Tải bản đầy đủ (.pdf) (440 trang)

Giáo trình nhiệt và động hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.91 MB, 440 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>3 </small>

<b>MỤC LỤC</b>

<b>Lời nói đầu ... 7 </b>

BẢNG KÝ HIỆU CÁC ĐẠI LƯỢNG HOÁ LÝ THEO IUPAC ... 8

<b>Chương 1. CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ... 9 </b>

1.1. Một số khái niệm và đại lượng cơ bản ... 9

1.2. Định luật thứ 0 của nhiệt động học ... 23

1.3. Định luật thứ 1 của nhiệt động học ... 24

1.4. Nhiệt động hóa học ... 26

1.5. Định luật thứ 2 của nhiệt động học ... 39

1.6. Định luật thứ 3 của nhiệt động học ... 55

1.7. Tiêu chuẩn của quá trình tự phát ... 57

Các nội dung chính ... 76

Câu hỏi và bài tập ... 77

Tài liệu tham khảo chương 1 ... 80

<b>Chương 2. CÂN BẰNG HÓA HỌC ... 81 </b>

2.5. Thương số phản ứng và chiều tự phát của phản ứng ... 93

2.6. Sự dịch chuyển cân bằng - Nguyên lí Le Châtelier ... 95

Các nội dung chính ... 102

Câu hỏi và bài tập ... 103

Tài liệu tham khảo chương 2 ... 103

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Chương 3. CÂN BẰNG PHA ... 107 </b>

3.1. Các khái niệm cơ sở ... 107

3.2. Giản đồ pha hệ một cấu tử ... 112

3.3. Giản đồ pha hệ hai cấu tử ... 121

3.4. Giản đồ pha hệ 3 cấu tử ... 132

Các nội dung chính ... 135

Câu hỏi và bài tập ... 136

Tài liệu tham khảo chương 3 ... 138

4.5. Dung dịch thực, khái niệm hoạt độ ... 153

4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan ... 157

4.7. Dung dịch chứa chất tan không điện li, không bay hơi ... 164

4.8. Dung dịch chất lỏng trong chất lỏng ... 180

Các nội dung chính ... 198

Câu hỏi và bài tập ... 199

Tài liệu tham khảo chương 4 ... 202

<b>Chương 5. ĐỘNG HỌC CÁC PHẢN ỨNG BẬC ĐƠN GIẢN . 203 </b> 5.1. Các điều kiện cần thiết xảy ra phản ứng hoá học ... 203

5.2. Tốc độ của phản ứng và định luật tác dụng khối lượng ... 205

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>5 </small>

Các nội dung chính ... 233

Câu hỏi và bài tập ... 234

Tài liệu tham khảo chương 5 ... 239

Câu hỏi và bài tập ... 265

Tài liệu tham khảo chương 6 ... 268

<b>Chương 7. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG ... 269 </b>

7.1. Quy tắc kinh nghiệm Van’t Hoff ... 270

7.2. Phương trình Arrhenius ... 271

7.3. Thuyết hoạt hóa của Arrhenius ... 281

7.4. Năng lượng hoạt hóa thực và năng lượng hoạt hóa biểu kiến . 284 7.5. Hiệu ứng bù trừ ... 285

Các nội dung chính ... 287

Câu hỏi và bài tập ... 288

Tài liệu tham khảo chương 7 ... 291

Câu hỏi và bài tập ... 326

Tài liệu tham khảo chương 8 ... 328

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương 9. PHẢN ỨNG DÂY CHUYỀN VÀ PHẢN ỨNG QUANG </b>

<b>HÓA ... 329 </b>

9.1. Phản ứng dây chuyền... 329

9.2. Phản ứng quang hóa ... 349

Các nội dung chính ... 364

Câu hỏi và bài tập ... 365

Tài liệu tham khảo chương 9 ... 368

Câu hỏi và bài tập ... 434

Tài liệu tham khảo chương 10 ... 436

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 437 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>7 </small>

<b>Lời nói đầu </b>

Nhiệt và Động hố học là các học phần cơ bản và quan trọng của Hoá học. Nhiệt hoá học giúp chúng ta tính toán hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học, xác định điều kiện để một phản ứng hố học xảy ra được hay khơng được, xác định điều kiện cân bằng của phản ứng; cũng như các cân bằng trong quá trình chuyển pha. Tuy nhiên, Nhiệt hố học khơng cho chúng ta biết được tốc độ của phản ứng là nhanh hay chậm. Tốc độ của phản ứng; cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được khảo sát trong phần Động hố học. Ngồi ra, Động hố học cịn xác định được con đường tiến triển của một phản ứng hay còn gọi là cơ chế phản ứng; để từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất của phản ứng hố học và có thể thay đổi các điều kiện để cho phản ứng xảy ra theo hướng thuận lợi hơn.

Với tầm quan trọng như vậy, Nhiệt và Động hoá học là học phần bắt buộc đối với sinh viên ngành Hóa (Cử nhân Sư phạm và Cử nhân Khoa học). Do vậy, chúng tơi biên soạn giáo trình này để giúp cho sinh viên tham khảo trong quá trình học tập.

Giáo trình Nhiệt và Động hoá học bao gồm 10 chương, với sự tham gia của các tác giả: TS. Mai Văn Bảy (từ chương 1 đến chương 3), TS. Vũ Thị Duyên (từ chương 4 đến chương 6), PGS.TS. Lê Tự Hải (từ chương 7 đến chương 10). Mỗi chương của giáo trình được trình bày theo kết cấu: các nội dung lý thuyết, các ví dụ mẫu, tóm tắt các nội dung chính, câu hỏi và bài tập để sinh viên ôn tập.

Để biên soạn giáo trình Nhiệt và Động hố học phục vụ cho cơng tác giảng dạy, chúng tôi đã tham khảo từ nhiều tài liệu của các tác giả trong và ngồi nước. Chúng tơi gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các tài liệu tham khảo mà chúng tơi chưa có dịp trao đổi.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn sinh viên, các thầy cô giáo để giáo trình được hồn thiện hơn.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ mail:

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

G Năng lượng Gibbs F Năng lượng Helmholtz

Δ<i><small>r</small></i>H Thay đổi enthalpy của phản ứng Δ<i><small>f</small></i>H Enthalpy tạo thành

Δ<i><small>fus</small></i>H Enthalpy tan chảy Δ<i><small>vap</small></i>H Enthalpy hóa hơi Δ<i><small>sub</small></i>H Enthalpy thăng hoa Δ<i><small>sol</small></i>H Enthalpy solvat hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>9 </small>

<b>Chương 1 </b>

<b>CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG HỌC </b>

Nhiệt động học là ngành khoa học nghiên cứu về các quy luật chuyển hóa năng lượng đi kèm với những q trình biến đổi về vật lý và hóa học. Nó tập trung vào giải quyết hai vấn đề chính:

• Xác định năng lượng trao đổi của hệ (nơi diễn ra các quá trình biến đổi về vật lý và hóa học) với mơi trường xung quanh

• Xác định khả năng, chiều hướng của các quá biến đổi vật lý và hóa học.

Nhiệt động học được xây dựng dựa trên bốn định luật cơ bản: định luật thứ không, thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Nó là một trong những trụ cột của khoa học trong hành trình khám phá các quy luật của tự nhiên.

<i>“Đó là một lý thuyết vật lý duy nhất về các quy luật phổ quát, mà tôi tin chắc rằng, trong khuôn khổ khả năng áp dụng các khái niệm cơ bản của nó, sẽ khơng bao giờ bị lật đổ” </i>

<i><b>Albert Einstein </b></i>

<b>1.1. Một số khái niệm và đại lượng cơ bản </b>

<i><b>1.1.1. Hệ và môi trường xung quanh </b></i>

Một trong các mục tiêu chính của nhiệt động học là xác định năng lượng trao đổi giữa hệ và môi trường xung quanh. Hệ là một phần vũ trụ được nghiên cứu, trong khi môi trường xung quanh là những phần còn lại của vũ trụ tương tác với hệ (Hình 1.1). Một hệ có thể lớn như bầu khí quyển hoặc nhỏ như một chiếc cốc trong phịng thí nghiệm. Xác định chính xác một hệ là rất quan trọng, bởi vì sẽ biết được các điều kiện (như nhiệt độ và áp suất) bên trong hệ và chỉ ra được môi trường xung quanh, đối tượng mà hệ sẽ trao đổi vật chất và năng lượng.

