Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 73 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
Mơn Văn hóa Việt Nam được đưa vào giảng dạy cho sinh viên ngành Du lịch sinh thái của Trường Đại học Lâm nghiệp, từ năm học 2021 - 2022. Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và những đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam, văn hóa các vùng miền của đất nước, từ đó góp phần bồi dưỡng cho sinh viên thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học; đồng thời định hướng tư tưởng, hành động và trách nhiệm cho sinh viên trong bảo tồn và phát triển những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Để nâng cao chất lượng dạy và học mơn Văn hóa Việt Nam, đáp ứng u cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chúng tơi biên soạn Bài giảng mơn học Văn hóa Việt Nam. Bài giảng gồm 5 chương: Những vấn đề chung về văn hóa; Những đặc điểm mơi trường tự nhiên, xã hội và lịch sử tác động đến quá trình hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam; Những chặng đường phát triển của văn hóa Việt Nam; Khơng gian văn hóa Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã nghiên cứu và cập nhật những kết quả nghiên cứu mới có liên quan đến mơn học. Đồng thời, tham khảo, tiếp thu và kế thừa có chọn lọc các giáo trình, tài liệu viết về văn hóa Việt Nam của các học giả, các nhà khoa học uy tín trong nước. Tuy nhiên, dù có nhiều cố gắng, nhưng do phạm vi nghiên cứu rộng, khả năng biên soạn cịn có những hạn chế nhất định nên bài giảng khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi rất mong nhận được sự đóng góp của quý đồng nghiệp và bạn đọc.
<b>Nhóm tác giả </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Lời nói đầu ...3
Mục lục ...5
<i><b>Chương 1 </b></i> <b>NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA </b> 1.1. Khái niệm văn hóa và một số khái niệm liên quan ... 9
<i>1.1.1. Khái niệm văn hóa ... 9</i>
<i>1.1.2. Khái niệm văn hiến, văn minh, văn vật ... 10</i>
1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa ... 11
<i>1.2.1. Đặc trưng của văn hóa ... 11</i>
<i>1.2.2. Chức năng cơ bản của văn hóa ... 13</i>
1.3. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu mơn văn hóa Việt Nam... 15
<i>1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 15</i>
<i>1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ... 15</i>
<i>1.3.3. Phương pháp nghiên cứu ... 16</i>
<i>1.3.4. Ý nghĩa nghiên cứu môn học ... 16</i>
<i><b>Chương 2 </b></i> <b>NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN Q TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HĨA VIỆT NAM </b> 2.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và nguồn gốc dân tộc Việt Nam ... 17
<i>2.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và sự tác động đến q trình hình thành, phát triển của văn hóa Việt Nam ... 17</i>
<i>2.1.2. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam - Chủ thể văn hóa ... 20</i>
2.2. Đặc điểm xã hội và lịch sử của văn hóa Việt Nam ... 21
<i>2.2.1. Đặc điểm xã hội ... 21</i>
<i>2.2.2. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật xuyên suốt tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam ... 23</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><i>Chương 3 </i>
<b>NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HĨA VIỆT NAM</b>
3.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử, sơ sử ... 24
<i>3.1.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử ... 24</i>
<i>3.1.2. Văn hóa Việt Nam thời sơ sử ... 25</i>
3.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ thứ nhất đầu cơng ngun ... 29
<i>3.2.1. Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc ... 29</i>
<i>3.2.2. Văn hóa Chămpa ... 30</i>
<i>3.2.3. Văn hóa Ĩc Eo ... 32</i>
3.3. Văn hóa Việt Nam thời phong kiến độc lập tự chủ ... 33
<i>3.3.1. Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV ... 33</i>
<i>3.3.2. Văn hóa Việt Nam thời Lê Sơ thế kỷ XV ... 35</i>
<i>3.3.3. Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII ... 37</i>
<i>3.3.4. Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX ... 38</i>
3.4. Văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945 ... 39
<i>3.4.1. Chính sách cai trị của thực dân Pháp ... 39</i>
<i>3.4.2. Những chuyển biến của xã hội Việt Nam dưới ách cai trị của thực dân Pháp ... 40</i>
3.5. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến nay ... 42
<i>3.5.1. Văn hóa Việt Nam từ 1945 đến 1986 ... 42</i>
<i>3.5.2. Văn hóa Việt Nam từ 1986 đến nay ... 42</i>
<i><b>Chương 4 </b></i> <b>KHƠNG GIAN VĂN HĨA VIỆT NAM </b> 4.1. Vùng văn hóa Tây Bắc ... 45
<i>4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ... 45</i>
<i>4.1.2. Đặc điểm văn hóa ... 46</i>
4.2. Vùng văn hóa Việt Bắc ... 49
<i>4.2.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ... 49</i>
<i>4.2.2. Đặc điểm văn hóa ... 50</i>
4.3. Vùng văn hóa Châu thổ Bắc Bộ ... 52
<i>4.3.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ... 52</i>
<i>4.3.2. Đặc điểm văn hóa ... 53</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">4.4. Vùng văn hóa Trung Bộ ... 55
<i>4.4.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội ... 55</i>
<i>4.4.2. Đặc điểm văn hóa ... 56</i>
4.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên ... 58
<i>4.5.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ... 58</i>
<i>4.5.2. Đặc điểm văn hóa ... 59</i>
4.6. Vùng văn hóa Nam Bộ ... 61
<i>4.6.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ... 61</i>
<i>4.6.2. Đặc điểm văn hóa ... 62</i>
<i><b>Chương 5 </b></i> <b>XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI VIỆT NAM </b> 5.1. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại ... 65
<i>5.1.1. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam ... 65</i>
<i>5.1.2. Những đặc điểm riêng mang tính điển hình của Bản sắc văn hóa dân tộc </i>
5.3. Một số giải pháp để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc 68 <i>5.3.1. Đường lối của Đảng về vấn đề giữ gìn bản sắc nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập ... 68</i>
<i>5.3.2. Những giá trị bản sắc của văn hóa Việt Nam cần được giữ gìn ... 69</i>
<i><b>5.3.3. Các giải pháp để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam ... 69</b></i>
Tài liệu tham khảo ...72
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>1.1.1. Khái niệm văn hóa </b></i>
Văn hóa là một hiện tượng xã hội, gắn với hoạt động của con người. Lịch sử phát triển của văn hóa gắn với lịch sử phát triển lâu dài của lồi người. So với lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa, thuật ngữ “văn hóa” xuất hiện muộn hơn, được ghi trong các thư tịch cổ chỉ mấy nghìn năm. Đến thời cận đại, từ “văn hóa” mới trở thành một thuật ngữ khoa học.
Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hóa”, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau, tùy theo góc độ nghiên cứu của mỗi tổ chức, cá nhân.
Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hơm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” <sup>[15; tr. 24]</sup>. Như vậy, văn hóa khơng phải là lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa chính là chìa khóa của sự phát triển.
Ở Việt Nam, năm 1938, lần đầu tiên xuất hiện định nghĩa về văn hóa qua cuốn
<i>“Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh. Theo tác giả, người ta thường cho </i>
rằng, văn hóa chỉ là những học thuật, tư tưởng của loài người, nhân thể mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy, học thuật, tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị và xã hội, cùng các phong tục, tập quán lại không phải ở trong phạm vi văn hóa? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người, cho nên có thể nói rằng văn hóa là sinh hoạt.
Văn hóa sinh hoạt mà Đào Duy Anh nêu ra là phương thức hoạt động văn hóa trong mọi lĩnh vực của đời sống. Nhưng ông mới dừng lại ở mặt bằng của văn hóa chứ chưa có điều kiện đi sâu vào bản chất của văn hóa và vai trị phát triển của văn hóa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Năm 1942, khi đang ở nhà tù Quảng Tây (Trung Quốc), trong một bài viết về Huấn luyện cán bộ, Bác Hồ đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” <small>[9; tr. 458]</small>. Theo quan niệm của Người, văn hóa chính là biểu hiện của sự hiểu biết, tài năng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, tâm hồn... của con người và của mỗi cộng đồng dân tộc trong mối quan hệ với xã hội và tự nhiên.
Như vậy, khi bàn về khái niệm văn hóa, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, tùy theo góc độ và phương pháp tiếp cận. Tuy nhiên, với cách diễn đạt khái quát nhất, không ai phủ nhận văn hóa là do con người sáng tạo, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người; nó là tồn bộ giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy trong lịch sử, trong quá trình con người đấu tranh với thiên nhiên, trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử để tồn tại và phát triển.
Từ đó có thể định nghĩa: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
<i><b>1.1.2. Khái niệm văn hiến, văn minh, văn vật </b></i>
<i>1.1.2.1. Khái niệm văn minh </i>
Hiện nay, khái niệm văn minh đang có nhiều quan niệm khác nhau. Theo nghĩa Hán - Việt, văn là vẻ đẹp, minh là sáng. Chữ văn minh trong tiếng Pháp là
<i>civilisation, trong tiếng Anh là civilization, cịn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm </i>
thốt khỏi trạng thái nguyên thủy.
