Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Nghiên cứu tối ưu hoá quá trình chiết rau đắng biển(bacopa monnieri) được trồng tại thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.25 KB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA CƠNG NGHỆ HỐ</b>

<b>---BÁO CÁO KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆPCHUN NGHÀNH CƠNG NGHỆ THỰC PHẨM</b>

<b>NGHIÊN CỨU TỐI ƯU HỐ Q TRÌNH CHIẾT RAU</b>

<i><b>ĐẮNG BIỂN(BACOPA MONNIERI) ĐƯỢC TRỒNG TẠI</b></i>

<b>THANH HOÁ</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Quang Tùng</b>

<b>Sinh viên thực hiện:Phạm Thanh Bình</b>

<b>Hà Nội: tháng 3 năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Báo cáo khố luận này được thực hiện tại Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.Với sự kính trọng và lịng biết ơn vơ cùng sâu sắc, em xin cảm ơn thầy giáo GS. Nguyễn Quang Tùng đã cho em cơ hội được thực tập tại Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KH& CN Việt Nam.

Em xin trân trọng gửi đến thầy Nguyễn Quang Tùng và thầy Trần Quốc Toàn - Người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho bài luận này lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Xin cảm ơn các anh chị thuộc Viện hoá học các hợp chất thiên nhiên - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ em hồn thành bài khố luận tốt nghiệp.

Xin cảm ơn lãnh đạo, ban giám hiện cùng tồn thể các thầy cơ giáo trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội khoa Cơng nghệ Hố đã tạo điều kiện cho em hồn thành bài khố luận tốt nghiệp.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên.

Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong cơ xem xét và góp ý để bài báo cáo của em hồn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Như chúng ta đã biết, nền thực vật của Việt Nam vốn rất đa dạng. Không chỉ giúp cân bằng bầu khơng khí, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính đây còn là tác nhân quan trọng làm phong phú nguồn thực phẩm, làm thức ăn cho con người và động vật. Đặc biệt chúng cũng là nguyên liệu trong sản xuất dược phẩm đem lại nguồn lợi lớn cho con người.

Thực vật đa dạng phong phú cả trên đất liền và dưới mơi trường nước mặn. Trong đó phải nhắc đến chính là rau đắng biển. Rau đắng biển được sử dụng rộng rãi làm nguồn thức ăn, điều chế làm thuốc chữa bệnh rất có lợi cho con người. Tuy nhiên loại cây này chưa thực sự phổ biến đối với mọi người nên vấn đề đặt ra hiện tại là làm thế nào để đưa loại cây này đến tay người tiêu dùng. Cản biến nó để nó dễ sử dụng hơn, dễ chế biến hơn,để nhiều người có thể dễ tiếp cận hơn.

Để đưa nguồn nguyên liệu này đi xa hơn người ta đã nghĩ đến việc chiết suất loại rau này. Nhưng làm sao để tối ưu hố q trình chiết tách vẫn đang là một câu hỏi. Với những gợi ý vô cùng thú vị về đề tài này của thầy cô, em

<i><b>quyết định sẽ đi sâu hơn về đề tài này. Đề tài“Nghiên cứu tối ưu hóa qtrình chiết xuất rau đắng biển (Bacopa monnieri) được trồng tại Thanh</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>Hóa” đã giúp em có nhiều hiểu biết hơn, có cơ hội thực hành và tiếp cận gần</b></i>

hơn với các thiết bị, quy trình thực nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b>1.1.1 Giới thiệu về rau đắng biển(Bacopa monnieri)</b>

<b>- Tên gọi khác: Rau sam đắng, cây ruột gà, cây ba kích.</b>

<i><b>- Tên tiếng Anh: Water Hyssop, Bacopa - Tên khoa học: Bacopa monnieri (L.) Wettst</b></i>

<i><b>- Tên đồng nghĩa: Herpetis monnieri (L.) H.B.K., Gratiola onniera </b></i>

<i>L.,Septas repens Lour.,Bramia indica Lamk</i>

<i><b>- Phân loại thực vật: Họ Hoa Mõm Chó (Scrophulariaceae)</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>- Hoa đồ rau đắng biển: </b>

<b>- Hoa thức:</b>

Ở Việt Nam: cây còn được gọi là rau sam trắng, rau sam đắng, cây ruột gà.

