Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một Số Biện Pháp Trong Công Tác Duy Trì Sĩ Số Lớp Chủ Nhiệm.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.86 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1. Cơ sở lý luận</b>

Việc duy trì sĩ số ở trường Trung học cơ sở nói chung, ở Trung học cơ sở Đơng Hiệp nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc học tập của học sinh. Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ, mang lại kết quả tốt. Nhưng hiện nay, tình hình học sinh bỏ học ở Đông Hiệp ta là nhiều. Theo thống kê của các năm gần đây cho thấy tỉ lệ học sinh bỏ học ngày càng nhiều, mà đặc biệt năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên việc duy trì sĩ số càng khó khăn hơn.

Trong cơng tác phối hợp: Ban giám hiệu; giáo viên chủ nhiệm; Hội cha mẹ học sinh; các đồn thể; chính quyền địa phương thống nhất quan điểm về công tác huy động học sinh đến trường và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của tồn xã hội. Xác định lí do học sinh khơng muốn đi học và bỏ học giữa chừng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó ngun nhân do học lực yếu, gia đình khó khăn đi làm ăn xa, tình hình dịch bệnh dẫn đến bỏ học là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp thuộc trách nhiệm của nhà trường.

Để nâng cao hiệu quả cơng tác chủ nhiệm, địi hỏi một trong những điều kiện khơng thể thiếu được đó là: “Duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm”. Đây là vấn đề mà các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo bằng các Nghị quyết của Đảng bộ các cấp và chi bộ nhà trường.

Bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng mong muốn lớp mình phụ trách suốt từ đầu năm đến cuối năm phải đảm bảo về mặt sĩ số cũng như phải đạt yêu cầu về mặt chất lượng học tập. Nhưng thực tế vơ cùng khó khăn vì đối tượng học sinh rất đa dạng, vì mỗi em có hồn cảnh và điều kiện sống khác nhau, nếu giáo viên không khéo léo thì khó mà duy trì sĩ số lớp mình đạt như mong muốn.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện

<i>giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người” (Văn kiện</i>

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, trang 136). Giáo dục và đào tạo là vấn đề

<i>được Đảng ta coi trọng, vì thế Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là: “Quốc sách hàngđầu”.</i>

Để đạt được mục tiêu đó, trong luật Giáo dục cũng đã quy định: “ Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gia đình. Địa vị xã hội, hoặc

<i><b>hồn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Điều 10 luật “Bảo vệ,chăm sóc và</b></i>

<i>giáo dục trẻ em” cũng đã quy định: “Trẻ em có quyền học tập…Trong công ước Quốc tếvề quyền trẻ em “Cũng được thể hiện ở điều 28, khoản e”. Có biện pháp khuyến khích</i>

việc học ở nhà trường đều đặn và hạ thấp tỷ lệ bỏ học.

<b>1.2. Cơ sở thực tiễn</b>

Nhà trường có vị trí, chức năng, nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho học sinh, là nơi tổ chức một cách tự giác quá trình phát triển đúng đắn, lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng học tập, rèn luyện của học sinh. Mục tiêu, nhiệm vụ của giáo viên trong trường là làm cho học sinh được hưởng thụ một nền giáo dục tốt đẹp .

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Việc duy trì sĩ số lớp ở trường học cơ sở là một chủ trương lớn của ngành giáo dục nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng các cấp, đây là giải pháp có tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng những tài năng của đất nước.

Vì chỉ trên cơ sở của sự phát triển phong phú, hài hồ có tính tồn diện của nhân cách thì tài năng con người mới có điều kiện nảy nở và phát triển một cách cơ bản và bền vững. Ở trường các thầy cơ giáo có tâm huyết, có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi học sinh sẽ được phát triển theo khả năng của mình để đạt chất lượng cao, để trở thành học sinh giỏi và là tiền đề cơ bản để trẻ em tiếp tục phát triển và xuất hiện những tài năng sau này, các em sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước. Xã Đơng Hiệp nhiều gia đình kinh tế cịn khó khăn, các em thì chưa xác định được việc học là quan trọng, dẫn đến bỏ học nhiều, với bản thân là một giáo viên chủ nhiệm tơi ln trăn trở về vấn đề này.

