Tải bản đầy đủ (.pptx) (178 trang)

Bài Giảng - Chuyên Đề - Lịch Sử, Văn Hóa Chămpa ( Combo Full Slides 3 Chương )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 178 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ

LỊCH SỬ, VĂN HÓA CHĂMPA

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT</b>

1.1. Đôi nét về người Chăm

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT</b>

<b>Chương 3. Các giá trị văn hóa Chămpa</b>

<i><b>3.1. Hệ thống đền tháp</b></i>

<i><b>3.2. Các loại hình nghệ thuật3.3. Đời sống tinh thần</b></i>

3.3.1. Thiết chế vương quyền 3.3.2. Tơn giáo – Tín ngưỡng

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>

1. Maspero. G. L (1928), <i>Vương quốc Chămpa, Pari, </i>

bản dịch của Đào Từ Khải.

2. Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp (1991),

<i>Văn hóa Chăm, Nxb KHXH, HN.</i>

3. Ngơ Văn Doanh (1994), <i>Văn hóa cổ Chămpa, Nxb </i>

Văn hóa Thơng tin, HN.

4. Phan Quốc Anh (2010), <i>Nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr ở Ninh Thuận, Nxb ĐHQG, HN.</i>

5. Bá Trung Phụ (2001), <i>Gia đình và hôn nhân của người Chăm ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, HN.</i>

6. Lương Ninh (2006), Vương quốc Chămpa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>ĐIỂN NGỮ VĂN HÓA CHĂM</b>

1. Siva: một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, thần hủy diệt – vị thần chính của phái Saiva

2. Vishnu: một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, thần bảo tồn vũ trụ - vị thần chính của phái Vainava

3. Brahma: một trong ba vị thượng đẳng thần của Ấn Độ giáo, thần sáng tạo

4. Agni: thần lửa

5. Amaravate: một vùng ở miền Nam Ấn Độ, nơi có trường phái nghệ thuật Phật giáo phát triển từ sau thế kỷ XI

6. Apsara: vũ nữ thiên tiên, thường xuất hiện trên các đài thờ trong điêu khắc Chămpa

7. Gandharva: ca công trên cõi trời, thường ca hát và nhảy múa cùng với Apsara

8. Avalokitesvara: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát tượng trưng cho từ bi và trí tuệ, rất phổ biến trong Phật giáo Đại thừa và Kim Cương Thừa

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

9. Dikpala: thần canh giữ phương hướng, được thờ trong những miếu nhỏ xung quanh đền thờ chính

10. Ganesa: thần hạnh phúc và may mắn, đầu voi mình người, là con trai của thần Siva và nữ thần Parvati

11. Gajasimha: voi/ sư tử, vật cưỡi của thần Siva, thường bảo vệ

14. Hanuman: khỉ thần giúp Hoàng tử Rama đánh thắng quỷ vương Ravana, cưới được công chúa Sita

15. Kailasa: một ngọn núi trong dãy Himalaya, theo thần thoại là chỗ ở của thần Siva

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

16. Kala: thần thời gian, thường được biểu hiện bằng những mặt quái vật hung dữ trên các đài thờ và đền tháp Chămpa

17. Kalan: đền thờ

18. Laksmi: nữ thần phú quý, sắc đẹp và hạnh phúc, vợ của thần Vishnu

19.Parvati: vợ của thần Siva, còn được biết đến với các tên gọi khác như Uma, Umi, Ganga,…

20. Sarasvati: nữ thần thi ca và nghệ thuật, vợ của thần Brahma

21. Naga: một loài rắn sống ở thủy cung

22. Rudra: thần bão tố và hủy diệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>8</small>

23. Nandin: bò thần, vật cưỡi của thần Siva

24. Linga: bộ sinh thực khí, tượng trưng cho thần Siva, biểu tượng dương tính, là năng lực của sự hủy diệt đồng thời cũng là sự sáng tạo

25. Yoni: bộ sinh thực khí, biểu tượng âm tính, kết hợp với Linga thành một bàn thờ đặt giữa lòng tháp. Yoni trong điêu khắc Chămpa thường được biểu hiện bằng hình trịn hoặc hình vng