<b>Hệ mở là hệ tự do trao đổi năng lượng và vật chất với môi </b>

trường xung quanh. Ví dụ, một cốc cà phê nóng, năng lượng và vật

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chất được chuyển cho môi trường xung quanh thông qua truyền nhiệt và hơi nước thoát ra từ cốc. Hay một ống nghiệm chứa nước được đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, ống nghiệm chứa nước là một hệ mở, nó nhận năng lượng từ môi trường xung quanh dưới dạng nhiệt và chuyển vật chất cho môi trường xung quanh thơng qua hơi nước thốt ra từ ống nghiệm.

<b>Hình 1.1. Hệ và mơi trường xung quanh. </b>

<b>Hệ kín là hệ chỉ trao đổi năng lượng với mơi trường xung quanh. </b>

Ví dụ, nồi nước đậy kín nắp được đun nóng trên bếp, hệ sẽ khơng trao đổi vật chất với môi trường xung quanh, do hơi nước khơng thể thốt ra được. Trong trường hợp này hệ chỉ trao đổi năng lượng với môi trường thơng qua q trình nhận nhiệt. Một phản ứng hóa học được thực hiện trong bình đậy nắp cũng là một hệ kín, hệ chỉ trao đổi năng lượng bằng cách nhận hoặc nhường nhiệt với mơi trường xung quanh.

<b>Hình 1.2. Hệ mở, kín và cô lập. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>11 </small>

<b>Hệ cô lập là hệ không trao đổi năng lượng và vật chất với mơi </b>

trường xung quanh. Một phích nước có thể xem gần đúng là một hệ cơ lập, nó khơng trao đổi vật chất và rất ít trao đổi năng lượng với mơi trường. Một phản ứng hóa học được thực hiện trong một bình kín được cách nhiệt cũng có thể xem gần đúng là một hệ cô lập.

<i><b>1.1.2. Áp suất </b></i>

Áp suất là độ lớn của lực tác dụng trên một đơn vị diện tích. Áp suất của một người tác dụng lên mặt đất chính là bằng trọng lượng của người đó chia cho diện tích bàn chân tiếp xúc với mặt đất.

<i>P=<sup>Lực</sup>Diện tích<sup>=</sup></i>

<i>S</i><sup> (1.1) </sup>

Áp suất của chất khí gây ra bởi lực va đập của các phân tử khí lên thành bình. Mỗi va chạm của một phân tử có lực rất nhỏ nhưng tổng các va chạm của các phân tử khí lên thành bình gây ra một áp suất đáng kể. Dụng cụ đo áp suất đầu tiên được sáng chế bởi Evangelista Torricelli (1608 - 1647), là một ống thủy tinh kín 1 đầu, đổ đầy Hg và dốc ngược vào chậu chứa Hg, cân bằng được thiết lập khi áp suất khí quyển bằng áp suất do cột Hg gây ra. Ở áp suất khí quyển bằng 1 atm, ơng nhận thấy chiều cao cột thủy ngân là 760 mm. Do đó chúng ta có một đơn vị quy ước là 1 atm = 760 mmHg.

<b>Hình 1.3. Áp suất khí gây ra bởi sự va đập của các phân tử khí lên thành bình. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trong hệ đo lường SI đơn vị của áp suất là Pa (Pascal): 1 Pa = 1 N/m<small>2</small>. Thông thường sẽ tiện dụng hơn khi sử dụng đơn vị bar: 1 bar = 10<small>5</small> Pa. Một đơn vị khác là atm: 1 atm = 1,01325 bar, 1 atm là giá trị trung bình của áp suất khí quyển. Trong kỹ thuật thường hay sử dụng đơn vị “kí”: 1 kí = 1 kg/cm<small>2</small> = 1 bar.

<b>Hình 1.4. Dụng cụ đo áp suất được sáng chế bởi Torricelli. </b>

<i><b>1.1.3. Nhiệt độ </b></i>

Nhiệt độ là một trong những đại lượng cơ bản của khoa học, là thước đo năng lượng trung bình của chuyển động, hay động năng của một hệ. Trong chất khí và chất lỏng các phân tử chuyển động không ngừng, do sự va chạm giữa các phân tử khí với nhau và va chạm của các phân tử khí với thành bình nên chuyển động này mang tính hỗn loạn gọi là chuyển động nhiệt. Trong chất rắn, các nguyên tử, hay phân tử, không chuyển động tự do như trong chất khí, các tiểu phân này dao động xung quanh một ví trị cân bằng và các chuyển động này cũng mang tính hỗn loạn. Nhiệt độ của một hệ tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử.

<b>Hình 1.5. Nhiệt độ tỉ lệ với chuyển động hỗn loạn của các nguyên tử và phân tử. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>13 </small>

<b>Hình 1.6. Nhiệt kế được sáng chế bởi Celsius. </b>

Anders Celsius (1701 - 1744) là người đầu tiên sáng chế ra dụng cụ đo nhiệt độ gọi là nhiệt kế, là một ống thủy tinh kín chứa chất lỏng, hoạt động dựa vào sự giãn nở của chất lỏng theo nhiệt độ. Đơn vị nhiệt độ trong hệ đo lường SI là K (Kelvin), là thang đo nhiệt độ tuyệt đối, nhiệt độ thấp nhất có thể có là 0 K. Một đơn vị phổ biến khác là độ C (<small>o</small><i>C): T(K) = 273,15 + T(</i><small>o</small>C). Ngoài ra còn một thang đo khác là độ F (<small>o</small><i>F): T(</i><small>o</small><i>F) = T(</i><small>o</small>C)(9/5) + 32.

<i><b>1.1.4. Năng lượng </b></i>

Giống như vật chất, năng lượng là một thuật ngữ mà chúng ta đều quen thuộc và sử dụng hằng ngày. Chúng ta muốn làm việc thì phải được cung cấp năng lượng thơng qua thức ăn. Một bóng đèn muốn phát sáng phải được cung cấp năng lượng thơng qua dịng điện. Một nồi nước đang sơi trên bếp cần phải được cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt. Như vậy năng lượng là thứ cần thiết để duy trì mọi hoạt động. Năng lượng có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác như năng lượng hóa học, năng lượng điện, năng lượng hạt nhân, năng lượng ánh sáng. Nhưng chung quy lại có thể quy về hai dạng tồn tại cơ bản là năng lượng dưới dạng chuyển động (động năng - kinetic energy) và năng lượng ở dạng tiềm ẩn (thế năng - potential energy).

Động năng là năng lượng liên quan đến chuyển động. Khi một vật chuyển động nó có động năng, khi vật dừng chuyển động nó khơng có động năng. Thế năng là năng lượng có sẵn cho đến khi chúng ta sử dụng. Ví dụ một viên bi nằm trên bàn, nó có sẵn năng lượng dưới dạng thế năng, năng lượng này có thể được chuyển hóa khi viên bi rơi từ trên bàn xuống nền nhà. Hay một viên pin, năng lượng của nó được tích trữ dưới dạng thế năng, năng lượng có sẵn này sẽ được chuyển hóa khi ta đấu nối nó với một bóng đèn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Hình 1.7. Hai dạng tồn tại của năng lượng - Động năng và thế năng. </b>

<b>Nội năng của một hệ là tổng động năng và thế năng của các hạt </b>

(nguyên tử hoặc phân tử) có trong hệ. Năng lượng này bao gồm động năng của chuyển động tịnh tiến, dao động, quay và thế năng tương tác lực giữa các hạt. Khi hệ nhận năng lượng từ môi trường xung quanh, nội năng sẽ tăng và ngược lại khi hệ nhường năng lượng cho môi trường, nội năng của hệ sẽ giảm. Trong hệ đo lường SI, đơn vị của năng lượng là J (Jun): 1 J = 1 N.m. Một đơn vị phổ biến khác của năng lượng là cal (calo): 1 cal = 4,184 J.

<b>Hình 1.8. Các dạng năng lượng khác nhau. </b>

Trong quá trình biến đổi trạng thái của hệ, thường dẫn đến sự thay đổi nội năng của hệ. Một quá trình đưa hệ từ trạng thái (1) về

<i>trạng thái (2) thì biến thiên nội năng của hệ được ký hiệu là ΔU và </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>15 </small>

<i>được tính theo biểu thức ΔU = U(2) - U(1). Như vậy, nếu ΔU < 0 thì hệ sẽ nhường năng lượng cho mơi trường, bởi vì U(2) < U(1), nội năng của hệ giảm, ngược lại ΔU > 0 thì hệ sẽ nhận năng lượng từ môi </i>

trường.