Đã từ lâu đời ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới rau đắng biển được sử dụng để chữa nhiều bệnh. Ngày nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu về tác dụng của rau đắng biển và ứng dụng nó để phục vụ cho cơng tác bảo vệ sức khỏe con người. [4]

<b>1.1.2 Phân bố</b>

<i>a) Trên thế giới</i>

<b>- Rau đắng biển ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các</b>

kênh mương, suối, vùng cửa sông ven biển, đầm lầy, hay những bãi biển đầy cát trắng.

<b>- Người ta tìm thấy lồi cây này ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới</b>

nhiều nước châu Á.

<b>- Rau đắng biển thường không thích hợp với khí hậu ơn đới, tuy nhiên,</b>

nó cũng được nhân giống rộng rãi tại miền Nam Hoa Kỳ và vùng Vịnh Mexico.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>- Khả năng sinh sản bằng hạt hoặc vơ tính trong một loạt các điều kiện</b>

thích hợp.

<i>b) Tại Việt Nam</i>

<b>- Rau đắng biển phân bố rộng rãi khắp các vùng đồng bằng và Trung</b>

du miền Bắc và miền Nam.

<b>- Mọc ở nơi nhiều ánh sáng, trên nền đất hay đất pha cát ẩm từ vùng</b>

thấp đến độ cao 500m.

<b>- Các tỉnh thành có nhiều rau đắng biển như: Hà Nội, Quảng Ninh,</b>

Hải Phịng, Ninh Bình, Hà Nam, Huế, Quảng Nam, Khánh Hịa, Bình Định, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ… [8]

<i>2.1.1.1. Cách trồng </i>

Cây có khả năng sống trong nước thậm chí có thể sống ở nước lợ, trồng và nhân giống do chồi hay thân, rễ mọc từ đất ra.

Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, pha cát lẫn với các loại cỏ thấp ở bờ ruộng, các bãi cỏ ẩm từ vùng thấp lên tới độ cao 500m, bãi sông, bờ kênh mương.

Mùa rau đắng mọc rộ nhất là từ tháng 3 âm lịch đến tháng 11 âm lịch, vào những ngày mưa, rau đắng biển lớn nhanh như thổi. Chọn hái rau đắng biển phải cũng chính là lúc này cây rau mới no nước và mập mạp. Hái rau đắng biển người ta cứ cầm nguyên nắm 9 mà cắt sát chân rau bỏ lại rễ.

Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, cây còn có khả năng mọc chồi khỏe kẽ lá, kể cả phần cịn sót lại sau khi cắt [6]

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.1.3 Đặc điểm</b>

<i>Thân: Thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm. Thân nhẵn, màu xanh,</i>

thân non đơi khi có màu hơi nâu đỏ, tiết diện trịn, mọng nước, có rễ ở mấu, phân nhánh nhiều, mọc đứng. Thân lá có vị đắng.

<i>Lá: Lá đơn, mọc đối, không lông, dày, mọng nước, có dạng hình muỗng hay</i>

hình trứng ngược, tà ở đầu, dài 2-2,8 cm, rộng 0,5-0,7 cm, mép nguyên, không lơng, ở 2 mặt lá có nhiều chấm lõm. Lá có màu xanh đậm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, 1 gân chính, gân phụ khơng rõ.

<i>Hoa: Hoa đơn độc, mọc ở nách lá, màu trắng hay màu tím nhạt. Hoa khơng</i>

đều, lưỡng tính .

<i>Cuống hoa: dài 2,6-5,6 cm, khơng lơng, hai lá bắc con hình dải, dài 0,6 cm, ở</i>

đỉnh cuống hoa.

<i>Bao hoa: lá đài rời, khơng đều, lá đài sau to nhất, hình trứng. </i>

<i>Lá đài: có màu xanh đậm ở mép, xanh nhạt ở bên trong và có chấm lõm ở 2</i>

mặt, tiền khai năm điểm.