26. Uroja: vú phụ nữ, nữ thần đựng nước, thường được biểu hiện bằng các đài thờ bằng hình tượng những bộ vú phụ nữ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU</b>

<b>I. Đơi nét về người Chăm và văn hóa Chăm@ Thuật ngữ:</b>

- Người Chăm cịn có các tên gọi khác là Chàm, Chămpa, Chiêm, Chiêm Thành, Hồi/Hời, Hroi,…

- Ch mpa: ămpa: thuật ngữ này xuất hiện ở TK XVI ở bia ký Mỹ Sơn, được viết bằng chữ Scancrit (chữ Phạn) dịch theo tiếng Latinh là <i>campapura</i> (thành phố loài

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>10</small>

@ Vương quốc Chămpa

- Hình thành dựa trên sự liên kết giữa các thành bang/ tiểu quốc/ các miền (mandala) (thuộc quyền cai trị

của một tiểu vương)

- Về mặt không gian: từ đèo Ngang -> Bình Thuận (Duyên hải miền Trung)

- Về mặt thời gian: từ thế kỷ II đến TK XV, chia

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>@ Dân tộc Chăm</b>

<b>- Dân số: </b>

Dân số tại Việt Nam theo điều tra dân số 1999 là 132.873 người; theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, người Chăm cịn có mặt với số lượng khá lớn ở Campuchia (150.000) và Thái Lan (5.000)

<b>- Địa bàn cư trú hiện nay: </b>

+ Ninh Thuận, Bình Thuận

+ Có một bộ phận nhỏ người Chăm sống xen cư với các dân tộc Ê-đê, Bana ở miền tây Phú Yên và Bình Định

+ các tỉnh dọc biên giới Việt Nam – Campuchia (An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai) và Thành phố Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>- Hoạt động sản xuất:</b>

+ Người Chăm có truyền thống nơng nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái.

+ Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khơ một vụ trên sườn núi.

+ Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.

+ Nghề thủ công phát triển ở người Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên.

+ Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề</b></i>

<i>II.1. Trước năm 1975</i>

<i>Từ điển Pháp – Chăm, A. Cabaton và E. Aymonier, 1906</i>

<i>Vương quốc Chămpa, G. Maspero, 1910-1913</i>

<i>Các thuộc địa Ấn Độ ở Viễn Đông, R. Majumdar, 1927</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

 II.2. Từ sau năm 1975

 Từ sau năm 1975, các nhà khoa học Việt Nam mới bắt đầu có những đóng góp thực sự vào việc nghiên cứu lịch sử, văn hóa và dân tộc Chăm

 Ngọc Canh, “Nghệ thuật múa Chăm”, NXB KHXH, Hà Nội, 1988; Phan Xuân Biên, “Người Chăm ở Thuận Hải”, Sở VH – TT Thuận Hải, 1989; Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp, Văn hóa Chăm, Nxb KHXH, Hà Nội, 1991; Ngơ Văn Doanh, Văn hóa Chămpa, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1993; Phan Thị Yến Tuyết, Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc đồng bằng sông Cửu Long, Nxb KHXH, Hà Nội, 1993; Ngô Văn Doanh, Lễ hội Rija Nưgar của người Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998;…

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

II.3. Vấn đề đặt ra trong hoạt động nghiên cứu hiện nay

(thảo luận)

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>Chương 2. Diễn trình lịch sử của Vương quốc Chămpa</b>

<b>2.1. Thời kỳ Lâm Ấp (192 – 749)</b>

 Vào năm 192, nhân trong xứ có loạn, con của viên Công tào huyện Tượng Lâm là Khu Liên nổi dậy khởi nghĩa, giết huyện lệnh và tự lập làm vua

 biên giới phía bắc của nhà nước Lâm Ấp kéo dài tới thành Khu Túc – địa danh giữa Huế và Quảng Trị, lại có ý kiến cho rằng, đường biên giới ấy kéo dài đến sông Thọ Lãnh (sông Gianh). Lâm Ấp về phía nam giáp với Phù Nam

 Vì Khu Liên khơng có con trai nên sau khi chết, cháu ngoại ông là Phạm Hùng (278 – 280) lên nối ngôi