Chính vì vậy nên tơi đã suy nghĩ làm thế nào để hạn chế việc bỏ học của các em và tơi đã quyết tâm tìm mọi biện pháp để duy trì sĩ số học sinh ở Lớp 6A1 - Trường Trung học cơ sở Đơng Hiệp.

Xuất phát từ lí do và thực tiễn trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp trong cơng tác duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm lớp 6A1” nhằm góp phần cùng nhà trường duy trì sĩ số học sinh một cách tồn diện và có hiệu quả cao.

Trường Trung học cơ sở Đông Hiệp cán bộ giáo viên, nhân viên rất năng nổ nhiệt tình có tâm huyết với nghề. Trình độ đạt chuẩn 100%.

Địa bàn xã Đơng Hiệp hằng năm số lượng học sinh bỏ học khá nhiều, cụ thể năm học 2020-2021 Trường Trung học cơ sở Đơng Hiệp có: 6 em học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ: 1,63 %. Tỷ lệ học sinh bỏ học nhiều như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đào tạo của nhà trường. Qua nhiều năm chủ nhiệm, năm nào lớp tơi chủ nhiệm cũng có giảm sĩ số, tôi suy nghĩ rất nhiều: làm thế nào mà duy trì được sĩ số học sinh.

- Trường Trung học cơ sở Đông Hiệp là trường vùng ven của huyện Cờ Đỏ, dân cư sống phân tán theo kênh rạch, nên việc xây dựng nề nếp, quản lý học sinh cịn gặp nhiều khó khăn. Đa số các em chưa xác định được việc học là quan trọng. Điều kiện kinh tế gia đình học sinh cịn thiếu thốn. Đa số phụ huynh học sinh lại không biết kèm con em khi ở nhà.

- Hiện tại học sinh của trường có nhiều hồn cảnh khác nhau:

+ Học sinh thuộc gia đình nghèo, những học sinh này thường mặc cảm, tự ti về hoàn cảnh, tự cho thân phận của mình khơng bằng bạn bè, tự tách biệt khỏi tập thể, các em luôn cảm thấy lịng tự trọng bị tổn thương, bắt đầu có hiện tượng quậy phá.

+ Có một số em học lực yếu, tiếp thu bài cũng chậm đâm ra chán nản và hay nói chuyện quậy phá trong giờ học, làm ảnh hưởng cả lớp.

+ Học sinh thuộc gia đình thiếu bố (mẹ) hoặc thiếu cả bố lẫn mẹ tức là bố mẹ ly hôn hoặc bố mẹ hay cãi nhau. Các em này thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, hờn giận, đánh nhau, tự ti, lúc nào cũng mặc cảm, tự cho mình thua kém và tự xa lánh bạn bè dẫn đến hay đánh nhau, bỏ học đi chơi.

+ Học sinh thuộc gia đình có mức kinh tế trung bình, nhưng bố mẹ ít quan tâm đến con cái, lo kiếm sống, suốt ngày để các em lêu lổng, không quản lý giờ giấc. Số học sinh này rất tự do, hay quậy phá, học ít chơi nhiều, hay trốn học, thường nói dối

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

cha mẹ, thầy cô, hay cãi lại người lớn, không biết nghe lời, ít có lịng tự trọng và thích là bỏ học.

+ Học sinh thuộc gia đình khá giả, có của, được cha mẹ nng chiều, muốn gì được nấy, hay dỗi, thích thì học khơng thích thì thơi, đơi lúc còn tỏ ra khoe khoang coi thường bạn bè.

- Qua khảo sát thực tế lớp 6A1 Trường Trung học cơ sở Đơng Hiệp đầu năm có 33 học sinh.

