Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 31 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ KHÁCH SẠN-DU LỊCH </b>
<b>ĐỀ TÀI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VỀQUÊ LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN</b>
<b>Lớp: 2004SCCRE0111</b>
<b>Hà Nội, tháng 4 năm 2020</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>MỤC LỤC</b>
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1
1.1. Lý do chọn đề tài...1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài...2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu...2
1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu...3
1.5. Mục đích nghiên cứu...3
1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………...3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...3
2.1. Các khái niệm...8
2.2. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...8
2.3. Tổng quan các tài liệu tham khảo...8
2.4. Ý nghĩa của thực hiện đề tài...8
2.5. Phương pháp luận...8
2.6. Những kế thừa và phát triển đề tài...8
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...7
3.1. Tiếp cận nghiên cứu...8
3.2. Thiết kế nghiên cứu...8
3.3. Công cụ thu thập thông tin...8
3.4. Xây dựng thang đo sơ bộ...8
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN...9
4.1. Thông tin tổng quát...9
4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo...10
4.3. Đánh giá giá trị thước đo bằng phân tích EFA...14
4.4. Phân tích hồi quy đa biến...19
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...24
PHỤ LỤC...25
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>
Bảng 3.1: .Khung mẫu “Lấy ý kiến của sinh viên về quyết định về quê làm việc sau
tốt nghiệp”...8
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho các nhân tố...8
Bảng 4.1: Bảng thống kê theo giới tính...9
Bảng 4.2: Kết quả phân tích độ tin cậy của “yếu tố xã hội”...11
Bảng 4.3: Kết quả phân tích độ tin cậy của “yếu tố cơ hội hội việc làm”...11
Bảng 4.4: Kết quả phân tích độ tin cậy của “yếu tố gia đình q hương”...12
Bảng 4.5: Kết quả phân tích độ tin cậy của “yếu tố thu nhập”...13
Bảng 4.6: Kết quả phân tích độ tin cậy của các biến...13
Bảng 4.7: KMO and Bartlett's Test...14
Bảng 4.8: Total Variance Explained...16
Bảng 4.9: Bảng các biến quan sát sau khi được phân tích bằng EFA...19
Bảng 4.10: Model Summary...20
Bảng 4.11: Variables in the Equation...21
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ</b>
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ pareto – theo giới tính...9 Sơ đồ 1.1: Mơ hình nghiên cứu của nhóm...4
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Lý do chọn đề tài</b>
Trong năm qua quy mô kinh tế của Vùng đồng bằng sông hồng đứng thứ 2 cả nước, chiếm 35,8% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm trên 34%, xuất khẩu hàng năm chiếm gần 35%. cơ cấu kinh của khu vực chuyển dịch tích cực sang lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ. Nhiều khu công nghiệp và nhiều loại hình cơng ty với sự đa dạng về ngành nghề hoạt động tiếp tục được đầu tư và mở rộng. Vì thế nhu cầu về lao động cũng ngày tăng cao, đặc biệt là lực lượng lao động có tay nghề giỏi và lao động có trình độ cao. Hằng năm, lượng sinh viên tốt nghiệp từ Trường Đại học Thương Mại khá đông và là nguồn cung nhân lực có chất lượng cho vùng. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh viên muốn về quê làm việc không nhiều. Nguyên nhân tác động đến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học Thương Mại khi chọn nơi làm việc có thể kể đến là mơi trường việc làm, gia đình và cá nhân .Một nghiên cứu tương tự được thực hiện đối với sinh viên khoa khoa kinh tế - luật trường Đại Học Thương Mại cũng chỉ ra tám nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sắp tốt nghiệp bao gồm: Việc làm, Thơng tin và thủ tục thống, Tình cảm q hương, Chính sách ưu đãi, Vị trí và mơi trường, Con người, Điều kiện giải trí, Chi phí sinh hoạt rẻ. Do đó, đề tài này được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn nơi làm việc: quê hương hay địa phương khác đối với những sinh viên đã tốt nghiệp và đang có việc làm, trường hợp tốt nghiệp trường Đại Học Thương Mại