 Phạm Hùng chết, con trai là Phạm Dật lên ngôi. Triều đại của Phạm Dật kéo dài khá lâu, hơn 50 năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Năm 336, Phạm Dật chết, Văn bỏ thuốc độc giết hại các con của Phạm Dật và lên ngôi vua. Sau khi lên ngôi, Phạm Văn đã chinh phục các tộc mandi ở trong xứ và liên tục cướp phá Giao Châu, làm chủ Nhật Nam và địi lấy phía Bắc Hoành Sơn làm đường phân giới giữa Giao Châu và Lâm Ấp.

Năm 349, Phạm Văn chết, con là Phạm Phật lên ngôi kế vị (349 – 380).

Năm 380, Phạm Phật chết, con trai là Phạm Hồ Đạt nối ngôi (380 – 413)

năm 413 con trai của Phạm Hồ Đạt là Địch Chân lên ngôi vua Lâm Ấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Mãi tới năm 420, sử liệu Trung Quốc mới nói tới tên vị vua mới của Lâm Ấp tên là Phạm Dương Mại. Dương Mại tiếng Chăm cổ là Yan Mah (vị lãnh chúa vàng hay vua vàng)

 Sau khi Dương Mại mất, con trai ông lên nối ngôi và vẫn lấy tên là Phạm Dương Mại (Phạm Dương Mại II). Năm 433, Dương Mại II sai sứ sang cống nhà Tống và xin lãnh đất Giao Châu để cai trị nhưng triều đình nhà Tống không cho. Dương Mại II tức giận và liên tục cho quân cướp phá Giao Châu. Triều đình nhà Tống tức giận, sai thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đem quân đi đánh Lâm Ấp.

 Sau khi Dương Mại II mất, người nối ngôi là Phạm Phần Thành. Và sau khi Phạm Phần Thành mất thì trong nước Lâm Ấp có loạn. Sau Phạm Phần Thành, tên các vị vua chúa Lâm Ấp đều được các nhà khoa học tìm ra tương đương với các tên bằng Phạn ngữ ghi trong các bia ký cổ Chămpa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

 <b>2.2. Thời kỳ Hoàn Vương (758 – 859)</b>

 Từ sau năm 749, cái tên Lâm Ấp khơng cịn xuất hiện trong sử sách Trung Quốc nữa, cho đến gần một chục năm sau (năm 758), Chămpa lại xuất hiện trong các thư tịch cổ Trung Quốc với cái tên mới: Hoàn Vương  Sự thay đổi tên hiệu là Hoàn Vương của Chămpa

tương ứng với một thời kỳ mới khá quan trọng trong lịch sử của vương quốc Chămpa: thời kỳ bá quyền của các tỉnh phía nam. Cả một thời gian dài tới một thế kỷ này của lịch sử Chămpa được đặc trưng bởi sự thiếu vắng hẳn các bia ký ở phía bắc và sự xuất hiện khá đậm đặc các bia ký ở phía nam (chủ yếu là Kauthara tức vùng Nha Trang và Panduranga tức vùng Phan Rang)

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

bia ký có niên đại năm 875 ở Đồng Dương cho biết, sau triều vua Rudravarman II, vì một lý do gì đó, các đại thần đã chọn Prathivindravarman, lãnh chúa của một trong những cơng quốc phía nam, giống như Indra của các thần trên mặt đất lên làm vua. Sau khi lên làm vua, vị tơn qn có nguồn gốc phía nam đã dần dần trở thành “vị vua duy nhất của đất nước” và cai trị toàn bộ lãnh thổ của nước Chămpa.

 Kế vị Prathivindravarman là cháu trai của ông tên là Satyavarman. Vị vua thứ hai này của vương triều Hoàn Vương đã để lại một số bia ký quan trọng ở đền Pô Nagar

 khoảng năm 784 và 787, sau khi mất Satyavarman được phong tên thụy là Isvaraloka và con trai ông là Indravarman lên nối ngôi

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

 Indravarman mất vào năm 801 và người em rể của ông là Harivarman lên nối ngôi. Dưới thời Harivarman, nhà nước Chămpa đã mạnh lên cho nên đã nhiều lần đem quân đánh ra phái bắc và đánh vào phía nam. Ngồi ra, các bia ký cũng còn cho biết, vào năm 817 Harivarman đã cho phục hồi thánh đường Pô Nagar và cho xây dựng thêm nhiều thánh đường khác nữa.