<i><b>1.1.5. Công và nhiệt </b></i>

Công và nhiệt là hai cách khác nhau để truyền năng lượng từ hệ này sang hệ khác. Khi chúng ta ném một quả bóng, năng lượng của chúng ta truyền cho quả bóng bằng cách thực hiện cơng. Một nồi nước đang sôi trên bếp điện, nồi nước nhận năng lượng của dịng điện thơng qua q trình truyền nhiệt. Cần chú ý ở đây, công và nhiệt là hai cách truyền năng lượng, chứ không phải là một dạng năng lượng của hệ. Quá trình truyền năng lượng dưới dạng công liên quan đến chuyển động của tập hợp (chuyển động tịnh tiến của các phân tử trong quả bóng), cịn q trình truyền năng lượng dưới dạng nhiệt liên quan đến chuyển động hỗn loạn của các phân tử.

<b>Hình 1.9. Truyền năng lượng dưới dạng nhiệt (a) và công (b). Cơng tác dụng lên một vật bằng tích vơ hướng của ngoại lực </b>

<i>(F</i><small>ext</small><i>) tác dụng nhân cho quãng đường di chuyển của vật (dl) </i>

<i> w = ∫ F⃗⃗⃗⃗⃗⃗ .dl</i><sub>ext</sub> ⃗⃗⃗ (N.m ≡ J) (1.2) Trong hóa học chúng ta thường gặp công điện hoặc công giãn nở. Xem

<i>xét một khối khí giãn nở trong piston chống lại áp suất ngồi p</i><small>ext</small> (Hình 1.10), cơng của q trình giãn nở được thiết lập như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Hình 1.10. Quá trình giãn nở chống lại áp suất ngoài của khối </b> <i>Khi hệ giãn nỡ (dV > 0), sẽ sinh công cho môi trường. Theo Phương trình 1.4, khi dV > 0 cơng sẽ có giá trị âm (w < 0) và ngược lại khi bị nén (dV < 0), hệ sẽ nhận công từ môi trường và cơng sẽ có giá trị dương (w > 0). </i>

<i><b>Nhiệt của một q trình được tính bằng tích của nhiệt dung (C) </b></i>

<i>nhân với biến thiên nhiệt độ của hệ (dT) </i>

<i>𝑤 = ∫ C.dT (1.5) </i>

Ở đây, nhiệt dung của một hệ (hay một chất) là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay đổi nhiệt độ khi hệ nhận hoặc nhường nhiệt. Phương

<i>trình 1.5, cho thấy khi hệ nhận nhiệt từ môi trường (dT > 0) nhiệt sẽ có giá trị dương (q > 0). Và khi hệ nhường nhiệt cho môi trường (dT < 0), nhiệt sẽ mang dấu âm (q < 0). </i>

<i><b>1.1.6. Nhiệt dung </b></i>

<b>Nhiệt dung là một tính chất vật lý của vật chất, đặc trưng cho </b>

khả năng thay đổi nhiệt độ của vật khi nó nhận hoặc nhường nhiệt từ môi trường. Nhiệt dung được định nghĩa là nhiệt lượng cần cung cấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>17 </small>

cho một lượng vật chất nhất định để làm tăng nhiệt độ của nó lên một đơn vị K (hay <small>o</small>C) và được xác định theo công thức:

Tùy thuộc vào lượng chất được chỉ định mà đơn vị nhiệt dung sẽ khác nhau. Nếu tính cho 1 gam chất thì đơn vị của nhiệt dung là J.g<sup>-1</sup>.K<sup>-1</sup> (gọi là nhiệt dung gam), tính cho 1 mol chất thì đơn vị là J.mol<sup>-1</sup>.K<sup>-1</sup> (gọi là nhiệt dung mol). Nếu lượng chất khơng được chỉ định rõ ràng, ví dụ trong một hệ nhiều thành phần (bom nhiệt lượng kế) thì đơn vị nhiệt dung là J.K<sup>-1</sup> và trị số của nó chỉ có ý nghĩa cho hệ đó ở đúng các kiện đã được kiểm sốt. Ví dụ, nhiệt dung của nước lỏng là 4,18 J.mol<small>-1</small>.g<small>-1</small>, có nghĩa là 1 gam nước lỏng khi nhận một nhiệt lượng 4,18 J, nhiệt độ sẽ tăng thêm 1<small>o</small>C.

<i>1.1.6.1. Nhiệt dung đẳng áp - nhiệt dung đẳng tích </i>

Sự thay đổi nhiệt độ của hệ khi nhận hoặc nhường nhiệt liên quan quan đến sự thay đổi mức độ chuyển động nhiệt bên trong hệ. Q trình này có thể làm thay đổi một số thông số của hệ như áp suất và thể tích. Do đó khi một hệ nhận nhiệt ở điều kiện cố định áp suất (thường gặp trong thực tế) hoặc thể tích thì lượng nhiệt hệ cần nhận để tăng thêm một đơn vị nhiệt độ (1 K hoặc 1<small>o</small>C) sẽ không giống nhau. Nhiệt dung ứng với quá trình áp suất khơng thay đổi gọi là nhiệt dung

<i>đẳng áp (C</i><sub>p</sub>: isobaric capacities), được tính theo

Nhiệt dung đẳng áp hầu hết lớn hơn nhiệt dung đẳng tích, bởi vì ở áp suất khơng đổi khi hệ nhận nhiệt, sẽ dùng để tăng nội năng của hệ (tăng nhiệt độ) và một phần sinh công cho bên ngồi (do tăng thể tích). Cịn

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

trong q trình đẳng tích, nhiệt hệ nhận được chỉ dùng để tăng nội năng.

<i>1.1.6.2. Sự phụ thuộc của nhiệt dung vào nhiệt độ </i>

Trong trường hợp tổng quát, nhiệt dung phụ thuộc vào nhiệt độ và thường được đánh giá theo phương trình thực nghiệm

<i>C = a + bT + cT<sup>2</sup> + dT<sup>3</sup> (1.9) </i>

Các giá trị a, b, c và d được xác định bằng thực nghiệm. Bảng 1.1 hiển thị các giá trị này đối với nhiệt dung mol đẳng áp cho các khí Xem xét trường hợp khí O<small>2</small>, nhiệt dung đẳng áp ở 25<small>o</small>C và 50<small>o</small>C tương ứng là 32,56 và 32,85 J.mol<small>-1</small>.K<small>-1</small>, sự khác biệt không nhiều. Do đó trong khoảng nhiệt độ hẹp và ở nhiệt độ khơng q cao có thể xem gần đúng nhiệt dung của các chất là không đổi.

<i><b>1.1.7. Bom nhiệt lượng kế </b></i>

Bom nhiệt lượng kế là một dụng cụ thực nghiệm dùng để đo lượng nhiệt tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học. Cấu tạo của bom nhiệt lượng kế được mơ tả trên Hình 1.11. Ví dụ để đo nhiệt đốt cháy của glucose, một lượng mẫu biết trước sẽ được cho vào cốc chứa mẫu. Tia lửa điện được kích hoạt để đốt cháy hoàn toàn mẫu trong lượng oxi dư. Nhiệt phản ứng tỏa ra sẽ bị nước và các thành phần khác trong bom nhiệt lượng kế hấp thụ. Biến thiên nhiệt độ của hệ sẽ được đo bằng nhiệt kế, khi đó nhiệt phản ứng được tính theo công thức

<i>q = C</i><sub>bomb</sub><i>∆T (1.10) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>19 </small>

<b>Hình 1.11. Cấu tạo của một bom nhiệt lượng kế. </b>

Thông thường, quá trình xảy ra trong bom nhiệt lượng kế là đẳng tích (thể tích khơng đổi), thì nhiệt đo được là nhiệt đẳng tích của phản ứng

<i>(q</i><small>V</small>). Nếu tiến hành trong bom nhiệt lượng kế đẳng áp, thì nhiệt đo

<i>được là nhiệt đẳng áp của phản ứng (q</i><small>p</small>).

<i><b>1.1.8. Nhiệt động học cân bằng </b></i>

Nhiệt động học được đề cập ở đây là nhiệt động học của các hệ và các quá trình ở trạng thái cân bằng. Các hệ và các quá trình trong nhiệt động học khơng có biến số thời gian. Hay nói cách khác, nhiệt động học cân bằng khơng thể đánh giá về tốc độ của một quá trình là

<b>nhanh hay chậm. </b>

<b>Thông số trạng thái là các đại lượng vật lý dùng để mô tả hệ </b>

như áp suất, nhiệt độ, thể tích, số mol, nồng độ. Thông số trạng thái được chia làm 2 loại: a) Thông số dung độ: là các thông số tỷ lệ với lượng chất như thể tích, số mol, năng lượng; 2) Thông số cường độ: là các thông số không phụ thuộc vào lượng chất như áp suất, nhiệt độ,

<b>nồng độ. </b>

<b>Trạng thái của một hệ là tồn bộ các tính chất lý, hóa của hệ. </b>

Trạng thái được xác định qua thông số trạng thái của hệ như là áp suất, nhiệt độ, thể tích, thành phần,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Quá trình là sự biến đổi xảy ra trong hệ gắn liền với sự thay đổi </b>

của ít nhất một thơng số trạng thái.

