Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận chiến dịch biên giới Thu Đông 1950 bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.21 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP</b>

<b>CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU - ĐÔNG 1950BƯỚC NGOẶT TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN</b>

<b>CHỐNG THỰC DÂN PHÁP</b>

<b>Ngành đào tạo: ...Trình độ đào tạo: Thạc sĩ</b>

<b>TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn:...</b>

<b>..., NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2. Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới mang tầm chiến lược, tạo bước ngoặtcủa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...8</b>

2.1. Chuyển hình thái kháng chiến từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy...8 2.2. Bước trưởng thành vượt bậc trong quá trình tổ chức, chỉ đạo kháng chiến. 11

<b>3. Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta ...114. Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950: Cột mốc vàng trong khángchiến chống Pháp...135. Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới Thu - Đông 1950 đánh dấu bướctrưởng thành vượt bậc của Quân đội nhân dân Việt Nam...13KẾT LUẬN ...15DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...17</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Quy luật của chiến tranh là “mạnh được, yếu thua”. Trong khi đó cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chống kẻ thù xâm lược được ví như “châu chấu đá voi”. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân dân Việt Nam khắc phục mọi khó khăn, bất cập về lực lượng và phương tiện, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù có tiềm lực mạnh về kinh tế và quân sự, có quân đội nhà nghề, bộ máy vận hành chiến tranh chuyên nghiệp, trang bị kỹ thuật quân sự và phương tiện chiến tranh hiện đại, v.v... Trên cơ sở lý luận chiến tranh và quân đội của chủ nghĩa Mác - Lênin, tinh hoa quân sự thế giới và truyền thống quân sự độc đáo của dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo chiến lược, giải quyết kịp thời những vấn đề cơ bản, cấp bách về quân sự của cách mạng Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh dù chiến tranh giải phóng hay chiến tranh bảo vệ Tổ quốc thì chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân luôn là “hai mặt của một vấn đề khơng thể tách rời ra được”, trong đó qn đội nhân dân là “nòng cốt” của chiến tranh nhân dân. Chỉ có quân đội nhân dân của Đảng mới chấp hành đường lối chiến tranh nhân dân một cách đầy đủ, nghiêm túc, hiệu quả nhất; chỉ có chiến tranh nhân dân mới làm cho quân đội nhân dân ngày càng phát triển vững mạnh. Hoạt động quân sự, đấu tranh vũ trang không chỉ là nhiệm vụ riêng của qn đội mà đó là hoạt động của tồn dân tự giác đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại tướng Hoàng Văn Thái kết luận: “một khi chúng ta làm cho quần chúng thực sự hiểu rõ vì sao họ chiến đấu, chiến đấu để làm gì, chiến đấu chống kẻ địch nào, thì quần chúng sẽ khơng ngại bất cứ gian khổ, khó khăn nào, không ngại hiểm nghèo, không ngại hy sinh ngay cả tính mạng mình để chiến đấu đến cùng cho lý tưởng cách mạng”.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) đầy gian khổ, hy sinh song rất đỗi hào hùng của dân tộc ta, Chiến dịch Biên Giới Thu - Đơng năm 1950 có một vị trí đặc biệt quan trọng - là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của quân đội ta, một chiến dịch đánh vận động,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

đánh tiêu diệt xuất sắc, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Cùng với thắng lợi của quân và dân ta trên khắp chiến trường cả nước, chiến thắng Biên Giới Thu -Đông 1950 mở ra một giai đoạn mới mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ giai đoạn cầm cự, phòng ngự sang giai đoạn giành, giữ và nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc bộ, liên tục tiến công địch và đánh tiêu diệt với quy mô lớn, đẩy quân địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó, cuối cùng chịu thất bại nặng nề.

Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới Thu - Đơng 1950 đồng thời đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính mà Đảng ta đã vạch ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến. Bài học về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Bộ Tổng Tư lệnh, Bộ Chỉ huy chiến dịch; về phát huy nội lực; xây dựng thực lực kháng chiến; xây dựng Quân đội về tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi; chủ động đối phó với những khó khăn, thử thách; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới… để làm nên chiến thắng Biên Giới vẫn cịn ngun giá trị trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>1. Bước phát triển nghệ thuật quân sự trong Chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950</b>

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời, khẳng định sự trưởng thành của Quân đội: lần đầu tiên ta huy động phần lớn các đơn vị chủ lực tham gia một chiến dịch. Chiến dịch Biên giới thắng lợi đánh dấu sự phát triển của nghệ thuật quân sự cả về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật; được thể hiện ở các nội dung chủ yếu sau.