Văn minh là thuật ngữ để chỉ một dân tộc, một xã hội đạt đến giai đoạn đời sống trí tuệ, hiền minh. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.
Như vậy, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do lồi người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa là tồn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội. Đó là giai đoạn có nhà nước. Thông thường, vào thời kì thành lập nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt. Tuy nhiên, do hồn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết, nhưng đó là những trường hợp khơng điển hình.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Văn hóa thường hướng đến những giá trị nhân văn, cịn văn minh khơng phải bao giờ cũng vì mục đích cao cả. Nếu văn minh phát triển một cách tự phát hoặc sử dụng văn minh vì mục đích phi nhân đạo sẽ gây hiểm họa cho con người, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
<i>1.1.2.2. Khái niệm văn hiến </i>
Ở phương Đơng, trong đó có Việt Nam, từ xa xưa đã có khái niệm văn hiến. Từ thời Lý (năm 1009) người Việt đã tự hào nước mình là một nước “văn hiến chi bang”. Đến đời Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi viết “Duy ngã Đại Việt chi quốc thực vi văn hiến chi bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ “văn hiến” mà Nguyễn Trãi dùng là một khái niệm rộng, chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng.
Trong danh từ “văn hiến” thì “văn” là vẻ đẹp, là văn hóa, văn chương; còn “hiến” là hiền tài, là điển chương, chế độ. Nhà văn hóa Đào Duy Anh khi giải thích từ “văn hiến” đã khẳng định: “Là sách vở” và nhân vật tốt đẹp trong một đời. Văn hiến là truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp. Truyền thống văn hóa lâu đời cịn lưu giữ được chính là những giá trị tinh thần.
Từ quan niệm trên có thể khẳng định: Văn hiến là một bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những giá trị tinh thần, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét.
<i>1.1.2.3. Khái niệm văn vật </i>
Bên cạnh khái niệm văn hiến, ở Việt Nam cịn có khái niệm văn vật. Có thể hiểu, văn vật là những sản vật của văn hóa như lễ nhạc, chế độ. Vật ở đây là những cái có trong khoảng trời đất, là những giá trị văn hóa đã được vật thể hóa, được biểu hiện ở nhiều di tích và nhân tài trong lịch sử.
Văn hiến và văn vật chỉ là những khái niệm bộ phận của văn hóa, chúng khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị. Văn hiến là văn hóa thiên về truyền thống lâu đời còn lưu giữ được chính là các giá trị tinh thần, cịn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất.
<b>1.2. Đặc trưng và chức năng của văn hóa </b>
<i><b>1.2.1. Đặc trưng của văn hóa </b></i>
Từ những luận giải về khái niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu về văn hóa trong và ngoài nước đã đúc kết thành nhiều đặc trưng của văn hóa, trong đó nổi bật bốn đặc trưng cơ bản sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13"><i>- Tính hệ thống, bao gồm các mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng và sự </i>
kiện trong một nền văn hóa. Đặc trưng hệ thống tạo cho văn hóa chức năng tổ chức xã hội, làm nền tảng ổn định cho xã hội. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội. Chính vì vậy mà người Việt Nam thường dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hóa (nền văn hóa);
<i>- Tính giá trị, bao gồm giá trị vật chất và tinh thần, giá trị sử dụng, giá trị đạo </i>
đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị đồng đại, giá trị lịch đại. Đặc trưng giá trị tạo cho văn hóa có chức năng điều chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng động. Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất (phục vụ cho nhu cầu vật chất) và giá trị tinh thần (phục vụ cho nhu cầu tinh thần); theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá tính giá trị của sự vật, hiện tượng; tránh được những xu hướng cực đoan - phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời. Vì vậy, về mặt đồng đại, cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng có thuộc phạm trù văn hóa hay khơng phải xem xét mối tương quan giữa các mức độ "giá trị" và “phi giá trị" của nó. Về mặt lịch đại, cùng một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đoạn lịch sử. Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hồn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội;
<i>- Tính nhân sinh, phân biệt hiện tượng văn hóa xã hội và văn hóa tự nhiên. Đặc </i>
tính nhân sinh tạo cho văn hóa chức năng giao tiếp. Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc luyện
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">quặng, đẽo gỗ...), hoặc tinh thần (như việc đặt tên, truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên...). Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người. Nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau. Nếu ngơn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó;
<i>- Tính lịch sử, văn hóa được hình thành và tích lũy qua nhiều thời đại và được </i>
duy trì bằng truyền thống văn hóa. Đặc tính này tạo cho văn hóa có chức năng giáo dục. Nó cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của một q trình và được tích luỹ qua nhiều thế hệ với văn minh như sản phẩm cuối cùng, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngơn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận... Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử. Nó là một thứ "gen" xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
<i><b>1.2.2. Chức năng cơ bản của văn hóa </b></i>
<i>1.2.2.1. Chức năng nhận thức </i>
Đây là chức năng đầu tiên, tồn tại trong mọi hoạt động văn hóa. Mỗi thành tố văn hóa đều đem lại nhận thức cho con người. Đối với mỗi cá nhân và dân tộc thì trình độ nhận thức là nhân tố khởi đầu và cột trụ để xây dựng và phát triển văn hóa, văn minh. Nâng cao dân trí là điều kiện quan trọng đầu tiên để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng văn hóa. Sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng trước hết ở sức mạnh trí tuệ.
Sự khác nhau giữa trình độ phát triển của các dân tộc và các cá nhân cùng bắt đầu từ trình độ nhận thức. Con người khơng có nhận thức thì khơng thể có bất cứ một hành động văn hóa nào. Con người khơng ngừng nhận thức về chính bản thân mình trên cả hai mặt tự nhiên sinh học và văn hóa. Nâng cao trình độ nhận thức của con người chính là phát huy những tiềm năng ở con người.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Con đường nhận thức và sáng tạo của nhân loại không có điểm cuối cùng. Trong nhận thức thì vai trị của giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là quan trọng nhất, vì vậy Đảng ta đặt giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu.
<i>1.2.2.2. Chức năng giáo dục </i>
Đây là chức năng bao trùm và là một trong những chức năng được thực hiện sớm nhất trong đời sống nhân loại. Đó là q trình mà văn hóa thơng qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, làm cho con người dần dần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội đề ra.
Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định là truyền thống văn hóa mà cịn bằng cả những giá trị đang hình thành. Các giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ vậy, văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, trong việc "trồng người ".
Với chức năng giáo dục, văn hóa tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử nhân loại. Nhờ có giáo dục mà tồn bộ những giá trị truyền thống được tiếp nối và phát huy trong cuộc sống hiện đại, văn hóa trở thành dịng chảy liên tục, khơng ngừng. Văn hóa duy trì và phát triển bản sắc dân tộc và là cầu nối hữu nghị gắn bó các dân tộc, gắn kết các thế hệ trong mục tiêu hướng đến cái Chân - Thiện - Mỹ. Văn hóa là “gen” xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người lại cho các thế hệ sau.
Việc giáo dục không phải là áp đặt những giá trị của cộng đồng lớn lên cộng đồng nhỏ, của cộng đồng cho cá nhân mà phải làm cho chủ thể được giáo dục tự giác, tự giáo dục. Đảng ta rất coi trọng vai trị của văn hóa với việc xây dựng con người mới.
<i>1.2.2.3. Chức năng thẩm mỹ </i>
Chức năng thẩm mỹ có ở mọi thành tố văn hóa, xuất hiện ở mọi hoạt động văn hóa, song tập trung nhất ở thành tố văn học nghệ thuật. Nói cách khác, văn hóa là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung nhất sự sáng tạo ấy. Cùng với nhu cầu hiểu biết, con người cịn có nhu cầu hưởng thụ, hướng tới cái đẹp. C. Mác coi nhu cầu và năng lực thẩm mỹ là dấu hiệu phân biệt con người với động vật. Cái đẹp trong đời sống và trong nghệ thuật bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ của con người. Con người luôn mong muốn đưa cái đẹp vào trong mọi mặt đời sống của mình. Con người cải tạo hiện thực theo quy luật của cái đẹp cho nên văn hóa phải có chức năng này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Với tư cách là khách thể của văn hóa, con người tiếp nhận chức năng này của văn hóa để vươn tới cái đẹp và khắc phục cái xấu trong mỗi người.
<i>1.2.2.4. Chức năng giải trí </i>
Trong cuộc sống, con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau, ngồi những nhu cầu được thỏa mãn đời sống vật chất, con người có nhu cầu giải trí nhằm giải tỏa những mệt mỏi, căng thẳng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu giải trí của con người càng cao. Nhu cầu giải trí có ở tất cả các lứa tuổi, mỗi lứa tuổi có những loại hình giải trí khác nhau. Đáp ứng những nhu cầu này không chỉ bằng thưởng thức các loại hình nghệ thuật mà cịn tham gia vào các hình thức sinh hoạt văn hóa như du lịch, lễ hội… Giải trí bằng các hoạt động văn hóa là hết sức bổ ích và cần thiết, khi được đáp ứng nhu cầu giải trí thì tinh thần, cảm xúc của con người tăng lên, giúp họ lao động sáng tạo có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người.
