Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Báo cáo môn học tư tưởng hồ chí minh bài thu hoạch chuyến tham quan bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.5 KB, 23 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –—o0o–—</b>

<b>BÁO CÁO MƠN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH</b>

<b>BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAMQUAN BẢO TÀNG HỒ CHÍ MINH</b>

<b>Giảng viên giảng dạy: Lê Thị Bích NgaThành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2024</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCHMẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC -LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890</b>

3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh 7

<b>3.2.CHỦ ĐỀ THỨ HAI: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢOVỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I LÊNIN VỀ VẤNĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬPCHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 - 1930) 83.3.CHỦ ĐỀ THỨ BA: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨCVÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬPNƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNGCHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN</b>

3.3.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám

3.3.2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và lãnh

<b>3.4. CHỦ ĐỀ THỨ TƯ: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÃNH ĐẠO CÁCHMẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH CHỐNGMỸ XÂM LƯỢC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT TỔ QUỐC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Mở đầu bài báo cáo, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị

<i>Mộng Tuyền. Trong suốt q trình học tập mơn “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, chúng</i>

em đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn nhiệt tình từ cơ. Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm mà cô đã chia sẻ, chúng em đã hiểu rõ hơn, có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong với các vấn đề được viết trong tài liệu. Từ những kiến thức

<i>ấy, chúng em xin được trình bày những gì đã tìm hiểu về Bến Nhà Rồng - Bảo</i>

<i>tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) qua Bài thu hoạch -Chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh của nhóm.</i>

Chúng em rất mong muốn được nhận được sự góp ý của cơ để bài thu hoạch này được hoàn thiện hơn nữa. Chúng em hiểu rằng kiến thức là vơ hạn và chúng em ln cịn tồn tại những hạn chế trong quá trình tiếp nhận kiến thức. Vì vậy, sẽ rất biết ơn nếu cơ thể cho chúng em biết những điểm mà chúng em cần cải thiện. Chúng em xin chân thành cảm ơn cô!

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Chúng em xin cam đoan rằng bài thu hoạch này được thực hiện dựa trên những kiến thức và sự nỗ lực nghiên cứu của nhóm. Tồn bộ hình ảnh trong bài do nhóm chúng em tự chụp tại bảo tàng. Chúng em đã tổng hợp các thông tin từ địa điểm Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh) và chỉnh sửa để có thể hồn thành bài thu hoạch về chuyến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Chúng em xin chân thành cảm ơn cơ Lê Thị Bích Nga đã hướng dẫn chúng em trong quá trình thực hiện bài thu hoạch này. Những thông tin trong bài thu hoạch này đều đúng sự thật và không được sao chép từ các bài thu hoạch khác. Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu chúng em có tham khảo thơng tin từ một số nguồn tư – tài liệu và chúng em có ghi nguồn phần tài liệu tham khảo đầy đủ. Nếu có sự sai sót, chúng em xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

<i>TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 01 năm 2024</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Các thành viên của nhóm 9: ● Vương Thịnh Phát ● Bùi Lê Phương

● Nguyễn Trần Nam Phương ● Nguyễn Cao Ý Vy

● Trần Thanh Trúc ● Nguyễn Xuân Nhi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 2: MỞ ĐẦU</b>

<b>2.1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI</b>

Chúng em luôn có mong muốn tìm hiểu và khám phá nhiều hơn về những giá trị văn hóa di sản của nước nhà. Vậy nên, chúng em đã có một chuyến tham quan Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh, là cụm di tích kiến trúc - bảo tàng nằm bên sơng Sài Gịn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955. Và nơi đây cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, giành độc lập dân tộc. Bảo tàng này chứa nhiều hiện vật quý giá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người. Chúng em đã được chiêm ngưỡng những kiến trúc cổ kính và tìm hiểu thêm về lịch sử của đất nước mình. Chúng em rất thích thú khi được khám phá những giá trị văn hóa di sản của nước nhà và mở mang tầm hiểu biết của mình.

<b>2.2.CƠ SỞ LÝ LUẬN2.2.1. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu</b>

Về mục tiêu nghiên cứu, Nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về giá trị văn hóa của Bảo Tàng Hồ Chí Minh và phân tích vai trị, vị trí của Bảo Tàng Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa đơ thị.