<i>1.8.1.1. Q trình thuận nghịch và bất thuận nghịch </i>

Một trong những khái niệm quan trọng nhất của nhiệt động học là khái niệm về quá trình thuận nghịch (reversible) và bất thuận nghịch (irreversible). Một quá trình được cho là thuận nghịch nếu quá trình nghịch đưa hệ trở lại trạng thái ban đầu mà không gây ra thay đổi trong mơi trường xung quanh.

<b>Hình 12. Chuyển động bất thuận nghịch của viên bi. </b>

Xem xét hệ là một viên bi dao động trên mặt gương lõm, ban đầu viên bi lăn xuất phát từ vị trí (1) thực hiện một q trình đến vị trí (2). Từ vị trí này viên bi thực hiện một quá trình nghịch từ (2) về (1’). Chúng ta biết chắc chắn rằng viên bi sẽ không đạt đến độ cao h ban đầu ứng với vị trí (1), như vậy q trình nghịch khơng thể đưa hệ về đến trạng thái ban đầu. Một quá trình như vậy được gọi là quá trình bất thuận nghịch. Điều gì làm cho quá trình này bất thuận nghịch? Nguyên nhân ở đây chính là ma sát của viên bi với mặt gương và với khơng khí làm cho nó bị mất năng lượng và phần năng lượng này bị chuyển hóa thành nhiệt làm nóng mơi trường xung quanh. Dễ nhận ra rằng, trong quá trình nghịch nếu viên bi thu hồi lại được toàn bộ năng lượng đã nhường cho mơi trường dưới dạng nhiệt thì nó sẽ trở về đúng trạng thái thái ban đầu, và khi đó mơi trường cũng được phục hồi lại đúng trạng thái ban đầu. Một quá trình như vậy được gọi là quá trình thuận nghịch nhiệt động, nó khơng có thực trong tự nhiên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>21 </small>

Mọi quá trình trong tự nhiên đều là quá trình bất thuận nghịch. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm sốt một q trình để nó tiến hành ở điều kiện rất gần quá trình thuận nghịch. Điều này rất hữu ích, bởi vì về mặt lý thuyết chúng ta sẽ dễ dàng mơ hình hóa một q trình thuận nghịch hơn là một quá trình bất thuận nghịch. Ví dụ, nếu viên vi chuyển động thuận nghịch chúng ta sẽ biết sau mỗi chu kỳ dao động nó sẽ trở lại đúng vị trí ban đầu, cịn trong trường hợp bất thuận nghịch sẽ khó hơn nhiều để dự đốn vị trí của nó sau mỗi chu kỳ dao động. Vì vậy, trong nhiệt động học, chúng ta sẽ mô tả các quá trình ở trạng thái thuận nghịch hay chính xác là rất gần thuận nghịch và kết quả gần đúng này hồn tồn có thể áp dụng tốt vào các quá trình thực trong tự nhiên.

<i>1.8.1.2. Q trình cân bằng </i>

Trở lại với thí nghiệm về chuyển động của viên bi, ma sát giữa viên bi với mặt phẳng gương và khơng khí làm cho q trình chuyển động của nó là bất thuận nghịch. Bây giờ, giả sử bằng cách nào đó chúng ta làm giảm tốc độ chuyển động của viên bi xuống, sẽ làm giảm ma sát lăn và ma sát với khơng khí của viên bi, đồng nghĩa với giảm tổn thất năng lượng của hệ cho môi trường, trạng thái hồi phục của viên bi và môi trường xung quanh sẽ càng gần với trạng thái ban đầu. Bằng cách đó, nếu tốc độ của viên bi được giảm xuống vô cùng nhỏ, thì quá trình sẽ càng gần với trạng thái thuận nghịch. Một quá trình như vậy được gọi là quá trình “gần tĩnh”. Đặc trưng của quá trình “gần tĩnh” này là các thông số của hệ thay đổi vô cùng chậm theo thời gian. Tại một thời điểm bất kỳ khi chúng ta quan sát chuyển động “gần tĩnh” của viên bi sẽ thấy nó nằm gần như cân bằng, bất động. Bởi vậy quá trình thuận nghịch cịn được gọi là q trình cân bằng.

<b>Hình 13. Quá trình giãn nở của chất khí. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Để làm rõ các đặc điểm của quá trình thuận nghịch, chúng ta xem xét một hệ là chất khí chứa trong piston. Bằng cách lấy đi hoặc đặt thêm các vật nặng lên piston, khối khí sẽ thực hiện quá trình dãn hoặc nén tương ứng. Như phân tích trong ví dụ về q trình chuyển động của viên bi, để q trình giãn nở của khí là thuận nghịch, nó phải xảy ra vơ cùng chậm. Bằng cách thay các vật nặng trên piston bằng cát mịn, mỗi lần chúng ta lấy đi một hạt cát, áp suất bên trong sẽ lớn hơn áp suất bên ngoài một giá trị rất nhỏ, và piston dịch chuyển một chút lên trên. Bằng cách lấy đi từng hạt cát một khối khí trong piston sẽ thực hiện một quá trình giãn nở rất gần trạng thái cân bằng. Để ý rằng, tại mọi thời điểm bất kỳ, áp lực bên trong hệ và bên ngồi (mơi trường) lệch nhau một giá trị rất nhỏ, như vậy chúng ta có một xấp xỉ tốt là áp

<i>suất của hệ và môi trường được xem như bằng nhau, p</i><sub>sys</sub><i>= p</i><sub>surr</sub>. Như vậy, trong khi hệ thực hiện quá trình giãn nở thuận nghịch, trạng thái của hệ ở rất gần trạng thái cân bằng giữa hệ và mơi trường. Do đó chúng ta gọi quá trình này là quá trình cân bằng.

<i><b>1.1.9. Hàm trạng thái và hàm quá trình </b></i>

<i>1.1.9.1. Hàm trạng thái </i>

Một đại lượng được gọi là hàm trạng thái, nếu biến thiên của nó chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối mà không phụ thuộc vào cách tiến hành của q trình. Xem xét ví dụ trên Hình 1.14, trạng thái đầu của xe là ở mặt đất (trạng thái 1) và trạng thái cuối là ở tầng 4. Xe có hai cách để thực hiện quá trình này là theo đường A hoặc đường B. Tuy nhiên, biến thiên thế năng của xe trong cả hai đường đi

<i>đều là ∆E = mgh. Như vậy, thế năng trong trường hợp này là một hàm trạng thái của hệ. Trong nhiệt động học các hàm U, H, G, S là các hàm </i>

trạng thái của hệ.

<b>Hình 1.14. Thế năng của hệ là một hàm trạng thái. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>23 </small>

<i>Về mặt toán học, f là một hàm trạng thái nếu giá trị của nó chỉ phụ thuộc vào các biến số xác định. Ví dụ f = f(x), khi đó df là một vi </i>

phân hồn chỉnh và biến thiên của nó chỉ phụ thuộc giá trị của các biến

<i>số ở trạng thái đầu x<small>1</small> và trạng thái cuối x<small>2</small></i>.

Một đại lượng được gọi là hàm quá trình nếu biến thiên giá trị của nó phụ thuộc vào cách tiến hành. Có nghĩa là khi hệ thực hiện quá trình có nhiều cách tiến hành khác nhau, nhưng có chung trạng thái đầu và trạng thái cuối thì các đại lượng là hàm q trình sẽ có giá trị khác nhau phụ thuộc vào cách tiến hành. Trong ví dụ ở Hình 1.14, rõ ràng cách tiến hành theo đường A sẽ tốn ít cơng hơn đường B. Trong nhiệt động học, công và nhiệt là các hàm quá trình của hệ, giá trị của

<i>chúng phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình. Về mặt toán học f là </i>

một hàm quá trình nếu giá trị của nó khơng phải là hàm của các biến số xác định. Một giá trị vơ cùng nhỏ của nó khơng phải là một vi phân

<i>hoàn chỉnh, được ký hiệu là δf, gọi là vi phân khơng hồn chỉnh. </i>

<b>Ví dụ: Du khách đi từ Đà Nẵng vào Hội An. Cái gì sau đây là </b>

hàm trạng thái của chuyến đi: (a) khoảng cách di chuyển; (b) thay đổi vĩ độ; (c) thay đổi độ cao so với mực nước biển; (d) lượng xăng tiêu thụ; (e) thời gian tiêu tốn; (f) thay đổi kinh độ; (g) công để di chuyển xe; (h) lượng oxygen tiêu thụ bởi hành khách và xe.

