Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.7 MB, 631 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">
<b>giai đoạn 1957 - 2005giai đoạn 2006 - 2017</b>
<b>tỔ chỨc VÀ BiÊN SOẠN tư LiệU</b>
Ngô Thị Giáng Hương Phùng Văn Nhân
Trần Phương Nguyễn Mạnh
Võ Bích Hà Lê Quang Châu Nguyễn Xuân Hòa
Trịnh Thị Huệ Chi Phạm Vũ Thiên Nga Nguyễn Xuân Vượng Trương Nguyễn Phương Lan
Thái Thanh Tường Cao Tuấn Phong
Tô Tuấn Anh Phan Công Chung Nguyễn Minh Thu Ngô Thị Giáng Hương
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">Để đạt được thành công như ngày hôm nay, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trải qua quá trình phấn đấu bền bỉ, kiên cường, ln tìm tịi và đổi mới. Ngay từ khi ra đời, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát kịp thời vốn kiến thiết theo kế hoạch và dự toán của Nhà nước; quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp vào công tác kiến thiết cơ bản; kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ; cho các xí nghiệp quốc doanh và địa phương vay vốn; tổ chức làm công tác nghiệp vụ kiến thiết, v.v.. Với chức năng và nhiệm vụ quan trọng đó, sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được kỳ vọng là sẽ góp phần to lớn vào cơng cuộc kiến thiết, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta ở miền Nam.
Không phụ sự tin tưởng của Đảng và Nhà nước, các thế hệ cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có mặt ở những mặt trận nóng bỏng nhất, cung ứng kịp thời, hiệu quả về vốn cho việc xây dựng các cơng trình công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, thủy lợi, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, v.v.. Do vậy, bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc đã có những thay đổi nhanh chóng; đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân được củng cố và dần nâng cao; hàng loạt trường học, trong đó có nhiều trường đại học ra đời; bệnh viện, nhà hát, nhà văn hóa trải rộng trên khắp miền Bắc. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có quyền tự hào đã làm hết sức mình nhằm góp một phần nhỏ bé vào những thay đổi to lớn đó.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều cán bộ của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã xung phong lên đường ra mặt trận, có những người đã anh dũng
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">hy sinh. Trong điều kiện thời chiến, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã rất nhạy bén, có nhiều sáng tạo trong hoạt động, đơn giản hóa các thủ tục để đảm bảo cấp phát vốn kịp thời. Những cán bộ của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ngày đêm bám sát cơ sở, các tuyến đường giao thông huyết mạch, sát cánh cùng bộ đội, thanh niên xung phong phục vụ kịp thời việc sửa chữa đường, cầu cống, đảm bảo giao thông được thơng suốt. Có thể nói, trong thời kỳ này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã phục vụ đắc lực cho hai nhiệm vụ chính trị cơ bản là chống chiến tranh phá hoại và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, cùng với các ngành kinh tế khác, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiệm vụ to lớn là tham gia đánh giá tài sản, tiếp quản các cơ sở kinh tế của các tỉnh miền Nam; mở rộng mạng lưới của Ngân hàng trên phạm vi toàn quốc; đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Với tinh thần tận tụy, sáng tạo, sâu sát, kịp thời, đội ngũ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã cố gắng hết mình bảo đảm yêu cầu cung ứng và quản lý vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước, phục vụ các cơng trình trọng điểm, quan trọng của Nhà nước; phát triển mạng lưới các chi nhánh; đổi mới mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng, phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong giai đoạn này, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam có nhiều thay đổi to lớn, có tính bước ngoặt như việc chuyển từ trực thuộc Bộ Tài chính sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và mang tên mới là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam là ngân hàng chuyên doanh, hoạt động về cấp phát, tín dụng, thanh tốn và dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp phát vốn hoạt động ban đầu, hạch tốn kinh doanh từ cơ sở và tồn hệ thống.
Sau khi chuyển sang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam vẫn là tổ chức cung ứng vốn cho lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế theo các kế hoạch 5 năm và hằng năm của Nhà nước. Điểm mới mở rộng hơn trong hoạt động của Ngân hàng là về nguồn vốn, phương thức và đối tượng. Trong giai đoạn 1981 - 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đã tổ chức được một mạng lưới rộng khắp, hoạt động chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm trong việc cấp phát vốn; kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về xây dựng cơ bản. Vai trò của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này giống như “vọng gác thứ bảy” - vọng gác cuối cùng trong cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Từ năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam bước sang một giai đoạn
<i>phát triển mới, vươn lên mạnh mẽ, nhất là sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính. </i>
Hai pháp lệnh này là cơ sở pháp lý quan trọng mở đường cho sự chuyển đổi mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam nói riêng.
Đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, ngày 14-11-1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định về việc chuyển Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đây, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trở thành một pháp nhân hạch toán độc lập, được tự chủ về tài chính, được xác định là một doanh nghiệp nhà nước, có quyền huy động vốn trong nước và ngoài nước, được quan hệ với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Có cơ sở, hành lang pháp lý để hoạt động, kể từ năm 1990, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đề ra được một chiến lược phát triển đúng đắn, rõ ràng, dài hạn, với quyết tâm và hành động cụ thể; đồng thời phát huy tinh thần đổi mới, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên trong tồn hệ thống. Cũng từ thời điểm này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện thành công thử nghiệm quan trọng của Nhà nước là xóa bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện cơ chế cho vay có thu hồi vốn đối với các cơng trình, dự án sản xuất, kinh doanh, đồng thời áp dụng thành cơng nhiều hình thức huy động vốn mới trong dân cư để cho vay lại đối với nền kinh tế. Đặc biệt, từ năm 1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát vốn sang Tổng cục Đầu tư phát triển trực thuộc Bộ Tài chính để bước vào hoạt động thương mại thực sự, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã trở thành ngân hàng đi tiên phong trong việc chuẩn hóa và hướng dần hoạt động theo thông lệ, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng nội bộ và hệ thống cơng nghệ thơng tin theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Từ năm 2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có giấy phép số 84-GP-NH về việc thành lập và hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đây, BIDV tham gia vào quá trình tái cấu trúc của hệ thống Ngân hàng, vượt qua mn vàn khó khăn, thử thách, vươn lên mạnh mẽ, trở thành ngân hàng tiên phong, đơn vị xung kích trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào cơng cuộc đổi mới của đất nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện liên doanh, liên kết và đầu tư ra nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ kết nối các nền kinh tế, trong đó ưu tiên hai thị trường Lào và Campuchia, qua đó thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam với các nước, hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, vừa góp phần thắt chặt quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống của nhân dân ba nước.
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (26-4-1957 - 26-4-2017), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam phối
<i><b>hợp cùng Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Lịch sử Ngân hàng </b></i>
<i><b>Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1957 - 2017). </b></i>
Cuốn sách trình bày khái quát chặng đường 60 năm xây dựng và phát triển của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ; làm rõ những đóng góp to lớn của Ngân hàng trong cơng cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách cịn trình bày những tìm tịi, sáng tạo, sự tận tụy của các thế hệ cán bộ, công nhân viên Ngân hàng trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, tìm hướng đi cho Ngân hàng, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.
<i>Tháng 4 năm 2017</i>
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Được thành lập cách đây 60 năm với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957), đây là ngân hàng thứ hai trong hệ thống ngân hàng của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau Ngân hàng Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1951) và là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên được thành lập.
Chính nhu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam sau khi hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến thần thánh chống sự xâm lăng trở lại của thực dân Pháp, trên một nửa đất nước được hồn tồn giải phóng đã đặt ra một mục tiêu chiến lược lâu dài. Đó là mục tiêu xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa làm hậu thuẫn cho việc tiếp tục hồn thành mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước diễn ra ngót hai thập kỷ (1957 - 1975) và công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất mở ra từ năm 1975 đến nay và... mãi mãi.
Tự thân tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã nói lên mục tiêu đó. Sau chín năm kháng chiến và hai năm khơi phục kinh tế, yêu cầu xây dựng một nền kinh tế phát triển có kế hoạch đã hướng tới việc thực thi một kế hoạch ba năm phát triển và cải tạo kinh tế (1958 - 1960). Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ra đời trước hết để đáp ứng yêu cầu lịch sử đó và được thể hiện chủ yếu vào chức năng “cần thiết phải thành lập các cơ quan cấp phát kiến thiết cơ bản, để đảm bảo việc kiến thiết cơ bản được nhanh chóng và tiết kiệm” như lời kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến khi chuẩn bị cho sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Tấm giấy khai sinh đã được ban hành vào ngày 26-4-1957 dưới hình thức một văn bản: Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ thời điểm đó đến nay đã 60 năm trôi qua, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã đồng hành với công cuộc xây dựng đất nước trải qua bao nhiêu thử thách của lịch sử, chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của đời sống kinh tế đất nước, từ những năm tháng chiến tranh gian khổ ngay trên miền Bắc hậu phương cùng với miền Nam tiền phương hoàn thành sự nghiệp thống nhất nước nhà; những năm tháng tìm đường phát triển để rồi đi tới cuộc đổi mới toàn diện, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới đầy thách thức và cơ hội...
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Chính trên chặng đường nhiều thử thách ấy, dấu ấn của sự trưởng thành không chỉ được định lượng bằng quy mô tổ chức, số lượng doanh thu mà còn ở ngay trong tên gọi: Từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 - 1981), đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 - 1990), rồi từ 27 năm nay với tên gọi và cũng là một thương hiệu đáng tự hào gắn với công cuộc đổi mới và hội nhập: “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
Lịch sử chặng đường 60 năm ấy khơng chỉ để viết lại những gì Ngân hàng đã trải qua, trong đó có một phần ký ức của đội ngũ những con người đã góp phần làm nên những trang sử ấy. Viết lịch sử 60 năm ấy cịn để tìm thấy những bài học đã qua thử lửa như những hành trang giúp các thế hệ người lao động BIDV ngày nay phấn đấu để đi tiếp trên con đường phát triển, cũng là để viết tiếp những trang sử mới.
Lịch sử là sự thay đổi khôn cùng và hiện thực của nó chỉ diễn ra một lần. Nhận thức lịch sử lại là một quá trình lâu dài và luôn đổi mới. Bởi lẽ lịch sử vừa mang tính chân thực lại cũng vừa mang tính ngụ ngôn, là pho sách dạy khôn từ những trải nghiệm của quá khứ... Cuốn lịch sử viết về 60 năm đầu tiên của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam có thể cịn có những hạn chế, nhưng chắc chắn sẽ bước đầu thể hiện được điều đó.