 Cho đến nay chúng ta không rõ Harivarman ở ngôi tới năm nào nhưng chắc chắn là khá lâu và khi mất đã truyền ngôi lại cho con trai là Vikrantavarman (Vikrantavarman III theo thứ tự trong lịch sử Chămpa). Đây là vị vua cuối cùng của vương triều Hoàn Vương.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Khi Vikrantavarman III mất, do khơng có con, các vị quan trong triều đã chọn Indravarman II lên kế vị. Với sự lên ngôi của Indravarman II, lịch sử Chămpa chuyển sang một thời kỳ mới – thời kỳ của vương triều Indrapura phía bắc. Đến đây thì chấm dứt cả một thời kỳ kéo dài đúng 100 năm của vương triều Hoàn Vương.

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

 Giai đoạn lịch sử 100 năm của Hoàn Vương là cả một thời kỳ lịch sử khá đặc biệt của vương quốc Chămpa.

 Suốt cả một trăm năm ấy, các vua có nguồn gốc phía nam ( vùng Kauthara và Panduranga) đã trị vì, hay đúng hơn là có vị trí bá quyền đối với tất cả vương quốc khác của Chămpa.

 Do có sự chuyển dời vị trí trung tâm quyền lực từ bắc vào nam, nên hầu như mọi bia ký hay những cơng trình xây dựng của chính Chămpa thời kỳ này tập trung chủ yếu ở Kauthara và Panduranga. Thậm chí thủ đơ của Chămpa, theo các tài liệu bia ký là Viapurra, cũng được xây dựng tiếp trên cơ sở lâu đài cũ của các dịng họ vua chúa phía nam. Mặc dù cho đến ngày nay chúng ta chưa biết vị trí của Virapurra ở đâu, nhưng chắc là ở một nơi nào đó trong vùng Karthra - Panduranga

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 Cũng vì trỗi lên từ miền đất gần với Phù Nam rồi Chân Lạp, nên trong đời sống chính trị và văn hóa của Hồn Vương cũng có những khắc biệt so với của các giai đoạn « bắc Chăm ».

 Biểu hiện rõ nhất về sự khác biệt này là những quan hệ của Chămpa với các nước Chân Lạp láng giềng và các dân tộc Đông Nam Á hải đảo (đặc biệt là người Giava). Những mối quan hệ đó đã để lại dấu ấn khá đạm nét trong đời sống chính trị và văn hóa của Chămpa thời kỳ này. Không chỉ nội dung mà ngay cả kiến trúc và điêu khắc Chămpa thời Hoàn Vương cũng rất gần với các phong cách đương thời của Chân Lạp và Indonesia.

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Mặc dầu trỗi lên từ các tỉnh phía nam, các tài liệu bia ký cũng như các thư tịch cổ của Trung Quốc đều cho biết, quyền lực của các vua Hồn Vương khơng chỉ bó gọn ở phía nam mà cịn vươn ra tận phía bắc Chămpa .

Tuy chỉ kéo dài 100 năm, thời kỳ Hoàn Vương là một bước tiếp theo quan trọng trong quá trình hình thành và củng cố vương quốc cổ Chămpa. Đến thời Hoàn Vương, lần đầu tiên trong lịch sử, vương quốc Chămpa có một sự thống nhất, dù chỉ về hình thức, suốt từ bắc đến nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>2.3. Indrapura( 875 - 982)</b>

Từ sau niên đại 854 (niên đại tấm bia của vua Vikrantavarman III ở Pô Nagar) trở đi, hầu như khơng có một tư liệu gì về nước Hồn Vương nói riêng và về Chămpa nói chung. Chỉ vào năm 875, những tài liệu bia ký mới xuất hiện trở lại ở Chămpa, nhưng không phải ở miền nam hay ở Mỹ Sơn mà ở một địa điểm mới : Indrapura (khu vực Đồng Dương thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng hiện nay).

