Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.75 MB, 230 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>HÀ NOI - 2021</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><small>Các kêt quả nêu trong Luận án chưa được công bô trong bât kỳ cơng trình</small>
<small>nào khác. Các sơ liệu trong Luận án là trung thực, có ngn gơc rõ ràng, được trích</small>
dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
<small>Tác giả Luan an</small>
<small>Đàm Quang Ngọc</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn - Trung tướng, PGS.TS. Trần Văn Độ. Thay đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi từ những ngày đầu tiên cho đến khi Luận án được hoàn thiện. Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo và cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo điều kiện cho tơi <small>trong q trình học tập, nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành</small> đến gia đình, bạn bè, cơ quan, tô chức, đồng nghiệp và các cá nhân đã luôn tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập, hồn thành và bảo vệ
<small>Luận án.</small>
<small>Tác giả Luận án</small>
<small>Đàm Quang Ngọc</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự CNCT : Chức năng công tố CQDT Co quan diéu tra CQCT Co quan cơng tơ TTHS 1 Tố tụng hình sự
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">PHAN TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU PHAN KET QUA NGHIEN CUU
Chương 1. Lich sử hình thành và lí luận về chức nang công tố
2.1. Khái quát chung về tổ tụng hình sự Việt Nam và Đức
2.2. Những điểm tương đồng về chức năng công tô trong pháp luật <small>tơ tụng hình sự Việt Nam và Đức</small>
2.3. Những điểm khác biệt về chức năng công tố trong pháp luật tố
<small>tụng hình sự Việt Nam và Đức</small>
2.4. Đánh giá tổng quan về sự tương đồng và khác biệt của chức
<small>năng cơng tơ trong pháp luật tơ tụng hình sự Đức và Việt Nam</small>
Kết luận Chương 2
Chương 3. Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả chức năng công <small>tô trong tơ tụng hình sự Việt Nam từ kinh nghiệm của Đức</small> 3.1. Yêu cầu của giải pháp nâng cao chất lượng chức năng cơng tố <small>trong tơ tụng hình sự Việt Nam</small>
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chức năng công tố trong tố tụng
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">GIÁ CÓ LIEN QUAN DEN DE TÀI LUẬN AN ĐÃ ĐƯỢC CƠNG BĨ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
CNCT là chức năng quan trọng trong TTHS, được Nhà nước sử dụng dé truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định là tội phạm, đưa họ ra trước Toa án dé xét xử. Thực hiện đúng đắn và hiệu quả chức năng này, cùng với chức năng xét xử của Tòa án, chức năng gỡ tội, khơng chỉ góp phần vào nhiệm vụ phịng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, mà còn bảo vệ quyền con người, nhất là quyên, lợi ích hợp pháp của người tham gia TTHS, góp phan xây dựng nén tư pháp dân chủ, hiệu <small>quả, vi con người.</small>
Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Hiến pháp) và BLTTHS năm 2015, CNCT được trao cho Viện kiểm sat’. Nói cách khác, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất thực hiện CNCT. Tuy nhiên, theo chúng tôi, thực tiễn thi hành BLTTHS lại chưa thé hiện đúng đắn quy định này. Thực tiễn cho thay còn nhiều điểm bắt cập, đặc biệt là về sự phân định các chức năng tố tụng trong BLTTHS, cần phải được sửa đôi, bô sung hướng đến mục tiêu ưu tiên tôn trọng va bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với luật pháp quốc tế. Những bat cập chủ yéu được ghi nhận từ góc độ nhận thức cũng như thực tiễn là: (i) Những quy định về chức năng, nhiệm vu, cơ chế làm việc của các cơ quan tiến hành tơ tụng van cịn bat hợp lí; chưa xác định rõ rang, cụ thé phạm vi, nội dung quyên công tố; chưa có sự phân định chính xác, hop lí giữa các chức năng cơ bản của tố tụng, dẫn đến việc quy định vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng chủ thể tố tụng và trình tự tiến hành các thủ tục tố tụng chưa phù hợp. Có những quyên thuộc chức năng buộc tội lại không được giao cho Viện kiểm sát là CQCT thực hiện; ngược lại, Tòa án (là cơ quan xét xử) lại được giao các quyền thuộc chức năng buộc tội trong quá trình xét xử; mối quan hệ giữa các chủ thé tố tụng khác nhau (chi đạo, phối hợp, chế ước),
<small>' Điều 107, Hiến pháp năm 2013; Điều 20 BLTTHS năm 2015;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">sát hoạt động tư pháp:...”.
Những vướng mắc, bất cập nêu trên đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả hoạt động tư pháp hình sự, đến kết quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, đến yêu cầu xây dựng một nén tư pháp dân chủ, công bang, ảnh hưởng đến quyền tố tụng của người bị buộc tội và đặc biệt là khơng tạo ra được cơ chế pháp lí hữu hiệu dé thúc day các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, Viện kiểm sát nói riêng tự hồn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
Mặt khác, một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Cải cách tư pháp thê hiện trong Nghị quyết số 49/NQ-TW (sau đây gọi là Nghị Quyết 49) ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 là “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyên và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tu pháp”. Ngoài ra, Nghị quyết 49 cũng nhẫn mạnh “?ăng cường trách nhiệm của công tô trong hoạt động điêu tra, thực hiện cơ chế công tô gắn với hoạt động diéu tra...”. Nam 2020, trên cơ sở tông kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 49, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận tiếp tục khăng định những quan
<small>? Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Dé án mơ hình tổ tụng hình sự, tr.2;</small>
<small>3 BLTTHS năm 2015 (cùng với Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2014) đã có nhiều sửa đồi, hoàn thiệnhon so với BLTTHS năm 2003 đối với chế định CNCT, cụ thể như bảo đảm sự phân định rõ ràng hơn về chứcnăng của các cơ quan tiền hành tố tụng: tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra, gan</small>
<small>công tô với hoạt động điều tra (quy định dé xác định trách nhiệm của Viện kiểm sát phải nắm bắt và quản ly day</small>
<small>đủ, kịp thời các thông tin về tội phạm, quy định cơ chế dé ràng buộc trách nhiệm của CQDT trong việc thực hiệncác yêu cầu, quyết định tố tụng của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo Viện kiểm sát thực hiện đầy đủ, hiệu quả</small>
<small>CNCT; quy định về quyền quyết định việc truy tô đối với tội phạm và người phạm tội - một trong những quyềnnăng trung tâm và quan trọng của CNCT). Do mới có hiệu lực thi hành (từ 01/01/2018), cho nên câu hỏi liệu</small>
<small>BLTTHS năm 2015 có thực sự khắc phục và khắc phục triệt để các vấn đề vướng mắc của BLTTHS năm 2003hay không đang được bỏ ngỏ. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến sự cần thiết nghiên cứu của Luận án vì:</small>
<small>(i) Luận án nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật TTHS thực định giữa Việt Nam va Duc, do đó, mặc dù</small>
<small>BLTTHS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành, nhưng trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hộitrong thời gian tới chưa đề nghị sửa đổi dự án luật này. Do đó, việc so sánh sẽ không bị ảnh hưởng và vẫn giữnguyên giá trị khoa học; (ii) các quốc gia, dù có những điểm tương đồng về mơ hình TTHS, thậm chí có những</small>
<small>điểm tương đồng xuất phát từ lịch sử thì các quy định về mơ hình tố tụng nói chung, về CNCT và sự vận hànhcủa chức năng này trong thực tiễn tố tụng cũng có những sự khác biệt. Mỗi quốc gia có những nét đặc thù riéng.</small>
<small>Duc là quoc gia được đánh giá cao vê su dân chủ va bảo vệ quyền con người trong TTHS, đồng thời quốc gia</small>
<small>này cũng vừa thực hiện cải cách tư pháp với nhiều đổi mới tiễn bộ, tích hợp nhiều yếu tố của mơ hình tố tụng</small>
<small>tranh tụng, do đó, nghiên cứu, so sánh chế định CNCT trong TTHS Đức và Việt Nam hứa hẹn nhiều giá trị khoa</small>
<small>học đối với Việt Nam - quốc gia đang thực hiện cải cách tư pháp, hướng đến nền tư pháp trong sạch, dân chủ,tiễn bộ, bảo vệ cơng lí, bảo vệ quyền con người.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">hướng Cải cách tư pháp nêu trong Nghị quyết, trong đó các định hướng cải cách
<small>CQCT được quan tâm, chú trọng.</small>
Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết các quốc gia đều ghi nhận sự đan xen trong mơ hình tố tụng nói chung và trong quy định về chức năng (của cơ quan) công tô nói riêng”. Ở Đức, cơng cuộc cải cách tư pháp bước đầu đã ghi nhận những thành công khi các ưu điểm của mơ hình tổ tụng tranh tụng về tính cơng bằng, dân chủ và đặc biệt là bảo vệ quyền con nØười dần được thừa nhận trong
cả nghiên cứu khoa học và luật pháp”. Ngoài ra, hệ thống CQCT của Đức được các nhà nghiên cứu so sánh thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau (truyền thống luật châu âu lục địa, truyền thống thông luật) đánh giá cao về tính khách
<small>` ^ ^ 6quan va cong tam .</small>
Ở Việt Nam, van dé CNCT, mơ hình tổ chức va quyền hạn của Viện kiêm sát rất được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mục tiêu xây dựng nền tư pháp dân chủ, công bang được Dang và Nhà nước thúc đây. Do vậy, so sánh, học tập kinh nghiệm của Đức về cải cách tư pháp nói chung, cải cách đối với CQCT nói riêng đối với thực tiễn TTHS Việt Nam là rất cần thiết.