Các chức năng trên đây của văn hóa tác động đến con người không riêng rẽ mà đồng thời, đồng tuyến, đồng hướng, tổng hợp, tạo nên sự cộng hưởng mạnh mẽ
<i><b>trong đời sống. </b></i>
<i><b>1.3. Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu môn văn hóa Việt Nam 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>
Văn hóa Việt Nam là một mơn học thuộc ngành văn hóa học. Môn học nghiên cứu những đặc trưng cơ bản cùng những quy luật hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam; tính phong phú đa dạng của các vùng, miền văn hóa, sự giao lưu và tiếp biến cũng như bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc.
<i><b>1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>
Nghiên cứu những tiền đề tự nhiên, kinh tế - xã hội, con người, lịch sử tác động đến sự hình thành và phát triển của văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu tiến trình phát triển, giao lưu và tiếp biến của văn hóa Việt Nam; những thành tựu, đặc trưng văn hóa cũng như sự biến đổi các giá trị văn hóa qua các giai đoạn lịch sử, thơng qua đó làm rõ những quy luật phát triển của văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu các vùng văn hóa Việt Nam trong quan hệ xác định với các vùng lãnh thổ, nhằm làm nổi bật tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Nghiên cứu những giá trị tiêu biểu về bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam; đường lối, quan điểm của Đảng về vấn đề xây dựng, phát triển văn hóa và con người trong tình hình mới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17"><i><b>1.3.3. Phương pháp nghiên cứu </b></i>
Quán triệt, vận dụng tổng hợp phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, phổ biến là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, phương pháp tiếp cận hệ thống…
Ngoài những phương pháp trên, do văn hóa là khái niệm rộng, bao gồm tồn bộ đời sống vật chất, tinh thần, xã hội, con người, vì vậy nghiên cứu văn hóa cần vận dụng phương pháp liên ngành như: Phương pháp lịch sử - văn hóa; địa - văn hóa; triết học văn hóa; xã hội học văn hóa; nhân học văn hóa…
<i><b>1.3.4. Ý nghĩa nghiên cứu mơn học </b></i>
Văn hóa nằm trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người nên nó đã “đụng chạm” đến tất cả những vấn đề bình thường nhất trong cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, những vấn đề về tín ngưỡng, phong tục, lối sống cá nhân, đến cả những vấn đề lớn như ý thức hệ, nền tảng tư tưởng, thế giới quan, lý tưởng mang tầm vĩ mô của cộng đồng quốc gia, dân tộc, vì vậy nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận rất lớn.
Với tính chất là một mơn khoa học của ngành văn hóa học, mơn văn hóa Việt Nam trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về cơ sở hình thành những đặc trưng cơ bản của văn hóa dân tộc. Đây là những kiến thức nền tảng hết sức quan trọng đối với việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Cùng với kiến thức về lịch sử, những kiến thức về văn hóa đất nước giúp cho người học hiểu biết sâu sắc, toàn diện, hệ thống hơn về lịch sử dân tộc và truyền thống, bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><i><b>2.1.1. Đặc điểm môi trường tự nhiên và sự tác động đến quá trình hình thành, phát triển của văn hóa Việt Nam </b></i>
<i>2.1.1.1. Đặc điểm mơi trường tự nhiên </i>
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, thuộc bán đảo Đông Dương, nơi giao tiếp của các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới.
Đông Nam Á là khu vực tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải, trên đường di lưu và di cư từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông - cửa ngõ giao lưu tiếp xúc với các nền văn hóa lớn trong khu vực và thế giới. Đông Nam Á là khu vực có khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm. Là nơi có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của hệ thực vật, đặc biệt là cây lúa nước. Đây cũng là nơi có nghề luyện kim đúc đồng phát triển sớm trên thế giới.
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đơng Nam Á cổ đại, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào, Campuchia, phía Đơng và Nam trơng ra biển Đơng và Thái Bình Dương. Việt Nam được coi là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, là ngã tư đường đến các châu lục, nơi giao tiếp của các nền văn minh lớn trong khu vực và trên thế giới.
Địa hình Việt Nam hết sức đa dạng, vừa có núi, đồi, đồng bằng, có biển, đảo, phân bố khơng đều. Có bờ biển dài và hệ thống sơng ngịi chằng chịt. Dọc theo bờ
<i>biển từ Bắc vào Nam có nhiều đảo, bán đảo và vịnh cảng lớn. Nước ta có 3.260 km </i>
bờ biển và có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, trung bình 20 km có một cửa sông chảy ra biển. Việt Nam cũng là nước có hệ sinh thái phồn tạp, chỉ số đa dạng giữa
<i><b>các giống loài và số cá thể rất cao, trong đó thực vật phát triển hơn động vật. </b></i>
Với vị trí: 8.34’ - 23.23’ vĩ độ Bắc và 102.10’ - 109.20’ kinh tuyến Đông, trải dài khoảng 2.000 km, Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới và một phần xích đạo,
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều. Mỗi năm có từ: 1.600 - 2.000 giờ nắng, nhiệt độ trung bình từ 22 - 27<small>0</small>C. Lượng mưa trung bình lớn hơn 2.000 mm cao nhất thế giới. Độ ẩm từ 80 - 85%, bảo đảm lượng nước cần thiết cho sự sống, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ sinh thái phát triển, đặc biệt là cây lúa đã sinh sôi, phát triển từ rất sớm. Nông nghiệp trồng lúa nước giữ vai trị chủ đạo. Nó tạo nên 1 trong 2 tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống, đó là tính thực vật đã in đậm trong đời sống của con người trong cách ăn, ở, mặc, đi lại, tín ngưỡng. Khí hậu nước ta ln ln có sự thay đổi giữa các tháng trong năm và giữa các khu vực trong cả nước. Từ đèo Hải Vân ra Bắc thay đổi thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, từ đèo Hải Vân vào Nam chỉ có 2 mùa là mùa mưa và mùa khơ. Gió đổi hướng theo mùa: Mùa hè gió Nam, Đơng Nam; mùa Đơng thì gió Bắc.
<i>2.1.1.2. Sự tác động của đặc điểm môi trường tự nhiên đến quá trình hình thành, phát triển của văn hóa Việt Nam </i>
Đặc điểm mơi trường tự nhiên có tác động, chi phối rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
<i>- Thứ nhất, quyết định nền tảng kinh tế cơ bản của người Việt là nghề nông </i>
trồng lúa nước, các ngành nghề luyện kim đúc đồng sớm hình thành, phát triển. Vùng Đông Nam Á bao gồm miền chân núi Himalaya và Thiên Sơn. Các dịng sơng lớn của khu vực đều bắt nguồn từ hai dãy núi này. Hạ lưu các dịng sơng Dương Tử, Mê Kong… đều là những vùng đồng bằng mầu mỡ. Do vậy, vị trí địa lý của Việt Nam quyết định đến nền kinh tế cơ bản của người Việt, đó là nghề nơng trồng lúa nước và kinh tế nông nghiệp lúa nước sớm giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người Việt.
Theo tài liệu của một số nhà nghiên cứu phương Tây đều cho rằng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là quê hương của cây lúa nước, nó xuất hiện cách đây khoảng 5.000 - 7.000 năm (văn hóa Phùng Nguyên). Trong giai đoạn văn hóa Hịa Bình (cách ngày nay khoảng 1 vạn năm), nền nông nghiệp sơ khai đã xuất hiện ở Việt Nam (văn hóa Hịa Bình phát hiện hóa thạch của các loại phấn hoa họ rau đậu). Đến giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, (văn hóa Phùng Nguyên với việc phát hiện hóa thạch vỏ chấu cháy), khẳng định nghề nông nghiệp trồng lúa nước đã xuất hiện ở nước ta. Bước sang giai đoạn văn hóa Đơng Sơn, cây lúa nước đã chiếm giữ vị trí chủ đạo trong đời sống kinh tế của dân tộc Việt, đẩy các nghề săn bắt, hái lượm xuống hàng thứ yếu.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><i>Hình 2.1. Hạt gạo cháy ở di chỉ Đồng Đậu - Yên Lập - Phú Thọ </i>
Nghệ thuật đúc đồng cũng sớm xuất hiện và đạt được những thành tựu to lớn trên đất nước ta, góp phần quan trọng cải tiến cơng cụ sản xuất. Những di tích Đơng Sơn được L. Pajot, nhân viên thuế quan Pháp tìm thấy, khai quật ở vùng sơng Mã, Thanh Hóa vào năm 1924. Năm 1934, nhà khảo cổ người Áo Heine Geldern đề nghị dùng tên “Văn hóa Đơng Sơn” cho nền văn hóa này. Các nhà khảo cổ học Việt Nam tiếp tục cơng trình nghiên cứu kể từ năm 1954.