<i>Bạn thử đọc lại một đoạn trong một bài xã luận trên báo Nhân Dân cách đây 60 năm, </i>
vào đêm trước khai sinh Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam năm xưa, cũng là Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay, sẽ thấy những vấn đề nền móng của nó vẫn cịn ngun những giá trị thời sự và bền vững như một truyền thống:
<i>“Ngân hàng Kiến thiết được thành lập sẽ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản căn cứ theo kế hoạch và dự toán của Nhà nước, thi hành chặt chẽ nguyên tắc tiền nào việc ấy, giảm bớt tình trạng ứ đọng tiền vốn; ngăn ngừa việc xây dựng những cơng trình khơng có trong kế hoạch và giám đốc việc tập trung vốn để tập trung vào những cơng trình trong kế hoạch; do đó đốc thúc cho cơng tác kiến thiết cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch”</i><small>1</small><i>. </i>
Lấy câu “dĩ bất biến, ứng vạn biến” làm châm ngôn cho việc đọc sử, sẽ thấy những lợi ích của cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, cuốn sách mà tơi có vinh dự được giới thiệu một cách trân trọng vào dịp Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam kỷ niệm 60 năm ngày thành lập.
<i>Hà Nội, tháng 4 năm 2017</i>
DƯƠNG TRUNG QUỐC
Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
<i><small>1. Báo Nhân Dân, số ra ngày 25-4-1957.</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">Từ buổi ban đầu mới thành lập cho đến hôm nay, khi đã trưởng thành và phát triển mạnh mẽ, BIDV vẫn kiên trì thực hiện một chức năng lớn mà Đảng và Nhà nước giao phó: sử dụng nguồn vốn được Nhà nước giao, huy động vốn trong dân, cung ứng vốn cho các cơng trình lớn, có tầm “quốc kế, dân sinh”, tạo lập nền tảng phát triển cho nền kinh tế đất nước.
Thực hiện sứ mệnh đó, khởi nghiệp từ 11 chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết nhỏ bé, còn được gọi bằng cái tên giản dị là Chi hàng Kiến thiết của buổi đầu thành lập, cùng 200 cán bộ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển vượt bậc, để đến hôm nay, có một mạng lưới kinh doanh rộng khắp, với 191 chi nhánh, 815 phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, 4 công ty trực thuộc, 5 liên doanh với nước ngoài và 6 hiện diện thương mại tại nước ngoài... Số lượng cán bộ, nhân viên của toàn hệ thống đã đạt hơn 2,4 vạn người, gấp hơn 125 lần so với buổi đầu thành lập.
Có thể nói, 60 năm qua là 60 năm BIDV tạo lập sức mạnh và trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính và định hình một quỹ đạo phát triển, để đến hơm nay BIDV đã trở thành một định chế tài chính hàng đầu tại châu Á, được bình chọn là một trong 2.000 công ty đại chúng lớn nhất thế giới.
Ln thực hiện tốt chức năng của mình, BIDV đã chắt chiu từng đồng vốn mà Nhà nước giao phó, trân trọng từng đồng vốn mà người dân đóng góp để chuyển hóa, biến chúng thành những cơng trình, góp phần thúc đẩy q trình phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo đất nước. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tại những thời điểm cam go, ác liệt nhất, bất kể nơi đâu cần vốn đầu tư để phục vụ sản xuất, chiến đấu là nơi ấy có cơng sức, mồ hơi, thậm chí cả xương máu của cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Kỷ niệm 60 năm thành lập, với mong muốn để lịch sử không chỉ đơn thuần là những sự kiện chìm khuất trong quá khứ hay những hồi ức “ngủ yên”, các thế hệ lãnh đạo cao cấp của BIDV qua các thời kỳ cùng đông đảo cán bộ của Ngân hàng đã kỳ cơng thu góp các sự kiện cịn lưu giữ trong trí nhớ, gom nhặt từng trang tư liệu quý, chọn lựa ra những
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">“hạt vàng” sự kiện, định hình chúng lại thành dịng lịch sử, tạo thành phần hồn cốt của cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay, cuốn sách định hình lịch sử BIDV, vật chất hóa niềm tự hào chính đáng của mỗi thành viên trong “mái nhà chung BIDV”.
Cuốn sách gồm 4 phần:
Phần I: Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 - 1981).
Phần II: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 - 1990). Phần III: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 - 2005).
Phần IV: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chủ động hội nhập và phát triển (2006 - 2017).
Mỗi phần nội dung kể trên khơng chỉ là hành trình trở về q khứ, với những sự kiện có thực gắn liền với từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước mà chúng đi kèm với những câu chuyện kể mộc mạc của người trong cuộc hiện vẫn đương sống. Những câu chuyện đó tạo nên một bức tranh lịch sử thực sự sống động và chân thực đến mức cảm động vì đó là những câu chuyện về những con người có thực, về những sự kiện có thực, về máu và mồ hơi đã đổ ra, về nụ cười và tiếng hát của BIDV đã vang lên trong suốt 60 năm đầu của cuộc trường chinh phát triển. Đó cịn là những câu chuyện về nỗi niềm trăn trở, oằn mình vật lộn trên từng chặng đường phát triển, về những sáng tạo, đột phá trong cơ chế, chính sách, về những thành công và thất bại khi thực hiện một sứ mệnh thực sự mới mẻ, đầy khó khăn và thách thức.
Đó là những câu chuyện kể về buổi “khai sơn phá thạch” đầy gian khó, bỡ ngỡ với lực lượng cán bộ chủ yếu từ cán bộ kháng chiến và bộ đội chuyển ngành còn xa lạ với chuyện tiền bạc, chuyển sang làm công tác quản lý tiền nong, cấp phát vốn cho các dự án quy mô lớn mà họ chưa từng tưởng tượng đến.
Đó là những câu chuyện về một thời chuyển đổi cơ chế khó khăn - từ bao cấp vốn, cấp phát vốn theo kế hoạch, sang chủ động tự tìm kiếm nguồn vốn, khách hàng để kinh doanh thương mại, phá thế độc canh, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, thực sự hoạt động kinh doanh đa năng theo đúng tính chất của một ngân hàng thương mại hiện đại.
Đó là những câu chuyện về thời mở cửa và hội nhập nhiều cam go và đầy thách thức, trong đó BIDV tự vươn lên để tự mình vươn ra thế giới, đóng vai trị là cầu nối, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, tiến vượt lên trong cuộc đua tranh với thế giới và khu vực.
Đó là những câu chuyện về một ngân hàng đã có những thay đổi về “chất” khi chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần để trở thành một ngân hàng “mang tính thị trường thật sự”. Chủ động tái cơ cấu để vươn tới mơ hình quản trị hiện đại phù hợp với những chuẩn mực quốc tế, BIDV ln nỗ lực thay đổi để đón nhận những “cơ hội vàng” cho sự phát triển trong không gian tồn cầu hóa.
Tất cả những câu chuyện đó đã làm nên đẳng cấp và sự khác biệt của BIDV, tạo nên một thương hiệu mạnh trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế. Vì thế, có
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">thể khẳng định, với thế hệ đi trước, cuốn sách vừa là sự ghi nhận công lao, nỗ lực và sự cố gắng không ngừng nghỉ trong suốt quá trình tồn tại, vận hành hoạt động của Ngân hàng. Với thế hệ hôm nay và mai sau, cuốn sách là sự “ôn cố tri tân”, nhắc lại những sự kiện, những kỷ niệm một thời, để tự hào và để viết tiếp những trang sử mới; tạo lập bệ phóng vững chắc để “bay xa” từ những trải nghiệm thực tế quý báu của BIDV được ghi lại trong cuốn sách này.
<i>Việc biên soạn cuốn sách Lịch sử Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1957 - 2017) đã được thai nghén trong ý tưởng của Ban lãnh đạo BIDV từ khá </i>
lâu và được bắt tay thực hiện từ nhiều năm trước đây. Các cán bộ lãnh đạo cao nhất của BIDV, từ Chủ tịch Hội đồng Quản trị đến Tổng Giám đốc đặc biệt quan tâm và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc biên soạn bộ sử này. Ban lãnh đạo cũng trưng tập một số cán bộ am hiểu, có trình độ đặc trách lo toan sưu tầm tư liệu, tổ chức phỏng vấn, hội thảo, trưng cầu ý kiến nhiều lần trên phạm vi cả nước.
Rất nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của những thời kỳ trước đã nhiệt tình tham gia ý kiến, dự nhiều buổi hội thảo, đóng góp nhiều gợi ý, tư liệu, hình ảnh… góp phần làm phong phú thêm nội dung của cuốn sách, chỉnh sửa những chỗ mà thế hệ sau hiểu chưa trọn vẹn. Trong số đó, đặc biệt phải kể đến những đóng góp tận tình của các đồng chí lãnh đạo tiền bối và nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của BIDV và các chi nhánh. Nhân dịp này, Ban Biên soạn cuốn sách xin trân trọng cảm ơn tất cả những sự đóng góp quý báu đó.
BIDV đặc biệt cảm ơn nhóm các nhà khoa học của Viện Kinh tế Việt Nam đã góp nhiều cơng sức và trí tuệ để biên soạn cuốn sách này. Sự tri ân đặc biệt xin được dành cho Cố học giả Đặng Phong, người đã chủ trì và khởi thảo công việc này từ đầu, đã làm việc với tất cả nhiệt huyết của một nhà nghiên cứu có tài, một người viết sử chân chính, nhưng đã ra đi khi công việc chưa kịp hoàn thành.
BIDV cũng xin chân thành cảm ơn sự nghiêm túc, cẩn trọng trong đánh giá, thẩm định và biên tập cuốn sách của các nhà khoa học, các biên tập viên Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật. Chính sự làm việc tận tâm đó đã khiến cuốn sách được nâng tầm và đến gần hơn với công chúng, bạn đọc, trở thành một nhánh trong dịng chảy vơ tận của lịch sử dân tộc Việt Nam.
Dù đã nhận được rất nhiều sự đóng góp tận tình, song việc biên soạn cuốn sách được tiến hành chỉ trong một thời gian ngắn, trong điều kiện nhiều tài liệu và nhân chứng đã khơng cịn nữa, nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tơi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để cuốn lịch sử của BIDV hoàn thiện hơn trong những lần xuất bản sau.