- Về hồn cảnh gia đình: Đa số học sinh có hồn cảnh khó khăn, cha mẹ làm thuê, làm mướn, đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con nhiều, các em đa số ở ông bà,...

Tôi rà sốt và chú trọng những học sinh có nguy cơ bỏ học, tìm hiểu hồn cảnh sống của gia đình, cơng việc thường ngày học sinh phải làm ở nhà,... Qua tìm hiểu và thống kê, tơi quan đến những trường hợp sau:

1. Em Nguyễn Đức Duy: Cha mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà đã lớn tuổi, thiếu sự quan tâm của cha mẹ.

2. Em Nguyễn Minh Nhớ: Gia đình khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, ở với ơng bà nội, ít được sự quan tâm của gia đình.

3. Em Nguyễn Thành Thân: Cha mẹ bỏ nhau, mỗi người có gia đình riêng, nên em ở với ơng bà nội, thiếu tình cảm của cha mẹ.

<b>2. Những biện pháp thực hiện</b>

Trước thực trạng nguy cơ học sinh bỏ học ở lớp 6A1, tôi thử nghiệm nhiều biện pháp:

<b>2.1. Nắm số điện thoại của từng phụ huynh học sinh, kết bạn Zalo </b>

<b>Trong năm học này do tình hình dịch bệnh phải học trực tuyến ở học kì I, ngay</b>

từ khi nhận lớp tôi xin số điện thoại của từng phụ huynh học sinh qua giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học, do đây là lớp đầu cấp, những em nào không có số điện thoại thì nhờ Trưởng ấp xin dùm. Sau đó tạo nhóm lớp để trao đổi hình thức học tập qua Meet, Zoom,... để phụ huynh theo dõi q trình học tập của các em.

<b>2.2. Nắm hồn cảnh, đặc điểm gia đình từng học sinh, chất lượng học tập và hạnhkiểm năm trước</b>

Trước khi tập trung học sinh, tơi đã có danh sách trích ngang ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; hoàn cảnh sinh sống của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hồn cảnh đủ ăn? Bao nhiêu em hộ khó khăn? Bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? Cơng việc thường ngày của học sinh ở nhà? Sau đó tơi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hồn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học qua giáo viên chủ nhiệm năm trước, sau đó cho học viết lí lịch gửi qua Zalo vì năm nay do tình hình dịch bệnh các em học online.

Về hồn cảnh gia đình: đa số học sinh có hồn cảnh khó khăn, cha mẹ làm thuê, làm mướn, đi làm ăn xa, ít quan tâm đến con nhiều.

Việc làm này giúp tôi nắm rõ hơn hồn cảnh từng em để có biện pháp giáo dục thích hợp. Sau đó tơi theo dõi sĩ số học sinh hằng ngày, đặc biệt là những em hay vắng học rồi tìm hiểu hồn cảnh của những học sinh hay nghỉ học và những học sinh có

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nguy cơ bỏ học. Một trong những yếu tố quan trọng là tìm hiểu mơi trường và hồn cảnh sống của các em, bởi vì đó chính là cái nơi ni dưỡng và hình thành nhân cách của các em ngay từ thuở ban đầu. Để các em hình thành cho mình một hướng đi tốt nhất.

Các bước tiến hành như sau :

- Tìm hiểu qua phiếu thông tin (điều tra sơ yếu lý lịch), phiếu thơng tin này ngồi những thơng tin cơ bản: Họ tên bố, mẹ; địa chỉ; thêm cả hoàn cảnh sống; gia đình em đó có mấy người; em ấy là con thứ mấy; sở thích của em, thường chơi với bạn như thế nào.

- Tìm hiểu hồn cảnh học sinh trực tiếp bằng cách: đến tại gia đình các em, tiếp xúc với bố mẹ các em để biết cụ thể hoàn cảnh của những học sinh này và trao đổi tình hình học tập của những học sinh đó.

