Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 18 trang )

Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
KHÔNG DÙNG NƯỚC



===============================================================
e
3.1 KHÁI QUÁT
3.1.1 Định nghĩa và ưu khuyết điểm
Nhà vệ sinh không dùng nước hoặc hố xí khô (Waterless toilets/ Dry
sanitation) được hiểu là kiểu nhà vệ sinh mà sau khi sử dụng người ta không dùng
nước để dội rửa, có thể chỉ dùng vôi, tro bếp, tro cây, tro trấu hoặc đất bột để phủ
lên phân sau khi sử dụng. Loại nhà vệ sinh không dùng nước này thường áp dụng
cho các vùng nông thôn gặp khó khăn nguồn nước hoặc áp dụng cho vùng có tập
quán sử dụng phân và nước tiểu với mục đích làm phân bón cho cây trồng hoặc
dùng phân tươi để nuôi cá. Một số nơi, nhà vệ sinh được thiết kế để tách phân và
nước tiểu đi theo các đường dẫn khác nhau để xử lý. Ở hộc chứa phân, phân
người được trộn với các loại tro, đất và được các loại vi khuẩn và nấm phân hủy
trong điều kiện hiếu khí có sự tham gia của nhiệt độ, không khí và ẩm độ. Nhà vệ
sinh trên ao hồ hay cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long được xem là
nhà vệ sinh không dùng nước mặc dầu loại hố xí này được làm ở vùng đất ngập
nước thường xuyên. Hầu hết các loại nhà vệ sinh không dùng nước đều có mục
tiêu chính là lấy phân để ủ, có tên là hố xí ủ phân hoặc hố xí tự hoại (Composting
toilet) . Loại nhà vệ sinh không dùng nước có những ưu và nhược điểm sau.

Ưu điểm:
• Rẻ tiền, chi phí xây dựng rất thấp.
• Loại này thường đơn giản và dễ xây dựng.
• Tiết kiệm được nước.


• Không phải tốn công dùng nước để dội và rửa sau khi sử dụng.
• Có thể sử dụng phân và nước tiểu như một nguồn cung cấp phân bón hoặc
nuôi cá.
• Phù hợp cho vùng khó khăn nguồn nước, vùng nông thôn nghèo.
• Có thể sử dụng các vật liệu địa phương.

Nhược điểm:
• Loại này không phải là công trình vệ sinh tốt, có nhiều khả năng lây nhiễm
và phát tán các mầm bệnh cho cộng đồng.
• Ít nhiều có mùi hôi và ruồi nhặng.
• Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất.
• Khó sử dụng lâu dài, tuổi thọ công trình ngắn.
• Thiếu tính thẩm mỹ.
• Có thể sập sàn gây tai nạn cho người sử dụng nếu thiếu cẩn thận.

3.1.2. Ủ phân compost
Một cách đơn giản, compost được định nghĩa là một chất hỗn hợp từ các
chất thải thực vật phân hủy và chất thải người và gia súc, … có thể sử dụng bon
vào đất làm cho nó phì nhiêu hơn.


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
41
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

Ủ phân compost là một biện pháp kỹ thuật nhằm biến các chất thải hữu cơ dễ
phân hủy sinh học như phân người, phân gia súc, rơm rạ, cây cỏ, bùn, rác …
thành chất mùn chứa nhiều chất vô cơ có thể sử dụng trong nông nghiệp, thủy
sản và làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường.


Ưu điểm của việc ủ phân compost
• Giảm thiểu ô nhiễm cho nguồn nước, đất và không khí, các chất hữu cơ
biến đổi thành các chất vô cơ.
• Diệt các mầm bệnh nguy hiểm do trong quá trình phân hủy sinh học, nhiệt
độ trong hầm ủ gia tăng, có khi lên đến 60 °C làm tiêu hủy các trứng, ấu
trùng, vi khuẩn, virus trong chất thải. Phân sau khi ủ có thể được sử dụng
an toàn hơn phân tươi.
• Phân sau khi ủ compost trờ thành một chất mùn hữu ích cho nông nghiệp
như tăng độ phì nhiêu của đất giúp cây trồng hấp thu.
• Tăng độ ẩm cần thiết cho đất trồng, giảm thiểu sự rửa trôi khoáng chất do
các thành phần vô cơ không hòa tan trong phân ủ như NO
3
-
và PO
4
3-
.
• Giảm thể tích do trong quá trình ủ phân, sự mất hơi nước gia tăng do sự
gia tăng nhiệt, điều này khiến mẻ phân khô và ráo nước hơn. Phân có thể
tích nhỏ hơn sẽ giúp thuận lợi trong việc vận chuyển, thu gom và rải.