<small>* Timothy Waters, “A comparison of the inquisitorial and adversarial systems, xem trực tuyến tại trang thông tin</small>
<small>điện tử cua Bộ tư pháp New Zealand, </small>
<small> truy cập ngày 23/10/2014; Xem thêm các bai viết:</small>
<small>Jehle, Jörg-Martin, (2000), "Prosecution in Europe: Varying structures, convergent trends." European Journal onCriminal Policy and Research, Vol8/1, p. 27-42; Brants, Chrisje, and Allard Ringnalda, (2011), "Issues ofConvergence: Inquisitorial Prosecution in England and Wales, Wolff Legal Publishers”; Ringnalda, Allard,(2014), "Procedural Tradition and the Convergence of Criminal Procedure Systems: The Case of theInvestigation and Disclosure of Evidence in Scotland." American Journal of Comparative Law, Vol62/4, </small>
<small>” Xem Ma, Yue, (2002) “Prosecutorial discretion and plea bargaining in the United States, France,</small>
<small>Germany, and Italy: A comparative perspective”, International Criminal Justice Review, Vol12/1, p. 22-52;Albrecht, Hans-Jörg, (2000), Criminal prosecution: Developments, trends and open questions in the FederalRepublic of Germany, European Journal of Crime Criminal Law and Criminal Justice, Vol8/3, p.245-256;Ekaterina Trendafilova, Werner Roth, (2008), Report on the public prosecution service in Germany, introng sach “Promoting prosecutorial accountability, independence and effectiveness”, Open SocietyInstitute Sofia, p.233-235;</small>
<small>° Boyne, Shawn Marie, (2011), The German prosecution service: Guardians of the Law, Springer, p. 21 và cáctrang tiép theo;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">hình sự Việt Nam và Đức” sẽ là cơng trình nghiên cứu tồn diện về chức năng quan trong này trong TTHS từ góc độ so sánh, có giá trị lí luận và thực tiễn sâu
<small>sac, đáp ứng yêu câu cai cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu</small>
<small>Mục đích nghiên cứu của Luận an là từ việc nghiên cứu, so sánh pháp luật</small>
về CNCT trong TTHS Việt Nam và Đức, đánh giá tổng quan về sự tương đồng và khác biệt về chức năng này theo quy định pháp luật hiện hành trong TTHS Việt Nam và Đức. Qua đó, Luận án đề xuất những giải pháp hoàn thiện và nâng <small>cao hiệu quả CNCT trong mơ hình TTHS Việt Nam.</small>
Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, Luận án phải giải quyết những <small>nhiệm vụ cụ thê sau:</small>
- Nghiên cứu lí luận chung về CNCT như khái niệm CNCT, đối tượng của CNCT, chủ thé, nội dung và phạm vi của CNCT; mỗi quan hệ giữa CNCT với
chức năng xét xử của Tòa án, chức năng bào chữa, chức năng điều tra của CQDT và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp;
<small>- Nghiên cứu CNCT trong pháp luật TTHS Đức và Việt Nam, so sánh</small> pháp luật thực định của hai quốc gia về chức năng này; đồng thời đưa ra đánh giá tổng quan về sự tương đồng và khác biệt giữa hai quốc gia, trên cơ sở đó rút ra bài học, kinh nghiệm đối với nước ta;
- Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về CNCT, giải pháp nâng cao <small>hiệu quả thực hiện chức năng này trong TTHS Việt Nam.</small>
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của Luận án là những van đề lí luận về CNCT; pháp luật TTHS của Việt Nam và Đức về CNCT.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Nam. Tuy nhiên, do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên Luận án tập trung vào những vấn đề sau:
+ Nghiên cứu khái niệm, đối tượng, chủ thể, nội dung và phạm vi của CNCT với vai trò là chức năng gan liền với chủ thé trong TTHS;
+ Đối với pháp luật Việt Nam về CNCT, tập trung nghiên cứu BLTTHS
<small>năm 2015 là Bộ luật đang có hiệu lực thi hành; ngồi ra, nghiên cứu các quy</small>
định có liên quan trong Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân
<small>dân năm 2014;</small>
+ Đối với pháp luật Đức về CNCT, tập trung nghiên cứu Hiến pháp năm 1949, BLTTHS năm 1987, sửa đổi, b6 sung năm 2014, Luật Tổ chức Tòa án năm 1975, sửa đơi, bố sung năm 2019”:
+ Trong q trình nghiên cứu, thực hiện một số phân tích, đánh giá về thực tiễn thực hiện CNCT ở Việt Nam.
<small>- Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện CNCT, Luận án tập</small>
trung nghiên cứu giải pháp hoàn thiện qui định của pháp luật TTHS về CNCT, nghiên cứu thành lập Viện Cơng tó.
4. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết
<small>- Quan điêm của Dang và Nhà nước ta vê nhà nước và pháp luật, vê cải</small>
<small>cách tư pháp ở nước ta hiện nay.</small>
<small>- Lí thut vê chức nang tơ tụng, mơ hình TTHS và sự vận hành của cácchức năng tơ tụng trong các mơ hình tơ tụng, đặc biệt là sự vận hành, vi trí củaCNCT trong TTHS.</small>
<small>7 Luật Té chức Tòa án Đức [Court Constitution Act], bản tiếng anh xem trực tuyến tại Công thông tin điện tử</small>
<small>Công báo của Duc _ truy cập ngày20/4/2015;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- Lí thuyết về luật so sánh.
<small>4.2. Câu hỏi nghiên cứu</small>
<small>Luận án được thực hiện với các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyêt nghiên</small>
<small>cứu như sau:</small>
- CNCT nhìn từ góc độ lịch sử hình thành và thuyết chức năng luận là gì? Mối quan hệ giữa CNCT và chức năng khác trong TTHS nói chung, mối quan hệ giữa CNCT với chức năng kiểm soát hoạt động tư pháp, chức năng điều tra như thế nào?
- Với khái niệm CNCT theo thuyết chức năng luận đã được xây dựng thì: Nội dung của CNCT? Chủ thê tơ tung nắm giữ CNCT? Ban chất của mỗi quan hệ giữa chủ thé giữ CNCT và chủ thé giữ chức năng điều tra, chức năng buộc tội
- Những yêu cau và giải pháp dé nâng cao hiệu quả của CNCT trong
<small>TTHS Việt Nam hiện nay từ kinh nghiệm của Đức.</small> 4.3. Giả thiết nghiên cứu
Viện kiểm sát - cơ quan duy nhất giữ CNCT đang được trao trách nhiệm rất lớn trong TTHS, tuy nhiên, những quy định cụ thé và pháp luật TTHS hiện hành chưa đảm bảo cơ chế thực chất để Viện kiểm sát thực hiện chức năng của <small>mình có hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu, củng cơ lí luận vê CNCTT và so sánh, học</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><small>5. Cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu</small>
<small>Phương pháp luận được sử dụng trong Luận án là chủ nghĩa duy vật biện</small>
chứng và lí luận về nhận thức của triết học Mac-Lénin; tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề Cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyên.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu trong Luận án gồm: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thông, phương pháp lich sử và phương pháp kết hợp lí luận với thực tiễn, cụ thé, nghiên cứu sinh sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong từng phần của Luận <small>án như sau:</small>
- Dé nghiên cứu có hiệu quả những vấn dé do đề tài đặt ra, Luận án sử dụng <small>phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây là</small> phương pháp chủ đạo xun suốt tồn bộ q trình nghiên cứu của luận án, dé đưa ra những nhận định, kết luận khoa học đảm tính khách quan, chân thực.
<small>- Luận án sử dụng các cách tiép cận liên ngành, đa ngành, nhat là lịch sử,so sánh, chính tri học dé giải quyêt cụ thê các van đê nghiên cứu.</small>
<small>- Tu phương pháp chung đó, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên</small> cứu cụ thé, đó là phương pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp phân tích, tong hợp; phương pháp luật học so sánh. Đề thực hiện có hiệu quả mục đích nghiên cứu, Luận án kết hợp chặt chẽ giữa các phương pháp trong suốt q trình nghiên
cứu của tồn bộ nội dung Luận án. Tuy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của
<small>từng chương, mục trong Luận án tác giả vận dụng, chú trọng các phương pháp</small>
khác nhau cho phù hợp. Cụ thể:
- Phan tổng quan tình hình nghiên cứu: tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước cũng như
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">- Chương 1, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp lich sử, phương pháp phân tích và tong hợp, phương pháp tiếp cận hệ thơng đa ngành, liên ngành (lich <small>sử, luật học, chính trị học, xã hội học...); phương pháp luật học so sánh đưa ra</small>
những van đề lí luận cơ bản về CNCT.
- Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp luật học so sánh, phân tích tong hợp, phương pháp lịch sử dé làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về CNCT trong pháp luật TTHS thực định của Duc và Việt Nam.
- Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả CNCT ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn
<small>hiện nay.</small>
6. Y nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của Luận án
<small>Luận án là cơng trình nghiên cứu so sánh đâu tiên, toàn diện vê CNCTtrong TTHS giữa Việt Nam và Đức - qc gia có mơ hình TTHS thiên vê thâmvân với nhiêu điêm tương đông và được đánh giá cao về sự dân chủ và bảo vệ</small>
<small>quyên con người.</small>
<small>Kêt quả nghiên cứu của Luận án góp phân bơ sung, hồn thiện lí luận vêCNCT với vai trò là chức năng của một thiệt chê được nhà nước ủy quyên va</small>
<small>dưới góc độ chức năng luận.</small>
Trên phương diện pháp luật, kết quả nghiên cứu, so sánh giữa pháp luật thực định của hai quốc gia và sự đánh giá, luận giải về tương đồng và khác biệt về CNCT giữa Việt Nam và Đức có ý nghĩa lí luận, nghiên cứu và thực tiễn cao. Các giải pháp, kinh nghiệm đối với Việt Nam về hoàn thiện pháp luật về CNCT và một số quy định có liên quan, về mơ hình CQCT ở nước ta có giá trị thực tiễn sâu sắc, góp phần nâng cao hiệu quả công tố trong TTHS ở nước ta, đồng thời
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trước hết cho công tác nghiên
<small>cứu, giảng dạy, tài liệu tham khảo quan trọng trong cơng tác xây dựng, hồn</small>
thiện pháp luật về CNCT nói riêng, hồn thiện pháp luật về TTHS nói chung.
