Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẠI HỌC MONASH TẠI MALAYSIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.88 MB, 51 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING</b>

<b>BÁO CÁO DỰ ÁN</b>

ĐẠI HỌC MONASH TẠI MALAYSIA

<b>Giảng viên hướng dẫn: ThS. Dương Ngọc Hồng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU ...3</b>

<b>1. Giới thiệu về Đại học Monash Malaysia: ... 4</b>

<b>2. Giới thiệu về Malaysia. Phân tích (PESTEL): ...6</b>

<b>2.1 Giới thiệu về Malaysia: ... 6</b>

<b>2.2 Phân tích về văn hóa xã hội, kinh tế - chính trị và cơng nghệ của Malaysia(chiến lược PESTEL): ...7</b>

Chiến lược xuyên quốc gia. ...12

<b>* Ưu điểm của chiến lược: ... 19</b>

<b>* Khó khăn: ...19</b>

<b>* Một số giải pháp đề xuất: ...20</b>

<b>*Những nỗ lực khắc phục khó khăn của trường: ... 21</b>

<b>3.2 Phương thức thâm nhập vào thị trường của Monash khi vào Malaysia: ... 21</b>

<b>3.3. Những mốc thời gian quan trọng: ...22</b>

<b>4. Phân tích một số vấn đề liên quan đến tình hình thế giới hiện tại: ...24</b>

<b>4.1. Trách nhiệm xã hội: ... 25</b>

<b>Trách nhiệm với môi trường: ... 25</b>

<b>Trách nhiệm với cộng đồng: ... 26</b>

<b>4.2. Trách nhiệm với sinh viên: ... 26</b>

<b>5. Phân tích S.W.O.T tại thị trường Malaysia: ... 29</b>

<b>5.1. Điểm mạnh: ... 29</b>

<b>5.2. Điểm yếu: ...31</b>

<b>5.3. Cơ hội: ...32</b>

<b>5.4. Thách thức: ...33</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>6. Chiến lược cụ thể mà Đại học Monash đang tiến hành tại Malaysia: ... 34</b>

<b>6.1. Chiến lược Marketing: ... 34</b>

<b>6.2. Chiến lược nhân sự: ... 39</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường quốc tế không chỉ là một cơ hội mà còn là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh này, việc nắm bắt được cơ hội và thích ứng với mơi trường kinh doanh mới đòi hỏi sự linh hoạt và chiến lược rõ ràng. Một ví dụ điển hình cho sự thành công trong việc xâm nhập thị trường quốc tế là việc Monash, một trường đại học hàng đầu từ Australia, đã mạnh mẽ tiến vào thị trường giáo dục của Malaysia.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng và tăng trưởng, việc Monash Úc mở rộng hoạt động của mình sang Malaysia là một nghiên cứu kinh điển. Việc này không chỉ mở ra một lãnh thổ mới cho sự phát triển của trường đại học mà còn là một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng toàn cầu của họ. Bằng cách này, việc nghiên cứu sâu hơn về cách mà Monash đã thành công trong việc xâm nhập vào thị trường Malaysia có thể cung cấp những bài học quý báu cho các doanh nghiệp khác đang tìm kiếm cơ hội tương tự.

Bài báo cáo này sẽ phân tích chi tiết về chiến lược và quy trình xâm nhập thị trường của Monash Úc vào Malaysia. Bằng việc nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố quyết định và các biện pháp thích ứng mà Monash đã áp dụng, chúng ta có thể rút ra những bài học quan trọng về cách thức một doanh nghiệp có thể thành cơng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh sang một thị trường mới và đối mặt với các thách thức về văn hóa, pháp lý, và cạnh tranh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1. Giới thiệu về Đại học Monash Malaysia:</b>

Đại học Monash tại Malaysia là một đại học trực thuộc Đại học Monash tại Úc. Trường được thành lập vào tháng 7 năm 1998 và đã có mặt tại Malaysia hơn 25 năm. Có vị trí tại thành phố Sunway - một thành phố nhộn nhịp và cách thủ đô Kuala

Lumpur gần 18km - nơi đây tập trung rất nhiều trường đại học nổi tiếng của Malaysia. Đây là nơi lý tưởng dành cho sinh viên học tập và sinh hoạt tại Malaysia.

<i>Hình 1, Tổng quan về Đại học Monash tại Malaysia.</i>

Lĩnh vực hoạt động chính của trường Monash là giáo dục cấp bậc đại học dành cho sinh viên trong nước và sinh viên quốc tế. Đại học Monash Malaysia đã tuyên bố tầm nhìn là trở thành cơ sở dẫn đầu về giáo dục, nghiên cứu xuất sắc và đổi mới trong khu vực ASEAN, góp phần phát triển mơi trường, cơng nghệ, kinh tế, xã hội và chính trị bền vững.