<b>1.2 Tính cấp thiết của đề tài</b>
Như chúng ta đã biết, hiện nay tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường có được một cơng việc ổn định là rất thấp hơn nữa số lượng sinh viên ra trường khơng có việc làm cũng ngày một gia tăng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Đặc biệt phải kể đến Hà Nội - nơi quy tụ hàng chục nghìn sinh viên từ khắp các tỉnh thành đổ về do vậy mà mức độ cạnh tranh về việc làm lại càng gay gắt hơn. Cùng với thực trạng mất cân bằng trên thị trường lao động như hiện nay và sự di cư một cách bất hợp lý từ lao động nông thôn lên thành thị đã khiến cho tình trạng mất cân bằng về cung -cầu lao động gia tăng nhanh chóng và khó kiểm soát. Theo tổng cục thống kê về điều tra lao động và việc làm quý 2, năm 2018: Đến quý 2 năm 2018, trong tổng lực lượng lao động cả nước có gần 743,8 nghìn lao động thiếu việc làm và gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp. Thông thường, tình trạng thiếu việc làm ln là vấn đề phổ biến ở khu vực nông thôn. Theo kết quả quý 2 năm 2018, hiện có gần 84,4% lao động thiếu việc làm sinh sống ở khu vực này. Khác biệt giới về thị phần lao động thiếu việc là không đáng kể khoảng 5,7% (trong đó, nam thiếu việc làm chiếm 52,8% và nữ thiếu việc làm là 47,2% trong tổng số lao động thiếu việc làm cả nước). Trái lại, tình trạng thất nghiệp lại được quan tâm hơn ở khu vực thành thị. Mặc dù, tỷ trọng lao động thất nghiệp thành thị hiện thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 47,6% tổng số lao động thất nghiệp cả nước (xem thêm phần 3.2 tỉ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm). Hơn nữa, kết quả điều tra lao động việc làm quý 2 năm 2018 cũng cho thấy tình trạng thất nghiệp ở nữ là cần nhiều quan tâm hơn, (chiếm tới 53,3% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước).
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Thanh niên được xem là một trong những nhóm lao động dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. Vì vậy, thất nghiệp thanh niên ln được xem là vấn đề quan tâm của xã hội. Trong quý 2 năm 2018, số thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi đã chiếm tới 46,5% tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Đáng lưu ý, số lao động thanh niên thất nghiệp ở khu vực thành thị lại thấp hơn so với khu vực nông thôn (theo tuần tự chiếm 41,6% và 58,4% trong tổng số lao động thất nghiệp thanh niên cả nước). Đây là kết quả của ưu thế hơn về cơ hội học tập cũng như việc làm ở khu vực thành thị. Nếu phân tổ theo trình độ CMKT đạt được, 44,1% số lao động thất nghiệp đã qua đào tạo CMKT từ 3 tháng trở lên của cả nước (tương đương khoảng 129,5 nghìn người) là thanh niên. Trong đó, thị phần vượt trội (khoảng 79,1%) là thuộc về nhóm thanh niên có trình độ từ cao đẳng trở lên.
Bên cạnh đó, gần 20,8% (tương đương 154,4 nghìn người) trong tổng số hơn 743,8 nghìn lao động thiếu việc làm của cả nước là thanh niên từ 15 đến 24 tuổi.
Tại sao lại có sự xuất hiện của những con số này? Phải chăng, đó là do sự sụp đổ của hàng chục nghìn doanh nghiệp năm 2017 đã đẩy 129500 sinh viên này ra trường khơng có việc làm nhưng đáng nói, rất ít trong số các bạn sinh viên đó quyết định về địa phương làm việc.
Hơn nữa, chúng ta cũng biết mỗi địa phương thì ln ln có những chính sách kêu gọi sinh viên sau khi ra trường trở về địa phương làm việc nhưng sinh viên vẫn quyết bám trụ tại các thành phố để làm việc. Chính điều này đã thơi thúc chúng tơi suy nghĩ về vấn đề: Làm sao để thu hút sinh viên trở về địa phương làm việc? Khi nhắc tới vấn đề này, tác giả Thanh Lịch - Thuỳ Dung đã viết bài báo với tựa đề “1001 lý do sinh viên bám trụ ở thành phố”. Qua đó nhóm nghiên cứu thấy được hai nhóm nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên: nhóm ngun nhân chủ quan như nhận thức của mỗi sinh viên... và nhóm nguyên nhân khách quan như: chính sách thu hút nhân tài ở địa phương còn yếu kém; điều kiện làm việc ở thành phố thì hơn hẳn địa phương…. Và khi các nước trên thế giới đều mở cửa tham gia hội nhập kinh tế thì những thời cơ và thách thức về vấn đề việc làm của sinh viên cũng gia tăng theo.
