Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Nghệ thuật trần thuật trong mắt biếc của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.72 KB, 40 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH - TRƯỜNG SƯ PHẠM</b>

<b>Giáo viên hướng dẫn:TS. Đặng Hoàng Oanh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.2.1. Những ý kiến/ nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông...6

1.2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Mắt biếc...7

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...8

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:...8

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:...8

1.4. Mục đích nghiên cứu...8

1.5. Phương pháp nghiên cứu...8

1.6. Cấu trúc của tiểu luận...9

II. PHẦN NỘI DUNG...10

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH...10

1.1. Lý luận về trần thuật...10

1.1.1. Khái niệm về trần thuật...10

1.1.2. Các yếu tố của trần thuật...10

1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh...14

1.2.1. Nguyễn Nhật Ánh - Người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ...14

1.2.2. Mắt biếc - Bản tình ca buồn của Nguyễn Nhật Ánh...15

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH...17

<i>2.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh...17</i>

2.1.1. Kết cấu chương hồi...17

2.1.2. Kết cấu tâm lý...18

2.1.3. Kết cấu mở...19

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh. .20

2.2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống...20

2.2.2. Xây dựng cốt truyện tuyến tính...20

2.2.3. Nghệ thuật tổ chức diễn trình vận động cốt truyện...21

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC KỂ CHUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA

3.2.1. Khắc họa nhân vật qua ngoại hình...26

3.2.2. Khắc họa nhân vật qua nội tâm...27

3.2.3. Khắc họa nhân vật qua lời nói và hành động...29

<i>3.3. Ngơn ngữ và giọng điệu trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh...31</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, chúng tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua.

Trước hết, chúng tôi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Đặng Hồng Oanh, người hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho chúng tơi hồn thành báo cáo đồ án này. Xin trân trọng cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Đại học Vinh đã tận tình hỗ trợ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn.

Chúng tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Thư viện Nguyễn Thúc Hào trường Đại học Vinh đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để chúng tơi hồn thành tốt nhất bài luận văn của mình.

Cuối cùng, chúng tơi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã ở bên động viên, hỗ trợ để chúng tơi n tâm hồn thành bài báo cáo đồ án học phần Lý luận văn học một cách chỉnh chu nhất.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài</b>

Văn học thiếu nhi là một bộ phận quan trọng của nền văn học nước nhà. Trong đó, Nguyễn Nhật Ánh được xem là một cây bút trẻ đa tài trên văn đàn văn học thiếu nhi hiện nay. Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh mang đầy tính nhân văn, những câu chuyện tưởng chừng như là dành cho trẻ con nhưng lại mang bài học vô cùng thực tế và sâu sắc. Những tác phẩm đó cuốn hút không chỉ độc giả và ngay cả chúng tơi vào hành trình khám phá để rồi nhận thấy sức hấp dẫn từ lòng nhiệt thành của một tâm hồn người lớn mang trái tim trẻ thơ trong sáng, hồi ức về một thời đã xa trong sáng tác của nhà văn để rồi chúng ta tìm thấy chính mình ở trong đó.

<i>Nổi bật lên đề tài ấy chính là truyện dài Mắt biếc - một trong những tác phẩm nổi</i>

tiếng nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Bằng những ngôn từ, giọng điệu chân thật, gần gũi, ông đã xây dựng hình tượng và nội dung câu chuyện đầy tính sáng tạo. Đó là tình u của những đứa trẻ, sự trưởng thành, tình yêu quê hương và hơn hết đó là sự hi sinh vơ

<i>bờ bến của chàng trai Ngạn dành cho cơ gái hàng xóm Hà Lan - với một đôi mắt đẹpnhư Mắt Biếc. Câu chuyện không chỉ mở ra cho độc giả những trang văn suy ngẫm về</i>

tình u đơi lứa,...mà qua đây chúng ta phải thực sự công nhận tài năng viết chuyện của Nguyễn Nhật Ánh. Thông qua những trang văn đầy cảm xúc, cùng nghệ thuật kể chuyện với những chi tiết, tình huống bất ngờ, thú vị những cảm xúc tưởng như khó nói thành lời Nguyễn Nhật Ánh đã làm sống dậy một “miền tuổi thơ” đáng yêu, đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người, một tình yêu dang dở thời trẻ đầy sự bồi hồi, nhung nhớ và tiếc nuối trong tâm hồn chúng ta.

Chính vì những điều đó chúng tơi nhận thấy và thực sự trân trọng, ngưỡng mộ bởi tài năng của Nguyễn Nhật Ánh về thế giới tuổi thơ, nhận thức được tầm ảnh hưởng

<i><b>quan trọng của tác giả đối với mọi thế hệ nên đã quyết định lựa chọn đề tài: “Nghệ</b></i>

<i><b>thuật trần thuật trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh” với một mong muốn sẽ giải</b></i>

<i>mã được phần nào về nghệ thuật trần thuật cũng như lí giải sức hút mãnh liệt của Mắtbiếc - một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng khắc khoải, đau đáu nhất với mỗi bạn đọc,</i>

một cuốn sách rất đáng nhìn nhận để biết thêm sự thật về cuộc sống khơng chỉ có riêng màu hồng.