- Tìm hiểu tính cách các em qua bạn bè trong lớp.

- Tôi theo dõi, thấy những học sinh nào nghỉ học từ 2 buổi trở lên, tơi đến ngay gia đình để tìm hiểu hồn cảnh của các em, rồi kết hợp với cán bộ xã đến nhà vận động các em đi học lại. Lập danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học báo ngay với Ban lãnh đạo nhà trường.

<b> Đồng thời tôi đưa ra biện pháp giáo dục, gần gũi, an ủi động viên và khích lệ kịp</b>

thời những kết quả đạt được, dù những ưu điểm nhỏ nhất qua kết bạn Zalo và khi học trực tiếp trở lại.

Phân công học sinh khá, giỏi kèm cặp. Những học sinh được phân công giúp bạn điều chỉnh giờ học cho phù hợp, giảng bài cho bạn, học cùng bạn và trong lớp nhắc nhở động viên và kiểm tra vở ghi chép của các bạn khi học trực tiếp.

<b> 2.3. Yêu cầu người giáo viên làm công tác chủ nhiệm</b>

- Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng và trình độ giác ngộ cách mạng cao. - Có uy tín - đạo đức tốt.

- Có tầm hiểu biết rộng.

- Có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề. - Thương yêu và tôn trọng học sinh. - Có năng lực tổ chức.

<b>2.4. Thường xuyên liên lạc với Phụ huynh học sinh của lớp</b>

- Tôi thường xuyên liên lạc tìm hiểu về gia đình của các em, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để tìm hiểu tại sao các em hay quậy phá, khơng chịu học, để có cách giúp đỡ, giáo dục tốt các em. Phụ huynh là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm.

- Thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: Đến nhà thăm hỏi, điện thoại, họp phụ huynh học sinh, gửi phiếu liên lạc cho phụ huynh,…

- Ví dụ:

+ Trong năm học ít đến nhà học sinh một lần để thăm hỏi, tìm hiểu hồn cảnh gia đình các em để có cách giúp đỡ các em,…

+ Nếu học sinh nghỉ học mà khơng xin phép thì phải gọi điện thoại hỏi thăm lí do các em nghỉ học,…

<b>2.5. Liên lạc với Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp</b>

Sau khi có số điện thoại của từng phụ huynh, tơi lập nhóm Zalo và họp Phụ huynh học sinh qua Meet lần họp đầu năm, Phụ huynh lớp đã bầu ra Chi hội Phụ huynh học sinh của lớp. Chi hội đứng ra vận động mạnh thường quân giúp đỡ học sinh nghèo ở lớp tôi như: tập, sách, quần áo…; Cùng tơi tìm đến nhà gia đình những học

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

sinh vắng không phép, vận động các em trở lại lớp. Đây là cánh tay đắc lực, hỗ trợ cho tôi trong công tác chủ nhiệm.

<b>2.6. Giúp đỡ học sinh có hồn cảnh khó khăn</b>

Nắm được một số em có hồn cảnh nghèo đặc biệt (mồ cơi cha hoặc mẹ), tơi rà sốt lại xem em nào còn thiếu đồ dùng học tập,… tơi đăng kí cho các em được nhận dụng cụ do nhà trường hỗ trợ.

- Em Nguyễn Hữu Thịnh thiếu sách và xin nhà trường hỗ trợ sách. - Em Trần Hồng Đình Chiểu thiếu sim, xin hỗ trợ từ viettel.

- Em Phạm Thị Ngọc Huyền khơng có dụng cụ học online, xin hỗ trợ máy tính bảng của Viettel.

- Em Nguyễn Minh Nhớ thiếu tập được hỗ trợ từ Hội cha mẹ học sinh. - Em Nguyễn Đức Duy thiếu tập được hỗ trợ từ Hội cha mẹ học sinh. - Em Nguyễn Thành Thân hỗ trợ quần áo vận động Hội cha mẹ học sinh.