Nhược điểm của việc ủ phân compost
• Mặc dầu phần lớn vi khuẩn, virus bị tiêu diệt nhưng không phải hoàn toàn,
đặc biệt khi sự ủ compost không đồng đều về thời gian, phương pháp,
lượng ủ, …. Một số mầm bệnh vẫn tồn tại có thể gây nguy hiểm cho người
sử dụng.
• Thành phần phân ủ thường không ổn định về chất lượng do thành phần
nguyên liệu đưa vào không đồng đều.
• Phải tốn thêm công ủ và diện tích.
• Việc ủ phân thường ở dạng thủ công và lộ thiên tạo sự phản cảm về mỹ

quan và phát tán mùi hôi. Trong khi đó các loại phân hóa học như urê,
NKP,… gọn nhẹ, tương đối rẻ tiền, chất lượng đồng đều và "sạch hơn" gây
tâm lý thuận tiện cho việc sử dụng hơn phân ủ compost.

3.2 CÁC KIỂU HỐ XÍ KHÔ CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN
3.2.1 Hố xí thùng
Hố xí thùng (the bucket latrine) là tên gọi chung để chỉ cách thu gom chất
bài tiết người qua thùng, giỏ, xô, bô, rồi đem đi đổ nơi khác (có hoặc không xử
lý trước khi đổ nơi khác). Hố xí thùng được làm bằng gỗ, có nắp đậy. Nơi đổ
thường là các hố đào sẵn, các vùng nước hoặc được ủ làm phân bón. Xô thùng
sau khi đổ sẽ được khuấy rửa sạch và tái sử dụng. Đây là cách người xưa làm
trước khi có hệ thống thoát nước thải như hiện này. Tuy vậy, cách cổ điển này
vẫn còn nhiều nơi áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới ở các nước đang phát triển,
không chỉ cho trẻ con và người già mới được áp dụng cách này mà cả cho người
lớn (Hình 3.1, Hình 3.2). Có lẽ hố xí thùng là dạng rẻ tiền nhất và có tính cơ động
cao để thu gom chất bài tiết người. Ở Trung hoa xưa, loại hố xí thùng rất phổ
biến, được áp dụng từ cung vua quan đến người dân dã. Hố xí thùng thường làm
bằng gỗ, hoặc gốm tráng men, sau này làm bằng nhựa plastic. Hố xí 2 ngăn ở
miền Bắc phổ biến nhiều năm trước kia, cũng là một dạng hố xí thùng.

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
42
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn





















Hình 3.1: Hố xí thùng theo kiểu Marino, 1858 tại Copenhagen (trái) với thùng
đựng phân và nước tiểu riêng biệt như sơ họa ở hình (phải).
Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978





Hình 3.2: "Bô xi" dùng cho bé chính là một dạng hố xí thùng
(Nguồn: trích từ Ảnh vui Art Unlimited Amsterdam)

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
43
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.2.2 Hố ủ phân “Bốn trong Một” kiểu Tàu
Hố ủ phân “Bốn trong Một” kiểu Tàu (China “Four in One” composting) là

một cách thu gom phân để sử dụng làm phân bón đã được sử dụng hàng ngàn
năm nay ở Trung Hoa, có lúc phương pháp này đã được giới thiệu ở miền Bắc
Việt Nam trong nhiều năm trước đây. Bốn đối tượng thu gom để ủ ở đây là: (1)
chất bài tiết người; (2) phân gia súc (heo, bò); (3) đất và (4) rác.

Trong thập niên 50, khoảng 70% - 90% chất bài tiết người được thu gom sử dụng
làm phân bón và hằng năm đạt được chừng 300 triệu tấn (theo Dorozynski, 1975).
Đến nay, khoảng 1/3 phân bón sử dụng ở Trung Hoa là từ phân người và gia súc.
Ở các vùng nông thôn Trung Hoa, như vùng Quảng Châu, người ta dễ dàng bắt
gặp hình ảnh những con heo được nuôi thả ở dưới các bãi thu gom chất bài tiết
người như minh hoạ mô tả ở Hình 3.3. Phân ủ được vận chuyển bằng gánh hoặc
xe ba bánh. Theo tài liệu của Uno Winglad, lúc phong trào tập thể hóa rầm rộ năm
1956 tại Quảng Châu, Trung quốc, mỗi đêm có chừng 15.000 xã viên vùng nông
thôn tràn lên thành phố để thu gom phân người và đem về làng. Sự rơi vãi trong
quá trình vận chuyển đã gây tình trạng mất vệ sinh trên đường phố. Theo trị giá
phân bán ở Quảng Châu năm 1975, giá của đất phân (nightsoil) vào khoảng 3,40
đến 5,80 Nhân dân tệ tùy theo thành phần nước chứa trong phân (Mức lương một
người bình thường vào thời điểm này khoảng 60 - 70 Nhân dân tệ mỗi tháng).

