Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Từ thực trạng thu Thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.34 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>“Từ thực trạng thu Thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay, chobiết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về</b></i>

<i><b>Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam”</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

MỞ ĐẦU...1

NỘI DUNG...1

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT...1

1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt...1

2. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt...1

3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt………...1

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM...2

1. Thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc biệt...2

2. Kết quả đạt được trong quá trình thu thuế tiêu thụ đặc biệt...2

3. Hạn chế, vướng mắc trong quá trình thu thuế tiêu thụ đặc biệt...3

CHƯƠNG III. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM...4

1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam...4

2. Các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam...5

2.2.1 Hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt...5

2.2.1.1 Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...5

2.2.1.2 Hoàn thiện các quy định về phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt...8

2.2.1.3 Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt...9

2.2.1.4 Hoàn thiện quy định về giảm thuế, miễn thuế...9

2.2.2 Tăng cường công tác quản lý, tổ chức thi hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt...10

KẾT LUẬN...12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa và thực trạng của pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay, việc nghiên cứu, đánh giá nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết và có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam đã gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia diễn đàn kinh tế ASEAN (AEC) đã tác động không nhỏ đến thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, trong phạm vi bài tiểu luận này, em xin làm

<i><b>rõ đề số 04: “Từ thực trạng thu Thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay, cho biết các đề xuất,</b></i>

<i><b>kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam”.</b></i>

<b>NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT</b>

<b>1. Khái niệm thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các quy phạm pháp luật mới chỉ liệt kê danh mục những hàng hóa, dịch vụ nằm trong đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà chưa có định nghĩa cụ thể nào về thuế tiêu thụ đặc biệt. Từ những đặc trưng về thuế và các quy định pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt, có thể rút ra khái niệm về thuế tiêu

<i>thụ đặc biệt như sau: “Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa,</i>

<i>dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăngnguồn thu cho ngân sách nhà nước”.</i>

<b>2. Đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu, do người tiêu dùng chịu nhưng thuế tiêu thụ đặc biệt cịn có một số đặc thù giúp ta phân biệt loại thuế này với các loại thuế gián thu khác.

<i><b>Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt có diện đánh thuế hẹp, chỉ tập trung điều tiết một số</b></i>

mặt hàng và dịch vụ nhất định được coi là cao cấp và khơng thiết yếu, Nhà nước khơng khuyến khích tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu.

<i><b>Thứ hai, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ</b></i>

và thường cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác nhằm hướng dẫn tiêu dùng hợp lí, điều tiết thu nhập của những đối tượng có sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ đặc biết, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

<i><b>Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc khâu</b></i>

nhập khẩu. Điều này có nghĩa, cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.

<b>3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

<i><b> Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần định hướng sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng</b></i>

xã hội: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ Nhà nước thực hiện chính sách quản lí đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ cùng loại sản xuất trong nước.

<i><b> Thứ hai, thuế tiêu thụ đặc biệt huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Thuế tiêu</b></i>

thụ đặc biệt là một trong những công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí.

<i><b> Thứ ba, điều tiết thu nhập của các đối tượng tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa thuộc đối</b></i>

tượng chịu thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Kết luận chương I:</b>

Chương I đã khái quát các vấn đề lý luận chung về thuế tiêu thụ đặc biệt một cách cơ bản nhất, qua đó trang bị một nền tảng lý luận vững chắc để đi vào phân tích thực trang thu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay.

<b>CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM</b>

<b>1. Thẩm quyền thu thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực thu thuế, xem xét và quyết định miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt gồm Bộ tài chính, Tổng cục thuế và các cơ quan thu.

Bộ tài chính và Tổng cục thuế chủ yếu chỉ tham gia với tư cách chủ thể quyền lực tiến hành xem xét, quyết định các trường hợp miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho đối tượng nộp thuế khi nhận được hồ sơ xin miễn, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.