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Mặc dù trong các nguồn sử liệu có một khoảng trống gần 20 năm (từ năm 854 đến năm 875), chúng ta vẫn có thể nghĩ rằng, quyền lực đối với Chămpa của các vua chúa miền nam chỉ thực sự chấm dứt để nhượng bá quyền cho các vua phia bắc vào lúc Indravarman (II) lên ngôi vua. Idravarman II khơng phải là người thuộc dịng vua chúa phía nam mà là một người thuộc dịng q tộc phía bắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Sau khi lên ngôi, Indravarman II đã dời đơ từ phía nam ra phía bắc và dùng tên mình đặt tên cho thủ đơ mới Indrapura.

Việc trỗi dậy của vương triều Indrapura không chỉ đánh dấu sự phục hưng quyền lực trở lại đối với Chămpa của các vua chúa Campapura phía bắc, mà cịn đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm. Đến vương triều Indrapura, Phật giáo gần như trở thành tơn giáo chính của cả vương triều.

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

 Sau khi Indravarman II mất, Jaya Shimhavarman lên trị vì. Sau đó là Jaya Saktivarman. Bia ký của hai vương triều này có ghi chép về mối quan hệ giữa Chămpa và Java.

 Sau Jaya Saktivarman, lên ngơi trị vì vương triều Indrapura là vị vua có tên là Bhadravarman II. Không một tài liệu nào hiện có ngày nay cho chúng ta biết vị tân quân này có họ hàng như thế nào đối với vị vua trước. Hơn nữa các tài liệu bia ký cịn cho biết Bhadravarman ở ngơi trong một thời gian cũng khá ngắn ngủi( khoảng từ 904 đến 916).

 Sau khi Bhadravarman II mất, người kế vị là Indravarman III – con trai của Bhadravarman II. Indravarman III là một trong những nhà hiền triết giỏi nhất, thông thạo nhất sáu bộ sách triết học, các học thuyết của Phật,...

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Thế nhưng, đúng vào lúc Chămpa bắt đầu mạnh lên và đang từng bước hợp nhất thì hai nước láng giềng: Đại Việt phía bắc và nhà nước Chân Lạp thồng nhất ở phía nam bước vào thời kỳ hưng thịnh. Năm 938, người Việt giành được độc lập và nhanh chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh; ở phia nam, dưới triều vua Rajendravarman II (944-968), Chân Lạp đã thống nhất và cũng trở thành một vương quốc mạnh. Với mưu toan mở rộng lãnh thổ, vua Rajendravarman II của Chân Lạp vào những năm 945-946 đã cất quân đánh vào vùng Kauthara( Nha Trang hiện nay).

<small>30</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Vào năm 972, một vị vua mới xuất hiện ở Chămpa mà sử sách Trung Quốc gọi là Ba Mĩ Thuế hoặc Phê Mĩ Thuế và tên tiếng Chăm là Pramesvaravarman I. Tiếp tục chính sách của các vị vua trước, Pramesvaravarman I từ năm 972 đến năm 979 liên tục cử các sứ thần sang triều cống triều đình Trung Quốc. Các nhà khoa học đốn định rằng, Sở dĩ Chămpa có quan hệ mật thiết với Trung Quốc là do lo sợ trước sự hình thành và lớn mạnh của hai nước láng giềng Đại Việt ở phía bắc và Chân Lạp ở phía nam. Khơng những thế Pramesvaravarman I cịn tìm mọi cách để quấy phá và làm suy yếu nước Đại Việt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Sau khi Lê Hồn lên ngơi với hiệu là Lê Đại Hành vào năm 980, nước Đại Việt cử hai sứ thần sang sứ Chiêm Thành. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà vua Chăm cho bắt giữ cả hai sứ thần đó. Điều này khiến vua Lê Đại Hành tức giận và năm 982 nhà vua thân chinh đem quân đi đánh Chiêm Thành. Trận này quân Chiêm thua to. Sự kiện này cũng đã đánh dấu chấm hết cho vương triều Indrapura của Chămpa.