Xin trân trọng cảm ơn.
<i>Hà Nội, tháng 4 năm 2017</i>
BAN BIÊN SOẠN
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><i>Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao tặng danh hiệu </i>
<i>Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tháng 12-2000</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15"><i>Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, </i>
<i>tháng 4-2007</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">I- BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ MIỀN BẮC VÀ NHIỆM VỤ ĐẶT RA CHO LĨNH VỰC KIẾN THIẾT CƠ BẢN
<b>1. Hội nghị Giơnevơ và việc lập lại hịa bình ở Việt Nam </b>
Một ngày sau khi quân ta toàn thắng ở mặt trận Điện Biên Phủ (07-5-1954), ngày 08-5-1954, Hội nghị quốc tế về việc lập lại hịa bình ở Đông Dương được khai mạc tại Giơnevơ (Thụy Sĩ).
Sau hơn hai tháng đấu tranh căng thẳng, đến ngày 20-7-1954, Hội nghị đã kết thúc bằng một bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đơng Dương.
Hiệp định Giơnevơ quy định qn đội liên hiệp Pháp phải rút khỏi Đông Dương; các nước tham gia Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào. Cũng theo Hiệp định này, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời.
<i>“Năm cửa ơ đón mừng đồn qn tiến về”</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19"><b>2. Tình hình miền Bắc sau khi hịa bình được lập lại</b>
Theo Hiệp định Giơnevơ, phần lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ở miền Bắc là khoảng 158.000 km<small>2</small>, tương đương một nửa đất nước, dân số khoảng 14 triệu người, tương đương một nửa dân số cả nước.
Sau khi hịa bình được lập lại, miền Bắc có những thuận lợi rất cơ bản:
- Từ đây, miền Bắc đã có hịa bình, hết chiến tranh, hết bom đạn. Mọi hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội đã trở lại bình thường; trong đó có biển, rừng núi, đồng bằng, có thành thị, nơng thơn, có nơng nghiệp, cơng nghiệp, có hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường khơng...
- Miền Bắc Việt Nam có phe xã hội chủ nghĩa là hậu phương lớn, giúp đỡ để kiến thiết đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, miền Bắc cũng đứng trước hàng loạt khó khăn do hậu quả của nhiều năm chiến tranh tàn phá:
<i>Về công nghiệp:</i>
- Trong vùng tự do cũ, hầu hết các nhà máy lớn và quan trọng như: Xe lửa Trường Thi, Diêm Bến Thủy, Điện Thanh Hóa, Phốtphát Hàm Rồng... đều đã bị phá hủy hoàn toàn hoặc tê liệt hoạt động.
- Trong vùng mới tiếp quản, cơ sở công nghiệp mà thực dân Pháp để lại hầu như không có gì. Tư bản ngoại kiều và phần lớn các nhà tư sản dân tộc đều đã vào Nam. Khi tiếp quản, ở Hà Nội và Hải Phòng chỉ có Nhà máy điện và Nhà máy nước cịn hoạt động. Gần 50% kho tàng, công sở bị trục trặc, thiếu nhiên liệu, thiếu nguyên liệu. Mỏ than Hòn Gai sản lượng năm 1954 chưa được 1 triệu tấn, giảm đến 40% so với năm 1939. Tỷ trọng công nghiệp hiện đại giảm từ 10% (năm 1939) xuống còn 1,5% (năm 1954) trong tổng sản lượng công - nông nghiệp.
<i>Về nông nghiệp:</i>
- 143.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang. Tại một số nơi, diện tích đất bỏ hoang còn tiếp tục tăng lên sau khi chiến tranh đã kết thúc vì hàng chục vạn nơng dân đã bỏ lại ruộng vườn để di cư vào Nam.
- Các cơng trình thủy nơng lớn và hàng loạt cơng trình thủy nơng nhỏ do thực dân Pháp xây dựng từ thời thuộc địa ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã bị phá hủy.
- Ở vùng đồng bằng, trâu bị thiếu nghiêm trọng vì đã bị quân Pháp bắn giết hàng vạn con. Trong khi đó, cả miền Bắc chưa có một chiếc máy kéo nào. Nhiều nơi, người nông dân phải “kéo cày thay trâu”.
- Nạn đói lan rộng ở nơng thơn vùng mới giải phóng. Đến tháng 10-1954, có tới nửa triệu người bị đói.
- Những vùng tự do cũ phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du, không phải là địa bàn thích hợp cho phát triển nông nghiệp, chế độ canh tác chủ yếu là trên nương rẫy, nền nơng nghiệp cịn mang nặng tính chất tự nhiên. Một số nơi cịn duy trì hiện tượng
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">- Về đường hàng không, trong số các sân bay cũ, chỉ có hai sân bay Gia Lâm và Cát Bi còn hoạt động được, các sân bay khác đã ngừng hoạt động từ lâu. Máy bay khơng cịn một chiếc nào.
Một vấn đề khá phức tạp nữa xuất hiện sau khi tiếp quản là giữa vùng kháng chiến cũ và vùng mới giải phóng vẫn cịn hai loại tiền tệ khác nhau, hai hệ thống giá cả khác nhau, hai hệ thống thi cử và học hành khác nhau, hai mức lương khác nhau... Tình hình đó khơng thể kéo dài vì khơng thể quản lý một đất nước bằng hai hệ thống kinh tế khác biệt nhau quá nhiều. Nhưng thống nhất hai hệ thống đó như thế nào để khơng gây khó khăn cho hệ thống kinh tế kháng chiến và cũng không gây thiệt hại đối với vùng mới giải phóng lại là một bài toán khá phức tạp.
<i>Một trong hàng ngàn chiếc cầu đã bị phá hủy nghiêm trọng</i>
du canh, du cư. Đồng bằng Bắc Bộ là nơi mới được giải phóng thì nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi lối sản xuất tiểu nơng, lạc hậu.
<i>Về giao thơng vận tải:</i>
Tồn bộ hệ thống đã bị phá hủy nghiêm trọng:
- Về đường sắt, chỉ có 118 km cịn hoạt động, đó là các đoạn Văn Điển - Hà Nội và Hà Nội - Hải Phòng. Hơn 1.000 km đường sắt còn lại đã bị phá hoại nặng nề, nền đường bị hỏng nặng, ray và tà vẹt bị bóc tồn bộ; 3.500 chiếc cầu lớn và nhỏ đã bị đánh sập. Các nhà ga và thiết bị gần như tan hoang. Đầu máy, toa xe, phương tiện thơng tin, tín hiệu bị phá hủy hoặc tháo dỡ phần lớn.
- Về đường bộ, trước đây miền Bắc có trên 10.700 km đường ôtô và 30.000 m cầu, nhưng trong kháng chiến chống thực dân Pháp gần như đã bị phá hoại tồn bộ. Phương tiện vận tải rất ít, chỉ còn khoảng trên 2.000 xe các loại.
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>3. Chương trình hai năm hàn gắn những vết thương chiến tranh và phục hồi kinh tế (1955 - 1957)</b>
Sau khi ký Hiệp định Giơnevơ, từ ngày 05 đến ngày 07-9-1954, Bộ Chính trị đã họp để đánh giá tình hình, xác định nhiệm vụ trong hồn cảnh lịch sử mới, đặc biệt là chính sách kinh tế đối với vùng mới giải phóng. Hội nghị Bộ Chính trị đã đề ra và xác định những chủ trương và biện pháp cụ thể về kinh tế cho thời gian trước mắt là:
<i>“Nhiệm vụ to lớn trong công tác kinh tế là hàn gắn những vết thương của chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân, giảm bớt những khó khăn về đời sống của nhân dân, phát triển kinh tế một cách có kế hoạch và làm từng bước...</i>
<i>... Thời kỳ thứ nhất của công tác kinh tế sau khi hịa bình đã lập lại là thời kỳ phục hồi. Trong thời kỳ đó, từng bước phục hồi nền kinh tế quốc dân lên đến mức trước chiến tranh, rồi lại từ trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao và phát triển sản xuất lên nữa”</i><small>1</small><i>.</i>
Tháng 8-1955, tại Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II, lần đầu tiên vấn đề chuẩn bị kế hoạch hóa tồn bộ nền kinh tế đã được đặt ra:
<i>“Ngay từ bây giờ chúng ta phải lo giải quyết: việc điều tra, nghiên cứu, chuẩn bị kiến thiết một cách có kế hoạch”<small>2</small>.</i>
Hội nghị xác định rõ nhiệm vụ trước mắt là:
<i>“Thực hiện chương trình hai năm khơi phục kinh tế nhằm phục hồi mức sản xuất năm 1939, hàn gắn những vết thương chiến tranh, giảm bớt dần dần những khó khăn và nâng cao dần dần mức sống của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế có kế hoạch sau này”</i><small>3</small><i>.</i>
Tháng 12-1956, Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 11 về chuyên đề kinh tế - tài chính. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Đảng có một Hội nghị Trung ương bàn riêng về chuyên đề này. Hội nghị đã đánh giá những thành tích trong q trình thực hiện chương trình hai năm khơi phục kinh tế trong thời gian qua và đưa ra một số chủ trương trong giai đoạn sắp tới.
<b>4. Kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 - 1960)</b>
Sau khi hồn thành thắng lợi chương trình khơi phục kinh tế, bước sang năm 1958,
<i>Việt Nam lần đầu tiên đi vào một kế hoạch kinh tế - Kế hoạch ba năm phát triển và cải tạo kinh tế 1958 - 1960. Hội nghị Trung ương 14 (năm 1958) đã xác định nội dung chủ yếu </i>
của kế hoạch này là: Phát triển sản xuất, đồng thời cải tạo nông nghiệp và công thương nghiệp đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Để phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, phải đứng vững trên “hai chân”, đó là nơng nghiệp hợp tác hóa và cơng nghiệp hiện đại hóa. Do đó phải:
<i>1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, </i>
t.15, tr.294.