<i>Cánh hoa: có lơng, dính nhau bên dưới tạo thành ống dài 0,4 cm, đáy ống</i>

màu tím nhạt hay màu trắng, tiền khai ngũ điểm hay kết lợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i>Nhị: khơng đều, 2 nhị dài phía trước, 2 nhị ngắn phía sau. Nhị sau bị trụy</i>

khơng để lại dấu vết. Nhị đính gần đáy ống tràng xen kẽ cánh hoa; chỉ nhị nhẵn, hình sợi.

<i>Bao phấn: 2 ơ, rời, xếp song song cạnh nhau, mở dọc, hướng trong, đính đáy.</i>

[3]

<b>1.1.4 Thành phần hố học</b>

Thành phần hóa học chính của rau đắng biển gồm các triterpen tự do, saponin, flavonoid, alkaloid và các phenylethanoid glycosid. Trong đó thành phần được biết đến nhiều nhất là các saponin.

<i>2.1.1.2. Saponin</i>

<i>Tính chất chung của saponin: Saponin đa số có vị đắng trừ một số như</i>

glycyrrhizin có trong Cam thảo bắc, abrusosid trong Cam thảo dây, oslandin trong cây Polypodium vulgare có vị ngọt.

Saponin tan trong nước, alcol, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3 dung mơi này để tủa saponin. Saponin có thể bị tủa bởi chì acetat, bari hydroxyd, ammoni sulfat.Saponin khó bị thẩm tích, người ta dựa vào tính chất này để tinh chế saponin trong quá trình chiết xuất. [1]

<i>Saponin trong rau đắng biển:</i>

Rau đắng biển có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, có tác dụng gia tăng tuần hoàn não, tăng cường dẫn truyền xung động ở hệ thần kinh, chống oxy hoa tế bào não, giúp cho sự tỉnh táo (alertness) và nhận thức (awareness).

Trong nhóm các saponin, thành phần hóa học có tác dụng lên hoạt động của hệ thần kinh , tác dụng hướng thần hoặc chống lại chứng mất trí nhớ là bacosid A, có tên khoa học là 3-( α-Larabinopyranosyl)-O-β-D-glucopyranoside-10,20-dihydroxy-16-keto-dammar-24-en .

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Gần đây, các nghiên cứu về bacosid A bằng phương pháp HPLC đã cho thấy bacosid A là hỗn hợp của 4 saponin được đặt tên là bacosid A3, bacosid II, một jujubogenin là đồng phân của bacopasaponin C là

chỉ khác với bacosid A ở phần đường thể hiện năng suất quay cực và có thể là một đồng phân với bacosid A. Tuy nhiên gần đây các nhà khoa học đã xác định bacosid B là một hỗn hợp các saponin có các aglycon là các jujubogenin hoặc pseudojujubogenin như: bacopasid N1, bacopasid N2, bacopasid- IV, bacopasid- V [5]

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>2.1.1.3. Alkaloid và Flavonoid </i>

Cây rau đắng biển chứa alkaloid: brahmin, có tác dụng giống strychnin nhưng ít độc tinh hơn; 3 base: B1- oxalat, p2-oxalat, B3-chloroplatinate và sterol.

Ngoài ra còn alkaloid khác là herpestin, bacosid A và B, monnierin hersaponin có tác dụng chủ yếu giống resercin và chlororomazin, acid betulic, d-marinitol, stigmastarol, B-sitosterol và stigmasterol ở trạng thái tự do.

Các alkaloid là brahmin, một lượng rất nhỏ nicotin cùng các alkaloid đơn giản khác. Các flavonoid là luteolin-7glucoside, glucuronyl-7-apigenin và

 Các dẫn chất phenyl ethanoid glycosid là monnierasid I - III và plantainosid B, 3,4-dihydroxyphenylethyl alcohol (2-O-feruloyl)-β-D-glucopyranosid và phenylethyl alcohol [5-O-p-hydroxybenzoyl-apiofuranosyl-(l→2)] β-D-glucopyranosid... [5]

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.1.5 Hoạt tính sinh học và ứng dụng</b>

a) <i>Hoạt tính an thần, giải trừ lo âu</i>

Cao rau đắng biển (chứa 25% Bacoside A) có tác dụng giải trừ lo âu tương đương với Benzodiazepam và Lorazepam. Hoạt tính này phụ thuộc vào liều lượng sử dụng, khơng gây tác dụng không mong muốn (hay quên, nhầm lẫn) như Lorazepam.

