Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 57 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<i>Hà Nội, năm 2024 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>Sinh viên thực hiện: Thạch Nguyễn Ngọc Thảo – K57EK1 Vũ Thị Thu Trang – K57EK1 Mai Trung Hai – K57EK2 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thu Trang </b>
<i>Hà Nội, năm 2024 </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>LỜI CẢM ƠN </b>
<i><b>Để thực hiện và hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học “Các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2002-2022”, nhóm nghiên cứ đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như </b></i>
quan tâm, chỉ đạo, động viên từ thầy cơ cố vấn, gia đình, các bạn sinh viên Trường Đại học Thương Mại. Bài nghiên cứu được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả từ các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị, …
<b>Trước hết, nhóm xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên, Tiến sĩ Phan Thu </b>
<b>Trang </b>- người trực tiếp hướng dẫn đã luôn dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên chúng em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học. Chúng em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương mại, Ban chủ nhiệm và toàn thể giảng viên Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Mặc dù nhóm đã cố gắng rất nhiều, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm nghiên cứu kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, các cán bộ quản lý, những người quan tâm đến đề tài và bạn bè thông cảm và tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>LỜI CAM ĐOAN </b>
Chúng em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng nhóm chúng em. Các số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu khoa học có nguồn gốc rõ ràng, được ghi nguồn trích dẫn cụ thể, rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong bài nghiên cứu do chúng em tự tìm hiểu, chạy mơ hình, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn diễn biễn của nền kinh tế Việt Nam cũng như thế giới. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 1 </b>
<b>1. Tính cấp thiết của đề tài ... 1 </b>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </b>
<i><b>2.1. Mục tiêu chung ... 2 </b></i>
<i><b>2.2. Mục tiêu cụ thể ... 2 </b></i>
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3 </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 3 </b></i>
<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3 </b></i>
<b>4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ... 3 </b>
<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ... 3 </b></i>
<i><b>4.3. Dữ liệu nghiên cứu ... 4 </b></i>
<b>5. Đóng góp của nghiên cứu ... 4 </b>
<b>6. Cấu trúc bài nghiên cứu ... 4 </b>
<b>CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 6 </b>
<b>1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan ... 6 </b>
<i><b>1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ... 6 </b></i>
1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ... 6
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ... 7
<i><b>1.2. Giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu ... 7 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">2.1.5. Vai trò của xuất khẩu lâm sản ... 9
<i><b>2.2. Thực trạng ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt nam giai đoạn 2002 – 2022……….. ... 10 </b></i>
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ... 10
2.2.2. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ... 14
2.2.3. Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ... 16
<i><b>2.3. Đánh giá ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam ... 16 </b></i>
2.3.1. Thành tựu ... 16
<i>2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 17 </i>
<b>3. Đề xuất mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam……….. ... 18 </b>
<i><b>3.1. Xác định các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ... 18 </b></i>
3.1.1. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ... 18
3.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu ... 18
3.1.3. Các yếu tố tác động thúc đẩy hoặc cản trở xuất khẩu ... 19
<i><b>3.2. Xây dựng mơ hình các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam………... 19 </b></i>
3.2.1. Các yếu tố mới được đưa vào mô hình ... 19
3.2.4. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 21
<b>CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 22 </b>
<b>1. Phương pháp tiếp cận ... 22 </b>
<b>2. Phương pháp nghiên cứu định tính ... 22 </b>
<b>3. Phương pháp nghiên cứu định lượng ... 22 </b>
<i><b>3.1. Phân tích thống kê mơ tả ... 22 </b></i>
<i><b>3.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình ... 23 </b></i>
<b>4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ... 24 </b>
<i><b>4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 24 </b></i>
<i><b>4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ... 25 </b></i>
<b>5. Mơ hình nghiên cứu ... 25 </b>
<b>CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ... 30 </b>
<b>1. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ... 30 </b>
<i><b>1.1. Phân tích thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 30 </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i><b>1.2. Phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 31 </b></i>
<b>CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 37 </b>
<b>1. Kết luận ……… ... 37 </b>
<b>2. Cơ sở đề xuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ ... 37 </b>
<b>3. Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong thời gian tới ... 40 </b>
<i><b>3.1. Về phía nhà nước ... 40 </b></i>
<i><b>3.2. Về phía doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ ... 42 </b></i>
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 45 </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>DANH MỤC VIẾT TẮT </b>
<b>4 </b> EUR Đơn vị tiền tệ của Liên minh Châu Âu (euro zone)
<b>7 </b> SWOT Mơ hình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp
<b>10 </b> MDF <sup>Medium density fiberboard (ván sợi mật độ trung </sup> bình)
<b>11 </b> FLEGT/VPA
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và EU nhằm tạo khung pháp lý cho các mặt hàng gỗ và sản phẩm
gỗ của Việt Nam xuất khẩu vào EU
<b>12 </b> NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ </b>
Hình 1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 21 Hình 2: Mơ hình nghiên cứu đề xuất ... 26
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>DANH MỤC BẢNG </b>
Bảng 1: Thống kê kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ Việt Nam từ một số thị
trường điển hình ... 15
Bảng 2: Nguồn thu thập dữ liệu ... 24
Bảng 3: Kỳ vọng dấu đối với các biến độc lập ... 27
Bảng 4: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 30
Bảng 5: Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mơ hình nghiên cứu ... 31
Bảng 6. Model Summary<sup>b</sup> ... 34
Bảng 7. ANOVA<sup>a</sup>... 34
Bảng 8: Kết quả hồi quy ... 35
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết của đề tài </b>
Bằng việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gỗ, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường, sự biến đổi của nền kinh tế, và các yếu tố chính tác động lên xuất khẩu gỗ.
