Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 25 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2023 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC </b>
<b>I.Đặt vấn đề và nghiên cứu. 1.Đặt vấn đề. </b>
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng, rừng tham gia vào q trình điều hồ khí hậu, đảm bảo chu chuyển oxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mịn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm khơng khí. Vấn đề quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam. Một trong những địi hỏi để thực hiện thành cơng nhiệm vụ này là phải có những cơ chế thích hợp thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành và áp dụng nhiều chính sách có tác động mạnh đến đời sống của nhân dân như: giao đất lâm nghiệp khoán quản lý bảo vệ rừng quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy chế hưởng lợi...Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng thu hẹp đó là: áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh,nghèo đói hồn cảnh kinh tế khó khăn, người dân sinh kế chủ yếu dựa vào khai thác tài ngun rừng, trình độ dân trí vùng sâu vùng xa còn thấp, kiến thức bản địa chưa được phát huy, hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa phát triển, chính sách Nhà nước về quản lý rừng cộng đồng còn nhiều bất cập, cơ cấu xã hội truyền thống có nhiều thay đổi. Hiện trạng này đang đặt ra một vấn đề là trong khi xây dựng các quy định về quản lý bảo vệ rừng trên phạm vi cả nước, phải nghiên cứu và tính tốn nhu cầu thực tế chính đáng của người dân mới có thể đảm bảo tính khả thi của các quy định, đồng thời bảo đảm cho rừng không bị khai thác lợi dụng quá mức, ảnh hưởng xấu đến chức năng của rừng tự nhiên.
<b>2.Lý do chọn đề tài. </b>
Rừng Tây Nguyên từ lâu đã được ví như “lá phổi” xanh của vùng và khu vực lần cạn vì mang lại giá trị sinh học cao, chiếm vị trí quan trọng trong mơi trường sinh thái, bên cạnh đó là chức năng bảo vệ nguồn nước và điều tiết khí hậu. Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng rừng ở khu vực Tây Nguyên suy thoái mạnh thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều người. Chúng ta đều biết mất tài nguyên rừng là nguyên nhân lớn nhất gây nên biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu ứng nhà kính, lũ lụt, mất cân bằng sinh thái,... đe doạ đến môi trường sống trên Trái Đất. Với mục đích nhìn nhận được ngun nhân và đề xuất các giải pháp thích hợp, nhóm chúng em đã quyết định chọn “Những hậu quả của việc khai phá rừng của vùng Tây Nguyên - Việt Nam” để làm đề tài cho bài tiểu này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>II.Giới thiệu chung. 1.Rừng là gì, các loại rừng ở Việt Nam. </b>
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố mơi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số lồi cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được nhưng nếu sử dụng không hợp lý tài nguyên rừng có thể bị suy thối khơng thể tái tạo lại. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và khơng khí. Tài ngun rừng có vai trị rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác.
Phân loại rừng Việt Nam:
Rừng đặc dụng: chủ yếu dùng để bảo tồn hệ sinh thái, bảo tồn di tích văn hố – lịch sử, dùng trong mục đích nghiên cứu khoa học hoặc cung cấp các dịch vụ tham quan (trừ những phân khu đặc biệt). Có thể thấy như các vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên,…
Rừng phịng hộ: mục đích chính là để bảo vệ nguồn nước và đất, hạn chế xói mịn đất, phịng chống thiên tai như bão lũ, góp phần bảo vệ mơi trường và điều hồ khí hậu…
Rừng sản xuất: loại rừng dùng cho sản xuất và kinh doanh lâm sản kết hợp với cung cấp dịch vụ môi trường rừng như khu dã ngoại, khu du lịch sinh thái,…
<b>2. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên vùng Tây Nguyên. </b>
<i>a.Vị trí địa lý: </i>
Khu vực Tây Ngun có phía Đơng giáp với Dun hải Nam Trung Bộ và phía Nam tiếp giáp Đơng Nam Bộ, đây là vùng kinh tế lớn và năng động của cả nước. Các vị trí quan trọng về quốc phịng ở phía Tây của Tây Nguyên tiếp giáp với hạ Lào và Đông Bắc Campuchia (ngã ba Đông Dương) tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng buôn bán xuất khẩu. Với diện tích 54,7 nghìn km2, chiếm 16,5% tổng diện tích quốc gia. Gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng
Tây Nguyên giao lưu kinh tế với các vùng trong nước chủ yếu thông qua các tuyến đường bộ cắt ngang cao nguyên. Các tuyến đường quốc lộ 19, quốc lộ 24,… nối với các thành phố và thị xã ven viển vùng Nam Trung Bộ, nối với vùng Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh) bằng các tuyến đường quốc lộ 14, quốc lộ 20,…
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i>Hình 1: Lược đồ Tây Nguyên b.Đặc điểm tự nhiên. </i>
Địa hình và đất: Vùng có địa hình gồm những cao ngun xếp tầng rộng lớn cùng bề mặt tương đối bằng phẳng. Đất badan màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây côngnghiệp lớn của vùng.