<i>- Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa </i>
trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam được coi là đầu cầu vào đất liền, đầu cầu ra biển, là ngã tư đường đến các châu lục, nơi giao tiếp của các nền văn minh lớn trong khu vực và trên thế giới. Vị trí đó rất thuận lợi cho việc quan hệ giao lưu với các nước bên ngồi: Đơng Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Phương Tây…
<i>- Thứ ba, do nằm ở khu vực có vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới, nước ta </i>
thường xuyên bị kẻ thù xâm lược, quá trình dựng nước luôn gắn liền với giữ nước. Bên cạnh những thuận lợi trong việc mở rộng quan hệ giao lưu, nước ta cũng thường xuyên trở thành mục tiêu xâm lược của kẻ thù, tạo nên một nền văn hóa mang tính đặc thù dựng nước gắn liền với giữ nước. Từ buổi đầu dựng nước đến nay dân tộc ta đã trải qua 27 cuộc chiến tranh vệ quốc, giải phóng và khởi nghĩa. Trong đó tiêu biểu nhất là: 1.117 năm chống Bắc thuộc, gần 100 năm chống Pháp, 21 năm chống Mỹ... Từ đó hình thành nên nhiều giá trị văn hóa đặc sắc: Yêu nước, đoàn kết và nhân văn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><i>- Thứ tư, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong đời sống văn hóa dân tộc với các </i>
<b>loại hình văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển. </b>
Địa bàn miền núi chiếm 2/3 diện tích, là nơi núi cao, vực sâu, rừng rậm hiểm trở. Sản xuất nông nghiệp hạn chế, đi lại, giao lưu văn hóa khó khăn do vậy phần lớn là các dân tộc thiểu số sinh sống. Chi phối đến hình thành và phát triển văn hóa ở vùng này. Vùng đồng bằng chiếm 1/3 diện tích, địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho nghề trồng lúa nước, thuận lợi cho sinh sống, do vậy, hội tụ đông dân cư. Với bờ biển dài, thuận lợi cho ngư dân sinh sống. Họ dùng nước biển để làm muối, đánh bắt hải sản, thực hiện: “quai đê, lấn biển”, “thau chua, rửa mặn” để mở rộng diện tích đất đai.
<i>- Thứ năm, tạo nên nét đặc thù trong đời sống văn hóa dân tộc - văn hóa vùng </i>
sơng nước.
Yếu tố văn hóa sơng nước được thể hiện qua rất nhiều hình thức khác nhau, từ những vấn đề sinh hoạt đời thường đến đời sống tâm linh, tình cảm của người Việt Nam đều gắn liền với các vùng sông nước. Người Việt gọi Tổ quốc là đất nước, vì đất và nước là hai yếu tố cơ bản để tạo dựng cuộc sống, phát triển kinh tế, cân bằng âm dương.
<i>- Thứ sáu, tạo nên tính thời vụ trong sản xuất và linh hoạt, nhạy bén trong sinh </i>
hoạt, ứng xử.
Người Việt coi thời vụ quan trọng hơn cả thành thạo. Họ chia thành nhiều mùa vụ trong năm như chiêm, mùa, hè thu, đông xuân; vừa đắp đê để chống lũ, ngăn mặn, vừa đào kênh, mương lấy nước tưới tiêu. Họ tôn thờ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm chớp có các chùa thờ để tỏ lịng biết ơn cội nguồn.
Từ góc nhìn tự nhiên, chúng ta đều nhận thấy hai tính trội của văn hóa Việt Nam truyền thống là: sông nước và thực vật. Văn minh Việt Nam là nền văn minh thực vật, hay văn minh thơn dã. Văn hóa lúa nước tính chất thực vật, mà cốt lõi là cây lúa nước, đã in đậm trong cách ăn, ở, mặc, đi lại và tín ngưỡng của đời sống con người Việt Nam.
<i><b>2.1.2. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam - Chủ thể văn hóa </b></i>
<i>2.1.2.1. Đặc điểm nguồn gốc dân tộc Việt Nam </i>
Chủ thể văn hóa Việt Nam nằm trong phạm vi trung tâm hình thành lồi người phía Đơng và khu vực hình thành của Đại chủng phương Nam. Vào khoảng 30.000 năm trước, một bộ phận người thuộc Đại chủng Á sống ở tiểu lục địa Ấn Độ (khu vực Himalaya) di cư về phía Đơng, tới vùng Đơng Nam Á cổ đại thì dừng lại. Tại đây, bộ phận của Đại chủng Á hợp chủng với một bộ phận của đại chủng Úc bản địa đưa tới sự ra đời của chủng Cổ Mã Lai.
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Cuối thời kỳ đồ đá mới, khoảng 5.000 năm trước, tại khu vực miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc có sự chuyển biến do chủng Cổ Mã Lai tiếp xúc thường xuyên với Đại chủng Á từ phía Bắc tràn xuống, hình thành một chủng mới là chủng Nam Á. Thời kỳ sau đó, chủng Nam Á được chia thành một loạt các dân tộc mà các cổ thư Việt Nam và Trung Hoa gọi là Bách Việt như: Điền Việt, Sơn Việt, Dương Việt, Mân Việt, Đông Việt, Nam Việt, Âu Việt, Lạc Việt… sinh sống từ vùng phía Nam sơng Dương Tử cho đến khu vực Bắc Bộ Việt Nam. Trong đó, các dân tộc Âu Việt, Lạc Việt cư trú ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc và vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam… Sau này quá trình chia tách tiếp tục diễn ra để hình thành nên các dân tộc và các ngơn ngữ như ngày nay.
Ở Việt Nam, dọc theo dãy Trường Sơn vẫn là địa bàn bàn cư trú của người Cổ Mã Lai. Theo thời gian họ chuyển biến thành chủng Nam Đảo, đó là tổ tiên của các dân tộc thuộc nhóm Chàm.
<i>2.1.2.2. Sự tác động của nguồn gốc dân tộc đến quá trình hình thành, phát triển văn hóa Việt Nam </i>
Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, với 54 dân tộc anh em cùng sinh sống trải từ Bắc đến Nam, nhưng đại bộ phận các dân tộc các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều xuất phát từ một nguồn gốc chung là chủng Cổ Mã Lai. Đặc điểm đó đã tạo nên tính thống nhất trong đa dạng của con người và văn hóa Việt Nam và rộng hơn là tồn vùng Đơng Nam Á. Trong sự đa dạng đó lại ln có tính thống nhất của các bộ phận cùng nhóm ngơn ngữ, như các nhóm ngơn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Mông - Dao, Môn - Khơme, Tạng - Miến, Mã Lai - Đa đảo, Hán, Ka đai.
Sự thống nhất do cùng cội nguồn tạo nên đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam là nền văn minh nơng nghiệp trồng lúa nước giữ vai trị chủ đạo và một nền văn hóa xóm, làng. Tính đa dạng của các tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam tạo nên những sắc thái riêng của văn hóa các vùng, miền được thể hiện thông qua hệ thống các lối sống, phong tục, tập qn, tín ngưỡng, lễ hội và các hình thức văn hóa sinh hoạt dân gian khác.
<b>2.2. Đặc điểm xã hội và lịch sử của văn hóa Việt Nam </b>
<i><b>2.2.1. Đặc điểm xã hội </b></i>
<i>2.2.1.1. Đặc điểm </i>
Khác với những nước có nền cơng nghiệp phát triển, cư dân sinh sống chủ yếu ở đô thị và các trung tâm kinh tế lớn, Việt Nam là nước nông nghiệp, phần lớn dân số sinh sống ở nơng thơn, do đó làng, xã là tổ chức cơ bản của toàn xã hội.
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Làng, xã Việt Nam là đơn vị cộng cư của cư dân nông nghiệp. Là nơi sinh sống của nhiều gia đình trên cùng một vùng đất cụ thể, được bao quanh bởi lũy tre làng, có cùng phong tục, tập quán, lối sống; cùng chung nơi sinh hoạt văn hóa như: Cây đa, bến nước, đình làng. Trong làng hội tụ nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và một bộ phận viên chức địa phương, trong đó đơng đảo nhất là nơng dân. Làng xã được hình thành dựa trên 2 nguyên lý cơ bản là cội nguồn và cùng chỗ.
<i>Hình 2.2. Cây đa, bến nước, sân đình </i>
Hình thành trên cơ sở cội nguồn là những làng lâu đời nhất ở nước ta, ra đời từ thời “Công xã thị tộc”. Trong tiến trình phát triển của lịch sử, những làng này khơng
<i>bị mất đi mà vẫn tồn tại cho đến đầu thế kỷ XX và thường mang tên “xá” như </i>
Hoàng Xá, Ngơ Xá, Dương Xá. Hình thành trên nguyên lý cũng chỗ có lịch sử muộn hơn, ra đời vào thời kỳ tan rã của “Công xã thị tộc” chuyển sang “Công xã nơng thơn”, làng này khơng chỉ có một dòng họ mà còn nhiều dòng họ khác nhau.