<small>32</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

 <b>2.4. Chiêm Thành (988 – 1471)</b>

 <i><b>2.4.1. Thời kỳ Vijaya (988 – 1177)</b></i>

 Khi vua Lê Đại Hành tiến vào kinh đô Indrapura thì vị vua mới của Chămpa là Indravarman IV chạy thoát vào phương nam và đất nước Chămpa trở nên hỗn loạn. Nhân cơ hội đó, viên quản giáp (viên quan giữ việc binh ở châu) của Lê Đại Hành trong cuộc hành binh đánh Chiêm Thành tên là Lưu Kế Tông đã trốn ở lại, lên làm vua, cai trị miền Bắc Chăm. Không chịu được sự thống trị của Lưu Kế Tông, nhiều người Chăm bỏ xứ chạy sang lánh nạn tận Hải Nam, Quảng Châu.

 Hai năm sau khi Lưu Kế Tông công khai lên ngôi vua Chiêm Thành, năm 988, người Chăm tôn một vị lãnh đạo của mình lên ngơi vua ở Phật Thệ/ Phật Thành (Vijaya – thành Đồ Bàn ở Bình Định hiện nay). Vị vua mới lên này chính là Harivarman II mà các bia ký Chămpa nói tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

 Sau khi lên ngôi, Harivarman II giữ thái độ nhu hòa với ĐạiViệt, với nhà Tống của Trung Quốc, vua Harivarman II cũng cố giữ mối thân thiện hữu hảo.

 Cũng sau khi lên ngơi vua, Harivarman II trở về đóng đơ ở Indrapura và đã cho dựng tấm bia ở Mỹ Sơn vào năm 991. Thế nhưng, chỉ ít năm sau, vào năm 1000, vị vua kế vị Harivarman II mà cho đến nay chúng ta chỉ biết với tên gọi không đầy đủ là Yang Puku Vijaya Sri đã cho dời đô về Vijaya.

 Từ Harivarman II trở đi, lịch sử Chămpa lật tiếp sang một trang mới – thời kỳ Vijaya.

 Từ sau thời điểm năm 1000 đến năm 1050 chúng ta khơng hề có một tài liệu bia ký nào để xác định tên tuổi các vua Chămpa và để hiểu về tình hình đất nước Chămpa trong giai đoạn này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

 Vào năm 1042, tư liệu mới cho biết vị vua mới của Chămpa lúc này là Sạ Đẩu. Ngay sau khi lên ngôi được một năm, vào năm 1043, Sạ Đẩu đã sai quân đi cướp bóc vùng ven biển của Đại Việt và đã bị tướng của Lý Cao Tông là Đào Xứ Trung dẹp yên.

 Sau thất bại nặng nề này, vào năm 1044, một quý tộc có nguồn gốc khơng rõ đã lên ngôi vua Chămpa và lấy tên hiệu là Jaya Paramesvaravarman. Bắt đầu từ ông vua này trở đi, chúng ta lại có những bia ký nói về nội tình của Chămpa. Theo các bia ký, Jaya Paramesvaravarman phải đương đầu với chính người Chiêm ở Panduranga « ln luôn nổi dậy chống lại nhà vua » và khơng thừa nhận ơng. Vì thế nên vào năm 1050, vị tân vương đã phái cháu mình là Yuvaraja Sri Devaraja Mahasenapati đi chinh phục Panduranga. Yuvaraja Sri Devaraja Mahasenapati đã ổn định được tình hình ở Panduranga và đã cho dựng lên ở đây một linga và một cột chiến thắng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

 Ngoài ra, việc triều cống triều đình nhà Lý và giữ quan hệ tốt với Trung Quốc vẫn được Jaya Paramesvaravarman quan tâm. Không chỉ Jaya Paramesvaravarman mà hai vị vua kế nghiệp ông là Bhadravarman III và Rudravarman II vẫn tiếp tục giữ những mối quan hệ tốt với Đại Việt. Riêng Rudravarman (lên ngôi năm 1061) đã liên tiếp cử ba sứ bộ sang triều đình nhà Lý vào những năm 1063, 1065 và 1068.