<b>1.2. Lịch sử vấn đề </b>

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ra đời của những nhà nghiên cứu nhằm làm rõ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Nhật Ánh. Với đề tài “Nghệ thuật trần thuật trong</b></i>

<i><b>Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh”, khi tiến hành nghiên cứu chúng tơi đã tìm được rất</b></i>

nhiều nguồn tài liệu liên quan. Chúng tôi chia tài liệu làm 2 phần:

<i><b>1.2.1. Những ý kiến/ nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh và sáng tác của ông.</b></i>

Trên trang Khoa Văn học Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG

<i>TP. Hồ Chí Minh với chủ đề Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ – Đọc văn xuôi NguyễnNhật Ánh, Nguyễn Thị Thanh Xuân đã viết: “Nguyễn Nhật Ánh có khả năng tạo cho</i>

chúng ta nhiều bất ngờ. Có thể anh sẽ mở rộng biên độ của bức tranh hiện thực, cho đời sống ùa vào tác phẩm nhiều hơn, để ở đó nhiều khn mặt trẻ thơ từ những số phận khác nhau được một lần hội ngộ, có thể những thông điệp gửi đi từ trang sách của anh sẽ đa dạng hơn, sâu lắng và ngân xa hơn… Tôi tin và hy vọng, bởi từ tiểu thuyết của Nguyễn Nhật Ánh, tôi nhận ra một thế giới nhân văn tỏa sáng. Bắt nhịp cùng tâm hồn thuần khiết của trẻ thơ, từ những rung động tình yêu thanh sạch, từ tiếng gọi của thiên nhiên sâu thẳm, văn chương anh đã thổi vào cuộc sống thường ngày của chúng ta một ánh sáng mới.” [16; tr35].

<i>Trong bài nghiên cứu về Quan niệm sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh</i>

đã có những nhận xét sâu sắc làm rõ quan niệm sáng tác của ông. Bài nghiên cứu đã khẳng định “Chất liệu trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống nhưng là hiện thực đã đi vào kí ức, trở thành kỉ niệm khó qn của ơng” [tr8].

<i>Nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh, T.S</i>

Nguyễn Thị Thương đã đã nhận xét rằng: “Tác giả viết truyện bao giờ cũng có tư tưởng rộng hơn tư tưởng của người kể chuyện. Nếu chúng ta chỉ dựa vào cách kể của người kể chuyện để đánh giá, phán xét thì sẽ là cực đoan, phiến diện. Ngay cả trong những tác phẩm có tính tự truyện thì giữa người kể chuyện với tác giả vẫn có những nét khác nhau. Những hành động, tâm trạng, cảm giác mà người kể chuyện kể lại trong tác phẩm tự truyện có thể là của nhà văn nhưng đó là những gì đã xảy ra với nhà văn trong quá khứ chứ không phải ở thời khắc hiện tại bây giờ...” [ tr13]

<i>T.S Phạm Thị Thuỳ Liên trong Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Phương thứckể chuyện trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh đã nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh Ánh</i>

là nhà văn nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật. truyện Nguyễn Nhật Ánh đi sâu khai thác về những đề tài giản dị về cuộc sống, số lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nhân vật không nhiều nhưng cách kể chuyện độc lạ tạo được sức hút riêng cho mình” [tr3]

<i><b>1.2.2. Những nghiên cứu về tác phẩm Mắt biếc.</b></i>

<i>Ts. Đặng Thị Lan Anh trong bài Mắt biếc - Bản tình ca buồn đong đầy cảm xúc:</i>

"Với giọng văn thẳm sâu và giàu sức gợi, Nguyễn Nhật Ánh đã rủ ta về một miền ký ức dường như đã ngủ vùi trong ta, với những ngày tháng tuổi thơ hoa mộng, hồn nhiên."

<i>Viết trong bài Mắt biếc: Câu chuyện tình yêu và nỗi buồn đến từ sự bỏ lỡ, Nhàbáo Lan Hương đã nhận xét “Nguyễn Nhật Ánh chưa bao giờ khiến người đọc nhàm</i>

chán, bởi lẽ những câu chuyện đều mang màu sắc và phong thái riêng không thể trộn

<i>lẫn. Đặc biệt tác phẩm Mắt biếc bằng lối kể chuyện lơi cuốn kết hợp với ngịi bút miêutả đầy tinh tế đã để lại dư vị trong lịng độc giả... Mắt biếc đã, đang và sẽ ln giữ một</i>

vị trí vơ cùng quan trọng trong lịng những người yêu sách…’’.

<i>Trong dự án Khuyến Đọc sách hay đăng ngày 12/05/2009 “Mắt biếc thật buồn,</i>

một nỗi buồn mà bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được, khi đọc nó Nguyễn Nhật Ánh đã rất tinh tế, rất nhạy cảm khi thắp lên bầu trời đầy sao của mình một ngơi sao buồn

<i>mang tên Mắt biếc. Tình u của Mắt biếc thật kì diệu nó giống như một bản nhạc</i>

buồn xao xuyến, cung bậc cảm xúc dâng trào chìm đắm lướt nhẹ trên mỗi phím đàn, mà Nguyễn Nhật Ánh chính là người nghệ sĩ đã viết lên bản nhạc buồn này, đưa những người thưởng thức nó mê đắm trong giấc mơ ngập tràn nỗi buồn vô tận”.

<i>Tao Đàn nhận xét trong Mắt biếc - Kết cục buồn cho những kẻ ơm mối tình si vềgiọng văn của tác giả Nguyễn Nhật Ánh: "Đọc Mắt biếc, người ta sẽ lại thấy một</i>

giọng văn vẫn tuyệt vời như vậy, kể về tuổi thơ một cách trong trẻo hồn nhiên, kể về quãng đời trưởng thành lạnh lùng, logic. Và cuối cùng luôn tạo điểm nhấn bằng cái kết ám ảnh".

<i>Nhà thơ Takatsuki Fumiko (Nhật Bản) đã nhận định trong Những cuốn sách hay</i>

“Giọng văn trong Mắt biếc rất hay và nhẹ nhàng. Câu chuyện tình cảm trong sáng. Sau khi đọc truyện này, tơi bỗng muốn đi Việt Nam. Tôi rất đồng cảm với nội tâm của nhân vật Ngạn trong tác phẩm Mắt biếc. Tôi đã rơi nước mắt trước tâm hồn vô tư và sự hy sinh của Trà Long, qua đó tôi suy nghĩ nhiều về bối cảnh xã hội Việt Nam”.