Làng, xã Việt Nam là một cấu trúc nhân văn tổng hợp bao gồm kinh tế, chính
<b>trị, văn hóa, xã hội với những mối quan hệ nhiều chiều, phức tạp. Làng xã không </b>
chỉ là đơn vị sản xuất kinh tế mà còn là tế bào chính hình thành nên xã hội; là nơi sản sinh phát triển và bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; nơi sản sinh và nuôi dưỡng các danh nhân văn hóa của đất nước; là nơi sản sinh và nuôi dưỡng các danh nhân văn hóa như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Chủ Tịch Hồ Chí Minh...; là nơi chứa đựng các mối quan hệ cơ bản của xã hội: quan hệ huyết thống, quan hệ láng giềng, quan hệ theo đơn vị hành chính, nghề nghiệp, sở thích...
Cấu trúc của làng xã là cấu trúc động, khơng có làng bất biến. Sự tác động của tự nhiên và xã hội làm thay đổi đặc điểm của làng. Đặc trưng nổi bật của làng là tính cộng đồng và tính tự trị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24"><i>2.2.1.2. Sự tác động của đặc điểm xã hội đến q trình hình thành, phát triển văn hóa Việt Nam </i>
Xã hội Việt Nam cổ truyền là xã hội nông nghiệp, tổ chức nông thôn chi phối mạnh mẽ đến cơ cấu tổ chức cũng như các mối quan hệ của đô thị và quốc gia. Trong truyền thống văn hóa của người Việt Nam, nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng. Từ làng ra đến nước. Khái niệm làng nước của ta xuất phát từ một nền văn hóa coi trọng gia tộc hơn gia đình. Để thích nghi với hoạt động sản xuất nông nghiệp, từ rất sớm người Việt đã sống định cư quần tụ thành xóm làng, ý thức cộng đồng làng, xã sớm hình thành, phát triển.
Do phụ thuộc nhiều vào tự nhiên trong quá trình sản xuất nên về nhận thức người Việt đã hình thành nên lối tư duy tổng hợp và ln có ý thức tơn trọng, ước vọng sống hòa thuận với thiên nhiên. Trong cuộc sống, người Việt ưa sống theo nguyên tắc trọng tình, trọng nghĩa, trọng đức, trọng văn, trọng nữ, trọng tập thể. Lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho phù hợp với hồn cảnh cụ thể. Đời sống tín ngưỡng phong phú, đa dạng, trong đó tín ngưỡng về nền nơng nghiệp trồng lúa nước giữ vị trí chủ đạo.
<i><b>2.2.2. Dựng nước đi đôi với giữ nước là quy luật xun suốt tiến trình lịch sử văn hóa Việt Nam </b></i>
Từ thời Hùng Vương dựng nước, cùng với quá trình chinh phục thiên nhiên, đắp đê lấn biển, khai phá đồng bằng, dựng làng, lập ấp, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước, ông cha ta đã liên tiếp phải đấu tranh chống lại sự xâm lược, thống trị và đồng hóa của các thế lực ngoại bang để bảo vệ chủ quyền độc lập và truyền thống văn hóa dân tộc. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta cịn ghi nhận các sự tích chống giặc Ân, giặc Man, giặc Hồ Tơn và hơn một nghìn năm đấu tranh chống sự xâm lược, thống trị, đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc, từ năm 179 trước công nguyên đến năm 938 sau công nguyên.
Sau khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 983, giành lại chủ quyền dân tộc, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, xây dựng quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ. Bên cạnh việc tập trung củng cố đất nước, xây dựng kinh tế, ổn định chính trị, đưa đất nước phát triển mọi mặt, các triều đại phong kiến Việt Nam tiếp tục đứng lên đấu tranh chống lại sự xâm lược của giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh để bảo vệ đất nước, bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ năm 1858 đến năm 1975, cùng với quá trình đấu tranh chống thiên nhiên để xây dựng và phát triển đất nước, nhân dân ta phải đương đầu chống lại các cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ để bảo vệ chủ quyền độc lập.
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiếp tục kết hợp hài hòa, sáng tạo hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b> </b>
<i><b>3.1.1. Văn hóa Việt Nam thời tiền sử </b></i>
Văn hóa Việt Nam thời tiền sử được tính từ khi con người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, dấu tích ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Quảng Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai), Lộc Ninh (Bình Phước)... có niên đại cách đây khoảng 30 - 40 vạn năm, tương ứng với thời đại đồ đá, đến trước khi thành lập Nhà nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời. Đây là giai đoạn có tính chất quyết định, là giai đoạn hình thành, phát triển và định vị văn hóa Việt Nam. Trong giai đoạn này, văn hóa Việt Nam đã mang đầy đủ những yếu tố đặc trưng của khu vực Đông Nam Á, với một phức thể đa dạng: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển.
Nét chung của văn hóa Việt Nam thời tiền sử là cư dân Việt cổ từng bước di chuyển xuống sinh sống ở khu vực trung du và đồng bằng, biết chế tạo ra công cụ lao động phục vụ đời sống, sản xuất, thay thế dần việc phụ thuộc vào nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên. Văn hóa thời kỳ tiền sử trên đất nước Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn phát triển sau:
<i>- Sơ kỳ thời đại đá cũ, đại diện là văn hóa Núi Đọ ở Thanh Hóa, bắt đầu hàng </i>
chục vạn năm, kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay. Các nhà khảo cổ học đã thu thập được hàng vạn mảnh ghè (mảnh tước) có bàn tay gia cơng của người nguyên thủy và nhiều rìu tay nhưng cịn thơ sơ, đơn giản. Khảo cổ học đã chứng minh người nguyên thủy đã dùng đá bazan ngay tại núi Đọ để chế tác công cụ tại chỗ.
<i>Hình 3.1. Cơng cụ đá Núi Đọ (Thanh Hóa) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26"><i>- Hậu kỳ thời đại đá cũ, đại diện tiêu biểu là văn hóa Sơn Vi (Phú Thọ), tồn tại </i>
từ 18.000 đến 11.000 năm cách ngày nay. Con người đã cư trú trên địa bàn rộng lớn, sống trên các đồi gò vùng trung du Bắc Bộ, Trung Bộ và cả trong các hang động, mái đá. Đây là các bộ lạc săn bắt, hái lượm. Họ đã biết tạo ra công cụ lao động tuy vẫn chỉ là những mảnh tước nhưng được ghè, đẽo cả hai mặt. Theo giáo sư Hà Văn Tấn đã có tư duy phân loại, thể hiện trong việc lựa chọn nguyên liệu đá (đá
<i>cuội) và trong sự đa dạng các loại hình cơng cụ (chặt, nạo, cắt); </i>
<i>- Thời đại đá mới, bắt đầu từ nền văn hóa Hịa Bình. Giai đoạn văn hóa này kéo </i>
dài khoảng từ 10.000 đến 5.000 năm cách ngày nay. Trong giai đoạn này, kỹ thuật chế tác được hoàn thiện. Con người nhận biết và tận dụng, sử dụng các nguyên vật liệu như đá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… biết làm gốm, biết dùng lửa. Kinh tế nơng nghiệp từng bước hình thành, phát triển thay thế dần nền kinh tế săn bắt, hái lượm. Tuy trong giai đoạn này việc săn bắt, hái lượm vẫn là phương thức chủ yếu để ni sống con người, song dấu tích để lại cho thấy đã có sự xuất hiện của một
<i>nền nơng nghiệp sơ khai vào cuối thời đại đá mới; </i>
<i>- Giai đoạn trung kỳ và hậu kỳ thời đại đá mới, tương ứng với nền văn hóa Bắc </i>
Sơn, Lạng Sơn, có niên đại cách ngày nay khoảng 8.000 đến 10.000 năm. Con người đã chiếm lĩnh và chinh phục vùng sinh thái núi, trước núi và ven biển.
Tuy cịn mang tính sơ khai, nhưng những thành tựu trên đã trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển rực rỡ của văn hóa Việt Nam sau này.
<i><b>3.1.2. Văn hóa Việt Nam thời sơ sử </b></i>
Đây là giai đoạn cả nước bước vào thời đại kim khí và cũng là giai đoạn xuất
<b>hiện giai cấp và nhà nước. Tiêu biểu là 3 nền văn hóa đại diện cho 3 vùng. </b>
<i>3.1.2.1. Văn hóa Đơng Sơn </i>
Văn hóa Đơng Sơn (Đơng Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa), được hình thành trực tiếp từ 3 nền văn hóa ở lưu vực sơng Cả, sơng Mã, sơng Hồng. Đó là văn hóa Phùng Ngun, Đồng Đậu, Gị Mun thuộc giai đoạn đồng thau (Khoảng 2.000 - 700 năm trước công nguyên). Đến khoảng thế kỷ VII trước công nguyên, các nền văn hóa bộ lạc mất dần tính địa phương tiến tới hịa chung vào một nền văn hóa thống nhất - văn hóa Đơng Sơn.