Thành lập tại Malaysia hơn 25 năm, Đại học Monash Malaysia đã có nhiều thành tựu lớn như:

● Xếp hạng thứ 42 trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới QS uy tín năm 2024. ● Top 50 thế giới trong Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của Times Higher

Education (THE) 2023.

● Đại học Monash được Bộ Giáo dục Đại học Malaysia trao tặng xếp hạng

SETARA 6 sao, củng cố vị trí trong nhóm các trường đại học xuất sắc hàng đầu ở quốc gia Malaysia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Hình 2. Những thành tựu của Đại học Monash đã đạt được.</i>

Trong những năm gần đây, dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và hậu Covid diễn ra nặng nề ở một số quốc gia, Đại học Monash Malaysia có tình hình tài chính ổn định ở mức khá cao được thể hiện qua số lượng sinh viên đăng ký nhập học mỗi năm (kể cả sinh viên quốc tế và sinh viên trong khu vực Malaysia):

● Năm 2022, Đại học Monash Malaysia tiếp nhận tổng 9326 sinh viên đăng ký, trong đó có 28.6% sinh viên quốc tế và 71.4% sinh viên Malaysia.

● Năm 2021: Trường tiếp nhận 9506 sinh viên đăng ký, trong đó có 28% sinh viên quốc tế và 72% sinh viên người Malaysia.

● Năm 2020: Đại học Monash Malaysia có 9219 sinh viên đăng ký, trong đó có 27% sinh viên quốc tế và 73% sinh viên bản địa.

● Năm 2019: Đại học Monash Malaysia tiếp nhận 9003 sinh viên, trong đó sinh viên quốc tế chiếm 26.5%, sinh viên Malaysia chiếm 23.5%.

Nhìn chung, đại học Monash có số lượng sinh viên đăng ký hằng năm khá ổn định ở mức cao. Điều này chứng tỏ chất lượng giảng dạy và độ uy tín của trường đã tạo được sự tin tưởng cho sinh viên trên tồn thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình 3. Đại học Monash Malaysia chào đón nhiều du học sinh từ các quốc gia</i>

<b>2. Giới thiệu về Malaysia. Phân tích (PESTEL):2.1 Giới thiệu về Malaysia:</b>

Malaysia là một quốc gia nằm ở phía Đơng Nam Châu Á, gồm bán đảo

Malaysia và 1/3 diện tích phía bắc đảo Borneo, được bao bọc bởi Indonesia, vùng biển Nam Trung Quốc và Nam Việt Nam. Tổng diện tích của Malaysia là 329.847 km2, trong đó, lãnh thổ chiếm 328.657 km2 và lãnh hải chiếm 1.190 km2 (năm 2017).

<i>Hình 4: Đất nước Malaysia</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>2.2 Phân tích về văn hóa xã hội, kinh tế - chính trị và cơng nghệ của Malaysia(chiến lược PESTEL):</b>

<b>Political (Chính trị): Malaysia là một Liên bang Quân chủ theo bầu cử lập hiến.</b>

Đứng đầu nhà nước Malaysia là Đức vua Ibrahim (nhậm chức vào ngày 31/01/2024). Đồng thời, đứng đầu chính phủ Malaysia là thủ tướng Anwar Ibrahim (nhậm chức năm 2022)

<i>Hình 5: Đức vua Ibrahim Sultan Iskandar của Malaysia.</i>

Tình hình chính trị tại Malaysia khá ổn định, ít xảy ra những cuộc chiến tranh làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị, kinh tế của người dân và quốc gia.

Các chính sách giáo dục của Malaysia có chất lượng và kiểm định cao đã giúp cho nền giáo dục đại học của Malaysia phát triển vượt bậc. Chính phủ Malaysia đưa ra nhiều chính sách đổi mới và củng cố nền GD nước nhà: Hợp nhất các trường ĐH công (1995), sửa đổi Luật GD và ban hành Luật ĐH tư (1996); năm 1997, bắt đầu tư nhân hố các cơ sở GD ĐH cơng lập và mở các chi nhánh của các trường ĐH nước ngoài tại Malaysia, cho phép các trường liên kết hoạt động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Các chính sách giáo dục tiên tiến đã thu hút sinh viên quốc tế như học bổng, ưu đãi, visa du học,...

Malaysia có nhiều chính sách ngoại giao với các quốc gia trong khu vực Châu Á và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế du học tại các trường đại học lớn.

<i>Hình 6: Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng Thủ tướng AnwarIbrahim và phu nhân</i>

<b>Economic (Kinh tế):</b>Malaysia là nước có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã được chuyển đổi từ những năm 70 từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành nghề.