<i>b) Hoạt tính chống ơxy hóa</i>

Rau đắng biển có hoạt tính chống ơxy hóa khi thử nghiệm trên não của chuột bằng xác định hoạt tính của các Enzyme Superoxide dismutase (SOD), Catalase (CAT) và Glutathion peroxidase (GPX). Hoạt tính này có thể so sánh với Deprenyl. Tác dụng của rau đắng biển diễn ra trên toàn não bộ trong khi tác động của Deprenyl bị giới hạn.

<i>c) Tác dụng chống ung thư</i>

Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, dịch chiết cao rau đắng biển có hoạt tính diệt tế bào khi thử nghiệm trên tế bào ung thư loại Sarcoma 180. Hoạt tính này là do rau đắng biển ức chế sự tái lập DNA của các tế bào ung thư. [10]

<i>2.1.1.5. Tăng khả năng nhận thức</i>

Một trong những lợi ích đáng giá nhất của rau đắng là khả năng kích thích não bộ, đặc biệt là trí nhớ và khả năng tập trung. Từ lâu loại thảo dược đã được sử dụng trong các bài thuốc Ayurvedic của người Ấn Độ cổ đại để tăng cường sự tập trung và khả năng lưu trữ của não bộ. Một số hợp chất hữu cơ trong rau đắng giúp kích thích các phản ứng sinh hóa trong não, từ đó tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>2.1.1.6. Chống rối loạn nhận thức</i>

Rau này có khả năng làm giảm nguy cơ rối loạn nhận thức ở tuổi già, như chúng mất tri và bệnh Alzheimer. Nghiên cứu đã cho thấy rau đắng là một yếu tố kích thích cơ chế sản sinh các phản ứng sinh hóa trung hỏa mới, giảm tình trạng stress oxy hóa trong não, giúp tâm trí ln minh mẫn khi tuổi tác tăng lên.

<i>2.1.1.7. Khả năng chống viêm</i>

Khi những chiếc lá của cây rau đắng tiếp xúc với các bộ phận bị viêm của cơ thể, các hợp chất phát ra có thể làm giảm sưng và ngưng sự kích ứng, đối với tình trạng viêm trong cơ thể cũng vậy. Vì vậy rau đắng là lựa chọn lý tưởng cho những người bị viêm khớp, bệnh gút và các bệnh viêm khác.

<i>2.1.1.8. Tăng cường hệ miễn dịch</i>

Dù bạn tiêu thụ nó ở bất kỳ dạng nào: pha thành trả hay ăn lá, rau đắng đều giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch. Hàm lượng nhỏ các chất dinh dưỡng được bổ sung bởi các hợp chất chống oxy hóa giúp kéo dài thời gian hoạt động của hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh, virus hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

<i>2.1.1.9. Bệnh động kinh</i>

Lá rau đắng đã được sử dụng như một cách điều trị chứng động kinh hàng nghìn năm nay. Rau đắng được cho là có tác động tích cực đến các phản ứng trung hòa, giúp ngăn ngừa cơn động kinh, cũng như các dạng bệnh khác về thần kinh, bao gồm rối loạn lưỡng cực và chứng đau dây thần kinh.

<i>2.1.1.10. Chăm sóc sức khỏe làn đa</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Nếu bạn muốn đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và khử trùng cho da cùng một lúc, hãy thoa nước ép rau đồng hoặc tinh dầu rau đắng lên khu vực bị ảnh hưởng. Nó sẽ hạn chế việc để lại sẹo và cho bạn làn da mịn màng, khỏe mạnh nhờ các loại tinh dầu tự nhiên có trong rau đắng.

<i>2.1.1.11. Hạ đường huyết</i>

Trong một số nghiên cứu, rau đắng cho thấy mỗi liên hệ với lượng đường trong mẫu. Do đó tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của bệnh tiểu đường, rau đắng có thể làm hạ đường huyết và giúp bạn sống khỏe mạnh bình thường.