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Văn hóa Đông Sơn tồn tại từ cuối thiên niên kỷ II trước công nguyên đến những năm đầu công nguyên, đỉnh cao là thiên niên kỉ I trước công nguyên. Năm 1924, sau một đợt mưa lớn, một nông dân ở làng Đông Sơn tên là Nguyễn Văn Lãm ra bờ sơng Mã câu cá, tình cờ đã phát hiện được một số đồ đồng và sự kiện này đã mở đầu một đợt khai quật tìm kiếm các cổ vật - nhờ sự nỗ lực của các nhà khoa học đã chứng minh được với sức thuyết phục mạnh mẽ: nguồn gốc bản địa của Văn hóa Đông Sơn gắn với thời kỳ xuất hiện quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.
Khơng gian văn hóa Đông Sơn thuộc phạm vi lãnh thổ nước Văn Lang của các vua Hùng (gồm một phần phía Nam của 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây đến Hà Tĩnh) mà trung tâm là vùng đất Phong Châu (Phú Thọ).
Hoạt động kinh tế chủ yếu là nghề nông trồng lúa nước, các ngành nghề thủ công nghiệp phát triển mạnh như làm gốm, đúc đồng, rèn sắt... Cư dân văn hóa Đơng Sơn là cư dân nông nghiệp trồng lúa. Họ canh tác trên nhiều loại đất khác nhau. Hình thức
<i>canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật đắp đê chống lụt. Nghề rèn sắt tạo </i>
ra các nông cụ đa dạng như cuốc, xẻng, mai, thuổng, đặc biệt là lưỡi cày bằng kim loại ra đời, đánh dấu bước nhảy vọt trong kỹ thuật canh tác. Nghề đúc đồng - sản phẩm tiêu biểu nhất là trống đồng Đơng Sơn chính là biểu tượng của nền văn hóa, văn minh thời kỳ này. Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho giá trị văn hóa vật chất, giá trị tinh thần của cư dân Việt, biểu hiện cho sự phát triển của trình độ luyện kim, hội họa, điêu khắc,
<i>thế giới quan, truyền thống đánh giặc, tín ngưỡng. </i>
Mơ hình tổ chức xã hội cơ bản là công xã nông thôn. Quan hệ huyết thống cùng tồn tại bên cạnh quan hệ láng giềng. Công xã nông thôn là tổ chức kinh tế - xã hội vào giai đoạn cuối của công xã ngun thủy. Trong đó cịn duy trì chế độ sở hữu tập thể về ruộng đất nhưng đã có tư hữu về tư liệu sinh hoạt và tài sản. Các thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ kinh tế, địa lý khu vực hơn là huyết thống. Cơng xã ngun thủy mang tính tự cấp, tự túc hồn tồn, quyền tự quản về chính trị trong quan hệ với nhà nước và mang tính khép kín với xã hội bên ngồi. Những biến động ở ngồi ít tác động tới cơng xã.
Q trình phân hóa xã hội thành các giai cấp và tầng lớp đã diễn ra mạnh mẽ, đưa tới sự ra đời của Nhà nước Văn Lang. Sự phân hóa xã hội đã diễn ra từ trước và trong một thời gian dài, khi bắt đầu dư thừa, có của ăn của để, xuất hiện của tư và sự phân hóa giàu nghèo. Đến thời kỳ này sự phân hóa diễn ra sâu sắc để đưa ra đời
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">của giai cấp và nhà nước. Đời sống văn hóa vật chất, tinh thần được nâng cao, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam sau này. Các hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian xuất hiện: hát đối, đua thuyền, thả diều, sử dụng nhạc cụ. Tư tưởng cốt lõi của văn hóa Đơng Sơn là ý thức chung một cội nguồn, cùng một tổ tiên dòng tộc - Thể hiện qua truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Dù cư trú trên nhiều địa bàn khác nhau, thậm chí trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng tất cả người Việt Nam đều có chung một nguồn gốc là con rồng, cháu tiên.
Ý thức chung một cội nguồn đã tạo ra sức mạnh và được lan truyền từ đời này sang đời khác. Cho đến nay, ý thức ấy vẫn bảo lưu và phát triển thông qua tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Giai đoạn này, văn hóa Việt Nam đã có sự giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngồi, làm phong phú đời sống văn hóa dân tộc.
<i>3.1.2.2. Văn hóa Sa Huỳnh </i>
Văn hóa Sa Huỳnh hình thành, phát triển từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, khoảng năm 1.000 trước công nguyên đến cuối thế kỷ II sau công nguyên. Cùng với văn hóa Đơng Sơn, văn hóa Ĩc Eo, văn hóa Sa Huỳnh là một trong ba cái nôi văn minh cổ xưa trên lãnh thổ Việt Nam.
Không gian văn hóa Sa Huỳnh kéo dài từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, Bình Thuận. Trong quá trình hình thành, phát triển, văn hóa Sa Huỳnh có nhiều mối quan hệ giao lưu với những nền văn hóa thời kim khí ở Đơng Nam Á.
Cư dân Sa Huỳnh trồng trọt trên nương rẫy và khai thác sản phẩm rừng núi, trồng lúa ở đồng bằng, phát triển các nghề thủ công, đánh bắt cá ven biển và trao đổi buôn bán với những tộc người trong khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ.
Kỹ thuật chế tác cơng cụ và vũ khí bằng đồng, sắt phát triển, chủng loại đa dạng. So với văn hóa Đơng Sơn ở phía Bắc và văn hóa Đồng Nai ở phía Nam, số lượng và sự phổ biến đồ sắt của văn hóa Sa Huỳnh nhiều hơn. Các nghề thủ công như se sợi, dệt vải, làm đồ trang sức, làm gốm phát triển với nhiều chủng loại, hoa văn phong phú. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh ưa dùng đồ trang sức bằng thủy tinh, mã não, đá, gốm.
Đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Sa Huỳnh là hình thức mai táng bằng chum gốm. Trong và ngoài chum có nhiều đồ tùy táng với các chất liệu đá quý, thủy tinh, đồng và sắt.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng ven biển và các cồn, bàu, với nền kinh tế đa thành phần, sớm khai thác những nguồn lợi của biển, của rừng và phát triển nghề thủ công. Ở giai đoạn cuối, nghề buôn bán đường biển phát triển mạnh, hình thành ở khu vực miền Trung một số cảng thị hay cảng thị sơ khai.
<i>3.1.2.3. Văn hóa Đồng Nai </i>
Văn hóa Đồng Nai là nền văn hóa khảo cổ ở miền Đơng Nam Bộ, tồn tại cách ngày nay khoảng 4.000 năm, thuộc thời đại kim khí. Phạm vị phân bố của văn hóa Đồng Nai bao gồm khu vực các con sơng Đồng Nai, sơng Bé, sơng Sài Gịn và sông Vàm Cỏ. Vào thiên niên kỷ II đến thiên niên kỷ I trước công nguyên, đây là một trong ba trung tâm văn hóa lớn của nước ta.
Giai đoạn này, đồ đá có mặt khá phổ biến và có số lượng lớn do sự khan hiếm của quặng kim loại. Loại hình cơng cụ phổ biến của con người là rìu, cuốc, dao hái, qua đá, đục, mũi tên... Đồ trang sức nhiều nhất là các loại vòng đeo tay, đeo tai. Đặc sắc nhất là các bộ đàn đá được tìm thấy trong di tích khảo cổ học ở Đồng Nai, Bình Phước từ 3.000 đến 2.000 năm cách ngày nay. Kỹ thuật luyện kim đồng thau phổ biến trong văn hóa Đồng Nai. Đồ gốm và nghề làm gốm phát triển mạnh, các loại đồ dùng sinh hoạt như nồi, bát, đĩa chân cao, bình, bếp lị... có mặt trong tất cả các di tích khảo cổ.
Hình thức quan trọng và phổ biến trong đời sống kinh tế truyền thống Đông Nam Bộ là trồng lúa cạn, rau đậu, cây có củ, quả và chăn nuôi kết hợp với khai thác tự nhiên như săn bắt, đánh cá vùng ven sông, biển. Tại vùng cửa sông Đồng Nai đã xuất hiện những dấu tích của một nhóm cư dân sống bằng nghề trao đổi, buôn bán với khu vực văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, các đảo Philippin, Inđơnêxia, đặc biệt quan hệ kinh tế với Ấn Độ đã thể hiện rõ nét từ rất sớm.
Hình thức mai táng chủ yếu của cư dân Đồng Nai là mộ đất và mộ chum. Đời sống tinh thần được thể hiện qua nhiều hiện vật, đặc sắc nhất là bộ sưu tập thẻ đeo bằng đá cuội mài dẹt, hình ơ van, chữ nhật hoặc bán cầu, có lỗ thủng trịn hay núm ở đầu, đặc biệt là bộ đàn đá 60 thanh.
