Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.11 MB, 93 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại kéo theo nhu cầu ăn uống cũng ngày được nâng cao. Ăn uống như thế nào để bảo vệ sức khoẻ cũng là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Một trong những xu hướng ăn uống lành mạnh được giới trẻ quan tâm hiện nay là “Eat Clean”. Đây là chế độ dinh dưỡng hướng đến các thực phẩm sạch, không qua chế biến hoặc ít chế biến, ít chất phụ gia giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại sự phải phổ biến của các quan ăn ở hình thức “Eat Clean” lại chưa cao, nhất là ở khu vực làng Đại học Quốc gia (ĐHQG) làm cho nhu cầu của các bạn sinh viên và người dân đang sinh sống, làm việc trong khu vực này chưa được đáp ứng kịp lúc. Nhận thấy vấn đề đó, dự án Fit&Clean được hình thành để không chỉ giúp nhu cầu của mọi người được đáp ứng mà dự án cũng mong muốn đóng góp để giải quyết các vấn đề khác về kinh tế - xã hội của người dân và sinh viên xung quanh khu vực này.
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Lý do thực hiện dự án
Với sự phát triển ngày một hiện đại của khoa học - công nghệ, con người cũng ngày càng ưa chuộng sự tiện lợi trong cuộc sống. Sự tiện lợi đó bao gồm việc cắt giảm thời gian và công sức trong các hoạt động thường ngày đặc biệt là hoạt động nấu nướng. Chính vì vậy, thực phẩm đóng hộp hay thực phẩm đã qua chế biến rất được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn tác động xấu tới sức khỏe nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Theo tổng hợp nghiên cứu của Elizabeth và cộng sự (2020), những thực phẩm này góp phần gây nên tình trạng thừa cân, béo phì và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch, tiểu đường loại II hoặc thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Một tín hiệu đáng mừng là hiện nay rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, ý thức được tác hại của việc sử dụng thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn quá mức đến sức khỏe của bản thân cũng như gia đình và đã áp dụng nhiều chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Theo khảo sát của YouNet Media thực hiện năm 2017, cải thiện cuộc sống về mọi mặt là động lực để người Việt Nam theo đuổi thói quen ăn uống lành mạnh bên cạnh một số nguyên nhân khác được thể hiện trong hình 1.1.
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Hình 1.1: Nguyên nhân người tiêu dùng Việt muốn theo chế độ ăn uống lành mạnh Nguồn: YouNet Media Eat clean là một trong số những phương pháp được sử dụng trong việc ăn uống lành mạnh, tuy nhiên, phương pháp này còn khá mới ở thời điểm năm 2017-2018 khi xếp thứ 8 trong top các xu hướng ăn uống lành mạnh theo hình 1.2 và chỉ thực sự trở nên phổ biến từ năm 2019.
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Hình 1.2: Nguyên nhân người tiêu dùng Việt muốn theo chế độ ăn uống lành mạnh Nguồn: YouNet Media “Eat clean” không phải là một chế độ ăn kiêng mà là một phương pháp ăn uống với nguyên tắc cơ bản là chọn thực phẩm gần với nguyên bản tự nhiên nhất có thể. Cụ thể hơn, phương pháp này khuyến khích chúng ta hạn chế tối đa thực phẩm đóng hộp, các thực phẩm chế biến sẵn và chủ yếu sử dụng thực phẩm tự nhiên, hữu cơ dưới dạng ít chế biến nhất. Ví dụ trái cà chua, với "eat clean", đó có thể là món salad cà chua dầu giấm, chúng ta chỉ việc rửa sạch, cắt cà chua ra và ăn, không chế biến nhiều, trong khi cũng là trái cà chua nhưng trong chai nước sốt bán tại siêu thị lại là một sản phẩm công nghiệp trải qua quá trình chế biến phức tạp với nhiều hương liệu và gia vị (Ly Bùi, 2021).
Sự phát triển của mạng xã hội cùng sự xuất hiện của những người có ảnh hưởng trong một số lĩnh vực về fitness hay thực phẩm như huấn luyện viên fitness Hana Giang Anh, nhà sáng lập Kitchen Art Đào Chi Anh và một số người nổi tiếng khác đã góp phần giúp cho chế độ ăn “eat clean” được biết đến rộng rãi hơn tại Việt Nam từ năm 2019. Xu hướng này ngày càng lan rộng khi có vơ vàn kênh mạng xã hội chia sẻ các bí quyết lựa chọn thực phẩm và cách chế biến món ăn tại nhà. Tuy nhiên, chế độ này chỉ thực sự phát huy tác dụng khi người dùng có được thực đơn khoa học và phù hợp với thể trạng của mình, đặc biệt nhất vẫn là chế biến đúng cách. Vì vậy, nhiều người đã lựa chọn tìm đến các địa chỉ kinh doanh “eat clean” để đặt phần ăn hàng ngày hoặc mua combo theo tuần và theo tháng. Đối với những người có cơng việc bận rộn cùng quỹ thời gian eo hẹp, cần sự nhanh chóng và thuận tiện sẽ lựa chọn hình thức đặt phần ăn online qua ứng dụng công nghệ.
Hiện tại ở Việt Nam cũng có một số địa chỉ kinh doanh dịch vụ ăn uống theo phương pháp “eat clean” nhưng đa phần nằm trong các quận trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, còn ở Thành phố Thủ Đức hầu như chỉ kinh doanh online và thực đơn xoay vòng theo tuần, chưa có kiểu quán ăn dành riêng cho chế độ này. Trong khi đó, khu vực Thủ Đức là nơi tập trung khá nhiều trường Đại học với sinh viên là những người trẻ ưa thích trải nghiệm ăn uống, sử dụng mạng xã hội thường xuyên nên ít nhiều cũng đã từng nghe qua cụm từ “eat clean” và cũng có nhu cầu được cải thiện sức khỏe thơng qua bữa ăn hàng ngày. Nhận thấy được tiềm năng của thị trường này, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện dự án đầu tư “Quán ăn “eat clean” tại khu đô thị 6
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">ĐHQG - TPHCM” trong giai đoạn 05 năm đầu của dự án và sau đó sẽ mở rộng thành một chuỗi quán ăn ở Thành phố Thủ Đức. Nhóm nghiên cứu đánh giá mơ hình qn ăn “eat clean” trong khu đơ thị ĐHQG - TPHCM là một mơ hình khả thi và mang lại nhiều giá trị cho khách hàng nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung.
1.2 Giới thiệu chung về dự án đầu tư - Tên dự án: Fit&Clean
- Ý nghĩa tên dự án: Tên dự án nói lên hai giá trị mà dự án mang lại cho người tiêu dùng.
Thứ nhất, quán mong muốn rằng khi khách hàng đến với quán không chỉ được ăn no, ăn ngon mà còn quan trọng là phải “Fit”, nghĩa là khách hàng sẽ không cần quá bận tâm về việc dư thừa calo dẫn đến các vấn đề về cân nặng. Ngoài ra, khách hàng có thể đảm bảo các món ăn được chế biến tuân theo tiêu chuẩn của phương pháp “eat clean”.
