Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Phong cách hồ chí minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố đà nẵng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 110 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố ở bất ký công trình nào khác.

<i><b>Tác giả luận văn </b></i>

<b>Nguyễn Thị Ngọc Lan </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>MỞ ĐẦU ... 1 </b>

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. ... 3

6. Bố cục đề tài nghiên cứu ... 4

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ... 4

<b>Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CÁN BỘ</b>

1.2.1. Quan niệm về phong cách Hồ Chí Minh ... 14

1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh ... 15

1.2.3. Hệ thống phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh ... 20

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ... 36

<b>Chương 2.THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH CÁN BỘTRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÀNH PHỐ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG PHONG CÁCH CÁN BỘ THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ... 45 2.2.1. Những kết quả đạt được trong xây dựng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay ... 45 2.2.2. Những hạn chế trong xây dựng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng... 57 2.2.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và nguyên nhân của hạn chế trong xây dựng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng ... 63 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ... 69

<b>HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ... 70 </b>

3.1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VIỆC VẬN DỤNG PHONG CÁCH CÁN BỘ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ... 70 3.1.1. Quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay ... 70 3.1.2. Quan điểm của Đảng về tầm quan trọng của việc vận dụng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ ... 75 3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ VẬN DỤNG PHONG CÁCH CÁN BỘ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY ... 80 3.2.1. Giải pháp để vận dụng hệ thống phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ ... 80

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

3.2.2. Lãnh đạo thành phố tiếp tục quan tâm và có chỉ đạo thiết thực hơn nữa trong công tác cán bộ, trong việc vận dụng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ... 88 3.2.3.Tăng cường cơng tác tun truyền nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cán bộ trong việc vận dụng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh ... 90 3.2.4. Khuyến khích, nhân rộng những cách làm hay, những tấm gương sáng trong học tập, vận dụng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh .. 91 3.2.5. Các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ cần xây dựng kế hoạch học tập, vận dụng phong cách cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh một cách cụ thể, thiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu </b>

Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài luôn là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, địa phương, đơn vị. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Người đã để lại những di sản quý báu về tư tưởng, đạo đức, phong cách mẫu mực của người cán bộ; trong đó phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những vấn đề cơ bản là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần chúng, dân chủ, tự mình nêu gương.

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng ta đã vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào giáo dục, rèn luyện cán bộ. Đảng khẳng định:

Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu [2, tr.1-2].

Đà Nẵng – một thành phố trẻ, năng động, đang trên đà phát triển – luôn đặt ra các nhiệm vụ, mục tiêu đảm bảo bảo cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó có vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ chất lượng. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2016 - 2021 xác định: “Vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; xác định đúng nhiệm vụ

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trọng tâm và giải pháp đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò của người đứng đầu và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên” [22, tr.23].

Xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của người cán bộ, thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh:

Mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp phải tiên phong, gương mẫu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổ chức việc đăng ký chuẩn mực làm theo thiết thực, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện; đưa việc việc học tập và làm theo gương Bác trở thành việc thường xuyên trong các tổ chức cơ sở đảng và cán bộ, đảng viên; … thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những cách làm hay, thiết thực, hiệu quả, khắc phục những yếu kém, hình thức. Chú trọng xây dựng những điển hình làm theo gương Bác, kịp thời tuyên dương, khen thưởng để động viên phong trào [22, tr.36].

<i><b>Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn vấn đề “Phong cách cán bộ trong tư tưởng </b></i>

<i><b>Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay” </b></i>

làm đề tài Luận văn Cao học với mong muốn góp phần làm rõ tầm quan trọng, đánh giá thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nhằm vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài </b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu </b></i>

Trên cơ sở làm rõ phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và thực trạng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu </b></i>

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh, làm rõ tầm quan trọng của việc vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ.

- Đánh giá thực trạng cán bộ, công tác cán bộ và phong cách của đội ngũ cán bộ của thành phố Đà Nẵng hiện nay.

- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng trong những năm tiếp theo.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ Đà Nẵng hiện nay

<i><b>3.2.Phạm vi nghiên cứu </b></i>

Đề tài đề cập đến vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng từ 2010 đến nay.

<b>4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. </b>

<i><b>4.1. Cơ sở lý luận. </b></i>

Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

<i><b>4.2.Phương pháp nghiên cứu </b></i>

- Nghiên cứu tài liệu - Phân tích, tổng hợp - So sánh - đối chiếu - Lịch sử - lôgic

<b>5. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu </b>

- Góp phần bổ sung, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Đánh giá thực trạng của đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ và sự vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp một số luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng các giải pháp nhằm vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở thành phố Đà Nẵng.

- Đề tài là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối – chính sách của Đảng về văn hố, xã hội…

<b>6. Bố cục đề tài nghiên cứu </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 03 chương:

<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ </b>

Chí Minh

<b>Chương 2: Thực trạng xây dựng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí </b>

Minh trong đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng

<b>Chương 3: Vận dụng phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây </b>

dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay

<b>7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu </b>

<i>Đề tài “Phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội </i>

<i>ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay” là vấn đề đang được quan tâm trong bối </i>

cảnh thành phố Đà Nẵng tiến hành cải cách hành chính. Phong cách Hồ Chí Minh đã được đề cập tới rất nhiều trong những năm gần đây khi Đảng ta chủ trương học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các khuynh hướng nghiên cứu được thể hiện theo ba khía cạnh cơ bản sau:

<i><b>Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và cơng tác cán bộ </b></i>

Ở khía cạnh này đã có các cơng trình nghiên cứu cơ bản là:

<i>Kỷ yếu hội thảo khoa học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gồm hàng </i>

trăm bài nghiên cứu nhiều nội dung trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là cơng trình đề cập tương đối tồn diện về vấn đề xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng.

<i> Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Nguyễn Phú Trọng và </i>

Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Cơng trình khoa học đã cung cấp những luận cứ cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển. Các tác giả đã đề cập đến nội dung về sự cần thiết cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là việc làm hệ trọng, quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

<i> Giáo trình trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính “Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Học viện Chính trị Quốc </i>

gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2017. Giáo trình đã làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị vị trí và những yêu cầu đối với cán bộ. Vai trò của cán bộ được thể hiện ở chỗ cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Những yêu cầu của người cán bộ là yêu cầu về đạo đức cách mạng, về năng lực và yêu cầu về phong cách cán bộ. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh đã được đề cập cụ thể trong cơng trình này. Bên cạnh đó, giáo trình cịn đề cập đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ và sự vận dụng tư tưởng của Người về cán bộ và công tác cán bộ trong công cuộc đổi mới.

Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Các tác giả đã làm rõ khái niệm và vai trò quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng; những nội dung cơ bản của công tác cán bộ như đào tạo cán bộ, đánh giá cán bộ, sử dụng cán bộ; sự vận dụng của Đảng đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ trong công cuộc đổi mới.

<i><b>Thứ hai, phong cách Hồ Chí Minh đối với cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ </b></i>

Ở khía cạnh này đã có các cơng trình nghiên cứu cơ bản như sau:

<i>Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của GS, TS Đặng Xuân Kỳ, Nxb </i>

Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1997. Tác giả đã làm rõ nội dung toàn diện về phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học; đồng thời luận giải phương

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

pháp và phong cách Hồ Chí Minh qua các giai đoạn của cách mạng. Từ đó, cơng trình cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp và phong cách của Hồ Chí Minh vì nhiệm vụ cách mạng.

<i>Chuyên đề Phương pháp cách mạng và phong cách Hồ Chí Minh trong tập bài </i>

giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh của Phân viện Hà Nội xuất bản năm 1997; của Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004. Nội dung chủ yếu của cơng trình là làm rõ khái niệm phương pháp, phong cách của Hồ Chí Minh, giúp cho người đọc hiểu được nội dung và ý nghĩa của vấn đề.