Cơ quan thu thuế tiêu thụ đặc biệt gồm: Cơ quan thuế, hải quan, cơ quan tài chính tham gia vào các quan hệ pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt với tư cách là chủ thể quyền lực, có thẩm quyền hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thu nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng các chế tài khi cần thiết nhằm tăng cường kỉ luật tài chính trong lĩnh vực thu nộp thuế

<b>2. Kết quả đạt được trong quá trình thu thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

<i><b> Thứ nhất, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã hạn chế tiêu thụ một số sản phẩm, dịch vụ</b></i>

mà Nhà nước khơng khuyến khích và qua đó đã phát huy vai trị quan trọng trong việc góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong xã hội.

Ví dụ như ơ tơ dưới 9 chỗ ngồi chịu mức thuế suất cao theo dung tích xi lanh từ 45% -60%; du thuyền, tàu bay với mức thuế suất 30%; dịch vụ vũ trường 40%; nhóm hàng hóa có hại cho sức khỏe (thuốc lá điếu, xì gà với mức thuế suất 70%; rượu, bia các loại thuế suất từ 35% - 65...). Đối với mặt hàng ơtơ thời gian qua, ngồi việc điều tiết thu nhập của những người có thu nhập cao thì thuế tiêu thụ đặc biệt cũng có tác dụng trong việc góp phần hạn chế sử dụng xe du lịch, cá nhân trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật của hệ thống giao thông vận tải nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng kịp thời với tốc độ gia tăng của các phương tiện giao thơng. Do đó, ta có thể thấy rằng một trong những kết quả quan trọng mà việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt được đó là góp phần thiết thực và hiệu quả trong việc hình thành một xu thế tiêu dùng ngành mạng khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các mặt hàng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn.

<i><b> Thứ hai, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã góp phần tăng cường hội nhập kinh tế, quốc</b></i>

Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hiện nay, đất nước ta cũng gia nhập rất nhiều tổ chức thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Theo cam kết với WTO, đối với thương mại, chính sách thuế cần bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước, không trợ giá hàng xuất khẩu, đối với đầu tư không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong việc thành lập, hoạt động. Để thực hiện cam kết này, pháp luật đã quy định lộ trình từng nước tăng thuế đối với một mặt hàng như ô tô sản xuất trong nước, thuốc lá, bia hơi, rượu...trong Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về thuế năm 2014. Đồng thời, các quy định này đã được triển khai thực hiện hiệu quả trên thực tế. Điều đó đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc thực hiện cam kết hội nhập của Việt Nam.

<i><b> Thứ ba, thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã góp phần ổn định và tăng cường nguồn thu cho</b></i>

ngân sách nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Tỷ trọng thu ngân sách từ thuế tiêu thụ đặc biệt trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí ln ổn định trong những năm qua (tổng thu nội địa từ thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm tỷ trọng khoảng 11-12% tổng thu ngân sách nội địa). Đặc biệt trong bốn tháng đầu năm 2016, cục thuế TP.HCM cho biết thu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 24,14% và làloại thu có tỉ lệ tăng cao nhất trong ba loại thuế chính của khu vực kinh tế. (Thuế giá trị gia tăng tăng 18,02%, thuế thu nhập cá nhân tăng 16,59% so với cùng kỳ). Mỗi năm, thuế tiêu thụ đặc biệt nộp vào ngân sách khoảng 35.000 - 40.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các mặt hàng ơ tô, thuốc lá và rượu bia chiếm tỷ trọng lớn nhất.

<b>3. Hạn chế, vướng mắc trong quá trình thu thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

Trong thời gian qua, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta bên cạnh những thành tựu cũng đã bộc lộ nhiều bất cập, làm ảnh hưởng đến hiệu quả về số thu cũng như tính cơng bằng của hệ thống thuế.