Thứ hai, quán ăn mong muốn cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm xanh, sạch để không chỉ giúp họ giữ được dáng mà còn tốt cho sức khỏe của mình. - Logo:
- Chủ đầu tư: Nhóm 3
- Đặc điểm chủ đầu tư: Chủ sở hữu dự án tự đầu tư và góp vốn - Mục tiêu kinh doanh:
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">1. Mục tiêu kinh doanh
+ Năm 0 (Thời kỳ chuẩn bị, chưa thực hiện hoạt động kinh doanh): tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm mặt bằng, xây dựng cửa hàng, tìm nguồn nguyên liệu đầu vào, tuyển nhân viên để vận hành dự án.
+ 5 năm đầu hoạt động: tiến hành hoạt động bán hàng, hoạt động marketing quảng bá sản phẩm để thâm nhập thị trường và dần mở rộng thị phần. Mục tiêu chiếm được tối thiểu 60 - 70% thị phần khu vực khu đô thị ĐHQG ở năm thứ 5. + 5 năm tiếp theo: tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh sang các khu vực
trong Thành phố Thủ Đức gồm: Dĩ An (Bình Dương), quận 9, quận 2. 2. Mục tiêu tài chính:
+ Thu hồi được vốn trong thời gian từ 2 năm hoạt động, dự kiến vốn đầu tư khoảng 370.423.333 triệu VNĐ.
+ Đạt được lợi nhuận ít nhất 200 triệu VNĐ trong năm đầu tiên sau khi hòa vốn, và tăng trưởng trung bình 30% mỗi năm sau đó.
3. Các hoạt động chính:
+ Giai đoạn chuẩn bị: nghiên cứu thị trường thông qua các số liệu sơ cấp và thứ cấp, tìm nguồn ngun liệu đầu vào với chi phí hợp lý, tìm mặt bằng và xây dựng cửa hàng, bán thử sản phẩm qua hình thức online hoặc đặt hàng qua page và nhận phản hồi từ khách hàng.
+ Giai đoạn hoạt động: xây dựng cửa hàng và bắt đầu mở bán tại chỗ, tuyển dụng và đào tạo nhân viên phục vụ, đầu tư cho hoạt động marketing quảng bá sản phẩm, giữ mối quan hệ với nhà cung cấp để giảm áp lực về giá nguyên liệu đầu vào.
+ Giai đoạn kết thúc: nghiên cứu các nguyên liệu mới để đa dạng hóa món ăn của quán, đầu tư mở rộng sang các khu vực lân cận.
- Sản phẩm và dịch vụ chính:
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Fit&Clean cung cấp hai sản phẩm chính gồm: đồ ăn và thức uống. Trong đó, nguồn thu nhập đến từ đồ ăn sẽ là chủ yếu.
Về đồ ăn, quán cung cấp thức ăn với 2 tiêu chí:
1. Sạch: vì đặc tính của việc “eat clean” là sẽ ăn những sản phẩm khơng có hoặc ít cơng đoạn nấu nướng. Do đó, thực phẩm sạch là ưu tiên hàng đầu để tránh việc khách hàng ngộ độc thực phẩm.
2. Ít calo: các thực phẩm sẽ khơng có hoặc ít trải qua cơng đoạn nấu nướng. Điều này phục vụ xu hướng “eat clean” theo nhiều mục đích khác nhau của thực khách hiện nay.
Về nước uống, quán cung cấp các loại nước uống như sữa bắp, sữa đậu nành, hoặc các loại nước ngọt không calo.
- Thị trường tiêu thụ và khách hàng:
1. Thị trường tiêu thụ: nhóm lựa chọn xây dựng quán ăn ở khu vực gần ký túc xá khu B - ĐHQG do nơi đây tập trung cả sinh viên từ các trường thành viên ĐHQG cũng như các trường trong Thành phố Thủ Đức gồm: Sư Phạm Kỹ Thuật, Nông Lâm, HUTECH,... Điều này giúp cho hình ảnh và sản phẩm của quán sẽ tới được nhiều người hơn.
2. Khách hàng mục tiêu: dự án nhắm đến các đối tượng khách hàng sau: - Sinh viên trong chế độ ăn lành mạnh: đây là nhóm khách hàng có tần
suất ăn thường xuyên cao do họ cần các thực phẩm vừa ít calo vừa đủ dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe.
- Sinh viên tập luyện thể thao: đây là nhóm có tần suất ăn ít hơn do chế độ ăn của họ có thể khác so với phương pháp “eat clean”.
- Sinh viên không tập luyện thể thao hay trong chế độ ăn lành mạnh: đây là nhóm có tần suất ăn không nhiều, chủ yếu là muốn đổi mới, muốn trải nghiệm hoặc chịu ảnh hưởng từ bạn bè.
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">- Người dân sinh sống trong khu vực: đây là nhóm có tần suất ăn khơng ổn định và khó để khảo sát do giới hạn về nguồn lực và chi phí nhưng có thể có nhu cầu “eat clean”.
- Sơ đồ tổ chức mơ hình kinh doanh:
- Tổng vốn đầu tư: 370.423.333
- Nguồn vốn huy động của dự án: 30% vốn tự có của chủ sở hữu và 70% vốn vay ngân hàng.
- Thời hạn đầu tư của dự án: 5 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động
- Cơng suất dự án: Có khả năng cung ứng khoảng 590 khẩu phần ăn/ngày dành cho khách đến trực tiếp quán và đặt hàng online.
- Sản lượng sản xuất: Tối đa 590 khẩu phần/ngày
- Nguồn cung cấp nguyên liệu: Chợ đầu mối và các nhà cung cấp ở khu vực xung quanh quận Thủ Đức và quận 8.
- Hiệu quả kinh tế - xã hội: Bên cạnh lợi ích về lợi nhuận, dự án tập trung nâng cao các hiệu quả về kinh tế, xã hội, và môi trường. Với phương châm “phát triển lâu dài, bền vững”, dự án không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân tại khu vực khu đô thị ĐHQG mà còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một doanh nghiệp đối với xã hội. Dự án đảm bảo với trang thiết bị hiện đại, cách xử lý rác thải theo tiêu chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường xung quanh.
10
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">1.3 Căn cứ pháp lý của dự án
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2015 số 59/2020/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Luật số 03/2022/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/VBHN-VPQH.
Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thông tư 215/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thơng tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ Y tế : Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.
Nghị định 92/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.
Nghị định 79/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
11
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">CHƯƠNG 2: KẾ HOẠCH VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU LỰA CHỌN QUÁN ĂN EAT CLEAN
2.1 Thông tin chung 2.1.1 Mục tiêu khảo sát
Thu thập thông tin của các đối tượng đã, đang và sẽ có nhu cầu lựa chọn chế độ “eat clean” để tìm hiểu xu hướng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, làm cơ sở thu thập và phân tích dữ liệu của một số yếu tố tác động đến thành công dự án quán ăn “eat clean” từ đó ra quyết định cho dự án hiệu quả và khả thi hơn.