<i>2, 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.16, tr.552, 578.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22"><i>“Đồng thời hết sức chú ý phát triển cơng nghiệp đó là một bước chuẩn bị cần thiết để tiến lên cơng nghiệp hóa”</i><small>1</small><i>.</i>
Để thực hiện những nhiệm vụ kể trên, vấn đề được chú ý số một là các nguồn vốn. Mục tiêu phấn đấu là:
<i>“Nhà nước có nguồn vốn dồi dào, tiền tệ ổn định càng có thể mở rộng tái sản xuất, làm cho kinh tế phát triển... Cần mở rộng công tác tín dụng để giải quyết những khó khăn tạm thời về vốn, tiết kiệm vốn của Nhà nước và thực hiện tốt hạch toán kinh tế, đồng thời mở rộng cho vay đối với hợp tác xã thủ công nghiệp...”<small>2</small>.</i><small>2</small>
<b>5. Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương và nhiệm vụ chi viện cho miền Nam</b>
Cùng với nhiệm vụ khôi phục, phát triển và cải tạo kinh tế là nhiệm vụ đấu tranh thống nhất đất nước. Sau Hiệp định Giơnevơ, chính quyền Ngơ Đình Diệm do Mỹ dựng lên ở miền Nam tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước; đồng thời thể hiện bản chất ngoan cố và phản động trong rất nhiều lĩnh vực: âm mưu tổ chức Bắc tiến, tàn sát những lực lượng yêu nước ở miền Nam, biến miền Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ để gây chiến tranh hịng chia cắt lâu dài đất nước ta...
Trước tình hình đó, một nhiệm vụ lớn đặt ra cho tồn miền Bắc là: Làm hậu phương lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Tháng 01-1959, Hội nghị Trung ương 15 (mở rộng) đã họp bàn và đề ra phương hướng phát triển của cách mạng ở miền Nam là:
<i>“Nhân dân miền Nam khơng có con đường nào khác để tự giải phóng khỏi xiềng xích nô lệ... Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân... Con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó là mục tiêu phấn đấu của nhân dân miền Nam hiện nay”<small>3</small>.</i>
Như vậy, cùng với việc khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, việc chi viện cho miền Nam cũng đặt ra hàng loạt yêu cầu bức bách và nặng nề trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
Tình hình đất nước trong giai đoạn này đã đặt ra cho công tác kiến thiết cơ bản những nhiệm vụ lịch sử hết sức to lớn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến trong bài phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về cấp phát kiến thiết cơ bản trước đó cũng đã nhận định:
<i>1, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.19, tr.477, 489-501.3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng tồn tập, Sđd, t.20, tr.82. </i>
Ơng LÊ VĂN HIẾN Bộ trưởng Bộ Tài chính
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23"><i>“Điều kiện kinh tế nước ta vừa mới giải phóng thật là gay go: ở nơng thơn thì ruộng bỏ hoang (có tới 143.000 ha), nơng giang bị phá hủy, đê điều lâu ngày chưa được củng cố, trâu bò bị địch càn quét giết hại mất nhiều, đời sống nông dân khổ cực, thiếu vốn để sản xuất, nghề thủ cơng đình đốn.</i>
<i>Ở các xí nghiệp, hầm mỏ thì phần bị phá hoại, phần thì bị ngừng hoạt động. Chúng ta lại khôi phục kinh tế trong khi đất nước còn tạm thời chia làm hai miền nên việc bổ trợ và hỗ trợ lẫn nhau về kinh tế giữa Bắc và Nam bị gián đoạn là một khó khăn lớn cho ta. Việc củng cố quốc phịng để đề phòng bất trắc cũng là một gánh nặng đối với chúng ta”</i><small>1</small><i>.</i>
II- TỪ VỤ CẤP PHÁT VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN ĐẾN NGÂN HÀNG KIẾN THIẾT VIỆT NAM
<b>1. Sự ra đời và hoạt động của Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản</b>
Theo đà phát triển của công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, cơng cuộc kiến thiết cơ bản ngày càng được đẩy mạnh, đã sử dụng một khối lượng vốn lớn cho kinh tế. Để đảm đương một khối lượng công việc to lớn và mới mẻ đó thì phải có một cơ quan chuyên trách. Lúc đầu, Bộ Tài chính giao nhiệm vụ cấp phát xây dựng cơ bản cho Vụ Quản lý kinh phí sự nghiệp và Tài vụ xí nghiệp thực hiện. Nhưng quy mơ xây dựng cơ bản ngày càng lớn, cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách để đảm nhiệm công việc này.
Ngày 05-12-1956, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 1163/TTg về thành lập Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản ở trong Bộ Tài chính, do ơng Trịnh Huy Quang làm Vụ trưởng (văn bản lúc đó gọi là Giám đốc vụ). Ở địa phương thành lập các phòng cấp phát nằm trong các sở, ty tài chính (theo Nghị định số 19/NĐ-TC-TCCB, ngày 07-01-1957 của Bộ Tài chính). Riêng Phịng Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản đường sắt trực thuộc Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản (theo Nghị định số 127/NĐ-TC-TCCB, ngày 29-3-1957 của Bộ Tài chính). Những tỉnh chưa tổ chức được phịng cấp phát thì nhờ các ty tài chính làm thay.
<i>1. Phát biểu kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến tại Hội nghị phổ biến Điều lệ cấp phát </i>
<i>kiến thiết cơ bản, ngày 01-12-1956. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ Bộ Tài </i>
chính, Ngân hàng Kiến thiết, số 3099, tr.27.
<b>Chức năng, nhiệm vụ của Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản:</b>
- Thực hiện cấp phát vốn kiến thiết cơ bản kịp thời và theo đúng yêu cầu thực tế của các công trường xây dựng, tránh ứ đọng vốn.
- Ngăn chặn các cơng trình tự tiện xây dựng ngồi kế hoạch, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời một số trường hợp lãng phí, tham ơ.
- Giúp bộ chủ quản nắm tình hình sử dụng vốn kiến thiết cơ bản của các đơn vị để kịp điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu, đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch.
- Tham gia ý kiến với các đơn vị kiến thiết, xí nghiệp xây lắp, sắp xếp lại công tác quản lý tài vụ, thực hành tiết kiệm, cải tiến tổ chức quản lý...
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Sự ra đời của Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định về sự cần thiết phải có một tổ chức chuyên trách quản lý và thực hiện cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước; chức năng, nhiệm vụ và mơ hình quản lý của Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản tại thời điểm này tuy còn đơn giản nhưng đã phản ánh được những nội dung cơ bản của yêu cầu quản lý nguồn vốn nhà nước trong xây dựng cơ bản.
Sau mấy tháng hoạt động, Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản và các phòng cấp phát vốn kiến thiết cơ bản đã làm được một số việc đáng kể: Nhà nước bỏ vốn vào kiến thiết cơ bản gần 40% ngân sách, cụ thể là chỉ riêng trong quý I năm 1957 đã cấp phát được 13.800 triệu đồng, đạt 66,3% số vốn được duyệt (số vốn được duyệt là 20.800 triệu đồng)<small>1</small>. Tuy nhiên, do cơ quan cấp phát mới thành lập, lại mang tính chất của một vụ trong bộ nên vẫn nặng về quản lý hành chính hơn là quản lý kinh tế. Bên cạnh đó, do cán bộ cịn thiếu nghiệp vụ, từ tác phong thời chiến đi vào quản lý những khối lượng tiền vốn khổng lồ và những công việc rất phức tạp về kinh tế, kỹ thuật của thời bình... nên trong cơng tác không tránh khỏi khiếm khuyết. Chỉ sau mấy tháng hoạt động đã phát sinh nhiều vấn đề do phương thức cấp phát hành chính quá đơn giản này. Cụ thể là:
- Chưa đi sâu sát tình hình, quản lý vốn chưa chặt chẽ, chỉ chú trọng phát tiền chứ chưa quan tâm đến việc hồn thành cơng trình. Nhiều trường hợp chưa có kế hoạch kiến thiết cơ bản và kế hoạch cấp phát của Bộ Tài chính nhưng đã cấp phát tiền (như cấp tiền làm khu nhà ở cho công nhân viên của Nhà máy điện Thanh Hóa, cấp tiền lắp thêm hơn 600 máy dệt của Nhà máy dệt Nam Định...). Ngược lại, có nơi ngun vật liệu cịn nhiều nhưng lại cho rằng tiến độ chậm nên đã từ chối không cấp phát tiền cho công trường (trường hợp Nhà máy cơ khí trung quy mơ Hà Nội).
- Tình trạng tự động xây dựng ngoài kế hoạch, dùng lẫn lộn vốn sản xuất và vốn kiến thiết cơ bản khá phổ biến. Ngay từ cuối năm 1956 đã bước đầu phát hiện hơn 40 cơng trình xây dựng ngồi kế hoạch (như Cơng ty than Hịn Gai lấy vốn sản xuất để làm vốn xây dựng cơ bản, hoặc lấy vốn của năm 1956 còn lại đem gửi ở ngân hàng để sử dụng mà không trả lại ngân sách theo quy định của Bộ Tài chính). Tình hình này nếu cứ tiếp diễn sẽ dẫn đến dự tốn năm 1957 khơng đủ để hoàn thành kế hoạch kiến thiết cơ bản năm 1957.
- Việc sử dụng vật liệu và sử dụng nhân cơng tại các cơng trình rất tùy tiện. Xu hướng chung là được cấp phát nên công trường nào cũng muốn mua dự trữ nhiều, nhưng do khâu bảo quản kém nên gây lãng phí tràn lan. Thí dụ: Công trường Ninh Giang (Hải Dương) để hỏng 200 tấn xi măng; Nhà máy Xay Hải Phòng để hỏng 32,5 tấn xi măng; Cơng trình đại thủy nông Phú Thọ mua 8.000 cây tre không sử dụng đem bán lại lỗ 320.000 đồng (tương đương 90%); Nhà máy Gạo Hải Phòng vừa sửa chữa kho cũ đã phải phá đi một phần để làm kho mới, lãng phí 9 triệu đồng... Cơng trường đê Ba Tổng
1. Đơn vị tiền ngân hàng cũ. Sau lần đổi tiền từ ngày 27-02-1959, 1 đồng tiền mới bằng 1.000 đồng tiền ngân hàng cũ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">(Bắc Ninh) huy động 698 dân công ở Hà Nam tốn 2,243 triệu đồng, sau một thời gian ngắn lại đưa trả về Hà Nam và lấy dân công Bắc Ninh thay thế...