<b>ĐS: (b); (c); (f). 1.2. Định luật thứ 0 của nhiệt động học </b>

Nhiệt động học được xây dựng dựa trên các định luật. Thuật ngữ “Định luật” ở đây được hiểu là các lý lẽ, các ngun lí được đúc kết từ q trình quan sát tự nhiên, và người ta tin nó là đúng và không nhất thiết phải được chứng minh chặt chẽ bằng logic. Ban đầu nhiệt động học được xây dựng dựa trên ba định luật cơ bản là định luật thứ nhất,

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

định luật thứ hai và định luật thứ ba. Sau này người ta thấy cần phải bổ sung một định luật nữa, định luật này còn cơ bản hơn các định luật trên và được gọi là định luật thứ khơng.

Định luật thứ 0 nói về sự cân bằng nhiệt. Nếu hệ A và C cân bằng nhiệt động với hệ B thì hai hệ A và C phải cân bằng nhiệt với nhau. Điều này có nghĩa là ba hệ trên sẽ có cùng giá trị nhiệt độ. Đây là cơ sở của phép đo nhiệt độ, khi nhiệt kế nằm cân bằng nhiệt động với một hệ, thì nhiệt kế và hệ có cùng giá trị nhiệt độ.

<b>Hình 1.15. Định luật thứ 0 nói về sự cân bằng nhiệt. 1.3. Định luật thứ 1 của nhiệt động học </b>

Định luật thứ 1 chính là định luật bảo tồn năng lượng, phát biểu rằng năng lượng của vũ trụ là không đổi, nó khơng bị mất đi hay sinh ra, mà chỉ chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.

<b>Hình 1.16. (a) Sự trao đổi năng lượng giữa hệ và môi trường, (b) Năng lượng trao đổi dưới dạng nhiệt và công. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>25 </small>

<i>Năng lượng vũ trụ (E</i><small>uni</small><i>) là tổng năng lượng của hệ (E</i><small>sys</small>) và môi

<i>trường (E</i><small>surr</small>),

<i>E</i><sub>uni</sub><i> = E</i><sub>sys</sub><i> + E</i><sub>surr</sub><i> (1.12) </i>

Vì năng lượng của vũ trụ là không thay đổi, nên khi hệ và môi trường thay đổi năng lượng thì tổng của sự thay đổi này phải bằng không.

<i>∆E</i><sub>sys</sub><i> + E</i><sub>surr</sub><i> = 0 (1.13) </i>

Biến đổi lại phương trình, thu được

<i>∆E</i><sub>sys</sub><i> = </i>-<i>∆E</i><sub>surr</sub><i> (1.14) </i>

Phương trình 1.14 là một tiền đề rất quan trọng của sự bảo toàn năng lượng. Tiền đề này là bất kỳ sự thay đổi năng lượng nào của hệ cũng dẫn đến một sự thay đổi bằng nhau nhưng ngược dấu của môi trường xung quanh. Chúng ta biết rằng năng lượng trao đổi của hệ với môi trường xung quanh thông qua hai cách là thực hiện công hoặc

<i>truyền nhiệt. Nếu hệ ban đầu có nội năng là U<small>1</small></i>, sau khi trao đổi cơng

<i>(w) và nhiệt (q) với môi trường, nội năng của hệ thay đổi thành U<small>2</small></i>.

<i>Như vậy biến thiên nội năng của hệ (ΔU = U<small>2</small> - U<small>1</small></i>) được tính theo biểu thức

<i>∆U = q + w (1.15) </i>

Ở mức độ thay đổi vơ cùng nhỏ, ta có

<i>dU = δq + δw (1.16) </i>

Phương trình 1.16 là cơ sở để xác định năng lượng trao đổi giữa

<i>hệ và môi trường. Khi hệ nhường nhiệt (δq < 0) và thực hiện công (δw < 0) cho môi trường dẫn đến làm giảm năng lượng bên trong hệ (dU = δq + δw < 0). Phần năng lượng giảm này được chuyển nguyên </i>

vẹn cho môi trường, dẫn đến sự gia tăng năng lượng của môi trường

<i>xung quanh (dU</i><sub>surr</sub><i> = -dU = -δq - δw > 0). Ví dụ, khi sợi dây kim loại </i>

được nhúng vào cốc nước nóng, năng lượng bên trong của sợi dây sẽ tăng do nó nhận nhiệt từ cốc nước. Hay một cốc cafe đang nguội, năng lượng bên trong của nó đang giảm, do nó chuyển một phần năng lượng dưới dạng nhiệt cho môi trường xung quanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.4. Nhiệt động hóa học </b>

<i><b>1.4.1. Nhiệt của phản ứng hóa học </b></i>

Nhiệt động hóa học sử dụng định luật 1 để nghiên cứu về nhiệt và các dạng năng lượng khác liên quan đến các phản ứng hóa học. Xem xét hệ là một phản ứng hóa học. Xuất phát từ biểu thức tốn học của định luật 1, nhiệt của phản ứng được tính theo biểu thức

<i>δq = dU - δw (1.17) </i>

Nếu trong phản ứng hóa học chỉ có cơng giãn nở (do sự thay đổi thể tích của hệ trước và sau phản ứng) mà khơng có thực hiện cơng nào khác (như cơng điện của phản ứng hóa học trong pin điện hóa), ta có

<i>δq = dU + p</i><sub>ext</sub><i>dV (1.18) </i>

Phương trình 1.18 cho phép xác định nhiệt phản ứng hóa học trong trường hợp tổng quát. Tuy nhiên, trong thực tế, các phản ứng hóa học thường được thực hiện trong các điều kiện có một hoặc vài biến số không thay đổi, phổ biến nhất là trong điều kiện thể tích khơng đổi (q trình đẳng tích) hoặc áp suất khơng đổi (q trình đẳng áp). Khi đó, Phương trình 1.14 có thể được biến đổi theo hướng thu gọn và tiện dụng hơn.

<i>1.4.1.1. Phản ứng hóa học trong điều kiện đẳng tích </i>

Một phản ứng hóa học thực hiện trong bình kín có thể tích khơng đổi (Hình 1.17), như vậy biến thiên thể tích của hệ trước và sau phản ứng là bằng khơng. Khi đó, hệ không trao đổi năng lượng với môi trường dưới dạng công giãn nở, mà chỉ trao đổi dưới dạng nhiệt, lúc

<i>này nhiệt phản ứng (q</i><small>v</small>) được tính theo phương trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>27 </small>

Như vậy, khi phản ứng hóa học tiến hành trong điều kiện đẳng tích, nhiệt của phản ứng bằng với biến thiên nội năng của hệ. Nếu phản ứng hóa học là tỏa nhiệt, nội năng của hệ sẽ giảm bằng độ lớn của nhiệt nhường cho môi trường. Và nếu phản ứng hóa học là thu nhiệt, thì nhiệt lượng nhận của môi trường sẽ dùng để làm tăng nội năng của hệ.

<i>1.4.1.2. Phản ứng hóa học trong điều kiện đẳng áp </i>

Phản ứng hóa học thực hiện dưới điều kiện áp suất không đổi rất phổ biến trong thực tế. Có thể xem các phản ứng hóa học xảy ra trong khí quyển là các quá trình đẳng áp, bởi vì áp suất khí quyển có giá trị

<i>ổn định khoảng 1 atm. Trong điều kiện này, nhiệt phản ứng (q</i><small>p</small>) được thiết lập như sau

<i>δq</i><sub>p</sub><i> = dU + p</i><sub>ext</sub><i>dV (1.21) Bởi vì áp suất khơng đổi (Vdp</i><sub>ext</sub> = 0), nên Biểu thức 1.21 có thể được viết lại

<i>δq</i><sub>p</sub><i> = dU + p</i><sub>ext</sub><i>dV + Vdp</i><sub>ext</sub><i> = d(U + 𝑝</i><sub>ext</sub><i>V) (1.22) Đặt H = U + PV, H gọi là enthalpy, khi phản ứng là quá trình thuận nghịch (p = p</i><sub>ext</sub>)

<i>δq</i><sub>p</sub><i> = dH (1.23) </i>

Tích phân biểu thức trên thu được

<i>q</i><sub>p</sub><i> = ∆H (1.24) </i>

Như vậy nhiệt phản ứng hóa học trong điều kiện đẳng áp, chỉ thực hiện công giãn nở và xảy ra thuận nghịch sẽ bằng biến thiên enthalpy của hệ.