<b>Thứ nhất, về chỉ đạo chiến lược</b>

Bước vào năm 1950, sau 5 năm thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, chúng bị tổn thất nặng, hoang mang, sợ chiến tranh kéo dài... Nhận thấy tình hình chiến trường Đơng Dương đang có lợi cho ta, nhất là sau khi ta xây dựng được một số đơn vị chủ lực cơ động mạnh (trung đoàn, đại đoàn). Đây là thời điểm quan trọng, ta có điều kiện phá thế bao vây của địch đối với vùng căn cứ địa, giành lại quyền chủ động chiến lược, nối liền hậu phương với các nước anh em để tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế. Ban đầu, ta mở Chiến dịch Lê Hồng Phong 1 trên hướng Tây Bắc, nhưng thắng lợi của Chiến dịch này khơng đáp ứng được mục đích, u cầu đặt ra. Trước tình thế đó, nghiên cứu, đánh giá kỹ khu vực Đơng Bắc ta thấy có nhiều thuận lợi, nên tháng 7/1950, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định chuyển hướng tiến công chiến lược từ Tây Bắc sang Đông Bắc. Thực hiện Kế hoạch này, ta mở Chiến dịch Lê Hồng Phong 2 - Chiến dịch Biên giới. Việc chuyển hướng tiến công chiến lược từ Tây Bắc sang Đông Bắc thể hiện tư duy sáng tạo, nhận định chính xác tình hình và khả năng nắm bắt thời cơ của Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tổng Tư lệnh.

Xác định rất rõ khu vực biên giới Đông Bắc là chiến trường sôi động nhất. Tại đây địch bố trí binh lực, hỏa lực mạnh gấp hai lần ở Tây Bắc, tập trung chủ yếu trên Đường số 4, với mục đích biến tuyến đường chiến lược này thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

“tuyến phòng thủ mạnh”. Tuy vậy nhược điểm lớn nhất của Pháp là bố trí đội hình thành tuyến kéo dài, giữa vùng rừng núi hiểm trở, các vị trí đóng qn cơ lập, cách nhau xa, nên khi bị tiến công, khả năng chi viện khó khăn, buộc địch phải cơ động ứng cứu, giải tỏa bằng đường bộ hoặc đường không. Đây là điểm yếu chí tử của địch, một trong những yếu tố để ta chuyển hướng tiến công chiến lược từ Tây Bắc sang Đông Bắc và thực hiện phương châm tác chiến từ du kích chiến, vận động chiến sang tác chiến tập trung quy mô lớn, đánh “điểm”, “diệt viện”, tức là sử dụng lực lượng đánh cứ điểm quan trọng, buộc địch cơ động lực lượng ứng cứu, giải tỏa bằng đường bộ, đường không, ta sử dụng lực lượng tập trung đánh vận động để tiêu diệt lực lượng chi viện của địch.

<b>Thứ hai, về nghệ thuật chiến dịch</b>

Là chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng đầu tiên của Quân đội ta, đánh vào tuyến phòng ngự mạnh của thực dân Pháp trên Đường số 4, từ Thất Khê tới Cao Bằng (gần 100 km), nên ta tập trung hầu hết các đơn vị chủ lực của Bộ cùng 03 tiểu đoàn chủ lực của Liên khu Việt Bắc và lực lượng vũ trang của hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Mặc dù, Cao Bằng, Đông Khê là những cụm cứ điểm mạnh của địch, nhưng lại là nơi hiểm yếu. Bởi lẽ, đây là khu vực rừng núi hiểm trở, xa trung tâm chỉ huy (Lạng Sơn), nên rất khó khăn trong tiếp tế và chi viện. Do đó, Bộ Chỉ huy Chiến dịch chọn Cao Bằng - Thất Khê làm khu vực tác chiến chủ yếu là quyết định chính xác. Ngồi ra, Cao Bằng và Đông Khê nối liền với Trung Quốc bằng 04 trục đường nên thuận lợi trong việc bảo đảm vật chất cho chiến dịch.