<i>Giáo dục cán bộ, đảng viên theo đạo đức cách mạng, phong cách tư duy khoa học Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2005. Cơng trình nghiên cứu nội </i>

dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ, trong đó chủ yếu đề cập việc rèn luyện đạo đức cho đội ngũ cán bộ. Điểm xun suốt của cơng trình khoa học là đã đưa ra được các giải pháp về việc giáo dục đội ngũ cán bộ có phong cách làm việc khoa học, rèn luyện cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực theo yêu cầu của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ngồi ra cịn có nhiều cơng trình đề cập đến nội dung về các phương pháp và phong cách cụ thể của Hồ Chí Minh như:

<i>Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh của Giáo sư, Tiến sỹ Hồng Chí Bảo, </i>

<i>Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005; Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh của tiến sỹ Phạm Văn Bính, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2007; Giáo trình trung cấp Lý </i>

<i>luận Chính trị - Hành chính “Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận </i>

<i>Chính trị, Hà Nội, 2017; Phong cách Hồ Chí Minh của Đỗ Hoàng Linh, Vũ Kim Yến (tuyển chọn và biên soạn), Nxb Chính trị uốc gia, Hà Nội, 2014; Những nội </i>

<i>dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Ban Tuyên giáo </i>

<i>Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội tháng 1 – 2017; Xây dựng </i>

<i>phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, Đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của Ban Tuyên </i>

giáo Trung ương, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018. Các cơng trình nêu trên đã nghiên cứu và luận bàn cụ thể đến hệ thống phong cách Hồ Chí Minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

yêu cầu cán bộ cần phải rèn luyện: phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong cách ứng xử và phong cách làm việc.

<i><b> Bộ sách: Phong cách ứng xử của Bác Hồ; Phong cách nêu gương của Bác </b></i>

<i>Hồ; Phong cách diễn đạt của Bác Hồ; Phong cách quần chúng của Bác Hồ; Phong cách sinh hoạt của Bác Hồ do Phan Tuyết sưu tầm tuyển chọn, Nxb Hồng Đức, Hà </i>

Nội, 2018. Bộ sách này đã phân tích cụ thể nội dung những phong cách Hồ Chí Minh, dẫn chứng lời nói việc làm của Người để khắc hoạ cho từng phong cách; đồng thời đưa ra đánh giá, ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh đối với cán bộ và nhân dân.

<i> Phong cách Hồ Chí Minh – Một tài sản vơ giá của PGS.TS Bùi Đình Phong </i>

đăng trong Tạp chí Tuyên giáo (Tạp chí của Ban Tuyên giáo Trung ương), số 8-2013. Tác giả làm rõ giá trị vĩnh hằng của phong cách Hồ Chí Minh với bốn nội dung cơ bản: 1- Cuộc đời cách mạng Hồ Chí Minh là một sự trải nghiệm trở nên huyền thoại; 2- Đứng ở đỉnh cao quyền lực nhưng Hồ Chí Minh khơng dựa vào quyền lực để buộc mọi người phục tùng; 3- Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến nhân dân; 4- Hồ Chí Minh nghiêm minh trong việc thưởng phạt, khen chê.

Có thể nói rằng, ở khía cạnh phong cách Hồ Chí Minh đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập và làm rõ khái niệm, nội dung hệ thống phong cách Hồ Chí Minh (phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc, phong các ứng xử và phong cách sinh hoạt), ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh đối với việc rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng.

<i><b>Thứ ba, hướng nghiên cứu vận dụng phong cách, phương pháp tư tưởng Hồ </b></i>

Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở Đà Nẵng Ở vấn đề này có một số cơng trình cơ bản sau:

<i>Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tại thành phố Đà Nẵng của PGS. TS. Nguyễn Thị Tâm - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí </i>

Minh khu vực III đăng ở Tạp chí Nhà nước (Báo điện tử) ngày 31/5/2016. Nội dung của cơng trình đã đề cập đến thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng trong những năm gần đây, từ đó tác giả đã đưa các nhóm giải pháp nhằm xây

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

dựng đội ngũ chủ chốt cấp cơ sở có đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới của thành phố.

<i>Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” của Mai Thu, đăng ở trang Thông tin Điện tử Thành phố </i>

Đà Nẵng ngày 22/12/2016. Bài viết chỉ mới điểm qua một vài thông tin trong việc thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị tại thành phố Đà Nẵng. Từ vấn đề đó, tác giả đưa ra một số giải pháp để đưa nội dung của đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ của thành phố Đà Nẵng.

Thực tế cho thấy, hướng nghiên cứu vận dụng phong cách, phương pháp tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ ở Đà Nẵng cịn rất ít cơng trình khoa học. Các cơng trình nêu trên tập trung đề cập đến nội dung cơ bản trong xây dựng đội ngũ cán bộ; trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu phát triển chung.

Như vậy, mặc dù đã có sự nghiên cứu chuyên sâu về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhưng chưa có cơng trình nghiên cứu chun sâu vấn đề vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ tại thành phố Đà Nẵng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tơi tiếp cận những cơng trình kể trên được xem như là cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài. Đây là nguồn tài liệu hữu ích mà đề tài kế thừa, tham khảo, để đưa vào làm sáng tỏ một số nội dung của Luận văn như: Khái niệm và nội dung phong cách Hồ Chí Minh; quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ; quan điểm của Đảng về tầm quan trọng của việc vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ nước ta hiện nay; một số giải pháp vận dụng phong cách Hồ Chí Minh vào xây dựng đội ngũ cán bộ thành phố Đà Nẵng hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>Chương 1 </b>

<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CÁN BỘ TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH </b>

<b>1.1. PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH CÁN BỘ 1.1.1. Quan niệm chung về phong cách </b>

Phong cách được hình thành, phát triển bắt nguồn từ thực tế đời sống của con người, cộng đồng dân cư, dân tộc và nhân loại. Do đó, cách tiếp cận nghiên cứu về phong cách tương đối đa dạng, tùy theo cách tiếp cận của mỗi ngành khoa học, mỗi nhà nghiên cứu xã hội. Để tìm được thống nhất trong quan niệm về phong cách rất khó. Với cách tiếp cận của đề tài, phong cách được hiểu theo những khía cạnh cơ bản sau:

Phong cách được hiểu theo nghĩa rộng tức là lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách của cá nhân hay lớp người được thể hiện ở lối sống, hành vi, ứng xử trong tất cả các mặt hoạt động.

Phong cách theo nghĩa hẹp, là cách thức riêng thể hiện ở các tác phẩm nghệ thuật của một tác giả, một thời đại, một vùng, xứ sở...; phong cách bao gồm phong độ, phẩm cách của con người (dáng vẻ, sắc thái bề ngoài; cách ứng xử, giao tiếp, sinh hoạt thể hiện những phẩm chất về tư tưởng, tình cảm, nội tâm bên trong của con người).

Theo Từ điển Tiếng Việt, phong cách được định nghĩa theo ba nội dung sau: 1- Phong cách là những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó (nói tổng qt). Ví dụ như: phong cách lao động mới, phong cách lãnh đạo, phong cách quân nhân, phong cách sống giản dị; 2- Phong cách là những đặc điểm có tính chất hệ thống về tư tưởng và nghệ thuật, biểu hiện trong sáng tác của một nghệ sỹ hay trong các sáng tác nói chung thuộc cùng một thể loại (nói tổng quát). Ví dụ: phong cách của một nhà văn, phong cách văn học nghệ thuật; 3- Phong cách là dạng của ngơn ngữ sử dụng trong những hồn cảnh xã hội điển hình nào đó, khác với những dạng khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm. Ví dụ: phong cách ngơn ngữ khoa học, phong cách chính luận, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật [36, tr.704-705].

Như vậy, khái niệm phong cách có thể được hiểu theo nghĩa hẹp, là chỉ giới hạn trong văn học, nghệ thuật. Còn theo nghĩa rộng, được thể hiện trong tất cả các mặt hoạt động của con người.

Phong cách luôn là một cái riêng, độc đáo, có tính hệ thống, ổn định và đặc trưng của chủ thể. Nó bị chi phối bởi các nhân tố như truyền thống văn hóa, lối sống, thói quen, điều kiện sống, sự trải nghiệm thực tiễn, dấu ấn cá nhân… Phong cách không được sinh ra bẩm sinh mà chỉ có thể được hình thành bởi sự phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi không ngừng của chủ thể.

<b>1.1.2. Phong cách cán bộ </b>

<i><b>* Quan niệm về cán bộ </b></i>

Thuật ngữ cán bộ được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, nhưng ở nước ta,

<i>danh từ cán bộ được sử dụng phổ biến từ sau cách mạng tháng Tám 1945. </i>

Ban đầu danh từ này được dùng nhiều trong quân đội để phân biệt chiến sĩ và cán bộ. Từ cán bộ dùng để chỉ những người làm nhiệm vụ chỉ huy từ tiểu đội phó trở lên, dần dần từ cán bộ dùng để chỉ tất cả những người hoạt động trong kháng chiến để phân biệt họ với nhân dân.

Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất cả những người thoát ly, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, quân đội, được hưởng lương.

Theo Từ điển tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa như sau: “1- cán bộ là người làm cơng tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước (cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị); 2- cán bộ là người làm cơng tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường khơng có chức vụ” [36, tr 121].

Trong lĩnh vực Pháp luật, khái niệm cán bộ được định nghĩa cụ thể. Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ Công chức 2008, cán bộ được định nghĩa như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước…

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [41, tr.5].

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề cán bộ được quan tâm đặc biệt. Người

<i>đã chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của chính phủ giải </i>

thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách vào cho đúng” [28, tr.269]. Như vậy, trong quan niệm của Bác, cán bộ có sự gắn kết mật thiết, là cầu nối của Đảng, Chính phủ với nhân dân; cán bộ là đầy tớ, cơng bộc của nhân dân.

Như vậy, có nhiều cách hiểu về cán bộ nhưng có thể nói rằng, cán bộ là một danh xưng rất đẹp, đầy niềm tự hào và vinh dự trong nhân dân ta. Cán bộ là những người có chức vụ, chuyên môn trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Nói đến cán bộ là nói đến một lớp người mới, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ hy sinh cho cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi với dân chúng.

<i><b>* Vai trị, vị trí của người cán bộ </b></i>

Cán bộ có vị trí, vai trị rất quan trọng trong các tổ chức, trong hệ thống chính trị. Nếu như Nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị thì đội ngũ cán bộ công chức là lực lượng nịng cốt vận hành cỗ máy hành chính nhà nước, giúp guồng máy hành chính hoạt động thông suốt từ trung ương đến địa phương. Cán bộ là đội ngũ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

có vai trị rất quan trọng trong hệ thống chính trị và hệ thống hành chính quốc gia, được xem như nguồn tài sản (nguồn vốn) vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc, “xương sống” của chính quyền; vì vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ có tính chất quyết định chất lượng của nền hành chính, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và sự phát triển của quốc gia.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng: cán bộ có vai trò quyết định đối với sự thành bại của cách mạng. V.I.Lênin đã khẳng định: Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó khơng đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào.

Ở nước ta, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [28, tr. 309]; “Cán bộ là tiền vốn của Đồn thể. Có vốn thì mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách, cơng tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành cơng, tức là có lãi. Khơng có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn” [29, tr. 356). Người còn nhấn mạnh: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [28, tr. 309), “Cán bộ tốt, việc gì cũng xong [28, tr. 280]. Có thể nói, những luận điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ là rất toàn diện, sâu sắc và nhất quán, là cơ sở để Đảng ta thực hiện công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị, vị trí của cán bộ, Đảng ta ln đề cao vai trò cán bộ và công tác cán bộ, coi đó là một trong những vấn đề có tầm quan trọng chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng. Nghị quyết 03-NQ/TƯ (ngày 18-6-1997) của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” đã khẳng định:

Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp, địi hỏi Đảng ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa [3, tr.1].

Như vậy, cán bộ có vị trí, vai trị quan trọng; cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Trong giai đoạn hiện nay, cán bộ cịn có vai trị là động lực cho cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

<i><b>* Phong cách của người cán bộ </b></i>

Phong cách cán bộ chính là con người cán bộ, là cách thức, phương pháp mà người cán bộ thể hiện đạo đức, phẩm chất, năng lực của mình trong q trình cơng tác và cuộc sống.

Phong cách của người cán bộ có quan hệ mật thiết với tư tưởng, đường lối và phương pháp cách mạng; tư tưởng, đường lối soi sáng, có ý nghĩa quyết định nhưng muốn thực hiện được phải có phương pháp đúng, khoa học để đưa đường lối vào cuộc sống, kết quả phụ thuộc vào phong cách của người cán bộ. Phong cách của người cán bộ cịn có quan hệ chặt chẽ với đạo đức và gắn với truyền thống, tập quán, thói quen.

Để thực hiện được nhiệm vụ cách mạng, mỗi người cán bộ phải thể hiện qua hoạt động thực tiễn với các vị trí mà mình đang đảm nhận. Ở mỗi vị trí khác nhau, cách thức thể hiện các tác phong, chuẩn mực đạo đức, năng lực làm việc cũng không giống nhau. Mặc dù mỗi người cán bộ thể hiện các phong cách khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất.

Phong cách của mỗi người nói chung, phong cách của cán bộ nói riêng khơng phải tự nhiên có mà phải qua q trình rèn luyện, tu dưỡng để hình thành, củng cố và phát triển. Do đó, xây dựng cho mình một phong cách mới, phong cách mang tính cách mạng và khoa học là công việc của mỗi người phải phấn đấu bền bỉ suốt

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

đời. Xây dựng phong cách của người cán bộ có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần quyết định đến việc thực hiện vai trị, vị trí của người cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, chỉ có những cán bộ có đức, có tài, có phong cách chuẩn mực mới đảm đương cơng việc dù cơng việc khó khăn, vất vả đến đâu, trong hồn cảnh khó khăn thế nào cũng có thể hồn thành.

<b>1.2. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH </b>

<b>1.2.1. Quan niệm về phong cách Hồ Chí Minh </b>

Trước Đại hội VII (tháng 6-1991), Đảng ta thường dùng khái niệm “tác phong” để nói về “tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “tác phong” được thay bằng “phong cách” trong cụm từ tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác.

<i>Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong </i>

<i>cách Hồ Chí Minh” được Bộ Chính trị khóa XII ban hành ngày 15/5/2016 đã định </i>

<i>nghĩa phong cách Hồ Chí Minh như sau: </i>

Đó là phong cách Hồ Chí Minh, phản ánh những giá trị cốt lõi trong tư tưởng, đạo đức của Người và được thể hiện vô cùng sinh động, tự nhiên, độc đáo, có sức thu hút, cảm hóa kỳ diệu trong hoạt động, ứng xử hằng ngày. Đó là: phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn gắn chặt lý luận với thực tiễn; phong cách làm việc dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, tới nơi, tới chốn; phong cách ứng xử văn hóa, tinh tế, đầy tính nhân văn, thấm đậm tinh thần yêu dân, trọng dân, vì dân; phong cách nói đi đơi với làm, đi vào lịng người; nói và viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm; phong cách sống thanh cao, trong sạch, giản dị; phong cách quần

<i>chúng, dân chủ, tự mình nêu gương [2, tr.2]. </i>

Như vậy, phong cách Hồ Chí Minh là những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn và gắn liền với tư tưởng, đạo đức của Người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ.

<b>1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh </b>

Phong cách Hồ Chí Minh khơng phải là thiên bẩm, nó được hình thành, củng cố và phát triển trên những cơ sở nhất định thuộc về khách quan và chủ quan.

<i><b>* Nhân tố khách quan </b></i>

Phong cách Hồ Chí Minh có sự ảnh hưởng, quy định từ yếu tố gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin.

<i>Trước hết, nhân tố gia đình </i>

Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà Nho, cha mẹ, anh chị giàu lòng yêu nước, nhân ái, sống chuẩn mực là tấm gương ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển phong cách của Người.

Ảnh hưởng từ nhân cách và định hướng giáo dục của Cha: Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuệ, học vấn, mà cịn truyền lịng nhiệt huyết, chí khí mạnh mẽ và động lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc. Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghệ, lòng yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc và theo suốt cuộc đời Hồ Chí Minh sau này.