Theo thông tin từ Eurostat, nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU trong năm 2019 đạt 18,7 tỷ EUR (tương đương 21 tỷ USD), tăng 6,4% so với năm 2018. Trong đó, EU giảm tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường nội khối và tăng tỷ trọng nhập khẩu từ các thị trường ngoài khối. Trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ các thị trường ngoài khối trong năm 2019 đạt 4,66 tỷ EUR (tương đương 5,2 tỷ USD), tăng 10,9% so với năm 2018. EU nhập khẩu đồ gỗ nội thất từ các thị trường ngoài khối như: Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ.
Đứng thứ hai trong số các nhà cung ứng ngoại khối (sau Trung Quốc), đồ gỗ Việt Nam hiện có thị phần 2,4% trong tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU. Thị hiếu và xu hướng tiêu dùng cho thấy dịch Covid-19 đang tác động tồn diện đến thói quen tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của các hộ gia đình EU. Đồng thời, nhu cầu đối với đồ gỗ ngoài trời gia tăng.
Trong khối EU, các quốc gia quan trọng nhất đối với thương mại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam là Anh, Đức, Pháp; ba thị trường này chiếm 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU. Đồ gỗ nội thất là mặt hàng xuất khẩu chính sang EU trong năm 2019, chiếm khoảng 85% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam.
Năm 2022 mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giữa Nga – Ukraine, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam vẫn đạt 15,67 tỷ USD, tăng 10,9% so với năm 2021. Việt Nam xuất vào thị trường EU_27 (không bao gồm Anh), xuất trên 645,71 triệu USD, chiếm 4,1% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 8% so với năm trước đó.
Bên cạch đó, xu hướng nhập khẩu xanh của EU cũng có phần thay đổi khi Quy định chống phá rừng của EU (EU Deforestation Regulation, EUDR) có hiệu lực từ cuối tháng 6/2023 quy định các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường này phải đảm bảo tính hợp pháp và khơng gây mất rừng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Nghiên cứu giúp chúng ta xác định những yếu tố quan trọng nhất để tối ưu hóa chiến lược xuất khẩu gỗ. Điều này giúp các doanh nghiệp và chính phủ đưa ra quyết định thông minh về đầu tư, phát triển sản phẩm, và thúc đẩy xuất khẩu. Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gỗ giúp chúng ta dự báo tình hình thị trường trong tương lai và phát triển các kế hoạch ứng phó. Điều này quan trọng để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Nghiên cứu này cung cấp thơng tin hữu ích cho chính phủ và các tổ chức quản lý về việc thiết lập chính sách, kiểm sốt xuất khẩu, và đảm bảo bền vững cho ngành công nghiệp gỗ.
Với những yêu cầu về thực tiễn và bối cảnh nghiên cứu nêu trên, nghiên cứu
<i><b>“Các yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2002-2022” cho phép chỉ ra và lượng hóa mức độ </b></i>
tác động của các yếu tố đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn, vừa có ý nghĩa về mặt khoa học. Kết quả nghiên cứu định lượng cùng với những nghiên cứu định tính chuyên sâu sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các giải
<b>pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam trong thời gian tới. </b>
<b>2. Mục tiêu nghiên cứu </b>
<i><b>2.1. Mục tiêu chung </b></i>
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là xác định mơ hình và lượng hóa sự tác động của các yếu tố đến xuất khẩu đồ gỗ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, kết hợp với phân tích thực trạng sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam để xây dựng hệ
<b>thống giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian tới. </b>
<i><b>2.2. Mục tiêu cụ thể </b></i>
Từ mục tiêu chung của nghiên cứu, 4 mục tiêu cụ thể được xác định cần thực hiện để đạt được mục tiêu chung là:
(1) Xây dựng được mơ hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
(2) Lượng hóa, kiểm định và xác định mức độ tác động của các yếu tố đến xuất khẩu gạo của Việt Nam.
(3) Phân tích thực trạng xuất khẩu gỗ Việt Nam sang thị trường thế giới trong giai đoạn 2002 - 2022, qua đó đánh giá thành tựu và hạn chế cũng như nguyên nhân của hạn chế làm cơ sở để kết hợp với kết quả nghiên cứu định lượng nhằm đề xuất các giải pháp phát triển.
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">(4) Xây dựng hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ của Việt Nam trong thời gian tới dựa trên cơ sở kết quả mô hình các yếu tố tác động đã khám phá ra và điều kiện thực tiễn của sản xuất, xuất khẩu gô của Việt Nam.
<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>
<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ra thị trường EU
<i><b>3.2. Phạm vi nghiên cứu </b></i>
Về không gian nghiên cứu: Xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang thị trường EU
Về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu thứ cấp về nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang EU giai đoạn 2002 – 2022 và đề xuất giải pháp trong thời gian tới.