 Thế nhưng ngay từ lúc lên ngôi, Rudravarman III đã bắt đầu lo chuẩn bị lực lượng để đánh Việt Nam. Và năm 1068 Rudravarman III (tức Chế Củ) đem quân đánh vào biên giới Đại Việt. Lập tức, ngay năm sau (năm 1069) vua Lý Thánh Tôn thân chinh đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Để chuộc tội, Chế Củ xin dâng ba châu Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính/ Bố Chánh để được tha về nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

 vào năm 1074, một vị hồng thân có tên là Than với sự giúp đỡ của em trai ơng là hồng thân Pan đã nắm chính quyền và ra sức « mang lại cho nước Chămpa sự tráng lệ cũ vốn có». Than lên ngôi vua với danh hiện là Harivarman IV. Trong suốt thời gian trị vì, Harivarman IV đã làm cho Chămpa trở nên hùng mạnh.

 Sau khi Harivarman IV mất vào năm 1081, con trai ông là Jaya Indravarman II đã lên ngôi. Nhưng vị tân vương còn quá trẻ và bất lực trong việc cai trị đất nước nên đã sau một tháng đã bị phế truất để ông chú là hoàng thân Pan nắm giữ vương quyền

 Đến năm 1139, các tư liệu lại nhắc đến tên một vị vua mới của Chămpa là Jaya Indravarman III. Trong thời kỳ này, Jaya Indravarman III đã liên kết với Chân Lạp để chống lại Đại Việt nhưng thất bại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

 Bị thất bại trước Đại Việt, vua Chân Lạp quay sang xâm lược Chămpa và làm chủ toàn bộ đất nước này. Vua Chămpa Jaya Indravarman III bị mất tích. Bắt đầu từ đây là cả một thời kỳ xảy ra chiến tranh triền miên giữa Chămpa và Chân Lạp.

 Khi thủ đô và phần lớn đất nước bị người Khmer chiếm đóng, vị tân vương Jaya Indravarman IV lên nối ngôi năm 1145 phải bỏ chạy vào ẩn náu ở Panduranga. Một vài năm sau ông mất, con trai ông là Sivanandana lên ngôi vua Chăm vào năm 1147, lấy danh hiệu là Jaya Harivarman I.

 Trong suốt 17 năm trị vì, Jaya Harivarman I phải chống trả lại cả thù trong lẫn giặc ngoài để bảo vệ và củng cố đất nước. Ngay sau khi vừa mới lên ngôi (1147), vị tân quân này phải đương đầu với cuộc tiến đánh của người Khmer. Đánh đuổi xong người Chân Lạp, Jaya Harivarman I lại phải dẹp loạn ngay trong nội bộ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

 Jaya Harivarman I mất vào khoảng năm 1166 và con trai ông là Jaya Harivarman II lên nối ngôi. Nhưng triều vua này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Cuối năm 1167 đã xuất hiện một vị vua mới là Jaya Indravarman IV. Các bia ký cho biết Jaya Indravarman IV là một hoàng thân ở Gramapura và trước khi lên ngôi vua đã từng có một vai trị quan trọng trong triều đình Chămpa.

 Với triều vua Jaya Indravarman IV, Chămpa gần như dồn hết sức vào những cuộc chiến tranh chống lại Campuchia. Để đạt được mục đích đánh bại người Khmer, Chămpa đã giữ quan hệ tốt với Đại Việt

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

 Jaya Harivarman I mất vào khoảng năm 1166 và con trai ông là Jaya Harivarman II lên nối ngôi. Nhưng triều vua này chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn. Cuối năm 1167 đã xuất hiện một vị vua mới là Jaya Indravarman IV. Các bia ký cho biết Jaya Indravarman IV là một hoàng thân ở Gramapura và trước khi lên ngôi vua đã từng có một vai trị quan trọng trong triều đình Chămpa.

 Với triều vua Jaya Indravarman IV, Chămpa gần như dồn hết sức vào những cuộc chiến tranh chống lại Campuchia. Để đạt được mục đích đánh bại người Khmer, Chămpa đã giữ quan hệ tốt với Đại Việt

</div>

×