Khí hậu: Kiểu khí hậu cận xích đạo, được chia làm 2 mùa rõ rệt và phân hoá theo độ cao nên có thể trồng được nhiều loại cây như cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su,…) và các loại cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,…)
Sơng ngịi: Là nơi bắt nguồn của nhiều con sơng lớn chảy về các vùng lân cận, có thể cung cấp nguồn nước cho sản xuất và mang lại giá trị thuỷ lợi cao như sông Xêxan, sơng Đồng Nai,…
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Rừng: Có diện tích lên đến gần 3 triệu ha, mang lại giá trị lâm sản lớn vì trong rừng có nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật,…). Bên cạnh đó là các lồi chim/thú q như voi, bị tót, gấu,…
Khống sản: Nhiều và có giá trị lớn nhất cả nước là bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn giúp phát triển công nghiệp.
<b>3. Thực trạng khai thác rừng ở Việt Nam và Tây Nguyên </b>
<i>a. Thực trạng khai thác rừng ở Việt Nam </i>
Theo công bố hiện trạng rừng tồn quốc năm 2021 thì diện tích đất có rừng bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.745.201 ha; trong đó, rừng tự nhiên là 10.171.757 ha; rừng trồng là 4.573.444 ha. Diện tích đất có rừng đủ tiêu chuẩn để tính tỉ lệ che phủ toàn quốc là 13.923.108 ha, tỉ lệ che phủ là 42,02%.
Hiện nay việc khai thác rừng quá mức đã làm cho rừng ở nước ta suy giảm nghiêm trọng. Bình quân mỗi năm nước ta suy giảm khoảng 2.500 ha rừng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2021, cả nước phát hiện 2.653 vụ vi phạm các quy định về bảo vệ rừng, giảm 13% so với năm 2020. Diện tích rừng bị thiệt hại là 1.229 ha, tăng 527 ha. Qua đây cho thấy, diện tích rừng bị thiệt hại đã có giảm so với những năm trước đây nhưng mỗi năm vẫn có hàng nghìn hecta biến mất.
<i>b. Thực trạng khai thác rừng ở Tây Nguyên </i>
Rừng tự nhiên Tây Nguyên là một trong những địa điểm du lịch được yêu thích nhất, với gần 3 triệu ha rừng và đóng vai trị quan trọng trong cơng việc bảo vệ đa dạng sinh học. Ngồi ra, rừng cònlà nguồn tài nguyên quý giá cho ngành lâm nghiệp và sản xuất gỗ. Tây Nguyên đang chú trọng việc phát triển bền vững và bảo vệ rừng nhiệt đới là một trong những mục tiêu quan trọng của khu vực.
Rừng Tây Nguyên đa dạng các hệ sinh thái và loài thành phần, nguồn gen tự nhiên phong phú của các loài động vật thực vật, đặc biệt là các loài bản địa, đặc hữu, có giá trị quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên sinh vật rừng mang lại giá trị trực tiếp và gián tiếp cho con người, điều càng cho thấy rừng Tây Ngun khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng về kinh tế mà cịn có ý nghĩa sinh thái. Rừng ở Tây Nguyên thuộc địa lưu trữ của 4 hệ thống sông lớn là sông Xêxan, sông Ba, sơng Srepok và sơng Đồng Nai nên có vai trò lớn trong việc bảo vệ dòng chảy của sông.