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">PHAN TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU <small>1. Tinh hình nghiên cứu ở Việt Nam</small>
Cơng tơ khơng phải là khái niệm mới đối với pháp luật Việt Nam bởi, do nguyên nhân lịch sử, Việt Nam thuộc mô hình tố tụng thẩm van nên CNCT và cơ quan thực hiện chức năng này xuất hiện từ sớm. Qua thời gian tìm hiểu, tác giả nhận thấy, ở trong nước, vấn đề CNCT đã được đề cập trong một số cơng trình nghiên cứu với các cấp độ khác nhau. Tựu chung có thể chia làm hai nhóm: (i) các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về cơng tổ và (ii) các cơng trình <small>nghiên cứu có liên quan.</small>
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về cơng tố
Các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về cơng tố đã được công bố với số lượng nhiều và phong phú về nội dung, cấp độ. Trước tiên phải ké đến Luận án tiễn sĩ “Quyền công tố ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra được bản chất của quyền công tô trong hoạt động TTHS là “quyển của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, thực hiện sự buộc tội đối với người đó trước Tòa án.” Tác giả cho rằng nội dung của quyền cơng tố chính là sự buộc tội đối với người đã thực hiện tội phạm và thực hành quyền công tố là chức năng của Viện kiểm sát trong các giai đoạn tố tụng”.
Luận án được tác giả tiếp cận nghiên cứu theo hướng phân tích nội dung và thực trạng thực hành quyên công tố trong hai giai đoạn: giai đoạn điều tra vụ án hình sự và giai đoạn xét xử (bao gồm cả xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, giám đốc thấm và tái thâm). Tác giả phân tích số liệu thực tế của một số hoạt động tố tụng, qua đó cho thấy thành tựu đạt được cũng như những bất cập của
<small>việc thực hành quyên công tô của Viện kiêm sát.</small>
<small>Š Lê Thị Tuyết Hoa, (2002), “Quyền công tô ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp</small>
<small>luật, Hà Nội, tr.36;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Có thé thay, tác giả đã góp phần khơng nhỏ trong việc làm rõ khái niệm quyên công tố và thực hành quyền công tố - van đề được bàn luận sôi nổi trong
thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Luận án, xuất phát từ phạm vi của đề tài và hướng tiếp cận, đã không đi sâu nghiên cứu một số nội dung của CNCT: Mot la, CNCT trong giai đoạn truy tổ chưa được phân tích. Hai la, CNCT khơng được nghiên cứu trong sự so sánh với pháp luật TTHS nước ngồi, đặc biệt đối với quốc gia có nhiều điểm tương đồng về nguồn gốc và đặc điểm của mô hình TTHS. Do <small>đó, đây sẽ là mục đích và hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh.</small>
Một điểm đáng lưu ý là Luận án được bảo vệ năm 2002. Những nghiên cứu và kiến nghị của tác giả Lê Thị Tuyết Hoa dành cho BLTTHS năm 1988. Hiện nay, BLTTHS đã được sửa đổi 02 lần (2003 và 2015). BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018. Do vậy, nghiên cứu của Luận án đã phần nào suy giảm tính ứng dụng đối với thực tiễn TTHS và yêu cầu Cải cách tư pháp ở
<small>Việt Nam hiện nay.</small>
Đề án “Nghiên cứu việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện cong to” dé cap lịch sử ngành kiểm sát của nước ta qua các thời ki gắn liền với su ra đời của 4 bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, sửa đổi 2001. Dé án đã chỉ ra
những bất cập trong tô chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân như: một
thời kì khá dai CNCT và thực hành quyền công tố chưa được nhận thức đúng dan; Nghị quyết của Đảng về Cải cách tư pháp và BLTTHS năm 2003 quy định Viện kiểm sát được trao trách nhiệm rất lớn nhưng cơ chế và nhiều quy định pháp luật cụ thể lại chưa đảm bảo để Viện kiểm sát thực hiện được đầy đủ trách nhiệm này; cuối cùng, đội ngũ cán bộ kiểm sát mặc dù đã có sự trưởng thành, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, song so với yêu cầu Cải cách tư pháp, nhất là chủ trương xây dựng nền công tố mạnh địi hỏi phải mạnh hơn nữa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất trong sáng”.
<small>? Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Đề án “Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Viện công 16”, tri12;</small>
<small>Hiện nay, định hướng chuyên đôi Viện kiêm sát thành Viện Công tô đã ngừng, xem thêm Kết luận sô 79-KL/TW</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Cơng trình nghiên cứu “Mộ số vấn dé v tăng cường trách nhiệm công to trong hoạt động diéu tra, gắn công tô với hoạt động điều tra theo yêu cấu cải cách tr pháp” của nhóm tác giả Nguyễn Hải Phong, Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Tiến Sơn và Trần Hưng Bình. Đây là sách tham khảo được nhóm tác giả thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao biên soạn. Ngay trong lời nói đầu, các tác giả đã khang định “bát cứ nước nào trên thé giới cũng phải sử dụng quyền công tô để chống lại những hành vi gây nguy hại đến sự thong trị và những lợi ích cơ bản của giai cấp câm quyên và cũng là để duy trì trật tự pháp luật, trật tự xã hội, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân...”'". Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu về quyền công tố trong hoạt động điều tra. Do đó, ngồi việc cung cấp lý luận chung về hoạt động công tố, hoạt động điều tra, mỗi quan hệ giữa thực hành quyền công tô và kiểm sát điều tra, các tác giả phân tích chuyên sâu về mục tiêu tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gan công tô với hoạt động điều tra. Theo các tác giả, ban chất mối quan hệ giữa CODT và Viện kiểm sát là mỗi quan hệ “phối hợp, phân công và chế ước”. Các đặc điểm về đối tượng, nội dung, phạm vi của công tố được phân tích u'!. Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gan công tố với hoạt động điều tra theo
<small>yêu câu cải cách tư pháp.</small>
Trong cuốn sách Thực hành quyên công tô và kiểm sát các hoạt động tw pháp trong giai đoạn diéu tra của Lê Hữu Thé, Đỗ Văn Đương va Nông Xuân Trường, các tác giả cho răng, khái niệm quyền công tô phải được nghiên cứu xuất phát từ lịch sử nhà nước và pháp luật. Quyền công tố gắn liền với sự hình thành
<small>ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đồi mới tổ chức hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều</small>
<small>'° Nguyễn Hai Phong, Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Tiến Sơn và Trần Hưng Bình, (2014), “Một số van đề về tăngcường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tô với hoạt động điều tra theo yêu cầu cải cách tưpháp”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, tr.7;</small>
<small>` Nguyễn Hải Phong (chủ biên), “Một số van dé về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra,</small>
<small>gắn công tố với hoạt động điều tra theo yêu cau cải cách tư pháp”, tlđd, tr. 17-64;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20"><small>Nhà nước và cơ sở quyên công tô găn liên với sự nhân danh nhà nước (nhân danh</small>
cơng qun) chống lại hình thức vi phạm pháp luật nghiêm trọng (tội phạm).
Về cơ bản, các tác giả đã chỉ ra được bản chất của công tố là quyền lực công nhân danh nha nước. Cơ sở của cơng tơ là tội phạm và mục đích của cơng tố là nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nói cách khác, đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội '. Theo các tác giả, nội dung của quyền công tổ là sự buộc tội. Quyền công tổ chi phát sinh trong TTHS và phát sinh ngay khi tội phạm xảy ra, kết thúc khi bản án có hiệu lực, khơng bị kháng nghị ”.
Một cơng trình nghiên cứu chun sâu khác về CNCT là Luận án Phó tiến sỹ luật học của Khuất Văn Nga, bảo vệ năm 1993, “Vi tri, vai trò của Viện kiểm <small>sat nhân dan trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.</small>
Tác giả dành Chương 2 để nghiên cứu lí luận về chức năng và nguyên tắc tổ chức hoạt động đặc thù của Viện kiểm sát nhân dân. Theo tác giả, bản chất của quyên công tô là quyên được nhân danh nhà nước quyết định dua vụ án ra xét xử, xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. Qun cơng tơ là qun có tính chất riêng biệt của Nhà nước; giao qun đó cho cơ quan nhà nước nào thực hiện để có thể bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội một cách tốt nhất là việc làm xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể '` Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp lịch sử để luận giải về chức năng của Viện kiểm sát, gồm chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật và chức năng thực hành quyền cơng tố. Quan điểm của tác giả có những điểm hợp lí, một số điểm hợp lí nhưng chưa triệt để và những điểm chưa hợp lí. Nghiên cứu sinh sẽ tiếp thu, phát triển các quan điểm hop lí và đưa ra lập luận dé bàn luận về các quan điểm chưa hợp lí.
<small>'* Lê Hữu Thể (chủ biên), Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường, (2008), “Thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”, NXB Tư pháp, tr.37;</small>
<small>'3 Lê Hữu Thẻ (chủ biên), Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường, tlđd, tr.44;'* Lê Hữu Thẻ (chủ biên), Đỗ Văn Duong, Nông Xuân Trường, tlđd, tr. 46-50;</small>
<small>'S Khuất Văn Nga, (1993), “Vị trí, vai trị của viện kiểm sát nhân dân trong bộ máy Nhà nước CHXHCN ViệtNam”, Luận án PhóTiến sỹ luật học, tr. L3;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">Van đề lịch sử hình thành chức năng thực hành quyền cơng tơ được dé cập đến trong cuốn “Tổng kết 50 năm công tác thực hành quyên công to và kiểm sát xét xử hình sự của Viện kiểm sát nhân dân (1960-2010)” do Viện kiểm sát nhân dân tối cao biên soạn năm 2010. Có thể nói, đây là cơng trình có tính chất tổng kết và thơng tin, nên giá trị lí luận về bản chất, nội dung của CNCT không được đề cập sâu. Tuy nhiên, các tác giả đã chỉ ra bối cảnh lịch sử hình thành thiết chế công t6/kiém sát ở nước ta, quan điểm của Dang qua các thời kì về thiết chế cơng tố và chức năng của thiết chế này. Đây là những thông tin quý báu từ <small>phương pháp lịch sử mà nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu, phân tích trong Luận</small> án."