Bộ Chỉ huy chiến dịch chọn Đông Khê đánh trận mở màn là sự lựa chọn thận trọng, khoa học, vì ta có thời gian làm công tác chuẩn bị, cơ sở, nền tảng đảm bảo đánh chắc thắng. Lúc đầu, xác định tiến công Cao Bằng trước nhưng khi đi nghiên cứu, trinh sát thực địa, ta nhận thấy thị xã Cao Bằng là pháo đài hết sức kiên cố cộng vào đó địch mạnh hơn ở Đông Khê và Thất Khê, nếu mở màn chiến dịch tại đây sẽ gặp khó khăn và khơng đảm bảo chắc thắng hoặc thắng lợi nhưng thương vong cao, ảnh hưởng đến tâm lý bộ đội và diễn biến tiếp theo của chiến dịch. Mặt khác, nếu tiến công Cao Bằng, khả năng địch đưa lực lượng đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chi viện, ứng cứu không nhiều, cơ hội tiêu diệt sinh lực địch hạn chế và khó có thể làm thay đổi cục diện chiến trường. Trong khi đó, Đơng Khê là khu vực địch bố trí hệ thống phịng thủ sơ hở, mỏng yếu, mất Đơng Khê, một mắt xích trên phịng tuyến Đường số 4 của địch bị chặt đứt, Cao Bằng rơi vào thế bị cô lập, buộc địch phải chi viện, ứng cứu, đó là thời cơ tốt nhất để ta đánh địch ngồi cơng sự. Để bảo đảm chắc thắng trận mở màn, chiến dịch quyết định tiến công Đông Khê với binh, hỏa lực áp đảo, gấp 9 lần quân địch; cử một số cán bộ chủ chốt trực tiếp chỉ huy trận đánh, chỉ sau 2 ngày chiến đấu, quân ta đã giành thắng lợi lớn, làm chủ Đông Khê, tạo tiền đề để thực hiện ý định đánh vận động tiêu diệt địch ngồi cơng sự (đánh điểm, diệt viện). Sau thắng lợi của trận mở màn, để giữ quyền chủ động tác chiến, Bộ Chỉ huy chiến dịch gấp rút điều chỉnh lại lực lượng, sẵn sàng đánh viện. Quyết tâm khơng để hai binh đồn của địch hội quân với nhau, bám sát phương châm tác chiến.

Việc chọn Cao Bằng - Thất Khê làm khu vực tác chiến chủ yếu, Đông Khê là mục tiêu tiến công mở màn, cùng với phương châm đánh điểm, diệt viện, tập trung ưu thế vượt trội về binh, hỏa lực, cũng như khả năng chuyển hóa thế trận linh hoạt, giữ vững và phát huy quyền chủ động trong chuẩn bị và thực hành chiến dịch, ta đã phá sản kế hoạch tác chiến của thực dân Pháp tại khu vực Đông Bắc, đồng thời khẳng định bước phát triển nhảy vọt về nghệ thuật tác chiến chiến dịch.

Theo Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Bình (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam) đánh giá, Chiến thắng Biên giới 1950 đã cho thấy bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam. Nghệ thuật này được thể hiện từ định hướng chọn mục tiêu mở đầu chiến dịch, bảo đảm đánh thắng trận đầu, trận then chốt khơi ngòi thu hút viện binh địch, đến việc chọn đúng phương châm tác chiến chiến dịch "đánh điểm để diệt viện"; tập trung ưu thế binh hỏa lực trong các trận then chốt, giành và giữ quyền chủ động trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch.

Bước phát triển nghệ thuật chiến dịch của ta từ Chiến dịch Biên giới Thu -Đông 1950 đã tạo bước đệm nhảy vọt trên chặng đường dài, quá độ từ tác chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

du kích phân tán lên tác chiến tập trung, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn của bộ đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

<b>Thứ ba, về chiến thuật</b>

Để bảo đảm chắc thắng trong từng trận đánh, ngay từ đầu chuẩn bị chiến dịch, ta đã xác định rõ cách đánh (đánh cứ điểm, đánh địch ngồi cơng sự), tổ chức thực hành các trận chiến đấu (chiến thuật) phù hợp với khả năng tổ chức, biên chế trang bị của bộ đội, trình độ chỉ huy của cán bộ các cấp.

Trận then chốt mở đầu Đông Khê là trận đánh công kiên, hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của Quân đội ta kể từ năm 1947 (khi có chiến thuật công kiên). Trong trận này, ta tập trung ưu thế binh, hỏa lực, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa bộ binh với pháo binh; chọn điểm đột phá hợp lý; thực hành tiến công trên hướng chủ yếu, kết hợp đột phá chính diện, tiến cơng bên sườn, chia cắt đội hình địch vừa tiến cơng, vừa củng cố, vừa giữ vững công sự, trận địa đã chiếm. Đây là trận thể hiện sự tiến bộ, phát triển vượt bậc về trình độ đánh địch trong cơng sự vững chắc của quân đội ta.