<b>Hình 1.18. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng hóa học. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Nếu enthalpy của chất phản ứng lớn hơn enthalpy của sản phẩm, phản ứng sẽ tỏa nhiệt cho môi trường xung quanh và phản ứng sẽ thu nhiệt của môi trường nếu enthalpy của chất phản ứng nhỏ hơn enthalpy của sản phẩm.

<i>1.4.1.3. Mối liên hệ giữa q<small>v</small> và q<small>p</small></i>

Dữ kiện nhiệt của các phản ứng hóa học thường được thực nghiệm đo ở điều kiện đẳng áp. Tuy nhiên, chúng ta hồn tồn có thể xác định được nhiệt của phản ứng hóa học tiến hành ở điều kiện đẳng tích dựa vào định luật 1

Xem xét một phản ứng tổng quát khi các chất có số mol bằng hệ số cân bằng (𝑣) và phản ứng xảy ra hoàn toàn

𝑣<sub>a</sub>𝐴 + 𝑣<sub>b</sub>𝐵 → 𝑣<sub>c</sub>𝐶 + 𝑣<sub>d</sub>𝐷 (1.28) Ở đây ∆𝑉 là biến thiên thể tích mol của sản phẩm và chất phản ứng với trọng số là các hệ số cân bằng và được xác định theo phương trình ∆𝑉 = {[𝑣<sub>c</sub>𝑉<sub>m</sub>(𝐶) + 𝑣<sub>d</sub>𝑉<sub>m</sub>(𝐷)] − [𝑣<sub>a</sub>𝑉<sub>m</sub>(𝐴) + 𝑣<sub>b</sub>𝑉<sub>m</sub>(𝐵)]} (1.29)

<i>V</i><small>m</small><i> là thể tích mol của các chất. Sự khác giữa q</i><small>p</small><i> và q</i><small>V</small> nằm ở đại lượng

<i>pΔV, chính là phần năng lượng mà hệ trao đổi với môi trường dưới </i>

dạng công giãn nở. Mối liên hệ giữa nhiệt phản ứng đẳng áp và nhiệt phản ứng đẳng tích, có thể được xác định đơn giản hơn khi xem xét các giả định gần đúng dưới đây.

<b>Phản ứng khơng có mặt chất khí </b>

Trong phản ứng các chất tham gia và sản phẩm khơng có mặt chất khí, chỉ có chất rắn và chất lỏng thì sự thay đổi thể tích trước và

<i>sau phản ứng là không đáng kể và đại lượng pΔV thường rất nhỏ so với q</i><small>v</small><b> nên ta có </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Khi số mol chất rắn và chất lỏng khơng lớn hơn nhiều số mol chất khí (điều kiện này thỏa mãn hầu hết các phản ứng hóa học) thì thể tích chất khí lớn hơn nhiều so với thể tích của chất rắn và chất lỏng. Bởi vậy, sự thay đổi thể tích của phản ứng được quyết định bởi sự thay đổi thể tích của chất khí, khi đó

Ở đây ∆𝑣(gas) là biến thiên số mol chất khí trước và sau phản ứng.

<i>Lưu ý, bởi vì q<small>V</small> = ΔU và q<small>p</small> = ΔH nên giữa ΔU và ΔH cũng có mối quan hệ tương tự như giữa q<small>V</small> và q<small>p</small>. </i>

<i><b>1.4.2. Biến thiên enthalpy chuẩn </b></i>

Ở phần trước, chúng ta đã biết trong điều kiện đẳng áp, khi hệ chỉ thực hiện công giãn nở và xảy ra thuận nghịch, nhiệt của phản ứng hóa học bằng biến thiên enthalpy của phản ứng. Như vậy enthalpy là một đại lượng rất hữu ích để xác định nhiệt của một q trình hóa học. Xuất phát từ biểu thức,

<i>H = U + pV (1.34) </i>

cho thấy enthalpy là một dạng năng lượng, bằng năng lượng bên trong

<i>của hệ cộng với cơng pV. Bởi vì các đại lượng trong Biểu thức 1.30 là hàm trạng thái nên H cũng là một hàm trạng thái, biến thiên ΔH chỉ </i>

phụ thuộc vào trạng thái đầu trạng thái cuối của hệ. Sự thay đổi enthalpy thường được xem xét trong kiện chuẩn. Trong đó trạng thái của các chất đầu và cuối cùng ở trạng thái chuẩn:

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>Trạng thái chuẩn của một chất ở nhiệt độ quy định là dạng tinh </b></i>

<i>khiết ở áp suất 1 bar. </i>

Ví dụ, trạng thái chuẩn của H<small>2</small>O lỏng tại 298 K là H<small>2</small>O lỏng tinh khiết tại 298 K và 1 bar. Trạng thái chuẩn của Ag rắn tại 400 K là Ag rắn tinh khiết tại 400 K và 1 bar. Sự thay đổi enthalpy của một phản ứng hoặc một q trình vật lí là sự khác nhau giữa enthalpy sản phẩm ở trạng thái chuẩn và enthalpy của chất phản ứng ở trạng thái chuẩn, và tất cả các chất phải ở cùng một nhiệt độ và ký hiệu là ∆𝐻<sup>0</sup>.

Một ví dụ khác thay đổi enthalpy chuẩn của q trình hóa hơi của nước, ∆<sub>vap</sub>𝐻<sup>0</sup>, là sự thay đổi enthalpy của một mol nước lỏng tinh khiết tại 1 bar thành một mol nước khí tại 1 bar,

H<sub>2</sub>O(l) → H<sub>2</sub>O(g) ∆<sub>vap</sub><i>H</i><sup>0</sup>(373 K) = +40,66 kJ

Biến đổi enthalpy chuẩn có thể được xem xét ở bất kì nhiệt độ nào. Tuy nhiên, nhiệt độ thông thường được đo đạc và xây dựng cơ sở dữ liệu nhiệt động là tại 298,15 K (tương ứng với 25,00<small>o</small>C).

<i>1.4.2.1. Enthalpy của quá trình biến đổi vật lý </i>

Sự thay đổi enthalpy chuẩn đi kèm với sự thay đổi trạng thái vật lý được gọi là enthalpy chuẩn của quá trình chuyển đổi (Bảng 1.1) được ký hiệu là ∆<sub>trs</sub>𝐻<sup>0</sup> (trs ký hiệu của transition). Ví dụ enthalpy chuẩn của quá trình tan chảy là ∆<sub>fus</sub>𝐻<small>0</small> tương ứng với phản ứng chuyển đổi một chất rắn tinh khiết thành chất lỏng, như là

H<sub>2</sub>O(s) → H<sub>2</sub>O(l) ∆<sub>fus</sub><i>H</i><sup>0</sup>(273 K) = +6,01 kJ

<b>Bảng 1.1. Enthalpy chuẩn của quá trình tan chảy và hóa hơi tại nhiệt độ chuyển pha ∆<sub>trs</sub></b><i><b>H</b></i><b><sup>0</sup> (kJ.mol<sup>-1</sup>) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>31 </small>

<b>Bảng 1.2. Enthalpy của các quá trình chuyển đổi </b>

Chuyển đổi (Transition) Tan chảy (Fusion) Hóa hơi (Vaporization) Thăng hoa (Sublimation) Trộn lẫn (Mix)

Hịa tan (Solution) Hydrat hóa (Hydration) Nguyên tử hóa (Atomization) Ion hóa (Ionization)

Nhận electron (Electron gain)

<small>*</small>Ký hiệu theo khuyến nghị của IUPAC (Atkin)

Bởi vì enthalpy là một hàm trạng thái, nên sự thay đổi enthalpy không phụ thuộc con đường diễn tiến giữa hai trạng thái. Đặc điểm này có tầm quan trọng lớn trong nhiệt hóa học, ngụ ý rằng sẽ thu được

<i>cùng một giá trị ΔH<small>0</small></i> nếu các q trình biến đổi có cùng trạng thái đầu và trạng thái cuối. Ví dụ, chúng ta có thể hình dung sự chuyển đổi từ chất rắn trực tiếp thành hơi xảy ra do sự thăng hoa Δ<small>sub</small><i>H<small>0</small></i> hoặc xảy ra qua hai bước, bước đầu tiên chuyển rắn thành lỏng (Δ<small>fus</small><i>H</i><small>0</small>) và bước thứ hai chuyển lỏng thành hơi (Δ<small>vap</small><i>H</i><small>0</small>):