Hình 3.3: Minh họa một hố ủ phân "4 trong 1" kiểu Tàu
(Nguồn: Uno Winglad, 1978)

Loại hố ủ phân này tuy tận dụng được phân, rác, … nhưng không nên khuyến cáo
sử dụng vì nó không được đánh giá cáo về mặt vệ sinh và thẩm mỹ, mùi hôi từ
phân, rác khá nặng, vi khuẩn, giun móc từ phân có thể sống ký sinh trong heo. Về
phương diện ủ phân, lượng đạm trong phân sẽ bị thất thoát ít nhiều do bay hơi
vào không khí (xem thêm cách ủ phân ở chương 5).


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC

44
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.2.3 Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam
Hố xí ủ phân 2 ngăn kiểu Việt Nam (The Vietnamese double-vault
composting latrine, gọi tắt là DVC) loại hố xí này được Bộ Y tế phổ biến trong một
chiến dịch rộng rãi từ năm 1956 ở miền Bắc Việt Nam. Loại hố xí 2 ngăn được
thiết kế để phân và nước tiểu thu gom riêng rẽ. Loại này đuợc xem là loại hố xí
khô, yếm khí, không dùng nước hoàn toàn (Hình 3.4, Hình 3.5).



Hình 3.4: Hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam (Hình cắt phối cảnh, trái),
Hình 3.5: Hố xi kiểu này được áp dụng ở Mexico (phải)
(Nguồn: và


Diện tích thông thường cho một nhà vệ sinh loại này khoảng 1,8 – 2,0 m
2
, được
xây bằng gạch nung thô, xây theo kiểu hộc cao chừng 0,8 m, có vách ngăn thành
2 hộc liền kề với nhau, mỗi hộc có dung tích khoảng 0,3 m
3
. Người sử dụng có thể
tham khảo kích thước hộc chứa phân ở bảng 3.1. Phía trên nắp hộc (xây bằng
dale bê-tông) bố trí 2 bệ ngồi xổm đối xứng với nhau. Phân được xả trực tiệp vào
hộc. Lỗ nhận phân được đậy bằng một cái nắp đậy có cán dài. Giữa 2 bệ xổm là
một rãng dẫn nước tiểu thoát ra ngoài và gom vào một các chậu hoặc bô sành. Ở
mỗi hộc có tấm cửa gỗ để đóng mở hộc chứa phân. Nền hộc có thể xây bằng
gạch, bê-tông hoặc đất nện. Hộc được xây cao ít nhất khỏi mặt đất là 10 cm để

ngăn nước ngập hoặc nước mưa tràn vào bên trong hộc.

Nhà vệ sinh được xây xa nơi chỗ ở hoặc nguồn nước tối thiểu 10 mét. Loại hố xí
2 ngăn này cũng được che chắn bằng các vật liệu xây dựng địa phương như tre,
cây, tranh, lá, Trước khi gom chất bài tiết, nền hộc được rải bằng một lớp đất
bột, vôi bột hoặc tro cây nhằm rút nước phân và ngăn việc thấm ướt nước ngập,
hạn chế mùi và ruồi nhặng. Sau mỗi lần sử dụng, người ta đổ phủ lên phân một
lớp tro hoặc đất bột (Hình 3.6).





Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
45
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

Bảng 3.1: Kích thước chọn lựa cho hố xí 2 ngăn
Qui mô gia đình

Chu kỳ lấy phân
4 - 7 người
Rộng x Dài x Sâu
(kích thước bằng m)
8 - 12 người
Rộng x Dài x Sâu
(kích thước bằng m)

4 tháng




6 tháng



12 tháng
2.4 x 1.0 x 0.6
2.2 x 1.0 x 0.7
1.8 x 1.0 x 0.8

2.6 x 1.2 x 0.7
2.2 x 1.2 x 0.8
1.8 x 1.2 x 1.0

2.6 x 1.4 x 0.8
2.2 x 1.4 x 1.0
2.0 x 1.2 x 1.2

2.8 x 1.0 x 1.0
2.0 x 1.2 x 1.2
2.2 x 1.2 x 1.1

3.0 x 1.2 x 1.2
2.6 x 1.3 x 1.3
2.2 x 1.4 x 1.4

3.0 x 1.4 x 1.4
3.0 x 1.3 x 1.5
2.8 x 1.3 x 1.6


(Nguồn: ENSIC, Bangkok, 1987)

































0,9 - 1,0 m
Cửa lấy phân
(0,25 x 0,3 m)
Xô nước tiểu
Sàn dốc
để thu
nước tiểu
Hộc đang
sử dụng
Tro cây
Phân
Trấu

Cát dày 0.3 m
Sạn sỏi 0.2 m
Nắp đậy
Hộc đã đầy
Đậy nắp
Chờ phân hoai
Ống thông hơi
Mái hố xí
0,7 - 0,8 m
0,9 - 1,0 m
1,80 - 2,0 m
Hình 3.6: Kết cấu hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
46
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

Mỗi hố xí 2 ngăn này được 5 – 10 người sử dụng, người ta sử dụng một bên của
hố xí 2 ngăn, phía bên kia đậy kín. Khi phía bên này đầy, khoảng sau 2 tháng thì
sử dụng hoặc bên kia và phân được cào rút ra khỏi bên này. Theo Bộ Y tế nước
Việt Nam Dân chủ Công hòa (1968), nhiệt độ bên trong hộc cao hơn nhiệt độ bên
ngoài khoảng 2 – 6 °C, riêng về mùa hè, khi nhiệt độ bên ngoài là 28 – 32 °C thì
nhiệt độ bên trong hộc ủ phân có thể đạt đến 50 °C. Để ngăn côn trùng phát triển,
chung quanh hố xí này người ta thường trồng cây sả (Citronella) và cây Acilepsis
squaros. Theo các viên chức của Bộ Y tế sau 45 ngày ủ phân có đậy kín trong
hộc “tất cả các vi khuẩn và virus trực khuẩn, trứng, ấu trùng và ký sinh trùng
đường ruột đều bị tiêu diệt và các chất hữu cơ độc hại đã trở thành khoáng chất”
(trích dẫn bởi McMicheal, 1976). Theo một báo cáo của Bộ Y tế, 1978, phân
người sau khi được ủ như vậy đã trở nên không còn mùi hôi và được sử dụng
như một loại phân bón rất tốt. Loại phân này khi dùng để bón ruộng đã gia tăng
năng suất cây trồng từ 10 – 25% nếu so sánh với phân tươi (không được ủ cho
hoai).

Theo Witold Ryberynski et al., (1978), loại hố xí 2 ngăn này đã được giới thiệu
trong cuốn sách “Health in the Third World” in năm 1976 và được tác giả là bà Dr.
Joan McMicheal, đánh giá cao về mặt vệ sinh môi trường cho các nước đang phát
triển. Kiểu hố xí 2 ngăn của Việt Nam đã được giới thiệu và áp dụng cho một số
quốc gia vùng Trung Mỹ như Mexico, Guatemala, … với một số cải tiến nhỏ.


Hình 3.7: Hình phối cảnh hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam
(Nguồn: Witold Ryberynski et al., 1978)


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
47
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

Tương tự như Hố xí 2 ngăn kiểu Việt Nam, ở các nước khác cũng có hình thức áp
dụng tương tự như hình sau:

3.2.4 Hố xí tự hoại do chủ nhà tự xây (Owner-built composting toilet)
Loại này là một kiểu nhà vệ sinh đơn giản được phổ biến rộng rãi ở nhiều
vùng nông thôn trên thế giới, do chủ nhà tự xây vì họ không có đủ khả năng tài
chính để trang bị một nhà vệ sinh tốt làm sẵn, có bán trên thị trường. Nông dân lợi
dụng khả năng phân hủy phân người tự nhiên ngay trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Ưu điểm của loại hố xí này là rẻ tiền mà vẫn có thể bảo đảm một khả năng xử lý
phân người tương đối vệ sinh và an toàn, gần như không dùng nước hoặc dùng
rât ít, quản lý đơn giản và ít hao năng lương, vận hành không mùi hôi và phân
người được tái sử dụng cho nông nghiệp.