Về nội dung nghiên cứu: Bài nghiên cứu tập trung phân tích nhân tố ảnh hưởng (loại trừ một số yếu tố định tính như là: chiến lược marketing, đặc điểm quản lý…) đến xuất khẩu gỗ của Việt Nam ra thị trường thế giới, qua đó đưa ra những đánh giá. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp tăng cường xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
<b>4. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu </b>
<i><b>4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính </b></i>
Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được trình bày cụ thể trong chương phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, cơ bản như sau:
Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá: Được sử dụng để tổng hợp, phân tích và đánh giá các cơ sở lý thuyết về TMQT, nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến xuất khẩu đồ gỗ, thực trạng sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ, cũng như thực trạng các yếu tố chính tác động đến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
Phương pháp so sánh: Được sử dụng để so sánh và đánh giá giữa các lý thuyết khác nhau.
<i><b>4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng </b></i>
Căn cứ vào mơ hình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đối với các nhân tố tương tự, nhóm nghiên cứu xây dựng mơ hình hồi quy tuyến tính để làm rõ mức độ tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường EU.
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i><b>4.3. Dữ liệu nghiên cứu </b></i>
Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp. Các dữ liệu về: Kim ngạch xuất khẩu, tổng sản phẩm quốc nội trên người, dân số được khai thác và tính tốn từ Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade) và Cơ sở dữ liệu chỉ số phát triển thế giới (World development indicator) thuộc Ngân hàng thế giới (World Bank).
Các dữ liệu: Tỷ giá hối đối được tính tốn từ WTO () và báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
<b>5. Đóng góp của nghiên cứu </b>
Với kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để các nhà nghiên cứu và hoạch định nền kinh tế có góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề cải thiện và nâng cao chất lượng gỗ và đồ gỗ Việt Nam giúp làm tăng giá trị xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng
<b>được sử dụng làm tài liệu cho các bên khi nghiên cứu về các lĩnh vực có liên quan. </b>
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra những xu hướng mới trong việc nhập khẩu của EU liên quan đến đồ gỗ và mơi trường, những ảnh hưởng chính trị ảnh hưởng tới dòng thương mại quốc tế, trong đó có Việt Nam.
<b>6. Cấu trúc bài nghiên cứu </b>
<b>Chương I: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu </b>
Chương I trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mơ tả tổng qt các phương pháp, mơ hình được sử dụng trong bài nghiên cứu, ý nghĩa, điểm mới của đề tài cũng như bố cục bài nghiên cứu. Trình bày về cách thức, phương pháp thu thập, xây dựng bảng dữ liệu, sử dụng dữ liệu phục vụ quá trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
<b>Chương II: Tổng quan tình hình nghiên cứu </b>
Chương II trình bày nền tảng lý thuyết, nêu cơ sở lý luận, thực trạng các nghiên cứu đã có và bối cảnh của các nhân tố được sử dụng trong bài nghiên cứu.
<b>Chương III: Phương pháp nghiên cứu </b>
Chương III trình bày tổng qt các bước chạy dữ liệu của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến.
<b>Chương IV: Kết quả nghiên cứu và thảo luận </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Chương IV trình bày kết quả của mơ hình đã chạy. Xem xét mơ hình phân tích và mơ hình dự báo có phù hợp với đề tài nghiên cứu hay khơng. Từ đó thảo luận, xem xét đi kèm thực tế có chấp thuận hay bác bỏ các giả thuyết đã xây dựng từ đầu.
<b>Chương V: Kết luận và khuyến nghị </b>
Trên cơ sở phân tích từ chương IV, nhóm nghiên cứu đề xuất các kiến nghị để đẩy mạnh tác động tích cực đến kim ngạch đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu, đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam cũng như quá trình thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra những
<b>đóng góp, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16"><b>CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan </b>
<i><b>1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ </b></i>
<i>1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài </i>
<i>Turner (2008), Katz (2006, 2008) bằng mô hình nghiên cứu định lượng đã kết </i>
luận các hàng rào thương mại có tác động nhất định đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ từ New Zeland đến Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
<i>Sun và cộng sự (2010) cũng đã lượng hóa mức độ tác động của yếu tố thuế quan </i>
và phi thuế quan lên thương mại các sản phẩm lâm sản của Canada. Kết quả cho thấy mặc dù các hàng rào phi thuế quan ít phổ biến hơn nhưng có mức tác động tương tự hoặc lớn hơn hàng rào thuế quan đến thương mại đồ gỗ.
<i>Maplesden và Horgan (2016) một lần nửa chứng minh hàng rào thương mại có </i>
tác động to lớn đến thương mại sản phẩm lâm sản của New Zeland bằng nghiên cứu
<i>định lượng. </i>
<i>Bằng một cách tiếp cận khác, dựa trên khảo sát các doanh nghiệp, L.Eastin và </i>
<i>cộng sự (2004) đã sử dụng phương pháp định lượng bằng thống kê và kiểm định thống </i>
kê để đưa ra những đánh giá và kết luận các yếu tố về quy mô doanh nghiệp, kênh phân phối rút ngắn, sự đa dạng sản phẩm, đại diện chi nhánh tại Nhật Bản và mối quan hệ mật thiết với khách hàng Nhật Bản là những yếu tố quan trọng tác động đến sự thành công của xuất khẩu đồ gỗ của khu vực Pacific Northwest vào Nhật Bản.
<i>Azizi và Samsinar (2008) thơng qua mơ hình hồi quy đã chứng minh được hoạt </i>
động quảng cáo (marketing) có mối quan hệ chặt chẽ đến xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Malaysia.
<i>Domson (2002) dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT và phân tích định lượng đã </i>
nhận ra khả năng tiếp cận khách hàng, hiểu biết quy định ở nước nhập khẩu, yêu cầu khắt khe từ những nhà nhập khẩu là những yếu tố cản trở xuất khẩu của gỗ của Gana vào thị trường Hoa Kỳ.