<i>2.1.1.12. Vấn đề về hệ tiêu hóa</i>

Rau đắng là loại thảo mộc có chức năng làm dịu cơ thể như một liễu thuốc an thần. Cùng với khả năng chống viêm, thảo được này thường được kê đơn trong các bài thuốc truyền thống trị bệnh loét dạ dày và hội chứng ruột kích thích. Rau đúng có thể làm giảm bớt tình trạng viêm trong ruột, ngăn ngừa hàng loạt căn bệnh tiềm ẩn về đường tiêu hóa. [7]

<i>2.1.1.13. Rau đắng biển được dùng làm rau</i>

Dùng để ăn sống: Có thể dùng riêng hoặc dùng chung với các loại rau khác. Tuy nhiên do vị đắng đậm nên rất ít người quen ăn sống. Rau đắng biển ăn với cháo nóng rất tốt.

Rau luộc: Rau đắng biển tốt nhất là đem luộc, chất đắng bị loại bớt do tan vào nước. Rau đắng biển luộc chấm với thịt kho, cá kho, tương, chao, mắm kho, mắm ruốc…

Xào: Rau đắng biển được xào với dầu, mỡ, nước cốt dừa vớt thịt, tôm, ếch, nhái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nấu canh: Rau đắng biển có thể náu canh với thịt, cá, tôm, cua, ếch, nhái ăn rất bổ dưỡng.

Tuy nhiên, khuyến cáo những phụ nữ mang thai khơng nên sử dụng hay trong thời kì cho con bú. Việc sử dụng rau đắng cần lưu ý như rằng việc bổ sung liên tục bất kỳ loại thảo được nào trong thời gian dài đều không được khuyến khích, và rau đắng cũng khơng phải là ngoại lệ. Không nên ăn rau đắng thường xuyên trong hơn 12 tuần, chỉ nên bổ sung nó khi cần giảm bớt triệu chứng hay bệnh nào đó.Ngồi ra, do ảnh hưởng của các thành phần tới hệ hô hấp, bài tiết, hệ thống tim mạch và thành phần trong máu, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

<b>1.2 Phương pháp phân tích1.2.1 Cơ sở của quá trình chiết</b>

Phương pháp chiết là phương pháp thu lấy một hay nhiều chất từ hỗn hợp đã tách biệt, cô lập và tinh chế các cấu tử có trong hỗn hợp thành những cấu tử riêng. Quá trình tách chiết gồm hai giai đoạn như sau:

 Giai đoạn 1: dung môi thắm ướt lên bề mặt nguyên liệu, sau đó thắm sâu vào bên trong do q trình thẩm thấu. Khi dung môi đã thấm sâu vào trong ngun liệu, các hoạt chất hịa tan dung mơi chiết sẽ hịa tan vào dung mơi chiết.

 Giai đoạn 2: các chất hịa tan trong dung mơi chiết sẽ thực hiện khuếch tán ra ngoài màng tế bào ra dung môi nguyên liệu cho đến khi cần bằng nồng độ chất tan ở dung mơi trong và ngồi ngun liệu.

Phương pháp tách chiết là bao gồm cả việc chọn dung môi, dụng cụ chiết và cách chiết. Một phương pháp tách chiết thích hợp chỉ có thể được hoạch định một khi đã biết rõ thành phần của các chất cần trích ly. Mỗi loại hợp chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

có độ hịa tan khác nhau trong từng loại dung mơi. Vì vậy khơng thể có một phương pháp tách chiết chung áp dụng cho tất cả hợp chất thiên nhiên.

<b>1.2.2 Chọn dung môi để chiết xuất</b>

Dung môi dùng để chiết xuất các hợp chất ra khỏi nguyên liệu rất đa dạng và thay đổi tùy theo bản chất của mỗi loại nguyên liệu. Cơ sở để lựa chọn một dung mơi chiết xuất là tính phân cực của hợp chất tự nhiên chứa trong nguyên liệu và của dung mơi.

Dung mơi có thể chia thành hai loại: phân cực và không phân cực, độ phân cực được tính bằng hằng số điện mơi, hằng số điện mơi của dung mơi phản ánh sơ bộ tính phân cực của dung mơi. Tính phân cực mạnh của nước được

lấy làm chuẩn ở 100 , hằng số điện môi là 80.

<i>Bảng: Tính chất của một số dung mơi phổ biến trong chiết xuất hợp chất tự</i>

</div>

×