Ảnh hưởng từ người mẹ nhân từ và hiền hậu - Bà Hoàng Thị Loan: Người mẹ hiền đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Bà đã giáo dục con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điệu dân ca xứ Nghệ, bằng tục ngữ, ca dao...; dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết yêu lao động, biết làm những việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Chính mẹ đã tập cho con những việc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuộc hàng ngày của cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Sau này, qua quá

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trình bơn ba qua khắp các đại dương, các châu lục tìm tịi, khảo nghiệm con đường cứu nước giải phóng dân tộc, Nguyễn Tất Thành đã tự lao động và đã làm nhiều nghề khác nhau để sống, để học tập và đấu tranh nhằm thực hiện ước mơ, hồi bão

<i>của mình. </i>

Có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình giữ vai trị quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh. Phong cách của Người cũng được định hình từ ảnh hưởng của nhân tố gia đình: lối tư duy độc lập, tự chủ; phong cách ứng xử linh hoạt, hài hòa, giàu lòng nhân ái với mọi người; phong cách làm việc khoa học, đặt việc nước việc dân lên trước; phong cách sinh hoạt giản dị, tiết kiệm…

<i>Thứ hai, truyền thống văn hóa dân tộc và thực tiễn đất nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX </i>

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam đã hun đúc những di sản văn hóa q báu như lịng u nước, tình cảm đồn kết thương u nhau trong cộng đồng, sự say mê trong lao động, sáng tạo, ý chí lạc quan, kiên trì nhẫn nại để vượt qua mọi khó khăn, thử thách; lòng chung thuỷ, hiếu nghĩa, khoan dung, vị tha…Chính những truyền thống ấy đã thấm sâu và ảnh hưởng đến tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nếp nghĩ, cách làm việc, cách ứng xử, sinh hoạt của Người đều mang đậm cốt cách truyền thống của dân tộc: luôn đặt việc nước, việc dân lên trước; hài hịa, có lý có tình, u thương, bao dung trong ứng xử; nhẫn nại, vượt qua mọi hoàn cảnh; cần cù, nỗ lực trong công việc; giản dị, tiết kiệm, lạc quan, gắn bó với thiên nhiên trong cuộc sống…

Đặc biệt, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh đất nước bị đô hộ, nhân dân mất tự do, chứng kiến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp vào cuối thế kỷ XIX thế kỷ XX nên Người đã sớm hình thành tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo và phù hợp với thực tiễn dân tộc. Hoàn cảnh lịch sử đã hình thành và rèn luyện phong cách Hồ Chí Minh: phong cách của chiến sĩ cách mạng yêu nước, luôn tìm tịi mọi phương pháp để giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, tự do cho nhân dân. Hồn cảnh ấy cũng địi hỏi Người có tinh thần lạc quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

cách mạng, làm việc hết mình, sinh hoạt đơn giản, tiết kiệm, có cách ứng xử linh hoạt với mọi đối tượng: chân thành, thương yêu, đoàn kết với nhân dân; tỉnh táo, kiên quyết, mềm dẻo với kẻ thù…

<i>Thứ ba, văn hóa nhân loại </i>

Tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh khơng chỉ kết tinh từ những giá trị của dân tộc mà còn bắt nguồn từ tinh hoa văn hoá nhân loại cả phương Đông và phương Tây.

Trong văn hố phương Đơng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kế thừa và phát triển những nhân tố tích cực của Nho giáo. Trong các tác phẩm bài viết, bài nói của mình, Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến khái niệm phạm trù, mệnh đề của Nho giáo; trong tư duy, diễn đạt, ứng xử hay sinh hoạt của Hồ Chí Minh, các chuẩn mực cơ bản của Nho giáo đều có sự hiện hữu nhất định. Đối với Hồ Chí Minh, khi vận dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, Người cũng đồng thời phê phán, loại bỏ những yếu tố tiêu cực của học thuyết đó. Chẳng hạn, chữ “trung”, “hiếu” trong Nho giáo là trung với vua, hiếu với cha mẹ, thì được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới là trung với nước, hiếu với dân; Nho giáo hà khắc, coi nhẹ phụ nữ thì Hồ Chí Minh coi trọng và hướng đến sự bình đẳng… Cùng với Nho giáo, Phật giáo cũng được Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng, đó chính là tinh thần từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn, không phân biệt đối xử với mọi giới tính, giai tầng.

Hồ Chí Minh là hiện thân của một bậc hiền triết phương Đông – là hiền triết hành động, cốt cách phương Đông của Người thể hiện không chỉ là văn hoá ứng xử, một chủ nghĩa nhân văn cao cả, một tấm lòng thương yêu con người vô bờ bến mà cịn thể hiện một bản lĩnh khơng bao giờ chịu khuất phục “Giàu sang khơng quyến rũ, nghèo khó khơng chuyển lay, uy vũ khơng khuất phục” mà cịn thể hiện ở phương pháp, phong cách tư duy và hành động.

Đối với văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng nhân văn, dân chủ tư sản của cách mạng Pháp, Mỹ, văn hoá Phục hưng, Thế kỷ ánh sáng của các cuộc cách mạng tư sản phương Tây. Văn hoá phương Tây ảnh hưởng tới phong cách Hồ Chí Minh, đó là tính độc lập, sáng tạo, hiện đại, khoa

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

học, là sự bình đẳng, tiến bộ. Cũng như khi đến với những giá trị văn hố phương Đơng, Hồ Chí Minh tiếp thu những giá trị tư tưởng văn hoá phương Tây với tinh thần chọn lọc phê phán, Người vận dụng và phát triển các trào lưu tư tưởng và văn hoá ấy lên một trình độ mới phù hợp với yêu cầu mới của dân tộc và thời đại.

<i>Thứ tư, Chủ nghĩa Mác- Lênin </i>

Chủ nghĩa Mác – Lênin có ảnh hưởng lớn lao đến tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận duy vật biện chứng khoa học, cách mạng để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thực tiễn, tích luỹ kiến thức tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Chính học thuyết này đã giúp Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước đương thời, khắc phục cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc đúng đắn bằng con đường cách mạng vô sản. Mọi phong cách của Hồ Chí Minh từ tư duy, diễn đạt cho đến làm việc, ứng xử, sinh hoạt đều thể hiện rất rõ tinh thần, phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin và các lãnh tụ cách mạng mácxit. Đó là phương pháp tư duy, hành động biện chứng, cách mạng; lối ứng xử, làm việc, sinh hoạt khoa học, mang tính đảng của một người cộng sản, mọi vấn đề đều hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản.

Tóm lại, phong cách Hồ Chí Minh được hình thành và phát triển dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố khách quan là bản chất gia đình, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa thế giới và chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong các nhân tố khách quan này, chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố quan trọng nhất, quyết định nhất đến phong cách Hồ Chí Minh - phong cách của người cộng sản cách mạng vì mục tiêu giải phóng dân tộc và nhân loại.

<i><b>* Nhân tố chủ quan </b></i>

Nhân tố chủ quan quyết định đến sự hình thành phong cách Hồ Chí Minh. Các nhân tố chủ quan cơ bản đó chính là: Trí tuệ, bản lĩnh, đạo đức, phương pháp cách mạng, hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.

Trí tuệ Hồ Chí Minh là trí tuệ lỗi lạc thể hiện ở tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

mạng trên thế giới, trong đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trí tuệ đó vừa là thiên bẩm vừa là kết quả của sự khổ công học tập nhằm tiếp thu những tri thức, kinh nghiệm, vốn sống của thời đại và kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Bản lĩnh Hồ Chí Minh thể hiện ở việc dám nghĩ đến những “nghịch lý táo bạo” và theo đuổi đến cùng, ở việc dám chịu trách nhiệm đối với sự nghiệp mình đang theo đuổi. Bản lĩnh Hồ Chí Minh là sự kết tụ và phát huy mạnh mẽ, sáng tạo bản lĩnh dân tộc Việt Nam trong tư tưởng, trong hành động, trong mọi ứng xử của con người giàu chất người nhất trên thế giới này.

Từ những bước đi ban đầu trên hành trình tìm đường cứu nước cho đến khi trở thành người lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua bao khó khăn, thử thách để đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác là minh chứng sinh động, thuyết phục nhất cho bản lĩnh ấy. Ngay cả trên đất Pháp, là người xa xứ, Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp; trong các cuộc tranh luận để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Pháp Nguyễn Ái Quốc còn dám mạnh mẽ chất vấn một thành viên là người Pháp: “Nếu đồng chí khơng lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí khơng bênh

<i>vực các dân tộc thuộc địa thì đồng chí làm cái cách mạng gì?” [25, tr. 466]. Bản </i>

lĩnh Hồ Chí Minh là bản lĩnh của một lãnh tụ thiên tài, dám đặt ra và giải quyết những vấn đề lý luận có ý nghĩa thực tiễn.