Thương Mại cũng khơng tránh khỏi. Với tính đặc thù về sinh viên của trường như: số lượng sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam, các sinh viên chủ yếu ở nông thôn và ở rất nhiều tỉnh khác nhau như Thái Bình, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh…
Ở Trường đại học Thương Mại thì tính đặc thù sinh viên khoảng 400 sinh viên mỗi khóa trong đó số sinh viên nữ (khoảng 70%) nhiều hơn hẳn so với số sinh viên nam. Tỉ lệ sinh viên ở Hà Nội thấp hơn nhiều so với các tỉnh thành khác và một đặc điểm nữa của sinh viên là vẫn cịn chưa có định hướng rõ ràng về việc chọn nơi làm việc sau khi tốt nghiệp. Chính vì thế nhóm nghiên cứu chúng tơi quyết định nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về địa phương làm việc của sinh viên trường đại học Thương Mại. Với mong muốn phần nào đưa ra được những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định trở về địa phương làm việc của sinh viên trường đại học Thương Mại nói riêng và sinh viên nói chung.
<b>1.3 Câu hỏi nghiên cứu</b>
Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định về quê làm, việc sau tốt nghiệp
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">của sinh viên đại học Thương Mại
<b>1.4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu</b>
Tìm câu trả lời cho câu hỏi “Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định về quê làm, việc sau tốt nghiệp của sinh viên đại học Thương Mại?” nói cách khác là kiểm định, tìm ra và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ý định về quê làm việc sau khi ra trường của sinh viên Đại học Thương Mại.
<b>1.5. Mục đích nghiên cứu</b>
Từ việc tìm ra được các nhân tố được xem là có ảnh hưởng đến quyết định hồi hương làm việc của sinh viên để từ đó trả lời cho câu hỏi “Làm sao thu hút được người lao động trở về quê làm việc?” Đặc biệt là những đối tượng có sự nhiệt huyết, khả năng tiếp thu cao như sinh viên mới ra trường ln là bài tốn khó đối với mỗi địa phương hiện nay.
Từ đó có thể đưa ra những giải pháp giúp cho địa phương có những chính sách cụ thể để đáp ứng đúng nguyện vọng của người lao động và thu hút được nguồn nhân lực để phát triển kinh tế, cống hiến hiến sức trẻ cho quê hương.
<b>1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</b>
*Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên
*Phạm vi nghiên cứu: sinh viên đang trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại
<b>CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>
<b>2.1.Các khái niệm </b>
- Việc làm: Việc làm hay công việc là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán, thường là nghề nghiệp của một người.
- Địa phương: Theo cách hiểu thông thường, địa phương hay vùng là một đơn vị lãnh thổ phụ thuộc vào một cấp lãnh thổ cao hơn, đồng thời lại là một vùng lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn.
- Quyết định: Có ý kiến dứt khốt về việc làm cụ thể nào đó, chọn một trong các khả năng sau khi đã có sự cân nhắc.
- Lựa chọn nghề nghiệp: là hoạt động của một cá nhân tìm tịi, tư duy để đi đến quyết định gắn bó với một công việc cụ thể trong một thời gian dài.
- Lựa chọn địa phương làm việc: là việc cá nhân nghiên cứu, tìm tịi, tư duy nhằm đi đến quyết định gắn bó với một đơn vị lãnh thổ để làm việc.
- Nghiên cứu định tính là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và phương pháp được tiến hành để nghiên cứu: là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mơ tả như những câu viết, những hành vi xử sự của con người được quan sát.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Nghiên cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thơng tin trên cơ sở các số liệu thu được từ thị trường.
<b>2.2. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a.Mơ hình nghiên cứu</b>
<b> b. Giả thuyết nghiên cứu</b>
- Giả thuyết H1: Định hướng từ gia đình có tác động thuận chiều đến quyết định về quê làm việc của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H2: thu nhập kỳ vọng có tác động thuận chiều đến quyết định về quê làm việc của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H3: cơ hội việc làm có tác động thuận chiều đến quyết định về quê làm việc của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H4: môi trường sống có tác động thuận chiều đến quyết định về quê làm việc của sinh viên đại học Thương Mại.
- Giả thuyết H5: tình cảm q hương có tác động thuận chiều đến quyết định về quê làm việc của sinh viên đại học Thương Mại.