Tuy chưa có một bài nghiên cứu đi sâu vào nghệ thuật kể chuyện trong truyện

<i>Mắt biếc song các bài nghiên cứu đề chỉ ra và phát hiện về cách kể, cách kết cấu riêng</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trong truyện của ơng. Nhìn chung vẫn chưa có bài nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề kể

<i>chuyện trong truyện Mắt biếc. Những cơng trình trên là những gợi ý phát hiện, có tính</i>

chất gợi mở giúp cho chúng tơi kế thừa và phát triển để hoàn thành đề tài của mình.

<b>1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: </b></i>

<i><b>Đi sâu vào nghiên cứu vấn đề “Nghệ thuật trần thuật trong Mắt biếc của</b></i>

<i><b>Nguyễn Nhật Ánh”</b></i>

<i><b>1.3.2. Phạm vi nghiên cứu: </b></i>

<i>Dựa trên truyện dài Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi tiến hành khảo sát</i>

nghệ thuật kể chuyện của ông trên các phương diện: Nghê ̣thuật xây dựng nhân vật, điểm nhìn trần thuật, nghệ thuật tổ chức kết cấu, xây dựng cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật. Kết hợp tham khảo một số bài viết của các nhà khoa học, nhà phê bình về Nguyễn Nhật Ánh.

<b>1.4. Mục đích nghiên cứu </b>

Tìm hiểu, phân tích và khẳng định Nguyễn Nhật Ánh có một lối kể chân thật, sáng tạo, mang lại nhiều cảm xúc, lan truyền cảm hứng và dẫn dắt độc giả vào một hành trình chạm đến cảm xúc và những đóng góp độc đáo của Nguyễn Nhật Ánh cho văn học.

<b>1.5. Phương pháp nghiên cứu </b>

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học, nhóm chúng tơi đã thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp là q trình phân tích nhanh chóng các vấn đề đưa ra và tổng hợp ngắn gọn lại với các nội dung chính. Phương pháp này giúp đi sâu và cụ thể hơn vào bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh là cách đối chiếu hiện tượng, sự việc này với hiện tượng, sự việc khác để thấy rõ các điểm giống và khác nhau. Phương pháp này giúp đối chiếu các sự việc với thực tế một cách chân thật nhất, thấy rõ điểm chung hay riêng của vấn đề.

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học và lý thuyết trần thuật: Khám phá thế giới sáng tác nghệ thuật của nhà văn từ các yếu tố hình thức đến nội dung, tìm hiểu đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật kể chuyện trần thuật của tác giả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>1.6. Cấu trúc của tiểu luận</b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận triển khai 3 chương: Chương 1. Lý luận về trần thuật và hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh

<i>Chương 2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu và xây dựng cốt truyện trong Mắt biếc của</i>

Nguyễn Nhật Ánh

<i>Chương 3. Phương thức kể chuyện trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>II. PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠOCỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH</b>

<b>1.1. Lý luận về trần thuật </b>

<i><b>1.1.1. Khái niệm về trần thuật </b></i>

Xét về thuật ngữ, trần thuật hay còn gọi là kể chuyện đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và đưa ra những cách hiểu khác nhau. Hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng trần thuật là một hoạt động sáng tạo của nhà văn trong việc tái hiện hiện thực trong tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm tự sự.

<i>Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản của phươngthức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện hoàncảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [tr.307]</i>

Cùng với quan điểm trên, Giáo trình lí luận văn học đã đưa ra khái niệm khái

<i>quát về trần thuật là “hành vi ngôn ngữ nhằm kể, thuật, miêu tả, cung cấp thông tin vềsự kiện, nhân vật, theo một thứ tự nhất định trong không gian, thời gian và về ý nghĩa.Trần thuật có nhiệm vụ cho người đọc biết ai, xuất hiện ở đâu, khi nào, làm việc gì,trong tình huống nào…”</i>

Như vậy, qua những nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm trên, tựu trung có thể thấy: Trần thuật trước hết là một phương thức nghệ thuật đặc trưng trong các tác phẩm thuộc loại hình tự sự, thực chất của hoạt động trần thuật là việc kể lại, thuật lại những sự kiện, con người, hoàn cảnh…theo một thứ tự nhất định, dưới một cái nhìn nào đó. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật giúp ta có cơ sở để khẳng định giá trị của tác phẩm đồng thời khẳng định tài năng và những đóng góp của nhà văn vào tiến trình văn học.

<i><b>1.1.2. Các yếu tố của trần thuật </b></i>

<i>a) Kết cấu và cốt truyện</i>

Kết cấu

<i>Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, NguyễnXuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm kết cấu: “ Kết cấu là một phương tiệncơ bản sáng tác của nghệ thuật. Trên một mức độ lớn, có thể nói sáng tác tức là kếtcấu” ” [tr.76]</i>

Khi người ta nói xây dựng tác phẩm, xây dựng cốt truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng cấu tứ trong bài thơ thì đã xem tác phẩm như một cơng trình kiến trúc. Bản

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thân thuật ngữ kết cấu cũng mượn từ kiến trúc, hội họa. Kết cấu trong tác phẩm văn học cũng vậy, nó cũng nhằm tạo ra một cơng trình hợp mục đích và hợp lí tối đa. Có thể nói kết cấu tác phẩm là tồn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm khơng bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm văn học.