<i><b> Thứ nhất, cơ chế kiểm tra, giám sát thu thuế tiêu thụ đặc biệt còn chưa hiệu quả dẫn</b></i>

đến hiện tượng gian lận, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trên thực tế cơ chế kiểm tra giám sát thu thuế tiêu thụ đặc biệt còn lỏng lẻo, xuất hiện nhiều trường hợp làm giả mạo hồ sơ ,kê khai thiếu trung thực, câu kết với cán bộ hải quan, cán bộ thuế nhân gian lận thuế tiêu thụ đặc biệt. Chẳng hạn như vụ án xuất “khống” bia và rượu qua cửa khẩu Cầu Treo - Hà Tĩnh dẫn đến hành vi chiếm đoạt hơn 12,65 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt được phát hiện từ ngày 12/9/2012.

<i><b> Thứ hai, việc thu thuế của các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ như cá nhân, hộ gia đình sản</b></i>

xuất hàng hóa, dịch vụ khơng hiệu quả ví dụ như đồ uống, nhất là rượu.

Hiện trên thị trường có một số lượng khơng nhỏ các loại rượu, thậm chí cả bia (nhất là bia hơi) được sản xuất rải rác tại các cơ sở nhỏ lẻ và nằm ngồi vịng kiểm soát của các cơ quan quản lý thuế tiêu thụ đặc biệt. Điều này không chỉ là nguyên nhân dẫn tới thất thu ngân sách nhà nước, mà về lâu dài, chúng sẽ làm cho mục tiêu đánh thuế tiêu thụ đặc biệt khơng thể đạt được. Xét về góc độ thực tiễn, việc quản lý các cơ sở sản xuất (thậm chí là khơng kinh doanh mà chỉ sản xuất phục vụ tiêu dùng) là các cá nhân, hộ gia đình hết sức khó khăn, do họ khơng thực hiện các nghĩa vụ khai thuế và nộp thuế. Đội ngũ nhân lực của các cơ quan quản lý thuế cịn mỏng, khơng thể tập trung quản lý các nhóm chủ thể này nếu họ không tự nguyện khai thuế. Do đó, thất thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khu vực sản xuất tư nhân nhỏ lẻ là đáng kể, mặc dù hiện nay chưa thống kê số liệu cụ thể được.

<i><b>Thứ ba, phương thức thu thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành còn chưa đa dạng, dẫn đến</b></i>

hạn chế hiệu quả tính thuế và gây khó khăn cho khâu kiểm tra, giám sát.

Theo quy định pháp luật hiện hành, việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thông qua phương thức khai thuế tại cơ sở sản xuất. Do đó, khi hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ trên thị trường do các cơ sở thương mại bán ra sẽ không phát sinh nghĩa vụ thuế tiêu thụ đặc biệt. Vì vậy, nếu các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra các cơ sở thương mại sẽ khơng có căn cứ và khơng thể biết được thuế tiêu thụ đặc biệt đã được thu đối với hàng hóa đó hay chưa, trong khi về bản chất, hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng thì phải được nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Do đó, tình trạng gian lận, trốn thuế tiêu thụ đặc biệt có thể dễ dàng hơn và đặc biệt khó quản lý đối với những hàng hóa do các cơ sở nhỏ lẻ là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh trực tiếp sản xuất bán ra. Ở nhiều nước trên thế giới, bằng chứng của việc hàng hóa đã nộp thuế tiêu thụ đặc biệt ở chỗ là có tem, vé dán trên bao bì, vỏ đựng của hàng hóa đó. Như vậy, nếu hàng hóa khơng được dán tem thì xem như chưa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và người đang kinh doanh hàng hóa đó phải nộp thuế và bị xử phạt theo quy định. Điều này sẽ góp phần tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật thuế của tất cả các khâu trong quá trình kinh doanh, từ sản xuất đến lưu thơng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Thứ tư, theo Nghị định 100/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN</b></i>

THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, LUẬT THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ LUẬT QUẢN LÝ THUẾ thì thuế tiêu thụ đặc biệt được tính dựa trên giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu (đầu mối) bán ra. Từ "bán ra" ở đây chính là giá bán lẻ được bán ra cho người tiêu dùng, không phải là giá bán ra cho các nhà nhập khẩu, phân phối. việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt của người dân theo giá bán lẻ đã khiến người dân phải chịu thiệt đơn, thiệt kép.