Đối tượng nghiên cứu của nhóm là giá trị di sản văn hóa của Bảo Tàng Hồ Chí Minh, bao gồm cả giá trị văn hóa vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời, chúng em cũng sẽ nghiên cứu về vai trị, vị trí của Bảo Tàng Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn trong quá trình hình thành và phát triển của nước ta

<b>2.2.2. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu</b>

Về không gian, nhóm chúng em đã giới hạn phạm vi nghiên cứu tại khn viên của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh. Thêm vào đó tìm hiểu về bảo tàng qua từng giai đoạn lịch sử của nước nhà và các mối quan hệ giữa Bảo Tàng Hồ Chí Minh với những người đã đến và hoạt động tại bảo tàng qua các thời kỳ khác nhau.

Chúng em đã sử dụng phương pháp hệ thống để làm nổi bật các yếu tố văn hóa của di tích văn hóa Bảo Tàng Hồ Chí Minh và cũng đã sử dụng phương pháp khảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

sát thực tế nhằm tìm hiểu sự ra đời, hình thành và các hoạt động tại Bảo Tàng Hồ Chí Minh.

<b>PHẦN 3: NỘI DUNG</b>

<b>3.1. CHỦ ĐỀ THỨ NHẤT: THỜI THƠ ẤU VÀ THANH NIÊN CỦA CHỦTỊCH HỒ CHÍ MINH. BƯỚC ĐẦU HOẠT ĐỘNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCHMẠNG. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TIẾP NHẬN CHỦ NGHĨA MÁC -LÊNIN VÀ KHẲNG ĐỊNH CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (1890</b>

<b>- 1920) - Gồm 110 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.</b>

<b>3.1.1. Thời thơ ấu và thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19 tháng 5 nǎm 1890. Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, là một nhà cách mạng và chính khách người Việt Nam. Quê nội của Bác Hồ ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

<i>Hình 3.1. Mơ hình ngơi nhà của gia đìnhHình 3.2. Gia đình của Chủ</i>

Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ơng Nguyễn Sinh Sắc, sinh nǎm 1862 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tuy mồ côi cha mẹ từ nhỏ, ơng đã sớm có ý chí tự lập, thông minh và ham học. Vào nǎm 1901, Nguyễn Sinh Sắc thi Hội và đậu Phó bảng. Tuy đỗ cao, nhưng ông vẫn sống rất thanh bạch, khiêm tốn, ghét thói xu nịnh và cam phận của các quan lại trong triều đình Huế. Ơng chỉ làm quan trong một thời gian ngắn và sau đó sống bằng nghề dạy học, bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông đã đi nhiều nơi, liên lạc với những người yêu nước, tuyên truyền đoàn kết và kêu gọi nhân dân sống có tình nghĩa thủy chung. Tư tưởng yêu nước tiến bộ, nhân cách cao thượng của ông đã ảnh hưởng rất sâu sắc đến những người con. Ông qua đời tại thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào nǎm 1929, thọ 67 tuổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh là bà Hồng Thị Loan, sinh nǎm 1868 tại một gia đình nho học. Bà là một người phụ nữ thông minh, cần cù chịu khó, thương u chồng con và giàu lịng nhân ái. Bằng nghề làm ruộng và dệt vải, bà đã hết lòng chǎm lo cho chồng và các con. Cuộc đời của bà tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại hình ảnh về một người phụ nữ Việt Nam sống có tình nghĩa và có ảnh hưởng rất lớn tới tư cách của các con mình. Bà Hồng Thị Loan qua đời tại Huế vào nǎm 1901, lúc 33 tuổi.

Chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Thị Thanh, sinh nǎm 1884. Bà đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, nhiều lần bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giam. Bà đã qua đời tại quê hương vào nǎm 1954, thọ 70 tuổi. Và người anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh là Nguyễn Sinh Khiêm, sinh nǎm 1888. Từ tuổi thanh niên, ông đã đi nhiều nơi truyền thụ kiến thức và mở mang vǎn hoá. Do tham gia các hoạt động yêu nước chống thực dân và phong kiến, ông đã từng bị tù đày nhiều nǎm. Ông đã qua đời vào nǎm 1950, thọ 62 tuổi. Cuối cùng là bé Xin -người em út của Người, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên đã sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đã tham gia các phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt giữ, bỏ tù.

<i>Hình 3.3. Tranh Nguyễn Tất Thành đang </i> cụ Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,... - những nhà yêu nước, nhưng Nguyễn Tất Thành đã không đi theo con đường cứu nước của các cụ mà quyết định sang các nước phương Tây, nơi có nhiều về tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại.

