Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khám phá về mặt trăng tvdhst

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.46 KB, 2 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Tại sao Mặt Trăng lại đi theo chúng ta?

Những đêm trăng sáng, nếu vừa đi bộ vừa chú ý nhìn trăng, bạn sẽ thấy như chị Hằng đang đi theo bạn. Vì sao thế nhỉ?

Khi đi bộ, chúng ta không thể không chú ý tới mọi vật xung quanh. Nhưng tầm mắt của con người lại có giới hạn. Ta nhìn thấy những vật ở gần ta to hơn những vật ở xa mặc dù vật ở xa thì to hơn. Như khi ta ra biển, con tàu càng tiến gần về phía ta thì ta thấy nó càng to hơn.

Vì vậy, khi ta đang đi, mọi vật gần quanh ta trôi đi rất nhanh. Nhưng những vật ở xa thì trơi đi rất chậm và lâu mới ra khỏi tầm mắt. Mặt Trăng cách chúng ta rất xa, khoảng 384.400 ki – lô – mét nên chúng ta mới cảm thấy Mặt Trăng như đang đi theo đấy!

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Tại sao có lúc cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng xuất hiện?

Sáng nay đi học, em nhìn thấy cả Mặt Trời và Mặt trăng ở trên bầu trời. Có phải do chị Hằng ham chơi, khi ông Mặt trời đã thức giấc làm việc mà chị Hằng còn chưa tạm biệt các bạn nhỏ?

Không phải đâu nhé các em, thật ra Mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất và không ngừng xoay quanh Trái Đất, mỗi tháng một vòng. Trong nửa tháng, từ mùng Một tới ngày Rằm (Âm lịch). Mặt Trăng nằm ở phía đơng của Mặt Trời. Nên khi Mặt Trời lặn thì Mặt Trăng đã xuất hiện. Những ngày ấy, vào buổi chiều, chúng ta có thể nhìn thấy cả Mặt Trăng và Mặt Trời. Lúc này, người ta gọi Mặt Trăng là Trăng mới.

Từ ngày Rằm tới ngày mùng Một tháng sau, Mặt Trăng chuyển động về phía tây của Mặt Trời. Thời gian này Mặt Trời mọc thì Mặt trăng vẫn chưa lặn. Nên vào buổi sáng sớm, ta cũng nhìn thấy cả Mặt Trăng và Mặt Trời. Khi ấy, người ta gọi Mặt Trăng là Trăng tàn.

Sưu tầm

</div>

×