Cốt truyện

<i>Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, NguyễnXuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên khái niệm cốt truyện: “Cốt truyện là chuỗi các sựkiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nêncái sườn của tác phẩm” [tr.92] Cốt truyện là sản phẩm sáng tạo của mỗi nhà văn. Dù</i>

đa dạng, mỗi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động, có hình thành phát triển và kết thúc gồm: thắt nút, phát triển hành động (các sự kiện, cao trào), mở nút. Cũng có cách nêu chi tiết hơn: trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào), mở nút (kết thúc). Ngồi ra, người ta cịn nêu ra các thành phần khác của cốt truyện như: tiền sử, hậu sử, mào đầu, vĩ thanh.

Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, khơng thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào. Loại bỏ cốt truyện, văn bản tự sự lập tức chuyển sang dạng văn bản khác. Trong tác phẩm tự sự, cốt truyện là cái khung để đỡ cho tồn bộ tịa nhà nghệ thuật ngơn từ đứng vững. Về bản chất, cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mỹ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và quan hệ nhân quả nghiêm ngặt, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp dẫn tối đa tới người đọc.

<i>b) Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật</i>

Một tác phẩm hay không thể thiếu những yếu tố người kể chuyện, ngơi trần thuật, vai trần thuật và điểm nhìn trần thuật. Đây là những phạm trù trung tâm của cấu trúc một tác phẩm trần thuật, chính vì vậy các yếu tố đó đóng vai trị rất quan trọng đối với cấu trúc văn bản.

Đầu tiên, đối với hình tượng người kể chuyện, đã có nhiều nhà khoa học, nhà phê bình đưa ra nhiều khái niệm khác nhau, qua q trình tìm hiểu, Trần Đình Sử trong

<i>sách Lí luận văn học tập 2, đưa ra khái niệm “người kể chuyện là yếu tố thuộc thế giớimiêu tả, đây là một vai trò do nhà văn tạo ra để thay mình thực hiện hành vi trầnthuật”[tr.102]. Mỗi văn bản tự sự đều có một người đóng vai là người kể chuyện để kể</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

lại câu chuyện, thời điểm câu chuyện xảy ra vào lúc nào, gồm những nhân vật nào. Trong sử thi, cổ tích, truyện ngắn, tiểu thuyết trực tiếp hay gián tiếp đều có người trần thuật.

<i>Người kể chuyện có thể được kể bằng ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai.</i>

Ngơi thứ ba cho phép người kể có thể kể tất cả những gì có ở trên đời, kể cả những bí mật trong tâm hồn kẻ khác, những thế giới xa lạ. Cịn về ngơi thứ nhất thì người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi “là một nhân vật” trong truyện, chứng kiến các sự kiện và đứng ra kể. Chỉ kể được những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết

<i>được, như vậy mới tạo được cảm giác chân thực. Ngôi thứ hai ( xưng “anh” ) mang cái</i>

tôi của người kể chuyện, song với ngơi thứ hai nó tạo ra một khơng gian gián cách. Cùng với hình tượng người kể chuyện, điểm nhìn trần thuật cũng là một phạm trù có ý nghĩa quan trọng đối với cấu trúc trần thuật của một tác phẩm.

<i>Theo Giáo trình Lí luận văn học tập 2, Trần Đình Sử chủ biên, “điểm nhìn thểhiện vị trí người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật, đánh giá các nhân vậtvà sự kiện [tr.104]”. Là yếu tố cơ bản nhất tạo nên phương thức trần thuật của tác</i>

phẩm, là sợi dây liên kết toàn bộ các thành tố để tạo nên văn bản. Chính vì vậy, điểm nhìn có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành và tạo nên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Người kể chỉ có thể kể được những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy được trong khơng gian, thời gian, trong trạng thái cảm xúc, trình độ văn hố, tuổi tác, quan điểm tư tưởng, giá trị.

<i>Ở đây có nhiều loại điểm nhìn: Nếu như Điểm nhìn bên ngồi, người kể trầnthuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngồi nhân vật. Ngược lại, điểm nhìn bên trong là kểxun qua cảm nhận của nhân vật. Điểm nhìn khơng gian là nhìn xa, nhìn cận cảnh.Điểm nhìn di động, từ đối tượng này chuyển sang đối tượng khác. Điểm nhìn thời gian</i>

là nhìn từ thời điểm hiện tại như sự việc đang diễn ra, hay là nhìn lại quá khứ qua màn

<i>sương của kí ức. Điểm nhìn tâm lý là nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới</i>

bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ.

Như vậy, yếu tố người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật đóng một vai trị rất quan trọng trong việc tạo ra một tác phẩm văn học có sức hấp dẫn và ảnh hưởng, giúp người nghệ sĩ trong q trình sáng tác có thể xây dựng được một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức, đem lại sự thành công to lớn và dẫn dắt được người đọc vào thế giới của tác phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i>c) Xây dựng nhân vật</i>

<i> Pautopxki đã nói: "Những nhân vật và những tính cách sinh động chính là tấmhuân chương cao quí của nhà văn". Thực vậy, nhân vật giữ một vai trị hết sức quan</i>

trọng trong thành cơng của một tác phẩm, một tác giả văn học. Một tác phẩm hay phải là tác phẩm có những nhân vật ấn tượng, cá tính, ám ảnh và thể hiện được sự sáng tạo của người nhào nặn ra chúng.

Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật. Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều không kém phần quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Để làm được như vậy nhà văn phải có những biện pháp xây dựng nhân vật trong

<i>tác phẩm văn học như: Miêu tả nhân vật qua ngoại hình góp phần biểu hiện nội tâm.</i>

Đây cũng chính là sự thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống bên ngồi và cái bên trong của nhân vật thay đổi,nhiều nét

<i>bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi theo; Miêu tả nhân vật qua nội tâm để thể hiện</i>

vốn sống và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Ở phương diện này, nhà văn chú ý đến các chi tiết thể hiện đời sống bên trong, các trạng thái cảm xúc, các quá trình diễn biến tâm trạng của nhân vật. Cho nên, người đọc mới hiểu tính cách nhân vật, biết được

<i>những tư tưởng cao quý, những tình cảm tốt đẹp hoặc là xấu xa của nhân vật; Miêu tảnhân vật qua lời nói có khả năng thể hiện sinh động và khêu gợi cho người đọc hìnhdung về bản chất, tính cách của nhân vật; Đặc biệt, Miêu tả nhân vật qua hành động là</i>

phương tiện quan trọng nhất để thể hiện tính cách nhân vật, vì hành vi con người là hình thức bộc lộ đầy đủ phẩm chất, tư cách, tâm lý, lý tưởng cũng như những đặc điểm bên trong thuộc thế giới tinh thần của con người. Vì vậy, khi xây dựng nhân vật, các nhà văn bao giờ cũng dành một phần quan trọng để khắc họa hành động. Sự thể hiện nhân vật văn học bao giờ cũng nhằm khai thác một nội dung đời sống xã hội.

<i>d) Ngôn ngữ và giọng điệu </i>

<i>Đầu tiên là về Ngôn ngữ trần thuật, theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Ngôn ngữtrần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm ngườikể chuyện”. </i>Ngôn ngữ là chất liệu mà còn là phương tiện tạo nên giá trị của tác phẩm. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp giữa người với người trong xã hội.

Ngôn ngữ trần thuật có vai trị quan trọng trong việc xây dựng hình tượng tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

phẩm, thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Mỗi nhà văn luôn chọn cho mình một phong cách ngơn ngữ riêng của mình.

Để làm nên thành công của một tác phẩm không chỉ có sự đóng góp của yếu tố ngơn ngữ mà cịn có thêm yếu tố giọng điệu mà tác giả lồng ghép vào tác phẩm để tạo ra những sản phẩm văn học hồn chỉnh nhất. Theo Lí luận văn học, tập 2, NXB Giáo dục, Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam đồng chủ biên đã nêu lên

<i>khái niệm giọng điệu: “Giọng điệu trong văn bản thể hiện cái giọng điệu riêng mangthái độ, tình cảm và đánh giá của tác giả. Giọng điệu là yếu tố tạo thành tính chỉnhthể của văn bản văn học” [tr.110]</i>

Giọng điệu có vai trị rất lớn trong việc trần thuật và hình thành phong cách của tác giả. Giọng điệu tạo nên âm hưởng chung bao trùm tác phẩm, là phương tiện để người kể đi sâu phản ánh bức tranh hiện thực của con người. Giọng điệu cịn có vai trị mang đậm dấu ấn, cá tính sáng tạo của tác giả.

Vì vậy, ngơn ngữ và giọng điệu là một trong những yếu tố không thể thiếu để tạo nên một tác phẩm văn học. Mỗi tác giả sẽ đều có cho mình một ngơn ngữ và một giọng điệu riêng cho mình, từ đó sẽ giúp nhà văn kể chuyện hấp dẫn hơn và thể hiện sâu sắc hơn tác phẩm. Đồng thời các yếu tố này còn giúp nhà văn tạo nên những sản phẩm nghệ thuật hồn chỉnh nhất để gửi đến khán giả của mình.

<b>1.2. Hành trình sáng tạo của Nguyễn Nhật Ánh </b>

<i><b>1.2.1. Nguyễn Nhật Ánh - Người dẫn lối cho những năm tháng tuổi thơ</b></i>

Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại tỉnh Quảng Nam, ông được xem là một trong những nhà văn thành công viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với

<i>hơn 100 tác phẩm các thể loại. Với những thành tựu to lớn, ông trở thành “Hoàng tửbé trong thế giới tuổi thơ”. Là một cây bút chuyên nghiệp, Nguyễn Nhật Ánh quanniệm nhà văn khi viết cho thiếu nhi “là trụ đỡ tinh thần cho các em”. Tác giả đã đưa</i>

trẻ thơ vào thế giới kì diệu của chữ nghĩa và sự tưởng tượng, bồi đắp tâm hồn ngây thơ thuần phác vốn có để khi lớn lên những đứa trẻ này sẽ có cái nhìn điềm tĩnh hơn vào cuộc sống ni dưỡng tình cảm thiêng liêng vốn có của con người.

<i>Với một “gia tài” tác phẩm viết cho lứa tuổi thiếu niên, học trị như: Kính vạnhoa, Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ, Cô gái đến từ hôm qua, Tôi thấy hoa vàng trên cỏxanh, Ngồi khóc trên cây, Mắt biếc… Nguyễn Nhật Ánh đã lay động được những cảm</i>

xúc vốn có trong lịng người đọc, nhất là lứa tuổi thiếu niên, học trò. Sự đa dạng trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phong cách viết của Nguyễn Nhật Ánh đã làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi Việt Nam thời kỳ đổi mới, tạo nên một thể loại văn học vơ cùng gần gũi, bình dị. Văn học thiếu nhi đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung, hình thức, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hướng tới giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người. Nguyễn Nhật Ánh là một hiện tượng văn học đặc biệt bởi nhiều thế hệ độc giả đều u thích tác phẩm của ơng - trẻ em tìm thấy tuổi thơ sinh động, hồn nhiên, chân thật của chính mình cịn người lớn thì nhận được những “tấm vé” về lại tuổi thơ.