Ví dụ, nếu tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên 1 lít xăng theo giá bán bn là 10 đồng thì thuế tiêu thụ đặc biệt trên 1 lít xăng theo giá bán lẻ sẽ là 13 đồng. Như vậy, người dân tự nhiên phải chịu thêm 3 đồng cho 1 lít xăng, ngân sách cũng mất đi 3 đồng tiền thuế, còn doanh nghiệp kinh doanh nghiễm nhiên được bỏ túi 3 đồng. Đó là chưa nói, việc kinh doanh xăng dầu, điện nước lâu nay cịn rất nhiều vấn đề nhập nhèm, khơng minh bạch, chi phí đầu vào khơng được cơng khai, doanh nghiệp tính giá nào dân cũng phải chịu.

<i><b>Thứ năm, hạn chế về thanh tra, kiểm tra, xử lí các hành vi vi phạm về thuế. Công tác</b></i>

thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm và chưa phù hợp. Cơng tác phân tích, đánh giá hồ sơ khai thuế chưa sâu nên bỏ sót nhiều hành vi vi phạm có thể phát hiện ngay từ khâu kiểm tra thuế tại bàn. Công tác phối hợp để trao đổi thông tin giữa bộ phận thanh tra và kiểm tra, đặc biệt là với các chi cục thuế còn nhiều hạn chế. Thời gian tiến hành thu thập hồ sơ, phân tích tại trụ sở cơ quan thuế kéo dài, các bộ phận thanh tra, kiểm tra chưa đề xuất kịp thời với lãnh đạo Cục trong triển khai các biện pháp ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật thuế. Chính vì thế, kết quả khảo sát của VCCI cho thấy kiểm tra thuế vẫn là “gánh nặng” với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp phản ánh, trước đây trung bình hai năm mới bị kiểm tra một lần, nay mỗi năm bị kiểm tra một lần. Trong khi đó, hiện có quá nhiều cơ quan có quyền kiểm tra các vấn đề về thuế hoặc có tình trạng nhiều đồn thanh tra khơng tìm hiểu trước về doanh nghiệp nên không xác định được vấn đề nào là trọng tâm trọng điểm, đến doanh nghiệp mới giở từng tờ hóa đơn kiểm tra vừa mất thời gian vừa gây phiền hà cho cả hai phía.

<b>Kết luận chương II</b>

Chương II đã phân tích thực trạng thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta hiện nay, qua đó cũng thấy rõ được những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam. Thơng qua thực trạng đó, ta thấy rằng: mặc dù thu thuế tiêu thụ đặc biệt đã đạt được những thành quả nhất định, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện tại và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ những phân tích đó, em xin mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt ở chương tiếp theo.

<b>CHƯƠNG III. CÁC ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUYĐỊNH VỀ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM</b>

<b>1. Định hướng hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam</b>

Điều cần thiệt hiện nay là chúng ta phải từng bước xây dựng, triển khai, hoàn thiện Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó cần tuân thủ các yêu cầu mang tính chất định hướng sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><b> Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt trên cơ sở kế thừa có chọn lọc</b></i>

những quy định trong pháp luật hiện hành, đảm bảo phù hợp với thực tiễn và hệ thống luật của Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt cần đảm bảo tiếp thu những thành tựu của các đạo luật về thuế tiêu thụ đặc biệt trước đó, đồng thời có những điều chỉnh hợp lý khắc phục những hạn chế của pháp luật về tiêu thụ đặc biệt cũ. Việc ban hành pháp luật về tiêu thụ đặc biệt phải có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn để đảm bảo pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt luôn phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế, xã hội đất nước. Đồng thời, pháp luật cũng cần có tính tiên liệu được trước thực tế có thể xảy ra, tránh tình trạng luật mới được ban hành đã bị lỗi thời, nhất là trong điều kiện nền kinh tế, xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến nhanh chóng như hiện nay.