Đạo đức Hồ Chí Minh là trong mọi hồn cảnh, trong mọi cương vị đều giữ vững sự thanh cao, giản dị, liêm chính, tiết kiệm, đều trung với nước, hiếu với dân và yêu thương con người, đoàn kết quốc tế. Đạo đức của Người là đạo đức mới, đạo đức hành động.

Phương pháp cách mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, sự nghiệp và phong cách Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh khơng có định nghĩa về phương pháp cách mạng, nhưng lại có nhiều tác phẩm, trong đó vạch rõ cho những người cách mạng cách lãnh đạo, cách tổ chức, cách làm, cách học, cách vận động dân chúng cũng như cách thuyết phục kẻ thù, cách công, cách thủ khi đánh giặc, cách xây dựng đất nước cũng như cách bảo vệ Tổ quốc… Các cách thức này đều

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

mang tính nguyên tắc. Dựa vào các nguyên tắc đó những người cách mạng sẽ tự điều chỉnh hành động của mình, tự tìm kiếm cách thức và công cụ cụ thể để thực hiện nhanh nhất, có hiệu quả nhất nhiệm vụ được giao.

Hoạt động thực tiễn là nhân tố chủ quan quan trọng nhất hình thành tư duy, đạo đức, bản lĩnh, phương pháp Hồ Chí Minh – đây cũng là yếu tố quyết định đến hệ thống quan điểm, đạo đức, phong cách của Người. Bằng những hoạt động thực tiễn sôi nổi, đặc biệt là quá trình vạch đường, chỉ lối và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã hình thành trong Hồ Chí Minh một tư duy, phương pháp cách mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo; lối ứng xử hài hịa, tài tình trong mọi quan hệ, mọi hoàn cảnh; lối làm việc khoa học, thiết thực, hiệu quả.

Như vậy, những nhân tố khách quan và chủ quan đều có ảnh hưởng đến sự hình thành phong cách Hồ Chí Minh. Điều đáng chú ý là các nhân tố này được kết hợp hài hòa để tạo nên phong cách độc đáo của Hồ Chí Minh: vừa mang tính dân tộc vừa mang tính nhân loại, vừa giàu truyền thống lại rất hiện đại, vừa cao quý của người lãnh tụ vừa giản dị, gần gũi của một người bình thường. Nhà thơ Liên Xơ Ơ-xíp Man-đen-sơ-tam, vào cuối năm 1923, sau khi gặp gỡ, trò chuyện với Nguyễn

<i>Ái Quốc, đã viết một bài đăng báo Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ), có đoạn: “Từ Nguyễn </i>

Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, khơng phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tương lai,… Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mơng của tình hữu ái tồn thế giới” [25, tr.462 – 463].

<b>1.2.3. Hệ thống phong cách cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh </b>

<i><b>* Phong cách tư duy </b></i>

Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh là mẫu mực để chúng ta học tập, rèn luyện. Người đã thể hiện một phong cách tư duy khoa học và hiệu quả với những đặc trưng nổi bật như sau:

<i>Một là, phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo </i>

Phong cách này của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ Người không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào một luồng ý kiến nào, không bắt chước, “theo đuôi” ai, kể cả “theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

đi quần chúng”. Vì có tư duy độc lập, tự chủ, nên Người chọn con đường sang phương Tây để nghiên cứu, đồng thời dựa vào sức mạnh dân tộc là chủ yếu để cứu nước. Trong khi đó, các nhà tiền bối đương thời thường chủ trương cứu nước bằng cách dựa vào Nhật hoặc Pháp.

Đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh tiếp thu trên tinh thần của sự khát vọng giải phóng dân tộc, xã hội - giai cấp và giải phóng con người, thông qua hoạt động trong phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, chứ không theo kiểu kinh viện, tầm chương trích cú. Chúng ta thấy rất ít khi viết, Người trích dẫn nguyên văn những quan điểm của C. Mác, Ph. Ăng-ghen, V.I. Lê-nin cũng như của những nhà tư tưởng khác.

Sự đặc sắc trong tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh là kết quả từ phẩm chất, năng lực, là kết quả của một quá trình học tập, tu dưỡng, rèn luyện suốt cả cuộc đời, ở mọi lúc, mọi nơi của Người.

<i>Hai là, phong cách tư duy sáng tạo, khoa học, cách mạng và hiện đại </i>

Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ nó ln gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam, ở mục tiêu cách mạng là:

<i>dân giàu, nước mạnh. Trong Di chúc, Người nói về mong muốn cuối cùng của </i>

mình là: “Tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [34, tr. 624].

Hoàn cảnh thực tế Việt Nam trong từng giai đoạn, mỗi thời kỳ là một tiêu điểm làm cơ sở cho phong cách tư duy của Hồ Chí Minh. Người là mẫu mực trong phong trào cộng sản quốc tế đã vận dụng đúng đắn, sáng tạo lý luận Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể tạo nên những thành công của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đóng góp phát triển và làm phong phú lý luận Mác – Lênin theo đúng yêu cầu của “học thuyết mở”. Bởi vậy, Hồ Chí Minh có một số quan điểm khác với quan điểm tập hợp lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa - phong kiến của Đại hội VI Quốc tế Cộng sản (năm 1928), nhưng lại hoàn toàn đúng với Việt Nam - một

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nước thuộc địa, phong kiến - khi mọi giai cấp, tầng lớp trong cộng đồng người Việt Nam yêu nước đều có một “mẫu số chung” là giải phóng dân tộc.

Về vấn đề cách mạng Việt Nam, từ rất sớm, Người đã khẳng định cách mạng nước ta là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới và cho rằng:

Lý luận do kinh nghiệm cách mạng ở các nước và trong nước ta, do kinh nghiệm từ trước và kinh nghiệm hiện nay gom góp phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó thành ra lý luận. Nhưng phải biết khéo lợi dụng kinh nghiệm. Nếu thấy người ta làm thế nào mình cũng một mực bắt chước làm theo thế ấy. Thí dụ: nghe người ta nói giai cấp đấu tranh, mình cũng ra khẩu hiệu giai cấp đấu tranh, mà khơng xét hồn cảnh nước mình như thế nào để làm cho đúng [28, tr. 312].

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở nguyên lý chung của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã có quan điểm thực tiễn để vận dụng cho phù hợp với Việt Nam - một nước nông nghiệp sản xuất nhỏ, tiểu nông lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề và trong điều kiện vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược. Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh biểu hiện rõ ở chỗ, khi cho rằng, Việt Nam “không thể giống Liên Xơ” và “có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Đó là con đường tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không phải tiến hành ngay cuộc cách mạng vô sản và đi ngay vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như ở nhiều nước khác.

<i>Ba là, phong cách tư duy hài hịa, uyển chuyển, có lý có tình </i>

Phong cách tư duy này của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất ở chỗ luôn biết xuất phát từ cái chung, nhân loại, từ những chân lý phổ biến để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Người khẳng định: “Tuy phong tục mỗi dân một khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ” [27, tr.397].

Trong thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946, Người đã phân tích một cách sâu sắc cho những người bạn Pháp thấy rõ lòng yêu nước, yêu độc lập tự do của người Pháp và người Việt đều giống nhau. Người mong muốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

các bạn người Pháp ủng hộ lý tưởng độc lập tự do của nhân dân Việt Nam, bởi lẽ đó là lý tưởng của cả người Việt và người Pháp. Bức thư có đoạn nêu rõ:

Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ được tự do... Chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tơi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi [27, tr.75].

Với phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh ln gắn kết nhuần nhuyễn, biện

<i>chứng giữa lý tưởng cách mạng với đạo đức nhân văn. Trong Lời kêu gọi toàn quốc </i>

<i>kháng chiến (ngày 20-12-1946), mục đích và tinh thần của Lời kêu gọi có sức </i>

mạnh giục giã như lời hịch của núi sông, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hịa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, khơng hề có một chữ nào nói đến sự kích động hận thù và chém giết.

Bằng phong cách tư duy có lý có tình, Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn, hài hòa từ những sự việc trọng đại của đất nước đến những vấn đề cụ thể đối với cuộc sống của mỗi con người. Đối với những người lầm đường lạc lối, Người quan niệm: Năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp lại nơi bàn tay, trong mấy triệu người cũng có người thế này, người thế khác, nhưng cả thảy đều là dòng dõi tổ tiên ta.