Nền kinh tế của Malaysia tập trung phần lớn vào dịch vụ và công nghiệp, giúp cho kinh tế luôn phát triển một cách ổn định và tăng trưởng nhanh chóng. Malaysia cũng chú trọng vào việc xuất khẩu dầu, khí đốt,...

GDP bình qn của Malaysia ở mức tương đối cao khoảng 11,371USD/ người (năm 2021). Điều này này chứng tỏ mức sống và thu nhập tại Malaysia đầy đủ, tiện nghi và phù hợp với những sinh viên quốc tế do mức chi phí khơng q cao như các nước châu Âu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Malaysia đầu tư khá lớn cho sự phát triển vào nền giáo dục: ● Năm 2024: Ngành giáo dục được phân bổ 3 tỷ USD.

● Năm 2023:Bộ Giáo dục được phân bổ 55,6 tỷ Ringgit Malaysia (khoảng 13,5 tỷ USD)

● Năm 2022: Bộ Giáo dục Malaysia tiếp tục nhận được khoản phân bổ ngân sách lớn nhất với 52,6 tỷ RM (12,7 tỷ USD)..

<b>Xã hội (Social):</b>

Người dân ở Malaysia hầu hết đều có trình độ văn hóa ở mức phổ thơng. Theo thống kê, số người biết đọc, biết viết đạt 85.5% (trong đó, nam chiếm: 89.1%, nữ: 78.1%). Trẻ em tại Malaysia đều được tiếp cận giáo dục bắt buộc và miễn phí 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm trung học, 2 năm trung học bậc cao hoặc trường nghề). Điều này chứng tỏ Malaysia rất quan tâm đến trình độ văn hóa của người dân và đầu tư lớn cho nền giáo dục quốc gia.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc và đa tôn giáo nên đã tạo ra sự đa dạng trong văn hóa của người dân từng khu vực. Tại đây, tôn giáo phổ biến nhất là Hồi giáo chiếm hơn 61.3̀% dân số, Phật giáo (19.8%), Cơ đốc giáo (9.2%),... Dân tộc phổ biến nhất ở Malaysia là Malay và dân bản địa chiếm 61.7%, người Hoa (20,8%), người Ấn (6,2%) và các dân tộc khác.

Malaysia là mật độ dân số trẻ và tuổi thọ trung bình cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i>Hình 7. Kim tự tháp dân số Malaysia năm 2023</i>

<i>Hình 8: Malaysia là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Cơng nghệ (Technological):</b>

Malaysia có cơ sở hạ tầng thuộc hàng phát triển nhất tại châu Á. Malaysia có hệ thống viễn thông phát triển đứng thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á. Hệ thống phương tiện vận chuyển cũng được phát triển, đầu tư và hoàn thiện. Các hệ thống đường bộ, đường sắt và hàng không trải dài khắp Malaysia giúp cho người dân thuận tiện di chuyển qua các bán đảo và quốc tế.

<i>Hình 9: Ga tàu trung tâm Kuala Lumpur, điểm tập kết của hàng loạt tuyến đường sắtvà tàu điện đô thị của Malaysia.</i>

Hiện nay, Malaysia đang tập trung đầu tư và phát triển công nghệ, nền kinh tế kỹ thuật số. “Chính phủ cũng rất chú trọng đến sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số Malaysia, nền kinh tế này đã dần dần tăng tỷ trọng của nó trong nền kinh tế quốc gia” - Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia, Fahmi Fadzil đã phát biểu.

Nền kinh tế kỹ thuật số là một trong những trụ cột kinh tế chính của Malaysia, đóng góp 23,2% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2021 và con số này dự kiến sẽ tăng lên 25,5% vào năm 2025.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghệ địa phương, bằng cách tạo ra các cơ hội kinh tế và tài năng, hoặc thúc đẩy lực lượng lao động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và công nghệ chuỗi khối (blockchain).

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Malaysia đang ứng dụng công nghệ cao vào việc giáo dục đối với học sinh -sinh viên. Thông qua mạng Internet, các trang web, AI,... đã giúp cho -sinh viên tiếp cận nền giáo dục hiện đại, tiện nghi trong học tập.

<b>Môi trường (Environment): Hiện nay, các vấn đề về môi trường đang là vấn</b>

đề nan giải trên tồn thế giới. Tại Malaysia, tình trạng ơ nhiễm khơng khí từ khí thải cơng nghiệp và xe cộ; sự ô nhiễm nước do nước thải thô; nạn phá rừng; khói / sương mù từ các đám cháy rừng ở Indonesia, đang càng ngày càng nghiêm trọng

<b>Pháp lý (Legal): Chính phủ của Malaysia đang đưa các chính sách nhằm giải</b>

quyết tình hình các vấn đề của mơi trường.