<i>Cũng dựa trên kỹ thuật phân tích SWOT và kết hợp với mơ hình dự báo, Scudder </i>
<i>(2012) đã cho thấy khối lượng gỗ khai thác tiềm năng, khả năng sản xuất tiềm năng </i>
của các nhà máy ở Montana, khả năng phân phối và nhu cầu của các nhà nhập khẩu Trung Quốc sẽ có sự ảnh hưởng mật thiết đến xuất khẩu đồ gỗ của Montana vào thị trường Trung Quốc.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i>Ở góc độ nghiên cứu cầu nhập khẩu, Bvàara và Vlosky (2012) đã phân tích các </i>
yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu đồ gỗ của Hoa Kỳ để từ đó đánh giá triển vọng cho các nước xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường này. Với mơ hình định lượng bằng phân tích nhân tố khám phá, tác giả đã chỉ ra chất lượng sản phẩm, mối quan hệ khách hàng lâu dài, thời gian giao hàng, giá cả và sự danh tiếng của nhà xuất khẩu là các yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn các nhà cung ứng nước ngoài. Nghiên cứu này cũng khám phá ra chứng nhận chất lượng sản xuất (FSC, SFI, ISO 14000) không quan trọng trong việc chọn lựa đối tác cung ứng của các công ty nhập khẩu đồ gỗ Hoa Kỳ.
<i>1.1.2. Nghiên cứu trong nước </i>
<i>Nghiên cứu của Vũ Thu Hương & cộng sự (2014) cũng bằng những phân tích </i>
định tính, tác giả đã chỉ ra rằng sự hội nhập quốc tế của Việt Nam, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, sự tiếp cận với những thị trường có quy mơ lớn, sự phụ thuộc nguồn nguyên liệu là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chế biến và xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam.
<i>Nghiên cứ của Phan Ánh Hè (2009) đánh giá thực trạng ngành chế biến gỗ Việt </i>
Nam và chỉ ra các yếu tố về nguồn nguyên liệu cung ứng cho chế biến và xuất khẩu quy mô các doanh nghiệp chế biến gỗ, nguồn vốn hoạt động của các doanh nghiệp, chủng loại các sản phẩm gỗ chế biến và tình hình thị trường xuất nhập khẩu gỗ trên thị trường thế giới là những yếu tố có khả năng tác động lên năng lực sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.
<i>Nghiên cứu của Tô Xuân Phúc và cộng sự (2015) về xuất khẩu dăm gỗ Việt Nam </i>
2012 - 2014 mặc dù chưa có những chứng minh bằng mơ hình định lượng nhưng đã đưa ra những bàn luận sâu sắc về sự tác động của ngành dăm gỗ lên ngành đồ gỗ. Lập luận cho rằng sự phát triển của ngành dăm gỗ sẽ là nguyên nhân làm thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu gỗ cho sản xuất các sản phẩm gỗ và cũng có ý kiến trái chiều về lập luận này. Tuy nhiên, đây là môt ý kiến nghiên cứu đáng tham khảo để bổ sung vào mơ hình những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm gỗ.
<i><b>1.2. Giá trị kế thừa và khoảng trống nghiên cứu </b></i>
Nhiều nghiên cứu ngoài nước đã tiến hành nghiên cứu về xuất khẩu đồ gỗ bằng cả phương pháp định tính và định lượng. Kết quả của những nghiên cứu này đã chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm gỗ của các quốc gia. Các nghiên cứu đã tập trung vào việc phân tích quy mơ kinh tế của các nước xuất khẩu và
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">nhập khẩu. Điều này bao gồm khả năng cung ứng nguyên liệu, các hàng rào thương mại, chính sách hỗ trợ và điều hành của chính phủ, cũng như sự mở cửa thương mại.
Các nghiên cứu trong nước thường chỉ tiếp cận vấn đề dưới góc độ nghiên cứu định tính. Chúng tập trung vào các yếu tố như dân số trong nước, diện tích đất sản xuất rừng, khả năng cung ứng nguyên liệu, thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, sự mở cửa thương mại và chính sách hỗ trợ của chính phủ. Những yếu tố này có khả năng tác động đến xuất khẩu ngành hàng lâm nghiệp và đồ gỗ của Việt Nam.
Mặc dù các nghiên cứu đã chỉ ra các yêu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nhưng chưa mang tính cập nhật trong khi các xu hướng mới chưa từng có trong lịch sử đang diễn ra. Với khoảng chống nghiên cứu đó, điểm mới của nghiên cứu sẽ là xây dựng và bổ sung thêm những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
<b>2. Các vấn đề liên quan </b>
<i><b>2.1. Khái niệm </b></i>
<i>2.1.1. Xuất khẩu </i>
<i>Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế, là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho </i>
nước ngồi, trong cách tính tốn cán cân thanh tốn quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài.
<i>Theo điều 28 của Luật Thương mại số 36/2005/QH11, “Xuất khẩu hàng hóa là </i>
việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
<i>Theo cách tiếp cận của Ecommerce (2019), xuất khẩu đề cập đến hoạt động bán </i>
hàng hóa thương mại cho một quốc gia khác. Nói một cách khác, xuất khẩu địi hỏi phải có hoạt động giao dịch thương mại trên thị trường quốc tế.