<i><b> Thứ hai, hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt và đảm bảo mục tiêu hướng dẫn</b></i>

tiêu dùng và điều tiết thu nhập, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Với diện đánh thuế hẹp, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ cần tập trung điều tiết một số hàng hóa, dịch vụ nhất định. Tùy theo quan điểm và chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ mà pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt cũng cần điều chỉnh và hồn thiện danh sách hàng hóa, dịch vụ chịu thuế cho phù hợp và kịp thời với sự thay đổi của thực tiễn và chính sách của Nhà nước. Có như vậy, việc ban hành và áp dụng luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới đảm bảo động viên một bộ phận thu nhập cho ngân sách nhà nước, đảm bảo được mục tiêu hướng dẫn điều tiết, sản xuất và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt theo định hướng của Nhà nước, hạn chế những xu hướng sản xuất hay tiêu dùng khơng có lợi cho nền kinh tế. Cơng bằng trong xã hội là điều mà bất kỳ quốc gia, dân tộc nào điều hướng tới. Với sự phát triển của kinh tế, xã hội, việc chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng cao, những người có mức sống cao thường sử dụng những mặt hàng xa xỉ hơn so với mức sống của người khác. Do vậy, pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt phải tiếp tục là công cụ điều tiết thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, thực hiện công bằng xã hội.

<i><b> Thứ ba, xây dựng, hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt đảm bảo tính minh bạch,</b></i>

rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành phải được đảm bảo thực thi nghiêm túc trong cuộc sống. Nếu các quy định thuế quá phức tạp, vượt quá trình, độ khả năng thực hiện của hệ thống thu, vượt quá khả năng hiểu biết của người nộp thuế thì khơng thể tránh khỏi tình trạng thất thu, lạm thu. Pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt thực hiện không nghiêm túc, khó kiểm tra, khó quản lý gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội trong điều kiện nước ta hiện nay khi ý thức chấp hành pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt cịn hạn chế, trình độ đội ngũ cán bộ thuế đã được nâng cao nhưng chưa hoàn toàn đáp ứng tốt so với yêu cầu, đặc biệt là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho cơng tác thu thuế cịn chưa đầy đủ, hiện đại, vì vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt phải đảm bảo được yêu cầu đơn giản dễ hiểu, dễ thực, hiện dễ kiểm tra, phù hợp với trình độ hiểu biế,t ý thức chấp hành và khả năng đóng góp của người dân, phù hợp với trình độ năng lực quản lý của bộ máy quản lý thu thuế, có như vậy, thuế tiêu thụ đặc biệt mới đảm bảo tính khả thi cao.

<b>2. Các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định về thuế tiêu thụ đặc biệt ởViệt Nam</b>

<b>2.2.1 Hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.2.1.1 Hoàn thiện các quy định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

<i><b> Thứ nhất, cần xem xét đưa ra khỏi danh mục đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt</b></i>

<i><b>một số hàng hóa khơng cịn phù hợp. Cụ thể là:</b></i>

- Mặt hàng xăng. Hiện nay, mặt hàng xăng cũng thuộc đối tượng hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%. Về nguyên tắc, giá bán lẻ xăng dầu được tính dứa trên cơ sở đảm bảo hài hịa lợi ích ba bên: Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Tuy vậy, thực tế hiện này khơng bao giờ chịu lỗ vì vậy Nhà nước ln thu đủ các thuế, phí đã định. Do đó, mỗi khi có biến động giá xăng dầu thì mọi thiệt thịi đều đẩy về phía người tiêu dùng.