<b>3. Chiến lược mở rộng thị trường:3.1. Chiến lược áp dụng:</b>

Chiến lược mà Monash đã áp dụng khi thâm nhập vào thị trường Malaysia là “Chiến lược xuyên quốc gia”.

Một công ty sử dụng một “Chiến lược xuyên quốc gia” tìm kiếm điểm trung gian giữa chiến lược đa quốc gia và chiến lược tồn cầu. Một cơng ty như vậy cố gắng cân bằng giữa mong muốn đạt được hiệu quả với nhu cầu điều chỉnh theo sở thích địa phương ở nhiều quốc gia khác nhau. Ví dụ, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn như McDonald's và KFC dựa trên cùng tên thương hiệu và các món ăn cốt lõi trong thực đơn giống nhau trên khắp thế giới. Các cơng ty này cũng có một số nhượng bộ đối với thị hiếu địa phương. Ví dụ, ở Pháp, rượu vang có thể được mua tại McDonald's. Cách tiếp cận này có ý nghĩa đối với McDonald's vì rượu vang là yếu tố trung tâm trong chế độ ăn uống của người Pháp.

Tại Monash, sinh viên được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình độ cao từ khắp nơi trên thế giới. Tất cả nhân sự của Monash Malaysia đều được tuyển chọn theo quy trình của Đại học Monash, điều này thể hiện sự nhất quán về chất lượng của nhân viên ở tất cả các cơ sở của Đại học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Hình 10. Đội ngũ giáo viên Đại học Monash Malaysia.</i>

Phong cách giáo dục độc đáo và đạt tiêu chuẩn cao của Monash Australia đều tương tự nhau trên toàn thế giới. Sinh viên sẽ được tiếp cận với các nguồn tài nguyên tương tự nhau và được hưởng lợi từ các mối quan hệ toàn cầu giống như những sinh viên ở Úc.

<i>Hình 11. Hình thức tổ chức một lớp học ở Đại học Monash Malaysia.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Chất lượng của các chương trình tại Monash College là như nhau trên toàn bộ mạng lưới trường đại học. Hội đồng học thuật áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục giống nhau cho tất cả các bằng cấp của Monash, dù chúng được giảng dạy ở đâu. Các đối tác trong nước cung cấp chính xác chương trình giảng dạy và tiêu chuẩn giống như ở Úc, được quản lý trong khuôn khổ chất lượng giáo dục của Úc và Malaysia, tất cả các khóa học được cung cấp phải đáp ứng các quy trình phê duyệt và cơng nhận khóa học trong khn khổ của trường Đại học và Malaysia.

Mỗi cơ sở đều mang nét riêng của Monash và mỗi cơ sở đều cung cấp chất lượng giáo dục như nhau. Nhưng mỗi cơ sở đều có cá tính riêng và cảm giác giống cộng đồng riêng biệt đủ lớn để cung cấp các dịch vụ từ một trường đại học quốc tế, nhưng mang một tính chất thân thiện, gần gũi trong khuôn viên trường.

Sinh viên tốt nghiệp nhận chứng chỉ, bằng cấp uy tín của Úc do Đại học Monash trao tặng, bất kể họ hoàn thành chương trình học tại trường nào thuộc hệ thống chung của Monash. Sinh viên Monash Malaysia có bằng cấp tương đương với sinh viên Úc đối tác, nhưng ở một nơi hoàn toàn khác trên thế giới và với các nghiên cứu điển hình có liên quan đến khu vực của họ. Tất cả các bằng cấp của Monash đều được đảm bảo chất lượng bởi Cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng Giáo dục Đại học của Chính phủ Úc cũng như các cơ quan kiểm định và cơ quan quản lý tương đương ở địa phương.

<i>Hình 12. Sinh viên nhận bằng Đại học ở Monash Australia (bên trái) vàMonash Malaysia (bên phải)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Tại Monash Malaysia, nhà trường tạo điều kiện sinh viên tham gia nhiều câu lạc bộ và hiệp hội, tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa, âm nhạc, món ăn ngon từ các quốc gia tương ứng có mặt tại Monash Malaysia, học sinh đã có cơ hội trải nghiệm và làm quen trực tiếp với những nền văn hóa phong phú và đa dạng. Những sự kiện cũng nhằm thông tin và giáo dục sinh viên về các chương trình trao đổi và du học tại Monash, Monash Malaysia mang đến một môi trường quốc tế riêng biệt và giàu bản sắc văn hóa.