2.1.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng chính là sinh viên hiện đang học tập tại các trường và sinh sống trong khu ký túc xá hay trên địa bàn khu đô thị ĐHQG - TPHCM.
2.1.3 Thời gian thực hiện khảo sát
Từ ngày 24/10/2022 đến ngày 02/11/2022. 2.1.4 Phương pháp khảo sát
Khảo sát trực tuyến bằng cách gửi bảng khảo sát lên hội nhóm sinh viên sinh sống trong khu ký túc xá và gửi email cho các bạn sinh viên tại các trường trong khối ĐHQG.
2.2 Phương pháp tính tốn các số liệu
- Dựa vào dữ liệu tổng hợp để nhận định các yếu tố cần quan tâm, phân tích. - Dữ liệu sẽ được trình bày dưới dạng đồ thị để dễ dàng quan sát.
2.3 Kế hoạch tổ chức thực hiện
Bảng 2.1: Kế hoạch thực hiện khảo sát
CHUẨN BỊ KHẢO SÁT
12
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">1 THẢO LUẬN NỘI DUNG BẢNG CÂU
CÂU TRẢ LỜI KHÔNG PHÙ HỢP
2.4 Kết quả khảo sát
Sau 7 ngày khảo sát trực tuyến qua 2 kênh truyền thông là email và group Facebook, nhóm nghiên cứu đã thu được 100 phản hồi và trong đó có 36 phản hồi khơng biết cũng như khơng có ý định “eat clean”. Qua khâu xử lý và lọc mẫu, nhóm quyết định giữ lại 64 form khảo sát phù hợp để tổng hợp dữ liệu và phân tích.
13
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">Hình 2.1: Tỷ lệ phần trăm sinh viên thuộc các trường trong Thành phố Thủ Đức Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Dựa vào biểu đồ, các trường được khảo sát nằm trong hoặc xung quanh khu đô thị Đại học Quốc gia - TPHCM. Do hạn chế về nguồn lực nên phần lớn chỉ có thể khảo sát sinh viên thuộc trường Đại học Kinh tế - Luật nên phần trăm sinh viên thuộc trường này chiếm hơn 50%.
14
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Hình 2.2: Tỷ lệ phần trăm sinh viên biết về lối sống “eat clean”
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Trong số 64 người được khảo sát, có 31,28% sinh viên biết về “eat clean” và tìm hiểu về phương pháp này. Đây có thể là nguồn khách hàng tiềm năng của dự án vì họ có sự hứng thú nhất định và ít nhiều cũng có dự định trải nghiệm phương pháp này. 55,1% sinh viên từng nghe qua về “eat clean” nhưng chưa tìm hiểu gì cả. Những sinh viên này có thể “eat clean” do sự lôi kéo từ bạn bè, tuy nhiên đây là nguồn khách hàng khơng ổn định. Cịn lại 13,62% chưa từng nghe qua đến phương pháp này.
15
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Hình 2.3: Tỷ lệ phần trăm nguyên nhân sinh viên lựa chọn “eat clean” Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Khi được hỏi về các lý do “eat clean”, có 7,6% sinh viên “eat clean” vì đang theo chế độ ăn lành mạnh, 4,7% vì đang tập thể dục, 35,81% được bạn bè giới thiệu và 51,89% vì muốn trải nghiệm thử. Nhóm nghiên cứu xác định sẽ tập trung nguồn lực để phục vụ cho khách hàng mục tiêu là sinh viên “eat clean” vì đang theo chế độ ăn lành mạnh và những sinh viên đang tập thể dục với tổng phần trăm là 12,3%. Theo nhóm, đây là khách hàng có nhu cầu cao và ổn định nhất, giúp mang lại lợi ích tốt nhất cho dự án.
16
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Hình 2.4: Tỷ lệ phần trăm số lần “eat clean” trong tuần
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Kết quả của khảo sát về tỷ lệ phần trăm số lần “eat clean” trong 1 tuần là 27 sinh viên “eat clean” 1 lần (42,2%), 21 sinh viên “eat clean” 2 lần (32,8%), 9 sinh viên “eat clean” 3 lần (14,1%), 4 sinh viên “eat clean” 4 lần (6,25%) và 3 sinh viên “eat clean” lớn hơn 4 lần. Trung bình sinh viên “eat clean” 1,836 lần (chưa tính sinh viên “eat clean” lớn hơn 4 lần).
17
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Hình 2.5: Tỷ lệ mức sinh viên sẵn lịng chi trả cho 1 bữa ăn
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Có khoảng 64,9% sinh viên chấp nhận chi trả trong khoảng giá từ 30.000 45.000VNĐ cho một khẩu phần ăn, 26,6% chấp nhận chi trả trong khoảng 45.000 -60.000VNĐ và 8,5% còn lại chấp nhận chi trong khoảng từ -60.000VNĐ trở lên. Như vậy, nhóm nghiên cứu sẽ tính doanh thu dự kiến dựa trên giá tiền trung bình trong khoảng giá được lựa chọn nhiều nhất là 30.000 - 45.000VNĐ.
18
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Hình 2.6: Tỷ lệ sinh viên sử dụng hình thức “eat clean”
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Theo khảo sát, đa số sinh viên lựa chọn việc đặt đồ ăn “eat clean” (69,2%) thông qua app đặt đồ ăn hoặc trên các trang web. Đặc biệt, sinh viên tại ký túc xá ĐHQG-TPHCM có thể đặt đồ ăn “eat clean” thơng qua các hội nhóm trên Facebook. Đây là một thách thức đối với dự án khi có xây dựng quán ăn “eat clean” nhưng nhu cầu phần lớn là đặt hàng online. Tuy nhiên, do ở xung quanh khu vực Thủ Đức chưa thực sự có một địa chỉ quán ăn dành riêng cho “eat clean” nên có thể hiểu tại sao sinh viên lại lựa chọn đặt đồ ăn thông qua app, trang web.
Hình 2.7: Tỷ lệ sinh viên đồng ý sử dụng sản phẩm của dự án
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) 19
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Khi được hỏi về việc có đón nhận khơng nếu trong khu đơ thị ĐHQG có mở một qn ăn chun về “eat clean” thì thu được phản hồi khá tích cực từ phía những sinh viên được khảo sát. Trong đó, theo thang điểm Likert từ 1-5 (1: Không ủng hộ và 5: Rất ủng hộ), 19 người tỏ ra rất ủng hộ dự án, 16 người ủng hộ dự án và 29 người trong trạng thái phân vân và không hứng thú với dự án.
20
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG KHU VỰC/NGÀNH
3.1 Phân tích tình hình kinh tế - xã hội 3.1.1 Yếu tố kinh tế - xã hội
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là thành phố trực thuộc trung ương được xếp vào loại đô thị đặc biệt cùng với Thủ đô Hà Nội. Đây cũng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất tại Việt Nam.