Như đầu năm nay học trực tuyến nên có một số em khó khăn khơng có điều kiện học, tôi lập danh sách hỗ trợ sim và máy tính bảng cho học để các em tham gia học đầy đủ

<b>2.7. Gặp gỡ những gia đình học sinh tự ý bỏ học</b>

Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học như em Nguyễn Đức Duy, Nguyễn Minh Nhớ (vì cha mẹ đi làm khơng có ở nhà), hết giờ dạy, tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục.

<b>2.8. Truy bài đầu giờ</b>

- Mỗi ngày bước vào lớp tơi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy đủ là lịng tơi rất vui.

- Trong q trình học Online tơi nhắc các em học trước 15 phút và nắm sĩ số lớp qua báo cáo của Ban cán sự lớp.

- Nếu vào truy bài đầu giờ mà có học sinh vắng khơng phép thì liên hệ ngay với phụ huynh để biết lý do mà có biện pháp khắc phục.

- Trong quá trình học trực tuyến tơi cũng theo q trình tham gia học của các em, lí do vắng liên hệ trao đổi với phụ huynh để các em tham gia học đầy đủ.

<b>2.9. Những hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong năm học</b>

- Thực hiện các loại sổ theo quy định của ngành: Sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm sổ theo dõi đạo đức học sinh,…

- Tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần, hoạt động giáo dục trải nghiệm hướng nghiệp, xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch thi đua, bám lớp 15 phút đầu giờ,…

- Kết hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ mơn, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các ban ngành đồn thể địa phương trong cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

- Nhận xét, đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực cho học sinh, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh.

<b>2.10. Phổ biến nội quy</b>

- Đầu năm tôi cho học sinh chép nội quy của trường của lớp, phổ biến thông tư 22 cho học sinh biết về cách xếp loại học lực, hạnh kiểm.

- Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy nhà

<i>trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ họcphải có lí do và được cha mẹ xin phép, không vi phạm nội qui của trường của lớp. Tổ</i>

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hằng ngày theo dõi, nhắc nhở.

<b>2.11. Xây dựng ban cán sự lớp với tinh thần tự quản, ý thức trách nhiệm cao</b>

- Đây là bộ máy thay thế giáo viên chủ nhiệm.

- Lựa chọn những em có năng lực và được tập thể tín nhiệm.

- Báo cáo trung thực những diễn biến xảy ra hằng ngày cho giáo viên chủ nhiệm. - Làm việc đúng lề lối quy định, đúng vị trí các chức danh.

- Ví dụ:

+ Lớp trưởng là học sinh khá giỏi, đạo đức tốt, được cả lớp bầu chọn.

+ Lớp trưởng hằng ngày theo dõi tình hình lớp như: Sĩ số, học sinh vi phạm, …

<b>2.12. Xây dựng tập thể hưởng ứng tham gia các cuộc vận động “Học tập và làmtheo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Trường học thân thiện học sinh tíchcực”,…</b>

- Gần gũi, thương yêu, trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích của học sinh, giúp các em nêu ra “Điều em muốn nói”.

- Tạo môi trường thân thiện để các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

- Khiêu gợi và từng bước phát huy tinh thần làm chủ tập thể của học sinh, cùng thi đua giúp đỡ lẫn nhau.

- Biết động viên thăm hỏi kịp thời khi bạn đau ốm, hay gặp khó khăn, hoạn nạn. - Ví dụ: Học sinh kể những mẫu chuyện về “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, hoặc những mẫu chuyện về sự đồn kết, có tinh thần yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, …

<b>2.13. Phối hợp tốt ba môi trường giáo dục</b>

- Liện hệ, trao đổi với giáo viên bộ mơn, về tình hình đạo đức, nề nếp, chất lượng của lớp, để phối hợp giáo dục kịp thời.

- Trao đổi tình hình với giám thị, tổng phụ trách, tranh thủ sự giáo dục chung của trường.