Vì vậy, theo quan điểm của em, không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một mặt hàng thiết yếu như xăng bởi bản chất của thuế tiêu thụ đặc biệt là thu trên các mặt hàng khơng khuyến khích sử dụng, hàng xa xỉ như bia rượu, thuốc lá hoặc các mặt hàng có hại cho sức khỏe, cho mơi trường. Trong khi đó, về các yếu tố tác động xấu tới môi trường cần điều tiết tiêu dùng, nếu đánh giá ở khía cạnh này thì xăng đã là một đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Hơn thế nữa, xăng lại là loại nhiên liệu thiết yếu nhất phục vụ cho lưu thông, sản xuất, được sử dụng đại trà và quan trọng nhất là mọi sự biến động giá xăng đều tác động dây chuyền đến giá vận tải, giá cả hàng hóa. Do đó, cần nhìn nhận lại về mặt hàng xăng và vai trị của nó trong đời sống xã hội cũng như sản xuất kinh tế để áp dụng các loại thuế, phí một cách hợp lí.

- Mặt hàng điều hòa nhiệt độ. Trước đây máy điều hòa nhiệt độ là mặt hàng xa xỉ đối với mọi người dân, chỉ gia đình có thu nhập cao mới có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của người dân đã được nâng lên rất nhiều. Ở đô thị, tuyệt đại đa số người dân đã sử dụng máy điều hịa, gia đình có 2-3 máy điều hòa đã trở nên phổ biến. Còn ở nông thôn, tỷ lệ những người dân sử dụng máy điều hòa nhiệt độ cũng ngày càng tăng, máy điều hịa đã trở thành hàng hóa bình thường Vì vậy, theo quan điểm của em, vẫn giữ nguyên mặt hàng này trong đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là không phù hợp.

- Mặt hàng vàng mã, hàng mã. Việc thực hiện thu thuế đối với mặt hàng ngày rất khó khăn do thực tế mặt hàng ngày được sử dụng trong dân chúng, trong hộ gia đình, trong các làng nghề. Trong khi đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đánh ở kia sản xuất. Hơn nữa, việc không quy định rõ ràng thế nào là vàng mã, hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học cũng khiến việc áp dụng rất khó khăn, thậm chí khơng thể thu được thuế thế khi nguồn thu vừa không đáng kể khó thu. Vì vậy, theo quan điểm của cá nhân em, chúng ta nên đưa loại hàng hóa này ra khỏi danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Dịch vụ massage. Hiện nay massage - vật lý trị liệu cũng là một hoạt hình chăm sóc sức khỏe người dân. Hiện tại, có khơng ít cơ sở massage vật lý trị liệu rất nổi tiếng, góp phần khơng nhỏ trong việc chăm sóc sức khỏe người dân nhất là người già mắc một số bệnh cần phục hồi về cơ. Ở nhiều nơi, cơ sở massage cho người mù thực hiện chỉ có mục đích có việc làm, có thu nhập chính đáng và thu nhập của họ cũng thuộc loại thấp trong xã hội, vậy mà phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là khơng hợp lý. Vì vậy, theo quan điểm của cá nhân em, chúng ta nên bỏ dịch vụ này ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

<i><b> Thứ hai, cần nghiên cứu, bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ vào đối tượng chịu thuế</b></i>

<i><b>tiêu thụ đặc biệt.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Hiện nay, ở Trung Quốc thuế tiêu thụ (tương tự thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam) cũng được đánh vào các mặt hàng như mỹ phẩm, chăm sóc da, tóc, trang sức, và đá quý. Ở các nước trên thế giới, hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt so với nước ta khá rộng: thuế tiêu thụ đặc biệt của Hungari thu và 22 loại hàng hóa, Thụy Điển thu vào 19 nhóm hàng hó,a Indonesia thu thuế tiêu thụ đặc biệt với 37 hàng hóa. Chính vì thế, mở rộng thêm hàng hóa, dịch vụ trong diện đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước trong khu vực. Do đó, em xin mạnh dạn đề xuất, bổ sung một số nhóm hàng hóa dịch vụ sau đây vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. - Trong những năm gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng giá trị gia tăng với đài truyền hình, đài phát thanh và nhà mạng (Vinaphone, Mobifone, Viettel) tổ chức các cuộc thi bình chọn (Người mẫu Việt Nam, Thần tượng âm nhạc, Giọng Hát Việt, Vận động viên của năm, Dự đốn kết quả các trị chơi thi đấu thể thao...)để thu tiền của khách hàng tham gia qua hình thức nhắn tin với phí từ 5000 đồng đến 15000 đồng/ tin. Các tin nhắn bình thường khách hàng chỉ phải trả 300 - 350 đồng/tin. Nhà mạng thu tiền từ khách sau đó phân chia doanh thu theo hợp đồng hợp tác cho các đơn vị tổ chức thực.