Kết cấu kiểu hố xí này như hình 3.8, mái và vách có thể làm bằng bất kỳ vật liệu
nào kiếm được, chỉ có sàn nhà thì làm bằng bê-tông nhẹ, nhà xí cũng có 2 hộc
riêng biệt, khi sử dụng đầy hộc này sẽ được đóng kín, rồi sang hộc kia và chờ
cho hộc đầy phân tự phân hủy. Mỗi hộc có gắn 2 ống thông hơi đặt lệch vị trí
nhau, giữa 2 ống là một vách ngăn đặt chéo như hình 3.4 để ngăn cản mùi hôi tỏa
đến người sử dụng. Mỗi bên hộc có thể sử dụng khoảng 1 - 2 năm. Phân và nước
tiểu người thải xuống được lấp bằng các chất hữu cơ giàu carbon từ thực vật, dễ
phân hủy như mạc cưa, đôi khi là lá cây, bèo, cỏ, …


Hình 3.8: Hố xí tự hoại kiểu chủ nhà tự xây (hình cắt phối cảnh)
(Nguồn:


3.2.5 Hố xí tự hoại kiểu Guatemalan (Guatemalan composting toilet)
Loại này là một kiểu biến thể kiểu của Việt Nam, hố xí này tách riêng phân
và nước tiểu. Nước tiểu được thu gom qua một vách ngăn ở bệ ngồi, có ống dẫn
đi riêng và bể tiểu như hình 3.9 và được dẫn ra ngoài chứa trong một bình bằng
sành. Nước tiểu tách riêng do mau hoai hơn, chứa lượng đạm cao hơn và hạn

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
48
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

chế được tình trạng ướt và khai thối khi hòa chung với phân người. Bệ ngồi có thể
di chuyển được chứ không cố định như kiểu Việt Nam.


Hình 3.9: Hố xí tự hoại kiểu Guatemalan
(Nguồn:

3.2.6 Nhà xí tự hoại có đường dẫn (Batch composting toilets):
Kiểu này còn có tên gọi là Nhà xí Multrum (do một kỹ sư người Thụy Điển
thiết kế, ông Clivus Multrum - đọc là Clee-vus Mul-trum) (Hình 3.10 và 3.11). Theo
Multrum, một người bình thường sẽ thải ra 40 kg phân mỗi năm, nếu sử dụng
nước để dội thì sẽ làm ô nhiễm khoảng 25.000 lít nước hằng năm, do vậy ông
thiết kế ra loại toilet này nhằm tiết kiệm nước và sẽ có phân hoai tái sử dụng cho
bón cây. Nhà xí loại này đã được xây dựng ở Mỹ từ năm 1964.

Theo thiết kế nhà xí Multrum, phân và nước tiểu cùng thu gom vào một hộc chứa
2 đáy. Hầm dẫn và chứa phân được làm kín, dạng máng nghiêng có kích thước
mặt cắt khoảng 1 x 1 m
2
, dài chừng 3 m. Phân ủ hoai sau hơn 1 năm sẽ được lấy

ra qua một cửa ở hộc ủ. Nhiệt độ trong hộc ủ vừa đủ mát, không nên để quá
32°C. Phân sau khi ủ sẽ được chôn dưới đất hoặc bón cho các vườn cây cảnh.

Theo một báo cáo năm 1977 của Clivus Multrum tại Mỹ về kết quả phân tích dinh
dưỡng của phân ủ từ 7 nhà xí Multrum sau khi được sử dụng từ 4 đến 14 năm.
Phân ủ có trung bình 58% chất hữu cơ, trong đó 2,4% là nitrogen, 3,6 % là
phosphorous và 3,9% potassium. Thành phần này cao hơn các loại phân ủ từ các
chất bã đường cống thoát nước, hoặc phân rác ủ hoặc phân xanh. Độ tập trung
dinh dưỡng ở phân ủ nhà xí cũng được ghi nhận. Các độc chất kim loại tìm thấy ở
phân ủ loại này cũng thấp hơn mức an toàn cho phép. Nếu nhà xí Multrum được
quản lý tốt thì không có mùi hôi. Điều này cũng khích lệ cho những ai có ý muốn
sử dụng nhà xí tự hoại loại này nhằm hạn chế việc nhiễm phân cho nguồn nước,
nhất là nguồn nước uống. Kiểu nhà xí Multrum với các thay đổi cho rẻ tiền hơn
cũng đã được giới thiệu ở Philippines, Agrentina, Botsawana và Tanzania nhưng,
rất tiếc đã không thành công. Theo tường thuật của Winblad (1998) thì "Các nhà ủ
mà tôi đã đến xem ở Phi Châu thì hố ủ có mùi hôi khó chịu. Rắc rối là việc trộn

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
49
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

các chất bài tiết với các loại thực vật thì quá ướt và trong mùa khô không có đủ
cây lá để trộn ủ chung với phân người". Có lẽ một phần do quản lý kém và chưa
hiểu cơ chế phân hủy nên việc áp dụng còn hạn chế ở các nơi này: Có quá nhiều
chất lỏng trong phân sẽ tạo ra điều kiện yếm khí với việc tạo ra mùi hôi.