Ngồi ra, nhiều cơng trình nghiên cứu ở cấp độ bài tạp chí chuyên ngành, bài hội thảo khoa học như: Mét số vấn dé về quyền công to (PGS.TS. Trần Văn Độ, Tạp chí Luật học số 03/2001); Viện kiểm sát hay Viện công tô (PGS.TS. Nguyễn Thái Phúc, Tap chí Kiểm sát, số 14/2007); Các mơ hình lí luận về tổ chức viện công tô trong chiến lược cải cách tư pháp (GS.TSKH. Lê Cam, Tạp chí kiểm sát số 14/2007); Loạt bài viết về Viện công tô của các quốc gia như Viện công tô Hoa Kỳ; Viện cơng tơ Cộng Hịa Pháp, Viện cơng tơ Vương Quốc Anh...(Tạp chí Kiểm sát, số 14/2007), Một số vấn dé về quyên công rô (PGS.TS. Trần Văn Độ, Hội thảo khoa học các chức năng cua TTHS trong bối cảnh cải
<small>cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Viện Hàn lâm khoa học xã hội, 2015). Các</small> bài viết này đã dé cập đến nhiều khía cạnh của quyên cơng tố, mơ hình tổ chức và hoạt động của CQCT... Đây sẽ là những cơng trình mà tác giả sẽ tiếp thu, luận bàn trong Luận án để đưa ra lí luận khoa học về CNCT.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu gián tiếp về công tố
Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trước tiên phải ké đến Luận án tiễn sĩ “Các chức năng trong TTHS Việt Nam: những van dé lí luận và thuc tién’” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng. Trong Luận án, tác giả đã phân
<small>'© Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (2010), Tổng kết 50 năm công tác thực hành qun cơng tơ và kiểm sát xét xử</small>
<small>hình sự của Viện kiêm sát nhân dan (1960-2010);</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><small>tích ba chức nang cơ bản trong TTHS: chức năng buộc tội, chức nang bào chữa</small>
và chức năng xét xử. Tác giả nhận định, theo quy định tại Điều 10 của BLTTHS năm 2003, ba chức năng cơ bản của TTHS đều thuộc về các chủ thể (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) và từng chủ thể đó. Việc khơng phân định rõ ràng chức năng của các chủ thể sẽ hạn chế động cơ và động lực thúc đây hiệu qua của TTHS””. Tiếp đến, tác giả phân tích các quy định của BLTTHS năm 2003 về ba chức năng cơ bản này và thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của ba chức năng:
<small>buộc tội, bào chữa và xét xử.</small>
Luận án tiến sĩ “Chức năng xét xử trong TTHS Việt Nam” của tác giả Lê Tiến Châu'Š tập trung luận bàn về chức năng xét xử trong TTHS, vi tri, vai trò <small>của chức năng xét xử và Tòa án trong các mơ hình, hình thức TTHS. Trên cơ sở</small>
đó, Luận án phân tích những thành cơng cũng như bat cập trong quy định pháp luật về chức năng xét xử từ góc độ pháp luật thực định cũng như thực tiễn thi hành, những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế hiệu quả của việc thực hiện chức năng xét xử nói riêng, chức năng TTHS nói chung. Qua đó, tác giả kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng xét xử trong q trình <small>cải cach tư pháp và hồn thiện các thủ tục TTHS Việt Nam.</small>
Trong cuốn “Những vấn dé lí luận và thực tiên cấp bách của việc doi mới thủ tục TTHS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”'”, nhóm tac giả Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy đã chỉ ra yêu cầu của Cải cách tư pháp và những quy định của pháp luật TTHS hiện hành còn chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn tố tụng. Liên quan đến CNCT, ngoai viéc tiếp tục khang định chức
<small>năng buộc tội cùng với chức năng xét xử và chức năng bào chữa là các chứcnăng cơ ban của TTHS, các tác giả nhận định cơ chê “gdn công to với hoạt động</small>
<small>' Nguyễn Mạnh Hùng, (2012) “Cac chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự Việt Nam: những van đề lí luận vàthực tiễn”, Luận án tiễn sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 9;</small>
<small>'3 La Tiến Châu, (2008), “Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Viện Nhà nước và</small>
<small>Pháp luật, Hà Nội;</small>
<small>'? Lê Hữu Thể, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thị Thủy, (2014), “Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của</small>
<small>việc đối mdi thủ tục tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, NXB Chính trị quốc gia;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">diéu tra” ở nước ta hiện nay nên đặt theo hướng tiếp tục duy trì các quyền han của Viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra như pháp luật hiện hành, nhưng trách nhiệm của Viện kiểm sát, của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra cần tăng cường hơn nữa””. Nhóm tác giả cũng đưa ra lập luận dé đề nghị áp dụng nguyên tắc truy tô tùy nghi (chế định miễn tố) nhằm kết hợp hài hòa giữa lợi ích xã hội và lợi ích cơng dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm”'. Nghiên cứu sinh đồng ý với quan điểm của nhóm tac giả về van dé này. Do đó, Luận án sẽ tiếp thu, phát triển các lập luận, qua đó làm căn cứ phân tích quy định của pháp
<small>luật TTHS hiện hành. Trên co sở đó, đưa ra hướng hồn thiện pháp luật TTHS</small> về CNCT.
Van đề về thẩm quyền thực hành quyền cơng tố cũng được dé cập, phân tích trong cuốn Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015 do PGS.TS. Nguyễn Hịa Bình chủ biên cùng sự hợp tác của các chuyên gia hàng đầu về TTHS biên soạn. Trong cơng trình nghiên cứu chun khảo này, các tác giả dé cập đến nhiều nội dung thuộc vấn đề nghiên cứu của đề tài Luận án. Đây là nguồn tài liệu quan trong mà nghiên cứu sinh sẽ luận ban sâu hơn trong các chương sau của Luận án. Trong đó, có thể kế đến những phân tích về điểm mới của chế định truy tố của tác giả Hoàng Nghĩa Mai. Tác giả khang định, BLTTHS năm 2015 đã bổ sung mới 02 điều (Điều 236 và Điều 237) nhăm quy định day đủ, cụ thé các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyên công tố và khi thực hiện kiểm sát trong giai đoạn truy tố. Tác giả bình luận “Đây là những quy định rất quan trọng, lan dau tiên được quy định trong BLTTHS, cùng với các quy định về thực hành quyên công tô và kiểm sát trong <small>các giai đoạn khởi 1ô, điêu tra và xét xử vụ an hình sự, tao cơ sở pháp ly tồn</small>
<small>? Lê Hữu Thẻ, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thi Thủy, “Những van đề lý luận và thực tiễn cấp bách của việc đơimới thủ tục tơ tụng hình sự đáp ứng u cầu cải cách tư pháp”, tlđd, tr.158;</small>
<small>?' Lê Hữu Thẻ, Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thi Thủy, “Những van đề ly luận và thực tiễn cấp bách của việc đôimới thủ tục tơ tụng hình sự đáp ứng u cau cải cách tư phap”tldd, tr.340-365;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">điện, đồng bộ, cụ thé dé Viện kiểm sát tăng cường vai trò, trách nhiệm thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ trong TTHS".”
Việc đề tài được quan tâm nghiên cứu bởi nhiều tác giả, với nhiều cấp độ và phương diện khác nhau thể hiện tính ứng dụng, tính cần thiết trong cả lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, những cơng trình này mới chỉ nghiên cứu về CNCT ở những khía cạnh nhất định, chưa có tính bao qt, tồn diện và cũng chưa có cơng trình nghiên cứu so sánh về CNCT với pháp luật TTHS Đức, qua đó đưa ra hướng sửa đổi, hồn thiện những quy định của pháp luật TTHS ở Việt Nam một cách tơng thể”
1.3. Các cơng trình khác có nội dung đề cập đến chức năng cơng tố Đây là nhóm các cơng trình nghiên cứu, bình luận về Nhà nước pháp quyền, Hiến pháp, Cải cách tư pháp, trong đó có các nội dung về quyền tư pháp và thực hiện quyên tư pháp, van đề kiểm soát quyền lực giữa các nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, việc phân định các chức năng của các cơ quan tiễn hành t6 tụng trong lĩnh vực tư pháp hình sự trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trước tiên, phải kế đến Sách chuyên khảo Kiểm soát quyén lực nhà nước của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung”. Tác giả đi từ bản chất của nhà nước để luận giải tính khách quan tất yêu của kiểm sốt quyền lực nhà nước. Trong đó, các học thuyết về Nhà nước pháp quyền và chủ nghĩa Hiến pháp được tác giả luận bàn sâu, làm co sở phân tích các van dé về nội dung, hình thức và cơng cu của việc kiểm sốt quyền lực nhà nước. Sau cùng, tác giả đành 01 chương để luận bàn sâu về tư pháp Việt Nam với việc kiểm soát quyền lực nhà nước, đặc biệt là cơ chế pháp lí hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Tác giả khăng định, “so với
<small>2 Nguyễn Hịa Bình (chủ biên) và đồng nghiệp, “Những nội dung mới trong BLTTHS năm 2015”, tr.301;</small>
Chi có một cơng trình nghiên cứu về “Quyền công tố ở Việt Nam” ở cấp độ Tiến sĩ của TS. Lê Thị Tuyết Hoa. <small>Nhưng cơng trình nay được nghiên cứu từ khi còn đang áp dụng BLTTHS 1988, như trên đã trình bày, nên tính</small>
<small>ứng dụng và đáp ứng yêu cau thực tiễn của tố tụng hình sự bị suy giảm. Do đó, khơng làm ảnh hưởng đến sự cấpthiết của việc nghiên cứu đề tài trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay;</small>
<small>Nguyễn Đăng Dung, (2017), “Kiểm soát quyên lực Nhà nước (Sách chuyên khảo)”, Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, Hà Nội;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">các nước phát triển và nhiều nước khác thì khải niệm “tw pháp” của Việt Nam không đồng nhất. Nếu như của các nước phát triển, khái niệm tư pháp chỉ được dùng dé chỉ cho hoạt động của Tồ án, thì Việt Nam khái niệm tr pháp khơng
<small>chỉ được dùng cho Tồ án, mà cịn các cơ quan nhà nước khác thực hiện các</small>
chức năng có liên quan đến hoạt động xét xử. Trước hết đó là Viện Kiểm sát, rồi đến các cơ quan diéu tra, thi hành an...,”. Về van đề công tô, tác giả đã đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa chức năng điều tra và CNCT, theo đó, CQDT phải trực thuộc trực tiếp CQCT - cơ quan buộc tội. Đây là quan điểm quan trọng, nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, so sánh giữa CNCT trong TTHS Việt Nam và Duc, dé từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp với thực tiễn TTHS Việt Nam.