- Công tác khảo sát thiết kế không theo kịp nhu cầu xây dựng, kế hoạch kiến thiết cơ bản thường làm rất chậm, cấp phát thiếu căn cứ, chỉ cấp phát theo giấy thỏa thuận, khơng có dự tốn, khơng có kế hoạch thiết kế. Công tác cấp phát thiếu căn cứ, khiến công tác xây dựng luôn bị động, kế hoạch nhiên vật liệu không sát, làm rồi lại phá, gây nhiều thiệt hại. Xưởng thuốc lá Hà Đông thay đổi địa điểm hai lần. Nhà máy Dệt Nam Định chưa được ghi vào kế hoạch nhưng ngành chủ quản đã chỉ thị lắp thêm 600 máy dệt...
- Bộ máy kiến thiết cơ bản và các chế độ, quy định cần thiết về kiến thiết cơ bản chưa được xây dựng và kiện toàn như: chưa có các tiêu chuẩn, định mức về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật, khái toán...<small>1</small>.
<b>2. Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ và sự ra đời Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam</b>
Thực tế của việc đầu tư xây dựng cơ bản đã cho thấy rằng, khi chuyển từ thời chiến sang thời bình, trước những nhiệm vụ to lớn và phức tạp của sự nghiệp khôi phục và phát triển kinh tế, không thể tiếp tục quản lý việc xây dựng cơ bản theo hình thức hành chính như cũ mà cần phải có một cơ quan chuyên trách cấp phát vốn cho kiến thiết cơ bản.
Từ thực tiễn của Việt Nam và tham khảo ý kiến của các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các chuyên gia Trung Quốc, sau đó tổ chức chỉ đạo thí điểm tại Hà Nội trong một tháng
<i>cuối năm 1956, Bộ Tài chính đã soạn thảo và trình Chính phủ bản Đề án tổ chức Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam để chuyên lo công việc cấp vốn cho lĩnh vực xây dựng cơ bản.</i><small>2</small>
Trên cơ sở những đề nghị của Bộ Tài chính, ngày 26-4-1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 177/TTg do Phó Thủ tướng Phan Kế Toại ký về việc chuyển
<i>1. Báo cáo của Đảng bộ Bộ Tài chính về một số vấn đề trong công tác kiến thiết cơ bản gửi Ban Chấp </i>
<i>hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 11-4-1957. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc </i>
gia III.
<i>2. Phát biểu kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến tại Hội nghị phổ biến Điều lệ cấp phát </i>
<i>kiến thiết cơ bản, Tlđd, tr.27. </i>
<b>Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến - một trong những người đầu tiên đưa ra </b>
ý tưởng và sau đó trực tiếp chỉ đạo việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đã viết:
<i>“Trong thời kỳ khôi phục kinh tế và trong cả thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa sau này nữa, rất cần thiết phải thành lập các cơ quan cấp phát kiến thiết cơ bản, để đảm bảo việc kiến thiết cơ bản được nhanh chóng và tiết kiệm”</i><small>2</small>.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Văn bản này chính là “Giấy khai sinh” của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tiền thân của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay. Để thơng báo chính thức sự ra đời của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, trước ngày Nghị định số
<i>177/TTg được ký, báo Nhân Dân số ra ngày 25-4-1957 đã viết xã luận đánh giá ý nghĩa </i>
quan trọng của việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam như sau:
<i>“Ngân hàng Kiến thiết được thành lập, sẽ là cơ quan chuyên trách việc cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản căn cứ theo kế hoạch và dự toán nhà nước; thi hành chặt chẽ nguyên tắc tiền nào việc ấy, giảm bớt tình trạng ứ đọng tiền vốn; ngăn ngừa việc xây dựng những cơng trình khơng có trong kế hoạch và giám đốc việc tập trung vốn để sử dụng vào những cơng trình trong kế hoạch; do đó đốc thúc cho cơng tác kiến thiết cơ bản hồn thành đúng kế hoạch”</i><small>1</small><i>.</i>
Kể từ đây, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được chính thức thành lập và đi vào hoạt động như một cơ quan mới trong Bộ Tài chính, có hệ thống từ Trung ương tới địa phương. Địa phương nào có nhiều cơng tác kiến thiết cơ bản thì trên cơ sở nâng cấp và chuyển đổi các phòng cấp phát cũ thành Chi hàng Kiến thiết. Nơi nào khối lượng kiến thiết tương đối ít thì vẫn duy trì Phịng Cấp phát hoặc Bộ Tài chính ủy nhiệm cho các chi nhánh Ty Tài chính sở tại cấp phát hộ.<small>1</small>
<i>1. Báo Nhân Dân, ngày 25-4-1957. </i>
Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản thành Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, thuộc Bộ Tài chính (Điều 1).
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">Sau khi thành lập, bộ máy của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ở Trung ương được bố trí như sau:
Ban Lãnh đạo ở Trung ương có một giám đốc và một phó giám đốc. Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Kiến thiết Trung ương là ông Trịnh Huy Quang, nguyên là Giám đốc Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, cùng với hầu hết cán bộ trong Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản chuyển sang Ngân hàng Kiến thiết. Phó Giám đốc là ơng Thái Văn Hịa<small>1</small>.
<i>1. Báo cáo tổng kết cơng tác cấp phát kiến thiết cơ bản năm 1957 của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Tài </i>
liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ Bộ Tài chính, Văn bản số 93-TC/NHKT.
<b>Nội dung chính của Nghị định số 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ:</b>
* Về nhiệm vụ của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Điều 2 quy định bốn nhiệm vụ như sau:
- Căn cứ vào kế hoạch và dự toán kiến thiết cơ bản đã được Nhà nước duyệt để cung cấp kịp thời và chính xác vốn kiến thiết cơ bản.
- Quản lý toàn bộ số vốn do ngân sách nhà nước cấp vào công tác kiến thiết cơ bản và số vốn tự có dùng vào cơng tác kiến thiết cơ bản.
- Cho các xí nghiệp nhận thầu quốc doanh (kể cả địa phương) vay ngắn hạn theo kế hoạch cho vay đã được Chính phủ duyệt.
- Tổ chức làm cơng tác nghiệp vụ kế tốn kiến thiết cơ bản, kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn và hoạt động tài vụ, tính giá thành cơng trình, tình hình hồn thành kế hoạch bỏ vốn của các xí nghiệp nhận thầu và đơn vị kiến thiết.
* Về hệ thống tổ chức của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, Điều 3 quy định: - Trung ương có Ngân hàng Kiến thiết Trung ương thuộc Bộ Tài chính, trực tiếp chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Đối với các liên khu, khu, thành phố và tỉnh thì tùy theo sự cần thiết cơng tác mà sẽ thành lập các chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết, gọi là các Chi hàng Kiến thiết liên khu, khu, thành phố hoặc tỉnh.
- Đối với các liên khu, khu, thành phố hoặc tỉnh có cơng tác kiến thiết cơ bản nhưng chưa cần thiết lập Chi hàng Kiến thiết thì Bộ Tài chính sẽ thương lượng với Ngân hàng Quốc gia ở đó đảm nhiệm hộ hoặc cử cán bộ đến làm nhiệm vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản ở Ngân hàng Quốc gia ấy. Hợp đồng làm hộ sẽ do Ngân hàng Quốc gia Trung ương và Ngân hàng Kiến thiết Trung ương cùng ký.
* Về phương thức điều hành, Điều 4 quy định: Việc áp dụng chế độ “song trùng trực thuộc”, tức là các Chi hàng Kiến thiết chịu sự lãnh đạo hai chiều, theo chiều dọc là chịu sự chỉ đạo của Ngân hàng Kiến thiết Trung ương, theo chiều ngang là thuộc Ủy ban hành chính đồng cấp...
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">Ở Ngân hàng Kiến thiết Trung ương có 8 phịng<small>1</small>: - Phịng Cấp phát cơng nghiệp;
- Phịng Cấp phát giao thơng bưu điện; - Phịng Cấp phát nơng, lâm, thủy lợi;
- Phòng Cấp phát thương nghiệp, vật tư và các bộ khác; - Phòng Kế hoạch thống kê;
- Phịng Kế tốn;
- Tổ Kiểm tra địa phương; - Phịng Hành chính - Quản trị.
<b>3. Sự hình thành và phát triển của hệ thống chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết</b>
Ở địa phương, trên cơ sở kiện tồn các phịng cấp phát vốn tại các sở, ty tài chính, thành lập 12 chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết là: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, khu Hồng Quảng, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hải Dương, thành phố Nam Định, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Đường sắt.
1. Nghị định số 232/NĐ-TC-TCCB, ngày 27-5-1957 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mơ hình tổ chức Ngân hàng Kiến thiết Trung ương.
Trong đó, Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tỉnh Bắc Ninh phụ trách cả Bắc Ninh, Bắc Giang. Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết thành phố Nam Định phụ trách cả tỉnh Nam Định và thành phố Nam Định.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Đường sắt phụ trách việc cấp phát vốn và giám đốc việc quản lý tài vụ của ngành kiến thiết đường sắt<small>1</small>.
Sau đó, để phù hợp với thực tế nhiệm vụ, Ngân hàng Kiến thiết Trung ương tiếp tục được cải tổ. Theo Nghị định số 144/TC-TCCB-NĐ của Bộ Tài chính do Thứ trưởng Bộ Tài chính Trịnh Văn Bính ký ngày 07-11-1959, Ngân hàng Kiến thiết Trung ương có sáu phịng:
- Phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản cơng nghiệp; - Phòng Cấp phát kiến thiết cơ bản thương nghiệp;
- Phòng Cấp phát kiến thiết cơ bản giao thơng và bưu điện; - Phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản nông nghiệp và thủy lợi; - Phịng Kế tốn;
- Phịng Tổng hợp - Chế độ kiêm theo dõi việc cấp phát kiến thiết cơ bản của địa phương<small>2</small>.
<b>4. Đội ngũ cán bộ thời “khai sơn phá thạch”</b>
Đứng trước yêu cầu về xây dựng bộ máy, với sự giúp đỡ về nghiệp vụ và kinh nghiệm tổ chức bộ máy của các chuyên gia Trung Quốc, khi thành lập Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, Bộ Tài chính đã điều động và đào tạo cấp tốc 212 cán bộ nghiệp vụ<small>3</small>.
Hầu hết lực lượng cán bộ này sau đó đã trở thành lực lượng cán bộ chủ chốt, nòng cốt của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập.
Ngoài ông Trịnh Huy Quang từ Giám đốc (Vụ trưởng) Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản trở thành Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, cịn có những người gắn bó với Ngân hàng giai đoạn này là:
1. Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB, ngày 27-5-1957 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thành lập các chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết tại các khu, thành phố và tỉnh.