<i><b>* Phong cách diễn đạt </b></i>

Phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, về ngơn ngữ diễn đạt (nói và viết), Hồ Chí Minh thể hiện tổng thể </i>

hài hịa, kết hợp giữa uyên bác với dân dã; hiện đại với cổ điển; văn hóa phương Đơng với phương Tây; truyền thống dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

Ngơn ngữ nói và viết của Hồ Chí Minh tập trung ở ba đặc trưng chủ yếu sau: - Nói, viết đúng đối tượng, hồn cảnh, mục đích và phương pháp

Với mỗi cương vị, mục đích và với đối tượng cần truyền đạt, Hồ Chí Minh đều có cách nói, cách viết phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Đối với nhân dân, Người luôn sử dụng ngơn ngữ đại chúng (bình dân) để mọi người đều hiểu được. Người cho rằng: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng”, “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng” [28, tr.346]. Đây là nét đặc sắc trong phong cách diễn đạt của nhà chính trị Hồ Chí Minh.

Trong cách nói và viết, Người ln dạy cán bộ ta phải nắm rõ các nguyên tắc: Nói, viết cái gì?; Nói, viết cho ai? ; Nói, viết để làm gì?; Nói, viết như thế nào? Người nhấn mạnh: Trước hết là cần phải tránh cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải”, làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” [30, tr.207].

Với đối tượng thực dân, đế quốc, Hồ Chí Minh sử dụng ngôn từ đanh thép, hoặc lối văn châm biếm sâu cay nhằm lên án tội ác, sự lừa bịp, mị dân của kẻ thù. Điều đó thể hiện rõ trong các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp; Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu, Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước ngày 17-7-1966...

- Nói và viết chân thực

Nói và viết chân thực là một trong những đặc trưng trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh. Các bài viết, bài nói của Người đều phản ánh rất chân thực các sự kiện mà Người nói đến. Từ những bài viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đến những bài viết cổ động tinh thần chiến đấu, sản xuất, Hồ Chí Minh đều có tư liệu cụ thể, thuyết phục. Người luôn dạy, mỗi người cán bộ khi viết cần bảo đảm tính chân thực, biết cái gì thì viết cái đó “có đúng nói đúng, có sai nói sai” [32, tr.144]. Người phê bình những cán bộ “chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu” khơng dám phê bình và tự phê bình, khơng dám nhìn vào sự thật: “Nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy” [33, tr.464].

Lối diễn đạt chân thực giúp những bài nói, viết của Hồ Chí Minh có sức thuyết phục cao với người đọc, đi vào lòng quần chúng nhân dân. Điều đó làm cho mục đích của việc diễn đạt luôn được thực hiện.

- Nói và viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Hồ Chí Minh thường dùng ngơn từ cơ đọng, hàm súc, hiếm khi có chữ thừa. Điều này xuất phát từ mục đích của Người, sử dụng ngơn ngữ nói và viết nhằm “cách mệnh, cách mệnh, cách mệnh”. Người cho rằng, nói và viết phải làm sao để có thể tuyên truyền sâu và rộng đến quần chúng nhân dân; muốn vậy, nói và viết phải ngắn gọn, dễ hiểu để phù hợp với trình độ của quần chúng. Bởi nếu quần chúng không hiểu được thì tun truyền khơng có ích gì, nhưng nếu chỉ ngắn gọn, dễ hiểu thôi chưa đủ mà cịn phải dễ nhớ, dễ thuộc. Có dễ nhớ mới dễ dàng truyền tai nhau để cùng nghe. Người chỉ rõ: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều” [28, tr. 346].

<i>Trong tác phẩm Đường kách mệnh (năm 1927) Hồ Chí Minh khẳng định: </i>

Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, khơng tơ vẽ trang hồng gì cả, v.v. Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đồn kết nhau mà làm cách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!![26, tr.283].

Như vậy, nguyên tắc nhất quán trong phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh là xác định rõ chủ đề, từ đó tìm ra cách nói, viết cho đúng, phù hợp với đối tượng nhằm đạt được mục đích đề ra.

Hồ Chí Minh nói tiếng nói của nhân dân, học tiếng nói của nhân dân, hay dùng ca dao, tục ngữ khi diễn đạt ý tưởng. Người diễn giải những vấn đề lý luận chính trị, về chủ nghĩa Mác – Lênin đến với mọi người một cách rõ ràng, đúng bản chất của vấn đề, dễ hiểu, không rườm rà, kinh viện. Ngôn ngữ của Hồ Chí Minh vì thế trở thành giá trị văn hóa dân tộc.

<i>Thứ hai, về “ngơn ngữ hành động” </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hành động là “ngôn ngữ đặc biệt” trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh; được xem là “những hành vi vô ngôn”. Phong cách diễn đạt bằng hành động của Hồ Chí Minh có hai đặc trưng tạo nên nét riêng, nét đặc biệt, đó là:

- Nói đi đơi với làm

Trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh, “nói đi đơi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, phương châm hoạt động chính trị mà cịn là biểu hiện sinh động cụ thể giữa ngơn ngữ nói, viết với hành động.

Trong tác phẩm Đường Kách mệnh xuất bản năm 1927, Người khẳng định tư cách của một người cách mệnh là “Nói thì phải làm”. Đây là tiêu chuẩn của một người làm chính trị, khi đã hoạt động chính trị, lời nói phải thống nhất và được thực hiện nghiêm túc thì mới đem lại hiệu quả.

Trong suốt cuộc đời, Hồ Chí Minh ln thực hiện nói đi đơi với làm. Người thường nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức, Người khơng nói mà chỉ làm. Người yêu cầu người cán bộ: “Cần phải có óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ khơng phải chỉ nói sng, chỉ ngồi viết mệnh lệnh ... phải thật thà nhúng tay vào việc” [28, tr.209].

Năm 1945, khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa ra đời, nhân dân ta phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm, Người đề xuất toàn dân tiết kiệm để giúp đồng bào bị đói, nêu cao tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Người kêu gọi: “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” [29, tr.233]. Hồ Chí Minh thực hiện triệt để những gì đã nói. Có những lần phải đi công tác tại các địa phương, do quần chúng quý mến và để động viên tinh thần kháng chiến của nhân dân nên Người vẫn dùng cơm cùng với đồng bào, nhưng khi về Người vẫn nhịn bù một bữa đúng như lời đã nói.

- Nêu gương sáng về đạo đức

Hồ Chí Minh quan niệm “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [27, tr.187]. Lấy bản thân để tuyên truyền, giáo dục, làm gương cho quần chúng noi theo là điểm đặc sắc, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

đạo đức của Hồ Chí Minh. Đó là phong cách diễn đạt thơng qua hành động rất hiệu quả của Người, có sức giáo dục và ảnh hưởng sâu rộng đến quần chúng nhân dân.

Người khẳng định: “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [25, tr.317]. Đối với Hồ Chí Minh, lấy gương người tốt, việc tốt để giáo dục lẫn nhau là “một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” [29, tr.233]

Nhận thức được vai trò và sức mạnh của sự nêu gương của người cán bộ trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh thường xuyên nhắc đến tấm gương đạo đức của V.I.Lênin:

Khơng phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc Châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về Người khơng gì ngăn cản nổi [34, tr.672].

Trong giai đoạn hiện nay, phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh vẫn cịn giá trị về lý luận và thực tiễn. Phong cách diễn đạt của Người đã vượt qua giới hạn của sử dụng ngôn ngữ thông thường và trở thành nghệ thuật giàu khả năng chinh phục, thấm sâu vào tâm hồn mỗi người dân Việt Nam.

<i><b>* Phong cách làm việc </b></i>

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh là một nội dung, bộ phận quan trọng hợp thành hệ thống chỉnh thể phong cách của Người; là một trong những tài sản vơ giá Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ta.

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh được biểu hiện ở một số đặc trưng chủ yếu sau:

<i><b>Thứ nhất, phong cách làm việc dân chủ </b></i>

Hồ Chí Minh cho rằng, trong chế độ ta “dân là chủ” và khi dân là chủ thì cách lãnh đạo phải dân chủ, không một người nào có thể hiểu được mọi thứ, làm hết được mọi việc. Do đó, Người yêu cầu mỗi cán bộ phải biết cách tập hợp được tài năng, trí tuệ của nhiều người, của tập thể để phấn đấu cho mục tiêu chung. Muốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

làm được như vậy trước hết phải tạo ra được một khơng khí dân chủ thực sự trong nội bộ. Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề.