<b>2.3. Tổng quan các tài liệu tham khảo</b>
[1] Âu Kim Ngân, 2012. Nghiên cứu tác động của việc đi làm thêm đến kết
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">quả học tập của sinh viên Trường Đại học Cần Thơ. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
[2] Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân Tích Dữ Liệu Nghiên Cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
[3] Mai Văn Nam, 2008. Giáo Trình Kinh Tế Lượng, NXB Văn Hóa Thơng Tin.
[4] Mai Văn Nam, 2008. Giáo Trình Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế, NXB Văn Hóa Thơng Tin.
[5] Nguyễn Thị Như Ý, 2012. Khảo sát nhu cầu làm thêm của sinh viên. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
[6] Trần Thị Ngọc Duyên và Cao Hào Thi, 2009. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc tại doanh nghiệp nhà nước. Tạp chí phát triển KH&CN, tập 13, số Q1-2010.
[7] Trần Văn Mẫn, 2006. Một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định trở về làm việc tại quê nhà của sinh viên Quảng Ngãi sau khi tốt nghiệp đại học. Luận văn Thạc sĩ. ĐH Bách KhoaĐHQG HCM.
[8] . Wikipedia:
[9] 2014, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định về quê lập nghiệp của sinh viên tốt nghiệp đại học KTQD”
<b> 2.4.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài</b>
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định quay về quê hương làm việc có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lãnh đạo tỉnh nhà. Vì vậy nghiên cứu các yếu tố này sẽ giúp các nhà lãnh đạo hiểu rõ hơn và áp dụng tốt hơn trong việc điều chỉnh chính sách thu hút nhân lực quay về đã đề ra đồng thời tìm các giải pháp nâng cao tính hấp dẫn của địa phương trong việc điều chỉnh chính sách thu hút nhân lực. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan giúp các nhà lãnh đọa tìm ra những yếu tố nào cần tập trung nhất nhằm thu hút họ về làm việc và cống hiến cho tỉnh nhà, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
<b>2.5. Phương pháp luận </b>
- Quan điểm thực tiễn: Những nghiên cứu được lấy làm tài liệu mang tính ứng dụng cao. Từ những nghiên cứu này chúng ta có cái nhìn tồn diện về vấn đề được đặt ra. Thêm vào đó chúng cung cấp những cơ sở lý thuyết và thực tiến giúp sinh viên nhận thức rõ hơn để quyết định có nên về quê làm việc hay không.
- Quan điểm hệ thống: Mơ hình nghiên cứu của những tài liệu này được xây dựng trên cả phương diện chủ quan lẫn khách quan, có quan hệ mật thiết ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định về quê làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên. Việc xây dựng mơ hình lý thuyết tồn diện, thống nhất giúp khảo sát chính xác và sát thực.
- Quan điểm lịch sử: Một vài tài liệu xem xét và khảo sát trong một thời điểm nhất định, trong một phạm vi cụ thể
Ví dụ: Khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc dân lấy số liệu từ tháng 2- tháng 4 năm 2017, khảo sát tập trung vào những sinh viên năm cuối của trường.
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><b>2.6. Những kế thừa và phát triển đề tài </b>
- Kế thừa những phương pháp xây dựng khung lý thuyết, mơ hình lý nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, lên bảng khảo sát và phân tích tổng hợp giữ liệu, từ đó đưa ra những phân tích cụ thể và chuyên sâu hơn, tập trung chủ yếu làm sáng tỏ các yếu tố tác động đến quyết định về quê sau làm việc sau tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương Mại.
- Đề tài sẽ chỉ tập trung về khảo sát và nhìn nhận những khía cạnh xoay quanh sinh viên Đại học Thương mại. Ví dụ như sinh viên ở đây nữ sẽ chiếm đa số, do đó cần số người khảo sát có giới tính tỉ lệ với tỷ lệ nam nữa của trường.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><b>CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1. Tiếp cận nghiên cứu</b>
Hiện nay, chúng ta có thể thấy rằng sinh viên nói chung và đặc biệt sinh viên Đại học Thương Mại nói riêng, sau khi tốt nghiệp đại học có xu hướng đưa ra quyết định về quê làm việc thay vì trực tiếp làm việc tại thành phố
Như vậy, để nghiên cứu vào vấn đề này nhóm 2 chúng em đã có cách tiếp cận theo hướng nghiên cứu các yếu tố có tác động đến việc sinh viên lựa chọn về quê làm việc sau tốt nghiệp và sử dụng phương pháp phân tích thống kê truyền thống cũng như các kỹ thuật, công cụ hiện đại để phục vụ cho công việc đánh giá và dự báo tác động. Cụ thể là nhóm áp dụng cách tiếp cận diễn dịch và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm cả định tính và định lượng.