Đọc văn Nguyễn Nhật Ánh, dễ nhận thấy nhà văn sử dụng tiếng Việt tinh tế và trong sáng. Ngôn từ trong văn của ông trong sáng như nó vốn có, như lời ăn tiếng nói hàng ngày, không lên gân, không màu mè son phấn điều đó làm cho hệ thống ngơn ngữ của nhà văn trở nên phong phú đa dạng vừa giàu sắc thái biểu cảm của ngôn ngữ nghệ thuật lại vừa có sự dung dị của ngơn ngữ đời thường. Bên cạnh đó viết chủ yếu về đề tài thiếu nhi, giọng điệu trong truyện Nguyễn Nhật Ánh toát lên sự hài hước pha chút suy tư, triết lí đi sâu vào lĩnh vực đời tư thế sự. Thông qua những cuộc hội thoại giữa các nhân vật đặc biệt những nhân vật ở lứa tuổi mới lớn chất hài hước, dí dỏm thể hiện rất rõ nét. Truyện của Nguyễn Nhật Ánh tuy gần gũi, quen thuộc giọng điệu đời thường nhưng nhờ có chất triết lý được lồng ghép qua một số tình huống truyện mà mỗi tác phẩm đều trở nên nổi bật.

Với những gì đã và đang làm được, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng được cho mình một chỗ đứng vững vàng trong lịng bạn đọc, đặc biệt với những độc giả nhỏ tuổi phần lớn nhờ vào phong cách nghệ thuật độc đáo đầy chất riêng biệt của mình. Qua mỗi câu chuyện là những dịng hồi tưởng đã đưa người đọc tìm lại những ký ức tuổi thơ, sống lại khoảng thời gian một đi không bao giờ trở lại.

<i><b>1.2.2. Mắt biếc - Bản tình ca buồn của Nguyễn Nhật Ánh</b></i>

<i>Mắt biếc được xem là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Nhật Ánh</i>

được tác giả viết vào năm 1990. Tác phẩm là câu chuyện tình yêu đơn phương dài chân thành, sâu sắc của Ngạn với cô gái Hà Lan từ những năm tháng anh còn ở tuổi học trò ngây ngô cho đến khi anh trưởng thành. Anh dành trọn vẹn trái tim, dành cả tuổi trẻ của mình cho Hà Lan – cơ gái có đơi mắt trong veo như ánh trăng tròn. Những khổ đau, những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của Ngạn đều xoay quanh đôi mắt biếc ấy. Nhưng cuối cùng anh là cũng chỉ là một kẻ ngồi cuộc trong tình u của Hà Lan. Bởi Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sống hiện đại nhưng trăng hoa,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vơ cùng đau lịng và căm phẫn bởi Ngạn luôn mong muốn Hà Lan được hạnh phúc. Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Trà Long yêu làng Đo Đo, u những gì thuần khiết, cơ gái dành tình cảm đặc biệt cho Ngạn, nhưng Ngạn lại khơng thể dành một tình u trịn trịa cho Trà Long, vì khơng ai thay thế được vị trí Hà Lan trong Ngạn. Các nhân vật cho đến cuối của cuộc hành

<i>trình, vẫn ln mang trong mình những vết thương khơng gì xoa dịu được. Mắt biết</i>

thực sự là một bản tình ca buồn của những hạnh phúc khơng trọn vẹn, tình yêu của Ngạn da diết dành cho Hà Lan hiện diện khắp không gian và thời gian.

Cả cuốn sách là một nỗi buồn khổ mênh mang, lúc gào xé, lúc tưởng như đã quên được nhưng rồi hóa chẳng phải. Niềm vui dẫu có nhưng cũng như sương khói bay lên trong ánh trăng, hư hư ảo ảo, làm tan vỡ bao tấm chân tình. Cuộc sống ai cũng có những niềm vui và nỗi buồn. Hạnh phúc hay khổ đau là do tự bản thân mình lựa chọn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC KẾT CẤU VÀ XÂY DỰNG CỐTTRUYỆN TRONG MẮT BIẾC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH</b>

<i><b>2.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu trong Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh </b></i>

<i><b>2.1.1. Kết cấu chương hồi</b></i>

<i>Tác phẩm Mắt biếc gồm những câu chuyện xoay xung quanh hai nhân vật Ngạn</i>

và Hà Lan từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành. Tác phẩm gồm 10 chương, mỗi chương đều gắn với một sự kiện trong cuộc đời của nhân vật Ngạn. Kết cấu này giúp tác phẩm có được chiều sâu tư tưởng và soi chiếu dưới nhiều góc độ khác nhau về những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Kết cấu logic của truyện được thể hiện qua các sự kiện, cụ thể như sau:

<i>Nhan đề Mắt biếc chính là chìa khóa giúp người đọc mở ra cánh cửa để bước</i>

vào thế giới của các tác phẩm, người đọc sẽ nhận thấy được đôi khi nhan đề không cần phải khái quát nội dung toàn bộ câu chuyện mà đây là một chi tiết nhỏ trong truyện nhưng lại mang một ý nghĩa sâu sắc, đậm chất thơ và chất nhân văn, truyện là lời kể của nhân vật “tôi” tức nhân vật Ngạn. Mượn giọng kể của “tơi”, qua lăng kính trẻ thơ, Nguyễn Nhật Ánh vẽ một bức tranh về những kỉ niệm tuổi thơ về mối tình dang dở nhân vật Ngạn và Hà Lan. Nhan đề truyện gợi cho chúng ta những ấn tượng về một đôi mắt biếc chứa đựng nỗi buồn miên man, thăm thẳm, chứa đựng tình cảm khờ dại nhưng cũng thật cao cả bởi sự hy sinh lặng lẽ. Những nỗi buồn đó dường như treo lơ lửng, nó cũng ám ảnh ta như chính đôi mắt đã ám ảnh Ngạn suốt cuộc đời.