<i>Theo cập nhật mới nhất của Troy (2019), xuất khẩu được xem như là một hoạt </i>
động quan trọng trong thương mại quốc tế, ở đó, hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia được chuyển đến một quốc gia khác để bán hoặc giao dịch trong tương lai.
<i>Từ đó có thể thấy, xuất khẩu là hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế, </i>
<i>mà ở đó, hàng hóa được bán sang quốc gia khác để thu về lợi nhuận. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><i>2.1.2. Lâm sản </i>
Lâm sản được định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (sửa
<i>đổi năm 2016). Theo đó: “Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, </i>
<i>động vật rừng và các sinh vật rừng khác; bao gồm gỗ, lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm đồ gỗ đã chế biến.” </i>
<i>2.1.3. Xuất khẩu lâm sản </i>
<i>Từ các khái niệm trên, có thể định nghĩa xuất khẩu lâm sản là hoạt động trao đổi </i>
<i>sản phẩm của hoạt động sản xuất lâm nghiệp giữa các quốc gia nhằm mục đích thu về lợi nhuận bằng một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. </i>
<i>2.1.4. Hình thức xuất khẩu </i>
Xuất khẩu gỗ nguyên liệu: Đây là hình thức xuất khẩu gỗ dạng thô, chưa qua xử lý hoặc chế biến. Gỗ nguyên liệu thường được sử dụng để sản xuất đồ nội thất, ván ép, và các sản phẩm gỗ khác tại quốc gia nhập khẩu.
Xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến: Đây là hình thức xuất khẩu các sản phẩm đã qua xử lý hoặc chế biến từ gỗ, ví dụ như đồ nội thất, ván ép, gỗ dán, gỗ công nghiệp, và các sản phẩm gỗ khác. Đây là phần lớn kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam.
Xuất khẩu gỗ bằng container đường sắt: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong vận chuyển, nhiều doanh nghiệp lựa chọn xuất khẩu gỗ bằng container đường sắt. Điều này giúp giảm chi phí vận chuyển và tối ưu hóa quy trình logistics.
Xuất khẩu gỗ theo các thỏa thuận quốc tế: Việt Nam tham gia các thỏa thuận quốc tế như CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora) và FLEGT (Forest Law Enforcement, Governance and Trade) để đảm bảo xuất khẩu gỗ hợp pháp và bền vững.
<i>2.1.5. Vai trò của xuất khẩu lâm sản </i>
Xuất khẩu lâm sản và đồ gỗ góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Nó cũng tạo việc làm và sinh kế cho người dân, đặc biệt là ở các vùng sâu, xa, biên giới, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngành lâm nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2019, mặc dù thị trường nước ngoài và nội địa đang trải qua khủng hoảng. Điều này là một thành tựu lớn cho tinh thần vượt lên trên khó khăn của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.
Hiện nay, ngành lâm nghiệp Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Châu Á. Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trị rất lớn trong nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản khơng những duy trì mà vượt kế hoạch đặt ra, đóng góp lớn cho tăng trưởng của tồn ngành Nơng nghiệp. Điều này thể hiện sự nỗ lực, sáng tạo của người sản xuất, doanh nghiệp và các đơn vị quản lý nhà nước.
Hoạt động thương mại quốc tế là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển. Đặc biệt, xuất khẩu lâm sản là một trong những ngành đóng góp tỷ trọng tương đối lớn trên tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Chính vì vậy, nó có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế đối ngoại của quốc gia. Từ đó, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
<i><b>2.2. Thực trạng ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt nam giai đoạn 2002 – 2022 </b></i>
<i>2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ </i>
<i>Nguồn: Tổng cục thống kê </i>
<b>* Năm 2017 </b>
9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) gỗ và các sản phẩm gỗ đạt khoảng 5,9 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình qn 11%/tháng. Thời vụ xuất khẩu chính của
Giải thích nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng trên, năm 2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh, trong khi những năm trước, tỷ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới. Mức tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ tại những thị trường nhập khẩu (NK) truyền thống của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Cụ thể, nhóm mặt hàng gỗ nguyên liệu thường có nguồn cung không ổn định, bao gồm cả một số loài gỗ quý, được XK chủ yếu vào Trung Quốc. Nhóm các mặt hàng đồ gỗ có nguồn cung và cầu ổn định, được XK chủ yếu vào các thị trường có độ ổn định cao như Hoa Kỳ, EU hay Úc.
<b>*Năm 2018 </b>
<i><b>Chính phủ Việt Nam ký FLEGT VPA với EU tạo cơ hội mở rộng xuất khẩu; tuy nhiên, xuất khẩu sẽ chỉ bền vững khi các rủi ro hiện tại về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào trong chuỗi cung được loại bỏ hồn tồn. Nhìn chung, các sản phẩm </b></i>
xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đáp ứng tốt các quy định về tính hợp pháp của sản phẩm. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam xuất vào các thị trường này thường được làm từ gỗ keo, cao su, là gỗ rừng trồng trong nước và từ gỗ nhập khẩu từ các nguồn cung sạch. Tuy nhiên, hiện còn tồn tại các rủi ro về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào trong một số chuỗi cung xuất khẩu đi các thị trường khác, và đặc biệt trong chuỗi cung gỗ cho tiêu dùng nội địa. Các rủi ro này hình thành do việc duy trì sử dụng các loài gỗ tự nhiên, bao gồm một số loại gỗ quý được nhập khẩu từ các quốc gia có nền quản trị rừng yếu kém.