<b>3.2. Thiết kế nghiên cứu</b>
- Kế hoạch lấy mẫu:
Bảng 3.1: Khung mẫu “Lấy ý kiến của sinh viên về quyết định về quê làm việc sau tốt nghiệp”
<b>Khung mẫu</b>
Lấy ý kiến của sinh viên về quyết định về quê làm việc sau tốt nghiệp (quy mơ tồn trường)
Tổng thể nghiên cứu: 15.000 sinh viên (danh sách)
Phần tử: Sinh viên chính quy của trường Đại học Thương Mại Tuổi: 18-22
Giới tính: Nam, nữ
Năm học: Từ năm nhất đến năm cuối Khoa: 8 khoa khác nhau
Xếp loại học tập: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình
Ngành học: Du lịch, Marketing, Kinh tế-Luật, Kế toán-Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Thương mại điện tử, khoa Quốc Tế
- Quy mơ mẫu: Trong đề tài này có tất cả 24 biến quan sát, vì vậy số mẫu tối thiểu là 24x5=120 mẫu
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên định mức để chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị tổng thể với các khả năng đều như nhau theo ý định chủ quan của nhóm.
3.3. Cơng cụ thu thập thông tin
- Thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm:
+ Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn mục đích, ý nghĩa thơng tin cung cấp đối
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">với nghiên cứu
+ Phần 1: Các câu hỏi liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng. Đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
+ Phần 2: Thông tin chung: giới tính, quê quán, khoa đang theo học, sinh viên năm mấy, kết quả học tập mong muốn.
<b>3.4. Xây dựng thang đo sơ bộ</b>
Các thang đo thể hiện khái niệm nghiên cứu ở dạng các biến tiềm ẩn và một khái niệm ở dạng biến quan sát đó là biến giới tính và năm học thang đo được sử dụng cho nghiên cứu này là thang đo Likert 5 điểm (dùng cho các biến định lượng) với mức 1 là “hồn tồn khơng ảnh hưởng” đến mức 5 là “ rất ảnh hưởng”
Bảng 3.2: Các biến quan sát cho các nhân tố
Định hướng gia đình
Gia đình có thể sắp xếp việc làm cho bạn ở quê GĐ 1 Gia đình đã chuẩn bị đầy đủ điều kiện sống cho bạn (Nhà cửa, đất đai, cơ sở kinh doanh,…)
Mức lương ở quê tương xứng với trình độ của bạn TN1 Mức thu nhập ở quê cao hơn so với mức chi phí sinh hoạt trung bình
Cơ hội việc làm
Q bạn có cơ hội việc làm tốt (nhiều cơ quan nhà máy tuyển dụng công việc thuộc ngành nghề của bạn,…)
Q bạn có mơi trường làm việc tốt(mọi người không cạnh tranh nhiều như ở thành phố)
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Bạn muốn gần gia đình và bạn bè QH 3 Bạn có nhiều mối quan hệ tại quê hương QH
4
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN4.1 Thông tin tổng quát:</b>
Tổng cộng có 114 bảng hỏi đạt yêu cầu được đưa vào phân tích:
<b>a. Giới tính:</b>
<b>Bảng 4.1</b>
Theo kết quả bảng trên cho thấy số phiếu sinh viên nữ trả lời (88 phiếu) cao hơn nhiều so với sinh viên nam (26 phiếu) điều này được giải thích do Trường Đại học Thương Mại là một trong những trường đại học thuộc khối ngành kinh tế. Vì vậy, số sinh viên theo học đa phần là sinh viên nữ. Chính vì vậy tỉ lệ trả lời của nữ giới cao hơn hẳn nam giới.
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Theo kết quả bảng trên cho thấy có 29 sinh viên có ý định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp, 55 sinh viên khơng có ý định. Và 30 sinh viên chưa xác định đươc sự lựa chọn.
<b> 4.2. Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo</b>
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến khơng phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính tốn hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo (Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo: – Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
– Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
– Các biến quan sát có tương quan biến - tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7).
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 (đây là những biến khơng đóng góp nhiều cho sự mơ tả của khái niệm cần đo và nhiều
</div>