H<sub>2</sub>O(s) → H<sub>2</sub>O(l) ∆<sub>fus</sub><i>H</i><sup>0</sup>

H<sub>2</sub>O(l) → H<sub>2</sub>O(g) ∆<sub>vap</sub><i>H</i><sup>0</sup>

Quá trình tổng:

H<sub>2</sub>O(s) → H<sub>2</sub>O(g) ∆<sub>sub</sub><i>H</i><sup>0</sup> = ∆<sub>fus</sub><i>H</i><sup>0</sup> + ∆<sub>vap</sub><i>H</i><sup>0</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 1.19. (a) Enthalpy của các quá trình chuyển pha, (b) Enthalpy của phản ứng thuận và phản ứng nghịch. </b>

Do kết quả chung của quá trình gián tiếp giống với quá trình trực tiếp, nên sự thay đổi enthalpy tổng thể là giống nhau trong từng trường hợp (Hình 1.19a ) và chúng ta có thể kết luận rằng (đối với các quá trình xảy ra ở cùng nhiệt độ)

∆<sub>sub</sub><i>H</i><sup>0</sup> = ∆<sub>fus</sub><i>H</i><sup>0</sup> + ∆<sub>vap</sub><i>H</i><sup>0</sup> (1.35) Một hệ quả khác của H là một hàm trạng thái là các thay đổi enthalpy chuẩn của quá trình thuận và nghịch là bằng nhau về độ lớn nhưng ngược dấu (Hình 1.19b):

<i>∆H</i><sup>0</sup>(A→B) = -∆H<sup>0</sup>(B→A) (1.36) Chẳng hạn, vì enthalpy q trình hóa hơi của nước là +44 kJ.mol<sup>-1</sup> ở 298 K, nên enthalpy của quá trình ngưng tụ của nước ở nhiệt độ đó là -44 kJ.mol<sup>-1</sup>.

<i>1.4.2.2. Enthalpy của q trình biến đổi hóa học </i>

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét sự thay đổi enthalpy trong phản ứng hóa học. Thơng thường, thơng tin về quá trình thay đổi enthalpy của phản ứng được thể hiện trên phương trình nhiệt hóa học. Ví dụ, sự thay đổi enthalpy chuẩn của quá trình đốt cháy methane khí (∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>), được mơ tả bằng phương trình nhiệt hóa học

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>33 </small>

CH<sub>4</sub>(g) + 2 O<sub>2</sub>(g) → CO<sub>2</sub>(g) + 2 H<sub>2</sub>O(l) ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(298,15 K) = -890 kJ

Ở đây 1 mol CH<small>4</small> khi tinh khiết ở 1 bar phản ứng hoàn tồn với 2 mol O<small>2</small> khí tinh khiết ở 1 bar để tạo ra 1 mol CO<small>2</small> khí tinh khiết ở 1 bar và 2 mol H<small>2</small>O lỏng tính khiết ở 1 bar và tất cả các chất điều ở điều kiện nhiệt độ 298,15 K<small>1</small>.

<i>Đối với phản ứng dạng v</i><sub>a</sub><i>A + v</i><sub>b</sub><i>B → v</i><sub>c</sub><i>C + v</i><sub>d</sub>D, enthalpy chuẩn của phản ứng được tính theo

∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(T)={v<sub>c</sub><i>H</i><sub>m</sub><sup>0</sup>(C) + v<sub>d</sub><i>H</i><sub>m</sub><sup>0</sup>(D)} - {v<sub>a</sub><i>H</i><sub>m</sub><sup>0</sup>(A)+v<sub>b</sub><i>H</i><sub>m</sub><sup>0</sup>(B)} (1.37)

<i>Ở đây H</i><sub>m</sub><sup>0</sup><i>(T) là enthalpy mol chuẩn của các chất tại nhiệt độ T K, 𝑣</i><sub>𝑖</sub>

là các hệ số cân bằng của phản ứng. Trong trường hợp chung, biểu thức được viết lại dưới dạng thu gọn

Germain Henri Hess (1802 - 1850) là một nhà hóa học và bác sĩ người Nga gốc Thụy Sĩ. Ông nghiên cứu về nhiệt của các phản ứng hóa học, góp phần hình thành nền tảng của nhiệt hóa học về sau. Năm 1840, Hess cơng bố định luật tổng nhiệt khơng đổi, cịn gọi là định luật Hess phát biểu rằng

<i>Nhiệt của phản ứng có cùng chất phản ứng và sản phẩm là như nhau mà không phụ thuộc vào việc tiến hành qua bao nhiêu giai đoạn để chuyển chất phản ứng thành sản phẩm. </i>

Định luật Hess là hệ quả của tính chất enthalpy là một hàm trạng thái, nên biến thiên enthalpy chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối (phản ứng tổng) mà không phụ thuộc vào các trạng thái trung

<i>gian (các phản ứng thành phần). </i>

<small> </small>

<small>1 Điều kiện các chất ở trạng thái tinh khiết như vậy là khơng có thực trong thực tế. Bởi vì các chất phải trộn lẫn với nhau để xảy ra phản ứng. Tuy nhiên, ngoại trừ phản ứng giữa các ion trong dung dịch, enthalpy của quá trình trộn lẫn là khơng đáng kể so với enthalpy của phản ứng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Xem xét một ví dụ thực tế, ∆<sub>r</sub><i>H của các phản ứng dưới đây có </i>

thể được xác định bằng thực nghiệm dựa vào phép đo trong bom nhiệt

không thể xác định bằng thực nghiệm, vì khơng thể tiến hành phản ứng mà chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo ra khí CO. Để xác định ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(1), xây dựng giản đồ như trên Hình 1.20.

<b>Hình 1.20. Áp dụng định luật Hess xác định enthalpy phản ứng. </b>

Theo định luật Hess

∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(1) + ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(2) = ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(3)

vậy ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(1) = ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(3) - ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(2) = -110,5 kJ

Định luật Hess cũng có thể dùng dưới dạng đại số, để ý rằng phương trình (3) = (2) + (1), vậy (1) = (2) - (3)

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>35 </small>

suy ra ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(1) = ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(3) - ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(2)= -110,5 kJ.

<i>1.4.2.4. Enthalpy chuẩn tạo thành </i>

Enthalpy chuẩn hình thành (∆<sub>f</sub><i>H</i><sup>0</sup>) của một chất là enthalpy chuẩn của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất của nó ở trạng thái tham chiếu.

<i>Trạng thái tham chiếu (reference state) của một đơn chất là trạng thái ổn định nhất tại nhiệt độ quy định và áp suất 1 bar. </i>

Ví dụ, tại 298 K trạng thái tham chiếu của nitrogen là N<small>2</small>(g), thủy ngân là Hg(l), carbon là C(graphite) và thiếc là thiếc trắng. Có một số ngoại lệ với trạng thái tham chiếu này: trạng thái tham chiếu của phốt pho được coi là phốt pho trắng mặc dù dạng thù hình này khơng phải là trạng thái ổn định nhất nhưng vì là dạng có cấu trúc trật tự hơn của nguyên tố. Enthalpy chuẩn tạo thành của benzene lỏng tại 298 K, chính là enthalpy chuẩn của phản ứng (∆<sub>f</sub><i>H</i><sup>0</sup>(Benzene,l,298K)= +49,0 kJ.mol<sup>-1</sup>)

6 C(s,graphite) + 3 H<sub>2</sub>(g) → C<sub>6</sub>H<sub>6</sub>(l) ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(298 K)= +49,0 kJ Enthalpy chuẩn tạo thành của các đơn chất ở trạng thái tham chiếu tại mọi nhiệt độ là bằng khơng bởi vì phản ứng tạo thành nó là từ chính nó, như là N<sub>2</sub>(g)→N<sub>2</sub>(g).