<i><b>Cuộc chiến Mỹ- Trung tạo ra những lợi thế cho Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường, tuy nhiên đã có bằng chứng về gian lận thương mại với Việt Nam là quốc gia trung chuyển, cũng như nguy cơ bị điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp từ sự bùng nổ làn sóng đầu tư, và điều này có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đến ngành gỗ Việt Nam. Năm 2018, viên nén, dăm gỗ và ván các loại là 3 nhóm </b></i>
mặt hàng thuộc nhóm gỗ nguyên liệu (HS 44) có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch lớn nhất. Tăng trưởng của các mặt hàng sản phẩm gỗ, thuộc nhóm HS 94, là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao nhỏ hơn rất nhiều, chỉ chiếm 15,5% trong tổng tăng trưởng của năm (so với 69% trong tổng tăng trưởng của viên nén, dăm gỗ và ván các loại). Mức tăng trưởng 15,5% này không cao hơn so với mức tăng trưởng các mặt hàng này giai
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">đoạn 2016-2017. Điều này cho thấy tăng trưởng mạnh về kim ngạch năm 2018 chủ yếu là ở các mặt hàng thuộc nhóm gỗ ngun liệu. Mơ hình tăng trưởng hiện nay vẫn chủ yếu theo chiều rộng, thông qua việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm thô chứ chưa phải tăng trưởng theo chiều sâu, đi vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Tốc độ tăng trưởng mạnh nhất không phải là ở Mỹ (trừ ván dăm) hay EU, mà ở Hàn Quốc (chủ yếu do mặt hàng viên nén) và một vài thị trường khác. Năm 2018, xuất khẩu gỗ dán, gỗ ghép từ Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng 270% so với năm 2017. Đã có một số bằng chứng cho thấy có sự gian lận thương mại, với các loại gỗ dán của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó xuất khẩu vào Mỹ với tên Việt Nam.
<b>* Năm 2019 </b>
Năm 2019 tiếp tục được đánh dấu là một năm thành công của ngành gỗ nhìn trên phương diện xuất nhập khẩu và cơ chế chính sách. Kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng kỷ lục, đạt con số trên 10,3 tỷ USD, tăng 22% so với kim ngạch của năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu mở rộng chủ yếu ở các thị trường lớn, truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU với kim ngạch và tốc độ tăng trưởng đặc biệt lớn tại thị trường Mỹ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chậm hơn xuất khẩu, các hoạt động nhập khẩu, tập trung vào nhập khẩu gỗ nguyên liệu đầu vào, cũng diễn ra sôi động. Kim ngạch nhập khẩu trong năm đạt 2,54 tỷ USD, tăng 9% so với kim ngạch năm 2018. Ngành vẫn tiếp duy trì động lực trong việc hút vốn đầu tư nước ngoài, với các dự án đăng ký mới tăng mạnh, đi kèm với các dự án mở rộng và chuyển nhượng vốn.
Cơ hội do mở rộng thương mại cũng song hành với một số rủi ro. Năm 2019 chứng kiến những nỗ lực của Chính phủ cũng như cộng đồng doanh nghiệp trong việc đưa ra các cơ chế và chính sách mới nhằm giảm rủi ro cả về nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào và gian lận thương mại trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu chấm dứt. Với Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của Việt Nam cả về xuất và nhập khẩu, dịch viêm phổi cấp (COVID-19) bùng phát từ cuối 2019 đang và sẽ có những tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia,
<i>bao gồm cả các mặt hàng gỗ, từ đó có thể ảnh hưởng đến „sự bền vững của hoạt động </i>
<i>xuất nhập khẩu‟ của Việt Nam. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><b>* Năm 2020 </b>
Báo cáo của Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ cả năm 2020 đạt 12,32 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2019. Do dịch Covid-19 xảy ra và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều thị trường. Trong tháng 4/2020, khoảng 80% các đơn hàng bị tạm dừng, các thị trường lớn kim ngạch xuất khẩu gần như đóng băng... ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng của ngành mà theo dự báo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), tăng trưởng xuất khẩu của ngành năm 2020 có thể bằng 0%, thậm chí là tăng trưởng âm. Kết quả khảo sát với 124 doanh nghiệp trong ngành vào cuối tháng 3/2020 vừa qua, cho thấy, 100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, 75% số doanh nghiệp cho biết, thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 3.066 tỷ đồng. Hơn một nửa số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, đã phải thu hẹp quy mô sản xuất. Khoảng 35% doanh nghiệp dù đang hoạt động bình thường nhưng sẽ phải tạm ngừng sản xuất trong thời gian tới; 7% số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động và chỉ có 7% doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Như vậy, mặc dù đối mặt nhiều khó khăn như tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên thế giới, thiên tai bão lũ trong nước, các cáo buộc về nguồn gốc nguyên liệu gỗ nhưng kết thúc năm 2020 ngành gỗ vẫn đạt được những kết quả khả quan, về kim ngạch xuất khẩu đã cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.