Hiện tại, các nhà mạng chỉ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng mà không phải kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với các dịch vụ này do quy định hiện hành chưa quy định rõ kinh doanh đặt cược và trị chơi có thưởng có bao gồm dịch vụ nhắn tin có thưởng này. Tuy nhiên, theo quan điểm của em, bản chất nội dung tin nhắn dự thưởng này là đặt cược dự đốn bình chọn nhân vật hoặc trả giá sản phẩm và dự đoán số người tham gia, hơn nữa hoạt động này càng trở nên nở rộ. Do đó, để đảm bảo bình đẳng và các doanh nghiệp kinh doanh đặt cược khác theo em cần bổ sung nhắn dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Trò chơi điện tử trực tuyến và phi trực tuyến. Việc đưa trò chơi điện tử trực tuyến và phi trực tuyến vào diện áp thuế suất thuế tiêu thj đặc biệt dựa trên căn cứ về kinh tế và xã hội.

Về kinh tế, đây là dịch vụ kinh doanh có lãi cao, khoảng 50 - 60% doanh thu. Theo hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa), năm 2010, Việt Nam có khoảng 80 cơng ty kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến với số khách trung bình 20.000 người một cơng ty. Theo báo cáo nghiên cứu của Niko Partners, năm 2015 các doanh nghiệp kinh doanh trị chơi điện tử của Việt Nam có thể tăng gấp đôi doanh số so với năm 2011, đứng đầu sáu nước Đông Nam Á (gồm Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam) có tổng doanh số năm 2011 khoảng 474 triệu đô la Mỹ.

Về xã hội, trị chơi điện tử trực tuyến có đối tượng sử dụng chủ yếu là học sinh, sinh viên, là dịch vụ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ, ảnh hưởng tới học tập, sinh hoạt và các vấn đề xã hội phức tạp khác. Với hình thức trị chơi là giải trí, về mặt quản lý của Nhà nước, ngoài những quy định quản lý về nội dung của các trị chơi chơi, cần có chính sách khác để góp phần định hướng tiêu dùng, Tránh để việc chơi điện tử quá nhiều ảnh hưởng tới học tập, sinh hoạt và các vấn đề xã hội khác. Do đó, em đề xuất bổ sung loại hình dịch vụ này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như đối với loại hình dịch vụ trị chơi điện tử có thưởng với mức thuế suất 30%.

<i><b>Thứ ba, các mặt hàng cao cấp, dịch vụ đắt tiền.</b></i>

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng nâng cao, do đó một bộ phận dân cư nhỏ có thu nhập rất cao có nhu cầu và khả năng sở hữu những “siêu hàng hóa”. Trong đó có thể kể tới như các loại điện thoại, đồng hồ cao cấp, mỹ phẩm, nước hoa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

các phụ kiện trang sức làm đẹp. Ví dụ cụ thể đầu tháng 12 năm 2013, 4 phiên bản điện thoại của Tag Heuer Meridiist thế hệ 2 đã giới thiệu tại Việt Nam, với giá niêm yết từ 130 đến 480 triệu đồng/ chiếc. Do đó, em xin đề xuất bổ sung các loại hàn hóa này vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%.

