nghiệp và đối tác: Công ty luôn đảm bảo nguồn hàng ổn</b></i>

định, chất lượng tốt, đúng thời hạn từ các nhà cung cấp nguyên liệu. Các sản phẩm của Cơng ty Cổ phần Bia Sài Gịn - Miền Trung được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tự động, nhập khẩu từ Cộng hòa Liên bang Đức, nguyên liệu sản xuất được nhập khẩu từ các nước như: Đức, Pháp, Úc, Canada... và nguyên liệu đặc sản núi rừng Tây Nguyên nên sản phẩm luôn chiếm lĩnh thị phần cao trên thị trường.

<small></small> <i>Giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh: Hiện nay thị trường bia Việt</i>

Nam thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia như Zorok, Budweiser,...Các hãng bia trong nước cũng đang đẩy mạnh phát triển, nâng cao sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế sản xuất bia tại Việt Nam sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small></small> <i><b> Giữa doanh nghiệp và khách hàng: Về khách hàng SMB lấy tầng lớp thu</b></i>

nhập trung lưu và thu nhập thấp làm trung tâm. Đối với tầng lớp thu nhập cao như thành thị, tiêu dùng các sản phẩm đa dạng yêu cầu mẫu mã chất lượng tốt. Nhưng đối với tầng lớp có thu nhập thấp như ở khu vực nông thôn và miền núi thì các khách hàng cần thường là chất lượng và giá cả phù hợp. Đối với khách hàng là các công ty trung gian, đại lý bán lẻ thì cơng ty sẽ có những chính sách chiết khấu chỉ trả hoa hồng. Ngoài ra đối với đối với một số sản phẩm g được xuất khẩu sang thị trường nước ngồi thì u cầu về mẫu mã, chất lượng của sản phẩm cao hơn.

Người uống bia Saigon Export thuộc phân khúc phổ thông, thu nhập từ trung bình khá trở lên. Saigon Export rất phổ biến trong miền Nam từ Nam Trung bộ đổ vào, sông Tiền, sông Hậu; là sản phẩm dẫn đầu thị trường về sản lượng trong dịng bia chai. Saigon Lager có vị nhẹ, để lại cảm giác nhẹ nhàng thoải mái, thiên về tính giải khát. Saigon Lager nhắm đến đối tượng khách phổ thơng nhưng khơng bình dân.

<b>1.2.Các loại lãi suất.</b>

<b> Khoản vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam</b>

( Agribank ) – Chi nhánh Đăk Lăk. Có hạn mức tín dụng 90.000 triệu VND và chịu lãi suất thả nổi của Agribank tại ngày giải ngân. Khoản vay này được đảm bảo bằng TSCĐ hữu hình có giá trị cịn lại là 90.713 triệu đồng tại ngày 31 tháng 12 năm 2021 ( 1/1/2021) và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Nhóm cơng ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa là 12 tháng kể từ ngày giải ngân khoản vay đó.

Số dư tại ngày 1/1/2021 của khoản vay từ Công ty Cổ phần In – Thương mại Phú Yên, công ty liên kết, không có đảm bảo. Khoản vay này đã được hồn trả đầy đủ trong năm bằng cách cần trừ với khoản đầu tư tại công ty liên kết này. Khoản vay từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam ( Vietcombank ) – Chi nhánh Bình Định có hạn mức tín dụng 25.000 triệu VNĐ và chịu lãi suất thả nổi của Vietcombank tại ngày giải ngân. Khoản vay này không được đảm bảo và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của Nhóm cơng ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa 12 tháng kể từ ngày giải ngân khoản vay đó. Khoản vay này khơng có số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Nhóm Cơng ty có một khoản vay với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam ( BIDV ) - Chi nhánh Đăk Lăk với hạn mức tín dụng là 70.000 triệu VND và chịu lãi suất thả nổi của BIDV tại ngân hàng này tại ngày giải ngân. Khoản vay này được đảm bảo bằng TSCĐ hữu hình có giá trị cịn lại là 24.032 triệu VNĐ tại ngày 31/12/2021 và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động của nhóm cơng ty. Thời hạn cho vay của từng khoản vay tối đa là 12 tháng kể từ ngày giải ngân khoản vay đó. Khoản vay này khơng có số dư tại ngày 31 tháng 12 năm 2021.