<b>* Năm 2021 </b>
<i><b>Năm 2021, xuất khẩu Gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam, đạt 14,809 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020. Kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam trong năm 2021 tăng mạnh, đạt 2,928 tỷ USD, tăng tới 14,5% so với năm 2020. Việt Nam đã xuất siêu tới 11,88 tỷ USD trong hoạt động xuất – nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗtrong năm 2021; con số này của năm 2012 là 9,813 tỷ USD. </b></i>
<b>Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt mức tăng trưởng cao hơn so với toàn ngành. Năm </b>
2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của các doanh nghiệp FDI đạt 7,464 tỷ USD, tăng 22,24% so với năm 2020 tăng cao so với mức 19,7% của toàn ngành; chiếm tới 50,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của toàn ngành (tăng nhẹ so với tỷ trọng năm 2020 đạt 49,35%). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">gỗ đạt 6,82 tỷ USD, tăng 20,48% so với năm 2020; chiếm 92,72% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của khối FDI và chiếm 55,14% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của toàn ngành.
<b>* Năm 2022 </b>
Các báo cáo cho thấy rằng ngành gỗ đang chứng kiến một quy luật chung. Đó là càng phát triển, rủi ro càng lớn. Việt Nam hiện đang đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Nhưng bên cạnh những tăng trưởng đáng kể, ngành gỗ cũng gặp phải một số khó khăn. Giá nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã tăng lên khoảng 5%. Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung cấp sắt, thép, nhơm, hóa chất, bao bì, vật tư từ các vùng phía Nam dẫn đến sự gia tăng về chi phí. Các nhà sản xuất đồ nội thất cũng đang phải chịu áp lực do các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở Ukraine đã đẩy chi phí vận chuyển và giá gỗ lên cao. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt tàu vận tải, container và chi phí vận tải biển tăng cao cũng được dự báo rằng sẽ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng.
Nhóm nghiên cứu các Hiệp hội Gỗ và Tổ chức Forest Trends đưa ra bản báo cáo Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 10 tháng của năm 2022. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2022 tăng 15,2% so với cùng kỳ 2021. Trong 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ (mã hàng HS 94) chiếm 63% trong tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm 6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu (mã hàng HS 44) chiếm 31%, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước.
<i>2.2.2. Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam </i>
Về thị trường xuất khẩu, Việt Nam xuất khẩu gỗ và lâm sản sang hơn 140 quốc gia. Tính đến 3/2022, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc là ba nước nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam. Hoa Kỳ và Châu ÂU chiếm 80% trong thị phần xuất khẩu của Việt Nam. Xét về thị trường trong khối EU, Đức từ lâu đã trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm. Xét về thị trường Bỉ, kim ngạch xuất khẩu đạt 13 triệu USD. Tuy con số này khá nhỏ nhưng đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh, ở mức 40,4%.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><i><b>Bảng 1: Thống kê kim ngạch nhập khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ Việt Nam từ một số </b></i>
<i>Nguồn: Nhóm tổng hợp và thống kê qua Excel </i>
Trong số 5 thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới, đồ gỗ Việt Nam đã ít nhiều khẳng định vị thế và chiếm lĩnh các thị phần quan trọng. Các thị trường nhập khẩu chính trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Canada đều tăng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ trong 10 tháng năm 2022, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đều giảm so với cùng kỳ năm 2021.
Cụ thể: Theo số số liệu thống kê từ Ủy Ban Thương Mại Quốc tế Hoa Kỳ, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ trong 10 tháng năm 2022 đạt 21,8 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021 (10 tháng năm 2021 tăng 37,8%). Lạm phát cao, người tiêu dùng Hoa Kỳ có xu hướng giảm chi tiêu vào những mặt hàng lâu bền như đồ gỗ. Chính vì vậy, nhập khẩu mặt hàng này của Hoa Kỳ giảm mạnh.
Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất cho Hoa Kỳ, tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu Việt Nam trong 10 tháng năm 2022 đã giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021.
Tiếp theo là thị trường Anh, theo số liệu thống kê từ ITC, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Anh trong 10 tháng năm 2022 đạt 4,4 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2021 (10 tháng năm 2021 tăng 39,9%). Trong 10 tháng năm 2022, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam vào thị trường Anh đã giảm.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan thống kê Canada, Canada là thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 5 thế giới trong 10 tháng năm 2022, đạt 2,3 tỷ USD,
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2021 (trong 10 tháng năm 2021 tăng 34,6%). Tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Canada từ Việt Nam cũng có xu hướng giảm.
<i>2.2.3. Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam </i>
Trong khi tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ chững lại, thì mặt hàng dăm gỗ và viên nén gỗ xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao trong 11 tháng năm 2022. Trị giá xuất khẩu dăm gỗ đạt 2,46 tỷ USD, tăng 54,4% so với cùng kỳ năm 2021; viên nén gỗ đạt 682,2 triệu USD, tăng 79,4%. Tình trạng khan hiếm năng lượng ở nhiều nước trên thế giới đang gia tăng là yếu tố chính thúc đẩy xuất khẩu dăm gỗ và viên nén gỗ của Việt Nam tăng trưởng tốt.
<b>Biểu đồ 2: Cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu (% theo trị giá) </b>
<i>Nguồn: Nhóm tổng hợp và thống kê qua Excel </i>
<i><b>2.3. Đánh giá ngành hàng đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam </b></i>
<i>2.3.1. Thành tựu </i>
<i>Một là, rừng trồng ở Việt Nam ngày càng được chú trọng để đạt được chứng chỉ </i>
rừng FSC nhằm đáp ứng yêu cầu của các nhà nhập khẩu về nguồn gốc nguyên liệu gỗ, đảm bảo tính hợp pháp cho sản xuất và xuất khẩu;
<i>Hai là, các doanh nghiệp chế biến gỗ không ngừng tăng lên về số lượng và chất </i>
lượng, so với các ngành khác thì ngành hàng đồ gỗ ở cả các doanh nghiệp khu vực nội địa và đầu tư FDI đều có những hoạt động sơi động quanh năm, áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, đặc biệt là cơng nghệ tự động hóa trong chế
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">biến và bảo quản lâm sản, sử dụng phế liệu, phụ phẩm trong lâm nghiệp để tiết kiệm chi phí và nâng cao tỷ lệ thành phẩm.