<i>Hình 13. Sự kiện Free Food Monday và Melbourne Event tại Monash Malaysia</i>

Họ cũng có cơ hội được thực tập với mạng lưới ngành mạnh mẽ của Monash trên toàn khu vực. Sau khi hoàn thành chương trình học tại Monash, sinh viên có thể nhận sự hỗ trợ chuyên nghiệp từ các dịch vụ nghề nghiệp của Monash, bao gồm trợ giúp viết CV và các chương trình giúp phát triển kỹ năng làm việc. Hơn nữa, sinh viên và sinh viên tốt nghiệp cịn có quyền truy cập độc quyền vào Monash Career Gateway để kết nối bạn với các cơ hội thực tập và việc làm từ khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù, trường dạy theo cách của Úc tại tất cả các địa điểm của mình, nhưng việc giảng dạy được truyền tải dựa trên cách học sinh được dạy ở quê hương của họ, để đảm bảo họ có mọi cơ hội để thành cơng tại Đại học Monash. Vì vậy, sự khác biệt cơ bản khi bắt đầu hành trình Monash tại Monash College Australia là việc hòa nhập tiếng Anh khi học tập tại một quốc gia nói tiếng Anh.

Năm 1997, Đại học Monash đã xuất bản Dẫn đường: Kế hoạch Monash 1998-2002 trong đó bao gồm các mục tiêu và chỉ tiêu hoạt động rõ ràng. Trong đó, quốc tế hóa trường đại học là một yếu tố quan trọng của kế hoạch, được thể hiện trong phần có tựa đề “Trở thành tồn cầu hóa” và xun suốt tài liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Cách tiếp cận quốc tế hóa của đại học Monash bao gồm ba phần: • Quốc tế hóa thành phần sinh viên.

• Quốc tế hóa trải nghiệm giáo dục của sinh viên và giảng viên. • Thiết lập và nâng cao sự hiện diện của Monash ở nước ngồi.

Trường đại học đã ni dưỡng một nền văn hóa học thuật khuyến khích việc quốc tế hóa chương trình giảng dạy. Điều này nhìn chung có bốn hình thức: bằng cấp tập trung vào quốc tế chẳng hạn như cử nhân nghệ thuật (Châu Á học) và cử nhân kinh doanh (quốc tế tiếp thị); nghiên cứu khu vực và ngôn ngữ; các chủ đề có trọng tâm quốc tế, chẳng hạn như chính trị Indonesia hay lịch sử Pháp; việc sử dụng, bất cứ khi nào có thể, các ví dụ quốc tế trong một chủ đề, chẳng hạn như trường hợp lọc nước ở Thái Lan nghiên cứu trong khoa học môi trường. Có rất nhiều lựa chọn như vậy cho sinh viên Monash.

Khi xem xét q trình quốc tế hóa giáo dục, Monash đã và đang mong muốn sử dụng các thước đo chất lượng bên ngoài, đặc biệt là các thước đo mang tính quốc tế, như một phương pháp xem xét hồ sơ trong bối cảnh thế giới. Trường đã áp dụng những tiêu chuẩn đánh giá như: IQRP, GATE,.. để chứng minh nỗ lực tồn cầu hóa của mình. Giống như các tổ chức xung quanh thế giới, Monash thừa nhận rằng “chất lượng” có nhiều ý nghĩa (phù hợp với mục đích, phương pháp thực hành tốt nhất thế giới, giá trị đồng tiền, sự hài lòng của khách hàng, v.v.) phải được đàm phán và thảo luận liên quan đến giáo dục sự di chuyển của sinh viên, trao đổi nhân viên, quan hệ liên trường và tuyển dụng sinh viên quốc tế.

Chương trình giảng dạy của trường đại học chủ yếu hoạt động bằng cách khuyến khích các học viện và trường học riêng lẻ kết hợp khía cạnh quốc tế vào các mơn học họ dạy và cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn về bằng cấp kết hợp. Đồng thời là việc cung cấp một loạt các lựa chọn để sinh viên thực hiện một phần việc học tập của họ ở nước ngồi. Chương trình Liên trường Tồn cầu (GIP) cho phép sinh viên thực hiện một hoặc hai học kỳ học để lấy bằng tại cơ sở của Đại học Monash Malaysia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i>Hình 14. Sinh viên đã hồn thành chương trình trao đổi (Sem 2, 2022) và</i>

Chương trình Intercampus Toàn cầu (Sem 1, 2023)

Theo Kế hoạch Monash, mục tiêu quốc tế hóa chương trình giảng dạy được nêu rõ ràng trong chính sách của trường: “Nhất quán với một trong ba chủ đề chính,

Monash sẽ đảm bảo rằng tất cả sinh viên của mình đều có cơ hội tiếp thu nền giáo dục quốc tế. Trong vòng hai năm, tất cả các chương trình giải thưởng Monash sẽ thể hiện cam kết trong chương trình giảng dạy của họ về các kết quả quốc tế hóa quan trọng.” Trường đại học cũng thiết lập các chương trình kết nghĩa ở Malaysia, theo đó sinh viên thực hiện một phần bằng cấp ở quê nhà và hoàn thành việc học tại Úc. Hồ sơ nhân viên và sinh viên của trường sẽ ngày càng được quốc tế hóa.