Tác động của rừng không chỉ giới hạn trong phạm vi vùng mà còn liên quan trực tiếp đến các vùng lân cận như Duyên hải TrungNam, Đông Nam Bộ. Gắn bó lâu đời với rừng Tây Nguyên là các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa như Xê Đăng, Giẻ Triêng, R'Mam, M'Nam, J'rai, Ba Na, Ê Đê, M'Nông, K'Ho và các dân tộc khác. Với việc nhập cư tự làm và có kế hoạch trong hơn 30 năm qua đã góp phần tạo nên sự đa dạng về các yếu tố
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">xã hội ở Tây Nguyên. Thành phần dân tộc phong phú, văn hóa, kinh nghiệm bản địa là một khía cạnh làm đa dạng thêm kho tàng tri thức sinh thái địa phương trong công việc sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế và đời sống. Nhưng mặt khác, điều này cũng tác động ngược lại đến tài nguyên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng.
5 tỉnh khu vực Tây Ngun hiện có tổng diện tích tự nhiên hơn 5,4 triệu ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước. Theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2020, tồn khu vực Tây Ngun có hơn 2.526.205 ha, trong đó rừng tự nhiên là 2.179.794 ha, rừng trồng mới là 382.411 ha. Trong vòng 15 năm (2005-2020), diện tích rừng tự nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên đã giảm từ 2,83 triệu hecta xuống cịn 2,18 triệu hecta trong khi các loại cây nơng nghiệp lại tăng mạnh.
<i>Hình 2: Độ che phủ của rừng Tây Nguyên qua từng năm </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>III. Các hậu quả của khai thác rừng ở Tây Nguyên 1.Hậu quả đồi với tự nhiên </b>
<i>a.Diện tích rừng tự nhiên bị giảm: </i>
Ở khu vực Tây Nguyên, nơi tập trung các cộng đồng người dân tộc thiểu số có sinh kế phụ thuộc vào rừng, diện tích rừng giảm 312.416 ha, độ tàn che giảm 5,8% và trữ lượng rừng giảm 25,5 triệu m3, tương đương gần 8% tổng dự trữ rừng quốc gia.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2010, tồn vùng Tây Ngun có 2.747.118ha đất có rừng; trong đó 2.526.804 ha rừng tự nhiên; tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 52,39%. Báo cáo mới đây của Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trong năm 2021, rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên tiếp tục giảm hơn 12 nghìn héc-ta. Đáng nói, khơng chỉ giảm về diện tích mà rừng Tây Ngun cịn suy giảm về trữ lượng. Đến thời điểm hiện nay, hơn 70% diện tích rừng tự nhiên ở khu vực này là rừng nghèo kiệt; rừng trung bình và rừng giàu chỉ còn gần 30%, tập trung ở các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn!”.
<i>Hình 3: Tổng diện tích rừng của Tây Ngun qua các năm. </i>
Trong năm 2019, diện tích rừng tự nhiên của Tây Nguyên giảm đến gần 16.000ha, làm giảm 0,09% độ che phủ của khu vực. Trong đó Đắk Lắk là tỉnh có diện tích rừng bị mất nhiều nhất với khoảng 11.400ha.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Đến năm 2020, diện tích đất có rừng tồn vùng 2.574.253 ha; trong đó rừng tự nhiên 2.115.473 ha; tỷ lệ độ che phủ rừng 46,41%. Như vậy, trong vòng 10 năm tính từ năm 2010, diện tích rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên giảm 411.331 ha, bình quân mỗi năm giảm 41,1 nghìn héc-ta; kéo theo tỷ lệ độ che phủ rừng giảm 5,98%. Trong đó, các tỉnh có tỷ lệ độ che phủ rừng thấp như Đắc Nông đạt 38,06%; Đắc Lắc đạt 38,75%.
Báo cáo mới đây của Chi cục Kiểm lâm vùng IV, trong năm 2021, rừng tự nhiên vùng Tây Nguyên tiếp tục giảm hơn 12 nghìn héc-ta. Đáng nói, khơng chỉ giảm về diện tích mà rừng Tây Nguyên còn suy giảm về trữ lượng. Đến thời điểm hiện nay, hơn 70% diện tích rừng tự nhiên ở khu vực này là rừng nghèo kiệt; rừng trung bình và rừng giàu chỉ còn gần 30%, tập trung ở các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ đầu nguồn!”.
Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Việc khai phá rừng bừa bãi làm mất đi môi trường sống của các loài động thực vật, dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học. Điều này có tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên
Sau hơn 30 năm, rừng các tỉnh Tây Nguyên bị khai thác quá mức, diện tích bị thu hẹp nhanh, độ che phủ rừng và chất lượng của rừng giảm. Hầu hết các khu rừng đều biến đổi và tính đa dạng sinh học bị suy giảm đáng kể.
Một số ví dụ cụ thể như: Loại bị xám là động vật cực kỳ quý chỉ có với số lượng ít ỏi ở Đơng Dương. Trước đây loại động vật này sống phổ biến trong rừng Yor Đôn (Đắk Lắk) và Chư Mom Ray (Kon Tum) nhưng ngày nay khơng cịn.
<i>Hình 4: Bị xám </i>
Loại heo vịi sau ngày giải phóng vẫn thấy xuất hiện tại khu rừng Chư Mom Ray, nhưng đến nay đã bị tuyệt chủng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12"><i>Hình 5: Heo vòi </i>
Nai Cà tong trước đây sống khá phổ biến ở nhiều khu rừng, nay cũng biến mất khỏi Gia Lai và Kon Tum. Ở Đắk Lắc nai Cà tong chỉ cịn số cá thể rất ít và số phận của loài động vật này đang tiếp tục bị đe dọa và cũng có nguy cơ bị tuyệt chủng.Tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Ea Sơ (Đắk Lắk) đang tồn tại một số ít cá thể hươu đầm lầy, nhưng do tác động của con người, loại động vật quý hiếm này đã bị tuyệt chủng.
<i>Hình 6: Nai cà tong </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Do đó sự suy giảm đa dạng sinh học sẽ ảnh hưởng rất lớn môi trường xung quanh làm dẫn tới mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người, đe dọa sự phát triển bền vững của trái đất. Mặt khác sinh vật và hệ sinh thái là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, công cụ, nhiên liệu… Do vậy khi hệ sinh thái bị suy thoái sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực làm cho con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo, suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>Hình 7: Sự suy giảm của đa dạng sinh học </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>c. Khai thác rừng làm suy thoái đất ở Tây Nguyên </i>
Với thực trạng khai thác rừng đang diễn ra ngày càng nhiều ở Tây Nguyên, suy thoái đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Những bìa rừng với cây cối um tùm, thảm thực vật đa dạng, đất đai màu mỡ dần biến mất và thay vào đó là những mảnh đất với bị phá hoại cây cối, đất đai trở nên khô cằn và trông thiếu sức sống.
Việc phá hoại rừng ở Tây Nguyên diễn ra nhanh chóng cũng làm cho độ ẩm ở trong đất giảm, các vi sinh vật có lợi trong đất mất theo. Đây cũng là lý do khiến đất canh tác dễ bạc màu, xói mịn. Thậm chí một số vùng đất cịn có biểu hiện của sự sa mạc hóa, hạn hán quanh năm, cây không không thể phát triển.
Là một trong 9 vùng sinh thái trên đất liền của nước ta, Tây Nguyên có quỹ đất trồng trọt màu mỡ, rộng lớn. Tuy nhiên vài năm trở lại đất rừng ở đây đang bị suy thoái nghiêm trọn từ việc khai thác rừng. Các thảm thực vật khơng cịn sự đa dạng như trước.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lượng mưa phong phú, tập trung nên độ phì nhiêu của đất ở Tây Nguyên phụ thuộc lớn vào thảm phủ thực vật đặc biệt là rừng tự nhiên. Rừng bị chặt phá làm cho đất không cịn lớp phủ thực vật bảo vệ hoặc có thì độ che phủ kém nên đất nhanh chóng bị mất đi độ màu mỡ, các chất hữu cơ bị phân hủy, đất bị xói mịn, bạc màu dần.
<i>Hình 8: Khai thác rừng làm suy thối đất </i>
</div>