Sách Cải cách tw pháp vì một nên tư pháp liêm chính” là cơng trình nghiên cứu của nhiều tác giả sau khi Hiến pháp năm 2013 ban hành. Cơng trình dé cập đến nhiều nội dung của quyên tư pháp và cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó, bản chất, đặc điểm, các nguyên tac chủ đạo của quyền tư pháp và cơ chế thực hiện và kiểm soát quyền tư pháp ở Việt Nam được phân tích sâu dưới nhiều góc nhìn của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam. Tiếp đó, các van đề vẻ liêm chính tư pháp được luận bàn từ nhiều góc độ và tiếp cận về khái niệm tư pháp và cơ quan tư pháp <small>trên bình diện rộng.</small>
Đối với nội dung kiểm soát quyền lực tư pháp phải ké đến Luận án tiến sĩ Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nguyễn Quốc Hùng.” Trong luận án, tác giả đã phân tích những van đề lí luận về kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo đó, việc kiểm sốt quyền lực nhà nước nói chung, kiểm sốt quyền lực tư pháp nói riêng là van dé có tinh tất u khách quan. Tính đặc
<small>5 Viên Chính sách cơng và pháp luật, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, (2014), “Cải cách tư</small>
<small>pháp vì một nên tư pháp liêm chính (Sách chun khảo)”, NXB Dai học Quoc gia Hà Nội;</small>
<small>® Nguyễn Quốc Hùng, (2016), “Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt>??</small>
<small>Nam, Luận án tiên sĩ”, Học viện Khoa học xã hội;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">thù và thực trạng kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã <small>hội chủ nghĩa Việt Nam đã được tác giả tập trung phân tích sâu. Trên cơ sở đó,</small> tác giả đề xuất các giải pháp bảo đảm kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo tác giả, Việt Nam nên áp dụng mô hình đáp ứng trong kiểm sốt quyền lực tư phap.”’
Ngồi ra, rất nhiều bài tạp chí về kiểm sốt quyền lực nhà nước, kiểm soát quyên tư pháp được các tác giả quan tâm, nghiên cứu như Kiém soát quyên lực nhà nước trong thực hiện các quyên lập pháp, hành pháp, tư pháp (Phạm Hồng Thái, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 28, 2012), Quyên lực nhà nước là thong nhất, nhưng có sự phân công và phối kết hợp giữa ba quyên lập pháp, hành pháp và tư pháp (Nguyễn Đăng Dung, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, 23, 2012), Bàn về quyén tư pháp trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa (Đào Trí Úc, Tạp chí Luật học số 8/2010)...
Có thê nói, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền tư pháp, cải cách tư pháp trong xây dựng Nhà nước pháp quyền được rất nhiều học giả quan tâm từ cả góc độ lí luận và thực tiễn. Các quan điểm, các mơ hình về kiểm sốt quyền lực được các nhà nghiên cứu luận bàn sâu. Tác giả sẽ nghiên cứu, tiếp thu các quan điểm này dé đề xuất giải pháp xây dựng mơ hình Viện Cơng tố với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
<small>2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước2.1. Tình hình nghiên cứu ở Đức</small>
Ở Đức, van đề CNCT cũng rất được quan tâm. Như trên đã đề cập, Đức vừa tiễn hành công cuộc cải cách tư pháp và ghi nhận nhiều thành công đáng kể, trong đó phải kế đến thành tựu về cải cách và nâng cao hiệu quả của CNCT, tổ chức và hoạt động của CQCT trong bối cảnh ngày càng quá tải của hệ thống cơ
<small>quan tư pháp. Vì vậy, các cơng trình nghiên cứu đa dạng với nhiêu câp độ và</small>
<small>” Nguyễn Quốc Hùng, (2016), “Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt</small>
<small>Nam”, Luận án Tiên sĩ câp Học viện, Hà Nội, tr. 130 -132;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">phương pháp tiếp cận. Tuy nhiên, có thé nhận thấy rõ xu hướng nghiên cứu trọng tâm của các tác giả là về nguyên tắc truy tố và quyền hạn của CQCT.
Trước tiên phải kế đến cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Elsner, <small>Beatrix, va Julia Peters với cơng trình nghiên cứu The prosecution servicefunction within the German criminal justice system [Chic năng cua COCT</small>
trong hệ thong tư pháp hình sự Đức], in trong cuỗn Coping with Overloaded <small>Criminal Justice Systems, Springer Berlin Heidelberg, 2006, (tr.207-236). Trong</small> cơng trình nghiên cứu của minh, điều đầu tiên các tác giả khang định là “Điểm đặc trưng nồi bật, cơ bản và có tính truyền thống của TTHS Đức là ngun tắc truy tơ bắt buộc, với qun năng quyết định hình phạt thuộc về Tòa án”<small>. Trong</small> nghiên cứu, các tác giả chủ yếu phân tích quyền hạn của CQCT về “buộc tội” đối với tội phạm và người phạm tội. Những phân tích cho thấy rõ, ở Đức, các tác giả rất quan tâm đến nội dung của CNCT, đặc biệt là quyền năng quyết định việc truy tơ. Có thé nói, mặc dù thuộc mơ hình tố tụng thiên về thầm vẫn với đặc điểm là “mơ hình COCT mạnh, chỉ đạo hoạt động diéu tra, quyết định toàn bộ nhiệm vụ to tụng, các biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn diéu tra trơng tự”, nhưng các học giả ở Đức cũng coi thẩm quyền quyết định việc truy tố là quyền <small>năng trung tâm và quan trọng của CNCT. Đây sẽ là một trong những nội dungquan trọng nghiên cứu sinh sẽ đi sâu phân tích, so sánh.</small>
Tiếp đến, khi nghiên cứu về van dé công tố, tác giả Hans- Joerg Albrecht đã công bố bài tạp chi Criminal prosecution: development, trends and open questions in the federal republic of Germany,[Công to: sự phát triển, xu hướng và cdu hỏi mở ở Cơng hịa liên bang Dic] đăng trên tạp chi European Journal of <small>crime, criminal law and criminal justice, Vol. 8/3, 245-256, 2000, Kluwer</small>
Internaltional”. Trong bai viết của minh, Hans- Joerg Albrecht đi sâu phân tích
<small>? Elsner, Beatrix, và Julia Peters, (2006), “The prosecution service function within the German criminal justicesystem, in trong cuốn Coping with Overloaded Criminal Justice Systems”, Springer Berlin Heidelberg, p.207;? Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Dé án đôi mới mơ hình tố tụng hình sự, tr.10;</small>
<small>°° Hans- Joerg Albrecht, (2000), “Criminal prosecution: development, trends and open questions in the federal</small>
<small>republic of Germany”, European Journal of crime, criminal law and criminal justice, Kluwer Internaltional,Vol. 8/3, p. 245-256;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">thâm quyền quyết định việc truy tố của CQCT trong mối quan hệ với cơ quan điều tra và tòa án (thắm phán).
Ngoài ra, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về quyền năng “tùy nghỉ truy
tố”, có thé kế đến như Langbein, John H. "Controlling prosecutorial discretion in Germany" [Kiểm soát tùy nghỉ truy tổ ở Đức], The University of Chicago
<small>Law Review 1974, (tr.439-467) va Herrmann, Joachim, “7e rule of compulsory</small>
prosecution and the scope of prosecutorial discretion in Germany”, [Nguyén tac truy tố bắt buộc và phạm vi quyên cân nhắc truy tô ở Duc], The University of Chicago Law Review, 1974, (tr.468-505)... Trong bai viết của minh, các tác giả đều khang định nguyên tắc truy tố bắt buộc là đặc trưng của TTHS Đức. Tuy nhiên, các quy định của pháp luật TTHS đều thừa nhận “sự tùy nghi nhất định” đối với quyền quyết định việc truy tố. Các tác giả phân tích, luận bàn về cơ sở, tính hợp lí của quyền năng này. Tác giả Langbein cịn đưa ra quan điểm từ cái nhìn “kiểm soát” đối với quyền năng này.
