Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Trình bày về vấn đề thu hút vốn ODA tại Việt Nam pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.36 KB, 16 trang )

Luận văn
Trình bày về vấn đề thu hút
vốn ODA tại Việt Nam
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA)
I/ Khái niệm chung về ODA
II/ Đặc điểm của vốn đầu tư ODA
III/ Các hình thức ODA
IV/ Lí giải về nguyên nhân và đánh giá ODA
1. Lí do để các nước cấp và nhận viện trợ
2. Đánh giá ODA
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG THU HÚT ODA TẠI VIỆT NAM
I/Tình hình thu hút ODA ở Việt Nam
1. Giai đoạn trước tháng 10 năm 1993
2. Giai đoạn phát triển hợp tác mới từ tháng 10 năm 1993
II/ Những thuận lợi và khó khăn trong việc thu hút ODA
1. Những thuận lợi của việc thu hút ODA
2. Những khó khăn đang tồn tại cản trở việc thu hút ODA.
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ODA Ở
VIỆT NAM
LỜI KẾT
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta tiến hành cải cách kinh tế với một xuất phát điểm thấp, nền kinh
tế còn nhiều lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, trong khi đó thực tế đòi hỏi một
lượng vốn lớn cho phát triển đất nước. Khi mà nguồn vốn trong nước không thể
đáp ứng hết nhu cầu đặt ra như vậy thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung
và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức( ODA ) nói riêng là rất quan trọng.


ODA là một nguồn vốn phát triển xã hội và đặc biệt cho xã hội phát triển một
cách bền vững với những nước đang phát triển như Việt Nam. ODA đã gióp
phần không nhỏ vào việc đạt được những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước.
Vậy thực trạng thu hút vốn ODA của nước ta trong thời gian qua ra sao và cần
có những giải pháp nào để có thể tiếp tục thu hút ODA thời gian tới trong quá
trìh phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam, bài viết sau đây của em sẽ đề cập
đến vấn đề này với đề tài: “ trình bày về vấn đề thu hút vốn ODA tại Việt Nam”.
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VỐN VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH
THỨC (ODA)
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ODA
Viện trợ phát triển chính thức( Official Development Assistance- ODA):
còn được gọi là viện trợ nước ngoài, theo cách hiểu chung nhất là tất cả các
khoản không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi( cho vay dài hạn và lãi suất
các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, , các tổ chức phi
Chính phủ( NGO), các tổ chức tài chính quốc tế ( IMF, ADB, WB ) dành cho
các nước nhận viện trợ,ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ các nhà
tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi vè lãi suất và thời hạn thanh
toán( theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho
không phải đạt 25% trở lại). Về thực chất ODA là sự chuyển giao một phần GNP
từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là nguồn lực bên ngoài.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN ĐẦU TƯ ODA
3
Như đã khẳng định, viện trợ phát triển chính thức là các khoản viện trợ
không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện ưu đãi của các Chính phủ
của các nước đang phát triển nhằm ổn định hoặc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh
tế.
Xét về khía cạnh kinh tế, ODA có những đặc điểm cơ bản sau:
- Đây là nguồn vốn có tính chất một chiều: các nước cấp ODA là các nước
phát triển(OECD), các nước có thu nhập cao(OPEC) hoặc các tổ chức quôc
tế( IMF, WB, ADB, UNDP ) mà phần ngân sách đóng góp chủ yếu là các nước