Chương 1: Phần mở đầu nhân vật chính xuất hiện đầu tiên tự xưng là tôi với câu mở đầu rất ấn tượng, nhân vật chính Ngạn đã tự giới thiệu về xuất thân, các mối quan hệ gia đình, bạn bè và những câu chuyện tuổi thơ của mình ở làng Đo Đo.

Chương 2: Ngạn nói về cái tên mình gọi về Hà Lan những kí ức, những cảm xúc, ấn tượng đầu đời với cơ bạn của mình. Tình bạn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan.

Chương 3: Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan gắn bó với bao nhiêu kỉ niệm cùng đồi sim, đánh trống trường, những lần đạp xe, chơi cùng nhau, cùng nhau học,... Ngạn và Hà Lan ngày càng thân nhau luôn bên cạnh và sẻ chia với nhau.

Chương 4: Bà mất Ngạn trở nên lạc lõng, khơng ai hiểu tâm sự của mình. Ngạn gửi gắm tình yêu của mình với Hà Lan vào những bài thơ, tiếng đàn và những bài hát mang tâm sự giấu kín. Tình u đơn phương của Ngạn ngày một lớn dần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Chương 5: Đến khi lớn hơn một chút, Ngạn và Hà Lan phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Từ đó, cả hai dần trở nên xa cách. Hà Lan bắt đầu quen biết với Dũng một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng rất thiếu đứng đắn đã làm cho Hà Lan đau khổ.

Chương 6: Trái tim Ngạn luôn hướng về Hà Lan và làng Đo Đo, cịn Hà Lan thì lại thích sự phồn hoa, hiện đại nơi đô thị. Hà Lan tâm sự với Ngạn mỗi khi Dũng làm tổn thương cơ điều đó lại càng giận và càng thương cho Hà Lan. Thậm chí Ngạn đã đánh nhau với Dũng vì Hà Lan.

Chương 7: Mùa hè năm ấy, Ngạn cô đơn chẳng ai bầu bạn chỉ có những kí ức tuổi thơ gợi nhớ cùng nỗi nhớ và tình cảm đối với Hà Lan dai dẳng. Cũng chính mùa hè ấy Hà Lan có thai, một tin động trời đối với Ngạn, dù không nỡ nhưng Ngạn luôn muốn Hà Lan hạnh phúc.

Chương 8: Hà lan sinh con đặt tên là Trà Long, Dũng bỏ Hà Lan và đã làm đám cưới với Bích Hồng, cơ đành gửi con về cho bà ngoại chăm sóc và bận bịu với cơng việc may của mình. Còn Ngạn trở về làm thầy giáo tại trường tiểu học của làng mình. Chương 9: Bằng tình yêu của mình dành cho Hà Lan, Ngạn hết lịng u thương và chăm sóc cho đứa con gái của người mình thương, ln che chở và bên cạnh Trà Long. Cịn Hà Lan thì dù hiểu rõ tình yêu của Ngạn dành cho mình nhưng vẫn khơng đáp lại vì với cơ Ngạn đã q tốt với mình và thật sự hai người hồn tồn hướng về hai phía khác nhau.

Chương 10: Trà Long lớn lên trở thành cô giáo dạy ở trường làng, cô vô cùng yêu quý và luôn bên cạnh Ngạn. Tưởng chừng như Trà Long sẽ là người thay thế được vị trí của Hà Lan trong lòng Ngạn nhưng cuối cùng Ngạn quyết định ra đi vì anh biết rằng Trà Long sẽ chỉ là cái bóng của Hà Lan trong tim anh.

Cả câu chuyện là tuổi thơ và những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Ngạn, những năm tháng tuổi thơ và cả cuộc đời thủy chung, hy sinh thầm lặng cho mối tình đơn phương ấy.

<i><b>2.1.2. Kết cấu tâm lý</b></i>

<i>Trong truyện dài Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh, kết cấu tâm lý được thể hiện rõ</i>

rệt nhất ở tình cảm của Ngạn đối với Hà Lan, được kể hồn tồn qua góc nhìn của Ngạn, là dòng chảy nội tâm của Ngạn. Trong truyện có sự nới lỏng của cốt truyện bởi sự chi phối của tâm lí nhân vật đối với các sự kiện được kể trên chất liệu hồi ức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tác phẩm được tạo nên từ những ký ức và hoài niệm của Ngạn về tuổi trẻ và về mối tình đơn phương suốt những năm tháng trẻ thơ và cả đến khi trưởng thành vẫn dai dẳng, khơn ngi trong lịng anh. Chúng ta đã được chứng kiến, cảm nhận những khoảnh khắc tận cùng của sự mất mát, đau đớn của nhân vật trong cuộc sống nội tâm của mình. Ở đây Nguyễn Nhật Ánh đã gửi tới tâm hồn độc giả một trái tim giàu tình cảm của một nhà văn am hiểu tâm lý tuổi mới lớn. Trong truyện mối tình đơn phương đầy khắc khoải, đau đớn của một chàng trai si tình khơng dám thổ lộ ra tình cảm của mình, ln lặng lẽ, chôn giấu và những nỗi giằng xé ngày một lớn. Dẫu biết rằng sẽ khơng thể có được tình u đó nhưng Ngạn khơng thể dứt bỏ, đơi mắt biếc của Hà Lan luôn ám ảnh, luôn hiện hữu trong trái tim Ngạn, để rồi cả cuộc đời Ngạn không thể yêu thêm một người nào khác.