Vào ngày 09/05/1908, khi đang cùng với đám đông học sinh đứng bên bờ sông Hương quan sát cuộc biểu tình của nơng dân tràn vào thành phố Huế, Nguyễn Tất Thành bất ngờ túm lấy cổ áo của hai người bạn và yêu cầu họ cùng với mình tham gia vào đồn biểu tình để phiên dịch cho nông dân. Trên đường đi, Người đã lật

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

ngược cái mũ nan đang đội trên đầu để ra ý cần phải phá bỏ hiện trạng. Mặc dù Leveque đã đồng ý thương thuyết và Nguyễn Tất Thành đã phiên dịch, nhưng thực dân Pháp vẫn đàn áp cuộc biểu tình một cách dã man, đã khiến nhiều người chết và bị thương.

Vào buổi sáng ngày 10/05/1908, khi Nguyễn Tất Thành đang học tiết thứ ba thì cảnh sát và viên đội trưởng đã đến tận phòng học, tuyên bố rằng Người có hành vi quấy rối, buộc phải thơi học. Điều đó đã đưa Nguyễn Tất Thành đi đến quyết định ra đi tìm đường cứu nước.

<i>Hình 3.4. Tranh Nguyễn Tất Thành tham gia biểu tình chống thuế ở Huế (1908)</i>

<b>3.1.2. Bước đầu hoạt động yêu nước và cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh</b>

<i> </i>

<i> Hình 3.5. Mơ hình tàu Amiral</i>

<i> Latouche Tréville mà Người đã đi sang Pháp và phương Tây</i>

Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động thế giới, đã mở ra một kỷ nguyên mới, thời kỳ tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Và Người đã quyết tâm đi theo con đường của cách mạng ấy - con đường của Chủ nghĩa Mác - Lênin.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Vào năm 1919, Người với tên Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những người Việt

<i>Nam yêu nước tại Pháp gửi đến Hội nghị “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”,</i>

yêu cầu chính phủ Pháp thực hiện các quyền tự do, dân chủ và các quyền bình đẳng cho nhân dân Việt Nam

<i>Hình 3.6. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã Hội Pháp họp tại thànhphố Tours vào năm 1920</i>

Từ ngày 25 đến 30 tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp ở thành phố Tua (Tours) với tư cách là đại biểu Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc đã cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản. Từ giây phút ấy, Nguyễn Ái Quốc trở người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

<b>3.2.CHỦ ĐỀ THỨ HAI: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH ĐẤU TRANH BẢOVỆ VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO ĐƯỜNG LỐI CỦA V.I LÊNIN VỀ VẤNĐỀ DÂN TỘC VÀ THUỘC ĐỊA. CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH SÁNG LẬPCHÍNH ĐẢNG CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM (1920 1930) <small>-Gồm 120 hình ảnh, tư liệu, hiện vật</small></b>

Vào nǎm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước thuộc các thuộc địa của Pháp thành lập Hội liên hiệp thuộc địa, nhằm tổ chức và lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tun ngơn của Hội kêu gọi nhân dân thuộc

<i>địa đoàn kết đấu tranh tự giải phóng và nhấn mạnh "Vận dụng cơng thức của Các</i>

<i>Mác chúng tơi xin nói với anh em rằng, cơng cuộc giải phóng anh em chỉ có thểthực hiện bằng sự nỗ lực của bản thân anh em. Hội liên hiệp thuộc địa thành lậpchính là để giúp đỡ anh em trong công cuộc ấy".</i>

Và để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cách mạng ở các nước thuộc địa,

<i>Hội liên hiệp thuộc địa đã xuất bản báo Le Paria - Người cùng khổ. Nguyễn Ái</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Quốc là linh hồn của tờ báo, là chủ nhiệm, kiêm chủ bút, thủ quỹ. Báo được xuất bản bằng tiếng Pháp, nhưng ở trang đầu cịn có tên báo bằng chữ ả rập và chữ Hán. Báo Le Paria là vũ khí chiến đấu. Sứ mệnh của nó đã rõ ràng, đó chính là

<i>“Giải phóng con người”.</i>

Tháng 06/1923, được sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rời khỏi Pháp và sang Liên Xơ. Người kiên trì đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự chú ý của Quốc tế Cộng sản tới phong trào đấu tranh của nhân dân ở các nước thuộc địa.