<i>2. Điều lệ tổ chức Bộ Tài chính, số 1083TC/VP. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, </i>
Hồ sơ Bộ Tài chính.
<i>3. Báo cáo của Đảng bộ Bộ Tài chính về một số vấn đề trong cơng tác kiến thiết cơ bản gửi Ban Chấp </i>
<i>hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, ngày 11-4-1957. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc </i>
gia III, Hồ sơ Bộ Tài chính, Hồ sơ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam số 3099, tr.1.
<i>Con dấu đầu tiên của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam với chữ ký của Giám đốc Trịnh Huy Quang</i>
Ông TRỊNH HUY QUANG Giám đốc đầu tiên của
Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 - 1959)
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">- Ơng Thái Văn Hịa - một trí thức cách mạng uyên bác hoạt động trong ngành tài chính giữ chức Phó Giám đốc.
- Ông Hà Trường Thịnh - một trong số những luật sư được đào tạo bài bản, làm Phó chánh Văn phịng Bộ Tài chính trước khi chuyển sang giữ chức Phó Giám đốc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và giữ chức vụ này trong 20 năm. Bằng vốn kiến thức pháp luật phong phú của mình, ơng Hà Trường Thịnh đã có nhiều đóng góp cho Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trong việc chuẩn hóa các văn bản và trong q trình lãnh đạo, chỉ đạo ngành.
- Ơng Tơn Thất Vinh - viên chức cao cấp, đã tham gia kháng chiến tại chiến khu Việt Bắc (ATK), làm Phó Trưởng phịng Chế độ. Ơng Vinh là người chấp bút dự thảo để Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 177/TTg, ngày 26-4-1957 về việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Năm 1959, ông Trịnh Huy Quang chuyển công tác, ông Đỗ Trọng Kim được bổ nhiệm làm Giám đốc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (sau này ông Đỗ Trọng Kim về làm Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính).
Vào những năm đầu tiên này, đương nhiên chưa có khả năng đào tạo ngay một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cho Ngân hàng Kiến thiết.
Nguồn cán bộ chủ yếu để thành lập Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản được điều động từ những cán bộ của Bộ Tài chính, chủ yếu là cán bộ của ngành thuế. Những cán bộ này tuy chưa được đào tạo đầy đủ về tài chính - kế tốn, nhưng qua làm công tác thuế, cũng đã được tập huấn ít nhiều về kế toán, nay được điều sang để bổ sung cho các phòng. Nguồn cán bộ thứ hai là những cán bộ từ quân đội được chuyển ngành sau khi hịa bình lập lại. Theo chủ chương chung của Chính phủ, số quân nhân chuyển ngành được phân bổ về các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội tùy theo sở trường. Những quân nhân nào đã từng làm kế toán hoặc quản lý xây dựng trong quân đội thì được đưa về Bộ Tài chính và một phần lớn được phân bổ về lĩnh vực kiến thiết cơ bản.
Về đào tạo cán bộ, từ năm 1956, Bộ Tài chính đã thành lập các trường nghiệp vụ tài chính - kế tốn nhằm đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và tài chính - kế toán. Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản và sau đó là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã sớm
Ơng THÁI VĂN HỊA Phó Giám đốc đầu tiên của Ngân hàng Kiến thiết
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">tuyển chọn những cán bộ trong ngành để gửi đến đào tạo tại các khóa học đó. Theo quy hoạch này, mỗi tỉnh, thành phố phải chọn ba cán bộ mà tỉnh, thành dự kiến sẽ là chi hàng trưởng, trưởng phòng cấp phát và trưởng phịng kế tốn theo học lớp kế tốn cao cấp bốn tháng do Bộ Tài chính mở từ ngày 10-8-1956 để đầu năm 1957 trở về cơ sở đảm nhận trách nhiệm và tiếp tục đào tạo các cán bộ còn lại tại cơ sở...
<i>Một số nữ cán bộ trong những năm đầu của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam</i>
Ngay từ năm 1956, để chuẩn bị những cán bộ nghiệp vụ cho việc thành lập Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, lớp học đầu tiên do các chuyên gia thuộc Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc giảng gồm 20 đồng chí, trong đó có:
- Ơng Trần Khánh Vinh - Phó Giám đốc Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
- Ơng Đặng Đình Cần - Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản cơng nghiệp. - Ơng Đỗ Cơng Lộ - Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản nơng nghiệp và thủy lợi.
- Ơng Tơn Thất Vinh - Phó Trưởng phịng Chế độ.
- Ơng Trần Hải Hồng - Phó Trưởng phịng Kế hoạch, Kinh tế, Kỹ thuật tổng hợp. - Ông Nguyễn Trọng Tài - Phó Trưởng phịng Kế tốn.
- Ơng Vũ Đăng Khơi - Phó Trưởng phịng Kiểm tra địa phương. - Ơng Nguyễn Đức Thăng - Phịng Kế hoạch.
- Ơng Nguyễn Tương Truyền - Phịng Kế tốn<small>1</small>.
1. Tư liệu của ơng Nguyễn Đức Thăng - cán bộ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Ngoài hệ thống đào tạo cán bộ của Bộ Tài chính,Nhà nước cũng đã có một số trường đào tạo các cán bộ kinh tế - tài chính cho cả nước, trước hết là Trường Đại học Nhân dân tại Hà Nội được thành lập năm 1955 theo sáng kiến của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25-01-1956 của Phó Thủ tướng Chính phủ vời tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học Nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ. Ngày 22-5-1958, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục. Tháng 01-1965, Trường lại một lần nữa được đổi tên thành Trường Đại học Kinh tế Kế hoạch. Ngày 22-10-1985, Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đổi tên Trường thành Trường Đại học Kinh tế quốc dân<small>1</small>.
1. Xem
<b>BAN LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG KIẾN THIẾT VIỆT NAM (1957 - 1960)</b>
Ông Trịnh Huy Quang - Giám đốc (1957 - 1959). Ông Đỗ Trọng Kim - Giám đốc (1959 - 1961). Ơng Thái Văn Hịa - Phó Giám đốc (1957 - 1959). Ơng Trần Khánh Vinh - Phó Giám đốc (1959 - 1961). Các cán bộ cấp Phòng đầu tiên:
Ơng Đặng Đình Cần - Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản cơng nghiệp. Ơng Đỗ Cơng Lộ - Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản nơng nghiệp và
Ơng Nguyễn Văn Liêm - Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản thương nghiệp. Ơng Ngơ Văn Mà - Phó Trưởng phịng Cấp phát kiến thiết cơ bản thương nghiệp. Ơng Tơn Thất Vinh - Phó Trưởng phịng Chế độ.
Ơng Nguyễn Văn Đạt - Trưởng phịng Kế hoạch, Kinh tế, Kỹ thuật tổng hợp. Ông Trần Hải Hồng - Phó Trưởng phịng Kế hoạch, Kinh tế, Kỹ thuật tổng hợp. Ơng Nguyễn Trọng Tài - Trưởng phịng Kế tốn.
Ơng Nam Lược Hịa - Phó Trưởng phịng Kế tốn. Ơng Đặng Vũ San - Phó Trưởng phịng Kế tốn.
Ơng Vũ Đăng Khơi - Phó Trưởng phịng Kiểm tra địa phương.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Trong những năm 1959 - 1960, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính có những học viên tốt nghiệp đầu tiên cung cấp cán bộ cho ngành tài chính, trong đó có Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Như vậy, trong những năm 1957 - 1960, đội ngũ cán bộ của Ngân hàng Kiến thiết từ Trung ương đến các chi hàng chỉ có khoảng trên 200 người. Ở Trung ương có khoảng 30 người. Tại các địa phương, mỗi chi hàng có khoảng 10 - 15 người. Có một số phòng cấp phát chuyên quản tại các cơ sở chỉ có 1 - 2 người.
III- CƠ CHẾ CẤP PHÁT VÀ QUẢN LÝ VỐN CẤP PHÁT
Bước vào thời kỳ hịa bình, khơi phục và xây dựng, việc sử dụng một khối lượng lớn tiền vốn cho kiến thiết cơ bản không thể theo phương pháp của thời chiến, mà phải đi vào quy củ, dần dần áp dụng những nguyên tắc quản lý của thời bình. Hồn cảnh Việt Nam lúc đó khơng những khó khăn do chiến tranh tàn phá, mà cịn khó khăn do chưa có kinh nghiệm trong xây dựng hịa bình. Ngay sau khi hịa bình được lập lại, miền Bắc bắt tay ngay vào nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế và hạ tầng cơ sở. Cùng với nhiệm vụ đó, ngành tài chính phải thực hiện nhiệm vụ cung ứng vốn xây dựng cơ bản. Vì chưa có định mức, đơn giá cũng như chưa có kinh nghiệm phù hợp với đặc thù công tác xây dựng cơ bản, các cơ quan cấp phát vốn xây dựng cơ bản (lúc đầu là Vụ Quản lý kinh phí sự nghiệp, sau đó là Vụ Cấp phát vốn kiến thiết cơ bản và được đổi thành Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam) tạm thời cấp phát theo thực thanh thực chi, nghĩa là cơ quan cấp phát thực hiện cấp vốn theo từng chứng từ mua sắm, chứng từ chi tiêu của đơn vị. Với cách làm này, cơ quan cấp phát trở thành thủ quỹ của đơn vị, chưa thể thực hiện được nhiệm vụ giám đốc, kiểm tra thúc đẩy thi công, thực hành tiết kiệm, do đó phải từng bước hình thành những quy chế về việc cấp phát, sử dụng, quản lý vốn.