Gan đây nhất là cuốn “The German Prosecution Service: Guardians of the
<small>Law” [CQCT ở Đức: Người bao vệ pháp luat] của tac gia Shawn Marie Boyne,</small>
xuất ban năm 2014. Day là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu về chức năng của CQCT/CNCT. Trong nghiên cứu, tác giả đề cập đến quyền tư pháp và mối quan hệ với sự hình thành CQCT, lí luận về “tính tư pháp” của CNCT (xem tiểu mục 2.5.1. The Judicial characters of the prosecution function in 20” Century, tr.25-28). Ngoài ra, nội dung của quyền quyết định việc truy tổ cũng được phân tích sâu trong mỗi quan hệ với nguyên tắc truy tố bắt buộc. Thêm một lần nữa, trong tác phẩm của mình, tác giả Shawn Marie Boyne khơng có sự phân biệt khi sử
<small>dụng thuật ngữ CNCT và chức năng của CQCT (prosecution function).</small>
<small>Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình nghiên cứu liên quan đên đê tai của</small>
<small>luận án ở Đức, có thê rút ra một sô nhận xét sau:</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">- Nhìn chung, vấn đề CNCT rất được quan tâm nghiên cứu ở Đức. Các tác giả có xu hướng nghiên cứu chuyên sâu và so sánh với pháp luật của các quốc <small>gia khác;</small>
<small>- Các tác gia sử dụng thuật ngữ CNCT và chức năng của CQCT khơng có</small>
sự phân biệt, nhiều trường hợp sử dụng thuật ngữ CNCT ở tiêu đề, tiêu mục, nhưng bên trong lại phân tích về chức năng của CQCT;
- Các cơng trình nghiên cứu phân tích chuyên sâu về quyền quyết định việc truy tố với vai trò là quyền trung tâm và quan trọng của CNCT/ chức năng <small>của CQCT;</small>
- Nội dung và phạm vi của CNCT được đề cập, nhưng không giải quyết triệt dé. Các tác giả mặc nhiên coi quyền quyết định việc truy tố là quyền quan trọng nhất của CNCT và đi sâu phân tích. Các quyền khác của CNCT như quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi t6 bị can ít được đề cập đến.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở một số nước khác
CNCT khơng phải là vấn đề mới trong TTHS thé giới nói chung. Vấn đề CNCT được quan tâm nghiên cứu trong nhiều cơng trình khoa học, từ sách tham khảo chun sâu đến các sách, giáo trình và bài tạp chí. Nghiên cứu về CNCT, mơ hình tổ chức và hoạt động của CQCT trên thé giới trong thời gian gần đây đã nổi lên với nhiều nghiên cứu chuyên sâu, nghiên cứu so sánh ở nhiều cấp độ. Nguyên nhân của sự quan tâm này xuất phát từ xu hướng giao thoa - hay theo một số nhà nghiên cứu là xu hướng xích lại gần nhau của các truyền thống pháp luật. Theo quan điểm của tác giả, dé khái quát được bức tranh tổng thé về CNCT trong TTHS, Luận án nên tiếp cận từ góc độ địa - pháp lí và mơ hình tố tụng. Từ giác độ địa - pháp lí, thực tiễn cho thấy, khoa học pháp lí nói chung, khoa học về CNCT nói riêng của các quốc gia ở Châu âu rất phát triển và vơ cùng đa dạng. Ngồi ra, sự phát triển của khoa học pháp lí ở các quốc gia Châu Mỹ mà đại diện tiêu biểu là Hoa Kì cũng cho thấy những nét đặc thù riêng. Khác với giác độ địa - pháp lí, sự nghiên cứu từ lí thuyết mơ hình tố tụng lại cho thấy điểm
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">khác biệt xuất phát từ đặc trưng của các truyền thông pháp luật. Điều này xuất phát bởi lịch sử hình thành, mơ hình tơ chức, hoạt động của CQCT và quan trọng nhất, nội dung và phạm vi CNCT vận hành trong các mơ hình tố tụng thể hiện những nét đặc trưng riêng, khơng mơ hình tố tụng của quốc gia nào hồn
<small>tồn giơng nhau.</small>
Trên thế giới hiện nay tồn tại hai mơ hình TTHS điển hình: mơ hình tố tụng tranh tụng và mơ hình tố tụng thâm van. Mơ hình tố tụng tranh tụng tồn tại trong các nước theo hệ thống pháp luật common law như Hoa Kỳ, Anh, Úc,
Canada. Mơ hình tố tụng thấm van với đại diện là các nước theo truyền thống
pháp luật Châu âu lục địa như Pháp, Đức, Italy, Hà Lan,...Mỗi mơ hình tố tụng đều chứa đựng những ưu điểm và nhược điểm trong việc quy định về CNCT. Mơ hình tố tụng tranh tụng nơi bật với tính chất “đối tụng”, tạo sự bình đăng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Ngược lại, các nước theo mơ hình tố tụng thầm van sẽ đạt được mục tiêu kiểm soát tội phạm cao hơn với ưu thế về địa vị pháp lí của bên buộc tội. Vì vậy, trong thực tiễn tố tụng hiện nay tỒn tại xu hướng kết hợp giữa các mơ hình tố tụng ”'. Nói cách khác, mỗi quốc gia sẽ tiếp thu kinh nghiệm và áp dụng có chọn lọc những ưu điểm phù hợp với truyền thống của từng nước. Vì vậy, tác giả sẽ nghiên cứu CNCT trong TTHS của một số quốc gia tiêu biéu ở Châu âu, Châu mỹ là đại diện tiêu biểu của hai mơ hình tố tụng tranh tụng và mơ hình tố tụng thâm van.
<small>- Tinh hình nghiên cứu ở Châu âu</small>
Có thé nói, nghiên cứu về CNCT ở Châu âu trong thời gian gần đây thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Đã có những hội thảo, những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu và công phu về CNCT. Do đề tài hướng đến nghiên cứu so sánh
<small>vê CNCT. Do đó, nghiên cứu sinh dành sự ưu tiên khảo cứu các cơng trình</small>
<small>al A comparison of the inquisitorial and adversarial systems”, xem truc tuyén tại trang thông tin điện tử cua Bộ</small>
<small>tư pháp New Zealand, </small>
<small> truy cập ngày 23/06/2014; Van dé giao thoa và ưu, nhược điểm của các</small>
<small>mô hình tơ tụng năm ngồi phạm vi nghiên cứu nên sé không được dé cập sâu hon trong Luận án;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31"><small>nghiên cứu có tính chât so sánh và nơi bật ở Châu âu, ngồi ra, một sơ cơng</small>
<small>trình nghiên cứu chun sâu ở các qc gia tiêu biéu cho hai truyền thông thôngluật (common law) và truyên thông dân luật thành văn (civil law) cũng đượckhảo cứu.</small>
<small>Trước tiên là cơng trình nghiên cứu “Promoting prosecutorial</small>
<small>accountability, independence and efJectiveness” [Nang cao tính trách nhiệm,</small>
<small>độc lap và hiệu qua của CNCT] do Open Society Institute Sofia thực hiện năm</small> 2008. Cơng trình là kết qua của một dự án nghiên cứu so sánh về công tô kéo dai trong gần sáu năm. Nghiên cứu này khởi nguồn từ sự cải cách về công tố ở Bulgaria khi quốc gia này ban hành Hiến pháp đầu tiên sau chế độ xã hội chủ nghĩa năm 1991. Cơng trình nghiên cứu dựa trên báo cáo của 9 quốc gia gồm
<small>Bulgaria, Chile, Anh va Wales, Pháp, Đức, Hungary, Nam Phi và Hoa Ki. Cơng</small>
trình nghiên cứu tiếp cận theo hướng chun gia của các quốc gia sẽ viết báo cáo về công tô dựa trên đề cương mẫu được thiết kế bởi một chuyên gia hàng đầu, chịu trách nhiệm chính của dự án. Nhóm tác giả cho rằng, trong thời gian 20 năm vừa qua đã có sự thay đổi lớn đối với TTHS và chức năng (của cơ quan) công tố” ở nhiều quốc gia trên thế giới. Mục đích của dự án nghiên cứu, một phan nhằm đánh giá những nội dung và vi dụ nổi bật của xu hướng thay đổi đó. 09 quốc gia được lựa chọn đại diện cho sự đa dạng về lịch sử, kinh nghiệm đương đại thuộc cả hai truyền thông pháp luật thông luật (common law) va dân <small>luật thành văn (civil law), cũng như là xã hội dân chủ lâu đời, hoặc đang trong</small> giai đoạn chuyên đổi”. Do mục đích nghiên cứu hướng đến nâng cao tính trách nhiệm, độc lập và hiệu quả của CNCT nên các tác giả chủ yếu phân tích mơ hình tơ chức và hoạt động của CQCT, mối quan hệ của CQCT với các cơ quan nhà nước khác, chức năng, nhiệm vụ của CQCT trong pháp luật TTHS của các quốc
<small>Qua nghiên cứu, tác giả nhận thấy, các tác giả trong dự án nghiên cứu về chức năng của CQCT. Tuy nhiên,</small>
<small>thuật ngữ sử dung khơng có sự khác biệt giữa chức năng công t6 (prosecution function) và chức năng của CQCT(prosecution service function), theo đó, các tác giả châu âu khơng phân biệt nội hàm thuật ngữ chức năng công tốvà chức năng của CQCT. Ngoài ra, nội hàm của thuật ngữ chức năng công tố rất tương đồng với nội hàm chứcnăng thực hành quyền công tố trong TTHS Việt Nam;</small>
<small>* Open Society Institute Sofia, (2008), “Promoting prosecutorial accountability, independence and effectiveness,</small>
<small>comparative research”, p.23;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">gia được nghiên cứu”. Vi vậy, các vân đê vê lịch sử hình thành CNCT, nội dung, chủ thể, phạm vi của CNCT không được đề cập.
Cơng trình nghiên cứu so sánh về CNCT khác là “Coping with overloaded criminal justice system - The rise of prosecutorial powers across Europe” [Đối phó với sự quá tai của hệ thong tu pháp hình sự - sự nồi lên của quyền năng truy t6 ở Châu Gu], của hai tác giả Joerg Martin Jehle và Mariane Wade””. Cơng trình nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Fritz Thyssen và Ủy ban Châu âu về CNCT và CQCT trong một số nước Châu âu nhằm hiểu được vai trị và CNCT trong hệ thống tư pháp hình sự của các quốc gia nghiên cứu và qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt quan trọng. Nghiên cứu được thực hiện với một thực tế chung là các quốc gia đều đang đối đầu với tình trạng quá tải của hệ thống tư pháp hình sự. Vì vậy, các nghiên cứu trong cơng trình đề cập và đưa ra lí luận về CNCT trong hệ thống tư pháp hình sự, qua đó làm cơ sở phân tích chuyên sâu chức năng của CQCT đối với thấm quyền “loại bỏ” vu án ra khỏi quá trình TTHS. Các nghiên cứu so sánh về thâm quyên truy tố tùy nghi trong TTHS của 6 quốc gia thuộc cả hai mơ hình TTHS điển hình (Pháp, Đức, Anh & Wales, Hà Lan, Thụy Điển, Ba Lan) được phân tích sâu và minh chứng bởi SỐ liệu thực tiễn.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu, so sánh tiêu biểu nêu trên, nhiều nhà khoa học cũng quan tâm nghiên cứu về CNCT của một quốc gia, qua đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chức năng nay trong thực tiễn TTHS.
Cơng trình nghiên cứu về CNCT tiếp đến là cuốn sách “The role of the
<small>Cyprus Attorney General’s Office in prosecutions: rhetoric, ideology and</small>
practice” [Vai trị của Văn phịng Cơng tố viên trưởng của Đảo Sip trong công
<small>* Open Society Institute Sofia, (2008), “Promoting prosecutorial accountability, independence and effectiveness,</small>
<small>comparative research”, tldd, p.24;</small>
<small>* Joerg Martin Jehle, Mariane Wade, (2006), Coping with overloaded criminal justice system — The rise of</small>
<small>prosecutorial powers across Europe” Fritz Thyssen Stiftung, Springer;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">tố: Giải thích, ý tưởng và thực tiênƒ”° của tác giả Despina Kyprianou. Cuốn sách được xuất bản năm 2008 xuất phát từ luận án tiến sĩ của tác gia bảo vé tại Trường Luật, Đại hoc Warwick ở Anh. Tác giả hướng đến đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện CNCT, mơ hình và tổ chức hoạt động của Văn phịng Trưởng cơng tố của Dao Sip. Trong sách, tác giả dành hai chương đầu dé nói về lịch sử hình thành và nội dung CNCT mà trọng tâm là quyền quyết định việc truy tố trong các quốc gia thuộc hệ thống thông luật và hệ thống dân luật thành văn. Đối với hệ thong thơng luật, tác giả phân tích quy định của Anh & Wales, Ireland, Bắc Ireland và Scotland””. Đối với các nước thuộc hệ thống luật thành văn, các quốc gia được lựa chọn phân tích là Pháp, Đức.