Trong nửa đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) TP.HCM ước đạt hơn 511.910 tỷ đồng, tương đương tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP TPHCM 6 tháng đầu năm 2022 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM (2022) Nhìn vào tốc độ tăng trưởng GRDP theo quý trong hai năm 2021 và 2022, có thể thấy nền kinh tế TP.HCM đã có sự hồi phục theo hình chữ V và đến nay đang trên đà tăng ổn định. Đáng chú ý, trong khi GRDP giảm sâu ở quý 3 và 4-2021 với mức lần lượt -24,97% và -11,64%, thì sang nửa đầu năm 2022 đã đảo chiều tăng trở lại và hiện neo ở mốc +5,73% vào cuối quý 2.
21
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">Hình 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam và GRDP TPHCM 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM (2022) Về sản xuất nông nghiệp, nửa đầu năm nay ngành trồng trọt và lâm nghiệp có xu hướng tăng, riêng ngành chăn ni và thủy sản ghi nhận chỉ số giảm.
Cụ thể, diện tích trồng rau các loại đạt hơn 4.480ha (+1,9% so với cùng kỳ năm trước), diện tích trồng hoa lan đạt hơn 621ha (+0,5%). Ở khu vực chăn nuôi, trong khi chăn ni bị đạt 104.777 con (-19,5%), thì chăn ni heo đạt hơn 168.170 con (+0,9%). Về ngành thủy sản của thành phố, sản lượng nuôi trồng và khai thác phát triển trái chiều nhau, trong khi nuôi trồng tăng 2,6% đạt gần 18.990 tấn, thì sản lượng khai thác giảm 6,2% với hơn 7.160 tấn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế hồi phục, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ nửa đầu năm 2022 trên địa bàn TP.HCM cũng tăng trưởng ấn tượng 6,2% với hơn 556.440 tỷ đồng.
22
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Hình 3.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2022 Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM (2022) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn thành phố nửa đầu năm 2022 đạt 140.275 tỷ đồng, tương đương tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Hình 3.4:Vốn đầu tư xã hội 6 tháng đầu năm 2022
Nguồn: Cục Thống kê TP.HCM (2022) Về hoạt động của ngân sách nhà nước, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước tăng 17,5% (gần 238.650 tỷ đồng).
Về lao động và việc làm trong nửa đầu năm nay, thành phố giải quyết hơn 162.780 lượt việc làm (+7,9%), việc làm mới đạt hơn 72.750 chỗ (+6,7%). Trong khi đó, tỉ lệ thất nghiệp ở mức 4,18%, có hơn 56.350 người hưởng trợ cấp thất nghiệp.
23
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Dù đạt nhiều kết quả khả quan, phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhưng TP.HCM vẫn gặp nhiều khó khăn và thách thức như: khủng hoảng chính trị - kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản và thị trường tài chính trong nước nhiều hạn chế, thu nhập thực tế dân cư đang giảm.
Vào năm 2021, Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 0,19% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23% so với năm 2020. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 2,31% so với bình quân năm 2020, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%.
CPI bình quân năm 2021 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau: (i) Giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng 0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng; (ii) Giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng 2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng; (iii) Giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao; (iv) Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2021 tăng 4,32% so với năm 2020.
24
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">Hình 3.5:Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI của các mặt hàng thiết yếu năm 2021 Nguồn: Đỗ Văn Tính (2022) Vào 6 tháng đầu năm 2022, theo bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê), lạm phát của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay không tăng cao như nhiều quốc gia khác trên thế giới như Mỹ (8,6%), Thái Lan (5,2%), Hàn Quốc (4,3%) chủ yếu do một số nguyên nhân.
Đó là, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tính CPI của các quốc gia khác nhau do phụ thuộc vào tập quán tiêu dùng, đồng thời cơ cấu chi tiêu dùng của hộ gia đình cũng không đồng nhất. Mỹ và châu Âu chi tiêu dùng cho các nhóm nhà ở, điện, nước, khí đốt, giao thơng, văn hóa, giải trí chiếm tỷ trọng lớn trong khi Việt Nam chủ yếu chi tiêu dùng cho lương thực, thực phẩm (chiếm tỷ trọng 27,68%).
Xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và các nước đối với Nga, nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất và xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới đã đẩy giá năng lượng toàn cầu lên cao. Bên cạnh đó, Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón và lúa mì quan trọng, tình trạng thiếu hụt hai mặt hàng này làm tăng giá lương thực toàn cầu và gây áp lực lạm phát thêm trầm trọng.
Giá các mặt hàng thực phẩm 6 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,08 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn giảm 20,12%; giá nội tạng động vật giảm 9,52%; giá thịt chế biến giảm 3,89%. Giá thịt lợn giảm sâu chủ yếu do Việt Nam đã sản xuất được vắc xin dịch tả lợn châu Phi nên chủ động trong phòng ngừa dịch khiến nguồn cung đảm bảo, trong khi giá thức ăn chăn nuôi đang tăng cao làm cho các hộ chăn ni phải bán sớm cắt lỗ.
Các chính sách, giải pháp tài chính tiền tệ được ban hành kịp thời đã giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá như: Ổn định lãi suất cho vay ở mức thấp, giảm thuế giá trị gia tăng với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ từ 10% xuống cịn 8% từ ngày 1/2/2022; giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay từ ngày 1/1 đến hết 31/12/2022. Nhờ vậy mà chúng ta đã kiểm soát được lạm phát 6 tháng đầu năm ở mức 2,44%. Song đại diện Tổng cục Thống kê cũng nhấn mạnh, áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là rất lớn.
25
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Trong đó, một số yếu tố chính có thể khiến CPI tăng cao trong các tháng cuối năm như giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới đang ở mức cao mà Việt Nam là nước phải nhập khẩu khá nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất nên sẽ ảnh hưởng đến chi phí, giá thành, tạo áp lực cho sản xuất của doanh nghiệp và từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng lên, tạo áp lực cho lạm phát toàn nền kinh tế. Đặc biệt là giá xăng dầu có nhiều biến động Theo tính tốn của Tổng cục Thống kê thì giá xăng dầu cứ tăng 10% sẽ tác động làm CPI tăng 0,36 điểm phần trăm.
Giá lương thực, thực phẩm cũng có khả năng tăng trong các tháng cuối năm. Chúng ta có lợi thế là chủ động được về nguồn lương thực, thực phẩm ở trong nước, tuy nhiên chúng ta cũng sẽ khó tránh khỏi ảnh hưởng khi mà thế giới đang có nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực tồn cầu. Mà nhóm hàng lương thực, thực phẩm có quyền số khá cao, gần 28% trong rổ hàng hóa tính CPI, do đó biến động giá của nhóm hàng này sẽ có tác động mạnh tới lạm phát của nền kinh tế. Đặc biệt trong đó nhóm hàng thịt lợn đang có xu hướng tăng giá trở lại.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục và y tế theo đúng lộ trình của Nhà nước, việc tăng lương từ 1/7/2022 cũng sẽ có tác động làm tăng CPI. Chính vì vậy, mà Tổng cục Thống kê đánh giá việc đạt được 4% theo mục tiêu lạm phát mà Quốc hội đề ra trong năm nay là một thách thức rất lớn.