Phong cách dân chủ Hồ Chí Minh được biểu hiện từ việc lớn tới việc nhỏ. Từ soạn thảo Tuyên ngôn độc lập đến viết một bài báo, Người đều tham khảo ý kiến của Bộ Chính trị hay những người xung quanh và tuân thủ chặt chẽ quy trình ra quyết định. Mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật… Người đều dựa vào đội ngũ trí thức, chuyên gia trong bộ máy của Đảng và Nhà nước, sao cho mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải được cân nhắc, lựa chọn thận trọng, để sau khi ban hành, ít phải thay đổi, bổ sung. Phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là biết động viên, khuyến

<i>khích, “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp </i>

dưới khơng sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật. Khi cần thiết, để lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, Người quyết định triệu tập Hội nghị chính trị đặc biệt (1964) - một “Hội nghị Diên Hồng” của thời đại mới.

<i>Thứ hai, phong cách làm việc khoa học </i>

Phong cách làm việc khoa học của Người thể hiện trên những điểm cơ bản đó là: Làm việc phải có mục đích rõ ràng, biết q trọng thời gian, giờ nào việc ấy; Chương trình, kế hoạch đặt ra trong làm việc phải sát hợp; Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng; Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm.

Làm việc phải có mục đích, kế hoạch rõ ràng, thiết thực; chương trình, kế

<i>hoạch đặt ra phải sát hợp, có trọng điểm. Muốn có kế hoạch khoa học thì việc </i>

chính, việc gấp thì làm trước. Khơng nên luộm thuộm, khơng có kế hoạch, gặp việc nào, làm việc ấy. Hết sức tránh chuyện vạch ra chương trình cơng tác thì quá nhiều mà kém thiết thực, đồng thời không vướng vào căn bệnh đánh trống bỏ dùi gây lãng phí tiền của, nhân lực, thời gian của nhân dân.

Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi khi xem xét và quyết định mọi việc đều phải điều tra, nghiên cứu, phân tích tồn diện, phải tơn trọng quy trình ra quyết định, tranh thủ ý kiến của tập thể lãnh đạo và quần chúng, phải biết quý trọng thời gian, giờ nào làm việc ấy. Hồ Chí Minh quan niệm: Thời giờ cũng cần phải tiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

kiệm như của cải, của cải hết cịn có thể làm thêm khi thời gian đã qua rồi không bao giờ kéo lại được... Người cán bộ phải biết tiết kiệm thời gian của mình, nhưng cũng phải biết tiết kiệm thời gian cho người khác. Cách tốt nhất là tập trung giải quyết dứt điểm từng công việc, không nên nay lần mai lữa, không ôm đồm, làm quá nhiều việc, dẫn đến nhiều việc không dứt điểm, không hiệu quả.

Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh luôn gắn liền với sự kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh sai sót. Người cho rằng: có việc gì, phải bàn tính kỹ lưỡng, phải suy tính kỹ lưỡng, chớ hấp tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều chớ gặp sao làm vậy. Sở dĩ như vậy, bởi lẽ phải xem xét kỹ lưỡng, hiểu biết rõ ràng các thứ và các mặt mâu thuẫn, mới tìm được cách giải quyết đúng đắn thì cách mạng mới thành cơng.

<i><b>Thứ ba, làm việc cụ thể, đến nơi đến chốn </b></i>

Một trong những nội dung biểu hiện đặc trưng phong cách làm việc của Hồ Chí Minh đó là cách làm việc cụ thể, rõ ràng, không chung chung. Đây là yếu tố rất quan trọng trong phong cách làm việc của một người cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, để có quyết định đúng, người cán bộ, đảng viên phải có phong cách làm việc cụ thể. Cụ thể thì mới hiểu rõ tình hình cơng việc, hiểu rõ tình hình cấp dưới, từ đó mới đưa ra được quyết định đúng đắn. Nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng “nồi vng úp vung tròn”, tức hỏng việc.

Phong cách làm việc cụ thể đòi hỏi lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình, phải chân óc nghĩ, mắt trơng, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm; cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể, phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời; đòi hỏi phải gắn lý luận với thực tiễn, biết việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể.

Phong cách làm việc tới nơi, tới chốn là cách làm việc chu đáo, triệt để, không bỏ dở. Tư tưởng và tấm gương của Hồ Chí Minh là một mẫu mực về “đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn”.

<i>Thứ tư, phong cách nêu gương, nói đi đơi với làm. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Làm gương có một vai trị to lớn và là một giá trị vững bền trong chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Hồ Chí Minh địi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng tốt, phải làm gương trong hành động công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi; ln ln nói phải đi đơi với làm để quần chúng và nhân dân noi theo.

Cái lớn nhất, cũng là cái cao quý nhất trong phong cách đạo đức của Hồ Chí Minh là làm gương, nói đi đơi với làm. Cả cuộc đời hoạt động cách mạng đầy hy sinh gian khổ của Người là sự thống nhất trọn vẹn giữa nhận thức và hành động, giữa nói và làm. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, đảng viên, nhân dân phải thực hành tiết kiệm, tiết kiệm sức lao động, thì giờ tiền bạc; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không xa xỉ, hoang phí, phơ trương hình thức. Bản thân Bác đã sống cả cuộc đời thanh bạch, từ ăn ở, đến phương tiện sử dụng hàng ngày, đồ dùng cá nhân cũng rất giản dị và tiết kiệm.

Như vậy, phong cách làm việc của Hồ Chí Minh có những đặc trưng chủ yếu là: dân chủ, khoa học, kỹ lưỡng, cụ thể, đến nơi, đến chốn. Mỗi đặc trưng trên đều phản ánh một khía cạnh riêng trong việc tiến hành và giải quyết công việc của Người nhưng nó gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên một phong cách làm việc hiệu quả. Trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh nghiên cứu, học tập và làm theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh.

<i><b>* Phong cách ứng xử </b></i>

Ứng xử là cách quan hệ giao tiếp, đối xử giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, ứng xử không chỉ được thể hiện qua lời nói, cử chỉ, nét mặt bề ngoài mà chủ yếu là ở sự chân thành của tình cảm và của mối quan hệ giữa chủ thể với đối tượng. Vì vậy, ứng xử được coi là biểu hiện tổng hợp của văn hóa - đạo đức, qua cách ứng xử có thể thẩm định được nhân cách của một con người.

Phản ánh nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức trong sáng của Người, nét chung tạo nên tính nhất quán trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là sự chân thành, bình dị, tự nhiên. Tìm hiểu phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

một phóng viên người Pháp nhận định: “Mềm dẻo hay kiên quyết khi cần thiết, nhưng bao giờ cũng tự chủ và vẫn giữ phong thái Việt Nam, Ông biết đương đầu với những biến động chính trị và lịch sử, đem cái sức toả sáng phi thường và vô vàn đức tính cao q của Ơng phục vụ sự nghiệp mà Ông là hiện thân” (tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh).

Phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh có những đặc trưng cơ bản sau đây:

<i>Một là, chân thành. Với mọi người, bất kể đó là người Việt Nam hay người </i>

nước ngoài, thuộc giai tầng nào, giới nào, có chính kiến, q khứ hay hiện tại ra sao, Hồ Chí Minh ln lấy sự chân thành để ứng xử. Chính sự chân thành, cái tâm trong sáng đã làm tan biến những e dè, ngần ngại, mặc cảm của những người khi gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Người thật lòng trong giao cảm, nên dễ dàng tạo được niềm tin, sức thuyết phục của mọi người đối với bản thân cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền cách mạng. Sự chân thành là một điểm nhấn trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, là điều mà Người học được từ những bậc tiền nhân của dân tộc và cũng là nét tinh túy của văn hóa phương Đông: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” - điều gì mà bản thân khơng muốn thì đừng làm với người khác.