Nguyễn Ái Quốc đặc biệt quan tâm tới tình cảnh của người nơng dân trong các nước thuộc địa. Họ chiếm đại đa số trong xã hội và cách mạng thuộc địa không thể thắng lợi nếu khơng có sự tham gia của đơng đảo nông dân. Tại Hội nghị lần thứ I Quốc tế Nông dân (tháng 10 / 1923), Nguyễn Ái Quốc đã được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và được cử vào đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người còn được mời làm chuyên gia của Ban thư ký giúp Hội đồng chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp, là chuyên gia về những công việc liên quan đến các nước thuộc địa.

Và trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (nǎm 1924), Nguyễn Ái Quốc đã đề cập vấn đề về mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng chính quốc, kêu gọi sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới với cách mạng thuộc địa.

<i>Hình 3.8. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc</i> Tại phiên họp XXV (ngày 03/07/1924), <i>đọctham luận tại Đại hội V Quốc Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: "Trong tất tế Cộngsảncả các thuộc địa Pháp, nạn nghèo đói đềutǎng, sự phẫn uất ngày càng lên cao. Sự nổi dậy của nơng dân bản xứ đã chín muồi.Trong nhiều nước thuộc địa họ đã vài lần nổi dậy, nhưng lần nào cũng bị dìm trongmáu. Nếu hiện nay, nơng dân vẫn cịn ở trong tình trạng tiêu cực thì ngun nhân là</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i>vì họ cịn thiếu tổ chức, thiếu người lãnh đạo. Quốc tế cộng sản phải giúp đỡ họ tổchức lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tớicách mạng và giải phóng”</i>

<i>Hình 3.9. Tranh Nguyễn Ái Quốc vàĐại biểu tham dự Hội nghị thành lập</i>

<i>Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)</i>

Từ ngày 3 đến 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Cộng sản họp tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh (đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng); Nguyễn Thiệu, Châu Văn Liêm (đại biểu An Nam Cộng sản Đảng). Đại biểu Đơng Dương Cộng sản Liên đồn khơng đến kịp. Hội nghị nhất trí thành lập đảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng. Ngày 03/02/1930 trở thành Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm. Trong Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua đã xác định cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Sự kiện ấy đã đưa Việt Nam bước vào con đường mới dưới ánh sáng của cách mạng vơ sản.

Trước khí thế sục sôi của cao trào cách mạng và ngọn lửa Xô Viết rực sáng, thực dân Pháp và tay sai đã tăng cường lực lượng đàn áp và tiến hành cuộc khủng bố vơ cùng tàn bạo. Vì vậy, trong cao trào cách mạng từ năm 1930 đến năm 1931, đỉnh cao chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

là Xơ Viết - Nghệ Tĩnh, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tạm thời lắng xuống vào cuối năm 1931. Cao trào cách mạng này đã mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp ở nước ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đóng vai trị quan trọng của mối liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân trong tiến trình cách mạng.

<b>3.3.CHỦ ĐỀ THỨ BA: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - NGƯỜI TỔ CHỨCVÀ LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THẮNG LỢI VÀ SÁNG LẬPNƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, ĐẤU TRANH GIỮ VỮNGCHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂNPHÁP XÂM LƯỢC (1930 - 1954) - Gồm 164 hình ảnh, tài liệu, hiện vật.</b>

<b>3.3.1 Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người tổ chức và lãnh đạo Cách mạng ThángTám thắng lợi</b>

Xuân Canh Ngọ 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, là kết quả của những ngày người thanh niên yêu nước - Nguyễn Tất Thành bơn ba tìm đường cứu nước và chuẩn bị kỹ lưỡng những điều kiện cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. Tại Quảng Châu – Trung Quốc, Người triệu tập Hội nghị đại biểu các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam. Đây là bước ngoặt của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Sau khi thốt khỏi nhà tù ở Hồng Kơng vào cuối năm 1932 và hoạt động tại Trung Quốc vào đầu năm 1934, Người đã trở lại Moskva. Năm 1938, Người về lại Quảng Châu. Đầu năm 1940, Người gặp các đồng chí vừa từ Việt Nam sang là Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Sau một thời gian tìm hiểu, Người đã phát

<i>hiện Cao Bằng là nơi hội đủ cả “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để xây dựng căn</i>

cứ địa cách mạng.

<i>Hình 3.10. Mơ hình Hang Pác Pó</i>

</div>

×