phát triển. Còn nước nhận vốn là các nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc
gặp khó khăn về kinh tế.
- Chủ thể cấp vốn và vay vốn đều là Chính phủ các nước, trong từng
trường hợp, vốn đầu tư được giao cho doanh nghiệp sử dụng thì chủ thể chịu
trách nhiệm cuối cùng vẫn là Chính phủ. Do đó ODA thường được đàm phán, kí
kết tài trợ thông qua các nghị định thư tài trợ và các thủ tục kèm theo phức tạp
hơn nhiều so với các kênh di chuyển khác.
- ODA thường có hai phần rõ rệt: phần cho không( viện trợ không hoàn
lại) thường chiếm 25% tổng số vốn ODA phần cho vay chiếm 75% với các diều
kiện ưu đãi về lãi suất( thấp hơn lãi suất thương mại), thời hạn vay( thường kéo
dài từ 10- 50 năm), và phương thức thanh toán nợ.
III. CÁC HÌNH THỨC ODA
* Xét theo chủ thể cấp vốn, ODA có hai loại:
- ODA song phương là viện trợ cho vay giữa hai chính phủ, phần này
thường chiếm tỉ lệ 65-70%.
- ODA đa phương do các tổ chức quốc tế( chủ yếu là IMF, WB, ADB,
OPEC, EU, UNDP ) tài trợ cho một hoặc một nhóm nước nhận vốn.
* Theo mục đích sử dụng, ODA có các loại:
4
- Vốn đầu tư phát triển luôn chiếm tỉ lệ lớn trong số vốn ODA( 50- 60).
Vốn này có thể được Chính phủ các nước nhận vốn trực tiếp tổ chức đầu tư,
quản lý dự án và có trách nhiệm trả nợ phần vốn vay. Đó là các hạng mục công
trình kết cấu hạ tầng như cầu đường, cảng, các hệ thống điện, nước, công trình
thủy lợi, Ngoài ra một phần vốn ODA đầu tư phát triển cho các doanh nghiệp
kinh doanh tổ chức đầu tư, quản lí dự án và có trách nhiệm thu hồi vốn trả nợ.
Các công trình thuộc nhóm này thường là các đự án ưu tiên thuộc lĩnh vực nông-
lâm- ngư nghiệp hoặc các lĩnh vực mũi nhọn.
- Vốn viện trợ kỹ thuật là các khoản vốn để đào tạo các chuyên gia, thực
hiện các cải cách thể chế và cơ cấu kinh tế. Mục đích của viện trợ kỹ thuật chính
là giúp các nước nhận vốn nâng cao năng lực sử dụng viện trợ tài chính, viện trợ

kỹ thuật nhiều khi chiếm tỉ trọng khá lớn tổng số vốn (20- 30%)
- Hỗ trợ cán cân thanh toán( còn được gọi là vốn tín dụng điều chỉnh cơ
cấu tài chính) là phần vốn giúp các nước thanh toán các khoản nợ đến hạn và lãi
tích lũy các năm trước. trong một số trường hợp, đây là vốn tài trợ giúp các nước
khăc phục tình trạng khủng hoảng tài chính. Nguồn vốn của các khoản mục này
thường lấy từ ODA đa phương.
- Viện trợ nhân đạo và cứu trợ: chi cho các mục đích cứu trợ đột xuất, cứu
đói, khắc phục thiên tai, chiến tranh. Phần vốn này chiếm tỉ trọng khá nhỏ và
thường được tài trợ phối hợp với các khoản tài trợ phi Chính phủ.
- Viện trợ phi Chính phủ: chủ yếu là viện trợ song phương cho các nước
đồng minh trong thời kì chiến tranh lạnh. Mỹ và Liên Xô(cũ) là hai quốc gia
trước đây viện trợ quân sự nhiều nhất từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, viện trợ
quân sự sút giảm mạnh và kéo theo sút giảm cả tuyệt đối và tương đối ODA của
Mỹ, Nga.
IV. LÝ GIẢI VỀ NGUYÊN NHÂN VÀ ĐÁNH GIÁ ODA:
1. Lý do để các nước nhận và cấp viện trợ:
5
a. Lý do nước giàu nhận viện trợ:
- Lí do chính trị: chỉ trừ một số nước ngoại lệ như Thủy Điển, Na uy,
Canada, còn đa số các nước cấp ODA trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” đều có
lý do này là chính. Họ giúp chính phủ các nước đồng minh hoặc “chư hầu” để
tạo uy tín chính trị , mở rộng ảnh hưởng, bảo vệ trực tiếp, gián tiếp “ an ninh
quốc gia” của bản thân họ. Nhiều khoản ODA thường kèm theo các điều kiện,
khá khắt khe về chính trị để thực hiện mục đích này.
- Lý do kinh tế: cấp vốn ODA còn nhằm mục dích kinh tế. Thông qua các
khoản viện trợ kèm theo các điều kiện về mua hàng hóa thiết bị, Chính phủ đã
giúp các công ty nước mình tiêu thụ hàng hóa ra nước ngoài, về lâu dài sau khi
tiếp nhận vốn, các nước này này càng phụ thuộc về kinh tế đối với nước cấp vốn.
- Lý do bảo vệ sinh thái:vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay trở thành mối
quan tâm hàng đầu của thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì vậy các nước