<i><b>2.1.3. Kết cấu mở</b></i>

<i>Phần cuối truyện Mắt biếc, Ngạn đã đem lòng thương mến Trà Long có một khn</i>

mặt đầy nhân hậu cùng với đôi mắt biêng biếc trong vắt giống y hệt mẹ của mình, nhưng khác với mẹ Trà Long có một trái tim ln hướng về q nhà của mình, cơ u q, u ngơi làng Đo Đo, u những thứ giản dị giống hệt Ngạn. Ngạn bâng khuâng ngắm nhìn Trà Long lịng xốn xao khơn tả tưởng chừng như trái tim Ngạn đã quên được Hà Lan và giành tình yêu cho Trà Long. Nhưng cuối cùng Ngạn chợt tỉnh mộng nhận ra

<i>những ý nghĩ mãnh liệt trong đầu vang lên lời xúc động nghẹn ngào “Hà Lan ơi, baonhiêu năm qua anh đã đợi ngày này!” [ch.8], tình u đó vốn chỉ dành cho Hà Lan, phải</i>

chăng thương mến Trà Long bởi vì Ngạn tìm thấy được hình bóng của Hà Lan trong đó. Kết thúc truyện là sự khắc khoải, nao lòng. Suốt bao nhiêu năm trơi qua, dù có giận, có trách nhưng chưa một lần nào Ngạn hết thương, hết nhớ Hà Lan. Và cuối cùng Ngạn đã chọn ra đi, bỏ lại Trà Long ở làng quê, bỏ lại cả Hà Lan với đôi mắt biếc. Cuộc đời của anh dành để yêu và ôm lấy những nỗi đau nhưng không được hồi đáp. Dù như thế nào thì đến cuối cùng vẫn dốc hết lịng mà giữ trọn một nắm tình yêu dành cho Hà Lan, dành cho đôi mắt biếc. Ngạn chọn ra đi, có lẽ bởi vì Ngạn đã nhận ra rằng rốt cục anh chỉ xem Trà Long là cái bóng của Hà Lan và tình cảm đó không thể nào tiếp tục được nữa.

Cái kết gây bất ngờ cho người đọc với kết thúc mở đây là kết cấu tạo nên nét độc đáo của ông, ông xây dựng kết thúc truyện tạo cho người đọc cảm giác về những cuộc hành trình, tình yêu, tình bạn không bao giờ chấm dứt và người đọc không chỉ thấy một

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

sự kết thúc mà còn mở ra câu chuyện sẽ có những kết thúc khác nhau theo cảm nhận và trí tưởng tượng của mình.

<b>2.2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong “Mắt biếc” của Nguyễn Nhật Ánh </b>

<i><b>2.2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống </b></i>

<i>Truyện Mắt biếc của Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều tình huống hay để các nhân</i>

vật của mình bộc lộ được tính cách nhân vật như ở chương 2 nhiều lần Hà Lan bị Hịa bắt nạt, có lần nó giật dây thun của Hà Lan rồi dẫm lên chân. Nhờ có chi tiết đó mà Ngạn đã mạnh mẽ hơn lao đến cho Hòa một bài học, có cơ hội chứng minh cho Hà Lan thấy được sự dũng cảm của mình. Hay lúc Hà lan và Ngạn lên thành phố, Hà Lan dần quên đi những điều giản dị mà chạy theo những thứ mới mẻ và yêu Dũng. Với tình huống này Nguyễn Nhật Ánh đã để Ngạn luôn âm thầm theo sau Hà Lan đến lúc Hà Lan có mang, trở thành mẹ đơn thân. Ngạn lại thay Hà Lan chăm Trà Long, rồi đến lúc lớn lên tình cảm Trà Long dành cho Ngạn biến thành tình yêu. Tình huống này nhà văn đã để Ngạn đấu tranh tâm lý buộc phải chọn cách rời đi. Hơn ai hết trong hoàn cảnh éo le ấy là lúc Ngạn nhận thức rằng Trà Long chỉ là hình bóng Hà Lan.

Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có rất nhiều tình huống hay để các nhân vật phải tự mình giải quyết, qua tình huống truyện đó có thể thấy thế giới nội tâm của tuổi mới lớn

<i>rất phong phú, rất phức tạp trước những hoàn cảnh éo le, trắc trở. Mắt biếc đã để lại</i>

những dư vị đặc biệt trong lòng người đọc, câu chuyện mang nhiều màu sắc, sắc thái

<i>cảm xúc rất riêng. Điểm nổi bật ở truyện Mắt biếc đó là tình huống truyện tập trung,</i>

khơng cầu kì trong cách xây dựng cốt truyện, nhà văn ln để các nhân vật của mình có thái độ sống nhân văn, hướng thiện, dẫu đau buồn mà không tuyệt vọng, bị phụ bạc mà không hận thù… Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng được ưu ái gọi là nhà văn của tuổi mới lớn.

<i><b>2.2.2. Xây dựng cốt truyện tuyến tính </b></i>

Nghệ thuật xây dựng cốt truyện tuyến tính là kiểu cốt truyện đường thẳng nghĩa là

<i>câu chuyện đi từ điểm khởi đầu di chuyển đến giữa và tiến tới kết thúc câu chuyện. Mắtbiếc của Nguyễn Nhật Ánh hấp dẫn bởi việc xây dựng cốt truyện tuyến tính đó là sựtn thủ theo trật tự thời gian để tạo ra sự kịch tính trong câu chuyện. Mắt biếc là tập</i>

truyện được kết cấu bởi 10 chương, mỗi chương là những mốc thời gian, sự kiện cụ thể gắn với quá trình từ thơ ấu đến lúc trưởng thành của Ngạn. Những kỉ niệm tuổi thơ ở làng Đo Đo giữa Ngạn và Hà Lan; ngày tháng lên thành phố học; Ngạn trở về làng Đo

</div>

×