Hình 3.10: Hố xí kiểu Multrum
(Nguồn:





















Hình 3.11: Một kiểu hố xí Clivus Minimus cải tiến
(Nguồn: )

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
50
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn



Hình 3.12: Kỹ sư Clivus Multrum với kiểu hố xí do ông thiết kế
tại Tòa nhà Đại học Slippery Rock, Mỹ

(Source: The Humanure Handbook. Jenkins Publishing)

3.2.7 Hố xí lấy phân ủ bằng xe (
Wheelie-batch Composting Toilet):
Loại này có kết cấu bên trên cũng như các loại đã trình bày ở trên, chỉ có
phần dưới đáy chổ ngồi là một xe đẩy có 2 bánh như hình 3.13. Loại này phân và
nước tiểu cùng đổ xuống xe đẩy, đáy thùng xe là 1 lưới lọc đê phàn trên giữ phân
lại, còn nước tiểu và nước dịch từ phân thấm chảy xuống dưới và được rút ra
ngoài bằng một ống dẫn. Khi xe đầy thì thay bằng một xe mới.



















Hình 3.13: Hố xí lấy phân bằng xe
(Nguồn: )


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
51
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.2.8 Nhà vệ sinh kiểu trống quay
Điển hình loại là nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel (Carousel style
composting toilet) (Hình 3.14), phổ biến ở nhiều nơi vùng nông thôn Bắc Âu. Thay
vì chỉ có 2 hố chứa phân luân phiên, Carousel đã thiết kế 4 ngăn chứa hình tròn,
có tay gạt để xoay 90° cho mỗi khi ngăn chứa đã đầy phân. Trống quay được
quay bằng tay để trộn các thành phần trong phân, gồm chất bài tiết và các vật
chất chứa carbon như rêu than bùn. Đôi khi, trong mùa đông lạnh, người ta có
trang bị thêm điện để sưởi nóng phân ủ hoặc thêm ít nước ấm. Phân ủ được lấy
ra ngoài từ một nắp dưới trống quay. Phân đã hoai dùng để bón cây trồng.
Nguyên tắc ủ phân cũng như các loại trên.




Hình 3.14: Nhà vệ sinh tự hoại kiểu Carousel
(Nguồn: Ecological Sanitation, 1998)

3.2.9 Nhà vệ sinh dùng mặt trời
Nhà vệ sinh dùng mặt trời (Solar toilet) (Hình 3.15) được thiết kế với ngăn
chứa phân có thể phơi ra ánh nắng mặt trời với tấm gương trong suốt bên trên và
khung chưa phân được làm bằng sắt không rỉ. Năng lượng từ mặt trời sẽ cung
cấp nhiệt để hố ủ phân ấm lên tạo điều kiện cho phân dễ phân hủy.

Loại nhà vệ sinh này cũng nhận phân và nước tiểu gom chung và không sử dụng
nước để dội rửa. Nguyên tắc ủ phân cũng như các loại trên.



Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
52
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn


Hình 3.15: Nhà vệ sinh Mặt trời
(Nguồn: Ecological Sanitation, 1998)

3.3 CÁC KIỂU NHÀ XÍ KHÔ KHÔNG CÓ CHUYỂN VẬN PHÂN
3.3.1 Nhà xí trên sông hồ hay cầu tõm
Nhà xí trên sông hồ (the overhung latrine) hoặc cầu cá hoặc cầu tõm là một
loại cầu quen thuộc ở nhiều vùng nông thôn và vùng ven đô thị, đặc biệt là các nơi
có sông nước như ở Đồng bằng sông Cửu Long (Hình 3.16). Mặt dầu loại này
được xây dựng trên ao hồ nhưng cũng được tạm xem là hố xí khô vì chúng ta
không dùng nước để dội rửa sau khi đi vệ sinh. Loại cầu vệ sinh này được xây
dựng một cách đơn giản sau hông nhà mà phía dưới là các bãi sông ngập theo
thủy triều hoặc phía sau các ghe xuồng của các hộ gia đình sống trên sông rạch,
hoặc dạng một nhà tiêu dựng trên cọc, phía dười là ao hồ, hoặc bãi biển. Phân
thải ra được dòng nước theo thủy triều hoặc dòng chảy trên sông đem đi hoặc
pha loãng. Đây là loại hố xí được đánh giá thấp về mặt vệ sinh và mỹ quan. Nhiều
nơi, người dân nông thôn xem việc sử dụng phân thải để nuôi cá (cá vồ, cá trê, cá
trê phi, ) như một nguồn thu nhập phụ.