phát triển thường dành ưu dãi cấp vốn ODA cho các nước đang phát triển bảo vệ
môi trường và bảo tồn sự đa dạng sinh học.
b. Lý do đẻ các nước nhận viện trợ:
- Lý do kinh tế: đây là lý do chủ yếu, hầu hết các Chính phủ và nhiều học
giả đều cho rằng, viện trợ là bộ phận cần thiết và cơ bản trong quá trình phát
triển, nó bổ sung cho nguồn lực vốn trong nước khan hiếm, giúp chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế.
- Lý do chính trị: nhiều Chính phủ nhận viện trợ nhằm mục đích duy trì
quyền lực và chế độ chính trị của mình, duy trì quan hệ đồng minh, “chư hầu”
với các nước cấp viện trợ
2. Đánh giá ODA.
Hiện thời đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau
trong đánh giá tác động của ODA.
6
ODA có cả hai chiều tác động: đối với các nước nhận vốn và các nước cấp
vốn, tuy nhiên do đây là nguồn vốn ưu đãi hoặc cho không nên chỉ cần xét tác
động đến các nước nhận vốn với hai mặt rõ rệt: tích cực và tiêu cực.
* Tác động tích cực:
- Giúp các nước bổ sung nguồn vốn phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhất là trong giai đoạn đầu CNH, thúc đẩy kinh tế phát triển.
- tạo thêm việc làm cho dân cư, giải quyết xóa đói giảm nghèo ổn định xã
hội.
- cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
- Bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước.
- Nâng cao năng lực quản lý’
* Tác động tiêu cực.
- Là viện trợ của Chính phủ cho chính phủ cho nên trách nhiệm về hiệu
quả sử dụng vốn rất thấp, dẫn đến dầu tư lãng phí, không kích thích phát triển
thậm chí làm tăng tham nhũng trì trệ, Những vụ việc diễn ra gần đây ở Việt
Nam như PU18 hay dự án đại lộ Đông Tây lại một lần nữa min chứng cho tác

động tiêu cực của viện trợ ODA.
- Vay ODA nhiều trong một thời gian dài mà nếu không có khả năng trả
nợ đúng hạn sẽ tích lũy ra nước ngoài, làm cho nền kinh tế ngày càng phụ thuộc
vào nước ngoài, thạm chí đi đến vỡ nợ.
- Sử dụng ODA không có chính sách ưu tiêu rõ rệt sẽ càng làm tăng phân
hóa thành thị và nông thôn, gây mất bất ỏn định xã hội.
Như vậy, ODA là một kênh di chuyển vốn quốc tế mang tính chất một
chiều rất hấp dẫn đối với các nước nghèo. Tuy có nhiều biến động khá thất
thường trong lịch sử phát triển nhưng xu hướng chung là vốn ODA vẫn tăng lên,
xét cả về quy mô số lượng tuyệt đối và mức độ tương đối so với GDP của các
nước phát triển cũng như tính bình quân trên đầu người dân các nước đang phát
7
triển. Sự phân bố ODA trên đầu người không đồng đều cho các khu vực và quốc
gia đang phát triển. Tuy có tính hai mặt tích cực và tiêu cực đến kinh tế các nước
nhận nhưng ODA vẫn được coi là nguồn vốn quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư
và viện trợ nước ngoài. Hiện nay ODA được sử dụng chủ yếu cho mục đích kinh
tế- xã hội: Đầu tư vào kết cấu hạ tầng, phát triển nông thôn, điều chỉnh cơ cấu
giải quyết các vấn đề phát triển bền vững.
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT ODA TẠI VIỆT NAM
I. Tình hình thu hút ODA.
1. Giai đoạn trước tháng 10 năm 1993.
Giai đoạn này nước ta nhận được hai nguồn ODA song phương chủ yếu:
Một từ các nước thuộc tổ chức SEV( hội đồng tương trợ kinh tế) trong đó chủ
yếu là Liên Xô (cũ), hai là từ các nước thuộc tổ chức DAC( ủy ban hỗ trợ phát
triển) và một số nước khác, trong đó chủ yếu là Thủy Điển, Phần Lan, Đan
Mạch, Na Uy, Pháp, Ấn Độ.
Các khoản ODA trên giúp chúng ta xây dựng một số nghành quan trọng
nhất của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Sau cuộc khủng
hoảng chính trị ở Liên Xô( cũ) và Đông Âu, SEV giải thể đã làm cho nguồn viện
trợ từ các nước này chấm dứt dẫn tới rất nhiều khó khăn cho chúng ta, nhiều kế