<b>Tình hình lúc đó đúng như nhận xét của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến:</b>
<i>“Chúng ta đã phải chi rất nhiều, thu nhất định không đủ chi. Ngân sách năm 1955 có trên 46% và năm 1956 trên 50% là trông vào tiền viện trợ.</i>
<i>Vốn kiến thiết cơ bản năm nay đã chiếm tới 47% ngân sách, tốc độ kiến thiết của chúng ta lại càng ngày càng mạnh; số tiền sẽ càng lớn, nếu không chú ý ngay đến việc quản lý thì khơng những không đẩy mạnh và làm tốt được việc kiến thiết cơ bản, sử dụng được hợp lý vốn kiến thiết cơ bản mà sẽ để lãng phí rất nhiều và tham ô cũng nảy nở. Quản lý tốt vốn kiến thiết cơ bản mới làm tròn trách nhiệm đối với phần lớn số tiền mà nhân dân đóng góp giao cho chúng ta quản lý”</i><small>1</small><i>.</i>
<i>1. Phát biểu kết luận của Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến tại Hội nghị phổ biến Điều lệ cấp phát </i>
<i>kiến thiết cơ bản, Tlđd, tr.27.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Theo tinh thần đó, ngay từ tháng 9-1956, căn cứ vào những kinh nghiệm thực tế ở các cơ sở, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, Bộ Tài chính đã dự thảo một chế độ mới về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản và trình Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, ngày 26-11-1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 574/TTg kèm theo
<i>Điều lệ tạm thời về cấp phát kiến thiết cơ bản.</i>
<b>Nội dung chính </b>
<b>của Điều lệ tạm thời về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản</b>
- Mục đích của bản Điều lệ là nhằm đảm bảo việc cung cấp vốn kiến thiết cơ bản kịp thời, hợp lý, thực hiện tốt việc hạch toán kinh tế, hạ giá thành, tiết kiệm vốn cho Nhà nước.
- Từ nay, tất cả các công tác kiến thiết cơ bản thuộc kế hoạch của Nhà nước đều do Bộ Tài chính cấp, mà Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam cơ bản là cơ quan dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, thực hiện việc cấp phát và kiểm tốn. Số vốn cấp phát đó được đặt trong một tài khoản riêng tại Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, khi gửi khơng tính lãi, khi chuyển tiền khơng phải trả thủ tục phí.
- Mọi kế hoạch kiến thiết cơ bản đều phải nằm trong kế hoạch kiến thiết cơ bản chung của bộ chủ quản, được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Đồng thời phải có dự tốn kiến thiết cơ bản được Ủy ban Kiến thiết cơ bản hoặc bộ chủ quản phê chuẩn.
- Những văn bản kể trên, sau khi được bộ chủ quản, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Chính phủ duyệt y thì được chuyển tới Ngân hàng Kiến thiết để thẩm tra, căn cứ trên các định mức để xác định dự tốn.
- Các cơng trình nằm trong kế hoạch phải được bộ chủ quản cấp giấy phê chuẩn xây dựng mới được phép khởi công xây dựng. Các văn bản kế hoạch kiến thiết cơ bản, dự toán kiến thiết cơ bản và giấy phê chuẩn xây dựng cơng trình được gửi đến Ngân hàng Kiến thiết để làm căn cứ, thủ tục cấp phát. Việc xây dựng cơng trình phải được thực hiện theo chế độ cho thầu và phải có hợp đồng thầu khốn giữa đơn vị kiến thiết với đơn vị thi cơng (các xí nghiệp kiến trúc, lắp máy,...). Căn cứ vào hợp đồng đó, Ngân hàng Kiến thiết sẽ cấp phát tạm ứng cho đơn vị kiến trúc, lắp máy, thi công. Đơn vị kiến thiết chịu trách nhiệm quản lý các khoản cấp phát đó, Ngân hàng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc đơn vị kiến thiết và đơn vị nhận thầu sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng chế độ, khoản vốn tạm ứng đó sẽ được trừ dần vào số cấp phát theo tiến độ cơng trình.
- Tùy theo tính chất và thời hạn của cơng trình xây dựng, việc cấp phát có thể thực hiện theo những hình thức khác nhau: Cấp phát theo khối lượng cơng trình làm
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">xong, cấp phát theo khối lượng cơng trình thực tế... theo tuần, kỳ, tháng.
- Ngân hàng Kiến thiết hoặc chi hàng trong khi và sau khi tiến hành cấp phát có nhiệm vụ kiểm tra đối với cả đơn vị kiến thiết lẫn đơn vị nhận thầu. Nội dung kiểm tra là: Tình hình hồn thành kế hoạch kiến thiết cơ bản, tình hình chấp hành các chế độ hợp đồng, dự toán, quyết toán, tình hình chấp hành kế hoạch hạ giá thành cơng trình, tình hình sử dụng tiền vốn. Trong q trình kiểm tra, Ngân hàng có trách nhiệm góp ý kiến, đôn đốc, sửa chữa điểm sai lệch. Nếu tình hình nghiêm trọng thì báo cáo lên Bộ Tài chính và bộ chủ quản giải quyết...<small>1</small>.
<b>Quy trình tác nghiệp trong cấp phát và quản lý vốn những năm 1957 - 1960</b>
1. Nghị định số 574/TTg, ngày 26-11-1957. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ Thủ tướng Chính phủ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">Với bản Điều lệ tạm thời này, lần đầu tiên ở Việt Nam có một bản điều lệ về cơ chế cấp phát vốn xây dựng cơ bản - đặt nền móng đầu tiên cho việc cấp vốn và quản lý vốn trong xây dựng cơ bản ở Việt Nam. Bản Điều lệ tạm thời này cũng là cơ sở hoạt động của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ năm 1957 đến đầu năm 1960. Trong hoàn cảnh kinh tế của miền Bắc những năm 1957 - 1960, bản Điều lệ tạm thời đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng, khôi phục và phát triển kinh tế lúc đó cũng như có ý nghĩa tích cực trong cả thời kỳ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn sau.
Về ý nghĩa này, Bộ Tài chính đã tổng kết và đánh giá trong Tờ trình số 161, ngày 13-8-1960 gửi Chính phủ như sau:
<i>“Trong ba năm thi hành Điều lệ tạm thời về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, việc quản lý vốn kiến thiết cơ bản đã dần dần đi vào nền nếp và đã đạt được một số kết quả nhất định: Nhờ quản lý vốn tập trung nên đã giảm được ứ đọng vốn của những đơn vị thừa cho những đơn vị thiếu, phục vụ kịp thời nhu cầu vốn xây dựng. Tình trạng làm ngồi kế hoạch hoặc không đúng kế hoạch, rất là phổ biến trong năm 1957, sang đến năm 1959 - 1960, đã giảm bớt nhiều; thực tế cũng đã chứng minh rằng phương pháp cấp phát theo khối lượng cơng trình có tác dụng tăng cường ý thức trách nhiệm của các đơn vị thi công và đơn vị kiến thiết, làm cho tốc độ xây dựng nhanh hơn và chỉ tiêu được tiết kiệm hơn trước”</i><small>1</small><i>.</i>
Tuy nhiên, cùng với những tác dụng tích cực của nó, trong q trình vận dụng thực hiện bản Điều lệ tạm thời này cũng dần dần bộc lộ một số sơ hở trong các định chế. Nhất là khi công tác xây dựng cơ bản đã phát triển trên quy mô ngày càng rộng lớn thì từ thực tế áp dụng đã phát hiện ra nhiều điểm chưa chặt chẽ, cần sửa chữa, bổ sung: Những điều kiện làm căn cứ xin cấp phát chưa đầy đủ, chế độ cấp phát khối lượng hồn thành theo tiến độ tuy có tiến bộ hơn chế độ cấp phát theo cơ chế thực thanh thực chi nhưng thiếu tác dụng thúc đẩy tiến độ thi cơng đưa nhanh cơng trình vào sử dụng, đồng thời làm cho việc theo dõi trở nên khó khăn, phức tạp, dễ xảy ra thanh tốn khối lượng trùng lặp.
Chính vì thế, từ cuối năm 1959, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã trình Bộ Tài chính những phương án sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế cấp phát và quản lý vốn. Trên cơ sở đó, sang năm 1960, Bộ Tài chính đã xây dựng bản Điều lệ mới và trình Chính phủ. Đến ngày 19-11-1960, Chính phủ đã có Nghị định số 64/CP ban hành Điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản để thay cho Điều lệ tạm thời năm 1957.
Để hình dung rõ hơn về hoạt động nghiệp vụ, những quan hệ công tác của Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam cũng như quá trình vận dụng và xử lý cơ chế cấp phát và quản lý vốn theo Điều lệ, xin tham khảo một số trường hợp cụ thể ở một đơn vị:
<i>1. Tờ trình về việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ tạm thời về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, số 161, ngày </i>
13-8-1960. Tài liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III, Bộ Tài chính, Hồ sơ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, tr.2.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">1. Trích lời kể của ơng Trần Tường - nguyên Giám đốc Chi nhánh Hồng Quảng - với nhóm tác giả.