<i>Ba là, chế biến gỗ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, kim </i>
ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm khác từ gỗ ln nằm trong tốp các nhóm hàng
<b>hóa xuất khẩu chủ lực của đất nước. </b> Cụ thể, dù trải qua đại dịch COVID-19, ngành gỗ Việt Nam vẫn đạt được những kết quả xuất khẩu ấn tượng. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,48 tỷ đô trong 4 tháng đầu 2022. So với cùng kỳ năm 2021, con số này đã tăng 4,9%. Riêng trong tháng 4, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
<i>2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân </i>
<i>Một là, Mặc dù nguồn cung ứng trong nước có thế đáp ứng được ¾ nhu cầu </i>
nhưng nguồn nguyên liệu chất lượng cho sản xuất đồ gỗ cơ bản vẫn cịn những khó khăn. Nguyên nhân là do hầu hết gỗ rừng trồng được khai thác có đường kính nhỏ, chất lượng thấp, chủ yếu được dùng để sản xuất dăm gỗ và ván gỗ nhân tạo, khó có thể phục vụ cho sản xuất các mặt hàng đồ gỗ chất lượng cao để xuất khẩu; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến nay mới chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng diện tích rừng ở Việt Nam.
<i>Hai là, </i>các báo cáo cho thấy rằng ngành gỗ đang chứng kiến một quy luật chung. Đó là càng phát triển, rủi ro càng lớn. Việt Nam hiện đang đứng thứ hai châu Á về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Nhưng bên cạnh những tăng trưởng đáng kể, ngành gỗ cũng gặp phải một số khó khăn. Giá nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước đã tăng lên khoảng 5%. Dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nguồn cung cấp sắt, thép, nhơm, hóa chất, bao bì, vật tư từ các vùng phía Nam dẫn đến sự gia tăng về chi phí. Các nhà sản xuất đồ nội thất cũng đang phải chịu áp lực do các hoạt động quân sự gần đây của Nga ở Ukraine đã đẩy chi phí vận chuyển và giá gỗ lên cao. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt tàu vận tải, container và chi phí vận tải biển tăng cao cũng được dự báo rằng sẽ gây ra gián đoạn chuỗi cung ứng
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28"><b>3. Đề xuất mơ hình các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của Việt Nam </b>
<i><b>3.1. Xác định các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ </b></i>
<i>3.1.1. Các yếu tố tác động đến xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ </i>
Dựa trên các nghiên cứu trước đây, các yếu tố tác động đến cung xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của một quốc gia được xác định là:
<i><b>1. GDP của nước xuất khẩu: GDP hoặc GDP bình quân đầu người là yếu tố </b></i>
quan trọng và có tác động dương lên xuất khẩu đồ gỗ của quốc gia. Khi tổng giá trị sản phẩm trong một quốc gia tăng, lượng hàng hóa xuất khẩu cũng có khả năng tăng lên.
<i><b>2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Nguồn đầu tư FDI không chỉ là tài </b></i>
chính để đầu tư mở rộng sản xuất, mà cịn tác động tích cực đến việc tăng năng xuất và khả năng xuất khẩu. Bên cạnh nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện là một nguồn lực tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất thì hoạt động thu hút FDI cũng được xem nhưng gián tiếp làm tăng mặt bằng khoa học cơng nghệ của quốc gia và từ đó tác lại có ảnh hưởng tốt đến việc tăng năng xuất và khả năng xuất khẩu. Ở cách tiếp cận này, sự gia tăng nguồn đầu tư FDI sẽ có tác động dương lên kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ.
<i><b>3. Diện tích đất rừng sản xuất: Diện tích đất rừng thể hiện khả năng cung ứng </b></i>
nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất chế biến gỗ. Tuy nhiên, vịng đời của gỗ rất lâu,
tích đất rừng có tác động đến xuất khẩu gỗ cũng chỉ dừng lại ở những đánh giá và nhận định định tính (Vũ Thị Minh Ngọc & Hoàng Thị Ngọc Dung, 2014).
<i>3.1.2. Các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu </i>
<i><b>1. GDP bình quân đầu người của quốc gia nhập khẩu: Chỉ số GDP bình </b></i>
quân đầu người thường được xem như một biểu đồ cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân trong một quốc gia. Do đó, khi chỉ số này tăng lên ở một quốc gia nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao và thân thiện với môi trường cũng tăng theo. Quốc gia xuất khẩu có thể tăng lượng hàng hóa của mình vào
<i><b>quốc gia nhập khẩu. </b></i>
<i><b>2. Dân số của nước nhập khẩu: Dân số nước nhập khẩu thể hiện quy mô thị </b></i>
trường nhập khẩu. Lý thuyết cho rằng dân số càng nhiều, khả năng nhập khẩu càng cao, từ đó tăng xuất khẩu của nước xuất khẩu. Yếu tố này có tác động tích cực lên
</div>