Ở Pháp, nghiên cứu CNCT cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Điều này là bởi, hệ thống pháp luật của quốc gia này ảnh hưởng khá nhiều đến một số quốc gia ở Châu âu, trong đó có Đức và Italia. Mơ hình tố tụng nói chung và CNCT nói riêng của Đức và Italia, cho đến nay, vẫn cịn nhiều điểm tương đồng với Pháp. Ngồi việc Pháp là một trong các quốc gia tham gia dự án <small>nghiên cứu so sánh như đã phân tích ở trên, các học giả cũng giành sự quan tâmnghiên cứu chuyên sâu vê CNCT của quôc gia này.</small>
Tiêu biểu phải ké đến cuốn French criminal justice: a comparative
<small>account of the investigation and prosecution of crime in France [Tu phap hinh</small> sự ở Pháp: Nghiên cứu so sánh về điều tra và công tô đối với tội phạm ở Pháp]
<small>của tác giả Jacqueline Hodgson. Tác giả xác định rõ mục đích nghiên cứu là</small>
khơng nhằm phân định xem quy trình tố tụng của Pháp hay Anh & Wales tốt hon, mà chỉ nhằm cung cấp nghiên cứu chuyên sâu về quy trình tố tụng (điều tra và truy tố đối với tội phạm và người phạm tội) ở Pháp, có nghiên cứu, so sánh đối với quy trình tố tụng của Anh và Wales. Trong cơng trình, tác giả tập trung
<small>°° Despina Kyprianou, (2008) The role of the Cyprus Attorney General’s Office in prosecutions: rhetoric,ideology and practice, Springer;</small>
<small>*7 Riêng đối với Scotland, tác giả khang định mơ hình cơng tố của quốc gia nay là sự pha trộn đặc thù của cả hai</small>
<small>mơ hình tranh tụng và thâm van. Xem Despina Kyprianou, (2008) tldd, p.5-7;</small>
<small>*8 Jacqueline Hodgson, French criminal justice: a comparative account of the investigation and prosecution of</small>
<small>crime in France, Oxford and Portland, Oregon 2005, p.9;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">phân tích thâm quyền của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thâm phán điều tra (Juges d’intruction). Tác giả khang định, trong quy trình TTHS ở Pháp, cảnh sát điều tra “thống trị” giai đoạn trước xét xử, các Thâm phán điều tra chỉ giải quyết 5% trong tong số các vụ án, phần còn lại của vụ án được giải quyết bởi công tô viên (procureur)””. Theo tác giả, cùng với thâm phán điều tra (Juges d’instruction) và thâm phán xét xử (Trial Juges), Công tố viên ở Pháp cũng được hưởng địa vị pháp lí như cán bộ tư pháp giống như Tham phán quận <small>(magistrates) và có chức năng giám sát tư pháp (judicial supervision). Tác gia</small>
dành riêng Chương 5 phân tích về chức năng giám sát tư pháp của Cơng tố viên. Trong đó, CNCT và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp được phân tích đồng
<small>thời, khơng có sự phân biệt.</small>
Tiếp đến phải kế đến cuốn Unity and diversity of the public prosecution <small>services in Europe: a study of Czech, Dutch, French and Polish systems [Tinh</small> thong nhất và khác biệt của co quan công tô ở Châu âu: nghiên cứu về hệ thong của Séc, Hà Lan, Pháp và Ba Lan] của tac giả Tony Paul Marguery, xuất ban
<small>năm 1970 ở Cộng hịa Séc. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả dành Chương 2</small> để phân tích chuyên sâu về lịch sử hình thành của CQCT trong hệ thống pháp luật thành văn ở Châu âu lục địa. Trong đó, tác giả dành phần lớn nội dung chương này để nói về sự hình thành CQCT trong pháp luật Pháp ở thời chế độ cũ và dưới thời cải cách của Napoleon. Sau đó, Chương 3 được dành để nghiên cứu về mơ hình tổ chức của CQCT và chức năng của CQCT trong TTHS. Chức năng của CQCT được phân tích theo giai đoạn tố tụng như giai đoạn điều tra ban
<small>đâu, giai đoạn sau điêu tra ban dau và giai đoạn xét xử sơ thâm.</small>
Tuy nằm trong Châu âu, tuy nhiên, Anh và Wales lại thuộc truyền thống thông luật (common law). Do đó, mơ hình tố tụng và CNCT ở Anh va Wales thể hiện nhiều điểm khác biệt so với các nước theo truyền thống dân luật thành văn (civil law) như Pháp, Italia như đề cập bên trên. Lịch sử của CNCT “nhân danh
<small>3® Jacqueline Hodgson, tlđd, p. 5, xem thêm Chương 3;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">nhà nước” ở Anh và Wales đánh dấu bằng sự phát triển của hệ thống thiết chế công tô từ giữa thập niên 1980, và sau đó, một loạt các chiến dịch tái thiết, cho đến những thay đổi gần đây nhất (đánh dấu băng Criminal Justice Act 2003) có thê đem đến những thay đơi về lí luận về CNCT ở đất nước này”.
Cho đến cuối thế kỉ 19, ở Anh và Wales, khơng có cơ quan cơng quyền nào chính thức chịu trách nhiệm về việc truy t6 tội phạm - quyền trung tâm của CNCT. Hệ thống tố tụng nhắn mạnh trách nhiệm của cá nhân trong nền tư pháp hình sự và vì vậy, trách nhiệm truy tố đối với người thực hiện hành vi phạm tội đặt trong sự cân nhắc của các chủ thể là cá nhân. Như Sanders nhân mạnh “người bị hại mong muốn việc truy to sẽ lam việc đó bằng cach dua vụ việc ra 4! Từ giai đoạn dau thé ki tịa, dưới hình thức pháp li, rất giống với kiện dân sự
19, do cơ quan cảnh sát phát triển và quyền lực của họ tăng lên, cảnh sát dần dần thay thế hệ thống áp dụng pháp luật cũ - chế định tư tố. Tuy nhiên, khơng có một quyền năng cụ thể hay trách nhiệm được trao cho các cơ quan cảnh sát, chế định tư tố vẫn duy trì và tồn tại song hành và là mơ hình mà trong đó chế định cơng tố của cảnh sát dựa vào. Sanders đã chi ra rang, khi thiếu vắng các quy định về quyền công tố, cảnh sát đã phát triển hệ thống riêng. Cảnh sát truy tố hau hết các vụ án tại các Tòa án quận (Magistrate Courts) và đối với các vụ án thuộc thâm quyền của Tịa án Hồng gia (Crown Courts), cảnh sát hướng dẫn các trợ lí cơng tơ viên (Solicitors), những người này sau đó lại hướng dẫn cho Cơng tố viên (Barristers). Sau cùng, rất nhiều lực lượng cảnh sát đã thiết lập được hệ thống các công tố viên nhân danh họ từ các Solicitor Departments va Solicitor Local Firms. Về van dé này, theo tác giả Sanders, mối quan hệ giữa cảnh sát và công tố viên (Solicitors hoặc Barristers) rất giống với mối quan hệ <small>giữa khách hàng và luật sư buộc tội. Hay nói cách khác, luật sư buộc tội không</small>
thể độc lập với cảnh sát. CNCT trong truyền thống tư pháp Anh lúc này được
<small>“° Despina Kyprianou, (2008), “Comparative or prosecution systems (part I): Origins, constitutional positions</small>
<small>and orgarization of Prosecution services”, Springer, p. 3-5;</small>
<small>*'“ Sanders, A., (1996), “Prosecution in Common Law Jurisdictions”, Aldershot and Brookfield, USA:</small>
<small>Dartmouth, , p. XIH;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">trao cho các Công tố viên (Barristers). Tuy nhiên, nội dung của quyền năng công tố chỉ tập trung ở chức năng thực hành quyền công tổ ở giai đoạn xét xử (thực hiện việc truy tố trước tòa án) và chức năng bào chữa. Lịch sử ghi nhận lại, những công tố viên nồi tiếng thường tập trung vào CNCT, không thực hiện chức năng bao chữa”.
Vì vậy, trong suốt thế kỉ 19 và 20 (cho tới năm 1986), cảnh sát kiểm sốt hầu như tồn bộ CNCT trong việc truy tố tội phạm và người phạm tội, với những ngoại lệ nhỏ đối với các vụ việc phức tạp và nghiêm trọng. Những vụ việc này được truy tố bởi Giám đốc CQCT (Director of Public Prosecutions [DPP]). Văn phòng DPP được thành lập năm 1879 và xác định là thiết chế hỗn hợp giữa bên ủng hộ duy trì cách tiếp cận truyền thống của Anh về công tố (cảnh sát thực hiện CNCT) và bên mong muốn CNCT thuộc về một hệ thống độc lập, nhìn chung cần được tổ chức và kiểm soát giống như phan lớn các nước Chau âu khác. Lịch sử đã ghi nhận, vào khoảng năm 1872 -1873, do sự phan đối đối với CNCT của cảnh sát nên đã có những nỗ lực nhằm xây dựng hệ thống CQCT (đánh dấu bằng sự ra đời của 02 đạo luật năm 1872 và 1873 về CQCT). Tiếp đó, với đạo luật về truy tổ tội phạm năm 1879 (Prosecution of Offences Act 1879), Chính phủ đã tránh được những thay đổi căn bản đối với hệ thống dang tồn tại và thực chất là trao thêm tính hợp pháp đối với các thiết chế đã thành lập
<small>trước đó.</small>
CNCT ở Anh và Wales đánh dấu sự thay đổi với sự ra đời của Đạo luật tư <small>pháp hình sự (Criminal Justice Act 2003). Theo đó, trách nhiệm cáo buộc người bị</small>
tình nghi và khởi tố đôi với hầu hết tội phạm (trừ các tội phạm nhỏ - very minors cases) được chuyển từ cảnh sát sang CQCT. Luật mới cung cấp quyền năng rộng cho CQCT và DPP để các cơ quan này có thê thực thi tốt CNCT của mình.