hoạch không có vốn để hoàn thành.
Ngày 3/2/1994 Hoa Kỳ xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Cùng với các
chính sách đối ngoại, mở rộng quan hệ hợp tác trên cách lĩnh vực tạo điều kiện
cho Việt Nam nhận được một số lượng viện trợ lớn từ các nước phát triển và các
tổ chức quốc tế.
2. Giai đoạn phát triển hợp tác mới từ tháng 10/1963.
Báo hiệu đón mừng cho giai đoạn này bằng sự kiện rất quan trọng vào
tháng 3/1993 khi mà mối quan hệ giữa nước ta với quỹ tiền tệ quốc tế( IMS),
ngân hàng thé giới( WB) và ngân hàng phát triển Châu Á(ADV) được khai
8
thông. Cùng năm nghành, vào tháng 11, hội nghị các nhà tài trợ dành cho VIệt
Nam diễn tại Pari đã đánh giấu quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và
cộng đồng tài trợ quốc tế được khôi phục hoàn toàn, tạo ra các cơ hội quan trọng
để hỗ trợ Việt Nam tiến hành công cuộc phát triển nhanh và bền vững. Thành
công của hội nghị thế hiện ở chỗ Việt Nam đã tranh thủ được sự đồng tình và
ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua công tác vận động
ODA luôn được chú trọng theo chủ trương đối ngoại của Đảng và nhà nước “
Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nướ trong hội cộng đồng quốc tế,
phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Cho đến nay, 17 hội nghị nhóm tư
vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam( Hội nghị CG) đã được tổ chức. Đây là
diễn đàn quan trọng được tổ chức thường niên để trao đổi ý kiến giữa Chính phủ
và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam về quá trình phát triển của
Việt Nam và hoạt động điều phối vốn ODA để hỗ trợ quá trình này. Ngoài hội
nghị CG thường niên còn có hội nghị CG giữa kì không chính thức tại các địa
phương, tạo điều kiện cho các nhà tài trợ nắm bắt nhu cầu phát triển ưu tiên,
cũng như tiếp xúc với những thụ hưởng viện trợ. Công tác vận động ODA còn
được thực hiện thông qua các hoạt động đối ngoại của các vị lãnh đạo cấp cao
của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, các Bộ, nghành, địa phương, các
đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan đai diện ngoại giao nước ta ở nước ngoài.
Hiện nay có 51 nhà tài trợ bao gồm 28 nhà tài trợ song phương, 23 nhà tài trợ đa

phương có các chương trình ODA thương xuyên:
* Các nhà tài trợ song phương:
- Ai-xơ-len -Canada - Hàn Quốc
- Anh - Cô-oét - Hunggari
- Áo - Đan Mạch - Italia
- Balan - Đức - Lúc-xem-bua
-Bỉ - Hà lan - Mỹ
9
- Na uy - Séc - Singapo
- Nhật bản - Tây ban nha - Niudilan
- Úc - Phần lan - Pháp
- Thái lan - Thụy Điển - Thụy Sỹ - Trung Quốc
* Các nhà tài trợ đa phương:
- Các định chế tài chính quốc tế và các quỹ: nhóm ngân hàng thế giới quỹ
tiền tệ quốc tế ngân hàng phát triển Châu Á ngân hàng đầu tư Bắc Âu( NIB), quỹ
phát triển Bắc Âu(NDF), quỹ phát triển quốc tế của các nước phát triển dàu mỏ
OPEC( OFID) quỹ kuwait.
- Các tổ chức quốc tế và liên Chính phủ: ủy ban Châu Âu( EC), cao ủy
liên hợp quốc về người tị nạn( UNHCR), quỹ dân số cuae liên hợp
quốc(UNFPA) chương trình phát triển công nghiệp của liên hợp quốc(UNIDO),
chương trình phát triển của liên hợp quốc(UNDP) chương trình phối hợp của liên
hợp quốc về HIV/AIDS(UNAIDS) cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của
liên hợp quốc(UNODC) quỹ đầu tư phát triển liên hợp quốc(UNCDF) quỹ môi
trường toàn cầu(GEF) quỹ nhi đồng liên hợp quốc(UNICEF) quỹ quốc tế và phát
triển nông nghiệp(IFAD) tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp
quốc(UNESCO) tổ chức lao động quốc tế(ILO) tổ chức nông nghiệp và lương
thực(FAO) tổ chức y tế thế giới(WHO) (* trích “ tình hình nguồn vốn ODA tại
Việt Nam tư 1993-2009”(website. my.opera.com)).
Mức cam kết ODA hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Trong thời kỳ 1993-2007, tổng giá trị ODA cam kết đạt 42,438 triệu USD, trong