<b>Ơng Trần Tường - lãnh đạo đầu tiên của Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết khu </b>
Hồng Quảng (tiền thân của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Quảng Ninh ngày nay) nói về cơng việc của ơng thời gian này:
<i>“Hình thức thanh tốn cấp phát của Ngân hàng Kiến thiết thời bấy giờ chủ yếu là thực thanh thực chi. Căn cứ thanh toán là các bản kê công việc của các đơn vị và các công trường. Trên các công trường thi công xây lắp, lao động thủ cơng là chủ yếu, khơng có hình thức khốn cơng, khốn việc nên năng suất lao động rất thấp... Là cơ quan quản lý tiền bạc nhà nước, song Ngân hàng Kiến thiết thời đó khơng hơn gì người thủ quỹ cho các công trường.</i>
<i>Không khoanh tay bỏ mặc cho những đồng tiền rơi vào lãng phí, tơi đề xuất với Ngân hàng Kiến thiết Trung ương và Chi nhánh khu Hồng Quảng là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện thanh toán cấp phát theo khối lượng, ban đầu là những khối lượng nhỏ đo đếm được. Sau đó tiến tới thanh tốn theo khối lượng lớn hơn, gọi là theo khối lượng tuần kỳ (10 ngày) và sau là khối lượng hằng tháng (tức tuần kỳ là một tháng)”</i><small>1</small><i>.</i>
<b>Ông Nguyễn Duệ - nguyên cán bộ Phòng Cấp phát tại Nhà máy Dệt Nam Định </b>
khi đó viết:
<i>“Tơi được phịng giao nhiệm vụ trực tiếp làm cán bộ chun quản cơng trình này, vừa thực hiện nghiệp vụ, vừa từng bước xây dựng nội dung quan hệ khơng những áp dụng cho bên A mà cịn áp dụng cho cả bên B để có cơ sở áp dụng Điều lệ tạm thời về cấp phát vốn kiến thiết cơ bản. Cụ thể nội dung các mối quan hệ được xác lập lúc này là:</i>
<i>- Thỏa thuận một số điểm để cấp phát, cho vay thanh toán vừa đơn giản, vừa kịp thời và thuận lợi cho nhà máy.</i>
<i>- Các phịng, ban trong nhà máy có trách nhiệm cung cấp cho nhau những tình hình số liệu có liên quan và cập nhật như: dự tốn cơng trình, nhu cầu vật liệu, thiết bị, lao động, tiền lương và các giấy tờ có liên quan đến tạm chi, tạm ứng, quyết toán bộ phận hoặc hạng mục cơng trình.</i>
<i>- Mối quan hệ bên dưới, ngang dọc của đơi bên phải nhằm tn theo thủ tục và trình tự xây dựng cơ bản đối với một cơng trình trọng điểm cấp nhà nước.</i>
<i>Ba nội dung trên được tổng hợp và đưa vào hai bản quy ước, một bản có sự ký kết giữa giám đốc nhà máy với trưởng phòng cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, một bản có sự ký kết giữa các phịng, ban, nhà máy với nhau...</i>
<i>Những tháng đầu còn bỡ ngỡ, về sau những quy định trên dần được bổ sung, điều chỉnh cho sát hợp với thực tế. Kết quả sau ba năm, với số vốn đầu tư mỗi năm khoảng 30 - 45 triệu đồng (tiền cũ), đã khôi phục và đưa các nhà máy đi vào hoạt động, đưa sản lượng vải từ 11 triệu mét/năm tăng lên 18 triệu mét/năm, làm đà để mở rộng quy mô sản xuất và tăng dần sản lượng các năm sau đó lên 40 - 50 triệu mét/năm.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">IV- HOẠT ĐỘNG CẤP PHÁT VỐN KIẾN THIẾT CƠ BẢN PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHỮNG NĂM 1957 - 1960<small>1</small>
<b>1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn xây dựng cơ bản</b>
Đặc điểm của nguồn vốn ngân sách trong toàn bộ giai đoạn này là: Viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa chiếm một tỷ trọng rất lớn, đặc biệt là trong những năm đầu mới lập lại hịa bình, nguồn thu trong nước còn rất nhỏ bé, nguồn thu viện trợ chiếm khoảng 50% ngân sách. Trong các năm sau, khi bước vào thời kỳ kế hoạch ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, nguồn thu trong nước dần dần tăng lên. Viện trợ của các nước bạn tuy vẫn tiếp tục tăng về số lượng tuyệt đối, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ càng ngày càng nhỏ hơn trong tổng thu ngân sách. Đến năm 1960, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 17%<small>2</small>.
Trong thời kỳ khơi phục kinh tế, mức tăng vốn đầu tư bình quân hằng năm là 3,6 lần, đến năm 1957 khối lượng tuyệt đối vốn đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với năm 1955<small>3</small>. Tính bình qn trong ba năm 1955 - 1957, phần chi cho kinh tế - văn hóa chiếm khoảng 60% tổng số chi ngân sách, riêng phần chi cho xây dựng cơ bản là 45%, trong đó tập trung cho khu vực sản xuất gần 80%, với tốc độ tăng bình quân hằng năm là 56%<small>4</small>, còn chi cho quốc phòng giảm nhiều so với trước. Đặc biệt, tỷ trọng chi cho quản lý hành chính giảm nhanh qua từng năm do Nhà nước tăng cường quản lý theo tiêu chuẩn và có định mức chặt chẽ hơn.
Bước vào thời kỳ cải tạo và phát triển kinh tế 1958 - 1960, Nhà nước đã dành khoảng 70% chi ngân sách cho kiến thiết kinh tế và phát triển văn hóa. Riêng phần chi cho xây dựng cơ bản đã lên tới trên 50%<small>5</small>. Số chi được tập trung chủ yếu cho việc xây dựng các cơ sở quốc doanh công nghiệp, giao thông vận tải, thương nghiệp và hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp... Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư, Nhà nước đã tích cực động viên từ nội bộ nền kinh tế quốc dân thơng qua hệ thống chính sách thuế, đồng thời tranh thủ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viện trợ của các nước xã hội
1. Trích bài viết của ông Nguyễn Duệ - nguyên cán bộ Phòng Cấp phát tại Nhà máy Dệt Nam Định. Tài liệu lưu tại Phòng Truyền thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
<i>2. Tổng cục Thống kê: Số liệu thống kê kinh tế và văn hóa miền Bắc năm 1968, Hà Nội, 1969, tr.431.3. Cục Thống kê Trung ương: Số liệu thống kê 1955 - 1959, nguồn A2/7, Viện Kinh tế Việt Nam, </i>
<i>4, 5. Xem Bộ Tài chính: 60 năm tài chính Việt Nam 1945 - 2005, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2005, tr.80.</i>
<i>Đó là một kinh nghiệm để tơi tiếp tục vận dụng vào cấp phát, quản lý công nghiệp, thủy lợi, giao thông, khai hoang lấn biển như ở các cơng trình Cồn Lu, Cồn Ngạn, Bạch Long, Rạng Đơng và các cơng trình dân dụng khác...”</i><small>1</small><i>.</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">chủ nghĩa dưới nhiều hình thức khác nhau (như khảo sát, thiết kế, cung cấp máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu chủ yếu để xây dựng các xí nghiệp mới, cải tiến kỹ thuật và mở rộng các xí nghiệp cũ).
Việc bố trí ngân sách đã đi theo hướng giảm dần chi cho khu vực không sản xuất, tập trung nhiều hơn cho phát triển kinh tế. Trong kế hoạch ba năm 1958 - 1960, mức đầu tư tăng thêm 130,7% so với thời kỳ ba năm khôi phục kinh tế 1955 - 1957. Năm 1960, mức đầu tư gấp 5 lần năm 1955. Xét riêng kế hoạch ba năm 1958 - 1960, trong tổng mức đầu tư, tỷ trọng vốn đầu tư cho công nghiệp 41,1%, giao thông và bưu điện 20,6%, nông nghiệp 12,6%, thương nghiệp 7,6%, văn hóa, giáo dục, y tế 8,6%...
Khối lượng thực hiện vốn đầu tư của Nhà nước cho các ngành kinh tế quốc dân bình quân trong giai đoạn 1958 - 1960 gấp 2,23 lần của giai đoạn 1955 - 1957, là sự đóng góp tích cực, có hiệu quả vào thắng lợi của công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Tính chung cả thời kỳ 1955 - 1960, vốn đầu tư tăng tài sản cố định là 1,2 tỉ đồng (theo giá năm 1960)<small>1</small>.
<b>2. Hiệu quả đầu tư xây dựng cơ bản</b>
<i><b>2.1. Trong công nghiệp</b></i>
Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, vốn đầu tư vào công nghiệp (quốc doanh) trong tổng vốn đầu tư cơ bản của Nhà nước cho các ngành sản xuất vật chất đã tăng từ 7,4% năm 1955 lên 36% năm 1956 và 50,7% năm 1957. Tính chung trong cả thời kỳ, vốn đầu tư nhà nước cho công nghiệp chiếm 34,7% tổng vốn đầu tư vào khu vực sản xuất vật chất, trong đó được phân phối cho nhóm A 68,7% và nhóm B 31,3%.
Những thành tựu nổi bật về xây dựng cơ bản trong thời kỳ này là:
- Di chuyển nhiều cơ sở công nghiệp kháng chiến về địa điểm mới (Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo, một số xưởng quân giới...). Mặt khác, duy trì và củng cố các cơ sở cơng nghiệp kháng chiến sẵn có để sản xuất trong điều kiện hịa bình. Đến đầu năm 1957, đã có 18 xí nghiệp cũ trong kháng chiến được duy trì và đi vào hoạt động bình thường.
- Tiếp quản, khôi phục và mở rộng một số nhà máy ở vùng mới giải phóng. Đáng kể nhất là: khơi phục các nhà máy điện n Phụ, ng Bí, Nam Định, Hải Phịng, Cửa Ơng, Vinh...; khơi phục và tăng năng lực sản xuất lên gấp đôi cho Nhà máy Dệt Nam Định (tăng thêm 1.100 máy dệt); khôi phục và mở rộng Nhà máy Xi măng Hải Phịng, các mỏ than ở Quảng Ninh, khơi phục Xưởng đóng tàu Hải Phịng, Xưởng sửa chữa xe lửa Gia Lâm.
- Về xây dựng mới: nhờ sự giúp đỡ của các nước bạn, Việt Nam đã xây dựng thêm được một số cơ sở mới. Tính đến đầu năm 1957, đã có 7 xí nghiệp xây dựng hồn thành,
<i>1. Xem Bộ Tài chính: 60 năm tài chính Việt Nam 1945 - 2005, Sđd, tr.88. </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">6 xí nghiệp xây dựng gần xong và 5 xí nghiệp đang trong quá trình xây dựng<small>1</small>. Các xí nghiệp mới được xây dựng vào loại tầm cỡ lúc bấy giờ là các Nhà máy Cơ khí Hà Nội, Supe phốtphát Lâm Thao, Dệt 8-3, Chè Phú Thọ, Xay xát gạo Hà Nội, Gỗ dán Cầu Đuống, Diêm Thống Nhất, Cá hộp Hải Phòng, một số nhà máy điện... Đặc biệt, Nhà máy Cơ khí Hà Nội - cịn gọi là Nhà máy Cơ khí trung quy mô, vào loại hiện đại do Liên Xô giúp xây dựng xong cuối năm 1957 có thể chế tạo các máy cơng cụ cắt gọt chính xác tới 1/1000 li, như máy tiện, máy phay, máy bào, máy khoan; từ năm 1958, nhà máy đi vào sản xuất hằng năm 600 chiếc máy cái.
<i>Chỉ trong vòng ba năm 1955 - 1957, giá trị sản lượng công nghiệp quốc doanh tăng gấp </i>
6,4 lần, giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp - thủ công nghiệp miền Bắc tăng 269%. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng vượt trội trong giá trị sản lượng khu vực cơng nghiệp hiện đại (từ 41,7% lên 66,6%), góp phần đưa tỷ lệ công nghiệp hiện đại trong nền kinh tế từ 1,5% lên 9,5% (năm 1939, tỷ lệ này là 10%)<small>2</small>.
<i>1. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ sáu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.2. Tổng cục Thống kê: Số liệu thống kê cơ bản 10 năm 1955 - 1964. Tài liệu lưu tại Viện Kinh tế </i>
Việt Nam, nguồn A2/23, tr.221a.
<i>Một phân xưởng sản xuất máy của Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo</i>
<i>Tem bưu chính với hình ảnh Nhà máy Cơ khí Hà Nội</i>
</div>