Ngoài ra, những dịch vụ làm đẹp đắt tiền khác để phục vụ cho một bộ phận nhỏ “tầng lớp thượng lưu” cũng rất phổ biến. Luât thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành có quy định áp dụng mức thuế suất 30% đối với dịch vụ kinh doanh mát - xa. Tuy nhiên, đối một dịch vụ khác đang nở rộ trong giai đoạn hiện nay là dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, với giá trị của mỗi lần sử dụng dịch vụ khơng hề nhỏ. Do đó, cần xem xét bổ sung dịch vụ này vào diện đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

<i><b>Thứ tư, nước ngọt có gas.</b></i>

Từ năm 2014, khi Bộ Tài chính đưa dự thảo sửa đổi luật thuế tiêu thụ đặc biệt, nước ngọt có ga đã được liệt vào danh sách những mặt hàng phải bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất 10%. Tuy nhiên, đề xuất này chưa được Quốc hội thông qua. Theo em, nên tiếp tục đề xuất đưa nước ngọt có ga vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết bởi hiện nay, nước ngọt có ga đã được các chuyên gia y tế cảnh báo là có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người nếu sử dụng hàng ngày hoặc quá mức như gây béo phì, mỡ máu, tiểu đường, bệnh gút, tăng nguy cơ ung thư... Do đó, việc định hướng thói quen tiêu dùng với sản phẩm này vì thế là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân. Hơn nữa, trên thế giới, một số quốc gia như Anh, Pháp, Hà Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ... đều đang áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt để định hướng tiêu dùng loại nước uống này. Lý do đánh thuế tại những quốc gia này là việc lo ngại sức khỏe của người dân khi sử dụng nước ngọt có ga. Thậm chí, tại pháp năm 2014, trước những cảnh báo về tác hại của nước ngọt có ga đối với sức khỏe con người, Thượng viện Pháp đã đề nghị tăng 4 lần thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với mặt hàng ngày từ mức 5,5% lên 20%, mục đích chính của việc này là làm giá đồ uống có ga đắt hơn, người sử dụng sẽ phải suy tính nhiều hơn khi quyết định mua, và nếu có mua thì số lượng cũng ít hơn. Hơn nữa, việc tăng thuế suất sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giảm các chi phí hỗ trợ điều trị bệnh béo phì và bệnh tim mạch. Do đó, theo em, việc đưa nước ngọt có ga vào danh mục chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết để đảm bảo sức khỏe người dân, qua đó giảm các chi phí bảo hiểm y tế đối với các bệnh do nước ngọt có gây ra.

<b>2.2.1.2 Hồn thiện các quy định về phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt</b>

Hiện nay, pháp luật chưa quy định rõ ràng về giá tính thuế đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu nhưng khơng đủ điều kiện áp dụng đối tượng không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay quy định hàng hóa xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi thỏa mãn các điều kiện nhất định. Nếu không thỏa mãn những điều kiện đó thì phải tính thuế tiêu thụ đặc biệt như tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, hiện chưa có quy định về giá tính thuế cho trường hợp này làm cho việc áp dụng không thống nhất ở các địa phương. Vì thế, theo quan điểm của em, cần thiết phải bổ sung quy định về giá tính thuế đối với trường hợp này.

Bên cạnh đó, theo quan điểm cá nhân em, nên thay đổi cách tính thuế đối với ô tô. Hiện nay chính phủ xác định xe hơi là mặt hàng xa xỉ đồng thời gây ô nhiễm mơi trường nên đánh thuế theo dung tích. Với quy luật chung, xe càng đắt tiền dung tích càng lớn, và lượng khí thải càng cao. Mục đích là tăng nguồn thu cho ngân sách từ thuế, kích thích tầng lớp trung lưu có cơ hội mua xe, hạn chế xe đắt tiền và bảo vệ môi trường. Cách đánh thuế này trước đây cũng được các nước sử dụng, nhưng hiện nay những nước châu Âu họ đánh

</div>

×