đó những nhà tài trợ cam kết nhiều vốn ODA cho Việt Nam bao gồm Nhật Bản,
ngân hàng thế giới(WB), ngân hàng phát triển Châu Á(ADB), các tổ chức liên
hợp quốc, Pháp, Đức Điều này đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng
các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc đổi mới của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam
10
trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội là xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo
dục, xây dựng cơ sở vật chất (tổng quan ODA sau 15 năm hapv.gov.vn)
Qua bảng số liệu ta có thể nhận thấy tổng mức cam kết ODA qua các năm
là tương đối khả quan, tăng qua các năm. Đặc biệt với mức cam kết là 8,063 tỉ
USD vào năm 2010 thì lượng ODA đã tăng hơn 3 tỉ so với năm 2009; trong đó
với 1,4 tỉ là vốn viện trợ không hoàn lại; 6,6 tỉ vốn vay. Đây là lượng cam kết
cao nhất từ trước đến nay.
ODA đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng góp phần cân đối nguồn vốn
đầu tư phát triển trong các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11,4% cho tổng số vốn đầu tư xã hội và
trung bình khoảng 50% đầu tư từ ngân sách, ODA dã thực sự trở thành kênh vốn
bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THU HÚT ODA
CỦA VIỆT NAM
1. Những thuận lợi của thu hút ODA
- Bối cảnh quốc tế đã tạo ra những quan điểm mới tích cực hơn về việc các
nước giàu hỗ trợ vốn cho sự việc phát triển của các nước nghèo nói chung. Việt
Nam cũng là một trường hợp nằm trong nhóm các nước được hỗ trợ nhiều hiện
nay.
- Tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong nước diễn biến theo chiều
hướng khả quan, với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 105 của tổ chức
thương mại thế giới( WTO) cùng với những thành tựu không nhỏ về phát triển
kinh tế, và việc giữ vững an ninh chính trị quốc gia đã trở thành một điều kiện
tien quyết giúp cho chúng ta tạo dựng được sự tin tưởng nơi các nhà tài trợ. Việt
11

Nam thực sự là một bến đỗ an toàn để cho con tàu các nhà đầu tư có thể cập cảng
thành công.
2. Những khó khăn đang tồn tại cản trở việc thu hút ODA
- Những diến biến trước đây của nền kinh tế toàn cầu có những tác động
xấu đến nguồn hỗ trợ mà các nhà tài trợ dành cho các nước nghèo.
Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua mà bắt nguồn là từ nước Mỹ đã làm
cho nề kinh tế toàn cầu lâm vào suy thoái, các nước giàu( cũng là các nước viện
trợ ODA) tiến hành thắt chặt chỉ tiêu.
- Ngoài nguyên nhân khách quan kể trên, cũng có một nguyên do thuộc về
chủ quan ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu hút ODA. Quá trình lập kế hoạch để
xin hộ trợ đôi khi soạn còn thiếu chi tiết, tính thuyết phục chưa cao nên mức độ
huy động không phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, quá trình tổ chức thực hiện dự án gặp nhiều ách tắc, kéo dài thời gian
dẫn đến tốc độ rải ngân chậm trễ, còn chậm đưa công trình vào sử dụng gây lãng
phí thất thoát nguồn lực.
Từ đó đã làm giảm uy tín của ta với các nhà tài trợ về năng lực sử dụng và
tiếp nhận ODA, ảnh hưởng trực tiếp tới việc vận động nguồn vốn này.
Công tác quản lý nhà nước cũng còn nhiều hạn chế: đây là nguyên nhân
bao trùm của những hạn chế thu hút vốn. Bất cập trong công tác quản lý thể hiện
ở việc phân cấp, phân định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà
nước, hệ thống chính sách và những văn bản pháp luật liên quan đến ODA, việc
thẩm định phê duyệt, bố trí, vốn đối ứng, việc theo giõi, giám sát các dự án
ODA,
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN
ODA Ở VIỆT NAM.
Quãng thời gian vừa qua là một chặng đường đủ dài để chúng ta có thể rút
ra đầy đủ những kinh nghiệm cũng như hiệu chỉnh các biện pháp thu hút vốn
12
ODA cho hiệu quả hơn, đồng thời chính phủ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp
cải cách hơn nữa nhằm tranh thủ hơn sự ủng hộ của cộng đồng quôc tế.