<i>Hai là, tôn trọng, quý mến con người, khoan dung. Hồ Chí Minh ln ứng xử </i>

dựa trên cơ sở của tình người, yêu thương con người; đó là lịng nhân đạo, tính nhân văn, là sự khoan dung, độ lượng mà trước hết là dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ, những người dễ bị tổn thương trong xã hội, các cụ già, em nhỏ Người đã để lại vô vàn những câu chuyện cảm động về tình cảm, ứng xử văn hóa đối với nhân dân. Trong các bài báo, cuốn sách do Người viết, hiện lên số phận và sự thương cảm cho người lao động bị đế quốc đày đọa, từ ng-ười phụ nữ châu Phi, những thủy thủ, phu khuân vác Đắc-ca, Bra-xin, Xi-ry, Li-băng cho đến những công nhân, nông dân ở Ghi-nê, Đa-hô-mây.

Trong xây dựng Đảng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh thấm đẫm tính nhân văn. Đó là khi tự phê bình và phê bình phải góp ý cho nhau một cách thẳng thắn, có tính xây dựng, vì mục đích,

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

lợi ích chung chứ khơng vì quan điểm cá nhân mà trù dập, cơng kích, nhạ bệ lẫn nhau. Đối với cán bộ, đảng viên có lỗi, Hồ Chí Minh ln mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm vì theo Người: Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đạp cho tơi bời.

<i>Ba là, nghiêm khắc trong ứng xử với bản thân mình – đây là một phong cách </i>

ứng xử rất đặc biệt của Hồ Chí Minh. Con người có các mối quan hệ tương đối phong phú, phức tạp trong cuộc sống hằng ngày và Hồ Chí Minh chia các mối quan hệ đó thành ba loại: đối với mình, đối với người, đối với việc. Trong đó, mối quan hệ “đối với mình” (tức là tự mình đối với bản thân mình) là khó nhất. Khi ứng xử với các khách thể khác, Hồ Chí Minh ln thể hiện sự bao dung, độ lượng nhưng với bản thân mình Người hết sức nghiêm khắc. Đây cũng là một nét đặc sắc trong phong cách Hồ Chí Minh.

Theo Hồ Chí Minh, làm gương là bản thân mình phải tự giác làm gương mẫu, từ việc nhỏ đến việc lớn. Trong tác phẩm Đường kách mệnh, Người yêu cầu 23 nét tư cách của người cách mạng, trong đó u cầu đối với mình (tự mình phải) chiếm 14/23 nét: Cần kiệm; Hồ mà khơng tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà khơng nhút nhát; Hay hỏi; Nhẫn nại (chịu khó); Hay nghiên cứu, xem xét; Vị công vong tư; Không hiếu danh, khơng kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Giữ chủ nghĩa cho vững;

<i>Hy sinh; Ít lịng tham muốn về vật chất; Bí mật. </i>

Trong hoạt động cách mạng hay trong cuộc sống hàng ngày, Người luôn đề ra cho mình những mục tiêu cụ thể. Khi đã xác định mục tiêu thì dù hồn cảnh nào: ốm đau, bị bắt, bị tù, bị mua chuộc… Hồ Chí Minh vẫn luôn kiên định lý tưởng và nghị lực của người cộng sản kiên trung, kiên quyết thực hiện bằng được. Hồ Chí Minh khơng bao giờ cho phép bản thân có lối sống cẩu thả, dễ dãi, gặp chăng hay chớ, đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh. Người từng khẳng định: Nếu dân đói thì

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét Đảng và Chính phủ cũng có lỗi. Trong thực tế, có lúc nhân dân khơng hài lịng hay ốn trách cách mạng vì những sai lầm, thiếu sót. Gặp những vấn đề như vậy, Hồ Chí Minh ln nhận lỗi về phía mình trước; điển hình trong cải cách ruộng đất, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc năm 1952 – 1954, chúng ta đã gây ra những oan sai đáng kể gây nên sự bất bình của nhân dân và dư luận, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ nhận lỗi trước quốc dân và khắc phục hậu quả. Chính sự nghiêm khắc với bản thân và sự kiểm điểm quyết liệt trong nội bộ Đảng ta sau đó đã góp phần sửa sai, lấy lại niềm tin yêu của nhân dân.

<i><b>* Phong cách sinh hoạt </b></i>

Nét chung trong phong cách sinh hoạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh là rất mực giản dị, thanh cao, đạm bạc trong đời sống vật chất, nhưng lại vô cùng phong phú về những giá trị đạo đức, tinh thần; chứa chan tình yêu thương con người, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Điều này được thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:

<i>Một là, giản dị, thanh đạm, thanh cao. Bữa ăn hàng ngày của Hồ Chí Minh </i>

thường chỉ có canh cua, tương cà, dưa muối, cá kho với lá gừng…, đó là những món ăn quen thuộc mà Người ưa thích. Hồ Chí Minh ln nhắc các đồng chí phục vụ bữa ăn cho mình chỉ nấu vừa đủ, khơng để thừa, tránh lãng phí. Trang phục của Người cũng hết sức giản dị, kể cả khi tiếp những đoàn khách quốc tế đến Việt Nam.

<i>Hai là, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian và </i>

luôn đặt ra cho mình một kỷ luật chặt chẽ, giữ nếp trật tự. Hồ Chí Minh thường đọc báo chí, bản tin trước giờ làm việc, đánh dấu các bài cần chú ý để tiện việc theo dõi, trao đổi ý kiến và sử dụng khi cần thiết. Những công việc trong ngày, trong tuần, trong tháng đều được Người bố trí một cách hết sức hợp lý, chú ý sao cho tốn ít thời gian, ít làm phiền đến cơ sở mà lại có hiệu quả nhất.

<i>Ba là, chú ý rèn luyện sức khỏe. Trong những năm kháng chiến, Chủ tịch Hồ </i>

Chí Minh ln khuyến khích và cùng anh em trong cơ quan tăng gia sản xuất để cải thiện bữa ăn hàng ngày, tập võ hay chơi bóng chuyền để nâng cao thể lực và sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

khỏe, phòng tránh bệnh tật, ốm đau. Những năm tháng sống ở trong khu Phủ Chủ tịch, Người thường luyện gân tay bằng cách nắm hai hịn cuội, luyện đơi chân bằng cách đi bách bộ. Cho đến những năm cuối đời, Người vẫn cố đi dạo và mỗi ngày đi thêm mấy chục mét với hy vọng duy trì sức khỏe để đi thăm đồng bào, chiến sĩ miền Nam.

<i>Bốn là, yêu thương con người, gắn bó với tình yêu thiên nhiên. Trong cuộc </i>

sống hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất yêu thiên nhiên và sống gắn bó, hịa vào thiên nhiên. Trong những năm tháng đi tìm đường cứu nước, dù phải làm việc cực nhọc trên những con tàu, Người vẫn thường dậy sớm để ngắm trời biển. Dù phải làm đủ mọi nghề để kiếm sống và để hoạt động cách mạng, Người vẫn tìm cách đi thăm nhiều nơi, nhiều cảnh đẹp, nhiều cơng trình cổ kính, chiêm ngưỡng kiến trúc kỳ vĩ của La Mã cổ đại.

Khi trở về Tổ quốc, Hồ Chí Minh đích thực sống hòa nhập với thiên nhiên. Những năm tháng ở Thủ đô Hà Nội, Người sống trong ngôi Nhà sàn có nhiều cây cối, có ao ni cá. Người trồng đủ các loại hoa, có hàng rào hoa dâm bụt bao quanh như ở làng Sen; phía sau nhà cũng có đủ loại cây như cam, bưởi, hồng, táo, xồi, dừa…

Hồ Chí Minh luôn chú ý bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái. Người đã đề xướng phong trào “Tết trồng cây”, vì việc này tốn kém ít mà lợi ích rất nhiều: “Mùa Xuân là tết trồng cây - Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Phong trào trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc do Người phát động ngày nay đã trở thành một phong tục tập quán tốt đẹp trong nhân dân.

Hồ Chí Minh thể hiện tình u thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước, tình yêu con người, vì hạnh phúc của con người, vì sự phồn vinh của đất nước. Người căn dặn: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Nhân dịp trồng cây trên đồi Vật Lại, Ba Vì, Người đã mời một số cán bộ có trách nhiệm đến bàn tiếp vấn đề trồng người. Bác căn dặn phải bắt đầu từ việc chăm sóc cây mới trồng, từng con người mới lớn, nâng niu từng tấm gương người tốt, việc tốt xuất hiện ở trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu triệu quần chúng nhân dân

</div>

×