Dự án chọn địa điểm cụ thể để hoạt động là ở khu vực Thành phố Thủ Đức, thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Thủ Đức được định hướng hình thành khu đơ thị sáng tạo, tương tác cao để phù hợp với chủ trương chung về phát triển kinh tế số, phát huy năng lực, đổi mới, sáng tạo của TPHCM. Sau khi thành lập, TP Thủ Đức có tổng diện tích đất tự nhiên là 211,56 km², dân số khoảng 1.013.795 người (năm 2019), mật độ dân số của thành phố đạt 4.792 người/km². Thành phố Thủ Đức chia làm 34 đơn vị hành chính, gồm 34 phường trực thuộc.
Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đơng của Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
● Phía đơng giáp thành phố Biên Hịa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai ● Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4
26
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">● Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai qua sông Đồng Nai và Quận 7 qua sơng Sài Gịn
● Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương. Hạ tầng giao thông: Thành phố Thủ Đức trong tương lai được thành lập trên cơ sở sắp xếp quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2019 – 2021. Công ty Sasaki – Đơn vị đạt giải nhất cuộc thi ý tưởng quy hoạch “Thành phố Thủ Đức” nhấn mạnh rằng, Tp.HCM phải đặt việc đầu tư mạng lưới hạ tầng giao thông kết nối quy mô lớn với khu trung tâm hiện hữu và hướng đến liên kết vùng để phù hợp với chiến lược triển khai mở rộng vùng đô thị trong tương lai.
Kết luận: Nền kinh tế nước ta tăng và phục hồi tốt sau đại dịch sẽ có lợi cho việc thực hiện dự án, cũng như tìm kiếm khách hàng có nhu cầu và khả năng chi trả cho việc ăn eat clean. Đồng thời tổng số vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,0%, chứng minh nếu dự án có tính khả thi cao sẽ dễ thu hút được vốn đầu tư.
3.1.2 Yếu tố nhân khẩu - tự nhiên
TPHCM có phân chia 19 quận và 5 huyện ngoại thành. Diện tích của TPHCM là 2.061km2. Mật độ dân số được xác định là 4.292 người/km2. Theo thống kê, TP.HCM là một trong những thành phố có mật độ dân số đơng nhất tồn tỉnh, cao hơn cả Hà Nội.
Theo website World Population Review, tính đến tháng 7/2021 thì dân số TP.HCM đạt 9.077.158 người. So với năm 2009 dân số của TP.HCM đã tăng 1.800.000 người. Là một thành phố có dân số đơng vì thế TP.HCM cũng đang trong tình trạng quá tải về rất nhiều mặt.
Khu vực thành thị: Số lượng dân số của khu vực nông thơn tại TP.HCM là 2.000.000 người. Cịn lại 5.000.000 người thuộc khu vực thành thị. Số lượng nam giới và nữ giới tại TP.HCM tương đối cân đối với nhau. Nam giới là khoảng 48.7% và nữ giới là khoảng 51.3%.
Số lượng dân số theo lao động: Theo thống kê, số lượng người dân trong độ tuổi lao động của TP.HCM hiện nay khoảng 3.600.00 người. Chiếm 66% dân số khu vực.
27
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Theo độ tuổi và giới tính: TP.HCM có tỷ lệ dân số trẻ gia tăng khá nhanh bởi vốn dĩ đây là một trong những khu vực hiện đại, văn minh nên dễ dàng thu hút được giới trẻ đến sinh sống và lập nghiệp. Những đối tượng dưới 15 tuổi của TP.HCM đang chiếm khoảng 23.9% dân số của toàn tỉnh. Mặc dù tỷ lệ giới tính của TP.HCM cũng chưa phải đáng báo động. Tuy nhiên đang có xu hướng ngày càng tăng. Tỷ lệ nam giới đang tăng cao hơn so với tỷ lệ giới tính nữ. Theo thống kê cứ khoảng 100 bé nữ thì có khoảng 112,6 bé trai.
Kết luận: Dân số ngày càng tăng, đặc biệt là người trong độ tuổi lao động, sinh viên vì TP.HCM là khu vực văn minh, hiện đại nên dễ dàng thu hút giới trẻ đến sinh sống và lập nghiệp. Dự án được đầu tư tại địa điểm có rất nhiều sinh viên nên thị trường lao động rất đa dạng và năng động. Đa số các bạn sinh viên hiện nay có ý thức tìm kiếm các loại thực phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe nhưng với mức giá vừa túi tiền nên tính quy mơ thị trường của dự án lớn.
3.2 Hiện trạng khu vực/ngành 3.2.1 Tổng quan ngành thực phẩm
Trong thời đại ngày nay khi mức sống ngày càng được nâng cao thì văn hóa ẩm thực cũng được mọi người chú trọng nhiều hơn. Với mức dân số đạt mốc gần 100 triệu người thì Việt Nam là thị trường vô cùng béo bở cho các dịch vụ ăn uống phát triển. Có thể thấy mật độ các nhà hàng, quán ăn dày đặc trải dài ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,... để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của khách hàng. Cụ thể, theo công ty nghiên cứu thị trường BMI, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường F&B hấp dẫn nhất trên toàn cầu. Theo thống kê, ngành F&B đã đóng góp 15,8% vào tổng GDP quốc gia (năm 2021). Tổng chi tiêu cho thực phẩm và đồ uống chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 35% chi tiêu. Còn theo báo cáo của DCorp, nước ta hiện nay có hơn 540.000 cửa hàng ăn uống. Trong đó có khoảng 278.424 mơ hình quy mơ siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn (năm 2021). Và tất nhiên, những con số trên sẽ còn tiếp tục gia tăng trong tương lai bởi tiềm năng khai thác vẫn là rất lớn. Bên cạnh đó, mức chi tiêu cho các dịch vụ ăn uống cũng nằm ở mức cao với hơn 360 USD/Tháng. Đây là con số cao hơn so với các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia. Đặc biệt, ngành F&B Việt Nam được dự báo sẽ còn tăng trưởng hơn nữa. 28
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Những dịch vụ ăn uống được mở cửa rộng rãi, các chính sách kích cầu du lịch, thu hút du khách. Tất cả sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh ngành nói riêng.