- Trao đổi với Cha mẹ học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mà giáo viên chủ nhiệm cần tìm hiểu.

<b>2.14. Sinh hoạt lớp chủ nhiệm</b>

- Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui.

- Đối với những mặt học sinh cịn hạn chế, tơi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.

- Ngồi ra tơi cịn nêu gương các em học sinh những năm trước dù đầu năm cịn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã đạt loại Khá, Giỏi để củng cố lòng tin nơi các em.

<b>2.15. Giáo dục lồng ghép, tích hợp qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm và tiết hoạt độngtrải nghiệm hướng nghiệp để giáo viên và học sinh có cơ hội hiểu nhau hơn, biếtnghe lời hơn</b>

- Tiết sinh hoạt chủ nhiệm giáo dục cho các em tính trung thực, tính xuyên năng trong học tập và trong lao động, giáo dục được các em ở tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và đối với tập thể lớp,…

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Tiết hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp giáo dục cho các em trưởng thành hơn trong cách ứng xử với người xung quanh, rèn luyện được khiếu thẩm mỹ, một số kĩ năng sống, giáo dục được truyền thống dân tộc, bản sắc dân tộc tình yêu quê hương đất nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,…

<b>2.16. Nhiệt tình, linh động trong công việc, công bằng với học sinh, khen thưởngvà phê bình kịp thời</b>

- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp thời về tình hình đạo đức của học sinh.

- Một năm học giáo viên chủ nhiệm đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thơng tin, thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.

- Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả.

- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với Cha mẹ học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.

- Cuối tuần khen thưởng, xử lý kịp thời, dù chỉ những tiến bộ chậm chạp.

- Ln có lịng vị tha đối với các em, bỏ qua những lỗi lầm, để tạo niềm tin và tạo cơ hội tiến bộ.

- Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trao dồi đạo

<b>đức nhà giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. 2.17. Thành lập Đôi bạn cùng tiến</b>

- Sau khi nắm được sức học của từng em, tôi phát động phong trào đôi bạn cùng tiến để các em phấn đấu trong học tập, quan tâm lẫn nhau. Tôi phân công một em giỏi hoặc khá kèm cho các em yếu hoặc trung bình và sắp xếp cho 2 em ngồi cùng một bàn. Tôi hướng dẫn cho em giỏi, khá cách kèm bạn học. Nhắc nhở bạn học bài, xem lại bài; trao đổi kinh nghiệm học tập; cách học bài dễ thuộc; cách vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập; hướng dẫn bạn làm bài tập hoặc củng cố kiến thức mà bạn chưa hiểu, chữa bài tập vào thời gian 15 phút đầu giờ,…

- Bản thân tôi đầu giờ cũng vào lớp sớm để kiểm tra tập vở, bài làm ở nhà của học sinh; xem cách thực hiện của đôi bạn học tập như thế nào để có những điều chỉnh cho phù hợp hơn.

- Qua việc làm trên, tơi thấy tình cảm giữa cơ trị đã gắn bó nhau hơn. Những em cá biệt đó cũng có bước tiến bộ về học tập. Từ đó các em ngày càng tiến bộ hơn, đồng thời các em cũng có sự tiến bộ rõ hơn về hạnh kiểm là khơng cịn vi phạm nữa.

<b>* Kết quả</b>

Sau khi tiến hành đồng bộ các biện pháp này vào thực nghiệm, lớp tôi duy trì sĩ số ở học kì I đến hiện nay đạt được kết quả như sau:

Năm học

<b>3. Tính hiệu quả của sáng kiến</b>

Sáng kiến này giúp tôi thấy được trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm: - Phải thật sự yêu nghề, gần gũi, yêu thương học sinh; hiểu biết tâm tư nguyện vọng của học sinh; xem học sinh như người thân trong gia đình.

- Phải nhạy bén trong mọi tình huống và xử lí tình huống đúng lúc, kịp thời.