Như vậy, đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hóa bản địa Việt Nam là các nền văn hóa Đơng Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai. Ba trung tâm văn hóa đó phát triển độc lập theo thế chân vạc ở bán đảo Đông
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Dương nhưng ln có mới quan hệ qua lại với nhau và đã có sự giao lưu với nền văn hóa khác trong khu vực. Ba trung tâm văn hóa đó đều phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại là Văn Lang - Âu Lạc, Chămpa và Phù Nam. Đó là cơ sở quan trọng để khẳng định, trước khi chịu sự thống trị của triều đại phong kiến phương Bắc, trên đất nước ta đã từng tồn tại nền văn minh cổ phát triển rực rỡ, độc đáo. Ý thức quốc gia, dân tộc đã sớm hình thành, phát triển, là sức mạnh nội sinh quan trọng để dân tộc Việt Nam khơng bị Hán hóa, vừa có khả năng thâu hóa những nhân tố của mơ hình văn hóa phương Bắc trong q trình xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ sau này.
<b>3.2. Văn hóa Việt Nam thiên niên kỷ thứ nhất đầu cơng ngun </b>
<i><b>3.2.1. Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ thời Bắc thuộc </b></i>
Năm 179 trước công nguyên, Triệu Đà đem quân xâm chiếm nước Âu Lạc, mở đầu cho q trình đơ hộ của phong kiến Trung Quốc trên đất nước ta. Đây cũng là giai đoạn các triều đại phong kiến phương Bắc đặt ách cai trị và thực hiện nhiều chính sách thâm độc nhằm vơ vét sức người, sức của và đồng hóa nền văn hóa dân tộc Việt.
<b>- Về chính trị: Chúng chia nước ta thành quận, huyện sáp nhập vào Trung Quốc </b>
cho dễ bề cai trị; xây dựng thành lũy kiên cố để đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân
<i>dân; bắt dân ta phải theo luật pháp của người Trung Quốc. Cùng với việc thủ tiêu </i>
chế độ Lạc tướng, việc bãi bỏ pháp luật cố hữu của người Việt nằm trong âm mưu của bọn thống trị phong kiến Trung Quốc, muốn biến đất nước Việt Nam trở thành những châu, quận, huyện do người Trung Quốc trực tiếp cai trị.
- Về kinh tế: Chúng đặt ra lệ cống nạp, tăng cường bóc lột bằng chế độ tơ, thuế, lao dịch nặng nề, thực hiện mua bán bất bình đẳng... làm cho nền kinh tế nước ta phát triển phiến diện, chậm chạp. Cống nạp cũng là một hình thức bóc lột rất nặng nề của chính quyền đơ hộ với nhân dân Việt Nam, chúng coi đây là một phương thức bóc lột trọng yếu. Phương thức bóc lột ấy khơng có một định mức nào cả. Số lượng cống phẩm phụ thuộc vào khả năng bóc lột và nhu cầu của phong kiến phương Bắc.
- Về văn hóa: Chúng bắt nhân dân ta mặc theo kiểu người Hán, học chữ Hán, nói tiếng Hán, ứng xử theo phong tục Hán, du nhập Nho giáo, Đạo giáo vào nước ta, cho người Hán di cư sang đất Việt, khuyến khích lấy vợ Việt. Giai đoạn này nhân dân ta liên tiếp nổi dậy đấu tranh chống lại sự đô hộ, cưỡng bức về văn hóa
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">nhằm bảo vệ nòi giống và nền văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu, “Việt hóa” những yếu tố văn hóa tiến bộ, phù hợp với phong tục tập quán người Việt. Do đó, cơ cấu làng xã, phong tục tập quán và các hình thức tín ngưỡng cổ truyền của người Việt được giữ vững. Nòi giống Lạc Hồng được duy trì. Hệ thống ngôn ngữ thuần Việt được bảo lưu, đồng thời “Việt hóa” một số ngơn ngữ Hán.
<i>Hình 3.2. Trận chiến trên sơng Bạch Đằng năm 938 </i>
Đây cũng là giai đoạn nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh vũ trang nhằm lật đổ ách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc, giành lại chủ quyền độc lập dân tộc. Tiêu biểu là: Khởi nghĩa hai Bà Trưng (40 - 43); Khởi nghĩa Bà Triệu (248); Khởi nghĩa Lý Bí và nhà nước Vạn Xuân (542 - 602); Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687); Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722); Khởi nghĩa Phùng Hưng (766 - 791); Khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820); Sự tự cường của họ Khúc (905 - 937); Chiến thắng Bạch Đằng (938).
Văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ thời kỳ Bắc thuộc đã chứng minh đất nước ta khơng bị diệt vong, nền văn hóa của dân tộc ta khơng bị đồng hóa, mà giữ vững và phát huy những tinh hoa văn hóa cổ truyền, đã được hình thành và phát triển bền vững ngay từ buổi đầu của thời kỳ dựng nước.
<i><b>3.2.2. Văn hóa Chămpa </b></i>
Người Chăm là tộc người thuộc chủng Nam Á, một trong những cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Từ thời cổ đại, người Chăm đã có một nền văn hóa rực rỡ, khơng thua kém bất cứ một nền văn hóa nào trong khu vực Đông Nam Á. Các tiểu vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ XV, phân bố ở khu vực miền Trung Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Đặc trưng của văn hóa Chămpa là ảnh hưởng lớn của văn hóa Ấn Độ. Người Chăm đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố bản địa với yếu tố bên ngoài để tạo ra những nét độc đáo so với các nền văn hóa khác trong khu vực. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến văn hóa Chămpa trước hết là mơ hình tổ chức chính trị. Vua là hiện thân của các vị thần trên mặt đất, là người bảo vệ thần dân, giữ gìn đất nước, vương quyền kết hợp với thần quyền, hệ thống đẳng cấp nhưng không khắt khe như ở Ấn Độ.
Người Chăm cổ làm nông nghiệp trồng lúa nước, trồng dâu nuôi tằm, bông và hoa màu cùng một số giống cây từ Nam Thái Bình Dương như mía, khoai. Họ khai thác gỗ và hương liệu quý như quế, trầm hương, hạt tiêu. Nghề làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức và mỹ nghệ bằng vàng, bạc... phát triển. Họ đã biết lợi dụng những mạch nước chảy từ núi, đồi, gò để xây dựng giếng, hồ, đập. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, đánh cá phát triển. Bờ biển miền Trung đã nổi tiếng với các cảng thị như Hội An, Thị Nại... từng được ghi vào hải đồ của các thương nhân Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập...
Ở Chămpa khơng có sự kỳ thị tơn giáo mà có sự hỗn dung giữa các tôn giáo và giáo phái khác nhau của Ấn Độ. Người Chăm tôn thờ Nữ Thần Mẹ, tiếp nhận đức hiếu sinh, từ bi của Phật giáo, tình thương của Visnu giáo và tính hung bạo, quyền lực của Siva giáo... Họ tiếp thu hệ thống văn tự cổ Ấn Độ, tiêu biểu là hệ thống chữ Phạn, bên cạnh đó, họ đã sáng tạo ra chữ viết của mình vào khoảng thế kỷ IV - V, và đã biết dùng văn tự để ghi chép kinh sách, trao đổi thư từ, đồng thời, họ cũng tiếp nhận luôn cả lịch pháp và hệ thống thần thoại của Ấn Độ từ trong hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata.
Âm nhạc và múa có vai trị rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Chăm, nhất là trong các nghi lễ mang tính chất tơn giáo, tín ngưỡng. Kiến trúc, điêu khắc được thể hiện đặc sắc ở các tháp Chăm. Tháp được xây dựng ở khắp nơi, có những quần thể lớn như ở Mỹ Sơn, Đồng Dương, Quảng Nam, Pơnaga, Khánh Hịa. Tháp được trang trí cầu kỳ, tinh tế, chủ yếu theo mơ hình tháp Ấn Độ.
Như vậy, trên nền tảng văn hóa Sa Huỳnh, sự phát triển của văn hóa Chămpa với những thành tựu văn hóa rực rỡ đã đóng góp những giá trị đặc sắc độc đáo cho nền văn hóa Việt Nam hiện nay.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><i><b>3.2.3. Văn hóa Ĩc Eo </b></i>
Ĩc Eo là tên di chỉ khảo cổ học ở vùng núi Ba Thê, An Giang. Văn hóa Ĩc Eo hình thành và phát triển từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII. Đây là một nền văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với đất nước, con người ở vùng đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Mê Kông, đồng thời có quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ. Giai đoạn đỉnh cao của văn hóa Ĩc Eo tương ứng với thời kỳ tồn tại và phát triển của vương quốc Phù Nam.
Nông nghiệp trồng lúa khá phát triển. Lúa được gieo trồng ở ruộng rẫy hoặc ruộng trũng. Ngồi ra họ cịn trồng một số cây như cam, mía, dừa, hồ tiêu, cau.