Hồ sơ quốc tế của các chương trình nghiên cứu có thể được mở rộng khi nhân viên tại các trường ở các quốc gia khác nhau hợp tác. Nghiên cứu được thực hiện để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia khác nơi Monash đại diện cũng sẽ có trọng tâm quốc tế khơng nhất thiết phải có trong các dự án có trụ sở tại Úc.

Chương trình di chuyển Monash ở nước ngoài sẽ được mở rộng để bao gồm các sinh viên Monash bất kể họ sinh sống ở quốc gia nào. Cơ cấu và thủ tục hành chính sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

có cơ hội tiếp nhận các thành phần quốc tế vì các quy định và yêu cầu của các quốc gia khác nhau phải được đáp ứng trong hệ thống Monash tổng thể.

Yếu tố địa phương hóa: Sinh viên có cơ hội học tập với giảng viên quốc tế, tiếp cận với chương trình giáo dục chất lượng có tiêu chuẩn được quản lý bởi cả khung giáo dục của Úc và Malaysia - kiểm sốt chất lượng cao, đáp ứng quy trình phê duyệt và cơng nhận khóa học trong khn khổ giáo dục của trường Đại học Monash và Malaysia.

<i>Hình 15. Ví dụ về một khóa học của Monash được cơ quan ở Malaysia và Australiacông nhận.</i>

Dạy theo cách của Úc tại tất cả các địa điểm của mình, nhưng việc giảng dạy của chúng tôi được thông tin dựa trên cách học sinh được dạy ở quê hương của họ, để đảm bảo họ có mọi cơ hội để thành cơng tại Đại học Monash

Monash cần phát triển một số chương trình mới, Ví dụ, Monash sẽ cung cấp cho sinh viên các môn học ở Malaysia phù hợp với các thành phần đạo đức và văn hóa trong kế hoạch của chính phủ: “Nghiên cứu Hồi giáo” dành cho sinh viên Mã Lai;

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

“Nghiên cứu đạo đức” dành cho sinh viên không phải người Mã Lai đến từ Malaysia; “Nghiên cứu Malaysia” dành cho sinh viên nước ngoài. Giảng viên Monash ở Úc và Malaysia sẽ hợp tác thiết kế và giảng dạy các khóa học này. Những nghiên cứu này cung cấp thông tin cho các nghiên cứu về văn hóa và các nghiên cứu khác tại các cơ sở của Úc, đồng thời để các quan điểm đa văn hóa trở thành một phần khơng thể thiếu trong các khóa học.

<b>* Ưu điểm của chiến lược:</b>

Nhiều địa điểm và mạng lưới phong phú với các trường đại trên khắp thế giới mang lại nhiều cơ hội cho sinh viên di chuyển, trao đổi với các trường quốc tế. Cơ hội phát triển các phương pháp học thông qua hợp tác.

Môi trường học tập quốc tế năng động, giao lưu văn hóa, đa dạng sắc tộc. Nhiều cơ hội cho sinh viên và nhân viên di chuyển, được hỗ trợ bởi các khoản tài trợ dành cho sinh viên và các kỳ nghỉ phép được tài trợ cũng như các Chương trình Nghiên cứu Bên ngồi dành cho giảng viên chính thức.

Nhiều trung tâm nghiên cứu tại trường đại học chuyên về các nghiên cứu tập trung vào quốc tế, khu vực hoặc quốc gia.

Mỗi sinh viên Đại học Monash Malaysia được hưởng lợi từ sự kết nối của họ với một khuôn viên giúp tăng cường lưu lượng sinh viên xuyên suốt và giữa Đại học Monash ở Úc và mạng lưới toàn cầu rộng lớn hơn của trường.

Monash đã đạt được danh tiếng đáng ghen tị về sự xuất sắc trong nghiên cứu và giảng dạy trong 50 năm ngắn ngủi và liên tục được xếp hạng trong 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Vì là một trong những cơ sở của Đại học Monash nên Monash Malaysia cũng được hưởng lợi từ danh tiếng của Monash Australia, tất cả nhân viên và sinh viên đều là thành viên của một học viện tồn cầu có danh tiếng xuất sắc trên trường quốc tế.