Đồng thời, Việt Nam hiện có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% tổng dân số cả nước. Giới trẻ cũng là đối tượng khách hàng quan trọng bậc nhất của ngành F&B Việt Nam. Đây cũng được coi là nhóm đối tượng hàng đầu của các địa điểm kinh doanh đồ ăn, thức uống. Nhu cầu ăn uống ở các nhà hàng quán ăn của giới trẻ không ngừng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Theo đánh giá, giới trẻ từ 15 – 25 tuổi đang là đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp F&B cần quan tâm nhiều nhất. Thực tế cho thấy rằng giới trẻ nước ta luôn sẵn sàng chi một khoản lớn cho các dịch vụ ăn uống và dễ chấp nhận những xu hướng rất nhanh chóng. Và một trong những xu hướng hàng đầu hiện nay của ngành thực phẩm là hướng đến các nhu cầu ăn uống lành mạnh. Với nhiều mối nguy ảnh hưởng đến sức khỏe hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam đang dần hướng đến việc sử dụng nhiều hơn những sản phẩm lành mạnh, hữu cơ, tốt cho sức khỏe. Khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để có thể yên tâm về chất lượng của thức ăn, đồ uống mà mình sử dụng. Trong số đó, nổi trội lên có xu hướng eat clean. Lĩnh vực kinh doanh đồ ăn eat clean ngày càng trở nên rất sôi động, một phần lớn bị tác động là do dịch SARS-CoV-2. Ngay tại thời điểm đó, kết quả mà google trả về khi tìm kiếm cụm từ khóa “eat clean” – chế độ ăn lành mạnh lên đến 361 triệu. Cụm từ khóa “detox” thậm chí cịn trả về kết quả lên đến 278 triệu. Điều này đã phần nào phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng đối với chế độ ăn Eat Clean. Những con số này chứng tỏ sự quan tâm và tiềm năng phát triển của mơ hình kinh doanh Eat Clean ở hiện tại và sẽ có tiềm năng phát triển hơn trong tương lai. Khi con người ngày càng ý thức hơn về vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe lâu dài.
Về tình hình tiêu thụ sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhận thức đúng về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng đã tăng từ 38,3% (năm 2006) lên 83,8% (năm 2014) và lên đến 90% vào năm 2020. Thời gian qua, bên cạnh sự quyết liệt của các cơ quan chức năng, thì nhận thức của người dân về vấn đề an toàn thực phẩm được nâng cao chính là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa nguy cơ mất an toàn thực phẩm và cải thiện sức khỏe cho cộng đồng. Đồng thời thu nhập của người dân Việt Nam đang ngày càng tăng lên, nhu cầu về đời sống 29
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">cao hơn, tỷ lệ dân số trẻ cao và tầng lớp trung lưu phát triển, nhận thức về sức khỏe ngày một sâu sắc, do đó mà nhu cầu tìm kiếm nguồn cung ứng thực phẩm an toàn ngày càng gia tăng, người tiêu dùng dần hướng đến một lối sống xanh và lành mạnh. Theo Báo cáo xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ của AC Nielsen năm 2019 cũng cho thấy, 86% người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên sản phẩm organic cho những bữa ăn hàng ngày bởi tính an tồn, giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon. Trong báo cáo nghiên cứu về hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam được thực hiện bởi AC Nielsen, lĩnh vực sức khỏe tiếp tục đứng đầu trong các mối quan tâm của người tiêu dùng trong năm 2020, đặc biệt là vấn đề thực phẩm (Nguyễn Thị Nhung và cộng sự, 2021). Đặc biệt từ sau ảnh hưởng của đại dịch, người tiêu dùng có xu hướng chú trọng đến sức khỏe và ưu tiên thực phẩm sạch, giá thành khơng cịn là yếu tố then chốt trong việc quyết định mua hàng của họ, thậm chí, thói quen mua sắm thực phẩm cũng theo đó mà thay đổi.
3.2.2 Các chính sách liên quan
Việc Nhà nước có định hướng phát triển Quy hoạch khu đô thị Đại học Quốc Gia Thủ Đức sẽ tạo nên nhiều tiềm năng phát triển mới ở khu vực này. Khu đô thị Đại học Quốc gia Thủ Đức vừa có lợi thế về hệ thống giao thơng thuận lợi, kết nối thơng suốt, vừa nằm tại vị trí trọng tâm của vùng tứ giác kinh tế hàng đầu Việt Nam bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, hứa hẹn sẽ tạo ra không gian sống và làm việc tốt, tạo ra nhiều sản phẩm, tiện ích, dịch vụ mới và giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự bứt phá về hạ tầng, kết nối với nhiều vùng trung tâm nhanh chóng. Với vị trí trung tâm như thế này, việc kết nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm sẽ rất dễ dàng, đặc biệt sinh viên ở những khu vực kể trên đi lại cũng không q khó khăn. Cụ thể, ngồi 2 tuyến đường trọng điểm là đại lộ Phạm Văn Đồng - Quốc lộ 1K và Xa lộ Hà Nội cùng bến xe Miền Đơng, có thể kể đến tuyến Metro số 1 với tổng chiều dài 19,7 km bắt đầu từ trạm Bến Thành tại quận 1 đến trạm cuối Depot Long Bình, quận 9. Sau khi hoàn thành, chỉ mất 10 - 15 phút để di chuyển vào trung tâm thành phố. Tất cả đều tạo ra những lợi thế nhất định, giúp di chuyển dễ dàng, và kết nối khu vực lân cận nhanh chóng. Điều này có thể giúp cho dự án đầu tư “Quán ăn “eat clean” tại khu đơ thị ĐHQG - TPHCM” có thể mở rộng phát triển và tiếp cận nhanh chóng sang các khu vực lân cận nhờ vào hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi.
30
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 4.1 Phân tích thị trường cung - cầu
4.1.1 Cung thị trường
“Eat clean” là một phương pháp ăn uống lành mạnh mới nổi tại Việt Nam từ năm 2019 và đặc biệt phát triển mạnh mẽ trong năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã góp phần giúp cho nhiều người quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình hơn. Đây tuy là thị trường mới, chưa được khai thác quá nhiều nhưng vẫn có những thương hiệu, cửa hàng đã tiên phong khởi nghiệp với mơ hình này tại TP.HCM và được nhiều người biết đến như Poke Saigon, Eat More Salad, Lala Salad, Fitfood VN. Theo khảo sát của nhóm (hình 4.1), sinh viên đa phần cũng biết đến những quán ăn chuyên về thực phẩm lành mạnh này tại TP.HCM.
Hình 4.1: Mức độ nhận biết thương hiệu trong sinh viên
Nguồn: Nhóm nghiên cứu (2022) Tuy nhiên, hiện nay ở khu vực Thành phố Thủ Đức chưa có một quán ăn phục vụ chun về hình thức “eat clean”. Nhóm nghiên cứu sử dụng cơng cụ Google Search để tìm kiếm địa điểm qn ăn tại Thủ Đức thì có hai thương hiệu xuất hiện như: KIA healthy food - thông tin hiển thị không nhiều, kinh doanh thực phẩm “eat clean” có phục vụ tại quán, takeaway hoặc giao hàng trực tiếp; Bếp Mộc Ân - chuyên về thực đơn “eat clean” đa dạng theo từng gói ngày/tuần/tháng, chỉ nhận takeaway hoặc giao
31
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">hàng tận nơi chứ không phải quán ăn trực tiếp;AAAngon- quán kinh doanh đồ chay là chủ yếu với thực đơn chưa có sự đa dạng.