<i> ( Theo báo cáo tài chính 2021)Lãi suất cổ phiếu và trái phiếu</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i> ( Theo báo cáo tài chính 2021)Cổ phiếu</i>

Cổ phiếu phổ thơng có mệnh giá là 10.000 VNĐ. Khơng có biến động vốn cổ phần trong các năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2021 và ngày 31 tháng 12 năm 2020.

<i>Cổ tức</i>

Tại đại hội cổ đông thường niên của Công ty ngày 12 tháng 4 năm 2021. Đại hội cổ đông của công ty đã quyết định phân phối khoản cổ tức cho các cổ đông là 104.463 triệu đồng ( tương đương 3500 đồng/ cổ phiếu ) từ lợi nhuận sau thuế.

<b>2.Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận</b>

<b>2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận</b>

<i>Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu</i>

Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm:

<i>- Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ trong kỳ: Khối lượng sản</i>

phẩm bán ra trong kỳ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khối lượng sản xuất. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng tăng doanh thu càng cao.

<i>- Giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ: Khi các nhân tố khác khơng đổi,</i>

giá bán sản phẩm hàng hố cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

hàng. Để đảm bảo được doanh thu, doanh nghiệp phải xây dựng chính sách về giá cả.

<i>- Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ: Chất lượng sản</i>

phẩm hàng hố dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng vì chất lượng có liên quan đến giá cả sản phẩm hàng hoá dịch vụ.

<i>- Kết cấu mặt hàng: Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản</i>

phẩm khác nhau, giá cả của chúng cũng khác nhau. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.

<i>- Thị trường và phương thức tiêu thụ, phương thức thanh tốn: Thị</i>

trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Việc khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ là một nhân tố quan trọng để tăng doanh thu của doanh nghiệp.

<i>- Uy tín doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm: Uy tín và thương</i>

hiệu sản phẩm giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá được thuận lợi hơn, giúp cho doanh nghiệp có được cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh

<i>Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm</i>

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Có thể chia thành các nhân tố chủ yếu sau:

<i>- Các nhân tố về mặt kỹ thuật công nghệ sản xuất: Trong điều kiện</i>

hiện nay, doanh nghiệp nào nắm bắt và ứng dụng kịp thời các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh sẽ có được nhiều lợi thế trong cạnh tranh

<i>- Các nhân tố về tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanhnghiệp: Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính khoa học hợp lý có tác</i>

động mạnh mẽ đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.

<i>- Các nhân tố về tổ chức và sử dụng lao động: Tổ chức lao động hợp</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

dụng được tối đa trình độ, sở trường của người lao động giúp tăng năng suất lao động.

<i>- Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh:</i>

Trong nhiều trường hợp điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh của từng doanh nghiệp khó khăn hay thuận lợi cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

<i>Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận </i>

Có thể tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhờ những cách sau:

<i>- Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.: Thực hiện tiết kiệm chi</i>

phí, hạ giá thành sản phẩm hàng hoá, dịch vụ là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận. Nếu giá bán đã được xác định thì lợi nhuận đơn vị sản phẩm tăng lên hay giảm bớt là do giá thành sản phẩm quyết định.

<i>- Tăng doanh thu hoạt động kinh doanh: Doanh nghiệp cần đẩy mạnh</i>

tiêu thụ, chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, …

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>2.2.Lập kế hoạch chi phí, giá thành 2.2.1. Lập kế hoạch chi phí</b>

<b> Về lý thuyết chung, ta có: </b>

<i>- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu,</i>

động lực, dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.

<i>- Chi phí nhân cơng trực tiếp: gồm tồn bộ tiền lương, tiền cơng, và các</i>

khoản phụ cấp mang tính chất lương của cơng nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.

<i>- Chi phí sản xuất chung: gồm tồn bộ các chi phí cịn lại phát sinh trong</i>

phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân cơng trực tiếp nói trên.

<i>- Chi phí bán hàng: gồm tồn bộ các chi phí phát sinh trong q trình tiêu</i>

thụ sản phẩm, hàng hố, dịch vụ như chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng đại lý, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng, chi phí vật liệu dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngồi phát sinh ở dịch vụ bán hàng.

<i>- Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm các chi phí phát sinh ở bộ phận quản</i>

lý chung của doanh nghiệp như tiền lương của công nhân viên quản lý doanh nghiệp, vật tư tiêu dùng cho công tác quản lý, khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý, tiền cơng tác phí.

<i><b>Dự kiến chi phí q III và q IV năm 2022</b></i>

</div>

×