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Phải kiên trì, nhẫn nại và chịu khó thì mới khơng bó tay trước mọi thử thách. - Thường xuyên liên hệ với phụ huynh học sinh để có được sự hỗ trợ kịp thời. - Phải tơn trọng những thành tích dù nhỏ của học sinh để kịp thời động viên, khích lệ.

Nhờ những nội dung, biện pháp trên kết quả bước đầu mang lại là tơi duy trì được sĩ số học sinh lớp mình chủ nhiệm.

<b>C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Phạm vi áp dụng</b>

Sáng kiến này được áp dụng tại lớp 6A1 trường Trung học cơ sở Đông Hiệp

<b>2. Điều kiện áp dụng và được triển khai nhân rộng</b>

Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy việc thực hiện duy trì sĩ số học sinh là trách nhiệm của mình. Đây là vấn đề để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị công nhân viên chức hàng năm mà nhà trường đã đề ra để hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm về cơng tác duy trì sĩ số là đề tài khơng mới, tuy nhiên có những kinh nghiệm đã đi vào lối mòn hoặc thụ động đã được lập đi lập lại, cho nên bản thân dù thực hiện đề tài cũ nhưng mong muốn có những nét mới, có những hiệu quả thiết thực hơn trong tình hình hiện nay, cần phải làm tốt cơng tác này.

Để cơng tác duy trì sĩ số học sinh đạt hiệu quả, người giáo viên chủ nhiệm cần phải có tâm đối với mọi học sinh, phải hiểu hoàn cảnh từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ham thích học tập, yêu mến thầy cơ, thích bạn bè. Việc chống lưu ban, bỏ học góp phần nâng cao dân trí là nền tảng ban đầu để đào tạo con người mới phát triển về mọi mặt, tham gia vào việc thực hiện xây dựng nước nhà ngày càng giàu mạnh.

Để thực hiện tốt cơng tác duy trì sĩ số ở trường Trung học cơ sở Đông Hiệp, bên cạnh sự cố gắng của bản thân cịn phải có sự hỗ trợ và kết hợp của nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội.

Những vấn đề chúng tơi vừa trình bày đã và đang là một trong những bức xúc lớn, được sự đồng thuận của đông đảo các cán bộ quản lý giáo dục, các thầy cô giáo. Chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm cùng chia sẻ của đông đảo các bạn đồng nghiệp.

Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một lớp ở trường Trung học cơ sở Đơng Hiệp nên có nhiều vấn đề chưa được nhìn nhận một cách tồn diện. Một số phân tích có thể phiến diện khơng bao qt tồn cục của vấn đề, các giải pháp đưa ra chưa thể vận dụng hoàn hảo được trong các trường Trung học cơ sở hiện nay, nhưng tơi tin rằng ít nhiều đề tài này cũng giúp cho các nhà quản lí thấy được thực trạng của học sinh bỏ học hiện nay, để định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới nhằm góp phần thành cơng vào cơng tác duy trì sĩ số.

Sáng kiến này tôi đã áp dụng tại đơn vị trong thời gian qua và đã mang lại kết quả khả quan đó là những nội dung, biện pháp rất thiết thực góp phần nâng cao chất lượng duy trì sĩ số lớp chủ nhiệm 6A1 và trong trường Trung học cơ sở Đơng Hiệp, đồng thời áp dụng trong tồn huyện để duy trì sĩ số lớp đạt kết quả cao.

<i> </i>

<i> </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i> Đông Hiệp, ngày 15 tháng 04 năm 2022 Người viết</i>

<b> PHAN THỊ XUÂN TƯƠI</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Luật giáo dục.

2. Các tài liệu có liên quan đến cơng tác giáo duy trì sĩ số, Nghị quyết Hội nghị cán bộ công chức năm học 2021 – 2022 của trường Trung học cơ sở Đông Hiệp.

3. Thông tư số 22/2021 BGDĐT về đánh giá học sinh THCS.

<i> </i>

</div>

×