Về nội dung của CNCT, tác giả khang định, quyền quyết định việc truy <small>tô - đưa vụ án ra trước tòa án là quyên năng trung tâm của CQCT, vai trị và</small>
<small>*® Sanders, tldd, p. 6;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">quyền hạn của CQCT trong giai đoạn điều tra có sự khác nhau rất lớn trong hệ thống CQCT. Vấn dé này gây nhiều tranh luận về mối quan hệ giữa cơ quan cảnh sát và cơng tố. Nhìn chung, có thé khang định rang, trong truyền thống thông luật (common law), chức năng điều tra được trao cho cảnh sát, ngược lại đối với hệ thống “thuần” Châu âu lục địa, CQCT chịu trách nhiệm đối với điều tra cũng như giai đoạn trước điều tra. Tuy nhiên, tác giả còn khăng định thêm, cùng với thời gian, đã có những sự thay đổi và phát triển đối với các hệ thống nay”.
Có thé thấy, tác giả chủ u phân tích lịch sử hình thành CQCT và tập trung bàn luận về chủ thé có thẩm quyền đối với CNCT trong giai đoạn trước <small>xét xử và giai đoạn xét xử. Khái niệm và nội hàm của CNCT khơng được phân</small>
tích. Sự luận giải CNCT từ giác độ lịch sử nhà nước và pháp luật khơng được đề cập, thay vào đó, tác giả chủ yêu dé cập sự hình thành của các thiết chế được trao nắm giữ CNCT.
<small>- Tình hình nghiên cứu ở Hoa Kì</small>
Hoa Ki là quốc gia ở Châu mỹ với hệ thống pháp luật phát triển và thuộc truyền thống thơng luật (common law) với mơ hình tổ tụng thiên về tranh tụng. Do đó, như đã trình bày ở trên, bản chất chung của CQCT của các quốc gia này rất gần với Anh và Wales. Tuy nhiên, khơng vì thế mà nghiên cứu về CNCT kém phát triển, đặc biệt khi sự thay đổi trong nhận thức và xu hướng giao thoa đang có ảnh hưởng mạnh trên tồn thế giới. Các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
<small>có thê kê đên như:</small>
<small>Sách nghiên cứu “The changing role of the American Prosecutor” [Vai</small>
trị thay đổi của Cơng tố viên ở Hoa Ki] của John L. Worall, M. Elaine Nugent — Borakove xuất ban năm 2008 là cơng trình nghiên cứu chuyên sâu của các tác giả về chức năng của Cơng tố viên trong tư pháp hình sự Hoa Kì. Trong tác <small>phâm của mình, các tác giả khăng định vai trị của Cơng tơ viên là rât đặc biệt,*® Despina Kyprianou, (2008), tlđd, p. 3-11;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">có khi là duy nhất. Tính duy nhất này nằm ở chức năng đặc thù của CQCT: thay mặt chính phủ (quyền hành pháp) tại Tịa án, thực thi pháp luật và bảo vệ hiến pháp liên bang và thành bang”. Có thể thấy, ở Hoa Ki, CNCT là nhánh của quyền lực hành pháp. Điều này thể hiện rõ ở địa vị pháp lí của Cơng tố viên -người thực hiện CNCT đối với các vụ án hình sự. Phạm vi và nội dung của
<small>CNCT được nghiên cứu và phân tích chuyên sâu, thong qua việc phân tích chức</small>
<small>năng, qun hạn của Cơng tơ viên.</small>
Tuy nhiên, về mặt lịch sử, nhóm tác giả khang định cơng tơ viên ở Hoa Kì được “khắc họa” từ 03 hệ thống tiền nhiệm ở Châu âu là Hà Lan, Pháp và Anh. Tuy nhiên, các tác giả cũng khang định, vai trị của Cơng tổ viên hiện tại ở Hoa Kì đã khác rất nhiều so với thời kì đầu. Tiếp đến, tác giả dành tồn bộ phần cịn lại của cơng trình nghiên cứu dé phân tích những thay đổi trong điều kiện kinh tế, xã hội... ảnh hưởng đến sự thay đổi về chức năng của Công tô viên ở Hoa Ki. Trong phan này, mối quan hệ giữa Cơng tổ viên và cảnh sát được phân tích khá chỉ tiết. Tác giả dùng từ hợp tác khi nói đến mối quan hệ này. Theo các tác gia, cách tốt nhất dé nghiên cứu về CNCT của một quốc gia là so sánh thâm quyền của CQCT với thâm quyền điều tra. Trong khi nhiều quốc gia tách riêng hệ thong cơ quan nắm giữ thâm quyên điều tra thì ở Hoa Kì, các CQCT quận có đội ngũ điều tra riêng của ho”.
Điều thú vi và thé hiện nét đặc trưng riêng là các tác giả ở Hoa Ki dùng thuật ngữ CNCT dé chỉ chức năng của công tổ viên - chức năng của cá nhân giữ qun cơng tổ trong TTHS Hoa Kì. Điều này cũng thê hiện quan điểm nhận thức của hệ thong pháp luật Hoa Kì - dé cao trách nhiệm cá nhân trong TTHS.
Cơng trình nghiên cứu tiếp đến cũng đề cập đến sự thay đổi của chức năng của công tố viên trong giai đoạn hiện nay. Cu thé là cơng trình J#4 s changing in Prosecutors [Điều thay đổi đối với chế định Công tổ vién] xuất bản
<small>* John L. Worall, M. Elaine Nugent — Borakove, (2008) “The changing role of the American Prosecutor”, State</small>
<small>University of Newyork Press, p.13;</small>
<small>*S John L. Worall, M. Elaine Nugent — Borakove, (2008), tlđd, p. 16;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">năm 2001 của Hội đồng nghiên cứu quốc gia về pháp luật và tư pháp [National
<small>Research Council, Committee on Law and Justice]. Day là công trình nghiên</small> cứu chun sâu, nhìn CNCT dưới góc độ kiểm sốt xã hội. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra quan điểm của Emile Durkheim về kiểm soát xã hội và cho rang, chức năng của CQCT quan trọng nhất là đảm bảo công li được thực thi trong xã hội. Tác giả cũng cho rằng, từ năm 1960 cho đến thời điểm cơng trình nghiên cứu được công bố, thâm quyền của CQCT được mở rộng và nâng lên đáng kế". Trong cơng trình nghiên cứu của minh, vai trị, quyền hạn của cơng tơ viên được phân tích, nghiên cứu nhưng chủ yếu dưới góc độ xã hội, từ đó tác giả chỉ ra sự thay đổi đối với Công tổ viên là điều tất yếu. Các nghiên cứu của tác giả không đưa ra cơ sở lí luận về nội dung, bản chất, phạm vi của CNCT dưới
<small>góc độ pháp lí.</small>
- Có thể nói, các cơng trình nghiên cứu ở Châu âu và Châu mỹ với đại diện của các truyền thong pháp luật, tiêu biểu như Pháp, Đức, Italia, đảo Sip, Hoa Ki, Anh và Wales đều rất quan tâm đến van đề nghiên cứu của dé tài -CNCT. Qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu tiêu biểu, nghiên cứu sinh khái quát một số nhận xét như sau:
+ Các công trình nghiên cứu đều thừa nhận CNCT có vai trị quan trọng trong TTHS, hướng đến đảm bảo sự “công bằng” trong TTHS;
+ Lịch sử hình thành CNCT, nội dung và phạm vi của CNCT đã được đề cập nhưng chỉ chuyên sâu nghiên cứu về thẩm quyên quyết định việc truy t6 và nguyên tắc truy tố mà chưa giải quyết triệt dé van dé này từ góc độ lí luận về
<small>chức năng, chức năng của nhà nước và lịch sử nhà nước và pháp luật;</small>
<small>+ Khơng có sự phân biệt giữa thuật ngữ CNCT va chức năng của CQCT</small>
khi phân tích, sử dụng trong cơng trình nghiên cứu. Do đó, một số cơng trình
<small>“© National Research Council, Committee on Law and Justice, (2001), “What’s changing in Prosecutors”,</small>
<small>National academy Press, p.2;</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">nghiên cứu cịn phân tích sự hình thành CNCT là sự hình thành thiết chế nam
<small>giữ CNCT.</small>
+ Xu hướng nghiên cứu so sánh để học tập kinh nghiệm của quốc gia khác về CNCT rất được quan tâm, nhiều cơng trình nghiên cứu so sánh có tính chất cơng phu, chun sâu, với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
3. Đánh giá kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
<small>Qua khảo cứu các cơng trình nghiên cứu liên quan đên đê tài của Luận án,</small>
<small>nghiên cứu sinh có thê đưa ra một sô đánh giá tông quan như sau:</small>
Thư nhất, mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu về CNCT, CQCT nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu, so sánh về CNCT trong TTHS giữa Việt <small>Nam và Đức.</small>
Tht hai, van đề CNCT và các nội dung liên quan đến CNCT như quyền cơng tố, mơ hình tơ chức và hoạt động của CQCT, chức năng của CQCT, lịch sử hình thành CNCT... được nhiều tác giả trên thé giới và Việt Nam quan tâm, nghiên cứu. Trong đó, có những cơng trình nghiên cứu chun sâu, được tiễn hành cơng phu trong thời gian dài, có sự phối hợp của học giả đến từ nhiều quốc gia khác nhau, có cơng trình nghiên cứu chun sâu về một quốc gia, có cơng trình nghiên cứu chun sâu về một khía cạnh của CNCT. Tất cả các cơng trình nghiên cứu, ở trong nước và thế giới, ở cấp độ sách tham khảo, dự án nghiên cứu hay tạp chí, hội thảo khoa học.. .đều có giá trị khoa học ở những khía cạnh nhất định. Do đó, đây sẽ là những tư liệu quý báu để nghiên cứu sinh tiếp thu, tiếp tục nghiên cứu, phát triển hoặc luận bàn để làm sáng tỏ thêm những nội
<small>dung, khía cạnh của CNCT.</small>
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu đều thừa nhận CNCT có vai trị quan <small>trọng trong TTHS, do vậy, các khía cạnh của CNCT như: lịch sử hình thành</small>
</div>