Trận then chốt quyết định Cốc Xá, điểm cao 477 là trận vận động tiến công thành công nhất của Quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ta sử dụng hơn một đại đoàn vận động đánh địch ở địa hình rừng núi, trong phạm vi gần 60 km<small>2</small>, thực hiện chia cắt, kiềm chế hai binh đoàn cơ động của địch, dồn chúng vào thế bất lợi, tổ chức các bộ phận đón lõng, bao vây, chia cắt để tập trung lực lượng lần lượt tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch. Do nắm chắc ý định của địch, ta sử dụng Đại đoàn 308 triệt để tận dụng lợi thế của địa hình hiểm trở khu vực Cốc Xá, tổ chức chia cắt, bao vây, vận động tiến công tiêu diệt Binh đoàn Lơpagiơ. Trong 5 ngày, đêm chiến đấu quyết liệt tại Cốc Xá và điểm cao 477, với cách đánh vận động chiến, quân ta đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xóa sổ 2 binh đồn tinh nhuệ của địch. Đây là trận khởi đầu, nhưng rất hoàn thiện về chiến thuật vận động tiến công, bước phát triển của chiến thuật trong giai đoạn này. Bác Hồ gửi thư động viên, khen ngợi bộ đội “từ ngày kháng chiến đến nay, trận này là trận đầu tiên bộ đội ta đánh vận động liên tiếp luôn mấy ngày. Đó là một cuộc thử thách lớn”

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Trước đây trong chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947, bộ đội ta chỉ mới tiêu hao nặng 2 binh đoàn của địch và đuổi chúng ra khỏi căn cứ địa Việt Bắc, nay bộ đội ta đã tiêu diệt hoàn toàn 2 binh đoàn thiện chiến của thực dân Pháp. Quân đội ta đã trưởng thành vượt bậc.

<b>2. Thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới mang tầm chiến lược, tạo bướcngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp</b>

Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, những quyết sách sáng tạo, hiệu quả của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý nghĩa chiến lược lớn, mở ra giai đoạn mới, giai đoạn phản công và tiến công, đồng thời khẳng định bước phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Thắng lợi của Chiến dịch còn nguyên giá trị, cần được nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong chiến tranh bảo vệ đất nước.

<i><b>2.1. Chuyển hình thái kháng chiến từ chiến tranh du kích lên chiếntranh chính quy</b></i>

Sau thắng lợi của quân và dân ta trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, thực dân Pháp đẩy mạnh việc củng cố hành lang Đông - Tây, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở trung du và đồng bằng Bắc bộ, củng cố tuyến phịng thủ biên giới Đơng Bắc. Yêu cầu chiến lược của ta lúc này là phá tan âm mưu phong tỏa biên giới phía Bắc của địch, mở đường giao lưu giữa nước ta với các nước anh em để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế. Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên giới.

Đây là chiến dịch do Bộ Tổng Tư lệnh tổ chức, chỉ huy; Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy. Đây cũng là chiến dịch duy nhất đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, vận dụng phương pháp tác chiến đầy mưu trí, sáng tạo. Trải qua 29 ngày đêm chiến đấu vô cùng quyết liệt, anh dũng và mưu trí của quân và dân ta (từ ngày 16/9 - 14/10/1950), Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đã giành được thắng lợi to lớn. Không chỉ tiêu diệt một bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

phận sinh lực quan trọng, tinh nhuệ của địch, mà cịn giải phóng một vùng đất rộng lớn, khai thông biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nối liền liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với phong trào hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Với chiến thắng Biên giới, thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với ta bị phá vỡ, mở ra bước ngoặt cơ bản, chuyển cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn.

Khẳng định Chiến thắng Biên Giới Thu - Đông 1950 là kết tinh của những nỗ lực phi thường của quân và dân ta, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: Chiến thắng là thành quả từ q trình “chiến đấu trong vịng vây” của địch đầy hy sinh, gian khổ, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân ta, là sự kiện lịch sử đánh dấu bước nhảy vọt, tạo chuyển biến quan trọng về cục diện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam và là thất bại “chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược” của thực dân Pháp.

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hồng Xn Nhiên (ngun Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử nghệ thuật quân sự, Học viện Quốc phòng) cho rằng, Chiến dịch Biên giới đã cung cấp nhiều kinh nghiệm phong phú về nghệ thuật tác chiến cho Quân đội ta trên bước đường trưởng thành từ tác chiến du kích lên chính quy.

<i><b>2.2. Bước trưởng thành vượt bậc trong quá trình tổ chức, chỉ đạokháng chiến</b></i>

Chiến thắng Biên giới Thu - Đông 1950 xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là từ chủ trương đúng đắn, quyết tâm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự nỗ lực của quân và dân ta trên mặt trận Cao Bằng - Lạng Sơn nói riêng, cả nước nói chung để quyết tâm giành thắng lợi. Thực tế qua quá trình lãnh đạo, Đảng ta đã đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm, trưởng thành vượt bậc trong quá trình tổ chức, chỉ đạo chiến tranh, nhất là năng lực phân tích, dự báo tình hình và hạ quyết tâm quyết chiến chiến lược.

</div>

×