Đầu tiên là cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và điều hành công tác
tiếp nhận ODA.
Thứ hai là tăng cường cộng tác cán bộ, đầu tư đào tạo để nâng cao năng
lực cho cán bộ thuộc bộ phận liên quan đến việc xác định nhu cầu đàm phán, kí
kết các hiệp định với đối tác.
Thứ ba, mở lớp đào tạo ngắn về những kiến thức có liên quan đến ODA,
tập huấn về nhưng quy định và thủ tục, điều kiện cung cấp ODA của các nhà tài
trợ.
Thứ tư, những nghành và địa phương có nhu cầu về cung cấp vốn ODA
cần nghiên cứu những chính sách ưu tiên của các đối tác nước ngoài cũng như
quy chế quản lí và sử dụng vốn ODA của Chính phủ Việt Nam để trnh thủ sự
giúp đỡ từ các bên trong việc lập hồ sơ dự án và tiếp tục xin viện trợ phù hợp với
đối tượng ưu tiên.
Cuối cùng, việc thu hút ODA phải đi đôi với việc nâng cac hiệu quả sử
dụng và bảo đảm khả năng trả nợ, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng
ODA, phải đảm bảo tính rõ ràng. Minh bạch nhất quán với sự tham gia rộng rãi
của các bên liên quan.
Bộ tài chính với vai trò đại diện chính thức cho “người vay” là nhà nước.
Chính phủ trong các điều kiện cụ thể về ODA có trách nhiệm chuẩn bị các nội
dung đàm phán các công trình dự án với các nhà tài trợ. Đặc biệt, bộ tài chính có
trách nhiệm quản lý tài chính đối với các công trình sử dụng ODA
Các bộ nghành khác như ngân hàng, tư pháp ngoại giao đều được quy
định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng của mình.
Khắc phục những yếu kém và phòng chống tham nhũng trong việc sử
dụng nguồn vốn.
13
KẾT LUẬN
Như vậy nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn hỗ trợ phát
triển chính thức(ODA) nói riêng có tác dụng rất lớn trong quá trình phát triển
kinh tế- xã hội của Việt Nam. Để có thể phát triển kinh tế với tốc độ nhanh trong

khi quy mô nền kinh tế nhỏ còn thiếu vốn thì cần phải bổ sung vốn bằng đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là ODA, cần có những chính sách để thu hút nhiều hơn nữa
và nhiều biện pháp triệt để khi sử dụng ODA. Hy vọng với những nỗ lực của
chính phủ Việt Nam cùng với thiện chí của các nhà đầu tư , trong thời gian tới
chúng ta sẽ đươc đón nhận những con số ấn tượng và những kết quả sán lạn từ
công cuộc phát triển kinh tế, tiến gần hơn tới mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà
Đảng và nhà nước ta đã lựa chọn.

14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế- Trường ĐH Luật Hà Nội.
-nxb.CAND,HN,2008.
2.Quan hệ kinh tế quốc tế ,Võ Thanh Thu
-nxb.Thống kê,HN,2008
3.Tình hình thu hút vốn ODA của Việt Nam
-http ://www.dongnai.gov.vn
4. Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lí luận và thực tiễn.
-tạp chí kinh tế và dự báo.
5. http : //www.chinhphu.vn
http : //www.vneconomy.vn
15
16

×