<b>* Khó khăn:</b>

Tài chính gần như hồn tồn bằng học phí của sinh viên, điều này có thể hạn chế khả năng tài trợ cho nghiên cứu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở mức lý tưởng. Là một trường tư thục, trường không thể đảm bảo được nguồn tài trợ mạnh mẽ từ chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phủ cho hoạt động nghiên cứu, dạy và học. Thỏa thuận đối với việc thanh tốn tiền bản quyền khơng phải lúc nào cũng rõ ràng.

Trải nghiệm của sinh viên ở nhiều địa điểm có thể khác nhau do quy mơ, kinh phí và tính chất hoạt động ở mỗi địa điểm.

Tính hiệu quả: Chiến lược tỏ ra rất thành công đối với một số khoa (đặc biệt là Nghệ thuật, Kinh doanh và Kinh tế, Luật và Y học), nhưng ít rõ ràng hơn ở các mơn học khác, đồng thời, vẫn chưa rõ liệu chương trình giảng dạy hiện đang được thực hiện bởi các giảng viên hoặc các khoa riêng lẻ hay không.

Thu hút sinh viên: Mặc dù Monash có thể chỉ ra một số chương trình di chuyển sinh viên của mình đã có tác động mạnh mẽ nhưng trường đại học thừa nhận rằng họ đã không thu hút được nhiều người tham gia như mong muốn.

Bên cạnh đó, một số mối quan tâm quan trọng và các vấn đề tiềm ẩn phải được lưu ý, bao gồm:

• Xử lý thích hợp các giá trị phương Tây. • Nhạy cảm với yêu cầu của địa phương.

• Đảm bảo cung cấp đầy đủ chương trình cho sinh viên tại cơ sở chi nhánh. • Phong cách sư phạm phù hợp.

<b>* Một số giải pháp đề xuất:</b>

Nâng cao khả năng di chuyển quốc tế của học sinh Monash: Lồng ghép việc học tập ở nước ngoài vào chương trình giảng dạy nếu có thể; Xây dựng chính sách nhất quán về tín chỉ học thuật cho nghiên cứu quốc tế; Hợp lý hóa các quy trình để sinh viên tận dụng các cơ hội du học do trường cung cấp; Tập hợp các nguồn lực hành chính và khoa của trung tâm để phục vụ sinh viên tốt hơn; Cải thiện và liên kết các dịch vụ trước khi lên đường (bao gồm thị thực, sắp xếp chỗ ở và thơng tin về chương trình học) và sau khi trở về (bao gồm phỏng vấn và cấp tín chỉ học tập) cho sinh viên.

Thành lập văn phịng mới: Văn phịng Monash ở nước ngồi đã được thành lập để quản lý các chương trình và liên lạc với từng khoa/trường để đưa ra các chiến lược phù hợp với kỷ luật nhằm tăng cường khả năng di chuyển của sinh viên.

Một loạt các chương trình được cung cấp, bao gồm: trao đổi sinh viên, học ngoại ngữ, thực tập, các chuyến công tác, các chuyến tham quan văn hóa nghệ thuật, các dự án phục vụ cộng đồng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Tiêu chuẩn hóa q trình phê duyệt khóa học của trường đại học. Mỗi khóa học mới thường xuyên trải qua quá trình đánh giá ngang hàng theo các tiêu chí cụ thể (liên quan đến các vấn đề như các yếu tố nội dung, phương pháp đánh giá, phương thức đánh giá).

Khuyến khích các học viện và trường học cá nhân kết hợp khía cạnh quốc tế vào các môn học mà họ giảng dạy và cung cấp cho sinh viên nhiều lựa chọn về bằng cấp kết hợp. Khía cạnh quan trọng khác là việc cung cấp một loạt các lựa chọn để sinh viên thực hiện một phần việc học tập của họ ở nước ngồi.

<b>*Những nỗ lực khắc phục khó khăn của trường:</b>

Trường đại học đã thực hiện ba bước để giải quyết những vấn đề này: đặt ra mục tiêu có thể đo lường được; đưa vào thực hiện một quy trình bao gồm sự hợp tác chặt chẽ giữa học thuật và hành chính nhân viên; dành một khoản ngân sách đáng kể và ngày càng tăng cho nhiệm vụ này.

Nhân viên của Monash đủ điều kiện nhận trợ cấp nghiên cứu quốc gia ở Malaysia sau nỗ lực đáng kể để vượt qua các rào cản pháp lý. Trong cùng năm đó, Trường nhận được khoản tài trợ cạnh tranh đầu tiên từ chính phủ Malaysia trong hạng mục Tăng cường nghiên cứu trong các lĩnh vực ưu tiên.