4.1.2 Cầu thị trường
Thông qua công cụ Google Trends, xu hướng tìm kiếm từ khóa “eat clean” tại Việt Nam trên trang web Google tăng mạnh trong giữa năm 2021 và sau đó giảm dần và có xu hướng quay lại trong những tháng cuối năm 2022 thể hiện trong hình 4.1.
Hình 4.2: Tần suất tìm kiếm từ khóa “eat clean” trên trang web
Nguồn: Google Trends (2022) Tuy nhiên, xu hướng tìm kiếm video hướng dẫn “eat clean” trên nền tảng Youtube có sự tăng đột biến vào giữa năm 2022 cho thấy sức nóng của phương pháp này đang dần quay trở lại với nhiều kênh Youtube hướng dẫn cách chế biến và lên thực đơn cho người mới bắt đầu “eat clean”.
Hình 4.3: Tần suất tìm kiếm từ khóa “eat clean” trên trang web
Nguồn: Google Trends (2022) Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có 31,28% trên tổng số 64 người được hỏi đã từng nghe qua và tự tìm hiểu về “eat clean”, 55,1% từng nghe qua nhưng chưa tìm 32
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">hiểu về phương pháp này, chứng tỏ “eat clean” là một cụm từ khá phổ biến trong giới trẻ đặc biệt là sinh viên.
Ước tính số lượng phần ăn eat clean có thể được tiêu thụ trong thị trường dự án lựa chọn như sau:
- Tổng số sinh viên trong khu đô thị ĐHQG (số liệu thống kê năm 2022 của Keen Land): 59.000 sinh viên
- Tỷ lệ sinh viên “eat clean” (chỉ tính số sinh viên “eat clean” vì đang theo chế độ ăn lành mạnh và đang tập thể dục giữ dáng): 12,3%
- Tỷ lệ sinh viên chấp nhận sử dụng sản phẩm của dự án: 55% - Số lần “eat clean” trong tuần (tính trung bình): 1,836 lần
⇒ Số lần sinh viên “eat clean”: 59.000 * 12,3% * 55% * 1,836 = 7.329 lần/tuần ⇒ Số lần sinh viên “eat clean” trong 1 năm: 381.063 lần/năm
4.2 Thị trường mục tiêu
Dự án lựa chọn thị trường mục tiêu tại khu đô thị ĐHQG, cụ thể là gần ký túc xá khu B để tiến hành xây dựng và kinh doanh quán ăn “eat clean”.
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">mạnh, tập thể dục thể thao giữ dáng (phân khúc chính).
qua nhiều cơng đoạn chế biến và ít calo.
+ Thường bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ (thường gồm 3 bữa
+ Ưu tiên các bữa ăn giá thành không quá cao.
+ Thích trải nghiệm những điều mới mẻ, nhất là các đồ ăn hoặc thức uống mới xuất hiện.
4.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Nhóm nhận thấy hai đối thủ cạnh tranh chính là Lala salad và Fitfood VN, đối thủ cạnh tranh khác là người bán online trong khu đơ thị ĐHQG. Trong phạm vi nhóm lựa chọn, hiện tại vẫn chưa có quán ăn phục vụ trực tiếp - khơng dừng lại ở thức ăn mà cịn là không gian, nên trong phạm vi này quán ăn của dự án có thể được xem là quán ăn tiên phong.
Tuy nhiên khi xét ra đến các quận nội thành thì đã có một số qn ăn “eat clean” nổi bật có thể là đối thủ trong tương lai khi dự án này được mở rộng hoặc các đối thủ lựa chọn khu vực làng đại học để xây dựng các quán ăn tiếp theo trong chuỗi của mình. Theo đó, chúng tơi xác định đối thủ cạnh tranh trực tiếp có 2 đối thủ lớn là 34
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">thương hiệu Lala Salad và Fitfood VN, đối thủ khác là các thương hiệu bán hàng online (không vận hành quán ăn, cửa hàng vật lý) và các đối thủ tiềm năng tham gia vào thị trường trong tương lai.
Bảng phân tích tổng quan đối thủ cạnh tranh chính:
Bảng 4.2. Phân tích tổng quan đối thủ cạnh tranh chính
Sản phẩm và dịch vụ
- Cung cấp khẩu phần ăn sáng, trưa, tối thay đổi theo tuần - Cung cấp nước ép rau củ quả detox thay đổi theo tuần (không thêm nước, đường và chất phụ gia)
- Cung cấp đồ ăn vặt sấy khô - Cung cấp nguyên vật liệu tự chế biến tại nhà
- Xây dựng 3 gói chế độ ăn được thiết kế chuyên biệt để hỗ trợ kiểm sốt calorie
- Có cung cấp đồ ăn chay - Menu thay đổi mỗi tuần
- Ẩm thực đa dạng với phong cách
Bảng phân tích tổng quan đối thủ cạnh tranh khác:
Bảng 4.3. Bảng phân tích tổng quan đối thủ cạnh tranh khác Bếp Healthy&Eatclean Mèo CleanFit
Sản phẩm và - Cung cấp khẩu phần ăn trưa - Cung cấp khẩu phần ăn trưa và tối 35
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">dịch vụ và tối thay đổi theo ngày - Cung cấp các loại sữa và trà. - Tặng kèm canh và trái cây - Giao hàng miễn phí trong khu
30.000 - 50.000/người và giá gói theo tuần (2 bữa/ngày) là 384.000/người, phân khúc thu nhập thấp, trung bình.
Kênh online - Group cơng khai trên facebook: Hội những người ở Ký túc xá Khu B
- Trang facebook cá nhân
- Group công khai trên facebook: Hội những người ở Ký túc xá Khu B - Trang bán hàng riêng: Mèo
- Trung bình một ngày bán được 30 đơn (dựa theo lượt bình luận đặt hàng).
- Nhận được phản hồi tích cực về chất lượng đồ ăn từ khách hàng.
Thơng qua các phân tích tổng quan, phân tích SWOT được sử dụng giúp xác định điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và các thách thức mà các đối thủ cạnh tranh đang đối mặt như sau:
Bảng phân tích SWOT các đối thủ trực tiếp chính:
36
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">Bảng 4.4. Phân tích SWOT đối thủ chính
Strength - Thực đơn thay đổi theo tuần - Cung cấp các sản phẩm khác đi kèm tăng thêm giá trị: nước ép detox, snack,..