Chất thải từ cầu tiêu trên sông rạch là nguồn nguy cơ phát tán bệnh dịch và gây ô
nhiễm nguồn nước một cách đặc biệt. Theo các cơ quan vệ sinh phòng dịch,
những vùng quê có nhiều cầu tiêu trên sông thường là những nơi xảy ra dịch
bệnh liên quan đến nguồn nước nhiều nhất vì nguồn nước ở những nơi này được
dùng cho việc ăn uống, tắm rửa và giặt giũ áo quần.


Hình 3.17 là một đề xuất cải tiến hố xí trên ao nhằm có một cách bảo vệ nguồn
nước ít bị ô nhiễm hơn.

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
53
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn






















PHOTO: LÊ ANH TUẤN

Hình 3.16: Cầu cá phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long















Lưới
Nền đất khôn
g
thấm
Ống xả từ
túi cát ra sông
Cát
Sậy
Van 1 chiều
Ống lấy
nước từ
sông
Ốn
g

xả từ ao
Sông
Ao cá
Nhà xí
Đoạn xử lý
nước qua
cát và sậy
Hình 3.17: Đề xuất kiểu nhà xí trên ao cá cải tiến

Để giảm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước từ nhà xí trên ao cá, dọc theo chiều
dài (hoặc chiều rộng) của ao nơi đoạn tiếp giáp với nguồn nước ta đào một đoạn
rãnh dài và đổ cát vào rãnh (loại cát "đờ-mi") thành một dải cát (hoặc túi cát), đoạn
này càng dài và rộng thì càng tốt, nên cố gắng trên 2 - 3 mét. Phía trên đoạn cát
ta lấp đất sét thịt và trồng sậy trên đó với mật độ ít nhất khoảng 25 cây/m
2
(hoặc
cỏ Vetiver: loại cỏ này có khả năng chống xói lở cao). Nối 2 đoạn ống xả từ ao ra
sông, ống tiếp giáp với ao đặt ở đáy dải cát, đoạn ống từ dải cát ra sông đặt ở đầu
trên của dải cát. Đây là kiểu lọc nước bẩn qua đất cưỡng bức khi mực nước trong
ao cao hơn mực nước sông. Ống lấy nước từ sông vào ao thì đặt cao hơn dải cát
và đoạn ống phía ao có bố trí van 1 chiều nhằm chỉ cho nước từ sông vào ao mà
không có chiều chảy ngược lại.

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
54
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.3.2 Hố xí cạn
Hố xí cạn (the feuillée) chỉ là một hố đào nông xuống mặt đất khoảng nửa
mét, phía trên có đậy sơ bằng cây gỗ, sàn tre, đôi khi đơn giản chỉ là 2 lóng cây

bắt song song (Hình 3.17). Chung quanh hố được che chắn sơ sài. Loại hố xí
này thường có ở các vùng nông thôn xa, vùng núi, vùng khan hiếm nguồn nước.
Sau mỗi lần đi thải, người ta phủ nhẹ lên phân một lớp đất. Sau một thời gian,
khoảng vài tuần đến 1-2 tháng thì hố đầy, người ta lấp kín bằng đất và che đậy
bằng một tấm chắn bất kỳ nào họ kiếm được như một tấm nylon, một tấm phên
hoặc một vĩ sắt phế thải để chó mèo và các động vật khác không đào bới và
người khác lưu ý tránh trúng đào chỗ này.

Loại hố xí cạn này, thoạt tiên có vẻ vệ sinh hơn loại cầu tiêu trên sông nhưng thật
sự cũng là nguồn gây ô nhiễm đất và nhiễm bệnh từ các loại ruồi nhặng và giun
móc tồn tại rất lâu trong đất. Hố xí cạn chỉ nên sử dụng trong các trường hợp khẩn
cấp và tạm thời cho việc bài tiết.