Nỗ lực đạt được tài trợ từ chính phủ: Tháng 3/2004, Monash Malaysia được nhận khoản trợ cấp đầu tiên của chính phủ, tháng 11/2022, Monash nhận được 5,4 triệu RM tài trợ nghiên cứu từ PETRONAS - một công ty dầu khí thuộc sở hữu của chính phủ Malaysia cho dự án 'Khí hóa sinh khối để sản xuất khí tổng hợp sử dụng CO2 thu được từ các ngành công nghiệp dầu mỏ.

<b>3.2 Phương thức thâm nhập vào thị trường của Monash khi vào Malaysia:</b>

Khi thâm nhập vào thị trường Malaysia, vào những ngày đầu, Monash đã tận dụng triệt để vào nguồn lực sinh viên tại chính quốc gia này, lượng sinh viên đầu vào chủ yếu là đến từ chính quốc. vì trước đó đã có khơng ít sinh viên đến từ Malaysia đến học tại Monash Australia, tận dụng được danh tiếng đó,

Malaysia là quốc gia từ lâu đã mong muốn trở thành nước xuất khẩu dịch vụ giáo dục (Powell, 1994). Việc thiếu nguồn cung cho giáo dục đại học ở quốc gia nào những năm 1970 và 1980 đã thúc đẩy nhu cầu giáo dục quốc tế của Malaysia, chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Chính phủ Malaysia đã đưa ra lời mời Đại học Monash về xây cơ sở giáo dục tại quốc gia này. Đạo luật Giáo dục Linchpin ở Malaysia (1996) cho phép các trường đại học nước ngoài thành lập các phân hiệu phù hợp với chính sách của họ - biến quốc gia này thành trung tâm cung cấp dịch vụ giáo dục trong khu vực, và Monash đã chớp được thời cơ đó, vào ngày 23/01/1998, Trường Đại học nước ngoài đầu tiên tại Malaysia đã được thành lập.

Tận dụng sự ủng hộ từ Chính phủ Malaysia và sự hỗ trợ từ các đối tác liên minh địa phương, có thể cung cấp đất đai, cơ sở vật chất và đầu tư tiền mặt. Doanh nhân người Malaysia Tan Sri Tiến sĩ Jeffrey Cheah là người có cơng trong việc đưa Đại học Monash đến Malaysia và sau đó thành lập Trường Y khoa và Khoa học Sức khỏe Jeffrey Cheah. Tan Sri Cheah tìm kiếm sự xuất sắc quốc tế trong giáo dục đại học mà Monash cung cấp, đồng thời mang lại động lực địa phương và năng lực thực tế mà Monash cần để thực hiện tham vọng của mình.

<b>3.3. Những mốc thời gian quan trọng:</b>

Ngày 23/2/1998, Bộ trưởng giáo dục của Malaysia mời Monash mở cơ sở chi nhánh, đưa Monash trở thành trường đại học nước ngoài đầu tiên ở Malaysia được nhận lời mời từ chính phủ Malaysia, và cũng là trường đại học nước ngồi đầu tiên ở Malaysia. Tháng 7/1998, Monash chính thức mở cửa cho 417 sinh viên đại học cho các ngành kinh doanh và thương mại, khoa học máy tính, kỹ thuật và khoa học. Sau ba năm, Monash Malaysia đã đạt được điểm hịa vốn về tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i>Hình 16. Bộ trưởng Bộ Giáo dục Datuk Seri Najib Tun Razak mời Monash mởcơ sở chi nhánh</i>

Từ 4 ngành đào tạo chủ yếu ban đầu khi mới mở cửa, hiện nay, Monash Malaysia đã mở rộng thành 13 ngành, bao gồm: Kỹ thuật, Kinh doanh, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Y học và khoa học sức khỏe, Dược hoc,... Monash Malaysia ban đầu chia sẻ địa điểm của mình với Sunway College, sau đó, là những lần nâng cấp cơ sở vật chất, lắp đặt thiết bị ngày càng hiện đại để hỗ trợ cho việc giảng dạy.

Năm 2011, Monash Malaysia hợp tác với Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Nông nghiệp Malaysia và Dịch vụ Quốc tế về về Tiếp thu các Ứng dụng Công nghệ sinh học Nông nghiệp để thành lập Trung tâm Tài nguyên Công nghệ sinh học trong khuôn viên trường, là trung tâm đầu tiên thuộc loại hình này tại một trường đại học Malaysia, đánh dấu sự đáng tin cậy ngày càng tăng, đặt nền tảng để Trường đặt quan hệ đối tác với các tổ chức lớn như Chính phủ.

Những bước chuyển mình sang nghiên cứu kết hợp với giảng dạy, đồng thời Trường ngày càng việc chuyển đổi mạnh sang giáo dục lấy nghiên cứu làm trung tâm, Chính động thái này đã biến Monash Malaysia ngày càng trở thành cơ sở giáo dục

</div>

×