- Giá thành vừa phải, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng (sinh viên, người có thu nhập thấp/trung bình)
- Đa dạng kênh bán hàng - Trang web đẹp mắt, thuận tiện cho thao tác người dùng
- Thực đơn thay đổi theo tuần - Khẩu vị ẩm thực đa dạng - Đa dạng kênh bán hàng - Trang web đẹp mắt, thuận tiện cho thao tác người dùng
(facebook, instagram) chưa thu hút nhiều lượt tiếp cận
- Giá thành cao, chủ yếu phục vụ phân khúc thu nhập cao
- Các kênh mạng xã hội (facebook, instagram) chưa thu hút nhiều lượt tiếp cận
Opportunity - Mở rộng chuỗi cửa hàng ra các địa điểm khác khi xu hướng eat clean ngày càng gia tăng
- Mở rộng chuỗi cửa hàng ra các địa điểm khác khi xu hướng eat clean ngày càng gia tăng Threat - Người tiêu dùng càng ngày
càng khắt khe trong chất lượng sản phẩm
- Sự xuất hiện của nhiều cửa hàng mới với giá thành rẻ hơn
- Người tiêu dùng càng ngày càng khắt khe trong chất lượng sản phẩm
- Sự xuất hiện của mơ hình kinh doanh đối thủ
37
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">Bảng phân tích SWOT các đối thủ khác:
Bảng 4.5. Bảng phân tích SWOT đối thủ khác
Bếp Healthy&Eatclean Mèo CleanFit Strength Thực đơn thay đổi theo tuần
- Cung cấp các sản phẩm khác tặng kèm như canh, trái cây,... - Giá thành vừa phải, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng (sinh viên, người có thu nhập thấp/trung bình)
- Đăng bài tương tác và bán hàng thường xuyên thông qua tài khoản cá nhân lên các nhóm trên
- Thực phẩm đa dạng, thay đổi theo ngày, không gây ngán
Weakness - Hình thức đăng bài lên các nhóm trên facebook chưa được đầu tư nhiều, tốc độ phản hồi chậm.
- Hạn chế về số lượng nhân viên bán hàng và giao hàng
- Thời gian giao hàng lâu
- Hình thức đăng bài lên các nhóm trên facebook chưa được đầu tư và không đăng bài thường xuyên, tốc độ phản hồi chậm.
- Không công khai giá, kéo dài thời gian tư vấn cho khách hàng
Opportunity - Mở cửa hàng vật lý khi xu hướng eat clean ngày càng gia
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">dễ bị các đối thủ khác cạnh tranh - Sự xuất hiện của các đối thủ kinh doanh “eat clean” khác - Cách bán hàng truyền thống, chưa bắt kịp xu hướng đặt đồ ăn (cung cấp sản phẩm thông qua các app đồ ăn), khó tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng và khó tiếp nhận thơng tin một cách hệ thống
bị các đối thủ khác cạnh tranh - Sự xuất hiện của các đối thủ kinh doanh “eat clean” khác
- Kênh cung cấp còn hạn chế khi xu hướng đặt đồ ăn online qua app ngày càng cao
4.5 Chiến lược Marketing Mix 4.5.1 Proposition
Fit&Clean được thành lập với sứ mệnh thay đổi tích cực chế độ ăn uống và cải thiện sức khỏe thông qua chế độ ăn “eat clean”, bỏ lại phía sau những sản phẩm đóng hộp và sản phẩm chế biến sẵn. Sức khỏe chính là tiền đề và là yếu tố mà Fit&Clean quan tâm hàng đầu khi thành lập dự án. Vì vậy, toàn bộ sản phẩm mà Fit&Clean cung cấp đều là những thực phẩm xanh, sạch, đạt chuẩn chất lượng. Đến với Fit&Clean, khách hàng không cần quan ngại về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm, chúng tơi cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm được đảm bảo vệ sinh hồn tồn và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, vấn đề về cân bằng dinh dưỡng cũng là yếu tố mà Fit&Clean luôn tập trung vào để không chỉ giúp khách hàng bảo vệ sức khoẻ mà cịn hướng đến việc xây dựng một vóc dáng chuẩn.
Chúng tơi có hệ thống nhân viên có độ am hiểu và kiến thức nhất định trong việc chọn lọc, chế biến thực phẩm theo phương pháp “eat clean” thông qua việc tham khảo ý kiến từ các chuyên viên dinh dưỡng, huấn luyện viên thể hình, các hội đầu bếp uy tín,...
Vấn đề mơi trường hiện nay là một lĩnh vực được đặc biệt quan tâm. Nắm bắt được điều này, Fit&Clean luôn hướng đến lối kinh doanh thân thiện với môi trường từ 39
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">sản phẩm, bao bì và dịch vụ của mình. Để giảm thiểu lượng nilon và bao bì nhựa thải ra ngồi môi trường, Fit&Clean chủ trương sử dụng hộp đựng đồ ăn bằng bã mía, cốc giấy sinh học và túi giấy khi khách hàng mua mang về. Điều này giúp khách hàng nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường từ trong những hoạt động thường ngày của mình, điển hình như việc ăn uống.
Điều độc đáo nhất mà khách hàng đến với Fit&Clean chính là việc Fit&Clean hướng đến “3 đủ”: đủ no, đủ ngon, đủ năng lượng. Qua đó, khách hàng có thể được chọn các món ăn theo sở thích của mình mà không cần quá bận tâm về việc dư thừa calo dẫn đến các vấn đề về cân nặng. Fit&Clean sẽ cân bằng lượng dinh dưỡng và calo cần thiết cho mỗi khẩu phần ăn của nhiều nhóm khách hàng khác nhau, đảm bảo các món ăn được chế biến tuân theo tiêu chuẩn của phương pháp “eat clean”. 4.5.2 Product
● Sản phẩm chính
Nhằm đem lại những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, mặt hàng mà Fit&Clean sẽ tập trung kinh doanh là các thực phẩm ít calo, ít chế biến, hoặc các dạng tinh bột phân giải chậm kèm theo đó là các loại nước uống dinh dưỡng, nước ngọt không calo. Các loại thực phẩm này đều sẽ được chọn lọc từ những cơ sở chế biến, nơi cung cấp uy tín, đảm bảo chất lượng, an tồn cho người khách hàng. Danh mục thực phẩm: gạo lứt; các loại thịt, cá; rau củ quả và 3 loại sữa từ thực vật.
Những thực phẩm trong thực đơn của Fit&Clean được xây dựng để phối hợp với nhau một cách hợp lý, hiệu quả và ngon miệng dù cho khách hàng có chọn mix những loại thực phẩm bất kỳ nào với nhau. Phần đệm cho tất cả các loại thực phẩm này chính là các loại gia vị thêm vào được chế biến theo công thức riêng của Fit&Clean với mong muốn đem lại một bữa ăn ngon miệng, theo tiêu chuẩn của phương pháp “eat clean” và lưu lại hương vị riêng của cửa hàng cho mỗi khách hàng.
● Dịch vụ đi kèm:
- Tổ chức tiệc và các buổi họp mặt theo nhu cầu của khách hàng với phong cách món ăn theo đúng tiêu chuẩn của phương pháp “eat clean”.
40
</div>