<b>Những di cốt động vật như trâu, bị, lợn, chó… khẳng định chăn nuôi đã khá phát triển. </b>
Các nghề thủ cơng đã đạt đến trình độ cao, rất đa dạng và tinh xảo như nghề mộc, nghề đá, tạc tượng, làm gạch ngói và vật liệu trang trí bằng đất nung, đóng thuyền, nghề gốm, dệt, thủy tinh, luyện kim. Đỉnh cao là nghề kim hoàn với những sản phẩm như vịng, nhẫn, bơng tai… bằng vàng, bạc rất tinh xảo. Trong các di tích, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại đồng tiền bằng vàng, bạc, đồng cùng với những con nên bằng chì, con dấu bằng kim loại… đó là minh chứng cho hoạt động trao đổi hàng hóa rất phát triển. Những đồng tiền và mảnh cắt tiền của văn hóa Óc Eo được tìm thấy tại các vùng đất ven vịnh Thái Lan, Mianma và Mã Lai. Đồng tiền La Mã, gương đồng Hán, đèn Ba Tư cũng được tìm thấy ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Do định cư trên vùng đất ngập trũng với hệ thống sơng, ngịi dày đặc nên cư dân nơi đây rất giỏi đánh bắt thủy, hải sản, đây là nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày của họ. Cư dân nơi đây định cư trên nhà sàn gỗ và thuyền bè. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, bè, đi lại trên sông nước, dùng xúc vật như voi, trâu, ngựa để di chuyển trên bộ.
Trong đời sống tinh thần, cư dân Óc Eo có những hoạt động vui chơi như chọi gà, chọi heo, đổ xí ngầu, chơi cờ. Trong tang ma, do quan niệm chết là tiếp tục tái sinh ở một thế giới khác nên thường chôn theo nhiều di vật như đồ gốm, đồ trang sức, công cụ… Phổ biến là mộ hỏa táng bằng gạch hình vng có chơn theo nhiều vàng được tìm thấy ở hầu hết các di tích thuộc văn hóa Ĩc Eo. Tín ngưỡng, tơn giáo chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Ấn Độ, tiêu biểu là Bàlamôn giáo và Phật giáo.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Như vậy, trong thiên niên kỷ đầu công nguyên, Việt Nam tồn tại ba nền văn hóa: Châu thổ Bắc Bộ, Chămpa, Ĩc Eo. Mỗi nền văn hóa chịu sự tác động của điều kiện lịch sử khác nhau nên những thành tựu văn hóa có những dấu ấn riêng.
<b>3.3. Văn hóa Việt Nam thời phong kiến độc lập tự chủ </b>
<i><b>3.3.1. Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV </b></i>
<i>3.3.1.1. Văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê </i>
Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam. Từ năm 938 đến 1009, các triều Ngơ, Đinh, Tiền Lê nối nhau trị vì đất nước, khơi phục văn hóa dân tộc, bước đầu xây dựng quốc gia phong kiến độc lập.
Giai đoạn này tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa từng bước ổn định và phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân được nâng cao.
- Về kinh tế: Nhà nước chia ruộng đất cho nông dân cày cấy; tiến hành nạo vét kênh mương; tổ chức lễ cày tịch điền.
- Về chính trị: Chủ quyền độc lập dân tộc được khôi phục và được giữ vững, chế độ phong kiến trung ương tập quyền được xác lập và ngày càng phát triển, tình trạng hỗn chiến cát cứ và xâm lược của giặc Tống bị đánh bại.
- Về văn hóa: Các hình thức văn hóa dân gian được khôi phục và phát triển mạnh mẽ ở các địa phương, đạo Phật được chọn làm “Quốc giáo” và coi đó là công cụ thống trị về mặt tinh thần. Chùa chiền được xây dựng nhiều: Các nhà sư được tham gia chính sự (Ngơ Chân Lưu, Từ Đạo Hạnh).
<i>3.3.1.2. Văn hóa thời Lý - Trần </i>
Văn hóa thời Lý, Trần kéo dài từ năm 1009 đến năm 1400. Đây là giai đoạn phát triển lên tới đỉnh cao của kỷ nguyên phục hưng văn hóa, gắn với nền văn hóa Thăng Long rực rỡ.
Năm 1010, nhà Lý dời đô từ Hoa Lư về Đại La sau đó đổi thành kinh đơ Thăng Long. Điều này chứng tỏ khả năng vươn lên của đất nước, tầm nhìn xa trơng rộng của bậc đế vương. Đây là bước tiến mới của văn hóa dân tộc và phản ánh yêu cầu phát triển mới của quốc gia phong kiến Việt Nam. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt, mở ra kỷ nguyên phát triển của nền văn minh Đại Việt
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i>Hình 3.3. Lý Cơng Uẩn và chiếu dời Đô </i>
Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đây là đỉnh cao của kỷ nguyên phục hưng văn hóa lần thứ nhất.
Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, đời sống của người dân được nâng cao. Hệ thống đê dài hơn 3.000 km ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, bảo đảm cho trị thủy và thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Công cuộc khai hoang trên quy mô lớn làm chủ vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sơng Cả, sơng Chu, lập nên hàng nghìn làng xóm mới. Nghề gốm, phát triển rực rỡ dưới triều Lý, những trung tâm gốm lớn như Bát Tràng hay Thanh Hóa từ thời Lý đến nay vẫn liên tục hoạt động với những sản phẩm rất đa dạng từ những vật dụng hàng ngày đến những vật trang trí bằng đồ gốm, sứ với nước men rất tinh tế như ngói bằng sứ trắng tráng men, gạch cỡ lớn. Kinh thành Thăng Long chia thành 36 phường, ở đây khơng chỉ có chợ mà có cả phường thủ cơng và phố xá bn bán. Nhiều cơng trình kiến trúc qui mô lớn, nghệ thuật đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, Văn Miếu - Quốc Tử Giám...
Thời Lý, Trần đã xuất hiện những bộ luật thành văn đầu tiên, đó là bộ Hình thư đời Lý (1042), Hình luật đời Trần (1341). Tư tưởng yêu nước, thương nòi trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt kỷ nguyên văn hóa Lý, Trần, tạo nên sự đoàn kết để đánh thắng giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước. Tinh thần cơ bản của văn hóa Lý,
<i><b>Trần là tinh thần thượng võ. Năm 1253, lập giảng võ đường để đào tạo tướng tài </b></i>
cầm quân đánh giặc, mở đầu cho nền Đại học quân sự Việt Nam. Sinh hoạt văn hóa
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">cung đình vẫn mang đậm nét dân gian. Đây cũng là giai đoạn quân dân ta liên tiếp đánh bại những cuộc chiến tranh xâm lược qui mô lớn của các triều đại phong kiến Trung Quốc bảo vệ vững chắc nền độc lập: Hai lần đánh bại quân Tống của nhà Lý (1075 - 1077); Ba lần đánh bại quân Nguyên Mông của nhà Trần vào năm 1258, 1285, 1288.
<i><b>3.3.2. Văn hóa Việt Nam thời Lê Sơ thế kỷ XV </b></i>
Cuối thế kỷ XIV, nhà Trần suy yếu, đất nước suy thoái về mọi mặt. Trước tình hình đó, năm 1400 Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần, lập ra nhà Hồ. Hồ Quý Ly tiến hành cải cách đất nước bằng nhiều việc làm táo bạo nhưng không thu được kết quả. Đó là các chính sách hạn điền, hạn nơ, phát hành tiền giấy. Những chính sách này là tiến bộ song không phù hợp với thời đại đã gây nên sự biến động kinh tế, chính trị, xã hội. Khi giặc Minh sang xâm lược, do chưa quan tâm đến nhân dân, chỉ quan tâm đến xây dựng cung thành, xã hội rối ren, nhân dân li tán "trăm vạn người trăm vạn lịng" nên cuộc kháng chiến đã nhanh chóng thất bại.
Từ 1407 đến 1427, là giai đoạn giặc Minh đặt ách cai trị trên đất nước ta. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc nổ ra mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
Trong 20 năm giặc Minh đàn áp dã man dân tộc ta, chúng thực hiện nhiều chính sách tàn bạo, thâm độc nhằm xóa bỏ truyền thống văn hóa dân tộc ta như: xóa tên nước, chia thành quận huyện, xây dựng thành lũy đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, vơ vét sức người, sức của, phá hủy hết những cơng trình văn hóa lớn. Dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Trãi và Lê Lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, mở ra thời kỳ mới thời kỳ phục hưng văn hóa lần thứ 2.
Từ 1428 đến cuối thế kỷ XV, nhà Lê Sơ thực hiện nhiều chính sách tiến bộ nhằm khôi phục, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc, chế độ phong kiến Việt Nam phát triển lên giai đoạn cực thịnh. Nền độc lập dân tộc được củng cố vững chắc, chính trị ổn định, cơ cấu bộ máy nhà nước Trung ương tập quyền được kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngơi hồng đế, lấy Thăng Long làm kinh đô, khôi phục tên nước Đại Việt.
Các ngành nghề kinh tế nông nghiệp, thủ công, thương nghiệp phát triển mạnh mẽ, đời sống của nhân dân được nâng cao.
Trong nông nghiệp, thực hiện chia ruộng đất cho nhân dân theo chế độ quân điền (Từ quan nhất phẩm cho đến cô nhi, quả phụ ai cũng được chia ruộng đất tùy
</div>