Lưu ý: Cẩn thận đối với cây đỡ trên miệng hố, trong điều kiện này, cây rất dễ bị
mục và gãy, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng !!!

Phần đất đậy
(có khung đỡ)
Phần khung
bao che























Phần hố
đào cạn








Hình 3.17: Các phần "lắp ghép" của một hố xí cạn

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
55
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.3.3 Hố xí đào chìm
Hố xí đào chìm (The pit latrine) cũng là một dạng hố đào dưới đất nhưng

sâu hơn hố xí cạn, áp dụng cho các vùng đất cao, thấm nước tốt, thường là nền
đất cát. Đáy hố chứa phân nên cao hơn mực nước ngầm ít nhất 3 m đế tránh ô
nhiễm tầng nước ngầm (theo Wager & Lanoix, 1958). Hố đào có kích thước vào
khoảng 1,0 x 1,0 m, có vách xây bằng gạch chống càng tốt, chung quanh rải một
lớp sạn sỏi khoảng 1/3 chiều cao hố đào từ đáy để dễ thấm (Hình 3.18, 3.19).
Chiều sâu của hố chứa phân không nên đào sâu quá 4 m để dễ xây dựng và
tránh hiện tượng sụp hố. Diện tích mặt đất cần thiết cho loại hố xí đào chìm
khoảng 2,0 m x 2,0 m.


Nhà
vệ sinh
1,2 m
3,5 m
1 m
1 m
Hố đào
Sạn sỏi
Cát
A - A
A
A
mực nước ngầm
> 3 m



















Hình 3.18: Hố xí đào chìm ngồi xốm đơn giản



Hình 3.19: Một kiểu hố xí đào chìm cải tiến (có ống thông hơi, bệ ngồi bệt)
(Nguồn:)

Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
56
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn

3.3.4. Hố xí đào chìm kiểu ROEC
Hố xí đào chìm kiểu ROEC (Reid's Odourless Earth Closet) là loại hố xí đào
chìm có khóa bằng đất để ngăn mùi hôi do Ried đề xuất phổ biến ở Nam Phi vào
thập niên 1940 (Hình 3.20 và 3.21), gồm một hố đào khá lớn có kích thước bề mặt
chừng 1,0 m x 2,0 m và ít nhất 3,0 m theo chiều sâu, che đậy bằng một tấm bê
tông phía trên. Chung quanh hầm chứa nên có đá, sỏi được nện chặt vào đất. Bệ
ngồi làm bằng gỗ, vữa vôi hoặc xi-măng, đặt phía một bên với hầm chứa. Phân và

giấy vệ sinh được dẫn xuống hầm chứa qua một ống máng nghiêng hình loa,
đường kính lỗ xả vào khoảng 75 mm. Không cần dùng tấm đậy phía trên bệ ngồi.
Nhà xí này có thể gắn vào nhà ở, riêng hầm chứa thì để phía bên ngoài.

Phân và dịch phân bị thấm rút vào đất trong hầm chứa. Hầm chứa đầy một cách
từ từ. Không khí bị hút xuống hầm chứa qua ống máng vào thoát ra ngoài bằng
ống thông hơi. Phía trên hầm chứa là một tấm dale nằm nghiêng với độ dốc
hướng vào khoảng 80 - 100 mm cho mỗi mét chiều sâu. Tâm đậy phải được đậy
kín hơi bằng cách trét vôi vữa. Khi hầm đầy thì mở tấm đậy để lấy phân đã hoai.
Loại nhà xí đào chìm kiểu ROEC với kích thước trên phù hợp cho khoảng 5 - 6
người sử dụng và có thể có tuổi thọ đến 20 năm.


Khí
thoát
Không
khí
Ống máng
nghiêng
Nện sỏi, đá
chung quanh
75 mm
0,6 m
Hầm chứa
(1 x 2 x 3,5) m
3

Cửa thông gió
Bệ ngồi
Tấm dale đậy

Độ dốc 1:5 ÷ 1:3
Trét vôi cho kín
Ống thông hơi


























Hình 3.20: Mắt cắt ngang hố xí đào chìm kiểu ROEC



Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
57
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn



Ống thông hơi
Bệ ngồi
Nhà xí
Quai xách
Ống máng
nghiêng
Tấm đậy
Hầm chứa
1 m
2m
≥ 3 m




















Hình 3.21: Phối cảnh hố xí đào chìm kiểu ROEC


Chương 3: NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN KHÔNG DÙNG NƯỚC
58

×