Enthalpy chuẩn tạo thành của các ion trong dung dịch đặt ra một vấn đề đặc biệt, bởi vì khơng thể chuẩn bị các dung dịch chỉ chứa một mình cation hoặc anion (dung dịch ln trung hịa điện). Vấn đề này được giải quyết bằng cách đưa ra định nghĩa dựa trên một ion tham chiếu, thông thường là ion hydro, có enthalpy chuẩn tạo thành ở mọi nhiệt độ được quy ước bằng không.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

∆<sub>f</sub><i>H</i><sup>0</sup>(H<sup>+</sup>,aq) = 0 (1.39) Bởi vậy, nếu enthalpy tạo thành của HBr(aq) được tìm thấy là -122 kJ.mol<sup>-1</sup>, sau đó tồn bộ giá trị được gán cho sự hình của Br<small>-</small>(aq), và chúng ta viết ∆<sub>f</sub><i>H</i><sup>0</sup>(Br<sup>-</sup>,aq) = -122 kJ.mol<sup>-1</sup>. Giá trị đó có thể được kết hợp với, ví dụ, enthalpy tạo thành của AgBr(aq) để xác định giá trị của ∆<sub>f</sub><i>H</i><sup>0</sup>(Ag<small>+</small>,aq),…

<i><b>1.4.3. Xác định enthalpy phản ứng theo enthalpy tạo thành </b></i>

Về mặt hình thức, chúng ta có thể coi một phản ứng tiến hành bằng cách phân hủy các chất phản ứng thành các đơn chất tham chiếu của chúng và sau đó các đơn chất tham chiếu đó kết hợp trở lại thành sản phẩm.

<b>Hình 1.21. Sơ đồ xác định ∆</b><sub>𝒓</sub>𝑯<sup>𝟎</sup><b> theo </b>∆<sub>𝒇</sub>𝑯<sup>𝟎</sup><b>. </b>

Giá trị ∆<sub>r</sub><i>H của phản ứng tổng (phản ứng đang xem xét) bằng </i>

tổng các giai đoạn trung gian (các phản ứng phân hủy hoặc kết hợp các đơn chất tham chiếu thành hợp chất) theo định luật Hess (Hình 1.21). Bằng cách đó, chúng ta có thể tính enthalpy của bất kỳ phản ứng nào nếu biết enthalpy tạo thành của các chất phản ứng và sản phẩm theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>37 </small>

<b>Ví dụ: Hợp chất B</b><small>5</small>H<small>9</small> bốc cháy tự nhiên trong khơng khí với ngọn lửa màu xanh tạo ra B<small>2</small>O<small>3</small> và nước theo phản ứng

<i><b>1.4.4. Sự phụ thuộc của enthalpy phản ứng vào nhiệt độ </b></i>

Enthalpy chuẩn của nhiều phản ứng quan trọng đã được đo tại nhiều nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp khơng có thơng tin này, enthalpy chuẩn của phản ứng ở các nhiệt độ khác nhau có thể được tính từ các thơng tin về nhiệt dung và enthalpy của phản ứng ở một số nhiệt độ đã biết. Thông thường các dữ kiện về nhiệt dung dễ xác định bằng thực nghiệm và có độ chính xác cao hơn so xác định enthalpy của phản ứng ở các khoảng nhiệt độ rộng, trong trường hợp này enthalpy xác định từ lý thuyết thường có giá trị tốt hơn so với xác

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

(Chúng ta giả định rằng không có q trình chuyển pha trong khoảng nhiệt độ xem xét) Bởi vì phương trình này áp dụng cho mỗi chất trong phản ứng, biến thiên enthalpy chuẩn phản ứng từ ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(T<sub>1</sub>) là:

∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(T<sub>2</sub>) = ∆<sub>r</sub><i>H</i><sup>0</sup>(T<sub>1</sub>) + ∫ ∆<sub>r</sub><i>C</i><sub>p</sub><sup>0</sup><i>dT</i>

(1.43) Ở đây ∆<sub>r</sub><i>C</i><sub>p</sub><sup>0</sup> là biến thiên nhiệt dung mol của sản phẩm và chất phản ứng dưới điều kiện chuẩn với trọng số là các hệ số cân bằng và được Phương trình 1.43 chính là định luật Kirchhoff. Ở khoảng nhiệt độ khơng q rộng, có thể giải định ∆<sub>r</sub><i>C</i><sub>p</sub><sup>0</sup> không phụ thuộc vào nhiệt độ, tích phân Phương trình 1.43 thu được

Tại 25<small>o</small>C, hiệu ứng nhiệt của phản ứng, ∆<sub>r</sub><i>H</i><sub>298K</sub><sup>0</sup> = -120,92 kJ, nhiệt dung mol đẳng áp của H<small>2</small>O(g), H<small>2</small>(g) và O<small>2</small>(g) tương ứng là 33,58, 28,84 và 29,37 kJ.mol<small>-1</small>. Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng tại nhiệt T

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>39 </small>

<b>1.5. Định luật thứ 2 của nhiệt động học </b>

Định luật thứ nhất nói về sự bảo tồn năng lượng của vũ trụ, cung cấp cơ sở để xác định năng lượng trao đổi giữa hệ (nơi diễn ra các q trình biến đổi vật lý và hóa học) với môi trường xung quanh. Định luật thứ hai của nhiệt động học cho phép xác chiều hướng diễn tiến của các quá trình. Vì sao sắt để trong khơng khí thì bị rỉ mà q trình ngược lại, từ sắt oxit tự chuyển hóa thành sắt kim loại và oxi lại khơng xảy ra. Vì sao nước đá bị tan chảy thành nước lỏng khi lấy ra khỏi ngăn đông,… Các vấn đề về chiều hướng của quá trình sẽ được giải quyết trên cơ sở của định luật thứ 2.

<i><b>1.5.1. Tính tự phát của quá trình </b></i>

<i>1.5.1.1. Quá trình tự phát và khơng tự phát </i>

<b>Q trình tự phát (spontaneous processes) là một quá trình xảy </b>

ra tự nhiên trong tập hợp các điều kiện nhất định. Ví dụ, nước sẽ tự nhiên chảy từ cao về thấp, sắt trong khơng khí phản ứng tự phát với oxygen chuyển thành sắt oxit (rỉ sắt), nhiệt truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. Ở nhiệt độ phòng, nước đá tan chảy thành nước lỏng là

<b>quá trình tự phát. Ngược lại q trình khơng tự phát (nonspontaneous </b>

processes) là q trình khơng tự nhiên xảy ra, trừ khi nó được thúc đẩy bởi các nguồn năng lượng từ bên ngồi. Ví dụ, nước chảy từ thấp lên cao không thể xảy ra tự phát, trừ khi chúng ta dùng máy bơm để hút nước lên. Ở nhiệt độ phòng, nước lỏng chuyển thành nước đá là q trình khơng tự phát.

<b>Hình 1.22. Các quá trình tự phát: sắt bị rỉ (a), nước đá tan chảy ở nhiệt độ phòng (b). </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Tính tự phát của một quá trình khơng tương quan với tốc độ của q trình. Một sự thay đổi tự phát có thể nhanh đến mức về cơ bản là tức thời hoặc chậm đến mức không thể quan sát được trong bất kì khoảng thời gian thực tế nào. Một ví dụ là q trình chuyển đổi từ kim cương thành than chì ở điều kiện thường. Than chì là dạng ổn định của carbon ở áp suất khí quyển cịn kim cương là dạng ổn định của carbon ở áp suất rất cao. Các tính tốn ở cuối chương này chỉ ra rằng sự quá trình chuyển đổi từ kim cương thành than chì ở điều kiện thường là tự phát. Nhưng trong thực tế chúng ta vẫn quan sát thấy sự tồn tại của kim cương ở điều thường. Điều này là bởi vì tốc độ quá trình chuyển đổi kim cương thành than chì xảy ra cực kỳ chậm, và vì vậy đối với khoảng thời gian thực tế chúng ta không thể quan sát được. Tốc độ quá trình này sẽ tăng lên đáng kể nếu chúng ta gia tăng áp suất và nhiệt độ lên rất cao. Và trong thực tế, đây là cơ sở để tổng hợp kim cương nhân tạo từ than chì trong cơng nghiệp.

<b>Hình 1.23. Q trình chuyển đổi kim cương thành than chì ở điều kiện thường là xảy ra tự phát nhưng với tốc độ vơ cùng chậm. Ví dụ 4: Q trình nào dưới đây là tự phát, khơng tự phát, giải thích </b>

(a) Cốc nước nóng nguội dần (b) Nước sơi ở nhiệt độ phịng (c) Lốp xe bị xì hơi

(d) Nước chảy xuống vùng trũng

Đáp án: Tự phát: (a), (c), (d); không tự phát: (b).

<i>1.5.1.2. Phân tán vật chất và năng lượng </i>

Chúng ta sẽ mở rộng thảo luận về các khái niệm nhiệt động lực học nhằm mục đích dự đốn tính tự phát, hãy xem xét một hệ cơ lập

</div>

×